[Funland] Số phận bi thãm của một số công thần sau cuộc khởi Nghĩa Lam Sơn

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Còn Trần Nguyên Hãn, sách Đại Việt thông sử chép là dòng dõi T N Hãn, nhưng con Trần N Hãn, là Trần T Dao, Thúc Quỳnh đã đầu hàng nhà Minh, giữ đất Diễn Châu, bị nhà Hậu Trần giết cùng lúc 500 người.

Không rõ tay này có đầu hàng không, vì cả nhà có ai không đâu hàng đâu ? Sau bị nhà Lê kết tội vì thông đồng làm phản, về sau họ thương cảm, trả ruộng nương, hay gì đó cho vợ con, chứ vẫn bị tội muôn đời nhé, chứ ko minh oan gì cả.

Nhưng 2 tay Xảo, Hãn này, nhiều nghi vấn có thể được đèo thêm sau, chép vào Toàn thư để bôi nhọ nhà Lê, chứ sách Lam Sơn thực lục chả có chữ nào 2 tay này cả. Mà 2 tay này, quê hương cũng chả có, chả có tí đền thờ gì, trong khi các công thần nhà Lê đền thờ có cả.
Lam sơn thực lục viết thời Lê sơ dĩ nhiên phải xoá công trạng hai ông bị nghi là phản.
Sao ông Đôn trong Phạm Văn Xảo truyện lại bảo thái tổ già lắm bệnh nghi oan công thần khi giết Xảo
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Nhưng bét ra, phải có tí quê hương, đền thờ đền thủng chứ nhỉ, chẳng lẽ 2 danh tiếng mà chả biết quê hương, dòng dõi ở đâu cả ?

L Q Đôn viết rất khoa học, ông ấy chép lại theo sách Toàn thư đấy. Nhưng lạ ở chỗ, sử quan méo gì mà to gan, dám nhận xét, lời nhận xét này vô danh: ''vua đa nghi hiếu sát'', ''vua tuổi già, lắm bệnh hay nghi...''

Rồi hàng loạt các công thần khác toàn bị nhận xét là tham của, tham tiền. Ví dụ Lê Văn Linh:

Song ham mê tiền của, cho người làm quan để nhận hối lộ riêng. Rốt cục, không một lời nào bàn tới chính sự của đất nuớc. Ông ta chỉ tin thờ đạo Phật, đinh ninh dặn lại con mình kính mời các bậc cao tăng tụng kinh ba tuần chay, bảy tuần giới, đừng làm đám linh đình mà thôi.

Ông Linh này là đại công thần chứ chả bỡn, sao viết như thế nhỉ ?

Nam đạo Hành khiển quan nội hầu trí sĩ Lê Soạn chết. Sọa tuy là bậc huân cựa lão thần, những
bỉ ổi, tham lam,không có tài cán gì, người bấy giờ đều khinh bỉ ông ta.

Phàm phép viết sử, những tay túc nho, không ai viết nặng nề như thế này cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Nhưng bét ra, phải có tí quê hương, đền thờ đền thủng chứ nhỉ, chẳng lẽ 2 danh tiếng mà chả biết quê hương, dòng dõi ở đâu cả ?
Ông Hãn có ông nội danh tiếng thế cơ mà chả biết quê hương đâu à? Thế Côn Sơn là quê ai?
Cái đền này thờ ai
http://vinhphuc.tourism.vn/index.php?cat=1501&itemid=317
Còn đây là dòng họ ông Xảo
http://timcoinguon.blogspot.com/2013/05/dong-ho-pham-cua-tuong-quan-pham-van.html?m=1
Do anh kiến thức nông cạn thì có
 
Chỉnh sửa cuối:

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Chép về Lê Thụ:

Bấy giờ Lê Thụ sắm lễ cưới, nhưng kẻ cầu cạnh ngoi lên, tranh nhau cúng của cải để mưu phú
quý, đến nỗi gấm thêu, lĩnh là, vóc lụa bán ở ngoài phố đều vì vậy mà hết nhẳn cả. Lê Thụ lại bắt quan
lại các trấn, lộ, huyện phải sắm đủ cả trâu, dê các thứ. Nhưng họ đều bắt quân lính và dân chúng đóng
góp để mong lấy lòng Lê Thụ. Đài quan Hanh Phát tâu hặc. Lê Thụ trút mũ tạ tội. Nhưng lệnh đã gửi đi
khắp nơi, các quan vẫn cứ đưa lễ vật tới mà Lê Thụ cũng không từ chối, Hanh [74b] Phát cũng không
nói đến nữa. Sau Hanh Phát lại mang lễ vật đến nhà Lê Thụ lạy tạ. Người thức giã đều bàn chê.
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Tôi đọc Toàn thư mà thấy xót xa cho lịch sử nc nhà, có mỗi quyển sử mà bị phá lung tung cả lên. Thời Lê Lợi, danh tiếng vang xa, hẳn luật pháp nghiêm minh, nhưng đọc về các quan thấy ông nào cũng bị ghi ham mê tiền của.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Nhưng bét ra, phải có tí quê hương, đền thờ đền thủng chứ nhỉ, chẳng lẽ 2 danh tiếng mà chả biết quê hương, dòng dõi ở đâu cả ?

L Q Đôn viết rất khoa học, ông ấy chép lại theo sách Toàn thư đấy. Nhưng lạ ở chỗ, sử quan méo gì mà to gan, dám nhận xét, lời nhận xét này vô danh: ''vua đa nghi hiếu sát'', ''vua tuổi già, lắm bệnh hay nghi...''

Rồi hàng loạt các công thần khác toàn bị nhận xét là tham của, tham tiền. Ví dụ Lê Văn Linh:

Song ham mê tiền của, cho người làm quan để nhận hối lộ riêng. Rốt cục, không một lời nào bàn tới chính sự của đất nuớc. Ông ta chỉ tin thờ đạo Phật, đinh ninh dặn lại con mình kính mời các bậc cao tăng tụng kinh ba tuần chay, bảy tuần giới, đừng làm đám linh đình mà thôi.

Ông Linh này là đại công thần chứ chả bỡn, sao viết như thế nhỉ ?

Nam đạo Hành khiển quan nội hầu trí sĩ Lê Soạn chết. Sọa tuy là bậc huân cựa lão thần, những
bỉ ổi, tham lam,không có tài cán gì, người bấy giờ đều khinh bỉ ông ta.

Phàm phép viết sử, những tay túc nho, không ai viết nặng nề như thế này cả.
Sao ông khen ông Đôn làm việc khoa học nghiên cứu tĩ mĩ về gia phả mà?
Sao ông ấy lại viết cả tiểu truyện về ông Xảo? Nếu ông Xảo không có công gì?
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Sao ông khen ông Đôn làm việc khoa học nghiên cứu tĩ mĩ về gia phả mà?
Sao ông ấy lại viết cả tiểu truyện về ông Xảo? Nếu ông Xảo không có công gì?
Vì có trong Toàn thư, nên ông ấy phải theo, chứ ông ấy có viết gì về chế văn vua ban cho họ đâu, vì họ không có.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Tôi đọc Toàn thư mà thấy xót xa cho lịch sử nc nhà, có mỗi quyển sử mà bị phá lung tung cả lên. Thời Lê Lợi, danh tiếng vang xa, hẳn luật pháp nghiêm minh, nhưng đọc về các quan thấy ông nào cũng bị ghi ham mê tiền của.
Tôi nhìn cách ông bình mà thấy xót xa sử gia công minh chính trực tốt xấu đều ghi mà cái loại chuộng đồng hương chỉ thích khen éo thích chê chỉ thích nịnh bợ chứ không cần sự thật.
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,862
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Vào thớt là để nghiền ngẫm, tranh luận, không phải để cãi lộn. Cứ post nào ko có nội dung sử liệu gì thì tôi mời ly vang thôi.

Cụ có thông tin gì hay thì share, mọi người sẽ đọc & vodka, khi đấy mới biết mình có công hay ko nhé.

