[Funland] Số phận bi thãm của một số công thần sau cuộc khởi Nghĩa Lam Sơn

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,168
Động cơ
374,113 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Biểu cầu phong này chính là Nguyễn Trãi vâng mệnh Lê Lợi soạn trong quân trung từ mệnh tập
Để chuẩn bị giao thiệp với nhà Minh, cuối năm 1426 Lê Lợi lập Trần Cảo, một người tự xưng là con cháu nhà Trần, lên làm vua. Đây là biẻu cầu phong đứng tên Lê Lợi gửi sang nhà Minh để xin phong vương cho Trần Cảo.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=20403.20
ĐẦU MỤC NƯỚC AN-NAM KÍNH GỬI CÁC VỊ
TỲ TƯỚNG CỦA THIÊN TRIỀU


Tôi nghe: quân của Vương giả, cốt trên thuận òng trời, dưới hợp lòng người. Nay các ông vâng mệnh đi đánh dẹp, chỉ nên trên xét lòng trời, dưới thuận việc người. Trước đây cái tai họa đắm thuyền(*), thì trời đã răn bảo rõ lắm. phàm quan đi qua một đường nào, việc chạy trốn hại thường thường có đến bao nhiêu người, nhân dân chừa oán lại quá lắm. Các ông bỏ việc ấy không xét đến mà xông pha nguy hiểm, khinh xuất tiến quân. Kinh Dịch có câu nói rằng: “Quân đi phải có kỷ luật, nếu không có kỷ luật thì dẫu phải cùng gặp sự không hay”. Huống chi lòng trời lòng người đã như thế mà các ông còn cố gượng cứ làm, thì tự mua lấy thất bại, há chẳng đáng ư? Vả lại, bọn An Viễn hầu (Liễu Thăng) Bảo định bá (Lương Minh), Lý thượng thư (Lý Khánh) lại nối nhau bị chết, quân không người thống lĩnh, và không theo kỷ luật, chẳng bại vong sao được. Xin các ông nên chóng lui quân, đóng lại ở đất Long-châu, Bằng-tường, tôi lập tức đem ngay các quan lại quân nhân đã bắt được ở các thành đến ngoài cõi, trả lại hết cả. Và đem người vàng đã đúc, sai người đi theo, dâng biểu vào cống để nước nhỏ tôi được hết lễ thờ nước lớn, mà nước lớn được hết đạo vỗ yên người xa. Làm một việc mà được hai điều lợi, hai bên đều tốt cả. Thế không phải là may lớn cho nhân dân cả thiên hạ ư? Các ông nếu còn dùng dằng lâu ngày, chứa lòng nghi ngờ, làm hỏng mưu kế, tôi sợ rằng các ông sẽ chết vùi xương trong bụng cá ở Xương-giang(2), còn có ích gì đâu?

Thư này gửi đến, kính xin trả lời cho biết.

Tuyên-đức, năm, tháng, ngày.

(1) Sau những thất bại nặng nề ở Chi-lăng (ngày 20 tháng 9 năm Đinh mùi, tức ngày 10-10-1427, chủ tướng Liễu Thăng bị giết chết), Cần-trạm (ngày 25 tháng 9 năm Đinh mùi, tức ngày 15-10-1427, phó tổng binh Lương Minh Lương Minh bị giết chết) và Phố Cát (ngày 28 tháng 9 năm Đinh mùi, tức ngày 18-10-1427, binh bộ thượng thư Lý Khánh phải thắt cổ tự tử), đạo quân tiếp viện chủ yếu của nhà Minh còn khoảng 7 vạn quân, do đô đốc Thôi Tụ và thượng thư Hoàng Phúc cầm đầu, cố tiến về thành Xương-giang (Hà-bắc). Nhưng thành Xương-giang đã bị quân ta hạ 10 ngày trước khi quân địch tiến vào biên giới và đã trở thành một pháo đài kiên cố chắn ngang đường tiến quân của địch về Đông-quan. Quân địch phải đóng quân giữa cánh đồng phía trước thành Xương-giang rồi đắp lũy để tự vê. Quân ta chẹn các đường rút lui và tiếp tế lương thực của địch, rồi khép chặt vòng vây. Trước khi mở trận tổng công kích vào ngày 15 tháng 10 năm Đinh mùi (ngày 3 tháng 11-1427), Lê Lợi - Nguyễn Trãi chủ trương vừa vây vừa hãm vừa dụ hàng làm cho quân địch càng suy yếu về lực lượng, khốn quẫn về lương thực và tan rã về tinh thần. Thư này và thư số 10, 11 gửi cho những viên tướng quân Minh đang bị bao vây ở Xương-giang. Ba bức thư này gửi trong khoảng thời gian sau ngày 28-9 và trước ngày 15-10 năm Đinh mùi (sau ngày 18-10 và trước ngày 3-11-1427).
(*) Thư số 15 ở sau cũng có đoạn: “Hiện nay có An viễn hầu là Liễu thăng vâng mệnh (triều đình) đem hơn 10 vạn quân, đi đến Quảng-tây, đã hai lần sắc thư gọi về, Liễu thăng trót đã mang quân ra, chống lại mệnh lệnh mà cứ đi. Quân đi đến Lễ-giang, bị tai họa đắm thuyền, chết đuối đến hơn một vạn người. (Đó là), trời bảo cho biết đã rõ lắm rồi”.
(2) Sông Xương-giang tức sông Thương. Quân địch bị bao vây giữa cánh đồng phía trước thành Xương-giang, ở phía bắc sông Thương.
Logged
Trên biểu có ghi rõ mà, tuy ngôn ngữ ngày xưa nhưng đọc cũng dễ hiểu đối với người dốt sử như em, cụ không cần copy paste dài thế để giải thích đâu.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
- Biểu này là xin lập cho người họ Trần (có thể là Trần Cảo) cụ ạ, trên biểu ghi rõ.
- Biểu này Lê Lợi nhận là tri phủ Thanh hóa ( trên biểu ghi rõ)
- Biểu cầu phong này được viết năm ... em ngại lội sử quá, cụ thông cảm.

