[Funland] Số phận bi thãm của một số công thần sau cuộc khởi Nghĩa Lam Sơn

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Nguyễn Thị Anh là người đón mẹ con Lê Thánh Tông về và phong vương cho Tư Thành. Không có bà này thì cũng chả có Thánh Tông.
Bà điều hành nước rất giỏi. Đánh Chiêm ở nam ngăn Minh ở bắc. Bảo vệ ngai vàng cho ông hoàng trẻ con trước 1 loạt công thần. Đến khi Nhân Tông đủ tuổi trị quốc là lui về hậu cung. Không lũng đoạn triều như Lữ Hậu, Từ Hy hay Võ Hậu
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Lê Lợi và các vua Lê thường cho hoàng tử lấy con cái nhà công thần, hay người có danh vọng nhưng gd phải có phẩm hạnh. Con gái Lê Sát Lê Ngân đều lấy hoàng tử.

Ko lập hoàng hậu như trc, mà bà nào có con được chọn làm thái tử, bà ấy mới đc làm Hậu. Để hạn chế ngoại thích.

Lê Nghi Dân là con con hát, nên làm phản cũng có lí do của nó. Nói chung vợ quan trọng lắm, vì nòi giống và cách dạy con cái. Nhưg Nghi Dân cg nhân từ, Lê Tư Thành vẫn đc ông yêu quí.

Mẹ Lê Lợi cũng là con của viên Đại toát hữu thời Trần.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
hay cho ý kiến của cụ, còn e thấy thớt tủ lạnh đặt nặng vấn đề vùng miền quá, toàn thấy nói chung chung, không dẫn chứng!
TG k sáng tác ra nhưng biết sai mà vẫn cho in vào sgk thì hẳn phải có mục đích. Sử là KH chắc còn lâu mới đạt được nhưng công cụ thì chắc chắn.
Cụ sao biết là tuyên giáo biết chuyện ấy là sai,
Cụ chỉ nên khẳng định suy nghĩ của cụ, cụ cho rằng chuyện ấy là không có, ok, chứ gán ghép suy nghĩ của mình cho người khác là không nên.
Tuyên giáo người ta sử dụng tư liệu từ cụ Trần Trọng Kim, có lẽ thế, vì chuyện này cụ Kim ghi trong sách của cụ ấy. Tuyên giáo không sáng tác ra, họ cũng không ưa cụ Kim, nên có lẽ vì thế, họ không nhắc đến cụ Kim. Mấy bác nhà ta chỉ biết một không biết hai, nên gán cho Tuyên giáo sáng tác ra.
Cụ Kim hẳn có căn cứ để ghi lại chuyện này, vì ta biết, ít người uyên bác và thông cả kim cổ lại vừa có tính cẩn thận, chu đáo, kĩ càng như cụ Kim. Người như thế không bao giờ nói bừa như mấy bác trên này.
Cụ Kim tiếng Hán, tiếng Pháp đều thông tuệ, các tác phẩm của cụ đều là mẫu mực về cẩn thận, về trình bày.
Cuốn Nho giáo gồm 3 tập cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu về Nho giáo nào ở VN so sánh được.
Những quyển, chẳng hạn bộ "Quốc văn giáo khoa thư" mà cụ có vai trò chính trong biên soạn, đến nay nhiều người vẫn yêu quý. Quyển Việt Nam sử lược tuy là "lược", ngắn gọn, cô đúc... nhưng chính xác, được tái bản nhiều lần.
Vậy mà mấy ông trên đây coi ý kiến của mình chính xác hơn cả cụ Kim, thì thuyết phục được ai? Chỉ mấy ông như ông tàu ngầm, ông ất, yêu thanh hóa (= yêu tủ lạnh ?) tự sướng với nhau mà thôi. Nhân đây dặn ông Ất nên viết đúng chính tả, không nên đem phương ngữ Thanh Hóa vào văn viết, không chuẩn đâu.

Các ông chưa đủ tài để bác cụ Kim đâu, xem danh sách tác phẩm của cụ ấy mà nể này (theo wiki):
Sơ học luận lý (1914)
Vương Dương Minh (1914)
Việt Nam văn phạm (Hợp soạn, 1941)
Luân lý giáo khoa thư (1916)
Sư phạm khoa yếu lược (1916)
Sơ học An Nam sử lược (1917)
Sư phạm yếu lược (1918)
Việt Nam sử lược (1919),
Truyện Thúy Kiều chú giải (1925)
47 điều giáo hóa triều Lê (1928)
Nho giáo (3 tập, 1930-32)
Vương Dương Minh (1934)
Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938)
Phật Lục (1940)
Quan niệm về nhân sinh, Vũ trụ đại quan (1943)
Quốc văn giáo khoa thư, 3 tập: lớp Đồng ấu, Dự bị, và Sơ đẳng (soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận; Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ)
Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường) (1941).
Hồi ký Một cơn gió bụi (1949)
 

Cường Bùi Mạnh Cường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554131
Ngày cấp bằng
11/2/18
Số km
222
Động cơ
155,860 Mã lực
Tuổi
47
Thời phong kiến ở thời nào mà trả thế Phục Hưng- Hưng Thịnh- Suy tàn . Nhưng cá biệt có ông Lê Lợi là gớm nhất chỉ vì lo cho con cháu mà tiêu diệt hết các khai cuốc công thần .Ông này gớm thật
 

Chick choak

Xe tải
Biển số
OF-432606
Ngày cấp bằng
25/6/16
Số km
462
Động cơ
217,290 Mã lực
Tuổi
42
Lê Lợi và các vua Lê thường cho hoàng tử lấy con cái nhà công thần, hay người có danh vọng nhưng gd phải có phẩm
hạnh. Con gái Lê Sát Lê Ngân đều lấy hoàng tử.

Ko lập hoàng hậu như trc, mà bà nào có con được chọn làm thái tử, bà ấy mới đc làm Hậu. Để hạn chế ngoại thích.

Lê Nghi Dân là con con hát, nên làm phản cũng có lí do của nó. Nói chung vợ quan trọng lắm, vì nòi giống và cách dạy con cái. Nhưg Nghi Dân cg nhân từ, Lê Tư Thành vẫn đc ông yêu quí.

Mẹ Lê Lợi cũng là con của viên Đại toát hữu thời Trần.
Chả phải chỉ Lê như vậy đâu cụ. triều nào chả đều tìm người xứng đáng. Môn đăng hộ đối kiểu thái tử anh lấy công nương diana.

