[Funland] Tại sao Bách Việt bị Hán hóa, riêng Việt Nam thì không?

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Chữ quốc ngữ bản thân Pháp cũng muốn dùng để tạo ra một hệ quan lại mới ít dính đến chữ nho, tức là ít liên hệ với trào Nguyễn hơn.
Vì thế cụ Trương Vĩnh Ký mới chịu khó quốc ngữ hóa các sách kinh điển Nho giáo, các ca dao tục ngữ chuyện kể trong dân gian. Mục đích cũng vì lợi ích Pháp quốc.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,865
Động cơ
422,560 Mã lực
Cả một rặng núi phía bắc dày từ 150 đến 200km dài từ Móng Cái đến A Pa Chải như một bức tường thành sừng sững đã ngăn cản việc di dân,đồng hóa giữa 2 nền văn hóa
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Trước đây em đã đọc bài viết về Viêt Nam mình tại sao không bị Hán hóa. Có nhiều lý do, nhưng em nhớ nhất ý này : do ngượ Việt Nam theo chế độ mẫu hệ, nên cứ cụ người Hán nào lấy vợ Việt sinh con ra đều theo họ mẹ nên bị Việt hóa hết, thế là kế hoạch Hán hóa bị vỡ :D
vậy giờ ông Việt nào lấy họ cha thì chắc là Hán hóa rồi nhỉ!:D
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Đúng vậy. Thông thường chỉ cần hơn 100 năm bị đô hộ đủ để 1 dân tộc bị mất ngôn ngữ...Các cụ cứ nhìn sang bên Tây bán cầu, trường hợp Mexico đới. Thực dân TBN đã áp đặt ngôn ngữ của họ lên dân tộc Aztec và Maya...Ngày nay người bản địa Mexico toàn nói tiếng TBN ( cho dù nhìn họ thì nhận ra ngay là người da đỏ bản địa). Trường hợp người Kinh thì công nhận kinh thật, 1000 năm bị đô hộ mà vẫn không mất ngôn ngữ Việt...Quá kinh...:))
do 2 yếu tố là phổ cập đạo Thiên chúa và di dân thôi, chú thổ dân nào ngoan cố không theo lệ nhà thờ thì giết quách đi!

Yếu tố di dân khá quan trọng đấy, muốn đồng hóa phải có kha khá dân Hán đến ở cùng nữa. Hình như đợt di dân lớn nhất là thời nhà Tần, theo wiki cả Nam Việt của Triệu Đà gốc có chừng 1 triệu hai trăm ngàn dân số, thì di dân Hán đến 200-300 ngàn người nữa, số này chắc đến Quảng Châu là chính. (như vậy Quảng Châu ước tính đến 30-50% là dân Tần di cư) Đến thời Đông Ngô thì mới chắc dân Quảng Châu Hán hóa nhiều nên tách ra khỏi Giao Châu.
 

Kappuccino

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386254
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
4,581
Động cơ
275,799 Mã lực
Tuổi
48
Muốn xác định xem có bị "Hán hóa" không thì trước tiên phải xác định thế nào là "Hán Hóa". Ví dụ Hán hóa 100% là chữ viết, ngôn ngữ, phong tục tập quán, kiến trúc, trang phục giống hoàn toàn. Hán hóa 0% là hoàn toàn không giống chút nào. Vậy Hán hóa bao nhiêu % thì bắt đầu bị coi là Hán hóa?

Em rất sợ mấy bài nghiên cứu theo kiểu yêu nước, luôn tìm cách chứng minh một cái mệnh đề định kiến đã có sẵn, đặt kết luận lên đầu rồi tìm cách chứng minh nó. Thế thì còn phân tích với nghiên cứu làm éo gì nữa. Ví dụ: "Vì sao người Việt không bị Hán hóa". Chưa làm rõ khái niệm Hán hóa thì kết luận không hay có là chuyện buồn cười.