Cảm ơn cụ fun4u cho em uống vang nhé. Chẳng hiểu sao cụ Ất k ý kiến gì mà cụ Phun lại ý kiến. Cái thớt này hay dở gì em cũng có công của em. Cụ Phun làm ơn lội còm xem ý kiến của em nhé.
 

lenhaque

Xe tăng
Biển số
OF-184290
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
1,822
Động cơ
334,406 Mã lực
Cảm ơn cụ fun4u cho em uống vang nhé. Chẳng hiểu sao cụ Ất k ý kiến gì mà cụ Phun lại ý kiến. Cái thớt này hay dở gì em cũng có công của em. Cụ Phun làm ơn lội còm xem ý kiến của em nhé.
Đóng góp đến đâu chưa rõ nhưng bảo người mở thớt là hớt váng, lại đòi vodka cho mềnh. Cụ không đồng hương với cụ yeutulanh hơi phí :D
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,862
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
"Tứ đổ tường" của 1 quốc gia là Thiên tai, địch họa, đền đài cung điện, triều chính bỏ bê; thì 50 năm cuối thế kỷ 14 nhà Trần gặp cả thiên tai rất nặng lẫn địch họa đến từ 1 ông chư hầu cũ đang tìm lối thoát cho khủng hoảng kinh tế trong nước bằng việc đi cướp phá láng giềng dưới sự dẫn dắt của 1 vị vua rất hiếu chiến.

Đó là tiền đề cho cuộc chiến tranh Việt-Chiêm Thành trong 30 năm từ 1367 đến 1396 (cuộc chiến 10,000 ngày đầu tiên của người Việt):

Diễn biến tóm tắt

-Từ sau khi liên minh chống quân Nguyên Mông thắng lợi, quan hệ giữa Đại ViệtChiêm Thành khá tốt đẹp. Nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân để đổi lấy châu Ô và châu Rí[3]. Nhà Trần đổi gọi hai đất này là Tân Bình và Thuận Hóa. Năm 1307, Chế Mân chết, theo tục lệ Chiêm Thành thì Huyền Trân phải bị hỏa thiêu để táng theo. Vua Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung mượn tiếng thăm viếng và dùng kế đưa Huyền Trân về nước. Vì vậy vua Chiêm mới là Chế Chí không phục nhà Trần, có ý đòi lại đất Ô Rí đã dâng.

Năm 1311, Trần Anh Tông mang đại quân đi đánh Chiêm. Đến trại Câu Chiêm, Anh Tông dụ Chế Chí. Chế Chí biết mình thế yếu bèn theo đường biển ra hàng. Anh Tông tuy phong Chế Chí làm vương nhưng bắt về giam lỏng ở Gia Lâm, cho em Chí là Chế Đà A Bà Niêm làm tước hầu, trấn giữ nước Chiêm. Năm 1313, Chế Chí chết tại Gia Lâm. Các nhà nghiên cứu cho rằng từ việc nhà Trần cướp lại công chúa Huyền Trân và giam Chế Chí tới hết đời, Đại Việt và Chiêm Thành kết thù oán mãi đến sau này[1][2].

Sau khi Chế Đà A Bà Niêm mất năm 1318, Đại Việt can thiệp vào chính trường Chiêm Thành, đánh đuổi vua Chiêm là Chế Năng chống đối và lập một vị vua thần phục mình là Chế A Nan làm vương.

Năm 1342, Chế A Nan chết, con là Chế Mộ và con rể là Trà Hoa Bố Đế tranh nhau ngôi vua. Người Chiêm ủng hộ Bố Đế, năm 1352 Chế Mộ yếu thế phải chạy sang Đại Việt cầu cứu. Năm sau (1353), thượng hoàng Trần Minh Tông lại can thiệp vào ngôi vua Chiêm, cho quân đưa Chế Mộ về nước. Nhưng lần đó quân Đại Việt bị quân Chiêm đánh bại phải rút về.

-Năm 1360, Trà Hoa Bố Đế chết, em là Chế Bồng Nga lên thay.

Vua Chiêm thấy quân đội Đại Việt không còn hùng mạnh như trước nên liên tục cướp phá biên giới Hóa châu vào các năm: 1361, 1362, 1365, 1366. Dù các tướng biên giới nhà Trần đẩy lui được quân Chiêm nhưng các cuộc cướp phá không chấm dứt. Vì vậy vua Trần Dụ Tông quyết định khởi binh đi đánh Chiêm Thành.

-Năm 1367, Trần Dụ Tông cử Trần Thế Hưng làm Thống quân hành khiển đồng tri, Đỗ Tử Bình làm phó, mang quân đi đánh Chiêm Thành.

Tháng 4 âm lịch năm 1368, quân Trần tiến vào Chiêm Động (Quảng Nam). Quân Chiêm đặt phục binh, quân Trần rơi vào chỗ phục kích, bị thua trận. Trần Thế Hưng bị bắt, Đỗ Tử Bình chạy thoát, mang tàn quân chạy về nước.

-Chiêm Thành thấy binh lực nhà Trần ngày càng sút kém, bèn sai Mục Bà Ma đi sứ sang đòi đất Hóa châu nhưng không thành.

Qua năm sau, 1371, Đại Việt có biến cố. Vua Trần Dụ Tông mất, con là Nhật Lễ lên ngôi. Mẹ Nhật Lễ là vợ cũ của kép hát Dương Khương; Nhật Lễ giết mẹ Dụ Tông và muốn đổi sang họ Dương. Được hơn 1 năm (1370), anh khác mẹ Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ giết Nhật Lễ, trở thành vua Trần Nghệ Tông.

Mẹ Nhật Lễ chạy sang Chiêm Thành xin Chế Bồng Nga đánh Đại Việt trả thù.

-Tháng 3 nhuận năm 1371, Chế Bồng Nga mang quân ra đánh. Quân Chiêm vượt biển đánh vào cửa Đại An[4], tiến thẳng vào kinh thành Thăng Long. Quân Chiêm vào đến Thái Tô, huyện Thọ Xương. Quân Trần chống cự không nổi. Vua Trần Nghệ Tông phải đi thuyền qua sông chạy sang Đông Ngàn để tránh ở Cổ Pháp, làng Đình Bảng.

Ngày 27 tháng 3 nhuận, quân Chiêm tiến vào Thăng Long, cướp phá cung điện, bắt phụ nữ, lấy của cải ngọc lụa mang về. Kinh thành bị cướp sạch trơn.

Quân Chiêm rút về nước. Trần Nghệ Tông trở lại kinh đô, cho xây dựng sửa sang lại, dùng người tông thất đứng ra làm chứ không dùng sức dân[5].

Trần Nghệ Tông lập em là Trần Kính làm thái tử và sang năm 1372 thì truyền ngôi vua lên làm thượng hoàng. Trần Kính trở thành vua Trần Duệ Tông.

Để trả thù việc Chiêm Thành đánh cướp kinh thành, Trần Duệ Tông ra sức xây dựng quân đội. Tháng tám năm 1374, ông cho dân đinh xung vào quân ngũ: hạng nhất xung vào Lan Đô, rồi đến hạng nhì, hạng ba. Năm 1375, Duệ Tông xuống chiếu chọn các quan viên, người nào có tài năng, luyện tập nghề võ, thông hiểu thao lược, thì không cứ là tông thất đều làm tướng coi quân, đồng thời cho ra khỏi quân ngũ những người lính già cả, ốm yếu, bệnh tật.

-Năm 1376, vua Chiêm là Chế Bồng Nga lại mang quân xâm lấn. Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh. Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng tạ tội. Nhưng Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục[6]. Duệ Tông nổi giận, quyết định thân chinh đi đánh. Các quan đại thần Lê Tích, Trương Đỗ can ngăn không nên thân chinh nhưng Duệ Tông không nghe, sai quân dân Thanh Hóa, Nghệ An, Diễn Châu tải 5 vạn thạch lương đến tích trữ ở Hóa châu và rước thượng hoàng Nghệ Tông đi duyệt binh ở sông Bạch Hạc.