Có nhà Trần mới dị. Em nghe tin đồn còn lấy cả cùng huyết thống dưới 4 đời cơ ạ
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Cụ sao biết là tuyên giáo biết chuyện ấy là sai,
Cụ chỉ nên khẳng định suy nghĩ của cụ, cụ cho rằng chuyện ấy là không có, ok, chứ gán ghép suy nghĩ của mình cho người khác là không nên.
Tuyên giáo người ta sử dụng tư liệu từ cụ Trần Trọng Kim, có lẽ thế, vì chuyện này cụ Kim ghi trong sách của cụ ấy. Tuyên giáo không sáng tác ra, họ cũng không ưa cụ Kim, nên có lẽ vì thế, họ không nhắc đến cụ Kim. Mấy bác nhà ta chỉ biết một không biết hai, nên gán cho Tuyên giáo sáng tác ra.
Cụ Kim hẳn có căn cứ để ghi lại chuyện này, vì ta biết, ít người uyên bác và thông cả kim cổ lại vừa có tính cẩn thận, chu đáo, kĩ càng như cụ Kim. Người như thế không bao giờ nói bừa như mấy bác trên này.
Cụ Kim tiếng Hán, tiếng Pháp đều thông tuệ, các tác phẩm của cụ đều là mẫu mực về cẩn thận, về trình bày.
Cuốn Nho giáo gồm 3 tập cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu về Nho giáo nào ở VN so sánh được.
Những quyển, chẳng hạn bộ "Quốc văn giáo khoa thư" mà cụ có vai trò chính trong biên soạn, đến nay nhiều người vẫn yêu quý. Quyển Việt Nam sử lược tuy là "lược", ngắn gọn, cô đúc... nhưng chính xác, được tái bản nhiều lần.
Vậy mà mấy ông trên đây coi ý kiến của mình chính xác hơn cả cụ Kim, thì thuyết phục được ai? Chỉ mấy ông như ông tàu ngầm, ông ất, yêu thanh hóa (= yêu tủ lạnh ?) tự sướng với nhau mà thôi. Nhân đây dặn ông Ất nên viết đúng chính tả, không nên đem phương ngữ Thanh Hóa vào văn viết, không chuẩn đâu.

Các ông chưa đủ tài để bác cụ Kim đâu, xem danh sách tác phẩm của cụ ấy mà nể này (theo wiki):
Sơ học luận lý (1914)
Vương Dương Minh (1914)
Việt Nam văn phạm (Hợp soạn, 1941)
Luân lý giáo khoa thư (1916)
Sư phạm khoa yếu lược (1916)
Sơ học An Nam sử lược (1917)
Sư phạm yếu lược (1918)
Việt Nam sử lược (1919),
Truyện Thúy Kiều chú giải (1925)
47 điều giáo hóa triều Lê (1928)
Nho giáo (3 tập, 1930-32)
Vương Dương Minh (1934)
Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938)
Phật Lục (1940)
Quan niệm về nhân sinh, Vũ trụ đại quan (1943)
Quốc văn giáo khoa thư, 3 tập: lớp Đồng ấu, Dự bị, và Sơ đẳng (soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận; Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ)
Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường) (1941).
Hồi ký Một cơn gió bụi (1949)
Cụ Kim giỏi nên mới kể được chuyện ngược với sách cổ sử mà nhiều người vẫn tin.
Em nói thật giỏi không có nghĩa là không dám bóp méo sự thực.
Em chỉ nhớ sgk văn và sử đều viết rất dài về NT và em cũng như bao hs khác đều hiểu rằng NT là linh hồn của khởi nghĩa LS.
Còn bây giờ tự tìm hiểu thì biết ngay cả vị trí số 2 cũng khó lòng xứng. Và vẫn nhớ như in cái đoạn "NPK khuyên con gạt nước mắt về trả thù nhà nợ nước" nó mới cảm động làm sao. Tại sao họ lại phải tô vẽ như vậy trong sgk 1 chi tiết k biết đúng sai?
PS: Em quên k đọc nick. Cụ Nguyễn Đăng Dương nên lại mất công giải thích. Còm nào của cụ về cụ Trãi chẳng thế.
 