Chẳng hạn có cụ bảo ngôn ngữ không giống thì là không đồng hóa. Thế thì ngay tại Tung quốc hiện nay cũng có bao nhiêu dân tộc vẫn nói tiếng gốc của họ đấy chứ, riêng gì ông Việt nam ở ngoại biên? Tiếng Miêu, tiếng Quảng, tiếng Tiều... vẫn khác nhau đấy thôi.

Hay ở Việt nam thì suốt 2000 năm ở đây người Thái vẫn nói tiếng Thái, người Tày vẫn nói tiếng Tày, họ có nên tự hào là 2000 năm rồi Hán không đồng hóa được họ, Kinh cũng không đồng hóa được họ, thế mới ghê :))
 

dinhngoclam113

Xe buýt
Biển số
OF-479707
Ngày cấp bằng
28/12/16
Số km
755
Động cơ
199,720 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Hà Nội
Website
thietbinhabeproyal.com
- Vùng sâu vùng xa, khí hậu khắc nghiệt, nhiều bệnh tật, không phù hợp với người Hán.
- Kể từ khi giành được độc lập (Ngô Quyền), tiến trình Hán hóa đã bị chặn lại đáng kể.
Chính xác cụ, khí hậu khắc nghiệt nên không dám ở, thỉnh thoảng đem quân đi tuần thì bị NGô Quyền Thịt sạch sẽ ;))
 

td2000

Xe tăng
Biển số
OF-188133
Ngày cấp bằng
3/4/13
Số km
1,941
Động cơ
333,811 Mã lực
nói toẹt ra là ngu lâu khó đào tạo, cứ vòng vo làm j :D

mà chả hiểu làm sao, mấy chữ loằng ngoằng trong tổ tôm chắn vạ học sao mà nhanh và dễ nhớ thế, cứ "vạn vuông văn chéo sách loằng ngoằng" là xong, éo nói nhiều, còn mấy chữ hán thì điếc cmn luôn :D
Em đố cụ viết lại được đấy?
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,765
Động cơ
336,653 Mã lực
Muốn xác định xem có bị "Hán hóa" không thì trước tiên phải xác định thế nào là "Hán Hóa". Ví dụ Hán hóa 100% là chữ viết, ngôn ngữ, phong tục tập quán, kiến trúc, trang phục giống hoàn toàn. Hán hóa 0% là hoàn toàn không giống chút nào. Vậy Hán hóa bao nhiêu % thì bắt đầu bị coi là Hán hóa?

Em rất sợ mấy bài nghiên cứu theo kiểu yêu nước, luôn tìm cách chứng minh một cái mệnh đề định kiến đã có sẵn, đặt kết luận lên đầu rồi tìm cách chứng minh nó. Thế thì còn phân tích với nghiên cứu làm éo gì nữa. Ví dụ: "Vì sao người Việt không bị Hán hóa". Chưa làm rõ khái niệm Hán hóa thì kết luận không hay có là chuyện buồn cười.

Chẳng hạn có cụ bảo ngôn ngữ không giống thì là không đồng hóa. Thế thì ngay tại Tung quốc hiện nay cũng có bao nhiêu dân tộc vẫn nói tiếng gốc của họ đấy chứ, riêng gì ông Việt nam ở ngoại biên? Tiếng Miêu, tiếng Quảng, tiếng Tiều... vẫn khác nhau đấy thôi.

Hay ở Việt nam thì suốt 2000 năm ở đây người Thái vẫn nói tiếng Thái, người Tày vẫn nói tiếng Tày, họ có nên tự hào là 2000 năm rồi Hán không đồng hóa được họ, Kinh cũng không đồng hóa được họ, thế mới ghê :))
Vote Cụ ! Như em đã nói ở trên phong tục tết nhất, tang gia, cưới hỏi, rằm tháng giêng, tết hàn thực, rằm tháng bảy, rằm tháng tám...v.v...thư pháp, xem tử vi, phong thủy ...ở đâu mà ra...các cụ cứ lên google tra cụ tổ nhà các cụ ở vùng nào di cư xuống phương NAM xong rồi hãy phát biểu...hãy nhìn rộng ra tại sao Lào, Căm pu chia họ có chữ viết riêng của họ từ bao nhiêu năm ...chúng ta có chữ viết riêng từ khi nào...???
Muốn nghiên cứu vấn đề gì đó thì ít nhất cũng phải có một lượng kiến thức khách quan nhất định chứ đừng theo kiểu " ở nhà nhất mẹ nhì con ........"
 