Vâng, cụ cứ đưa các biểu khác để em được khai sáng. Có bản chụp càng tốt cụ ạ. Để em được hiểu không phải theo ý của dịch giả.
Cảm ơn cụ nhiều.
Trong quân trung từ mệnh tập do cụ Trãi soạn có rất nhiều thư Lê Lơi gửi tướng Minh đều dùng 2 chữ Thiên triều
. THƯ GỬI LIỄU THĂNG(1)

Thư bảo cho các vị tổng binh của Thiên triều.

Ta nghe: Quân của Vương giả chỉ có dẹp yên mà không có đánh chém. Việc làm nhân nghĩa cốt để yên dân. Trước đây gửi thư, chính là muốn Trung-quốc mở rộng đường vỗ yên, nước nhỏ hết lòng thành kính nể. May ra cái tệ thích khoe khoang, ưa lập công của nhà Hán, nhà Đường từ đây hết đi, mà đạo của vua Thang vua Vũ dấy nước bị diệt, nối dòng đã tuyệt, lại thấy cử hành, không biết thư trước có đến các ông hay không?

Nay nghe thấy đại quân thốt nhiên đến bờ cõi (tôi thật) vừa sợ vừa mừng: đây là quân cứu viện chăng, hay sẽ làm việc dấy nước đã diệt, nối dòng đã tuyệt chăng? Trước đây hơn hai mươi năm, binh đao liền liền, tai họa lắm lắm. Quân lính của Trung-quốc mười phần không còn một phần. Dân vô tội của nước nhỏ tôi gặp nhiều sự chết uổng. Cái lấy được không đủ bù cho cái mất, sự thu hoạch không bõ vào sự mất đi. Nói đến việc ấy, chắc các ông không thích nghe.

Nay, nước tôi tìm được người cháu ba đời của họ Trần ở đất Lão-qua đã hợp lòng mọi người. Ngày tháng 11 năm nay(2), nước tôi đã sai đúc hai pho tượng người bằng vàng, sắp đủ đồ sản vật địa phương để tiến cống, sai người đến kinh tâu bày. May ra cuộc bàn của đại đình lại tuân theo điều chương của Thái tổ (hoàng đế), và sự lý trong tờ chiếu để lại cho Thái tông hoàng đế, thì đó là sự may cho nước Giao-chỉ chúng tôi, và sự may lớn cho cả thiên hạ.

Các ông là tướng lão luyện của Thiên triều vâng mệnh (đem quân) ra cõi ngoài, công việc ngoài (đô) thành, mình tự chuyên là được rồi. Sao không xét rõ thời nghi, tùy tiện sắp việc, lui quân ra ngoài bờ cõi, sai một viên sứ giả mang một lá thư đến, xem hư thực, rồi sau đem công việc nên làm ở trên đây xin mệnh lệnh của tiều đình, may được chuẩn y, thì bọn các ông không phải khó nhọc lòng sức mà hưởng thành công. (Nếu) đình nghị không bằng lòng thì lúc đó tiến quân cũng chưa muộn gì. Nay, các ông không nghĩ đến việc ấy, đem quân cô độc đi sâu vào đất người cầu may nên được công việc. Tôi không cho việc làm ấy của các ông là phải. Và lại, con ong cái bọ còn có cái nọc, huống chi người trong một nước, tôi há lại không có người nào là người có mưu kế dũng lược hay sao? Các ông chớ cho nước tôi là ít người mà coi người. Đến lúc ấy thì lòng thành của nước tôi thờ nước lớn thực có phần thiếu, mà các ông hối lại sẽ không kịp nữa. Kể ra cứu đám đánh nhau, không nên đánh đập, gỡ mối rối loạn chớ nên tay không. Nay các ông quả muốn cứu đám đánh nhau chăng? Muốn gỡ mối rối loạg chăng. Xin chớ có đánh đập, chớ có tay không khiến cho người giận lại càng giận thêm mà rối loạn lại càng rối loạn thêm. Thư này đến nơi, kính mong trả lời cho biết.