Chick choak

Xe tải
Biển số
OF-432606
Ngày cấp bằng
25/6/16
Số km
462
Động cơ
217,290 Mã lực
Tuổi
42
Các ông chưa đủ tài để bác cụ Kim đâu, xem danh sách tác phẩm của cụ ấy mà nể này (theo wiki):
Sơ học luận lý (1914)
Vương Dương Minh (1914)
Việt Nam văn phạm (Hợp soạn, 1941)
Luân lý giáo khoa thư (1916)
Sư phạm khoa yếu lược (1916)
Sơ học An Nam sử lược (1917)
Sư phạm yếu lược (1918)
Việt Nam sử lược (1919),
Truyện Thúy Kiều chú giải (1925)
47 điều giáo hóa triều Lê (1928)
Nho giáo (3 tập, 1930-32)
Vương Dương Minh (1934)
Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938)
Phật Lục (1940)
Quan niệm về nhân sinh, Vũ trụ đại quan (1943)
Quốc văn giáo khoa thư, 3 tập: lớp Đồng ấu, Dự bị, và Sơ đẳng (soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận; Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ)
Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường) (1941).
Hồi ký Một cơn gió bụi (1949)
1, đọc sử chứ đâu đọc các tác phẩm của tác giả mà cụ lôi một loạt các tác phẩm của cụ TTK ra thế.
2, tác phẩm của cụ Kim hầu hết toàn 19xx. Vừa xa so với thời phong kiến vừa không với tới thời đại internet. Sách mà cụ Kim từng đọc tham khảo may ra được 200mb ổ cứng
3, chả ai bác cụ Kim. Ở đây chỉ thấy rằng sử lược của cụ kim có nguồn ko chuẩn so với các nguồn khác.
4, Làm sử là đã sai rồi. Viết/chép sử mới đúng
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Cụ Kim giỏi nên mới kể được chuyện ngược với sách cổ sử mà nhiều người vẫn tin.
Em nói thật giỏi không có nghĩa là không dám bóp méo sự thực.
Em chỉ nhớ sgk văn và sử đều viết rất dài về NT và em cũng như bao hs khác đều hiểu rằng NT là linh hồn của khởi nghĩa LS.
Còn bây giờ tự tìm hiểu thì biết ngay cả vị trí số 2 cũng khó lòng xứng. Và vẫn nhớ như in cái đoạn "NPK khuyên con gạt nước mắt về trả thù nhà nợ nước" nó mới cảm động làm sao. Tại sao họ lại phải tô vẽ như vậy trong sgk 1 chi tiết k biết đúng sai?
PS: Em quên k đọc nick. Cụ Nguyễn Đăng Dương nên lại mất công giải thích. Còm nào của cụ về cụ Trãi chẳng thế.
Cụ Kim là người thế nào mà bảo là cụ ấy bóp méo sự thực?
Chỉ mấy cụ trên đây đang cố bóp méo sự thực thì có!
Về cụ Nguyễn Trãi, trong khởi nghĩa Lam Sơn, cụ Trãi không phải nhân vật có quyền lực thứ hai. Công lao xung trận phá thành đâm chém cụ cũng chỉ bằng 0. Nhưng ngồi trong màn trướng mà bàn chiến lược thì cụ là số 1, múa bút, mỗi bức thư có sức mạnh như một sư đoàn thì cụ là vô địch.
Dĩ nhiên, xét công lao giải phóng dân tộc thì cụ Lợi là nhất. Công lao nhìn thấy được ngay lúc ấy cũng thuộc về các tướng cầm quân xung trận. Nhưng lùi lại cả vài trăm năm, thì mới thấy được công lao của cụ Trãi to lớn với dân tộc, chẳng cần xếp hạng làm gì:
- Với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cụ đã dâng chiến lược Tâm công và tự mình thực hiện tuyệt vời chiến lược ấy, thông qua việc thay mặt Lê Lợi giao thiệp với giặc, nhờ đó bớt đổ máu cho quân ta, khiến cho giặc khâm phục sự chính nghĩa của ta, tự mất ý chí chiến đấu. Thành công của việc kết thúc chiến tranh trong một hội thề, đem lại bình yên mấy trăm năm sau cho đất nước, có vai trò to lớn của Nguyễn Trãi.
- Với văn hóa, tư tưởng của dân tộc, cụ Trãi có đóng góp ở tầm mức cao nhất, chưa có ai sánh được.
Một vài cụ pro Lê Lợi, OK, nhưng có nên vì thế mà cố tình hạ thấp Nguyễn Trãi không? Sự vĩ đại của cụ Trãi có ảnh hưởng gì đến cụ Lợi đâu, thậm chí thêm phần tôn vinh cụ Lợi, và cũng không hề vì thế mà giảm đi công lao của các tướng lĩnh khác gốc Thanh của cụ Lợi. Các cụ hẹp hòi quá!
 

Chick choak

Xe tải
Biển số
OF-432606
Ngày cấp bằng
25/6/16
Số km
462
Động cơ
217,290 Mã lực
Tuổi
42
Cụ Kim là người thế nào mà bảo là cụ ấy bóp méo sự thực?
Chỉ mấy cụ trên đây đang cố bóp méo sự thực thì có!

Về cụ Nguyễn Trãi, trong khởi nghĩa Lam Sơn, cụ Trãi không phải nhân vật có quyền lực thứ hai. Công lao xung trận phá thành đâm chém cụ cũng chỉ bằng 0. Nhưng ngồi trong màn trướng mà bàn chiến lược thì cụ là số 1, múa bút, mỗi bức thư có sức mạnh như một sư đoàn thì cụ là vô địch.
Dĩ nhiên, xét công lao giải phóng dân tộc thì cụ Lợi là nhất. Công lao nhìn thấy được ngay lúc ấy cũng thuộc về các tướng cầm quân xung trận. Nhưng lùi lại cả vài trăm năm, thì mới thấy được công lao của cụ Trãi to lớn với dân tộc, chẳng cần xếp hạng làm gì:
- Với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cụ đã dâng chiến lược Tâm công và tự mình thực hiện tuyệt vời chiến lược ấy, thông qua việc thay mặt Lê Lợi giao thiệp với giặc, nhờ đó bớt đổ máu cho quân ta, khiến cho giặc khâm phục sự chính nghĩa của ta, tự mất ý chí chiến đấu. Thành công của việc kết thúc chiến tranh trong một hội thề, đem lại bình yên mấy trăm năm sau cho đất nước, có vai trò to lớn của Nguyễn Trãi.
- Với văn hóa, tư tưởng của dân tộc, cụ Trãi có đóng góp ở tầm mức cao nhất, chưa có ai sánh được.
Một vài cụ pro Lê Lợi, OK, nhưng có nên vì thế mà cố tình hạ thấp Nguyễn Trãi không? Sự vĩ đại của cụ Trãi có ảnh hưởng gì đến cụ Lợi đâu, thậm chí thêm phần tôn vinh cụ Lợi, và cũng không hề vì thế mà giảm đi công lao của các tướng lĩnh khác gốc Thanh của cụ Lợi. Các cụ hẹp hòi quá!
Mấy cái về cụ Trãi em thấy toàn là quan điểm chủ quan của cụ.

Việc tung hê sùng bái cụ Trãi quá đà mặc nhiên là hạ thấp các cụ khác đấy cụ
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Mấy tay nước ngoài như KW Tay lor nó viết rất hay, Lê Lợi chỉ dùng N Trãi như người để dụ các nguỵ quan vùng sông Hồng và mối quan hệ giữa ông với giặc Minh.

Đề cao N Trãi, khác gì hạ thấp Lê Lợi, chẳng lẽ tham mưu chỉ mỗi ông Trãi ? Mỗi ông Trãi biết chữ ?

Dân vùng Thanh Nghệ, các cụ cứ đếm số người quan văn nổi tiếng thời phong kiến, có thua gì đâu, sử quan thời kì đầu như P Phu Tiên, Lê Văn Hưu là dân Nghệ Thanh đấy. Các cụ sông Hồng cứ nghĩ, à, chỉ có dân kinh kì là có học. Ngay bây giờ, người đứng đầu các viện, rồi người có uy tín mà báo đài hay mời, toàn dân trọ trẻ cả đấy. Những suy nghĩ rất sai lầm. Những người hoạt động bên văn chương như Hồ X Hương, hay Nguyễn Du là dân Nghệ, éo phải dân sông Hồng.

