[Funland] Số phận bi thãm của một số công thần sau cuộc khởi Nghĩa Lam Sơn

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Đề điệu là Thượng thư Tả Bộc xạ Lê Văn Linh, Giám thí là Ngự sử đài Thị Ngự sử Triệu Thái, cùng các quan Tuần xước, Thu quyển, Di phong, Đằng lục, Đối độc ai nấy đều kính cẩn thi hành công việc. Ngày mồng 2 tháng 2, Thánh thượng ra ngự ở điện Hội Anh, đích thân ra đề thi văn sách. Ngày hôm sau các viên Độc quyển là Hàn lâm viện Thừa chỉ Học sĩ kiêm Trung thư Quốc sử sự Nguyễn Trãi, Trung thư sảnh Trung thư Thị lang Nguyễn Mộng Tuân, Nội mật viện Tri viện sự Trình Thuấn Du, Quốc tử giám Bác sĩ Nguyễn Tử Tấn nâng quyển tiến đọc. Hoàng thượng sáng suốt ngự lãm, xét định thứ bậc cao thấp. Ban cho Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Như Đổ đỗ Bảng nhãn, Lương Như Hộc đỗ Thám hoa lang; bọn Trần Văn Huy 7 người đỗ Tiến sĩ, bọn Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ Phụ bảng 4. Đó là gọi theo danh hiệu đã có từ đời trước...

Nếu có tên N Trãi thật, thì ông Trãi cũng chỉ là Thừa chỉ học sĩ, 1 chức quan văn như những người ở dưới thôi, viên quan văn khủng nhất triều Lê, là Lê Văn Linh chứ không phải ông Trãi. Mà sao các ông như P Huy Chú, chắc suốt ngày ở Quốc tử giám, chẳng lẽ không biết nội dung văn bia này, để chép vào sử ?
Như vậy cụ Trãi năm 1442 vẫn làm quan. Ông vừa về triều vừa về quê, kiểu như Nguyễn Bỉnh khiêm ấy.
Cho nên Thái Tông mới về côn sơn thăm ông năm 1442
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
-Ông nói thế thì người ta làm leader thì có ma nó mới theo. Toàn những tay óc có sạn cả, chẳng lẽ nó theo 1 thằng tệ hại như thế để mà die cả lũ à ? Trần Nguyên Hãn xây nhà to, mua voi, ngựa, vũ khí, ắt bị xét hỏi. Ngay thời bây giờ, mấy ông quan về hưu làm nhà to, thử hỏi có bị lên báo xét hỏi ko, huống hồ cách đây 500 năm ? Xét hỏi mà ông ta tự nhảy xuống sông mà chết, Lê Lợi chẳng giết vợ con ông ta.

-N Trãi bị liên đới là chắc rồi, vì N Trãi là cháu ngoại của Trần N Đán, ông kia là cháu nội, éo mẹ, bị cách chức về vườn là đúng chứ sao ? Hai ông Xảo, Hãn liên quan tới cuộc khởi nghĩa rất lớn thời đó, đến nỗi Lê Lợi phải điều toàn các tướng thiện chiến như Lê Sát, bẩu cả Lê Khôi ở Hóa châu về để uýnh nhau với Đèo Cát Hãn,...là biết nó nghiêm trọng thế nào rồi.

*Nhưng sau này, ông vua Lê Thái Tông, vẫn đến thăm nhà, là họ Lê vẫn trọng ông Trãi, hẳn vì ông Trãi là thư kí gần vua, nên đã tiếp xúc với con ông ấy, tức Thái Tông, nên vua có cảm tình với ông Trãi. Nhà ông có ông Tổng bí thư đến thăm nhà bao giờ chưa ?

N Trãi vẫn đc trọng vọng, chứ ko bao giờ bị gia đình Lê Lợi ghét cả.
Vụ Đèo Cát Hãn làm loạn liên can gì Trần Hãn? Thái tổ vu oan cho ông Hãn rõ ràng.
Bọn gian thần kia khuyên ông Lợi trừ Hãn Xảo đi vì sợ có ý khác.
Mà Hãn chắc chắn phải chết không liên can chuyện ông ta có phản hay không
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cụ có gì để chứng minh chữ Thiên triều không phải do cụ thêm vào không ? Mà thư có mấy lỗi chính tả thế này, em nghi chính cụ Át soạn lắm. Mong cụ đừng giận.
Em hỏi vì lòng tin của em với sử liệu cụ đưa và ý kiến của cụ giờ xuống thấp lắm.
Em cần lời xin lỗi từ cụ. Ok
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,862
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Cụ cứ bình tĩnh lội thớt tiếp nhé, từ từ sẽ ngộ ra thôi.

