Nếu chỉ nói về vai trò quan trọng của thể chế thì việc này gần như là ... hiển nhiên. Ngay từ thế kỷ 19 Marx đã chỉ ra các nấc thang của sự phát triển kinh tế xã hội loài người luôn gắn liền với sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất vừa là kết quả vừa là động lực phát triển xã hội, ở đây nó chính là thể chế chứ còn gì nữa.
Chả biết các cụ đã đọc sách Why nations fail chưa, em đọc wiki thì ghi tác giả nhấn mạnh hai trụ cột chính của thể chế:
+ quyền tư hữu tài sản
Inclusive economic institutions
+ xã hội dân chủ
inclusive political institutions
Đây mới là cái đáng tranh cãi này
Trước khi các cụ bàn sâu hơn về từng trụ cột trên, em tạm comment là tác giả hình như không nói gì đến vai trò của kinh tế thị trường hay vai trò của nhà nước trong kinh tế. Bàn về phát triển kinh tế mà không nói về cái này là thiếu sót lớn rồi. Chắc các bố tác giả mải học chính trị nên quên học kinh tế thị trường