Dân sông Hồng cứ mặc nhiên, là dân sông Hồng có học hơn, còn dân Thanh Hoá, Nghệ An phải ít học. Tôi xem 1 sử liệu soạn thời VN ch, của tay gì Phạm Văn Sơn, Việt sử toàn thư, lão này chém 1 câu, Lê Sát vốn xuất thân vô học.

Thực sự ko phải như vậy đâu.
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Chúng ta thử đọc xem về 1 nhân vật, dĩ nhiên ít đc biết tới, Lý Tử Tấn nhưng là người đc trọng vọng thời ấy.

Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội). Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh lúc 32 tuổi, cùng khoa với Nguyễn Trãi, thời Hồ Quý Ly, nhưng không làm quan cho nhà Hồ.

Vào khoảng cuối cuộc kháng chiến chống Minh của nghĩa quân Lam Sơn, ông đến yết kiến nơi hành tại, được Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi), khen là người học nhiều, sai giữ chức Văn cáo tức là làm nhiệm vụ thảo công văn, giấy tờ, thư tín.[1]

Sau đó, ông tiếp tục làm quan dưới triều nhà Lê, trải qua ba đời vua: Lê Thái Tổ (1428- 1433), Lê Thái Tông (1434-1442), Lê Nhân Tông (1443-1459) [1], trải các chức: Thông phụng đại phu, Hành khiển Bắc đạo, Thừa chỉ viện Hàn lâm, vào hầu giảng ở tòa Kinh Diên.

Ông mất năm 1457[3], thọ 79 tuổi.

Theo Lê Quý Đôn trong sách Kiến văn tiểu lục:Lý Tử Tấn giữ chức Hàn lâm học sĩ, Trình Thuấn Du giữ chức Trung thư thị lang, đều là người có danh vọng, đức độ kỳ cựu, túc học, lúc ấy người ta gọi là Lý Trình

Ông ta hẳn người đời rất ngưỡng vọng, N Trãi chả bao giờ được dân thời ấy ngưỡng vọng gì, Lê Quý Đôn không hề chép gì về N Trãi được dân gian ngưỡng vọng kiểu như ông Lý này.

Về chức vụ, ông ấy cũng làm quan văn, chức tước như N Trãi.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,569
Động cơ
582,403 Mã lực
Như trong loạt bài nghiên cứu thơ Nguyễn Trãi của tác giả Lê Tư mà cụ at đưa lên ở mấy trang trước, cụ Trãi là người có tài mà không quan văn nào khác của cụ Lê Lợi có thể làm hơn đó là viết văn chương thư từ với vua, quan, tướng nhà Minh bằng đúng thứ văn hoa uyên bác đầy điển tích tàu của học gia hán xịn, điều đó đảm bảo giúp cụ Lê Lợi có thể chuyển tải chính xác nhất cái muốn trao đổi với phía bên kia trước khi hành động. Chính cụ Trãi tự biết tài của mình ở ao làng là nhất nhưng cũng tự cảm nhận là vẫn chưa thực sự đạt trình của học giả hán xịn.
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Cuối cùng 1 dân tộc nổi tiếng về chống ngoại xâm, lại đi tôn thờ con cái của 1 gia đình đầu hàng, phục vụ ngoại xâm. Từ 1 anh thảo thư từ nâng lên lãnh tụ. Đó là nỗi đau xót của 1 dân tộc.

Còn các anh hùng, thì lại là dân mường mán, thô lậu, ít học, võ biền, hiếu sát,...Than ôi, giặc Minh nó tàn sát dân ta, làm dân tộc ta tụt giảm ghê gớm, suýt tiêu vong, vì 1 phần những gia đình vùng sông Hồng đã hàng giặc. Điển hình như gd này, sao mà không xót thuơng cho được.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Cụ sao biết là tuyên giáo biết chuyện ấy là sai,
Cụ chỉ nên khẳng định suy nghĩ của cụ, cụ cho rằng chuyện ấy là không có, ok, chứ gán ghép suy nghĩ của mình cho người khác là không nên.
Tuyên giáo người ta sử dụng tư liệu từ cụ Trần Trọng Kim, có lẽ thế, vì chuyện này cụ Kim ghi trong sách của cụ ấy. Tuyên giáo không sáng tác ra, họ cũng không ưa cụ Kim, nên có lẽ vì thế, họ không nhắc đến cụ Kim. Mấy bác nhà ta chỉ biết một không biết hai, nên gán cho Tuyên giáo sáng tác ra.
Cụ Kim hẳn có căn cứ để ghi lại chuyện này, vì ta biết, ít người uyên bác và thông cả kim cổ lại vừa có tính cẩn thận, chu đáo, kĩ càng như cụ Kim. Người như thế không bao giờ nói bừa như mấy bác trên này.
Cụ Kim tiếng Hán, tiếng Pháp đều thông tuệ, các tác phẩm của cụ đều là mẫu mực về cẩn thận, về trình bày.
Cuốn Nho giáo gồm 3 tập cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu về Nho giáo nào ở VN so sánh được.
Những quyển, chẳng hạn bộ "Quốc văn giáo khoa thư" mà cụ có vai trò chính trong biên soạn, đến nay nhiều người vẫn yêu quý. Quyển Việt Nam sử lược tuy là "lược", ngắn gọn, cô đúc... nhưng chính xác, được tái bản nhiều lần.
Vậy mà mấy ông trên đây coi ý kiến của mình chính xác hơn cả cụ Kim, thì thuyết phục được ai? Chỉ mấy ông như ông tàu ngầm, ông ất, yêu thanh hóa (= yêu tủ lạnh ?) tự sướng với nhau mà thôi. Nhân đây dặn ông Ất nên viết đúng chính tả, không nên đem phương ngữ Thanh Hóa vào văn viết, không chuẩn đâu.