(1) Nhận được thư trước, Liễu Thăng không thèm xem và ra lệnh tiếp tục tiến quân. Nguyễn Trái viết thư thứ hai này gửi Liễu Thăng xin rút quân ra ngoài bờ cõi rồi tâu về triều về việc lập con cháu nhà Trần. Theo Hoàng minh thực lục thì khi tiến quân đến Ải-lưu (vùng Lạng-bắc, huyện Chi-lăng, Lạng-sơn), Liễu Thăng nhận được thư của Lê Lợi. Từ Khâu-ôn đến Ải-lưu, theo cuộc hành quân của Trương Phụ, đi khoảng nửa ngày (Lý Văn Phượng, Việt kiệu thư). Ngày 19 tháng 9 năm Đinh mùi, Liễu Thăng đến Khâu-ôn thì ngày hôm sau, ngày 20 tháng 9 (ngày 10-10-1427) - đến Ải-lưu, rồi cũng trong ngày hôm đó, lọt và trận địa mai phục ở Chi-lăng, đây có lẽ là thư Nguyễn Trãi gửi cho Liễu Thăng khi ở Ải-lưu. Mục đích của những bức thư này là kích động thêm tính chủ quan, khinh địch của Liễu Thăng để dục địch vào trận Chi-lăng, phối hợp với hoạt động vừa đánh vừa lui của tướng Trần Lựu từ biên giới đến Chi-lăng.
(1) Ngày 20 tháng 9 năm Đinh mùi, Liễu Thăng bị giết chết ở Chi Lăng. “Tháng 11 năm nay” trong thư này có lẽ là do sao chép sai lạc.
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,653
Động cơ
798,526 Mã lực
Còn đây là bài thơ Đinh Liệt chúc mừng Nguyễn Trãi phục chức 1440
Trước hết, để có bài Phúc đáp Đại Đô đốc Đinh công là bởi năm 1440, lúc này vua Thái Tông đã lớn, trực tiếp nắm quyền chính, và đó cũng là lúc bọn lộng quyền bè đãng Lê Sát đã bị tiêu diệt, nhà vua ban chiếu triệu Nguyễn Trãi về triều khôi phục chức vụ cũ, kiêm thêm vài chức vụ mới: phụ trách Tam quán (Tập hiền viện, Chiêu văn quán, Quốc sử quán) và Ngự sử Đông Bắc đạo (gồm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh ngày nay). Nhân dịp này, Đinh Liệt với tư cách là Thái sư, Đại Đô đốc có viết một bài thơ mừng. Nguyên tác bài thơ mừng của Đinh Liệt như sau:

賀諫議大夫兼三館事阮先生

順 天 遺 命 莫 遺 文,

喜 日 太 宗 召 老 臣.

忠 直 才 華 宜 善 制,

張 經 振 紀 永 長 春.

HẠ GIÁN NGHỊ ĐẠI PHU KIÊM TAM QUÁN SỰ NGUYỄN TIÊN SINH

Thuận Thiên di mệnh, mạc di văn,

Hỉ nhật Thái Tông triệu lão thần.

Trung trực, tài hoa, nghi thiện chế,

Trương kinh, chấn kỷ, vĩnh trường xuân.

Dịch nghĩa:

MỪNG QUAN GIÁN NGHỊ ĐẠI PHU KIÊM TAM QUÁN SỰ NGUYỄN TRÃI

Niên hiệu Thuận Thiên, đức Tiên vương có trăng trối mà không có di chúc,

Mừng ngày vua Thái Tông vời lão thần về lại triều đình.

Mong ông trung trực, tài hoa, nhưng phải khéo biết nén mình, để chấn chỉnh chế độ cho tốt hơn,

Thì việc giúp rập nước nhà, sắp đặt lại kỷ cương, mới có cơ lâu dài hơn.

Dịch thơ:

Tiên vương trăng trối chẳng giấy tờ,

Mừng buổi Thái Tông triệu ông về.

Trung trực, tài hoa, nhưng phải khéo,

Lo đời, giúp nước, mới bền cơ!.

(NCL tạm dịch)

Sau đây là bài thơ phúc đáp của Ức Trai:

覆 答 大 都 督 丁 公

太 宗 誤 認 德 才 人,

遺 落 君 家 舊 宰 臣.

自 不 識 丁 為 宰 相,

弄 權 危 世 害 朝 民.

Phiên âm: PHÚC ĐÁP ĐẠI ĐÔ ĐỐC ĐINH CÔNG

Thái Tông ngộ nhận đức tài nhân,

Di lạc quân gia, cựu Tể thần !

Tự bất thức “đinh” vi Tể tướng,

Lộng quyền nguy thế, hại triều dân.(1)

Dịch nghĩa: TRẢ LỜI ÔNG ĐẠI ĐÔ ĐỐC HỌ ĐINH

Vua Thái Tông đã sai lầm khi đánh giá người có tài có đức,

Nên đã bỏ sót nhà anh, một đại thần cũ cốt cán.

Lại đưa một người không biết một chữ “đinh” lên làm Tể tướng,

Tạo ra cái nguy cho nạn lộng quyền, làm hại nước hại dân.

Dịch thơ:

Thái Tông nhầm lẫn người tài đức,

Bỏ sót nhà ông, một lão thần.