-Tháng 12 âm lịch (đầu năm 1377), Trần Duệ Tông cầm 12 vạn quân tiến vào đất Chiêm Thành. Vua Trần sai Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly) đốc vận lương thảo đến cửa biển Di Luân (Quảng Bình) rồi dừng quân 1 tháng để luyện sĩ tốt. Người Tân Bình và Thuận Hóa bắt được nhiều người Chiêm mang nộp.

Tháng giêng năm 1377, quân Trần tiến đến Cầu Đá ở cửa Thi Nại (Quy Nhơn), đánh lấy đồn Thạch Kiều rồi tiến tới kinh thành Đồ Bàn nước Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ngoài thành, rồi cho người đến trá hàng, nói với Trần Duệ Tông rằng Chế Bồng Nga đã bỏ thành trốn.

Duệ Tông thúc quân tiến vào thành. Quân Chiêm tứ phía phục binh đổ ra đánh, chia cắt quân Trần ra từng đoạn. Quân Đại Việt thua to, mười phần chết đến 7, 8 phần. Duệ Tông bị hãm trong vòng vây, bị trúng tên tử trận. Các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Lạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh cũng tử trận. Ngự Câu vương Trần Húc bị bắt đã đầu hàng Chế Bồng Nga, được gả con gái.

Đỗ Tử Bình trước đã vu cáo vua Chiêm, lúc đó lĩnh hậu quân không tới cứu ứng cho Duệ Tông. Lê Quý Ly cũng sợ hãi bỏ chạy. Tuy nhiên khi về kinh, Quý Ly không hề bị thượng hoàng Nghệ Tông trách cứ, còn Tử Bình chỉ bị đồ làm lính 1 năm, sau đó lại được cất nhắc lên chức vụ cao hơn trước.

Trận Đồ Bàn 1377 là thất bại lớn nhất của quân Trần trong các cuộc giao tranh với quân Chiêm. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy vua em vì việc nước bỏ mình, nên lập con trưởng của Duệ Tông là Trần Hiện lên ngôi, tức là Trần Phế Đế.

-Sau thất bại của đại quân Trần năm 1377, Chế Bồng Nga biết binh lực nhà Trần đã rất suy nhược nên liên tục phát binh Bắc tiến. Quân Trần bị thất thế trước sức tấn công từ phương Nam trong nhiều năm.

-Đầu tháng 11 năm 1377, vua Chiêm lại theo đường biển tiến đánh Đại Việt. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Trấn quốc tướng quân Sư Hiền ra giữ biển Đại An. Chế Bồng Nga thấy Đại An có phòng bị, bèn tiến vào cửa Thần Phù[7] và tiến vào Thăng Long lần thứ hai. Quân Trần không ngăn cản nổi. Quân Chiêm cướp phá kinh thành, đến ngày 12 tháng 11 thì rút lui qua cửa Đại An, bị gió bão chết đuối rất nhiều[8].

-Tháng 5 năm 1378, Chế Bồng Nga đưa hàng vương Trần Húc về nước, đánh cướp Nghệ An. Tháng 6, quân Chiêm tiến vào cửa Đại Hoàng. Thượng hoàng Nghệ Tông phục chức cho Đỗ Tử Bình, sai ra chống giữ. Tử Bình đánh không lại, quân bị tan vỡ. Chế Bồng Nga tiến vào Thăng Long lần thứ 3, bắt người cướp của rồi rút về.

-Năm 1380, vua Chiêm lại dụ dân Tân Bình và Thuận Hóa đi cướp phá Nghệ An và tiến lên Thanh Hóa. Thượng hoàng Nghệ Tông lại sai Lê Quý Ly lĩnh quân thủy và Đỗ Tử Bình dẫn quân bộ ra chống. Tới tháng 5, quân Chiêm không đánh được phải rút lui.

-Tháng 2 năm 1382, quân Chiêm lại tiến đánh Thanh Hóa. Lê Quý Ly đóng đồn ở núi Long Đại[9], sai Nguyễn Đa Phương đóng cọc giữ cửa biển Thần Đầu. Quân Chiêm hai đường tiến đánh. Khi thủy quân Chiêm lại gần, Đa Phương không đợi lệnh Quý Ly, cho mở cọc cắm cừ, tiến ra giao chiến. Quân Chiêm trở tay không kịp, quân Trần dùng hỏa khí ném vào làm thuyền Chiêm bị cháy đắm gần hết. Quân Chiêm thua to, phải bỏ chạy vào rừng núi. Quân Trần vây núi 3 ngày, quân Chiêm nhiều người bị chết đói. Thủy quân Chiêm còn lại bỏ chạy về nước. Quân Trần đuổi theo đánh đến Nghệ An.

Sau hai lần đẩy lui được quân Chiêm, tháng 1 năm 1383, nhà Trần quyết định đi đánh Chiêm. Lê Quý Ly được giao lĩnh quân thủy Nam tiến, nhưng đến huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp gió bão, thuyền bị vỡ, toàn quân phải rút về.

-Tháng 6 năm 1383, Chế Bồng Nga lại dẫn quân đánh Đại Việt. Thăng Long kinh động. Thượng hoàng sai Lê Mật Ôn đem quân đi chống giữ. Mật Ôn bị quân Chiêm bắt sống. Thượng hoàng Nghệ Tông chạy qua sông Đông Ngàn để lánh giặc. Có người học trò là Nguyễn Mộng Hoa để cả áo mũ lội xuống nước kéo thuyền ngự lại, xin Nghệ Tông ở lại đánh giặc, nhưng thượng hoàng không nghe. Lòng quân nản, không chống được địch. Chế Bồng Nga tiến vào Thăng Long lần thứ 4 và cướp phá một trận nữa.

-Tháng 10 năm 1389, Chế Bồng Nga lại đánh lên Thanh Hóa, tiến vào hương Cổ Vô. Nghệ Tông lại sai Quý Ly đi chống cự. Quân Chiêm đắp ngăn sông Bản Nha ở thượng lưu, quân Trần đóng cọc đối địch, giữ nhau 20 ngày. Quân Chiêm đặt phục binh, giả cách rút lui. Lê Quý Ly chọn những quân khỏe cho đuổi theo. Quân Trần nhổ cọc ra đánh, quân Chiêm phá đập nước. Quân bộ khỏe mạnh đã đi xa, quân thủy bị ngược dòng không tiến lên được. Kết quả quân Trần bị thua to, hàng trăm tướng tử trận[10]. Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về Thăng Long.

-tháng 11 năm 1389, Chế Bồng Nga thừa thắng tiến theo cửa Hoàng giang thuộc Nam Xang (Hà Nam).

Trần Nghệ Tông sai đô tướng Trần Khát Chân ra chống giữ. Khát Chân khóc lạy lên đường, Nghệ Tông cũng khóc đưa tiễn. Điều này được các sử gia đánh giá rằng nhà Trần đã quá khiếp nhược trước sự uy hiếp của Chiêm Thành[11][12].

Trần Phế Đế bị thượng hoàng Nghệ Tông nghe lời gièm của Lê Quý Ly mà giết hại năm 1388. Nghệ Tông lập con nhỏ là Ngung lên ngôi, tức là Trần Thuận Tông. Em Phế Đế là Trần Nguyên Diệu mang các thủ hạ đi đầu hàng Chế Bồng Nga.

Trần Khát Chân đến Hoàng Giang xem xét địa thế, thấy không có chỗ nào đóng quân thuận lợi, bèn rút về đóng ở Hải Triều, tức sông Luộc[13].

Đầu năm 1390, Chế Bồng Nga và Trần Nguyên Diệu mang hơn 100 chiến thuyền đến Hải Triều đối đầu với Trần Khát Chân. Các thuyền khác của Chiêm Thành chưa kịp đến hội.

Có viên tướng Chiêm là Ba Lậu Kê bị tội với Chế Bồng Nga, sợ bị giết, bèn chạy trốn sang phía quân Trần, đầu hàng Trần Khát Chân. Ba Lậu Kê chỉ cho Khát Chân biết chiếc thuyền nào là chiến thuyền của Chế Bồng Nga. Trần Khát Chân sai các hỏa pháo tập trung chĩa vào chiến thuyền vua Chiêm mà bắn. Chế Bồng Nga bị trúng đạn tử trận.