Saguaro

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-511815
Ngày cấp bằng
23/5/17
Số km
656
Động cơ
185,400 Mã lực
Tuổi
36
Em thì học ngắn, chỉ căn cứ vào những gì mình biết thôi. Vì em thấy các danh nhân phục quốc đều là dân Thanh Nghệ.

Nói về d cs, thực chất nhóm ấy là nhóm của người Nghệ, như T Phú, N Văn Cừ, N T M Khai,....từ trc đó các nhà cm như P Bội Châu, P Chu Trinh. Ko hề có dân Bắc nào mà nổi danh, mặc dù đó văn minh nhất.

Em tin rằng VN chỉ có 2 nhóm người, nhóm cư dân Thanh hóa da trắng hơn, mũi cao, dáng thanh và nhóm cư dân Nghệ an mặt vuông, xương to.

Dân Bắc họ ko có nét riêng gì cả, hn, haiduong, haiphong,....nó na ná nhau. Vì sao co như vậy.

Đơn giản Tq cai trị phía B, đồng hóa đc cư dân ở đây, nhưng do địa lý, chỉ bắt vùng Thanh Nghệ cống nạp. Thế là con nhà hào truong vẫn còn. Như P Hưng, Mai T Loan mới tiến ra đánh Tàu.

Nhưng thua vì dân đồng bằng s lam, s mã ít, nguoc với dân đb T Giang, H Giang ở Tàu hay s Nill hay S Ấn pt sớm hơn. Cho đến năm 900, dân xứ Thanh do D Đ Nghệ kéo ra, nhờ Tq loạn, thế là đánh bại Tàu. Thậm chí dễ dàng như N Q, Lê Hoàn....đập xong mà vẫn tiến vào châu Như Hống như Lê Hoàn.
Cụ nói thế nào ý nhỉ !??? Phùng Hưng là người Sơn Tây - Hà Nội ngày nay mà !!!!! Em đi chơi làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây còn thăm đền thờ Phùng Hưng và Ngô Quyền. Đường Lâm - Sơn Tây ( Hà Tây cũ nay là Hà Nội ) được gọi là mảnh đất 2 vua mà ( Phùng Hưng và Ngô Quyền)....Các cụ tinh thông sử học xác nhận giúp em xem có đúng không ạ ? :D
 

mmxhung

Xe container
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
5,014
Động cơ
302,831 Mã lực
Giờ tiếng Quảng Đông cũng dùng chữ Hán nhưng phát âm kiểu địa phương đấy thôi, nhưng vẫn bị Hán tộc đồng hóa hết vùng lưỡng Quảng vốn trước đây thuộc thuộc tộc Bách Việt.
 

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Cụ nói thế nào ý nhỉ !??? Phùng Hưng là người Sơn Tây - Hà Nội ngày nay mà !!!!! Em đi chơi làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây còn thăm đền thờ Phùng Hưng và Ngô Quyền. Đường Lâm
- Sơn Tây ( Hà Tây cũ nay là Hà Nội ) được gọi là mảnh đất 2 vua mà ( Phùng Hưng và Ngô Quyền)....Các cụ tinh thông sử học xác nhận giúp em xem có đúng không ạ ? :D
Muốn khởi nghĩa, ko thể từ vùng S Tây. Vì quá gần đô hộ phủ. Mà phải từ Thanh Nghệ tiến ra. Từ ngàn xưa thế.