về vườn cũng không thoát. Trần Nguyên Hãn về quê an dưỡng còn bị 42 lực sĩ về quê bắt, Nguyễn Trãi bị tước hết chức tước còn dính vụ án Lệ Chi viên. Các vị vua khai quốc hầu hết đều sát hại công thần sau khi xong đại sự vì lo cho ngôi báu của mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,168
Động cơ
374,113 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Về nguyên tắc, khi tiếp nhận chiếu sắc của thiên tử Trung Hoa, vua Việt và vua Triều Tiên đều phải quỳ lạy. “Sứ nhà giời” (thiên sứ) được coi ngang hàng với vua chư hầu, không cần lạy khi diện kiến. Từ Phu Viễn, sứ Nam Minh, là ông thiên sứ duy nhất bị buộc phải lạy vua Lê Thần Tông vào năm 1658, khi ông này tới Đại Việt xin viện trợ cho việc đánh Thanh. Từ có câu thơ ghi lại nỗi ấm ức này: “Mười năm hoang đảo lòng son khổ. Một lạy vua man khí tiết hoen” (1).
Thời Lê, triều đình Việt áp dụng lễ của nhà Minh. Quan dân lạy vua, vua lạy trời, đều làm lễ “năm lạy ba dập đầu”. Phan Huy Chú cho biết: “Năm lạy ba dập đầu là lễ thờ trời, tôn kính bề trên… người trong cả nước, nhỏ học lớn làm, xưa nay quen thuộc.” (2) Tuy nhiên, năm 1669, Thanh Khang Hy đặt ra lễ “ba quỳ chín dập đầu”, bắt thiên hạ phải theo. Nghi lễ mới này trái với "quốc tục" theo quan niệm của nhà Lê, nên suốt từ năm 1669 tới năm 1761, việc dùng lễ "năm lạy ba dập đầu" hay "ba quỳ chín dập đầu" luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa sứ Thanh và triều đình Đại Việt. Cụ thể áp dụng lễ nào sẽ do thái độ của từng ngài thiên sứ quyết định. Từ năm 1761 trở về sau, sau lệnh của Càn Long, vua Việt mới cam lòng sử dụng lễ “ba quỳ chín dập đầu” khi nhận chiếu sắc của vua Thanh.
Xem lại cổ tịch ghi chép sử Việt, riêng thấy có hai vị vua không chịu lạy chiếu sắc của triều đình Trung Hoa, một là Lê Đại Hành, hai là Trần Nhân Tông.
Khi gặp sứ Tống, bên cạnh một loạt động thái ngoại giao “đầu gấu” như tặng cặp hổ cho sứ ngắm, sai khiêng mãng xà dài mấy trượng tới tặng cho sứ ăn v.v, Lê Hoàn nói "năm ngoái giao chiến với giặc mọi, ngã ngựa đau chân, nhận chiếu không lạy.” (4)
Còn Trần Nhân Tông thì không một lần lạy chiếu chỉ. Thậm chí còn tự dùng lễ quân vương, coi việc thiên sứ ngang hàng với vua Việt là “làm nhục triều đình”.