-Về cơ bản, sau cái chết của Chế Bồng Nga, giữa Đại Việt và Chiêm Thành không còn những cuộc chiến quy mô.

Sang năm 1391, Lê Quý Ly và Hoàng Phụng Thế lại mang quân đến Hóa châu, tuần tiễu biên giới Chiêm Thành. Quân Chiêm đặt phục binh đánh tan quân Trần. Phụng Thế bị bắt, sau trốn được về. Lê Quý Ly sai chém 30 viên đại đội phó dưới quyền của Phụng Thế.

-Năm 1396, Quý Ly đã hoàn toàn khống chế triều Trần, sai Trần Tùng đi đánh Chiêm Thành, giành được thắng lợi nhỏ, bắt được tướng Chiêm là Bố Đông và lui binh. Đây là cuộc giao tranh cuối cùng giữa quân Trần và quân Chiêm.

Tổng kết
Tính trong cuộc chiến gần 30 năm, hai bên giao tranh tất cả 13 lần. Đại Việt Nam tiến 5 lần (1367, 1376-1377, 1383, 1391, 1396) thì chỉ có 1 lần thắng lợi nhỏ khi Chế Bồng Nga đã chết (1396), còn 4 lần đầu đều thất bại, trong đó nặng nề nhất là năm 1377 (năm 1383 ra quân không giao chiến). Chiêm Thành Bắc tiến tất cả bảy lần (1371, 1377, 1378, 1380, 1382, 1383, 1389-1390), trong đó thắng 5 lần (1371, 1377, 1378, 1383, 1389) - 4 lần tiến vào kinh thành Thăng Long của Đại Việt (1371, 1377, 1378, 1383), thất bại 3 lần (1380, 1382, 1390 – năm 1389-1390 thắng trước thua sau).

Theo nhìn nhận của các sử gia, nhà Trần thời Trần Dụ Tông trở đi đã suy nhược, không còn hùng mạnh như trước[15][16]. Ông vua duy nhất có hùng tâm thời kỳ này là Trần Duệ Tông có dũng nhưng thiếu mưu trí bị tử trận khiến khí thế quân Trần ngày càng suy kém[17].

Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nhu nhược, chỉ biết mang Phế Đế chạy trốn và đem của cải đi chôn giấu vào núi khi quân Chiêm tấn công; về quân sự lại tin dùng mãi hai tướng Lê Quý Ly và Đỗ Tử Bình; hai tướng này phạm tội nặng và để thua trận, hao tổn binh lực nhiều lần nhưng vẫn được trọng dụng. Điều đó khiến Chế Bồng Nga đánh ra Bắc, tiến vào Thăng Long "như vào chỗ không người"[18].

Theo Trần Xuân Sinh, vua Chiêm Chế Bồng Nga cũng chỉ có tài của tướng cướp dữ tợn, bốn lần tiến vào Thăng Long, vua Chiêm chỉ cướp phá, vơ vét và vội vã rút về, không phải ông vua anh hùng chấn hưng, mở mang đất nước[19].

Chiến tranh giữa nhà Trần với Chiêm Thành chấm dứt. Sau nhiều năm giao tranh, cả hai bên đều bị tổn thất nặng nề. Chính sự nhà Trần lọt vào tay Lê Quý Ly và không đầy 10 năm sau thì Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Phía Chiêm Thành từ sau khi Chế Bồng Nga chết, nước Chiêm không còn vua giỏi, tiểu quốc này bước vào thời kỳ suy vong[14].

(Trích từ Wiki: https://www.wikiwand.com/vi/Chiến_tranh_Việt_–_Chiêm_(1367-1396) ; wiki sử dụng nhiều tư liệu trong "Thuyết Trần - Sử nhà Trần", 1 ngọc phả của họ Trần - Tức Mặc).

Toàn Thư ghi nhận thiên tai từ giữa đến gần cuối thế kỷ 14, gây hạn hán nặng nề xen kẽ mưa nhiều quá mức. Gió mùa rối loạn, thời tiết có xu hướng lạnh giá:

– Năm 1343: mất mùa, đói kém, nhiều người dân trở thành trộm cướp, nhất là gia nô các vương hầu.

– Năm 1344: Ngô Bệ, người Trà Hương, họp đảng ở núi Yên Phụ để đi trộm cướp. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhiều người đi làm tăng và làm gia nô cho thế gia.

– Năm 1345: mùa hạ, tháng 4 và tháng 5 đại hạn.

– Năm 1346: Chiêm Thành sang cống, lễ vật rất ít.

– Năm 1348: mùa hạ đại hạn, mùa thu nước to.

– Năm 1351: mùa thu, tháng 7, nước to.

– Năm 1352: vỡ đê Bát Khối, ruộng lúa bị ngập, năng nhất tại Hồng châu, Khoái châu và phủ Thuận An.

– Năm 1354: vì đói kém, dân gian khổ bởi trộm cướp. Tên Tề, xưng là cháu ngoại Trần Hưng Đạo, tụ tập gia nô các vương hầu cướp bóc Lạng Giang và Nam Sách. Mùa thu, tháng 9, có sâu lúa,

– Năm 1355: tháng 3 đến tháng 6 đại hạn, tháng 7 lại mưa to, nước lớn.

– Năm 1358: đại hạn và sâu ăn lúa, cá chết nhiều.

– Năm 1359: mưa lớn, nước to trôi cả nhà cửa, thóc lúa bị ngập.

– Năm 1360: nước to. Ngô Bệ bị giết.

– Năm 1362: sao chổi mọc. Đại hạn. Lại mưa to. Tha tù, giảm phân nửa tô thuế. Đói to.

– Năm 1369: mưa to gió lớn.

– Năm 1374: đại hạn.

– Năm 1379: đại hạn, đói to.

– Năm 1382: có nước to.

- Năm 1384, hạn hán

Những năm tháng khó khăn này của con dân ĐV được ước lệ hóa bởi câu truyện huyền thoại "Học trò thủy thần" của cụ Chu Văn An (đã dc dựng thành phim thiếu nhi):

Tương truyền, khi Chu Văn An mở trường dạy học ở quê nhà, nhiều học trò tìm đến theo học. Trong số này, có một người sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng. Thầy dạy khen là chăm chỉ nhưng không rõ tông tích ở đâu.

Ông bèn cho người dò xem thì cứ đến khu đầm Đại (khu đầm lớn hình vành khuyên, nằm giữa các làng Đại Từ , Tứ Kỳ, Huỳnh Cung) thì biến mất. Ông biết là thần nước.

Gặp lúc đại hạn kéo dài, giảng bài xong, ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa giúp dân, giúp thầy. Người học trò kỳ lạ trước có vẻ ngần ngại, sau đứng ra xin nhận và nói: "Con vâng lời thầy là trái lệnh thiên đình, nhưng con cứ làm để giúp dân, mai kia nếu có chuyện gì không hay, mong thầy chu toàn cho".

Sau đó, người này ra giữa sân lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời khấn và lấy bút thấm mực vẩy ra khắp nơi. Vẩy gần hết mực, học trò tung cả nghiên lẫn bút lên trời. Lập tức, mây đen kéo đến, trời đổ mưa một trận rất lớn.

Đêm hôm ấy có tiếng sét và đến sáng thấy có xác thuồng luồng nổi lên ở đầm. Chu Văn An được tin khóc thương luyến tiếc rồi sai học trò làm lễ an táng, nhân dân các làng lân cận cũng đến giúp sức và sau nhớ công ơn bèn lập đền thờ (nay vẫn còn dấu vết mộ thần).

Theo truyền thuyết, chỗ nghiên mực bị ném rơi xuống đã biến thành đầm nước lúc nào cũng đen, nên thành tên là Đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai - quê hương của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm.
 
Chỉnh sửa cuối:

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Vào thớt là để nghiền ngẫm, tranh luận, không phải để cãi lộn. Cứ post nào ko có nội dung sử liệu gì thì tôi mời ly vang thôi.