Các ông chưa đủ tài để bác cụ Kim đâu, xem danh sách tác phẩm của cụ ấy mà nể này (theo wiki):
Sơ học luận lý (1914)
Vương Dương Minh (1914)
Việt Nam văn phạm (Hợp soạn, 1941)
Luân lý giáo khoa thư (1916)
Sư phạm khoa yếu lược (1916)
Sơ học An Nam sử lược (1917)
Sư phạm yếu lược (1918)
Việt Nam sử lược (1919),
Truyện Thúy Kiều chú giải (1925)
47 điều giáo hóa triều Lê (1928)
Nho giáo (3 tập, 1930-32)
Vương Dương Minh (1934)
Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938)
Phật Lục (1940)
Quan niệm về nhân sinh, Vũ trụ đại quan (1943)
Quốc văn giáo khoa thư, 3 tập: lớp Đồng ấu, Dự bị, và Sơ đẳng (soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận; Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ)
Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường) (1941).
Hồi ký Một cơn gió bụi (1949)
Tôi không quan tâm ông Kim viết được cái gì.
Tôi chỉ cần biết ông Phi Khanh đầu hàng nhà Minh. Cả sử toàn thư và Minh thực lục đều chép thế.
Ông Kim sáng tác ra câu chuyện Nguyễn Trãi lên nam quan khóc cha mà không biết căn cứ vào đâu. Các bộ cổ sử đều không đề cập chi tiết này.
Như thế là làm sai sách sử. Tự đem chuyện mình sáng tác ra viết vào sử là bịa đặt. Tự bôi nhọ mình
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Tài liệu của ông Kim ko phải là tài liệu gốc, nhưng nó vẫn đc coi là 1 nguồn. Nhưng nên dẫn nhiều nguồn để người đọc tham khảo.

Đằng này, phe bốc thơm N Trãi cứ viết mỗi N Trãi, cái gì hay ho, thơm tho thì khoe, còn cái thối tha thì bưng bít. Các nhân vật khác cũng éo cho ai được tiếp cận, may mấy năm nay nhờ wikipedia, người ta mới có cơ hội biết.

Ví như các lời khen ngợi N Trãi, nếu nó đứng cạnh các lời chế văn vua chúa người ta ban cho Lưu Nhân Chú, Lê Ngân,...thì Nguyễn Trãi trở nên tầm thường lắm. Đúng như vị trí của ông ấy thôi.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,165
Động cơ
374,667 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Tài liệu của ông Kim ko phải là tài liệu gốc, nhưng nó vẫn đc coi là 1 nguồn. Nhưng nên dẫn nhiều nguồn để người đọc tham khảo.

Đằng này, phe bốc thơm N Trãi cứ viết mỗi N Trãi, cái gì hay ho, thơm tho thì khoe, còn cái thối tha thì bưng bít. Các nhân vật khác cũng éo cho ai được tiếp cận, may mấy năm nay nhờ wikipedia, người ta mới có cơ hội biết.

Ví như các lời khen ngợi N Trãi, nếu nó đứng cạnh các lời chế văn vua chúa người ta ban cho Lưu Nhân Chú, Lê Ngân,...thì Nguyễn Trãi trở nên tầm thường lắm. Đúng như vị trí của ông ấy thôi.
Cái thời đại vĩ đại, thì sẽ có nhiều nhân vật vĩ đại xuất hiện. Chẳng ai chê các nhân vật đánh giặc cứu nước cả. Thế nên khen người này không có nghĩa là chê người khác. Cụ ạ. Còn cụ dìm cụ Trãi cụ cứ dìm. Ông Lê Lợi đảm bảo là biết nhìn người và thu phục người khác rất giỏi.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Tôi không quan tâm ông Kim viết được cái gì.
Tôi chỉ cần biết ông Phi Khanh đầu hàng nhà Minh. Cả sử toàn thư và Minh thực lục đều chép thế.
Ông Kim sáng tác ra câu chuyện Nguyễn Trãi lên nam quan khóc cha mà không biết căn cứ vào đâu. Các bộ cổ sử đều không đề cập chi tiết này.
Như thế là làm sai sách sử. Tự đem chuyện mình sáng tác ra viết vào sử là bịa đặt. Tự bôi nhọ mình
Cụ lại đổ cho cụ Kim sáng tác rồi,
Tôi biết cụ Kim qua đọc những tác phẩm của cụ, người như thế không bao giờ bịa đặt rồi ghi vào sử cả.
Chẳng qua At biết 1 mà không biết 2, chưa tìm ra được gốc của câu chuyện NT tiễn cha ở đâu thì thoạt đầu đổ cho Tuyên giáo, đến khi có người chỉ ra câu chuyện ấy có chép trong sách cụ Kim thì Ất lại đổ cho cụ Kim bịa đặt lịch sử.
Xét ra là do hiểu biết của Ất có hạn. Biết vài quyển sử đã tưởng mình biết đến tất cả cổ sử. Làm sao Ất so nổi tầm hiểu biết của mình với cụ Kim được! Lòe trên of thôi!
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,165
Động cơ
374,667 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Copy về cho các cụ xem chơi:
Nguyễn Nhữ Soạn (1391 – 1448), tên huý là Soạn, tên tự là Thuỷ Trung, tên hiệu là Huyền Đức. Tướng công ông tổ Nguyễn Nhữ Soạn là con trai của Nguyễn Phi Khanh, em trai thứ năm cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi. Nguyễn Phi Khanh tên huý là Ứng Long, năm 19 tuổi đỗ đệ nhất giáp Đệ nhị danh triều trần, gọi là Bảng Nhãn, tên hiệu là Nhị Khê tướng công, lấy bà Trần Thị Thái là con gái quan Bình chương Quân quốc người Thượng Hồng Trần Nguyên Đán. Bà sinh ra 4 con trai: trưởng là Nguyễn Trãi, thứ là Nguyễn Bảo, thứ Nguyễn Phi Hùng, út là Nguyễn Ly. Sau khi bà Trần Thị Thái mất, Nguyễn Phi Khanh lấy một người con gái họ Nhữ tên là Nhữ Ái quê ở làng Mệ sau đổi thành làng Miên (nay là làng Cẩm Nga) thuộc xã Cự Nạp sau đổi thành Mộc Nhuận (nay là xã Đông Yên) phủ Đông Sơn (huyện Đông Sơn) – Thanh Hoá sinh ra Nguyễn Nhữ Soạn. Ông là người dung mạo cường tráng có chí khí, trí lược toàn tài, văn võ toàn tài, thường tránh việc mờ ám, thích điều rõ ràng, hổ thẹn với chí trai muốn rửa điều ô trọc ở sông Nhị Hà để chính thức về với điều nghĩa khí. Trước là thề để lòng trong sạch cùng dòng nước sông Lương, luôn chọn điều lý nhân, hợp bàn bậc thánh quân, trí ông phi thường mọi người không sách kịp. Theo gia phả gia đình Nguyễn Nhữ thì trước khi Lê Lợi khởi nghĩa “đã có nhiều cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở Thanh Hoá” thí dụ cuộc khởi nghĩa của nhóm Đinh Lễ, Lý Sát (tức Lê Sát). Nhiều lần Nhữ Soạn muốn đi theo nghĩa quân, nhưng Nguyễn Trãi bảo rằng: chờ cho hết tang cha (tức Phi Khanh mất khoảng 1408) và chờ cho thời cuộc thuận lợi. Đến khoảng năm 1416 khi Nguyễn Phi Khanh mất được 8 năm, Nguyễn Trãi vẫn do dự, cho nên Nguyễn Nhữ Soạn không theo Nguyễn Trãi nữa mà dời nhà đến phường Phúc Khang (xưa Phúc Lâm) hương Lam Sơn sinh sống và ông gia nhập nhóm Đinh Lễ, Lý Sát gồm 130 người. Nguyễn Nhữ Soạn cùng Ngô Sĩ Liên (tức tác giả Đại Việt sử kí toàn thư sau này) được cử vào ban thư ký chuyên soạn thảo công văn cho nhóm khởi nghĩa. Năm 1418 khi nhóm Đinh Lễ, Lý Sát gia nhập nhóm khởi nghĩa Lam Sơn, đứng dưới cờ Lê Lợi, Nguyễn Nhữ Soạn và Ngô Sĩ Liên vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ thư kí. Về sau, Nguyễn Nhữ Soạn được chuyển sang võ quan phụ trách chặn quân Minh ở phía biên giới Việt Lào và sau đó được Lê Lợi phái sang Lào tìm Trần Cảo (tức Hồ Ông) để lập vua Thiên Khánh ”có tính chất đối ngoại” (Bùi Văn Nguyên: chủ nghĩa yêu nước trong văn hoá khởi nghĩa Lam Sơn, trang 134, NXB khoa học xã hội, Hà Nội 1980). Lúc bấy giờ, giặc Minh quân trong tay Mã kỳ đem binh đánh quân ta, vua sai ông cùng Lê Thạch và tướng Đinh Bồ, Lê Ngân, Lê Lý,… xuất binh ra đánh. Nhữ Soạn làm quen Đốc thị đuổi chém quân giặc hơn 3000 người thu nhiều khí giới. Vua cùng các tướng rất mừng bèn lui về đóng ở núi Chí Linh. Năm kỷ Hợi (1419) vua cùng các chủ tướng đánh nhau với giặc ở đồn Nga Lạc, theo kế của Nguyễn Nhữ Soạn, ta đã chém được đầu giặc Ngô hơn 300 thủ cấp. Công trạng của ông rất nhiều phò vua trị nước, đánh giặc.
Vì ông có công với triều đình được ban tặng quốc tính họ của vua (họ Lê). Nguyễn Nhữ Soạn có quân công, lúc sống được ban quốc tính và được phong Á hầu, trên Nguyễn Trãi hai bậc, và không bị giết lây trong vụ án Lệ chi viên, đến khi mất lại được nhà Lê truy tặng tước Quận công (tuy quận công) là tước thứ 3 sau tước vương và quốc công
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,165
Động cơ
374,667 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Tiếp nhá:

KHAC
Thái sư, Dụ Quốc công Nguyễn Lý và dòng họ Nguyễn Thạch Đỉnh
05:57 11/08/2014 - Nguyễn Anh Tùng
(Baohatinh.vn) - Nguyễn Lý (1374-1445), ngụ thôn Dao Xá, nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông là con trai trưởng của Đại lý tự Khanh Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh); là anh ruột của Quan Phục Hầu Nguyễn Trãi.
Nguyễn Lý theo Bình Định Vương Lê Lợi từ những ngày đầu khởi binh đánh giặc Minh xâm lược. Ông là một trong những người được tham dự “Hội thề Lũng Nhai” vào ngày 12/2 năm Bính Thân (1416), suy tôn Phụ đạo Lê Lợi làm minh chủ và kết lời thề ước đánh đuổi giặc Minh. Đồng hành với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn suốt cả cuộc trường chinh cứu nước, cứu dân, Nguyễn Lý đã lập nhiều chiến công hiển hách, góp phần to lớn đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, đưa lại thái bình cho trăm họ.


Qua bao biến cố lịch sử, dòng họ Nguyễn ở làng Trường Yên luôn tôn Thái sư, Dụ Quốc công Nguyễn Lý làm vị Thần tổ và lập điện thờ, phụng sự hương khói hết sức chu đáo.
Ngày 18/10 Mậu Thân (1428), luận công khen thưởng, vua Lê Thái Tổ phong Nguyễn Lý làm “Bình Ngô khai quốc, Suy Trung Tán trị Hiệp mưu công thần, Nhập nội Tư Mã, Tham dự triều chính”, cho mang họ Quốc tính (họ của vua) và có chiếu biểu dương “Lê Lý (Nguyễn Lý) kinh dinh bốn phương, phía Bắc đánh giặc Minh, phía Nam đuổi Ai Lao. Hễ đi đến đâu đều lập công đến đó, khéo biết lấy yếu đánh mạnh, lấy ít thắng nhiều”.

Năm Kỷ Dậu (1429), vua thăng: “Nhập nội, Kiểm hiệu Đại Tư Mã”, tước Hương Thượng Hầu (Hương Hầu), thống quản các công thần. Cũng năm Kỷ Dậu, triều Lê dựng biển khắc tên 93 vị khai quốc công thần, tên của Nguyễn Lý được xếp hàng thứ 6. Năm Canh Tuất (1430), Nguyễn Lý được tấn phong hàm “Nhập nội Kiểm hiệu Tư không”..

Năm 1434, ông được cử đi làm Tổng quản ở Thanh Hóa, sau đó là Đồng Tổng quản Bắc Giang Hạ. Năm 1437, ông lại được gọi về triều, giữ chức Nhập nội Thiếu Úy, kiêm coi các việc quân cơ ở Tây Đạo. Ngày 20/6/1445, Nguyễn Lý qua đời. Vua Lê Nhân Tông ban tên thụy là Cương Nghị, biểu dương đức tính cứng rắn, nghị lực của ông và có sắc cho dựng đền thờ ở Lâm La. Lăng mộ của Nguyễn Lý được táng ở Cốc Xá, làng Dựng Tú, Lương Giang (nay thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa). Năm Giáp Thìn (1484), vua Lê Thánh Tông truy phong cho ông làm “Thái sư, Dụ Quận công”, sau lại gia thăng “Dụ Quốc công”. Các đời vua Lê về sau đều phong làm “Trung đẳng Phúc thần Đại vương”.