nói thì có sách mách có chứng nhé:
Sau đây xin trích một đoạn tả cảnh lễ phong vương của sứ bộ nhà Thanh cho các vua Nguyễn được giám mục Pellesin ghi lại và được Cadiere dẫn ra trong bài viết của mình ở cuốn: “Những người bạn cố đô Huế” năm 1916.
“Hoàng đế (Trung Hoa) chỉ định một Chánh sứ và một Phó sứ. Khi đến biên giới An Nam, vua (An Nam) sẽ cử những vị quan đến đón họ và có trọng trách chờ đợi họ một cách cung kính. Các quan An Nam lễ kính cẩn đón nhận cái tráp rồng đựng những phong phẩm của hoàng đế, có nghĩa là phải quỳ ba lần, lạy chín cái (đầu đụng vào đất) trước cái tráp.
Quan An Nam phải quỳ một lần, lạy ba lạy trước vị Phó đại diện của hoàng đế.
Khi đoàn đến địa phận An Nam thì các giấy tờ từ triều đình Trung Hoa, và các đồ vật từ hoàng đế Trung Hoa gửi đến phải được cất giữ tại nhà khách dành cho phái đoàn Trung Hoa.
Sau khi làm thủ tục quỳ lạy thường lệ trước các phong phẩm ấy, các đại diện An Nam phải lạy ba lạy trước các đại diện Trung Hoa và đại diện Trung Hoa không được miễn cho các đại diện An Nam khỏi phải lạy.
Vào ngày như đã ấn định, tuyên đọc các tờ sách phong, thì vua An Nam cùng thái tử và quan chức sẽ đến nhà khách của các đại diện ở để làm lễ đón rước các văn kiện của hoàng đế và cái tráp rồng. Sau khi đã lễ bái theo thủ tục trước các phong phẩm, thì vua tự về cung và tờ sách phong đựng trong tráp rồng cũng như các tặng phẩm từ hoàng đế sẽ được đặt vào một cái xe riêng và đưa về hoàng cung.
Đoàn sứ giả Trung Hoa được dẫn đầu bởi cờ hiệu hoàng đế, trống và nhạc công, họ đi qua cửa chính và theo sau là các vật phẩm để trao gửi; họ bước lên các tầng cấp của điện vua mà ở giữa đã đặt sẵn một hương án và hai bên cạnh có hai bàn khác nữa. Bàn giữa là nơi đặt các tặng vật do hoàng đế Trung Hoa gửi sang.
Vua, thái tử cùng các quan lại An Nam làm lễ trước các vật ấy bằng ba quỳ, chín lạy và sau đó đến quỳ trước bàn đã đặt tờ phong sắc để nghe đọc tờ này. Khi đọc xong thì tờ sắc được đặt trở lại trên bàn và vua lại quỳ ba quỳ lạy chín lạy rồi đứng dậy. Các sứ giả Trung Hoa cáo từ, vua và đoàn tuỳ tùng tiễn chân họ đến tận ngoài rồi trở về cung…”[7;306].
Rõ ràng chúng ta thấy các vua nước ta đã phải “nhún nhường”, thực hiện những nghi lễ vô cùng long trọng và mệt nhọc để nhận được sắc phong của hoàng đế Trung Hoa.
còn đây là nghi lễ nhận sắc phong của vua Lê:
Ba ngày trước lễ. Thượng thiết ty cho đặt tại Điện Kính thiên một long đình giữa điện, một hương án( gọi nôm là cái bàn thờ) ở phía Nam long đình, bái vị( chỗ quỳ lạy) của Vua ở trước hương án, chỗ đứng của vua ở phía Tây hương án, của sứ thần ở phía Đông hương án.
Đến sáng ngày hành lễ, các quan vâng chỉ vào sân Đan Trì, vua sai 3 đại thần van võ chỉnh đốn tướng hiệu, ninh mã, nhã nhạc, nghi trượng đến sứ quán rước Long Đình, Hương án đến sứ quán đón sứ thần. Đoàn rước đi theo thứ tự: Dẫn đầu là văn võ đại thần ta, tiếp đến giáo phường, nghi trượng, nhã nhạc, hương án, long đình( trên có chiếu sắc phong của Vua TQ) và quan khâm sứ ngồi kiệu, tùy tùng, người ngựa đi sau.
Đến cửa Nam môn, , tất cả mọi người trừ Sứ thần xuống ngựa đi bộ, đến cửa Đông Trường An Môn, thông sự( bây giờ gọi là phiên dịch) mời sứ thần xuống kiệu đi bộ.