Chẳng biết chữ “đinh” làm Tể tướng,

Cậy quyền, ỷ thế, hại nước dân.
Bài này trong Thi viện có nói là thơ của Nguyễn Trãi vậy nhưng em thấy nội dung có vấn đề:
Chỉ một câu: “Thái Tông ngộ nhận đức tài nhân” đã có 2 hạt sạn khó hiểu:
1, Không quan nào dám nói thẳng, trực tiếp rằng thì mà là: Đương Kim thánh thượng là ngộ nhận, sai lầm trong nhận định về người tài, người đức như thế
2, Miếu hiệu” Thái Tông” chỉ được đặt khi vua đã mồ yên mả đẹp và lúc đó thì cụ Trãi cũng bị tru di rồi ~ không thể là thơ cụ Trãi mà lại gọi là Thái tông như thế đc.
Các cụ có thể khai sáng cho chúng cháu vài hàng đc ko??
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Từ "văn hóa" không tùy tiện dùng được.
Nhưng quả thực, quan niệm của thời đại ấy coi TQ như mẫu quốc.
Cũng khó trách các cụ xưa. Thời đó chúng ta chủ yếu quan hệ với TQ, thán phục nó, học nó, thấy cái gì nó cũng là thầy mình. Phương Nam ta có quan hệ với Chiêm Thành, thì coi Chiêm như đàn em, phụ thuộc.
Ngoài hai nước ấy ra, thì rất ít quan hệ với các nước khác.
TQ lại to đầu và bắt buộc mình lệ thuộc.
Ông cha ta đành chấp nhận xưng thần với TQ. Nhưng nhiều nhà sử học cho rằng, đường lối ngoại giao của ta với TQ thực sự mềm dẻo, bắt đầu từ cha con họ Khúc, ngoài thì xưng là thần, chịu thần phục, coi nó là mẫu quốc, nhưng trong thì độc lập tự quyết, không cho nó can thiệp, không chấp nhận làm quận huyện. Tuy vậy, sự thần phục là thật, chứ không phải là giả.
Các cụ để ý Ngọ Môn ở Huế, xây theo kiểu nhìn vào thì 3 cửa (vua chư hầu), nhìn từ trong ra thì 5 cửa (hoàng đế), cho thấy thái độ ngang nhiên của triều Nguyễn: ngoài thì vua ta chấp nhận là chư hầu, xưng thần, nhưng trong thì vua ta xưng đế, không chịu sự can thiệp của Thanh.

Về chuyện quỳ lạy sắc phong của vua TQ, theo tôi biết, mỗi lần đều diễn ra cuộc đấu tranh về ngoại giao hai bên. Về nguyên tắc, hay trên văn bản, do Tàu đặt ra, thì vua ta phải lạy sắc/chiếu của vua Tàu, nhưng ta luôn tìm cách tránh làm việc ấy, lấy cớ đau chân (cớ này Lê Hoàn dùng, bắt chước Triệu Đà), hay cử quan đại diện lạy thay, hay lấy người giả làm vua lạy.
Với sứ thần thì vua ta không phải lạy, cá biệt, có khi còn bắt sứ nó phải lạy vua ta (thời Lê Thần Tông). Triệu Đà còn ngồi xổm tiếp sứ thần. Về chuyện ông này có nên coi là vua ta hay không cũng còn dài dài. Một số sách xưa của ta coi Triệu Đà, Sĩ Nhiếp, thậm chí cả Cao Biền như là vua của ta, dù họ người Hán. Nhưng ở đây bàn chuyện ngoại giao thì coi ông Đà đại diện cho nước Nam ta lúc ấy cũng được.
Do đó, tùy tương quan lực lượng sẽ ảnh hưởng đến nghi lễ, hai bên đàm phán và chấp nhận có lạy hay không. Mạc Đăng Dung lúc ấy cần nhà Thanh hợp thức hóa địa vị quá, nên chấp nhận lạy. Nói chung, chưa thấy tài liệu nào mô tả việc vua ta lạy, trừ trường hợp Mạc Đăng Dung, và cũng không tài liệu nào mô tả vua ta không lạy, trừ trường hợp Lê Hoàn, Trần Nhân Tông, Quang Trung. Cho nên không nên quy cho là các vua ta lạy như cụ ất nói. Phan Huy Chú chỉ mô tả điển lễ, theo quy định, chứ không mô tả cụ thể vị vua nào lạy.
Vua nào cũng lạy cả. Trừ hai ông tôi nêu.
Ông Quang Trung sử ta thì bảo cho người đóng giả ta Thăng Long lạy chiếu. Sử Tàu bảo ông đích thân ra.
Không có trường hợp nào là đại thần lạy thay cả
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Bài này trong Thi viện có nói là thơ của Nguyễn Trãi vậy nhưng em thấy nội dung có vấn đề:
Chỉ một câu: “Thái Tông ngộ nhận đức tài nhân” đã có 2 hạt sạn khó hiểu:
1, Không quan nào dám nói thẳng, trực tiếp rằng thì mà là: Đương Kim thánh thượng là ngộ nhận, sai lầm trong nhận định về người tài, người đức như thế
2, Miếu hiệu” Thái Tông” chỉ được đặt khi vua đã mồ yên mả đẹp và lúc đó thì cụ Trãi cũng bị tru di rồi ~ không thể là thơ cụ Trãi mà lại gọi là Thái tông như thế đc.
Các cụ có thể khai sáng cho chúng cháu vài hàng đc ko??
Em cũng chả rõ nửa
Em chỉ biết năm 1442 Nhập nội Hành khiển Nguyễn Trãi được giao làm chánh chủ khảo. Ông đã rất hài lòng với bài thi Đình “Luận về phép trị nước của các vương triều” của Nguyễn Trực và đề nghị vua Lê Thái Tông chấm trạng nguyên cho ông.
Điều này rất nhiều tài liệu ghi lại đặc biệt là bia tiến sĩ ở văn miếu
 
