Đế cuốc Khơ me thực sự đã tồn tại trong lịch sử như một đại cuốc lớn nhất ở bán đảo Đông Dương, thậm chí tính luôn cả Tiêm La vào thời điểm trước thế kỷ thứ 10.Cụ cho hệ thống thủy lợi của Khme khủng, thế nó so với hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long thì cái nào hơn?
Sao Đại Việt cũng nằm trong vùng ảnh hưởng mà dân ngày 1 đông, các đồng bằng ngày 1 rộng?
Hệ thống thủy nông của Khơ me đế cuốc đã tạo ra một vùng nông nghiệp trù phú năng suất cao sản lượng lớn dẫn tới tập trung dân cư đông đúc nhân công dồi dào làm nguồn lực tạo tác ra những đại công trình vĩ đại như Ăng Co. Tài liệu khảo cổ cho đến nay vẫn đang phát hiện chưa đầy đủ về một hệ thống mương máng nhân tạo thuộc về hàng công nghệ đỉnh của thời đó. Trong một phin tài liệu của Pháp em đã xem thì đế cuốc Khơ me suy tàn bởi sự lạm dụng quá đáng nguồn nhân lực cho xây dựng các đền tháp, quá trình đổi dòng của sông Mê Công dẫn tới khô hạn ở trung tâm sản xuất nông nghiệp mà không còn nguồn lực đối phó.
Xét về công nghệ thủy lợi thì Khơ me số hai chắc không có ai chủ nhật cho đến khi người Pháp vào Đông Dương. Trước đó văn minh Trung Hoa dạy cho dân ta biết trị thủy là về môn đê điều ở Bắc Bộ, ngay môn vận tải thủy thì người Tàu cũng kiểm soát phần lớn. Đồng bằng Sông Cửu Long mãi đến nhà Nguyễn mới có các dự án đào kênh nhưng chủ yếu là cho việc cuốc phòng và thương mãi nội vùng. Người Pháp với kỹ nghệ hơn hẳn thì đã quy hoạch và đào vét tạo ra hệ thống kênh, xáng, rạch xương cá tạo cuộc cách mạng về thau chua rửa mặn phát triển nông nghiệp, giao thương hình thành các trung tâm đô thị lớn ở miền Tây. Cái này em đọc Sơn Nam.
Nhưng cũng mãi cho đến những năm 1960, các giống lúa miền Tây đại đa số là các giống lúa Khơ Me, đó chính là di chỉ chứng minh sự tồn tại và ảnh hưởng của đế cuốc nông nghiệp Khơ Me tại Đông Dương.