- Biển số
- OF-432115
- Ngày cấp bằng
- 23/6/16
- Số km
- 142
- Động cơ
- 215,620 Mã lực
Em đến chịu các cụ, có những cụ giả vờ vào comment một cách "ngây thơ" rất khéo, war vùng miền ngay ))))
Mấy chục năm bợ đít Liên Xô. Giờ tiếng Nga cũng quên cmn hết ^^Vì học dốt 1000 năm bắc thuộc mà chữ tàu giờ quên , 100 năn pháp thuộc mà tiếng pháp *** nhớ.
Cụ vào đọc cái trang web đã về "hưu" này là hơi bị kinh đấy.Về quan điểm của ông Taylor, nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo đã phản biện lại quan điểm của ông Tây kia khi cho rằng: Lê Lợi thuộc phe Thanh Nghệ, còn đồng bào miền Bắc dựa vào thế lực nhà Minh.
Bằng chứng đưa ra là một Biểu liệt kê các cuộc nổi dậy và bản đồ đính kèm để thấy rằng, trong 64 cuộc nổi dậy ở nước ta thời bấy giờ, thì có 54 cuộc xảy ra từ Ninh-Bình trở ra bắc; chỉ có 10 cuộc xảy ra từ Thanh-Hóa đến Thuận-Hóa [Thừa-Thiên]; và nơi có nhiều cuộc nổi dậy nhất lại là vùng đất xung quanh Ðông Kinh [Ðông-Ðô]!
Bằng chứng phản bác lập luận của Keith W. Taylor trong bài khảo luận “Các xung đột vùng miền giữa các dân tộc Việt từ thế kỷ 13 đến 19
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=4952&rb=0302
Trong bài viết:
Một số minh chứng cho lời kết tội nhà Minh trong “Bình Ngô đại cáo”
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=8473&rb=0303
Tác giả đã cho thấy rất nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Kinh-lộ đều bị tàn sát đẫm máu và đã được mô tả trong "Bình ngô đại cáo".
Em hóng hớt thớt chút!
Theo em thấy các cụ thử nghĩ theo một triều hướng khác. Ví dụ nhìn sang các nước xung quanh Việt Nam, có tí dính lứu tới lịch sử trung quốc, Về lịch sử thành lập quốc gia có thể tìm thấy tương đối như sau:
+ Myanma ( Thế kỷ thứ 10)
+ Thái Lan (Thế kỷ 13,14)
+ Lào (Thế kỷ 13, 14)
+ Việt Nam (Cụ Lý Công Uẩn rời đô về thành Đại La vào đầu thế kỷ thứ 10)
----
Một câu hỏi đặt ra là: Trước các thời điểm trên, các Quốc gia trên ở đâu, từ đâu mà có. Bằng chứng quan trọng nhất, chính là các bằng chứng khảo cổ học (Trong lòng đất...dưới biển v.v.) Ở 04 Quốc gia trên trước thời khi lâp quốc trên.có những bằng chứng nào thể hiện điều đó?
Nếu nói: Lào, Thái Lan, Myanma có nguồn gốc nào đó từ 1 quốc gia nào đó nằm trên lãnh thổ Trung Quốc hiện tại...thì..ảnh hưởng của văn hóa trung quốc tới các quốc gia này như thế nào? Hay...đến tận lúc quốc ia đó sụp đổ, văn hóa trung quốc vẫn chưa gây ảnh hưởng gì tại đây?...
Nhìn lại Việt Nam, Từ văn hóa thì same same, ngôn ngữ thì có cả bộ từ điển gọi là Hán - Việt chiếm 70% vốn từ vựng của Tiếng Việt...
Nhìn sang Trung Quốc, cái gọi là dân Hán, cho hỏi dân Hán là dân nào, dân Hán Trung Quốc hiện tại...hay dân Hán thời Lưu Bang?..., Lịch sử TQ quá phức tạp, sau thời Hán...là thời của các bộ tộc du mục thay nhau thống trị (Chiếm Đa số)...tính ra dễ cũng phải gần 1000 năm. Mà quá trình đổi ngôi đó, chính là chiến tranh...là các cuộc di tản khắp nơi!