Chỉnh sửa cuối:

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
11,790
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Vua bệnh thì phải có thái giám ngự y cung nữ hầu chứ sao đêm đó chỉ có bà Lộ?
Bà Lộ là lễ nghi học sĩ chứ có phải cung nữ đâu mà hầu vua?
Chu di tam tộc vụ Lệ chi viên là giết bố mẹ, vợ con, anh em của Nguyễn Trãi và bố mẹ, anh em bà Lệ hả Cụ?
Có tài liệu nào nói cụ thể về việc này (cách giết, số người bị giết) không Cụ?
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Chu di tam tộc vụ Lệ chi viên là giết bố mẹ, vợ con, anh em của Nguyễn Trãi và bố mẹ, anh em bà Lệ hả Cụ?
Có tài liệu nào nói cụ thể về việc này (cách giết, số người bị giết) không Cụ?
Tam tộc của cụ Trãi. Vì có lời khai cụ Trãi chủ mưu
Bà Lộ là thiếp nên chỉ mình bà bị chém không liên can họ hàng
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
11,790
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Tam tộc của cụ Trãi. Vì có lời khai cụ Trãi chủ mưu
Bà Lộ là thiếp nên chỉ mình bà bị chém không liên can họ hàng
Vâng Cụ, chi tiết vụ chém chắc không có tài liệu nào ghi rõ. Lúc nào rảnh Cụ mò thử xem nhé.
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Vậy ông Trần Huy Liệu sửa bia tiến sĩ đúng không cụ. Vì bia tiến sĩ ở văn miếu có khắc bài ký về sự kiện cụ Trãi chấm thi năm 1442
Việc khắc bia đá các khoa thi Tiến sĩ ở Việt Nam đã tiếp thu truyền thống khắc bia đá các khoa thi Tiến sĩ của Trung Quốc. Tuy nhiên, bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn những bài ký có giá trị nghệ thuật, tư tưởng.


PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh
- Tên của Nguyễn Trãi, với tư cách là quan chấm thi (độc quyển) được ghi trong bia, khắc năm 1484 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Lúc bấy giờ, Nguyễn Trãi là Hàn lâm viện Thừa chỉ Học sĩ kiêm Trung thư Quốc sử sự, giữ trọng trách chấm bài các thí sinh thi Tiến sĩ và trình lên vua.
Khoa thi đầu tiên của nhà Lê là năm 1442 cụ nhé
http://megafun.vn/cuoc-song/200909/cai-doc-dao-va-duy-nhat-cua-82-bia-van-mieu-ha-noi-42127/?mode=mobile
Ko có tư liệu uy tín nào, ngay P Huy Chú Lê Q Đôn sau 300 năm nghiên cứu cũng ko chép. P Huy Chú danh 1 truyện riêng để chép ông Trãi trong Lịch triều hiến chương.

Còn sử nn thì em ko dám bàn. Họ thích thế nào thì thế ấy thôi. 1 bài báo vô danh mà cụ lấy làm Nguồn. Bó tay.
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,653
Động cơ
798,526 Mã lực
Ko có tư liệu uy tín nào, ngay P Huy Chú Lê Q Đôn sau 300 năm nghiên cứu cũng ko chép. P Huy Chú danh 1 truyện riêng để chép ông Trãi trong Lịch triều hiến chương.

Còn sử nn thì em ko dám bàn. Họ thích thế nào thì thế ấy thôi. 1 bài báo vô danh mà cụ lấy làm Nguồn. Bó tay.
Em cũng chả rõ nửa
Em chỉ biết năm 1442 Nhập nội Hành khiển Nguyễn Trãi được giao làm chánh chủ khảo. Ông đã rất hài lòng với bài thi Đình “Luận về phép trị nước của các vương triều” của Nguyễn Trực và đề nghị vua Lê Thái Tông chấm trạng nguyên cho ông.
Điều này rất nhiều tài liệu ghi lại đặc biệt là bia tiến sĩ ở văn miếu
Bản dịch nội dung bia Tiến sỹ khoa thi 1442( dựng bia năm 1484) ~mời các cụ tham khảo rồi chém tiếp.
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1199&Catid=564
http://www.maxreading.com/sach-hay/bia-van-mieu/van-bia-de-danh-tien-si-khoa-nham-tuat-nien-hieu-dai-bao-nam-thu-3-1442-30769.html
 
Chỉnh sửa cuối:

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,168
Động cơ
374,113 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Trong quân trung từ mệnh tập do cụ Trãi soạn có rất nhiều thư Lê Lơi gửi tướng Minh đều dùng 2 chữ Thiên triều
. THƯ GỬI LIỄU THĂNG(1)

Thư bảo cho các vị tổng binh của Thiên triều.

Ta nghe: Quân của Vương giả chỉ có dẹp yên mà không có đánh chém. Việc làm nhân nghĩa cốt để yên dân. Trước đây gửi thư, chính là muốn Trung-quốc mở rộng đường vỗ yên, nước nhỏ hết lòng thành kính nể. May ra cái tệ thích khoe khoang, ưa lập công của nhà Hán, nhà Đường từ đây hết đi, mà đạo của vua Thang vua Vũ dấy nước bị diệt, nối dòng đã tuyệt, lại thấy cử hành, không biết thư trước có đến các ông hay không?