Vua Lê vào lễ đội mũ sung thiên, mặc áo hoàng bào, đeo đai ngọc đứ chờ ở bên phải Tam Môn, Trăm quan đi theo hộ giá. Lúc LOng đình rước Chiếu chỉ đi qua, vua quỳ xuống rồi đứng luôn lên, Gặp khâm sứ, vua ta và sứ thần vái chào nhau. Long đình đi theo cửa chính, sứ thần đi theo của trái vào điện Kính thiên.
Viên Điển lễ rước Khâm sứ, quan nội tán rước vua đứng vào chỗ. Các quan ở ngoài sếp hàng.
Nội tán tâu vua đứng vào chỗ bái lạy, ngoại tán hô " bài ban"( đại khái là xếp hàng), sau khi các quan đứng về hàng xong, ngoại tán hô "ban tề"( các ban đã xếp xong, hường vào điện).
Nội tán hô khẩu lệnh cho vua "Ngũ bái tam khấu đầu, hưng, bình thân"( Năm lạy, ba vái, đứng lên, bình thân). Ngoại tán cũng hô như vậy.
Điển lễ hô tuyên chiếu: Khâm sứ bưng chiếu đưa cho quan tuyên chiếu, hai quan triển chiếu mở chiếu, Tuyên chiếu đọc, đọc xong tuyên chiếu gửi lại lên hương án.
Điển lễ lại hô: Nhận chiếu, Khâm sứ bưng chiếu đưa cho vua Lê, Vua Lê quỳ nhận chiếu, bưng ngang chán rồi đưa cho quan Thụ chiếu, Khâm sứ quay vê vị đứng.
Viên nội tán hô Phủ phục, hưng, bình thân. Vua đứng lên trở về chỗ đứng.
Nội tán hô "Tạ ân ngũ bái tam khấu đầu". Vua và các quan cùng lạy đủ 5 lạy, 3 vái.
Nội tan hô 'lễ tất"( lễ xong)
Vua và sứ thần sang điện Cần Chánh uống chè ăn trầu.
không biết thì trật tự giùm. Ok nhé
Cái này cụ lấy từ nguồn nào thế. Sao nước ta thời Nguyễn tên là An nam. Đại loại thế, nước Tàu thời Lê tên là Trung quốc?
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Vâng. Em xin lỗi cụ.
Tôi đưa link rõ ràng. Đưa cả tên sách quân trung từ mệnh. Cụ bảo là tôi tự soạn tự thêm chữ thiên triều.
Cụ đánh giá tôi cao quá đấy
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cái này cụ lấy từ nguồn nào thế. Sao nước ta thời Nguyễn tên là An nam. Đại loại thế, nước Tàu thời Lê tên là Trung quốc?
À tôi tự bịa ra đấy. Tin hay không là tùy
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Hồi kí của 1 ông, Trần Huy Liệu có lần sang sứ Tàu, đi về tức bẩu với 1 người, ''Tao giống cụ Hồ là thằng theo cn dân tộc, tao ỉa vào mặt thiên triều.'' :)) Chả có khi nào mà các leader Việt nó coi trọng cả đâu, và bọn Tàu nó cũng biết thừa, thiên triều gì, ngoại giao cho có vậy thôi, vì nó to hơn.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,168
Động cơ
374,113 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Tôi đưa link rõ ràng. Đưa cả tên sách quân trung từ mệnh. Cụ bảo là tôi tự soạn tự thêm chữ thiên triều.
Cụ đánh giá tôi cao quá đấy
Mong cụ cho biết, thư này trang bao nhiêu để em xem bản gốc cho dễ. Cụ đừng giận nữa nhé.
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Vụ Đèo Cát Hãn làm loạn liên can gì Trần Hãn? Thái tổ vu oan cho ông Hãn rõ ràng.
Bọn gian thần kia khuyên ông Lợi trừ Hãn Xảo đi vì sợ có ý khác.
Mà Hãn chắc chắn phải chết không liên can chuyện ông ta có phản hay không
Cụ này hay nhỉ, oan hay không là chuyện của Triều đình, đấy ko phải vấn đề. Mà anh í, như ông Hãn, là được triệu về để xét hỏi, chứ éo phải sai người lừa Hàn Tín đến rồi chém, như Lưu Bang, là cách làm của lưu manh.