Sách đvsk toàn thư chỉ viết quê 2 ông ở đuonglam, ko ghi rõ ở đâu.

Thế kỉ 19, có 1 giả tên N V Siêu cho rằng ĐL ở Sơn Tây.

Nhưng 1 số người cho răng ở Thanh hóa hoac nghe an mới đúng
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,972
Động cơ
1,271,656 Mã lực
Cụ nói thế nào ý nhỉ !??? Phùng Hưng là người Sơn Tây - Hà Nội ngày nay mà !!!!! Em đi chơi làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây còn thăm đền thờ Phùng Hưng và Ngô Quyền. Đường Lâm - Sơn Tây ( Hà Tây cũ nay là Hà Nội ) được gọi là mảnh đất 2 vua mà ( Phùng Hưng và Ngô Quyền)....Các cụ tinh thông sử học xác nhận giúp em xem có đúng không ạ ? :D
Đã có nghiên cứu, tài liệu chỉ ra: địa danh Đường Lâm (đất căn bản của Ngô Quyền) nằm ở vùng Thanh Nghệ, không phải ở Sơn Tây. Xứ Đoài xưa (Đất Hà Tây) gần đây mới phát ra cụ cả Trọng :D
Công nhận trong sử Việt thì đất Thanh Nghệ là nơi phát tích nhiều dòng vua chúa nhất, nhưng không phải tất cả. Phía đồng bằng Bắc Bộ thì còn có trấn Kinh Bắc (nhà Lý) và trấn Sơn Nam (nhà Đinh ở Ninh Bình - nhà Trần ở Nam Định - Thái Bình).
 

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Sử gia có uy tín gần đây nhất là Đào Duy Anh cho rằng Đuong lam ở Ha tinh.


1 số người miền B như N V Siêu, T Q Vuong lai cho la o St. Lang Duonglam ở St là tên mơí đặt đc vài chục năm. Nó vốn là Cam Lam.
 

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Phía B là phát tích của những kẻ tiếm ngôi, như nhà Lý, Trần. Còn Thanh Nghệ là dân phục quốc.

Nó khác nhau về cơ bản.

Chúng ta aicũng học môn Ls Đảng, nhưng vẫn ki biết rằng nhóm kín ban đầu, phát xuất là dân Nghệ An, như các thành viên của Tâm Tâm xã,, như L H Phong, N V Cừ, P H Thái, N T M Khai.
 

Saguaro

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-511815
Ngày cấp bằng
23/5/17
Số km
656
Động cơ
185,400 Mã lực
Tuổi
36
Muốn khởi nghĩa, ko thể từ vùng S Tây. Vì quá gần đô hộ phủ. Mà phải từ Thanh Nghệ tiến ra. Từ ngàn xưa thế.

Sách đvsk toàn thư chỉ viết quê 2 ông ở đuonglam, ko ghi rõ ở đâu.

Thế kỉ 19, có 1 giả tên N V Siêu cho rằng ĐL ở Sơn Tây.