Vậy ai đồng hóa ai....câu hỏi này quá khó để trả lời ^^!
Ghi chú: Từ sau thời Cụ Lý Công Uẩn, duy nhất có 20 năm Việt Nam chịu sự cai trị của Nhà Minh, Còn lại là tự chủ cho đến thời Pháp thuộc
Thì chúng ta Việt hóa hết bọn Tàu phải không cụTừ kinh nghiệm bản thân, em thấy tiếng Hán khó & người mình tiếp thu kém. Nếu Tàu mà có ngôn ngữ dễ học như tiếng Việt thì mọi chuyện có lẽ sẽ khác.
Dạ Lang là vương quốc cổ không liên quan đến Văn Lang. Nó nằm ở Quý Châu ngày nay, với đại diện vật chất là văn hóa Khả Lạc. Còn Văn Lang/Lạc Việt mình thì biểu hiện vật chất là văn hóa Đông Sơn. Giao lưu văn hóa giữa Lạc Việt/Đông Sơn và Dạ Lang rất hiếm thấy, có lẽ do ngăn cách địa lý bởi Quảng Tây. Ngược lại với Điền Việt ở Vân Nam, do nối liền bởi hành lang sông Hồng nên biểu hiện giao lưu văn hóa rất rõ rệt.Lúc này cũng là thời kỳ theo truyền thuyết là có nước Văn Lang ở phía trung và hạ lưu sông Hồng (trong cổ sử Trung Hoa không có tên nước Văn Lang, chỉ có tên một nước là Dạ Lang, liệu có liên quan đến Văn Lang không?), do dòng họ Hùng làm vua.
Điền Việt quốc với văn hóa Điền đã bị diện vong bởi người Hán vào cuối thế kỷ 2 đầu tk 1 TCN, tương đương thời điểm Hán bắt đầu đô hộ mình (111 TCN nếu theo quan điểm Nam Việt là một triều đại trong ls VN). Sau khi bị diệt thì đất Điền quốc bị biến thành châu của nhà Hán. Các nước Nam Chiếu, Đại Lý sau này hình thành trên đất Vân Nam, Quý Châu không còn liên quan tới người/ văn hóa Điền xưa. Nam Chiếu là do người Lô Lô, Bạch, còn Đại Lý do người Thái thành lập.Hán hóa Bách Việt- Giai đoạn sau thời Tần-Hán
Cho đến trước khi Tần Thủy Hoàng diệt được sáu nước, dẹp bỏ nhà Chu, thống nhất Trung Hoa (221 TCN) thì dân Hoa Hạ (Hán tộc) chỉ chiếm lãnh và đồng hóa được dải đất từ Hoàng Hà xuống đến Ngũ Lĩnh9, còn từ Ngũ Lĩnh trở về Nam (Lưỡng Quảng, Giao Chỉ, Hải Nam… gọi tắt là Lĩnh Nam) thuộc về Âu Việt (gọi chung Tây Âu và Đông Âu) và Lạc Việt. Từ Kinh Sở trở về Tây, Tây Nam (Vân Nam) vẫn còn thuộc về Điền Việt, Tây Âu, Đại Lý…
Vùng Bách Việt phía Tây Nam này (Vân Nam) thì mãi đến thế kỷ 12 còn độc lập, dù người Hán có tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm lẻ tẻ. Chỉ sau khi Mông Cổ chiếm Đại Lý (1253), Vân Nam, rồi sau đó chiếm nốt Trung Hoa, lập ra nhà Nguyên, thì Vân Nam mới nhập vào Trung Hoa. Năm 1381, Minh Thái Tổ mới bình định xong Vân Nam và cuộc Hán hóa hoàn tất rất nhanh.
Âu và Lạc là một tộc Việt hay là hai tộc Việt khác nhau, cho đến tận ngày nay vẫn còn tranh cãi.