Cụ có thông tin gì hay thì share, mọi người sẽ đọc & vodka, khi đấy mới biết mình có công hay ko nhé.
Đóng góp đến đâu chưa rõ nhưng bảo người mở thớt là hớt váng, lại đòi vodka cho mềnh. Cụ không đồng hương với cụ yeutulanh hơi phí :D
Vang hay vodka thì cũng rượu em chẳng ngại. Cụ Ất bảo em chỉ đọc vài trang trong 6x trang rồi còm. Nên em bảo cụ Ất hớt váng đấy, lội còm xem em theo dõi thớt này từ đầu đến h ntn?
Xin lỗi các cụ khác vì chuyện cá nhân làm xấu thớt. Nhưng em chỉ phản đối câu "NT tài năng số một của kn LS" của cụ nào đó. Số mấy e k biết nhưng số 1 phải là LL. Thế mà bị oánh hội đồng.
Còn em chẳng đồng hương đồng khói gì ở đây với ai hết. Cãi nhau kiểu này k đẹp.
Còn chuyện kinh lộ với Hoan, Diễn thì Tây nó cũng đã nghiên cứu. Vua đời nào cũng áp dụng bài học này. Đã lên tầm chiến lược là phải biết. Ngay hiện tại lính tráng tướng sĩ cũng vậy. Có chăng đó là điều k nên nói vì gây chia rẽ. Em cũng chưa nói ra làm gì.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Vang hay vodka thì cũng rượu em chẳng ngại. Cụ Ất bảo em chỉ đọc vài trang trong 6x trang rồi còm. Nên em bảo cụ Ất hớt váng đấy, lội còm xem em theo dõi thớt này từ đầu đến h ntn?
Xin lỗi các cụ khác vì chuyện cá nhân làm xấu thớt. Nhưng em chỉ phản đối câu "NT tài năng số một của kn LS" của cụ nào đó. Số mấy e k biết nhưng số 1 phải là LL. Thế mà bị oánh hội đồng.
Còn em chẳng đồng hương đồng khói gì ở đây với ai hết. Cãi nhau kiểu này k đẹp.
Còn chuyện kinh lộ với Hoan, Diễn thì Tây nó cũng đã nghiên cứu. Vua đời nào cũng áp dụng bài học này. Đã lên tầm chiến lược là phải biết. Ngay hiện tại lính tráng tướng sĩ cũng vậy. Có chăng đó là điều k nên nói vì gây chia rẽ. Em cũng chưa nói ra làm gì.
Em không bảo cụ đọc vài trang rồi còm. Em bảo cụ oto giacmoxa cơ
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
"Tứ đổ tường" của 1 quốc gia là Thiên tai, địch họa, đền đài cung điện, triều chính bỏ bê; thì 50 năm cuối thế kỷ 14 nhà Trần gặp cả thiên tai rất nặng lẫn địch họa đến từ 1 ông chư hầu cũ đang tìm lối thoát cho khủng hoảng kinh tế trong nước bằng việc đi cướp phá láng giềng dưới sự dẫn dắt của 1 vị vua rất hiếu chiến.

Đó là tiền đề cho cuộc chiến tranh Việt-Chiêm Thành trong 30 năm từ 1367 đến 1396 (cuộc chiến 10,000 ngày đầu tiên của người Việt):

Diễn biến tóm tắt

-Từ sau khi liên minh chống quân Nguyên Mông thắng lợi, quan hệ giữa Đại ViệtChiêm Thành khá tốt đẹp. Nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân để đổi lấy châu Ô và châu Rí[3]. Nhà Trần đổi gọi hai đất này là Tân Bình và Thuận Hóa. Năm 1307, Chế Mân chết, theo tục lệ Chiêm Thành thì Huyền Trân phải bị hỏa thiêu để táng theo. Vua Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung mượn tiếng thăm viếng và dùng kế đưa Huyền Trân về nước. Vì vậy vua Chiêm mới là Chế Chí không phục nhà Trần, có ý đòi lại đất Ô Rí đã dâng.

Năm 1311, Trần Anh Tông mang đại quân đi đánh Chiêm. Đến trại Câu Chiêm, Anh Tông dụ Chế Chí. Chế Chí biết mình thế yếu bèn theo đường biển ra hàng. Anh Tông tuy phong Chế Chí làm vương nhưng bắt về giam lỏng ở Gia Lâm, cho em Chí là Chế Đà A Bà Niêm làm tước hầu, trấn giữ nước Chiêm. Năm 1313, Chế Chí chết tại Gia Lâm. Các nhà nghiên cứu cho rằng từ việc nhà Trần cướp lại công chúa Huyền Trân và giam Chế Chí tới hết đời, Đại Việt và Chiêm Thành kết thù oán mãi đến sau này[1][2].

Sau khi Chế Đà A Bà Niêm mất năm 1318, Đại Việt can thiệp vào chính trường Chiêm Thành, đánh đuổi vua Chiêm là Chế Năng chống đối và lập một vị vua thần phục mình là Chế A Nan làm vương.

Năm 1342, Chế A Nan chết, con là Chế Mộ và con rể là Trà Hoa Bố Đế tranh nhau ngôi vua. Người Chiêm ủng hộ Bố Đế, năm 1352 Chế Mộ yếu thế phải chạy sang Đại Việt cầu cứu. Năm sau (1353), thượng hoàng Trần Minh Tông lại can thiệp vào ngôi vua Chiêm, cho quân đưa Chế Mộ về nước. Nhưng lần đó quân Đại Việt bị quân Chiêm đánh bại phải rút về.

-Năm 1360, Trà Hoa Bố Đế chết, em là Chế Bồng Nga lên thay.

Vua Chiêm thấy quân đội Đại Việt không còn hùng mạnh như trước nên liên tục cướp phá biên giới Hóa châu vào các năm: 1361, 1362, 1365, 1366. Dù các tướng biên giới nhà Trần đẩy lui được quân Chiêm nhưng các cuộc cướp phá không chấm dứt. Vì vậy vua Trần Dụ Tông quyết định khởi binh đi đánh Chiêm Thành.

-Năm 1367, Trần Dụ Tông cử Trần Thế Hưng làm Thống quân hành khiển đồng tri, Đỗ Tử Bình làm phó, mang quân đi đánh Chiêm Thành.

Tháng 4 âm lịch năm 1368, quân Trần tiến vào Chiêm Động (Quảng Nam). Quân Chiêm đặt phục binh, quân Trần rơi vào chỗ phục kích, bị thua trận. Trần Thế Hưng bị bắt, Đỗ Tử Bình chạy thoát, mang tàn quân chạy về nước.

-Chiêm Thành thấy binh lực nhà Trần ngày càng sút kém, bèn sai Mục Bà Ma đi sứ sang đòi đất Hóa châu nhưng không thành.

Qua năm sau, 1371, Đại Việt có biến cố. Vua Trần Dụ Tông mất, con là Nhật Lễ lên ngôi. Mẹ Nhật Lễ là vợ cũ của kép hát Dương Khương; Nhật Lễ giết mẹ Dụ Tông và muốn đổi sang họ Dương. Được hơn 1 năm (1370), anh khác mẹ Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ giết Nhật Lễ, trở thành vua Trần Nghệ Tông.

Mẹ Nhật Lễ chạy sang Chiêm Thành xin Chế Bồng Nga đánh Đại Việt trả thù.

-Tháng 3 nhuận năm 1371, Chế Bồng Nga mang quân ra đánh. Quân Chiêm vượt biển đánh vào cửa Đại An[4], tiến thẳng vào kinh thành Thăng Long. Quân Chiêm vào đến Thái Tô, huyện Thọ Xương. Quân Trần chống cự không nổi. Vua Trần Nghệ Tông phải đi thuyền qua sông chạy sang Đông Ngàn để tránh ở Cổ Pháp, làng Đình Bảng.

Ngày 27 tháng 3 nhuận, quân Chiêm tiến vào Thăng Long, cướp phá cung điện, bắt phụ nữ, lấy của cải ngọc lụa mang về. Kinh thành bị cướp sạch trơn.

Quân Chiêm rút về nước. Trần Nghệ Tông trở lại kinh đô, cho xây dựng sửa sang lại, dùng người tông thất đứng ra làm chứ không dùng sức dân[5].