Nhưng 1 số người cho răng ở Thanh hóa hoac nghe an mới đúng
Cụ bị làm sao đấy ! Sao lại "cho rằng Đường Lâm ở Sơn Tây" ????Làng cổ Đường Lâm sờ sờ ra kia, ở Thị xã Sơn Tây của Hà Nội ( trước đây là TP Sơn Tây thuộc Hà Tây cũ), cụ đến mà thăm, làng đó giữ nguyên trạng là làng Văn hóa đấy...:P
Ở làng cổ Đường Lâm còn có rặng cây duối mà ngày xưa Ngô Quyền buộc đàn voi đánh trận...:D
Sự thực Ngô Quyền và Phùng Hưng sinh ra ở vùng đất này mà cụ lại nói ở Thanh Hóa / Hà Tĩnh????!!!! Cụ đến Đường Lâm chưa ? :P
Có thể có sách sử không chính thống có thông tin sai khác. Nhưng em chỉ biết là Bộ Văn Hóa Nước CH XH CN Việt Nam công nhận chính thức Phùng Hưng và Ngô Quyền quê ở làng Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội . Đây là thông tin chính thống. Cụ nào muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, đây vẫn là thông tin chính thống. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Cụ bị làm sao đấy ! Sao lại "cho rằng Đường Lâm ở Sơn Tây" ????Làng cổ Đường Lâm sờ sờ ra kia, ở Thị xã Sơn Tây của Hà Nội ( trước đây là TP Sơn Tây thuộc Hà Tây cũ), cụ đến mà thăm, làng đó giữ nguyên trạng là làng Văn hóa đấy...:P
Ở làng cổ Đường Lâm còn có rặng cây duối mà ngày xưa Ngô Quyền buộc đàn voi đánh trận...:D
Sự thực Ngô Quyền và Phùng Hưng sinh ra ở vùng đất này mà cụ lại nói ở Thanh Hóa / Hà Tĩnh????!!!! Cụ đến Đường Lâm chưa ? :P
Tôi cũng ko biết.

Thứ nhất là sách sử, quốc sử ghi là Đ Lâm, ko ghi rõ ở đâu.

Thứ 2 là đến tk 19, ông tên Siêu mới nói là ở Sơn Tây.

Thứ 3 là cái làng Đ Lâm đó mới đặt tên thôi, chứ trc nó là làng Cam Lâm.

Chứ em có biết đâu. Chẳng lẽ những nam 900, Ngô Quyen chạy từ Stay vào Thanh hóa theo duong dinh nghe, được gả con gái cho. Em thấy hơi vô lý.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,569
Động cơ
582,403 Mã lực
Muốn xác định xem có bị "Hán hóa" không thì trước tiên phải xác định thế nào là "Hán Hóa". Ví dụ Hán hóa 100% là chữ viết, ngôn ngữ, phong tục tập quán, kiến trúc, trang phục giống hoàn toàn. Hán hóa 0% là hoàn toàn không giống chút nào. Vậy Hán hóa bao nhiêu % thì bắt đầu bị coi là Hán hóa?

Em rất sợ mấy bài nghiên cứu theo kiểu yêu nước, luôn tìm cách chứng minh một cái mệnh đề định kiến đã có sẵn, đặt kết luận lên đầu rồi tìm cách chứng minh nó. Thế thì còn phân tích với nghiên cứu làm éo gì nữa. Ví dụ: "Vì sao người Việt không bị Hán hóa". Chưa làm rõ khái niệm Hán hóa thì kết luận không hay có là chuyện buồn cười.

Chẳng hạn có cụ bảo ngôn ngữ không giống thì là không đồng hóa. Thế thì ngay tại Tung quốc hiện nay cũng có bao nhiêu dân tộc vẫn nói tiếng gốc của họ đấy chứ, riêng gì ông Việt nam ở ngoại biên? Tiếng Miêu, tiếng Quảng, tiếng Tiều... vẫn khác nhau đấy thôi.