Còn ông Xảo, chuyện cũng không được chép, nên em ko dám bàn. Nhưng 2 ông này đều đuợc đưa vào tờ chiếu ban bố khắp thiên hạ, chép rõ ''thằng Hãn, Xảo làm phản...nên chém làm răn.'' Như thế hẳn có là có đầy đủ thủ tục. Ất hiểu chưa, không phải là như bọn cướp ngoài chợ, ko có phép tắc.

Người ta chê Tào Tháo cũng ở cái chuyện, là khi say rượu, nóng nảy lấy giáo đâm chết người. Ấy cũng là chuyện ko nên với 1 quân vương, vì là bừa bãi. Còn cụ Lợi cụ có trình tự, làm xong, ban tờ chiếu ban bố khắp thiên hạ. Đấy, đó cũng là cách giữ tự trọng cho người ta.

Còn lời bình của ông hay lời trong sách Đại Việt sử kí toàn thư, em lấy làm ngờ, vì Ngô Sĩ Liên nếu viết như thế thì bạo quá, không giống kiểu cụ Liên. Mà viết như thế thì vô lí quá. Sử chép như thế này, em thấy lời văn nó chợ búa, thấp kém, ko phải học sĩ như cụ Liên.

Trước kia, Thái Tổ khi về già có nhiều bệnh, lại thêm Quân Vương [Tư Tề] ngông cuồnng, bậy
bạ, vua thì còn trẻ thơ, mà Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo đều có công lao giúp nước, rất được người
đương thời trọng vọng. Nguyên Hãn lại là con cháu nhà Trần và Văn Xảo cũng là người kinh lộ, lo rằng
sau này họ có chí khác, nên bên ngoài thì đối xử theo lễ tiết hậu, nhưng trong lòng lại rất ngờ vực hai
người.
Bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư đón biết ý vua,
dâng sớ mật, khuyên Thái Tổ quyết ý giết đi. Nếu có ai không vui, bọn Quốc Khí liền chỉ vào họ mà bảo
họ là bè đảng của hai nhà ấy, nên rất nhiều người bị xử tử và đi đày. Các quan đều sợ miệng bọn chúng
không dám nói gì. Nhưng Thái Tổ biết rất rõ bọn Quốc Khí đều là loại tiểu nhân xảo quyệt, trong bụng
vẫn ghét chúng. Sau này bọn chúng đều có tội, lần lượt bị đuổi đi, song lại lo chúng [6a] đuợc dùng lại
cho nên nói thế để ngăn ngừa.
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cụ này hay nhỉ, oan hay không là chuyện của Triều đình, đấy ko phải vấn đề. Mà anh í, như ông Hãn, là được triệu về để xét hỏi, chứ éo phải sai người lừa Hàn Tín đến rồi chém, như Lưu Bang, là cách làm của lưu manh.

Còn ông Xảo, chuyện cũng không được chép, nên em ko dám bàn. Nhưng 2 ông này đều đuợc đưa vào tờ chiếu ban bố khắp thiên hạ, chép rõ ''thằng Hãn, Xảo làm phản...nên chém làm răn.'' Như thế hẳn có là có đầy đủ thủ tục. Ất hiểu chưa, không phải là như bọn cướp ngoài chợ, ko có phép tắc.
Lưu Bang lừa chém. Lê Lợi lừa dìm nước cũng khác gì nhau đâu. Ông Lợi 36 khôn hơn anh Bang. Thế thôi
Mà ông Đôn trong Phạm Văn Xảo truyện kể ông Lợi sau hối hận thương hai người bị oan rồi thái tổ già lắm bệnh nghi ngại công thần.
Thế là thế nào nhỉ?
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Chính thế dân gian mới có câu họ Lê quê Thanh Hoá :))
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,168
Động cơ
374,113 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Cụ tự tìm trên gu gồ ấy
Cụ chán rồi à. Cụ cần ảnh chụp đvsktt. Em gửi ảnh. Cụ baỏ không biết chữ Hán. Em gửi công cụ. Em cũng Gúc cả đấy và cụ cũng Gúc được. Cụ mở ra một cái cưả, một topic thì cụ cũng phải đóng được chứ. Nói thật, để theo được các comment của cụ, em cũng phải ôm maý, tìm tòi căng mắt ra đâý. Ấy là em tôn trọng cụ.
Thôi, em cũng tùy cụ xử sự.
Mong cụ khoẻ, cảm ơn cụ.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cụ chán rồi à. Cụ cần ảnh chụp đvsktt. Em gửi ảnh. Cụ baỏ không biết chữ Hán. Em gửi công cụ. Em cũng Gúc cả đấy và cụ cũng Gúc được. Cụ mở ra một cái cưả, một topic thì cụ cũng phải đóng được chứ. Nói thật, để theo được các comment của cụ, em cũng phải ôm maý, tìm tòi căng mắt ra đâý. Ấy là em tôn trọng cụ.
Thôi, em cũng tùy cụ xử sự.
Mong cụ khoẻ, cảm ơn cụ.
Tôi đã đưa link ra cụ không thèm click chuột vào đọc mà còn bảo tôi tự viết tự bịa. Mà bảo nhiều lần
Cụ xử sự hay quá
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,862
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Thấy mấy cụ tranh cãi về chữ thiên triều gì gì mà chưa thoát ý, e mạo muội giới thiệu 1 tiểu luận về phong ấn "An Nam quốc vương":

http://www.vjol.info/index.php/ncpt-hue/article/view/4393
(trang số 64-67)

