Văn hoá thời đó xem Minh là mẫu quốc, đó là sự thực
Lê Lợi khi viết biểu cầu phong cũng vẫn nhận Minh là mẫu quốc
Từ "văn hóa" không tùy tiện dùng được.
Nhưng quả thực, quan niệm của thời đại ấy coi TQ như mẫu quốc.
Cũng khó trách các cụ xưa. Thời đó chúng ta chủ yếu quan hệ với TQ, thán phục nó, học nó, thấy cái gì nó cũng là thầy mình. Phương Nam ta có quan hệ với Chiêm Thành, thì coi Chiêm như đàn em, phụ thuộc.
Ngoài hai nước ấy ra, thì rất ít quan hệ với các nước khác.
TQ lại to đầu và bắt buộc mình lệ thuộc.
Ông cha ta đành chấp nhận xưng thần với TQ. Nhưng nhiều nhà sử học cho rằng, đường lối ngoại giao của ta với TQ thực sự mềm dẻo, bắt đầu từ cha con họ Khúc, ngoài thì xưng là thần, chịu thần phục, coi nó là mẫu quốc, nhưng trong thì độc lập tự quyết, không cho nó can thiệp, không chấp nhận làm quận huyện. Tuy vậy, sự thần phục là thật, chứ không phải là giả.
Các cụ để ý Ngọ Môn ở Huế, xây theo kiểu nhìn vào thì 3 cửa (vua chư hầu), nhìn từ trong ra thì 5 cửa (hoàng đế), cho thấy thái độ ngang nhiên của triều Nguyễn: ngoài thì vua ta chấp nhận là chư hầu, xưng thần, nhưng trong thì vua ta xưng đế, không chịu sự can thiệp của Thanh.
Về chuyện quỳ lạy sắc phong của vua TQ, theo tôi biết, mỗi lần đều diễn ra cuộc đấu tranh về ngoại giao hai bên. Về nguyên tắc, hay trên văn bản, do Tàu đặt ra, thì vua ta phải lạy sắc/chiếu của vua Tàu, nhưng ta luôn tìm cách tránh làm việc ấy, lấy cớ đau chân (cớ này Lê Hoàn dùng, bắt chước Triệu Đà), hay cử quan đại diện lạy thay, hay lấy người giả làm vua lạy.
Với sứ thần thì vua ta không phải lạy, cá biệt, có khi còn bắt sứ nó phải lạy vua ta (thời Lê Thần Tông). Triệu Đà còn ngồi xổm tiếp sứ thần. Về chuyện ông này có nên coi là vua ta hay không cũng còn dài dài. Một số sách xưa của ta coi Triệu Đà, Sĩ Nhiếp, thậm chí cả Cao Biền như là vua của ta, dù họ người Hán. Nhưng ở đây bàn chuyện ngoại giao thì coi ông Đà đại diện cho nước Nam ta lúc ấy cũng được.
Do đó, tùy tương quan lực lượng sẽ ảnh hưởng đến nghi lễ, hai bên đàm phán và chấp nhận có lạy hay không. Mạc Đăng Dung lúc ấy cần nhà Thanh hợp thức hóa địa vị quá, nên chấp nhận lạy. Nói chung, chưa thấy tài liệu nào mô tả việc vua ta lạy, trừ trường hợp Mạc Đăng Dung, và cũng không tài liệu nào mô tả vua ta không lạy, trừ trường hợp Lê Hoàn, Trần Nhân Tông, Quang Trung. Cho nên không nên quy cho là các vua ta lạy như cụ ất nói. Phan Huy Chú chỉ mô tả điển lễ, theo quy định, chứ không mô tả cụ thể vị vua nào lạy.