Nay nghe thấy đại quân thốt nhiên đến bờ cõi (tôi thật) vừa sợ vừa mừng: đây là quân cứu viện chăng, hay sẽ làm việc dấy nước đã diệt, nối dòng đã tuyệt chăng? Trước đây hơn hai mươi năm, binh đao liền liền, tai họa lắm lắm. Quân lính của Trung-quốc mười phần không còn một phần. Dân vô tội của nước nhỏ tôi gặp nhiều sự chết uổng. Cái lấy được không đủ bù cho cái mất, sự thu hoạch không bõ vào sự mất đi. Nói đến việc ấy, chắc các ông không thích nghe.

Nay, nước tôi tìm được người cháu ba đời của họ Trần ở đất Lão-qua đã hợp lòng mọi người. Ngày tháng 11 năm nay(2), nước tôi đã sai đúc hai pho tượng người bằng vàng, sắp đủ đồ sản vật địa phương để tiến cống, sai người đến kinh tâu bày. May ra cuộc bàn của đại đình lại tuân theo điều chương của Thái tổ (hoàng đế), và sự lý trong tờ chiếu để lại cho Thái tông hoàng đế, thì đó là sự may cho nước Giao-chỉ chúng tôi, và sự may lớn cho cả thiên hạ.

Các ông là tướng lão luyện của Thiên triều vâng mệnh (đem quân) ra cõi ngoài, công việc ngoài (đô) thành, mình tự chuyên là được rồi. Sao không xét rõ thời nghi, tùy tiện sắp việc, lui quân ra ngoài bờ cõi, sai một viên sứ giả mang một lá thư đến, xem hư thực, rồi sau đem công việc nên làm ở trên đây xin mệnh lệnh của tiều đình, may được chuẩn y, thì bọn các ông không phải khó nhọc lòng sức mà hưởng thành công. (Nếu) đình nghị không bằng lòng thì lúc đó tiến quân cũng chưa muộn gì. Nay, các ông không nghĩ đến việc ấy, đem quân cô độc đi sâu vào đất người cầu may nên được công việc. Tôi không cho việc làm ấy của các ông là phải. Và lại, con ong cái bọ còn có cái nọc, huống chi người trong một nước, tôi há lại không có người nào là người có mưu kế dũng lược hay sao? Các ông chớ cho nước tôi là ít người mà coi người. Đến lúc ấy thì lòng thành của nước tôi thờ nước lớn thực có phần thiếu, mà các ông hối lại sẽ không kịp nữa. Kể ra cứu đám đánh nhau, không nên đánh đập, gỡ mối rối loạn chớ nên tay không. Nay các ông quả muốn cứu đám đánh nhau chăng? Muốn gỡ mối rối loạg chăng. Xin chớ có đánh đập, chớ có tay không khiến cho người giận lại càng giận thêm mà rối loạn lại càng rối loạn thêm. Thư này đến nơi, kính mong trả lời cho biết.

(1) Nhận được thư trước, Liễu Thăng không thèm xem và ra lệnh tiếp tục tiến quân. Nguyễn Trái viết thư thứ hai này gửi Liễu Thăng xin rút quân ra ngoài bờ cõi rồi tâu về triều về việc lập con cháu nhà Trần. Theo Hoàng minh thực lục thì khi tiến quân đến Ải-lưu (vùng Lạng-bắc, huyện Chi-lăng, Lạng-sơn), Liễu Thăng nhận được thư của Lê Lợi. Từ Khâu-ôn đến Ải-lưu, theo cuộc hành quân của Trương Phụ, đi khoảng nửa ngày (Lý Văn Phượng, Việt kiệu thư). Ngày 19 tháng 9 năm Đinh mùi, Liễu Thăng đến Khâu-ôn thì ngày hôm sau, ngày 20 tháng 9 (ngày 10-10-1427) - đến Ải-lưu, rồi cũng trong ngày hôm đó, lọt và trận địa mai phục ở Chi-lăng, đây có lẽ là thư Nguyễn Trãi gửi cho Liễu Thăng khi ở Ải-lưu. Mục đích của những bức thư này là kích động thêm tính chủ quan, khinh địch của Liễu Thăng để dục địch vào trận Chi-lăng, phối hợp với hoạt động vừa đánh vừa lui của tướng Trần Lựu từ biên giới đến Chi-lăng.
(1) Ngày 20 tháng 9 năm Đinh mùi, Liễu Thăng bị giết chết ở Chi Lăng. “Tháng 11 năm nay” trong thư này có lẽ là do sao chép sai lạc.
Cụ có gì để chứng minh chữ Thiên triều không phải do cụ thêm vào không ? Mà thư có mấy lỗi chính tả thế này, em nghi chính cụ Át soạn lắm. Mong cụ đừng giận.
Em hỏi vì lòng tin của em với sử liệu cụ đưa và ý kiến của cụ giờ xuống thấp lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,168
Động cơ
374,113 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Em vừa xem cái link thứ nhất của cụ. Chữ thứ nhất dòng đầu tiên, từ trái qua phải, là chữ "minh", sao dưới bản dịch không có chữ này, mà lại là chữ "thay" trước dấu chấm than. Mong cụ giải thích.
 
