........ Người Pháp với kỹ nghệ hơn hẳn thì đã quy hoạch và đào vét tạo ra hệ thống kênh, xáng, rạch xương cá tạo cuộc cách mạng về thau chua rửa mặn phát triển nông nghiệp, giao thương hình thành các trung tâm đô thị lớn ở miền Tây. Cái này em đọc Sơn Nam.
Nhưng cũng mãi cho đến những năm 1960, các giống lúa miền Tây đại đa số là các giống lúa Khơ Me, đó chính là di chỉ chứng minh sự tồn tại và ảnh hưởng của đế cuốc nông nghiệp Khơ Me tại Đông Dương.
Em khong đánh giá là giống lúa đó có từ thời thịnh tị Khmer đâu, vì thời thịnh trị họ từ năm 1200, đến thời nhà Nguyễn vào kiểm soát khoảng đầu năm 1700. Nếu giống lúa của người Khmer tốt thế thì dân số Cambode nở phình ra to đùng rồi, chứ không nhỏ yếu hơn Đại Việt đâu. Cách mạng về thủy lợi là tài của chúa Nguyễn và Đại Việt.
Em cũng đọc quyển "Sơn Nam - Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam" thì với nhúm quân đầu tiên chúa Nguyễn chỉ có 50 người vượt đèo Hải Vân qua Đà Nẵng ở.
Với trí tuệ chúa Nguyễn, chúa Nguyễn kết hợp dân Champa lười biếng thuê, người Ede, Giarai làm ruộng gần các con sông, đào kênh mương, trả bằng lúa gạo. Sau đó thì nếu người dân tộc khai phá theo công thức BOT chính quyền và dân cùng làm thì dân dược miễn thuế đất, thuế nông nghiệp .. 3-5 năm sau khi khai phá. Nên các vùng đất bỏ không dọc các con sông được mở rộng. Bọn dân đen đang "tháng ba mùa con ong đi lấy mật, ...... mùa em đi phát rẫy làm nương, anh vào rừng đặt bẫy cài chông.....", khi dân tộc làm với chúa Nguyễn vừa được bảo vệ bởi cướp bóc + được sổ đỏ đất trồng lúa thì sướng rung phao câu nên theo về ngày một đông.
Chúa Nguyễn còn hên là các tàu buôn Trung Quốc, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Nhật ghé thăm thường xuyên nên thu rất nhiều thuế tiền từ cảng Đà Nẵng và Hội An. Em đánh giá là nguồn thu từ hàng hải chiếm 8 phần thì thu thuế nông nghiệp chiếm 2. Vì thế chúa Nguyễn đủ sức chống lại 5-6 đợt tấn công từ bắc của chúa Trịnh.