Hay ở Việt nam thì suốt 2000 năm ở đây người Thái vẫn nói tiếng Thái, người Tày vẫn nói tiếng Tày, họ có nên tự hào là 2000 năm rồi Hán không đồng hóa được họ, Kinh cũng không đồng hóa được họ, thế mới ghê :))
Chắc Hán ngày xưa nó đô hộ Việt cũng như Kinh làm "anh em" với Mán, Mèo, Tày, Thái, hay các sắc dân trên Tây Nguyên bây giờ thôi. Cũng có giao hưởng hợp xướng lẻ tẻ tại thị trấn thị xã và không đáng kể, còn các cộng đồng sâu xa hay trên núi thì Kinh cũng chỉ có cán bộ vào, hoặc có dân vào thì cũng lập gia đình trong cộng đồng Kinh với nhau chứ cũng ít lập gia đình với người bản địa lắm.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,569
Động cơ
582,403 Mã lực
Cụ bị làm sao đấy ! Sao lại "cho rằng Đường Lâm ở Sơn Tây" ????Làng cổ Đường Lâm sờ sờ ra kia, ở Thị xã Sơn Tây của Hà Nội ( trước đây là TP Sơn Tây thuộc Hà Tây cũ), cụ đến mà thăm, làng đó giữ nguyên trạng là làng Văn hóa đấy...:P
Ở làng cổ Đường Lâm còn có rặng cây duối mà ngày xưa Ngô Quyền buộc đàn voi đánh trận...:D
Sự thực Ngô Quyền và Phùng Hưng sinh ra ở vùng đất này mà cụ lại nói ở Thanh Hóa / Hà Tĩnh????!!!! Cụ đến Đường Lâm chưa ? :P
Em không nói Đường Lâm ở đâu, nhưng cái chi tiết rặng cây duối buộc voi vẫn còn thì ảo quá.
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,972
Động cơ
1,271,656 Mã lực
Hơi lạc đề tí, nhưng e xin phép dẫn thêm thông tin về địa danh Đường Lâm, quê của Phùng Hưng và Ngô Quyền:
"Đường Lâm là Đường Lâm nào"
Có 1 tài liệu đặt nghi vấn địa danh Đường Lâm (đất 2 vua) trong lịch sử không phải làng Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội như ngày nay mọi người vẫn thừa nhận.
Đó là nghiên cứu của 1 nhóm tác giả Trần Ngọc Vương-Trần Trọng Dương-Nguyễn Tố Lan (ĐH KHXHNV & Viện Nghiên cứu Hán Nôm): "Đường Lâm là Đường Lâm nào" (e chỉ có file pdf, ko có link nào nên ko post được, sorry các cụ).
Các cụ xem tạm link: http://dongtac.hncity.org/?ĐUONG-LAM-LA-ĐUONG-LAM-NAO-TIM-VE-QUE-HUONG-NGO-CHAN-4330
Nội dung chính liên quan đến địa danh Đường Lâm thì xin tóm tắt như sau:
1. Theo ghi chép của nhà Đường (Cổ/Tân Đường Thư):
Đường Lâm, tên huyện, tên châu, được thành lập vào đầu thời Đường (trong các năm Vũ Đức, 619-627), sau đó lúc tách, lúc nhập, nhưng vị trí không thay đổi: nó gắn với châu/quận Phúc Lộc. Đường Lâm nằm gần Ái châu (Thanh Hóa ngày nay), cụ thể là tây nam Ái châu (theo Độc sử phương dư kỷ yếu) vào thời Đường không thuộc Ái châu, nhưng đất đai, phong tục tương tự Ái châu. Quan hệ giữa Đường Lâm và chính quyền đô hộ chủ yếu là quan hệ cống nạp, trong đó thổ cống theo Cựu/Tân Đường thư là bạch lạp (thiếc pha chì, dùng hàn và chế tạo đồ dùng cho nhà vua, sáng và bền) và tử cốc (theo các dịch giả Phương Đình Dư Địa chí là cánh kiến (shellac)).