Năm 1442, xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên, con cháu của ngài Nguyễn Lý phải ly tán nhiều vùng trong cả nước. Vào thế kỷ thứ XVII, có ông Nguyễn Đình Ngôn (hậu duệ đời thứ 9 của Thái sư, Dụ Quốc công Nguyễn Lý) di cư đến làng Trường Yên, xã Kiều Mộc (nay là thôn Tây Sơn, xã Thạch Đỉnh, Thạch Hà) lấy vợ và lập nghiệp. Từ khi vào đây, ông Ngôn cùng con cháu tiến hành lập điện thờ ngài Nguyễn Lý trên mảnh đất này.

Dòng họ Nguyễn (thuộc hậu duệ của ngài Nguyễn Lý) tại xã Thạch Đỉnh đã có 11 đời hậu duệ (theo gia phả). Qua bao biến cố lịch sử, dòng họ Nguyễn ở làng Trường Yên luôn tôn Thái sư, Dụ Quốc công Nguyễn Lý làm vị Thần tổ và lập điện thờ, phụng sự hương khói hết sức chu đáo, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Trải qua thời gian, các chi nhánh của dòng họ Nguyễn, hậu duệ của Thái sư, Dụ Quốc công đã tìm về với nhau và đều công nhận họ là hậu duệ của Dụ Quốc công Nguyễn Lý, người có công rất lớn trong công cuộc chiến đấu đánh đuổi quân Minh xâm lược nước ta vào đầu thế kỷ XV.

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, phát huy truyền thống tiên tổ, dòng họ của Dụ Quốc công Nguyễn Lý tại làng Trường Yên đã đoàn kết một lòng, cùng chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Noi gương bậc tiên tổ, con cháu dòng họ luôn tu dưỡng, sống hòa thuận và hiếu nghĩa, họ hàng thường xuyên giúp nhau khi “tắt lửa, tối đèn”. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, hậu duệ dòng họ Nguyễn đã tích cực đóng góp sức người, sức của cho các cuộc kháng chiến; là một trong những dòng họ có truyền thống hiếu học, khoa cử và đỗ đạt nhiều. Đến nay đã có 23 người tốt nghiệp đại học và cao đẳng; 1 thạc sĩ, 1 phó giáo sư - tiến sĩ.

Từ trước đến nay, hậu duệ dòng họ Nguyễn xã Thạch Đỉnh và các vùng quê khác tập trung tại nhà thờ, nơi thờ danh nhân lịch sử Dụ Quốc công Nguyễn Lý để tổ chức thường niên hai lần tế lễ trọng: lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng giêng và Trung Nguyên vào rằm tháng bảy. Đặc biệt là ngày giỗ Thần tổ - Thái sư, Dụ Quốc công vào ngày 20/6 âm lịch hàng năm, được con cháu dòng họ tổ chức chu đáo và trọng thể, với các nghi thức truyền thống, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc. Đây là dịp để con cháu dòng họ và nhân dân địa phương ôn lại quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Nguyễn trên mảnh đất Trường Yên, Kiều Mộc xưa, xã Thạch Đỉnh ngày nay, nhắc nhở cháu con noi gương các bậc tiền nhân, trau dồi đạo đức, thi đua học tập để có kiến thức phục vụ quê hương, đất nước như vị Thần tổ - Thái sư, Dụ Quốc Công Nguyễn Lý đã làm cách đây trên 500 năm.

Nguyễn Anh Tùng
(Hậu Duệ Đời Thứ 19 Của Dụ Quốc Công Nguyễn Lý
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Tiếp nhá:

KHAC
Thái sư, Dụ Quốc công Nguyễn Lý và dòng họ Nguyễn Thạch Đỉnh
05:57 11/08/2014 - Nguyễn Anh Tùng
(Baohatinh.vn) - Nguyễn Lý (1374-1445), ngụ thôn Dao Xá, nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông là con trai trưởng của Đại lý tự Khanh Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh); là anh ruột của Quan Phục Hầu Nguyễn Trãi.
Nguyễn Lý theo Bình Định Vương Lê Lợi từ những ngày đầu khởi binh đánh giặc Minh xâm lược. Ông là một trong những người được tham dự “Hội thề Lũng Nhai” vào ngày 12/2 năm Bính Thân (1416), suy tôn Phụ đạo Lê Lợi làm minh chủ và kết lời thề ước đánh đuổi giặc Minh. Đồng hành với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn suốt cả cuộc trường chinh cứu nước, cứu dân, Nguyễn Lý đã lập nhiều chiến công hiển hách, góp phần to lớn đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, đưa lại thái bình cho trăm họ.


Qua bao biến cố lịch sử, dòng họ Nguyễn ở làng Trường Yên luôn tôn Thái sư, Dụ Quốc công Nguyễn Lý làm vị Thần tổ và lập điện thờ, phụng sự hương khói hết sức chu đáo.
Ngày 18/10 Mậu Thân (1428), luận công khen thưởng, vua Lê Thái Tổ phong Nguyễn Lý làm “Bình Ngô khai quốc, Suy Trung Tán trị Hiệp mưu công thần, Nhập nội Tư Mã, Tham dự triều chính”, cho mang họ Quốc tính (họ của vua) và có chiếu biểu dương “Lê Lý (Nguyễn Lý) kinh dinh bốn phương, phía Bắc đánh giặc Minh, phía Nam đuổi Ai Lao. Hễ đi đến đâu đều lập công đến đó, khéo biết lấy yếu đánh mạnh, lấy ít thắng nhiều”.

Năm Kỷ Dậu (1429), vua thăng: “Nhập nội, Kiểm hiệu Đại Tư Mã”, tước Hương Thượng Hầu (Hương Hầu), thống quản các công thần. Cũng năm Kỷ Dậu, triều Lê dựng biển khắc tên 93 vị khai quốc công thần, tên của Nguyễn Lý được xếp hàng thứ 6. Năm Canh Tuất (1430), Nguyễn Lý được tấn phong hàm “Nhập nội Kiểm hiệu Tư không”..

Năm 1434, ông được cử đi làm Tổng quản ở Thanh Hóa, sau đó là Đồng Tổng quản Bắc Giang Hạ. Năm 1437, ông lại được gọi về triều, giữ chức Nhập nội Thiếu Úy, kiêm coi các việc quân cơ ở Tây Đạo. Ngày 20/6/1445, Nguyễn Lý qua đời. Vua Lê Nhân Tông ban tên thụy là Cương Nghị, biểu dương đức tính cứng rắn, nghị lực của ông và có sắc cho dựng đền thờ ở Lâm La. Lăng mộ của Nguyễn Lý được táng ở Cốc Xá, làng Dựng Tú, Lương Giang (nay thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa). Năm Giáp Thìn (1484), vua Lê Thánh Tông truy phong cho ông làm “Thái sư, Dụ Quận công”, sau lại gia thăng “Dụ Quốc công”. Các đời vua Lê về sau đều phong làm “Trung đẳng Phúc thần Đại vương”.

Năm 1442, xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên, con cháu của ngài Nguyễn Lý phải ly tán nhiều vùng trong cả nước. Vào thế kỷ thứ XVII, có ông Nguyễn Đình Ngôn (hậu duệ đời thứ 9 của Thái sư, Dụ Quốc công Nguyễn Lý) di cư đến làng Trường Yên, xã Kiều Mộc (nay là thôn Tây Sơn, xã Thạch Đỉnh, Thạch Hà) lấy vợ và lập nghiệp. Từ khi vào đây, ông Ngôn cùng con cháu tiến hành lập điện thờ ngài Nguyễn Lý trên mảnh đất này.

Dòng họ Nguyễn (thuộc hậu duệ của ngài Nguyễn Lý) tại xã Thạch Đỉnh đã có 11 đời hậu duệ (theo gia phả). Qua bao biến cố lịch sử, dòng họ Nguyễn ở làng Trường Yên luôn tôn Thái sư, Dụ Quốc công Nguyễn Lý làm vị Thần tổ và lập điện thờ, phụng sự hương khói hết sức chu đáo, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Trải qua thời gian, các chi nhánh của dòng họ Nguyễn, hậu duệ của Thái sư, Dụ Quốc công đã tìm về với nhau và đều công nhận họ là hậu duệ của Dụ Quốc công Nguyễn Lý, người có công rất lớn trong công cuộc chiến đấu đánh đuổi quân Minh xâm lược nước ta vào đầu thế kỷ XV.

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, phát huy truyền thống tiên tổ, dòng họ của Dụ Quốc công Nguyễn Lý tại làng Trường Yên đã đoàn kết một lòng, cùng chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Noi gương bậc tiên tổ, con cháu dòng họ luôn tu dưỡng, sống hòa thuận và hiếu nghĩa, họ hàng thường xuyên giúp nhau khi “tắt lửa, tối đèn”. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, hậu duệ dòng họ Nguyễn đã tích cực đóng góp sức người, sức của cho các cuộc kháng chiến; là một trong những dòng họ có truyền thống hiếu học, khoa cử và đỗ đạt nhiều. Đến nay đã có 23 người tốt nghiệp đại học và cao đẳng; 1 thạc sĩ, 1 phó giáo sư - tiến sĩ.

Từ trước đến nay, hậu duệ dòng họ Nguyễn xã Thạch Đỉnh và các vùng quê khác tập trung tại nhà thờ, nơi thờ danh nhân lịch sử Dụ Quốc công Nguyễn Lý để tổ chức thường niên hai lần tế lễ trọng: lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng giêng và Trung Nguyên vào rằm tháng bảy. Đặc biệt là ngày giỗ Thần tổ - Thái sư, Dụ Quốc công vào ngày 20/6 âm lịch hàng năm, được con cháu dòng họ tổ chức chu đáo và trọng thể, với các nghi thức truyền thống, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc. Đây là dịp để con cháu dòng họ và nhân dân địa phương ôn lại quá trình hình thành và phát triển của dòng họ Nguyễn trên mảnh đất Trường Yên, Kiều Mộc xưa, xã Thạch Đỉnh ngày nay, nhắc nhở cháu con noi gương các bậc tiền nhân, trau dồi đạo đức, thi đua học tập để có kiến thức phục vụ quê hương, đất nước như vị Thần tổ - Thái sư, Dụ Quốc Công Nguyễn Lý đã làm cách đây trên 500 năm.

Nguyễn Anh Tùng
(Hậu Duệ Đời Thứ 19 Của Dụ Quốc Công Nguyễn Lý
Ông Nguyễn Lý này không đơn giản đâu. Là người một trong sáu người hiếm hoi mà ông Đôn sau một thời gian dài nghiên cứu mới xác nhận là một trong 18 công thần tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Và ông Lê Quý Đôn cũng như tất cả các nguồn đều khẳng định:
Nguyễn Lý tức Lê Lý, người thôn Dao Xá, huyện Thụy Nguyên (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), theo vua Lê Thái Tổ khởi binh, được trao chức Thứ Thủ trong vệ kỵ binh, thuộc quân Thiết Đột. Ông từng hết lòng phò Vua,trải không biết bao nhiêu là gian khổ. Khi Vua cùng 18 bề tôi thận cận tổ chức Hội thề Lùng Nhai, ông cũng có mặt trong số đó.
cho nên chuyện ông Nguyễn Lý là con ông Nguyễn Phi Khanh chỉ là lời khẳng định của một ông nào đó và chưa có chứng cứ gì cả.
Con cháu ông Nguyễn Lý từ bao đời vẫn ở Thanh Hóa gia phả vẫn chép thế, và chưa ai khẳng định ông là con Nguyễn Phi Khanh.
Huống chi theo ông Tùng này thì xảy ra vụ lê Chi Viên con cháu ông Nguyễn Lý phải di tản đi rất nhiều vùng trong cả nước.
nhưng theo sách sử thì ông Nguyễn Lý này mất năm 1445 nghĩa là sau vụ lê Chi Viên 3 năm và lúc mất ông ta vẫn làm quan Nhập Nội Thiếu Úy đời Lê Nhân Tông. Nghĩa là ông ta và con cháu chả liên quan gì vụ Lệ chi Viên cả
cho nên ông Nguyễn Tùng này còn nhiều điểm không đúng
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top