- Biển số
- OF-33715
- Ngày cấp bằng
- 22/4/09
- Số km
- 28,263
- Động cơ
- 897,034 Mã lực
Em ở 1 thành phố, làm việc ở thành phố khác và hàng ngày vẫn còn phải dậy sớm đưa con bé con đi học, đưa đón bà xã bán hàng và chiều tối giúp bà xã đi lấy hàng để bán những ngày sau... Đi lại khá nhiều trong 1 ngày (có hôm tắc đường về không kịp, cô giáo và con bé nhà em đứng chờ đến 7 rưỡi tối trước cửa nhà dù người quen nhận hộ cô ấy cũng không đồng ý)!
Em mang cái bằng ở Việt Nam sang, dịch - công chứng và dùng để chạy hơn 2 năm, đến lúc họ thông báo không cho phép dùng bằng dịch thì không đổi được nữa vì quá hạn. Em phải thi lại hoàn toàn. Bài thi lý thuyết 132 câu hỏi em không mất 1 điểm nào (giám thị khi đọc kết quả còn đố cả phòng thi -toàn người Đức - đoán điểm của em!).
Em kể ở trên chỉ 1 lần duy nhất bị bắt lỗi giao thông không phải vì em đi hiền, vì em cũng đã kể chạy 80 ở đường hạn chế 30. 10 năm bên đó cả ngày chạy lòng vòng để kiếm ăn em luôn trong tình trạng thiếu thời gian!
Còn bác Lapin đề cập đến 1 số xe không mang mác hiệu, đấy là những cái xe đặt riêng (thường là Mẹc S hay Bỉm đầu 7...), người lái thường là các ông chủ lớn. Tụi em ra ngoài đường (không kể là người ngoại quốc hay người Đức) không bao giờ dại gì chạy theo sau những cái xe này. Luật ở Đức rất chặt, nhưng cũng rất sòng phẳng. Khi phạm tội, mức độ không bị đánh giá là nguy hiểm (đe dọa an ninh, đe dọa tính mạng người khác...) thì những ngày tù đều có thể hoán cải thành tiền. Số ngày bằng lái bị thu cũng như vậy. Mấy ông chủ lớn chạy những cái xe ấy họ không chỉ có thể thuê luật sư đổi hết thành tiền mà tiền họ trả rồi cũng được tính vào thuế phải nộp lại cho nhà nước hết. Kết cục cuối cùng, vi phạm không quá trắng trợn, chứng minh được là cần thiết cho kinh doanh thì họ chẳng mất đồng nào để "trắng án" cả (hiểu đúng nghĩa là tiền họ không bị phạt thì họ cũng chẳng cho được vào túi riêng - chỉ tiền thuế họ phải đóng sẽ giảm đi). Người thường, nộp thuế ít thì không có được cái ưu tiên ây!
Còn bác nhắc về việc tắc đường ở 160km/h: là thành viên của hội những người đi ô tô Đức (ADAC) tụi em hàng tháng nhận được 1 tờ tạp chí, ngoài các bài đánh giá xe ô tô, còn có các lời khuyên khi đi mua xe, khi gặp hỏng hóc và cả khi gặp tai nạn trên đường. Bên ấy, 1 vụ tai nạn trên đường cao tốc ít khi chỉ có 2 hay 3 cái xe tham gia mà có những vụ hơn 5 chục xe. Với tốc độ cao, phát hiện được tai nạn phía trước thì rất khó tránh đê không lao vào những cái xe phía trước. 1 trong những lời khuyên khi gặp tai nạn trên đường cao tốc là đỗ xe ven đường, ngồi yên trong xe gọi điện thông báo cho xxx. Chỉ xxx họ mới ngăn từ xa tránh cho những cái xe tiếp theo lao vào đám tai nạn (mà cũng chỉ khi có xe xxx tham gia ngăn chặn thì tai nạn mới ngừng lại)!
Em mang cái bằng ở Việt Nam sang, dịch - công chứng và dùng để chạy hơn 2 năm, đến lúc họ thông báo không cho phép dùng bằng dịch thì không đổi được nữa vì quá hạn. Em phải thi lại hoàn toàn. Bài thi lý thuyết 132 câu hỏi em không mất 1 điểm nào (giám thị khi đọc kết quả còn đố cả phòng thi -toàn người Đức - đoán điểm của em!).
Em kể ở trên chỉ 1 lần duy nhất bị bắt lỗi giao thông không phải vì em đi hiền, vì em cũng đã kể chạy 80 ở đường hạn chế 30. 10 năm bên đó cả ngày chạy lòng vòng để kiếm ăn em luôn trong tình trạng thiếu thời gian!
Còn bác Lapin đề cập đến 1 số xe không mang mác hiệu, đấy là những cái xe đặt riêng (thường là Mẹc S hay Bỉm đầu 7...), người lái thường là các ông chủ lớn. Tụi em ra ngoài đường (không kể là người ngoại quốc hay người Đức) không bao giờ dại gì chạy theo sau những cái xe này. Luật ở Đức rất chặt, nhưng cũng rất sòng phẳng. Khi phạm tội, mức độ không bị đánh giá là nguy hiểm (đe dọa an ninh, đe dọa tính mạng người khác...) thì những ngày tù đều có thể hoán cải thành tiền. Số ngày bằng lái bị thu cũng như vậy. Mấy ông chủ lớn chạy những cái xe ấy họ không chỉ có thể thuê luật sư đổi hết thành tiền mà tiền họ trả rồi cũng được tính vào thuế phải nộp lại cho nhà nước hết. Kết cục cuối cùng, vi phạm không quá trắng trợn, chứng minh được là cần thiết cho kinh doanh thì họ chẳng mất đồng nào để "trắng án" cả (hiểu đúng nghĩa là tiền họ không bị phạt thì họ cũng chẳng cho được vào túi riêng - chỉ tiền thuế họ phải đóng sẽ giảm đi). Người thường, nộp thuế ít thì không có được cái ưu tiên ây!
Còn bác nhắc về việc tắc đường ở 160km/h: là thành viên của hội những người đi ô tô Đức (ADAC) tụi em hàng tháng nhận được 1 tờ tạp chí, ngoài các bài đánh giá xe ô tô, còn có các lời khuyên khi đi mua xe, khi gặp hỏng hóc và cả khi gặp tai nạn trên đường. Bên ấy, 1 vụ tai nạn trên đường cao tốc ít khi chỉ có 2 hay 3 cái xe tham gia mà có những vụ hơn 5 chục xe. Với tốc độ cao, phát hiện được tai nạn phía trước thì rất khó tránh đê không lao vào những cái xe phía trước. 1 trong những lời khuyên khi gặp tai nạn trên đường cao tốc là đỗ xe ven đường, ngồi yên trong xe gọi điện thông báo cho xxx. Chỉ xxx họ mới ngăn từ xa tránh cho những cái xe tiếp theo lao vào đám tai nạn (mà cũng chỉ khi có xe xxx tham gia ngăn chặn thì tai nạn mới ngừng lại)!
Chỉnh sửa cuối: