Lát chỉ đọc thôi. Lê Lợi chưa bao giờ quì, hay bất cứ vị quân vương nào phải quì cả. Chỉ trừ trường hợp đặc biệt là Mạc Đăng Dung, dòng dõi của Mạc Thuý mới làm điều ấy. Ất đừng cứ nói ba xàm nhiều quá.
Sử gia Tàu Tôn Lai Thần nghiên cứu đã cho rằng, Lê Lợi chịu cầu phong, chịu trả lại người cho nhà Minh, nhưng không trả 1 khẩu súng nào cho nhà Minh cả, khiến Minh triều phải hoảng sợ vì số súng đạn đó.
Theo nhà nghiên cứu Sun Lai Chen: Nhà Minh đã huy động các vị tướng và binh lính thiện chiến nhất cho chiến dịch tấn công Đại Việt. Để đối phó với hỏa khí của Đại Việt, vua Minh Thành Tổ ra lệnh sản xuất các khiên lớn và dày. Ông ra lệnh không được để lộ kỹ thuật làm súng cho đối phương, phải bảo đảm là khi rút quân, súng “phải được đếm theo số hiệu và không để một khẩu súng nào thất lạc.” Trong số 215.000 quân Minh tham gia chiến dịch viễn chinh, khoảng 21.000 lính thuộc khẩu đội được vũ trang bằng súng. Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly đã chuẩn bị cho khả năng bị xâm lăng từ sớm, và huy động một lực lượng quân đội lớn chưa từng thấy. Tuy vậy, chế độ nhà Hồ sụp đổ nhanh chóng. Lý do, bên cạnh các yếu tố khác như bất mãn của tầng lớp quý tộc và dân chúng trong nước, sai lầm chiến lược, còn là ưu thế quân sự, bao gồm súng đạn, của nhà Minh. wiki
Chiếm được Xương Giang, quân Đại Việt cướp thêm được nhiều vũ khí, và họ chiếm thêm được nhiều hơn nữa khi cuối năm 1427, quân Đại Việt đánh bại 150.000 viện binh nhà Mình. Đại Việt sử ký toàn thư chép là số vũ khí mà quân Lê Lợi lấy từ viện quân nhiều gấp đôi số lượng lấy được từ Xương Giang. Khi hơn 80.000 quân và thường dân nhà Mình cuối cùng rút khỏi Đại Việt tháng Giêng 1428, chắc chắn số binh lính Mình đã bị tước vũ khí. Số lượng vũ khí cũng như người Mình còn ở lại Đại Việt sau khi quân Minh rút lui đã gây lo ngại lớn cho triều đình phương Bắc. Nhà Mình liên tục đòi Đại Việt trao trả các quan binh, và vũ khí. Về vũ khí, mặc dù chính thức thì bảo đã trả hết, nhưng Đại Việt không trả lại món nào và cuối cùng triều Minh phải từ bỏ yêu sách.
Điều đó chứng tỏ, Lê Lợi chỉ làm cho có, để cho nc lớn nó khỏi lè nhè thôi. Sau cuộc chiến, Lê Lợi phát binh tấn công các tỉnh biên giới, thu về châu Phục Lễ, đất của các tù trưởng, mà Minh không dám bảo vệ. 1 tay lão luyện vào sống ra chết như ông Lợi, ông cần gì phải quì thằng nào ?
Còn về các khoản cống nạp, có tay nghiên cứu bảo, với tư cách Thiên triều, nếu sứ giả dâng 1, thì Tàu nó cho lại 2, 3 lần, rất hậu hĩnh để đáp lễ. Chứ không như nhiều người tưởng lầm về khoản cống nạp đó, ăn thua gì, người vàng, không phải là người thật, mà chỉ 1 số vàng nhỏ tượng trưng. 1 đế quốc lớn như nhà minh, nó cần cóc gì mấy thứ lằng nhằng vật chất vớ vẩn ấy.
Về nguyên tắc, khi tiếp nhận chiếu sắc của thiên tử Trung Hoa, vua Việt và vua Triều Tiên đều phải quỳ lạy. “Sứ nhà giời” (thiên sứ) được coi ngang hàng với vua chư hầu, không cần lạy khi diện kiến. Từ Phu Viễn, sứ Nam Minh, là ông thiên sứ duy nhất bị buộc phải lạy vua Lê Thần Tông vào năm 1658, khi ông này tới Đại Việt xin viện trợ cho việc đánh Thanh. Từ có câu thơ ghi lại nỗi ấm ức này: “Mười năm hoang đảo lòng son khổ. Một lạy vua man khí tiết hoen” (1).
Thời Lê, triều đình Việt áp dụng lễ của nhà Minh. Quan dân lạy vua, vua lạy trời, đều làm lễ “năm lạy ba dập đầu”. Phan Huy Chú cho biết: “Năm lạy ba dập đầu là lễ thờ trời, tôn kính bề trên… người trong cả nước, nhỏ học lớn làm, xưa nay quen thuộc.” (2) Tuy nhiên, năm 1669, Thanh Khang Hy đặt ra lễ “ba quỳ chín dập đầu”, bắt thiên hạ phải theo. Nghi lễ mới này trái với "quốc tục" theo quan niệm của nhà Lê, nên suốt từ năm 1669 tới năm 1761, việc dùng lễ "năm lạy ba dập đầu" hay "ba quỳ chín dập đầu" luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa sứ Thanh và triều đình Đại Việt. Cụ thể áp dụng lễ nào sẽ do thái độ của từng ngài thiên sứ quyết định. Từ năm 1761 trở về sau, sau lệnh của Càn Long, vua Việt mới cam lòng sử dụng lễ “ba quỳ chín dập đầu” khi nhận chiếu sắc của vua Thanh.
Xem lại cổ tịch ghi chép sử Việt, riêng thấy có hai vị vua không chịu lạy chiếu sắc của triều đình Trung Hoa, một là Lê Đại Hành, hai là Trần Nhân Tông.
Khi gặp sứ Tống, bên cạnh một loạt động thái ngoại giao “đầu gấu” như tặng cặp hổ cho sứ ngắm, sai khiêng mãng xà dài mấy trượng tới tặng cho sứ ăn v.v, Lê Hoàn nói "năm ngoái giao chiến với giặc mọi, ngã ngựa đau chân, nhận chiếu không lạy.” (4)
Còn Trần Nhân Tông thì không một lần lạy chiếu chỉ. Thậm chí còn tự dùng lễ quân vương, coi việc thiên sứ ngang hàng với vua Việt là “làm nhục triều đình”.
nói thì có sách mách có chứng nhé:
Sau đây xin trích một đoạn tả cảnh lễ phong vương của sứ bộ nhà Thanh cho các vua Nguyễn được giám mục Pellesin ghi lại và được Cadiere dẫn ra trong bài viết của mình ở cuốn: “Những người bạn cố đô Huế” năm 1916.
“Hoàng đế (Trung Hoa) chỉ định một Chánh sứ và một Phó sứ. Khi đến biên giới An Nam, vua (An Nam) sẽ cử những vị quan đến đón họ và có trọng trách chờ đợi họ một cách cung kính. Các quan An Nam lễ kính cẩn đón nhận cái tráp rồng đựng những phong phẩm của hoàng đế, có nghĩa là phải quỳ ba lần, lạy chín cái (đầu đụng vào đất) trước cái tráp.
Quan An Nam phải quỳ một lần, lạy ba lạy trước vị Phó đại diện của hoàng đế.
Khi đoàn đến địa phận An Nam thì các giấy tờ từ triều đình Trung Hoa, và các đồ vật từ hoàng đế Trung Hoa gửi đến phải được cất giữ tại nhà khách dành cho phái đoàn Trung Hoa.
Sau khi làm thủ tục quỳ lạy thường lệ trước các phong phẩm ấy, các đại diện An Nam phải lạy ba lạy trước các đại diện Trung Hoa và đại diện Trung Hoa không được miễn cho các đại diện An Nam khỏi phải lạy.
Vào ngày như đã ấn định, tuyên đọc các tờ sách phong, thì vua An Nam cùng thái tử và quan chức sẽ đến nhà khách của các đại diện ở để làm lễ đón rước các văn kiện của hoàng đế và cái tráp rồng. Sau khi đã lễ bái theo thủ tục trước các phong phẩm, thì vua tự về cung và tờ sách phong đựng trong tráp rồng cũng như các tặng phẩm từ hoàng đế sẽ được đặt vào một cái xe riêng và đưa về hoàng cung.
Đoàn sứ giả Trung Hoa được dẫn đầu bởi cờ hiệu hoàng đế, trống và nhạc công, họ đi qua cửa chính và theo sau là các vật phẩm để trao gửi; họ bước lên các tầng cấp của điện vua mà ở giữa đã đặt sẵn một hương án và hai bên cạnh có hai bàn khác nữa. Bàn giữa là nơi đặt các tặng vật do hoàng đế Trung Hoa gửi sang.
Vua, thái tử cùng các quan lại An Nam làm lễ trước các vật ấy bằng ba quỳ, chín lạy và sau đó đến quỳ trước bàn đã đặt tờ phong sắc để nghe đọc tờ này. Khi đọc xong thì tờ sắc được đặt trở lại trên bàn và vua lại quỳ ba quỳ lạy chín lạy rồi đứng dậy. Các sứ giả Trung Hoa cáo từ, vua và đoàn tuỳ tùng tiễn chân họ đến tận ngoài rồi trở về cung…”[7;306].
Rõ ràng chúng ta thấy các vua nước ta đã phải “nhún nhường”, thực hiện những nghi lễ vô cùng long trọng và mệt nhọc để nhận được sắc phong của hoàng đế Trung Hoa.
còn đây là nghi lễ nhận sắc phong của vua Lê:
Ba ngày trước lễ. Thượng thiết ty cho đặt tại Điện Kính thiên một long đình giữa điện, một hương án( gọi nôm là cái bàn thờ) ở phía Nam long đình, bái vị( chỗ quỳ lạy) của Vua ở trước hương án, chỗ đứng của vua ở phía Tây hương án, của sứ thần ở phía Đông hương án.
Đến sáng ngày hành lễ, các quan vâng chỉ vào sân Đan Trì, vua sai 3 đại thần van võ chỉnh đốn tướng hiệu, ninh mã, nhã nhạc, nghi trượng đến sứ quán rước Long Đình, Hương án đến sứ quán đón sứ thần. Đoàn rước đi theo thứ tự: Dẫn đầu là văn võ đại thần ta, tiếp đến giáo phường, nghi trượng, nhã nhạc, hương án, long đình( trên có chiếu sắc phong của Vua TQ) và quan khâm sứ ngồi kiệu, tùy tùng, người ngựa đi sau.
Đến cửa Nam môn, , tất cả mọi người trừ Sứ thần xuống ngựa đi bộ, đến cửa Đông Trường An Môn, thông sự( bây giờ gọi là phiên dịch) mời sứ thần xuống kiệu đi bộ.
Vua Lê vào lễ đội mũ sung thiên, mặc áo hoàng bào, đeo đai ngọc đứ chờ ở bên phải Tam Môn, Trăm quan đi theo hộ giá. Lúc LOng đình rước Chiếu chỉ đi qua, vua quỳ xuống rồi đứng luôn lên, Gặp khâm sứ, vua ta và sứ thần vái chào nhau. Long đình đi theo cửa chính, sứ thần đi theo của trái vào điện Kính thiên.
Viên Điển lễ rước Khâm sứ, quan nội tán rước vua đứng vào chỗ. Các quan ở ngoài sếp hàng.
Nội tán tâu vua đứng vào chỗ bái lạy, ngoại tán hô " bài ban"( đại khái là xếp hàng), sau khi các quan đứng về hàng xong, ngoại tán hô "ban tề"( các ban đã xếp xong, hường vào điện).
Nội tán hô khẩu lệnh cho vua "Ngũ bái tam khấu đầu, hưng, bình thân"( Năm lạy, ba vái, đứng lên, bình thân). Ngoại tán cũng hô như vậy.
Điển lễ hô tuyên chiếu: Khâm sứ bưng chiếu đưa cho quan tuyên chiếu, hai quan triển chiếu mở chiếu, Tuyên chiếu đọc, đọc xong tuyên chiếu gửi lại lên hương án.
Điển lễ lại hô: Nhận chiếu, Khâm sứ bưng chiếu đưa cho vua Lê, Vua Lê quỳ nhận chiếu, bưng ngang chán rồi đưa cho quan Thụ chiếu, Khâm sứ quay vê vị đứng.
Viên nội tán hô Phủ phục, hưng, bình thân. Vua đứng lên trở về chỗ đứng.
Nội tán hô "Tạ ân ngũ bái tam khấu đầu". Vua và các quan cùng lạy đủ 5 lạy, 3 vái.
Nội tan hô 'lễ tất"( lễ xong)
Vua và sứ thần sang điện Cần Chánh uống chè ăn trầu.
không biết thì trật tự giùm. Ok nhé