Hơi lạc đề tí, nhưng e xin phép dẫn thêm thông tin về địa danh Đường Lâm, quê của Phùng Hưng và Ngô Quyền:
"Đường Lâm là Đường Lâm nào"
Có 1 tài liệu đặt nghi vấn địa danh Đường Lâm (đất 2 vua) trong lịch sử không phải làng Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội như ngày nay mọi người vẫn thừa nhận.
Đó là nghiên cứu của 1 nhóm tác giả Trần Ngọc Vương-Trần Trọng Dương-Nguyễn Tố Lan (ĐH KHXHNV & Viện Nghiên cứu Hán Nôm): "Đường Lâm là Đường Lâm nào" (e chỉ có file pdf, ko có link nào nên ko post được, sorry các cụ).
Nội dung chính liên quan đến địa danh Đường Lâm thì xin tóm tắt như sau:
1. Theo ghi chép của nhà Đường (Cổ/Tân Đường Thư):
Đường Lâm, tên huyện, tên châu, được thành lập vào đầu thời Đường (trong các năm Vũ Đức, 619-627), sau đó lúc tách, lúc nhập, nhưng vị trí không thay đổi: nó gắn với châu/quận Phúc Lộc. Đường Lâm nằm gần Ái châu (Thanh Hóa ngày nay), cụ thể là tây nam Ái châu (theo Độc sử phương dư kỷ yếu) vào thời Đường không thuộc Ái châu, nhưng đất đai, phong tục tương tự Ái châu. Quan hệ giữa Đường Lâm và chính quyền đô hộ chủ yếu là quan hệ cống nạp, trong đó thổ cống theo Cựu/Tân Đường thư là bạch lạp (thiếc pha chì, dùng hàn và chế tạo đồ dùng cho nhà vua, sáng và bền) và tử cốc (theo các dịch giả Phương Đình Dư Địa chí là cánh kiến (shellac)).
2. Trong tất cả các châu, quận của An Nam có nộp cống ghi trong Tân Đường thư thì chỉ có hai nơi nộp đặc sản là "thiếc trắng": Phong châu và Đường Lâm. Hiện nay từ Đèo Ngang (ranh giới An Nam đời Đường) trở ra chỉ có hai vùng có mỏ thiếc sa khoáng là Tuyên Quang và Tây nam Thanh Hóa. Chi tiết này hết sức phù hợp Tân Đường Thư: Tuyên Quang đời Đường thuộc Phong châu, còn Đường Lâm thì đã nói ở tây nam Ái châu, hiện là đất đai các huyện Thọ Xuân, Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa, nơi có mỏ thiếc Bù Me (gần núi Bù Chó), một phần ăn sang miền tây Nghệ An (nơi có các mỏ thiếc ở Quỳ Hợp, Quế Phong). Dân cư hiện nay của các huyện này đa số vẫn là người Mường và người Thái.
3. An Nam chí lược (Lê Tắc) ghi quê của Ngô Quyền ở Ái Châu (Thanh Hoá ngày nay). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: "Họ Ngô, tên huý là Quyền, người Đường Lâm, đời đời là nhà quý tộc. Cha là Mân, làm chức châu mục ở bản châu. (tức là Đường Lâm là 1 châu huyện, ko phải 1 làng, xã).
4. Nguyễn Văn Siêu là học giả đầu tiên ấn định địa danh Đường Lâm thuộc về Sơn Tây, sau đó thông tin này đã được chính sử nhà Nguyễn công nhận. Có thể người ta đã lầm Đường Lâm là tên huyện đời Đường thuộc châu Phúc Lộc (Phúc Lộc châu có huyện Đường Lâm) thành tên xã Đường Lâm ở huyện Phúc Thọ - Sơn Tây. Tên xã Đường Lâm tại Sơn Tây ngày nay mới xuất hiện từ năm 1964 (trước là Cam Lâm). Diên cách khu vực này khá ổn định, từ lâu đã nội thuộc quận huyện, dưới thời Bắc thuộc quy về với Phong Châu. Thời Đường tại châu Phong không có châu huyện nào tên là Đường Lâm. Huyện Phúc Thọ mới được đặt tên từ thời Lê.
5. Học giả Đào Duy Anh cho rằng Đường Lâm thuộc Nghệ An ngày nay. Lập luận chủ yếu của ông như sau: “Theo Giã Đam ký thì từ Hoan Châu đi về phía Đông, hai ngày đến huyện Nhu Viễn châu Đường Lâm. Địa thế huyện Nhu Viễn và châu Đường Lâm như thế là ở miền Hoành Sơn. Châu Phúc Lộc phải ở về miền thượng du, phía Tây Hà Tĩnh. Thái Bình hoàn vũ ký nói từ Hoan Châu đi về phía đông theo dọc biển đến châu Phúc Lộc là 102 dặm. Có thể là châu Phúc Lộc gồm cả miền Nam Hà Tĩnh và miền Quy Hợp Ngọc Ma ở phía tây Hoành Sơn.” Xem Đào Duy Anh, 2005. Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb. Văn hóa Thông tin. H. tr.102. Hơn nữa, ngay trong cũng trong ĐVSKTT có kể chuyện Ngô Nhật Khánh sau chạy sang Chiêm Thành, tới cửa Nam Giới (Hà Tĩnh ) đã đuổi vợ về (vợ Khánh là con gái Đinh Tiên Hoàng), điều này chứng minh Đường Lâm phải không xa Hà Tĩnh (và Chiêm Thành). Nếu Đường lâm ở Sơn Tây thì tính theo địa lý, không lẽ lại chạy xa và tới một nơi hoàn toàn xa lại như thế. Ngô công phải ở nơi gần biên giới Chiêm Thành, có quen biết quan dân Chiêm thì mới chạy sang đó được, hơn thế còn thuyết phục được vua Chiêm tấn công nhà Đinh.
6. Ngô Quyền quê ở Đường Lâm lại lấy vợ là con Dương Đình Nghệ, quê Dương Xá, Đông Sơn, Ái châu và được Dương Đình Nghệ tin tưởng giao luôn binh quyền ở Ái châu. Điều này có thể giải thích: quê Ngô Quyền và quê Dương Đình Nghệ chỉ cách nhau có 40 km theo sông Chu (tạm cho lỵ sở của Đường Lâm là thị trấn Lam Sơn trên sông Chu hiện nay) và họ Ngô đời đời là châu mục khống chế cả một miền biên viễn ở ngay sau lưng quê của họ Dương!
Vậy Phùng Hưng, Ngô Quyền cùng quê Đường Lâm thuộc vùng Thanh Nghệ hiện nay cả.