Trần Nghệ Tông lập em là Trần Kính làm thái tử và sang năm 1372 thì truyền ngôi vua lên làm thượng hoàng. Trần Kính trở thành vua Trần Duệ Tông.

Để trả thù việc Chiêm Thành đánh cướp kinh thành, Trần Duệ Tông ra sức xây dựng quân đội. Tháng tám năm 1374, ông cho dân đinh xung vào quân ngũ: hạng nhất xung vào Lan Đô, rồi đến hạng nhì, hạng ba. Năm 1375, Duệ Tông xuống chiếu chọn các quan viên, người nào có tài năng, luyện tập nghề võ, thông hiểu thao lược, thì không cứ là tông thất đều làm tướng coi quân, đồng thời cho ra khỏi quân ngũ những người lính già cả, ốm yếu, bệnh tật.

-Năm 1376, vua Chiêm là Chế Bồng Nga lại mang quân xâm lấn. Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh. Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng tạ tội. Nhưng Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục[6]. Duệ Tông nổi giận, quyết định thân chinh đi đánh. Các quan đại thần Lê Tích, Trương Đỗ can ngăn không nên thân chinh nhưng Duệ Tông không nghe, sai quân dân Thanh Hóa, Nghệ An, Diễn Châu tải 5 vạn thạch lương đến tích trữ ở Hóa châu và rước thượng hoàng Nghệ Tông đi duyệt binh ở sông Bạch Hạc.

-Tháng 12 âm lịch (đầu năm 1377), Trần Duệ Tông cầm 12 vạn quân tiến vào đất Chiêm Thành. Vua Trần sai Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly) đốc vận lương thảo đến cửa biển Di Luân (Quảng Bình) rồi dừng quân 1 tháng để luyện sĩ tốt. Người Tân Bình và Thuận Hóa bắt được nhiều người Chiêm mang nộp.

Tháng giêng năm 1377, quân Trần tiến đến Cầu Đá ở cửa Thi Nại (Quy Nhơn), đánh lấy đồn Thạch Kiều rồi tiến tới kinh thành Đồ Bàn nước Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ngoài thành, rồi cho người đến trá hàng, nói với Trần Duệ Tông rằng Chế Bồng Nga đã bỏ thành trốn.

Duệ Tông thúc quân tiến vào thành. Quân Chiêm tứ phía phục binh đổ ra đánh, chia cắt quân Trần ra từng đoạn. Quân Đại Việt thua to, mười phần chết đến 7, 8 phần. Duệ Tông bị hãm trong vòng vây, bị trúng tên tử trận. Các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Lạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh cũng tử trận. Ngự Câu vương Trần Húc bị bắt đã đầu hàng Chế Bồng Nga, được gả con gái.

Đỗ Tử Bình trước đã vu cáo vua Chiêm, lúc đó lĩnh hậu quân không tới cứu ứng cho Duệ Tông. Lê Quý Ly cũng sợ hãi bỏ chạy. Tuy nhiên khi về kinh, Quý Ly không hề bị thượng hoàng Nghệ Tông trách cứ, còn Tử Bình chỉ bị đồ làm lính 1 năm, sau đó lại được cất nhắc lên chức vụ cao hơn trước.

Trận Đồ Bàn 1377 là thất bại lớn nhất của quân Trần trong các cuộc giao tranh với quân Chiêm. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy vua em vì việc nước bỏ mình, nên lập con trưởng của Duệ Tông là Trần Hiện lên ngôi, tức là Trần Phế Đế.

-Sau thất bại của đại quân Trần năm 1377, Chế Bồng Nga biết binh lực nhà Trần đã rất suy nhược nên liên tục phát binh Bắc tiến. Quân Trần bị thất thế trước sức tấn công từ phương Nam trong nhiều năm.

-Đầu tháng 11 năm 1377, vua Chiêm lại theo đường biển tiến đánh Đại Việt. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Trấn quốc tướng quân Sư Hiền ra giữ biển Đại An. Chế Bồng Nga thấy Đại An có phòng bị, bèn tiến vào cửa Thần Phù[7] và tiến vào Thăng Long lần thứ hai. Quân Trần không ngăn cản nổi. Quân Chiêm cướp phá kinh thành, đến ngày 12 tháng 11 thì rút lui qua cửa Đại An, bị gió bão chết đuối rất nhiều[8].

-Tháng 5 năm 1378, Chế Bồng Nga đưa hàng vương Trần Húc về nước, đánh cướp Nghệ An. Tháng 6, quân Chiêm tiến vào cửa Đại Hoàng. Thượng hoàng Nghệ Tông phục chức cho Đỗ Tử Bình, sai ra chống giữ. Tử Bình đánh không lại, quân bị tan vỡ. Chế Bồng Nga tiến vào Thăng Long lần thứ 3, bắt người cướp của rồi rút về.

-Năm 1380, vua Chiêm lại dụ dân Tân Bình và Thuận Hóa đi cướp phá Nghệ An và tiến lên Thanh Hóa. Thượng hoàng Nghệ Tông lại sai Lê Quý Ly lĩnh quân thủy và Đỗ Tử Bình dẫn quân bộ ra chống. Tới tháng 5, quân Chiêm không đánh được phải rút lui.

-Tháng 2 năm 1382, quân Chiêm lại tiến đánh Thanh Hóa. Lê Quý Ly đóng đồn ở núi Long Đại[9], sai Nguyễn Đa Phương đóng cọc giữ cửa biển Thần Đầu. Quân Chiêm hai đường tiến đánh. Khi thủy quân Chiêm lại gần, Đa Phương không đợi lệnh Quý Ly, cho mở cọc cắm cừ, tiến ra giao chiến. Quân Chiêm trở tay không kịp, quân Trần dùng hỏa khí ném vào làm thuyền Chiêm bị cháy đắm gần hết. Quân Chiêm thua to, phải bỏ chạy vào rừng núi. Quân Trần vây núi 3 ngày, quân Chiêm nhiều người bị chết đói. Thủy quân Chiêm còn lại bỏ chạy về nước. Quân Trần đuổi theo đánh đến Nghệ An.

Sau hai lần đẩy lui được quân Chiêm, tháng 1 năm 1383, nhà Trần quyết định đi đánh Chiêm. Lê Quý Ly được giao lĩnh quân thủy Nam tiến, nhưng đến huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp gió bão, thuyền bị vỡ, toàn quân phải rút về.

-Tháng 6 năm 1383, Chế Bồng Nga lại dẫn quân đánh Đại Việt. Thăng Long kinh động. Thượng hoàng sai Lê Mật Ôn đem quân đi chống giữ. Mật Ôn bị quân Chiêm bắt sống. Thượng hoàng Nghệ Tông chạy qua sông Đông Ngàn để lánh giặc. Có người học trò là Nguyễn Mộng Hoa để cả áo mũ lội xuống nước kéo thuyền ngự lại, xin Nghệ Tông ở lại đánh giặc, nhưng thượng hoàng không nghe. Lòng quân nản, không chống được địch. Chế Bồng Nga tiến vào Thăng Long lần thứ 4 và cướp phá một trận nữa.

-Tháng 10 năm 1389, Chế Bồng Nga lại đánh lên Thanh Hóa, tiến vào hương Cổ Vô. Nghệ Tông lại sai Quý Ly đi chống cự. Quân Chiêm đắp ngăn sông Bản Nha ở thượng lưu, quân Trần đóng cọc đối địch, giữ nhau 20 ngày. Quân Chiêm đặt phục binh, giả cách rút lui. Lê Quý Ly chọn những quân khỏe cho đuổi theo. Quân Trần nhổ cọc ra đánh, quân Chiêm phá đập nước. Quân bộ khỏe mạnh đã đi xa, quân thủy bị ngược dòng không tiến lên được. Kết quả quân Trần bị thua to, hàng trăm tướng tử trận[10]. Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về Thăng Long.

-tháng 11 năm 1389, Chế Bồng Nga thừa thắng tiến theo cửa Hoàng giang thuộc Nam Xang (Hà Nam).

