Tổng thể nền kinh tế gồm nhiều phần: Các hoạt động mang tính mũi nhọn trình độ cao, và các hoạt động kinh tế của người dân bình thường. Trong đó cái nền là các hoạt động kinh tế bình thường của người dân thì Thái họ phát triển hơn ta. Chính vì thế nên GDP/ đầu người của họ lớn hơn của mình khá nhiều. Nhưng đúng như cụ nói, có những mặt phát triển mũi nhọn, VN mình đuổi Thái rất nhanh và thậm chí có thể vượt trội. Về mặt công nghiệp có thể có vài ngành mình sẽ tiến nhanh, thậm chí có thể tạo nên những thương hiệu quốc gia. Nhiều ngành mũi nhọn như công nghệ phần mềm, viễn thông Thái chưa chắc đã hơn ta, thậm chí có thể Việt nam vượt trước.
Để vượt được Thái, ngoài những ngành mũi nhọn vẫn phải tiếp tục phát triển, điều cần nhất vẫn là nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế nền, phát triển hạ tầng trên diện rộng nhằm hiện đại hóa các hoạt động xã hội. Phát triển, hiện đại hóa các doanh nghiệp nhỏ địa phương sẽ làm cho hoạt động kinh tế nền nói chung được nâng lên thì mới mong đuổi kịp Thái.
Về khả năng vượt Thái lan về kinh tế em cho rằng là có thể được, vì hiện nay nền kinh tế nói chung của Việt nam còn thấp. Trong khi dư địa phát triển và tiềm năng còn rất nhiều. Nền kinh tế hầu như chỉ phát triển mũi nhọn ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM. Vì vậy chỉ cần hợp lý hóa các cơ chế, và có chính sách hợp lý thì kinh tế các địa phương có khả năng giải phóng các tiềm năng phát triển. Mặt thứ 2 là do chênh lệch giàu nghèo trong xã hội lớn, sẽ tạo ra ý chí muốn vươn lên của tầng lớp thấp trong xã hội về kinh tế, thu hút một nguồn lực rất lớn tập trung vào phát triển kinh tế.
Tóm lại là chúng ta xuất phát sau và dưới Thái nhiều bậc về kinh tế cho đến hiện nay. Nhưng động lực phía sau của chúng ta hiện nay lại mạnh hơn Thái, nếu vẫn duy trì được tình trạng này hoặc lèo lái được sang tình trạng tốt hơn nữa thì kinh tế chúng ta sẽ bắt kịp thậm chí vượt người Thái.