còn đây là nguồn gốc câu chuyện cụ Kim sáng tạo: từ gia phả biến tấu ra
Dương Bá Cung (1795 – 1868), trong phần tiểu sử Nguyễn Phi Khanh, cho rằng cụ Nguyễn đỗ tiến sĩ năm Long Khánh II (1374), lúc 19 tuổi. Do lấy vợ hoàng tộc nên không được Duệ tông dùng. Đến đời Hán Thương, niên hiệu Thiệu Thành, mới nhận chức Hàn lâm Học sĩ. Khi người Minh xâm phạm, bắt Quý Ly và Hán Thương, Ông đầu hàng quân giặc. Còn tập thơ Nhị Khê truyền lại. (17)
Trong phần Sự Trạng thuộc bộ Ức Trai tập, Cụ Dương lại dẫn tộc phả Nhị Khê, cho rằng Phi Khanh đỗ Bảng nhãn, làm quan triều Hồ, lấy con gái Trần Nguyên Đán sinh bốn con: Trãi, Bảo, Phi Hùng, Ly. Năm 73 tuổi, Ông cùng hai người con bị quân Minh bắt đưa đến điếm Vạn Sơn. Trước khi mất, Phi Khanh khuyên các con quay về tìm cách trả thù cha, rửa hận nước.
Nếu theo thông tin từ chính các thi phẩm của Phi Khanh, năm sinh nhà thơ sẽ nằm trong quãng 1354, 1355, 1356 nên số tuổi 73 ở đây có vẻ là nhầm. Câu chuyện cụ Nguyễn bị bắt sang Vạn Sơn và lời cụ khuyên các con trở về nước lần đầu tiên được chép là trong tộc phả này, không rõ niên đại. Tuy nhiên, ghi nhận số tuổi sai lệch quá xa cho thấy thời điểm viết không gần giai đoạn sinh thời của Nguyễn Trãi hay của các con ông, lúc ký ức tộc họ còn sống động. (18)
9. Trần Trọng Kim (1883 – 1953), qua Việt Nam sử lược, cho rằng Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt đưa về Kim Lăng. Nguyễn Trãi tiễn cha đến Nam Quan, quyến luyến khóc than. Người cha thốt lời nổi tiếng:
“Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì?” Đây là quyển sử viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam nên sự kiện chia tay cảm động được lan truyền rất rộng rãi. Cụ Trần đã kéo câu chuyện từ Vạn Sơn điếm về biên giới Minh – An Nam.
https://nghiencuulichsu.com/2017/06/12/nguyen-phi-khanh-nha-nho-khoang-dat-sau-muon-va-lo-thoi/