Trần Nghệ Tông sai đô tướng Trần Khát Chân ra chống giữ. Khát Chân khóc lạy lên đường, Nghệ Tông cũng khóc đưa tiễn. Điều này được các sử gia đánh giá rằng nhà Trần đã quá khiếp nhược trước sự uy hiếp của Chiêm Thành[11][12].

Trần Phế Đế bị thượng hoàng Nghệ Tông nghe lời gièm của Lê Quý Ly mà giết hại năm 1388. Nghệ Tông lập con nhỏ là Ngung lên ngôi, tức là Trần Thuận Tông. Em Phế Đế là Trần Nguyên Diệu mang các thủ hạ đi đầu hàng Chế Bồng Nga.

Trần Khát Chân đến Hoàng Giang xem xét địa thế, thấy không có chỗ nào đóng quân thuận lợi, bèn rút về đóng ở Hải Triều, tức sông Luộc[13].

Đầu năm 1390, Chế Bồng Nga và Trần Nguyên Diệu mang hơn 100 chiến thuyền đến Hải Triều đối đầu với Trần Khát Chân. Các thuyền khác của Chiêm Thành chưa kịp đến hội.

Có viên tướng Chiêm là Ba Lậu Kê bị tội với Chế Bồng Nga, sợ bị giết, bèn chạy trốn sang phía quân Trần, đầu hàng Trần Khát Chân. Ba Lậu Kê chỉ cho Khát Chân biết chiếc thuyền nào là chiến thuyền của Chế Bồng Nga. Trần Khát Chân sai các hỏa pháo tập trung chĩa vào chiến thuyền vua Chiêm mà bắn. Chế Bồng Nga bị trúng đạn tử trận.

-Về cơ bản, sau cái chết của Chế Bồng Nga, giữa Đại Việt và Chiêm Thành không còn những cuộc chiến quy mô.

Sang năm 1391, Lê Quý Ly và Hoàng Phụng Thế lại mang quân đến Hóa châu, tuần tiễu biên giới Chiêm Thành. Quân Chiêm đặt phục binh đánh tan quân Trần. Phụng Thế bị bắt, sau trốn được về. Lê Quý Ly sai chém 30 viên đại đội phó dưới quyền của Phụng Thế.

-Năm 1396, Quý Ly đã hoàn toàn khống chế triều Trần, sai Trần Tùng đi đánh Chiêm Thành, giành được thắng lợi nhỏ, bắt được tướng Chiêm là Bố Đông và lui binh. Đây là cuộc giao tranh cuối cùng giữa quân Trần và quân Chiêm.

Tổng kết
Tính trong cuộc chiến gần 30 năm, hai bên giao tranh tất cả 13 lần. Đại Việt Nam tiến 5 lần (1367, 1376-1377, 1383, 1391, 1396) thì chỉ có 1 lần thắng lợi nhỏ khi Chế Bồng Nga đã chết (1396), còn 4 lần đầu đều thất bại, trong đó nặng nề nhất là năm 1377 (năm 1383 ra quân không giao chiến). Chiêm Thành Bắc tiến tất cả bảy lần (1371, 1377, 1378, 1380, 1382, 1383, 1389-1390), trong đó thắng 5 lần (1371, 1377, 1378, 1383, 1389) - 4 lần tiến vào kinh thành Thăng Long của Đại Việt (1371, 1377, 1378, 1383), thất bại 3 lần (1380, 1382, 1390 – năm 1389-1390 thắng trước thua sau).

Theo nhìn nhận của các sử gia, nhà Trần thời Trần Dụ Tông trở đi đã suy nhược, không còn hùng mạnh như trước[15][16]. Ông vua duy nhất có hùng tâm thời kỳ này là Trần Duệ Tông có dũng nhưng thiếu mưu trí bị tử trận khiến khí thế quân Trần ngày càng suy kém[17].

Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nhu nhược, chỉ biết mang Phế Đế chạy trốn và đem của cải đi chôn giấu vào núi khi quân Chiêm tấn công; về quân sự lại tin dùng mãi hai tướng Lê Quý Ly và Đỗ Tử Bình; hai tướng này phạm tội nặng và để thua trận, hao tổn binh lực nhiều lần nhưng vẫn được trọng dụng. Điều đó khiến Chế Bồng Nga đánh ra Bắc, tiến vào Thăng Long "như vào chỗ không người"[18].

Theo Trần Xuân Sinh, vua Chiêm Chế Bồng Nga cũng chỉ có tài của tướng cướp dữ tợn, bốn lần tiến vào Thăng Long, vua Chiêm chỉ cướp phá, vơ vét và vội vã rút về, không phải ông vua anh hùng chấn hưng, mở mang đất nước[19].

Chiến tranh giữa nhà Trần với Chiêm Thành chấm dứt. Sau nhiều năm giao tranh, cả hai bên đều bị tổn thất nặng nề. Chính sự nhà Trần lọt vào tay Lê Quý Ly và không đầy 10 năm sau thì Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Phía Chiêm Thành từ sau khi Chế Bồng Nga chết, nước Chiêm không còn vua giỏi, tiểu quốc này bước vào thời kỳ suy vong[14].

(Trích từ Wiki: https://www.wikiwand.com/vi/Chiến_tranh_Việt_–_Chiêm_(1367-1396) ; wiki sử dụng nhiều tư liệu trong "Thuyết Trần - Sử nhà Trần", 1 ngọc phả của họ Trần - Tức Mặc).
Trần xuân Sinh nói sai: Chế Nga cướp lại đất và chiếm luôn đất Nghệ An Thanh Hoá.
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,862
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Trần xuân Sinh nói sai: Chế Nga cướp lại đất và chiếm luôn đất Nghệ An Thanh Hoá.
Chắc ý cụ Sinh nói về các lần vào Thăng Long rồi chỉ cướp phá rồi rút ngay.

Nhưng còm của cụ rất giá trị, vì nó support rất tốt cho mục đích của e là phân tích công tội của cụ Trần Nguyên Đán & cụ Quý Ly.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Chắc ý cụ Sinh nói về các lần vào Thăng Long rồi chỉ cướp phá rồi rút ngay.