Chỉnh sửa cuối:

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Đầu đời Thiệu Bình Lê Thái Tông, các đại thần bàn cất ông cùng bọn
Trình Thuấn Du(1) vào hầu ở tòa Kinh diên, giúp nên đức cho vua. Lời
tâu lên, vua không thuận. Ông lại vâng mệnh bàn việc nhạc những
không hợp ý với bọn quan hoạn Lương Đăng. Bèn từ không dự việc nước,
xin về làm nhà ở núi Côn Sơn, huyện Chí Linh, chỉ thỉnh thoảng vâng
mệnh vào chầu.

Năm Đại Bảo, Nhâm Tuất [1442], ông 63 tuổi, vì có vợ là Nguyễn Thị
Lộ vào hầu vua, dùng chất độc giết vua, triều đình kết án phải giết ba
họ. Bấy giờ có người thiếp của ông đang có mang, trốn được thoát rồi đẻ
con là Anh Vũ. Đến triều Thánh Tông, vua th-ơng là oan, cho Anh Vũ
làm một chức quan huyện và truy tặng ông tước Tế Văn hầu. Ông có
làm Ngọc Đường thi tập.

Lịch Triều Hiến Chương loại chí phần Nguyễn Trãi chép như vậy. Chẳng lẽ năm 1442, ông Trãi đi tham dự chấm thi về, rồi lại về quê ngay ?
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,653
Động cơ
798,526 Mã lực
Em vừa xem cái link thứ nhất của cụ. Chữ thứ nhất dòng đầ tiên, từ trái qua phải, là chữ minh, sao dưới bản dịch không có chữ này, mà lại là chữ thay trước dấu chấm than. Mong cụ giải thích.
Bản dịch của viện Hán nôm ~ không phải của em. Tất nhiên đây là bản dịch thoát ý của những nhà chuyên môn không phải bản dịch word by word.
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Đề điệu là Thượng thư Tả Bộc xạ Lê Văn Linh, Giám thí là Ngự sử đài Thị Ngự sử Triệu Thái, cùng các quan Tuần xước, Thu quyển, Di phong, Đằng lục, Đối độc ai nấy đều kính cẩn thi hành công việc. Ngày mồng 2 tháng 2, Thánh thượng ra ngự ở điện Hội Anh, đích thân ra đề thi văn sách. Ngày hôm sau các viên Độc quyển là Hàn lâm viện Thừa chỉ Học sĩ kiêm Trung thư Quốc sử sự Nguyễn Trãi, Trung thư sảnh Trung thư Thị lang Nguyễn Mộng Tuân, Nội mật viện Tri viện sự Trình Thuấn Du, Quốc tử giám Bác sĩ Nguyễn Tử Tấn nâng quyển tiến đọc. Hoàng thượng sáng suốt ngự lãm, xét định thứ bậc cao thấp. Ban cho Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Như Đổ đỗ Bảng nhãn, Lương Như Hộc đỗ Thám hoa lang; bọn Trần Văn Huy 7 người đỗ Tiến sĩ, bọn Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ Phụ bảng 4. Đó là gọi theo danh hiệu đã có từ đời trước...

Nếu có tên N Trãi thật, thì ông Trãi cũng chỉ là Thừa chỉ học sĩ, 1 chức quan văn như những người ở dưới thôi, viên quan văn khủng nhất triều Lê, là Lê Văn Linh chứ không phải ông Trãi. Mà sao các ông như P Huy Chú, chắc suốt ngày ở Quốc tử giám, chẳng lẽ không biết nội dung văn bia này, để chép vào sử ?
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,168
Động cơ
374,113 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Bản dịch của viện Hán nôm ~ không phải của em. Tất nhiên đây là bản dịch thoát ý của những nhà chuyên môn không phải bản dịch word by word.
Dịch thoát quá, nên em chả xem tiếp nữa. "Duy Thánh Minh" thành "lớn lao thay", chả hiểu để làm gì ?
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,653
Động cơ
798,526 Mã lực
Đề điệu là Thượng thư Tả Bộc xạ Lê Văn Linh, Giám thí là Ngự sử đài Thị Ngự sử Triệu Thái, cùng các quan Tuần xước, Thu quyển, Di phong, Đằng lục, Đối độc ai nấy đều kính cẩn thi hành công việc. Ngày mồng 2 tháng 2, Thánh thượng ra ngự ở điện Hội Anh, đích thân ra đề thi văn sách. Ngày hôm sau các viên Độc quyển là Hàn lâm viện Thừa chỉ Học sĩ kiêm Trung thư Quốc sử sự Nguyễn Trãi, Trung thư sảnh Trung thư Thị lang Nguyễn Mộng Tuân, Nội mật viện Tri viện sự Trình Thuấn Du, Quốc tử giám Bác sĩ Nguyễn Tử Tấn nâng quyển tiến đọc. Hoàng thượng sáng suốt ngự lãm, xét định thứ bậc cao thấp. Ban cho Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Như Đổ đỗ Bảng nhãn, Lương Như Hộc đỗ Thám hoa lang; bọn Trần Văn Huy 7 người đỗ Tiến sĩ, bọn Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ Phụ bảng 4. Đó là gọi theo danh hiệu đã có từ đời trước...