Hy vọng tiểu luận sẽ giúp hiểu rõ các concept sau: bảo hộ, phiên thuộc, thiên triều, thượng/mẫu quốc; ngoại thần (phiên vương) aka "tự chủ", "độc lập"; nội thần (đô thống sứ, thái thú, tiết độ sứ, ...) aka thuộc địa (Bắc thuộc, Pháp thuộc)
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cụ này hay nhỉ, oan hay không là chuyện của Triều đình, đấy ko phải vấn đề. Mà anh í, như ông Hãn, là được triệu về để xét hỏi, chứ éo phải sai người lừa Hàn Tín đến rồi chém, như Lưu Bang, là cách làm của lưu manh.

Còn ông Xảo, chuyện cũng không được chép, nên em ko dám bàn. Nhưng 2 ông này đều đuợc đưa vào tờ chiếu ban bố khắp thiên hạ, chép rõ ''thằng Hãn, Xảo làm phản...nên chém làm răn.'' Như thế hẳn có là có đầy đủ thủ tục. Ất hiểu chưa, không phải là như bọn cướp ngoài chợ, ko có phép tắc.

Người ta chê Tào Tháo cũng ở cái chuyện, là khi say rượu, nóng nảy lấy giáo đâm chết người. Ấy cũng là chuyện ko nên với 1 quân vương, vì là bừa bãi. Còn cụ Lợi cụ có trình tự, làm xong, ban tờ chiếu ban bố khắp thiên hạ. Đấy, đó cũng là cách giữ tự trọng cho người ta.

Còn lời bình của ông hay lời trong sách Đại Việt sử kí toàn thư, em lấy làm ngờ, vì Ngô Sĩ Liên nếu viết như thế thì bạo quá, không giống kiểu cụ Liên. Mà viết như thế thì vô lí quá. Sử chép như thế này, em thấy lời văn nó chợ búa, thấp kém, ko phải học sĩ như cụ Liên.

Trước kia, Thái Tổ khi về già có nhiều bệnh, lại thêm Quân Vương [Tư Tề] ngông cuồnng, bậy
bạ, vua thì còn trẻ thơ, mà Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo đều có công lao giúp nước, rất được người
đương thời trọng vọng. Nguyên Hãn lại là con cháu nhà Trần và Văn Xảo cũng là người kinh lộ, lo rằng
sau này họ có chí khác, nên bên ngoài thì đối xử theo lễ tiết hậu, nhưng trong lòng lại rất ngờ vực hai
người.
Bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư đón biết ý vua,
dâng sớ mật, khuyên Thái Tổ quyết ý giết đi. Nếu có ai không vui, bọn Quốc Khí liền chỉ vào họ mà bảo
họ là bè đảng của hai nhà ấy, nên rất nhiều người bị xử tử và đi đày. Các quan đều sợ miệng bọn chúng
không dám nói gì. Nhưng Thái Tổ biết rất rõ bọn Quốc Khí đều là loại tiểu nhân xảo quyệt, trong bụng
vẫn ghét chúng. Sau này bọn chúng đều có tội, lần lượt bị đuổi đi, song lại lo chúng [6a] đuợc dùng lại
cho nên nói thế để ngăn ngừa.
Hay! Nghiên cứu sử hay.
Đoạn nào ông Liên ca ngợi ông Lợi thì trích lên đây mới đúng là sử toàn thư
Đoạn nào ông Liên chê Lê Lợi sát hại công thần thì bảo: bị người ta sửa. Giọng không giống ông Liên. Toàn thư là quốc sử nhà Trịnh.
Cái này nghe hơi quen quen. Sử Chỉ được khen không được chê trách. Chê trách là ********* là xuyên tạc
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,168
Động cơ
374,113 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Tôi đã đưa link ra cụ không thèm click chuột vào đọc mà còn bảo tôi tự viết tự bịa. Mà bảo nhiều lần
Cụ xử sự hay quá
Xin lỗi cụ nhé.
Em tranh luận mấy cái tiểu tiết quá. Mất hay. Cái này trong Nguyễn Trãi toàn tập cũng thấy có. Em tưởng cụ có bản gốc để em lại
hí húi tra từ điển.
Còn gọi Tàu là Thiên triều hay không cũng chẳng quan trọng nữa rồi, nếu việc đó làm 1 ofer mất vui.
Xin lỗi cụ lần nữa
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top