2. Trong tất cả các châu, quận của An Nam có nộp cống ghi trong Tân Đường thư thì chỉ có hai nơi nộp đặc sản là "thiếc trắng": Phong châu và Đường Lâm. Hiện nay từ Đèo Ngang (ranh giới An Nam đời Đường) trở ra chỉ có hai vùng có mỏ thiếc sa khoáng là Tuyên Quang và Tây nam Thanh Hóa. Chi tiết này hết sức phù hợp Tân Đường Thư: Tuyên Quang đời Đường thuộc Phong châu, còn Đường Lâm thì đã nói ở tây nam Ái châu, hiện là đất đai các huyện Thọ Xuân, Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa, nơi có mỏ thiếc Bù Me (gần núi Bù Chó), một phần ăn sang miền tây Nghệ An (nơi có các mỏ thiếc ở Quỳ Hợp, Quế Phong). Dân cư hiện nay của các huyện này đa số vẫn là người Mường và người Thái.
3. An Nam chí lược (Lê Tắc) ghi quê của Ngô Quyền ở Ái Châu (Thanh Hoá ngày nay). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: "Họ Ngô, tên huý là Quyền, người Đường Lâm, đời đời là nhà quý tộc. Cha là Mân, làm chức châu mục ở bản châu. (tức là Đường Lâm là 1 châu huyện, ko phải 1 làng, xã).
4. Nguyễn Văn Siêu là học giả đầu tiên ấn định địa danh Đường Lâm thuộc về Sơn Tây, sau đó thông tin này đã được chính sử nhà Nguyễn công nhận. Có thể người ta đã lầm Đường Lâm là tên huyện đời Đường thuộc châu Phúc Lộc (Phúc Lộc châu có huyện Đường Lâm) thành tên xã Đường Lâm ở huyện Phúc Thọ - Sơn Tây. Tên xã Đường Lâm tại Sơn Tây ngày nay mới xuất hiện từ năm 1964 (trước là Cam Lâm). Diên cách khu vực này khá ổn định, từ lâu đã nội thuộc quận huyện, dưới thời Bắc thuộc quy về với Phong Châu. Thời Đường tại châu Phong không có châu huyện nào tên là Đường Lâm. Huyện Phúc Thọ mới được đặt tên từ thời Lê.
5. Học giả Đào Duy Anh cho rằng Đường Lâm thuộc Nghệ An ngày nay. Lập luận chủ yếu của ông như sau: “Theo Giã Đam ký thì từ Hoan Châu đi về phía Đông, hai ngày đến huyện Nhu Viễn châu Đường Lâm. Địa thế huyện Nhu Viễn và châu Đường Lâm như thế là ở miền Hoành Sơn. Châu Phúc Lộc phải ở về miền thượng du, phía Tây Hà Tĩnh. Thái Bình hoàn vũ ký nói từ Hoan Châu đi về phía đông theo dọc biển đến châu Phúc Lộc là 102 dặm. Có thể là châu Phúc Lộc gồm cả miền Nam Hà Tĩnh và miền Quy Hợp Ngọc Ma ở phía tây Hoành Sơn.” Xem Đào Duy Anh, 2005. Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb. Văn hóa Thông tin. H. tr.102. Hơn nữa, ngay trong cũng trong ĐVSKTT có kể chuyện Ngô Nhật Khánh sau chạy sang Chiêm Thành, tới cửa Nam Giới (Hà Tĩnh ) đã đuổi vợ về (vợ Khánh là con gái Đinh Tiên Hoàng), điều này chứng minh Đường Lâm phải không xa Hà Tĩnh (và Chiêm Thành). Nếu Đường lâm ở Sơn Tây thì tính theo địa lý, không lẽ lại chạy xa và tới một nơi hoàn toàn xa lại như thế. Ngô công phải ở nơi gần biên giới Chiêm Thành, có quen biết quan dân Chiêm thì mới chạy sang đó được, hơn thế còn thuyết phục được vua Chiêm tấn công nhà Đinh.
6. Ngô Quyền quê ở Đường Lâm lại lấy vợ là con Dương Đình Nghệ, quê Dương Xá, Đông Sơn, Ái châu và được Dương Đình Nghệ tin tưởng giao luôn binh quyền ở Ái châu. Điều này có thể giải thích: quê Ngô Quyền và quê Dương Đình Nghệ chỉ cách nhau có 40 km theo sông Chu (tạm cho lỵ sở của Đường Lâm là thị trấn Lam Sơn trên sông Chu hiện nay) và họ Ngô đời đời là châu mục khống chế cả một miền biên viễn ở ngay sau lưng quê của họ Dương!
Vậy Phùng Hưng, Ngô Quyền cùng quê Đường Lâm thuộc vùng Thanh Nghệ hiện nay cả.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top