Nhưng còm của cụ rất giá trị, vì nó support rất tốt cho mục đích của e là phân tích công tội của cụ Trần Nguyên Đán & cụ Quý Ly.
Chu Nguyên Chương có thái độ rất nghiêm khắc với Chế Nga khi ông này đánh Đại Việt.
Trong tấu văn năm 1371, sau phần thăm hỏi được trích dẫn ở trên, Chế Bồng Nga đi thẳng vào vấn đề. Ông kêu rằng Việt Nam “đang sử dụng quân đội tấn công biên cương” và đề nghị giúp đỡ dưới dạng “vũ khí, nhạc cụ và nhạc công”. Hoàng đế đã từ chối can thiệp; với đề nghị về âm nhạc, ông khuyên Chế Bồng Nga chọn người của mình “và gửi họ tới kinh đô để học hỏi”(2).
Quốc vương Chiêm Thành Ha Đáp Ha Giả sai bầy tôi Đáp Ban Qua Bốc Nông đến triều đình dâng biểu về việc An Nam xâm lấn đất. Biểu viết trên vàng lá, dài hơn 1 xích, bề ngang 5 thốn , bằng chữ nước này, dịch ý như sau:
“Hoàng đế Đại Minh lên ngôi cao quí, chức vị coi sóc bốn biển, như trời đất che chở; mặt trời, mặt trăng soi sáng. Ha Đáp Ha Giả chỉ đáng là một cây cỏ mà thôi, được ơn Hoàng đế ban cho ấn vàng, phong làm Quốc vương; lòng trung thành hân hoan đội ơn vạn bội. Duy việc An Nam dùng binh xâm nhiễu bờ cõi, giết bắt quan lại nhân dân; nguyện được Bệ hạ nghĩ đến ban cho binh khí, nhạc khí, chuyên viên về âm nhạc; khiến An Nam biết Chiêm Thành được trang bị thanh giáo, là nước triều cống Trung Quốc, thì An Nam không dám khinh thường.”
chu Nguyên Chương nhận được lễ vật thì cho sứ đáp trả như sau
Lân quốc giao thiệp, đạo lý là phương sách hay để giữ đất, thờ nước lớn tận lòng thành để làm trọn lễ của bề tôi. Vả lại Chiêm Thành và An Nam đã là bề tôi thờ triều đình, cùng phụng thừa lịch Chính Sóc, lại gây việc binh khiến độc hại sinh linh, đã trái lễ phụng sự bề trên, lại sai đường giao hảo giữa lân bang. Đã báo cho Quốc vương An Nam bãi binh ngay, bản quốc cũng nên để hai bên tôn trọng giữ gìn cương thổ. Việc xin Thiên tử binh khí thì nào có tiếc gì, nhưng Chiêm Thành và An Nam đang tranh chấp, mà triều đình lại cho riêng Chiêm Thành, là giúp ngươi đánh nhau, rất trái với đạo chiêu an. Việc xin nhạc khí và chuyên viên âm nhạc, thì về thanh luật Trung Quốc và nước ngoài không khác, nhưng về ngữ âm thì có sự sai biệt giữa Hoa và Di, như vậy khó có thể điều khiển. Nếu nước ngươi có kẻ tập nói được tiếng Hoa, có thể dạy cho âm luật; hãy tuyển chọn một số người đến kinh đô học tập.”
Lại dụ Hành Tỉnh Phúc Kiến nếu thuyền bè Chiêm Thành ghé bờ thì cho miễn thuế, để tỏ ý mềm dẻo quyến luyến. (Minh Thực lục v. 3, q. 67, trang 1260-1261)
Hai năm sau, hoàng đế thiết triều cùng các quan cận thần quyết định cách xử lý liên quan đến chiến tranh giữa Việt Nam và Chămpa: “Năm trước, An Nam dâng biểu tâu rằng Chămpa đã xâm phạm biên cương. Năm nay, Chămpa hiện quả quyết rằng An Nam đã quấy rối cương vực của mình. Cả hai nước này đều phụng sự triều đình, nhưng ta chưa xác minh được bên nào đúng và bên nào sai. Hãy cử sứ thần tới hai nước này lệnh cho họ chấm dứt chiến tranh và để cho dân chúng nghỉ ngơi”(3). Năm 1377, biên niên sử ghi lại thất bại và cái chết của vua Việt Nam trong cuộc tấn công vào kinh đô Chămpa(4). Hai năm sau đó, hoàng đế vẫn tiếp tục duy trì cách tiếp cận không thiên vị đối với chiến tranh, răn đe Chế Bồng Nga bằng những lời lẽ sau: “Các ngươi phải bảo vệ biên cương và chăm sóc dân chúng. Không được đề cập đến chuyện tranh cãi. Ngươi phải được răn rằng Hoàng thiên có thể hài lòng lẫn không hài lòng”(5).

Năm 1380, thái độ căng thẳng của hoàng đế bộc lộ trong chiếu chỉ gửi vua Việt Nam: “Ai đúng ai sai ta không biết. Nếu oán giận không được xoa dịu và thù địch không được hóa giải, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Nếu ngươi nghe theo lệnh ta, chấm dứt chiến tranh và nuôi dưỡng dân chúng, điều đó sẽ được phản ảnh lên Thiên kính và ngươi rõ ràng sẽ chứng kiến sự thịnh vượng lâu dài. Nếu ngươi không theo lệnh ta và khăng khăng tiếp tục theo cách của mình, ta e rằng nó sẽ giống như đã xảy ra trong thời Xuân Thu và ngươi sẽ mang tai họa đến cho mình”(6). Vài tháng sau, chiếu chỉ của hoàng đế gửi cho Chế Bồng Nga cũng chứa đựng sự răn dạy: “Một số nước rõ ràng có khả năng hành động một cách nhân đức và do đó họ phù hợp với Thiên đạo. Những nước này sao mà không tồn tại lâu dài, con cháu kẻ cai trị sao mà không thịnh vượng? […] Nếu ngươi không làm như vậy và vẫn muốn tiến hành tấn công, năm này qua năm khác sẽ trở thành cuộc chiến tranh cay đắng. Không có cách nào để xác định ai thắng ai bại. Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”(7).

Khoảng năm 1388, sự nhẫn nại của hoàng đế bị cạn kiệt. Chế Bồng Nga phái con trai của mình tới Nam Kinh với một thái độ kính trọng, đồng thời ra lệnh cho người đóng giả cướp biển để trộm đồ cống nạp cho thiên triều trên đường đến từ Campuchia. Hoàng đế hỏi: “Sao ngươi đứng đầu một nước vẫn có thể xúc phạm tàn bạo đối với Thiên tử?”(8). Sứ thần Chămpa sau đó “đã dâng cống sản phẩm địa phương để thú tội”(9). Tiếp theo, chúng ta thấy Chămpa trong biên niên sử ở mục ngày 2 tháng 12 năm 1391:

Quốc sư Tao-bao Jia-zhi được phái đến từ nước Chămpa đã trình biểu chương bằng vàng và dâng cống sừng tê, nô lệ và vải vóc. Hoàng đế nói với Thượng thư Bộ Lễ rằng: “Tất cả những vật này là đồ cướp bóc. Chúng sẽ không được thu nhận!”. Trước đó, Thái sư Chămpa là Ge-sheng đã giết vua và tự lập mình làm vua. Vì vậy mà hoàng đế ra lệnh từ chối đồ cống nạp(10).

Đó là quan điểm về triều đại Chế Bồng Nga từ hoàng cung đế chế Trung Hoa ở Nam Kinh. Lê Quý Đôn đưa ra một nhãn quan thẳng thắn và Việt Nam hơn về những sự kiện trong chiến dịch quân sự đầu tiên của Chế Bồng Nga:

Năm Thiệu Khánh thứ 10, vua Trần Nghệ Tông (năm Tân Hợi) [tức 1371 sau CN.], tháng 3 nhuận, người nước Chiêm Thành vào cướp phá nước ta. Thuyền họ vào cửa biển Đại An [thuộc địa phận tỉnh Nam Định], rồi thẳng đến xâm phạm Kinh kỳ, đốt phá, cướp bóc rồi trở về(11).


Các sự kiện vào cuối những năm 1370 và đầu những năm 1380 được tóm tắt lại như sau:

Trần Phế Đế (1377 – 1388) lên ngôi thay Duệ Tông. Chỉ 6 tháng sau khi Duệ Tông tử trận, quân Chiêm “vào cửa Thần Phù (Yên Mô, Ninh Bình) rồi lên cướp phá kinh thành Thăng Long”. Không ai chống giữ được. Năm 1378, quân Chiêm lại sang đánh Nghệ An rồi ngược sông Hồng lên đánh phá Thăng Long. Từ năm ấy đến 1383, nhiều trận giằng co Chiêm – Việt trên đất Nghệ An – Hà Tĩnh. Giữa năm 1383, Chế Bồng Nga lại đem quân đánh phá Thăng Long, vua ra vào Việt Nam như đi vào chỗ không người, chỉ trong mấy năm đến phá kinh đô 3 lần, làm cho vua tôi phải kinh hoàng”(12).

Lê Quý Đôn cung cấp một phiên bản súc tích về kết thúc ngoạn mục của triều đại Chế Bồng Nga. Năm 1390, khi cua Chămpa bị giết trên chiến trường trong lần cuối của hàng loạt các cuộc tấn công vào kinh đô Việt Nam: “Chế Bồng Nga bị tướng Trần Khắc Chân đánh phá và bị đại bại, chết ở sông Hải Triều. Còn bao nhiêu quân lính đều trở về nước họ”(13
https://www.google.com.vn/amp/s/nghiencuulichsu.com/2016/05/13/che-bong-nga-le-thanh-tong-va-hoang-de-nha-minh/amp/
 
Chỉnh sửa cuối:

Người Quan Sát

Xe đạp
Biển số
OF-515088
Ngày cấp bằng
9/6/17
Số km
43
Động cơ
179,490 Mã lực
Có vẻ Minh triều muốn cho 2 anh hàng xóm tự bóp gié nhau các cụ nhỉ, đúng kiểu trai cò oánh nhau ngư ông đắc lợi :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top