Nếu có tên N Trãi thật, thì ông Trãi cũng chỉ là Thừa chỉ học sĩ, 1 chức quan văn như những người ở dưới thôi, viên quan văn khủng nhất triều Lê, là Lê Văn Linh chứ không phải ông Trãi. Mà sao các ông như P Huy Chú, chắc suốt ngày ở Quốc tử giám, chẳng lẽ không biết nội dung văn bia này, để chép vào sử ?
Nội dung văn bia Tiến sỹ thì đến nay vẫn còn, cụ có thể kiểm chứng trực tiếp.
Tuy nhiên theo nội dung văn bia ghi cụ Trãi làm chân Độc quyển thì theo em hiểu là chỉ có trách nhiệm đọc các bài thi của sỹ tử cho Vua(giám khảo) nghe chứ không phải vai trò Chánh chủ khảo như cụ Atlas nói.
Em chỉ biết năm 1442 Nhập nội Hành khiển Nguyễn Trãi được giao làm chánh chủ khảo. Ông đã rất hài lòng với bài thi Đình “Luận về phép trị nước của các vương triều” của Nguyễn Trực và đề nghị vua Lê Thái Tông chấm trạng nguyên cho ông.
Điều này rất nhiều tài liệu ghi lại đặc biệt là bia tiến sĩ ở văn miếu
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Vâng, các sử gia của ta cố bốc thơm, lừa người bằng cách sử dụng các từ mập mờ như ông Ất đây. Theo Kiến văn tiểu lục, Đề điệu và giám thí là Chánh chủ khảo, và phó chủ khảo của trường thi. Như vậy, ông Lê Văn Linh, 1 quan văn mà chả ai biết thực ra là Chủ khảo, chính ông Linh này luôn làm Chủ tế trong các cuộc Tế lễ ở Thái miếu, chứ không phải cụ Trãi.

Em vẫn không hiểu vai trò Đọc quyển nghĩa là gì, thấy sách có ghi có chức Đối độc, tức là viên chức giữ việc đằng lục, để đối chiếu với nguyên văn trong quyển của sĩ tử cho được đúng với nhau. Còn Đằng lục, tức là viên quan chép lại bài thi của sĩ tử.

Tức là thi xong, có 1 ông chuyên chép lại bài thi của sĩ tử, có 1 ông khác là kiểm tra lại.
 

nikenneu

Xe buýt
Biển số
OF-76603
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
672
Động cơ
422,957 Mã lực
Nơi ở
Tiên Sơn, Hà Bắc
Sông có khúc người có lúc, mấy ô leader là nhiều thông tin, quan hệ nên tư duy nhận thức thay đổi nhanh lắm, mấy ông đệ mà ko thay đổi theo kịp thì về vườn sớm cho lành
về vườn cũng không thoát. Trần Nguyên Hãn về quê an dưỡng còn bị 42 lực sĩ về quê bắt, Nguyễn Trãi bị tước hết chức tước còn dính vụ án Lệ Chi viên. Các vị vua khai quốc hầu hết đều sát hại công thần sau khi xong đại sự vì lo cho ngôi báu của mình.
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
về vườn cũng không thoát. Trần Nguyên Hãn về quê an dưỡng còn bị 42 lực sĩ về quê bắt, Nguyễn Trãi bị tước hết chức tước còn dính vụ án Lệ Chi viên. Các vị vua khai quốc hầu hết đều sát hại công thần sau khi xong đại sự vì lo cho ngôi báu của mình.
-Ông nói thế thì người ta làm leader thì có ma nó mới theo. Toàn những tay óc có sạn cả, chẳng lẽ nó theo 1 thằng tệ hại như thế để mà die cả lũ à ? Trần Nguyên Hãn xây nhà to, mua voi, ngựa, vũ khí, ắt bị xét hỏi. Ngay thời bây giờ, mấy ông quan về hưu làm nhà to, thử hỏi có bị lên báo xét hỏi ko, huống hồ cách đây 500 năm ? Xét hỏi mà ông ta tự nhảy xuống sông mà chết, Lê Lợi chẳng giết vợ con ông ta.

-N Trãi bị liên đới là chắc rồi, vì N Trãi là cháu ngoại của Trần N Đán, ông kia là cháu nội, éo mẹ, bị cách chức về vườn là đúng chứ sao ? Hai ông Xảo, Hãn liên quan tới cuộc khởi nghĩa rất lớn thời đó, đến nỗi Lê Lợi phải điều toàn các tướng thiện chiến như Lê Sát, bẩu cả Lê Khôi ở Hóa châu về để uýnh nhau với Đèo Cát Hãn,...là biết nó nghiêm trọng thế nào rồi.

*Nhưng sau này, ông vua Lê Thái Tông, vẫn đến thăm nhà, là họ Lê vẫn trọng ông Trãi, hẳn vì ông Trãi là thư kí gần vua, nên đã tiếp xúc với con ông ấy, tức Thái Tông, nên vua có cảm tình với ông Trãi. Nhà ông có ông Tổng bí thư đến thăm nhà bao giờ chưa ?

N Trãi vẫn đc trọng vọng, chứ ko bao giờ bị gia đình Lê Lợi ghét cả.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top