Sách “Sử Ký” (94 TCN) muộn hơn một ít thì cũng có viết Âu, không tìm thấy chữ Lạc đứng riêng một mình, mà luôn luôn chỉ có chép Âu Lạc liền nhau
E thấy còm này sai sai do nói ngược. Tiếng nói có trước, chữ viết có sau. Chữ viết dùng để ký âm tiếng nói. Ta mượn chữ Hán để ký âm tiếng mình, đương nhiên đọc lên là đọc theo tiếng mình. Nhưng do từ vựng của mình ít nên phải mượn từ Hán, vậy mới có từ Hán - Việt, hiện chiếm 90 % trong tiếng Việt. Cụ cần phân biệt chữ Hán/ từ Hán Việt. Không ai gọi là chữ Hán Việt cả, chỉ có chữ Hán = chữ Nho theo cách gọi của người Việt, chữ Nho này bao gồm chữ Hán và chữ Nôm, trong đó chữ Hán là mượn của người Hán, chữ Nôm là ta sáng tạo trên cơ sở chữ Hán, vậy nên chỉ có thể nói chữ Nôm là của người Việt, cụ nói chung chung "rõ ràng nó là chữ của người Việt Nam" là sai, lấy của người khác làm của mình.Chữ Nho khác chữ Hán ở phần ngữ âm: nó là chữ Hán được đọc bằng âm tiếng Việt chứ không đọc bằng âm tiếng Hán như chữ người Hán dùng. Nói cách khác, chữ Nho là chữ Hán đã được Việt Nam hóa phần ngữ âm; còn về tự dạng và nghĩa chữ thì cơ bản như chữ Hán của người Hán. Vì thế có người gọi chữ Nho là chữ Hán-Việt.
Rõ ràng nó là chữ của người Việt Nam, đã Việt Nam hóa phần ngữ âm, không thể coi là chữ của người Hán. Chữ Nho là chữ viết chính thức của dân tộc ta trong hơn 2.000 năm, kể từ thời điểm muộn nhất là bắt đầu thời Bắc thuộc cho tới khi được thay thế bằng chữ Quốc ngữ cực kỳ ưu việt, được chính các nhà Nho tiên tiến tán thưởng và đi tiên phong ủng hộ sự phổ cập Quốc ngữ.
Muốn xác định xem có bị "Hán hóa" không thì trước tiên phải xác định thế nào là "Hán Hóa". Ví dụ Hán hóa 100% là chữ viết, ngôn ngữ, phong tục tập quán, kiến trúc, trang phục giống hoàn toàn. Hán hóa 0% là hoàn toàn không giống chút nào. Vậy Hán hóa bao nhiêu % thì bắt đầu bị coi là Hán hóa?
Em rất sợ mấy bài nghiên cứu theo kiểu yêu nước, luôn tìm cách chứng minh một cái mệnh đề định kiến đã có sẵn, đặt kết luận lên đầu rồi tìm cách chứng minh nó. Thế thì còn phân tích với nghiên cứu làm éo gì nữa. Ví dụ: "Vì sao người Việt không bị Hán hóa". Chưa làm rõ khái niệm Hán hóa thì kết luận không hay có là chuyện buồn cười.
Chẳng hạn có cụ bảo ngôn ngữ không giống thì là không đồng hóa. Thế thì ngay tại Tung quốc hiện nay cũng có bao nhiêu dân tộc vẫn nói tiếng gốc của họ đấy chứ, riêng gì ông Việt nam ở ngoại biên? Tiếng Miêu, tiếng Quảng, tiếng Tiều... vẫn khác nhau đấy thôi.
Hay ở Việt nam thì suốt 2000 năm ở đây người Thái vẫn nói tiếng Thái, người Tày vẫn nói tiếng Tày, họ có nên tự hào là 2000 năm rồi Hán không đồng hóa được họ, Kinh cũng không đồng hóa được họ, thế mới ghê
Theo nghiên cứu của J. PHAN. Vùng s Hong bị đồng hóa, nói tiếng Tàu, đến khi Thanh Nghệ ra. Đã bắt cư dân vùng này nói tiếng V trở lại.
Thanh Hóa cách ngăn với miền Bắc bởi địa lý, nên Tau nó gọi là châu kimi. Chỉ phải cống nạp. Đồng hóa gì ở đây.