(Tiếp)
Quân bài Mỹ
Hiện người Mỹ đang lo ngại về cán cân quyền lực quân sự không cân bằng giữa Đài Loan và Trung Quốc Đại lục, cũng như khả năng tấn công ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. Washington từ lâu đã cân nhắc về quyết định can thiệp quân sự của mình trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ dừng ở việc tối đa hóa khả năng hành động của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực và đảm bảo rằng Đài Bắc không vượt qua ranh giới đỏ của Bắc Kinh. Vào tháng 9/2022, Tổng thống Joe Biden đã loại bỏ "sự mập mờ chiến lược" này bằng việc đảm bảo rằng Mỹ sẽ đến giải cứu Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công. Tuy nhiên, bất chấp sự thay đổi này dưới hình thức cảnh báo đối với Bắc Kinh, cường độ hỗ trợ quân sự của Mỹ tại Đài Loan vẫn chưa được xác định rõ. Do đó, sự mơ hồ vẫn tồn tại ở cấp độ chiến thuật.
Máy bay và tàu chiến Mỹ trên eo biển Đài Loan
Một số người ở Đài Bắc lo ngại rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ làm chậm trễ tiến trình chuyển giao vũ khí của Mỹ đối với Đài Loan, hiện đã lên đến mức 19 tỷ USD. Tại Washington, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2023, cùng với những điều luật khác, có thể đã giải quyết những lo ngại này, nhưng dường như nó cũng chẳng cho phép đẩy nhanh hơn tiến độ chuyển giao thiết bị đã đặt hàng.
Người Mỹ cũng đang củng cố vị thế quân sự của họ. Họ có một số căn cứ ở Nhật Bản, trong đó căn cứ lớn nhất là ở Okinawa (cách Đài Loan 600 km về phía Đông). Mỹ vừa ký với Philippines – nước có lãnh thổ nằm gần Đài Loan và Biển Đông (có vùng biển cũng bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền) – một thỏa thuận nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của họ tại đây. Nói rộng hơn, người Mỹ đang tranh luận về chiến lược tốt nhất để áp dụng nhằm chống lại sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc một cách hiệu quả nhất có thể.
Tàu sân bay USS Harry S. Truman trên eo biển Đài Loan
Có hay không một trạng thái bình thường mới?
Chiến thuật hiện tại của Trung Quốc là liên tục gia tăng áp lực nhằm làm mất tinh thần của Đài Loan, thuyết phục các đồng minh về khả năng khó có thể phòng thủ của hòn đảo này hay thách thức chủ quyền của họ, thu thập thông tin tình báo về quân đội và gia tăng các hạn chế về hậu cần mà không gây ra sự can thiệp nào.
TQ bắn tên lửa xung quanh Đài Loan trong diễn tập
Bắc Kinh đã đạt đến trạng thái ổn định với cuộc diễn tập vào tháng 8/2022 sau chuyến thăm Đài Bắc của bà Nancy Pelosi, sử dụng cả tên lửa để bắn vào sáu khu vực xung quanh Đài Loan. PLA dường như muốn thuyết phục về năng lực triển khai lực lượng càng gần Đài Loan càng tốt, bao vây hòn đảo và ngăn chặn sự can thiệp của "các thế lực bên ngoài" (được hiểu là "người Mỹ") trong một cuộc xung đột. Việc các máy bay của PLA vượt qua "đường trung tuyến" bất thành văn của eo biển đã trở thành thông lệ.
Bắc Kinh chắc chắn muốn phô trương khả năng đe dọa các tuyến tiếp tế trên biển của Đài Loan và phong tỏa hòn đảo này. Do đó, Đài Bắc hy vọng sẽ thành công trong việc tăng cường lực lượng phòng thủ trước khi bắt đầu xung đột và xác định rõ nguyên tắc hành động: họ sẽ phản công trong trường hợp có sự xâm nhập vào vùng biển của mình và sẽ coi việc phong tỏa hòn đảo là một hành động chiến tranh.
TQ bắn tên lửa xung quanh Đài Loan trong diễn tập
Và sau đó?
Mặc dù tiềm năng quân sự của Trung Quốc là lớn, nhưng để tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan là điều không hề dễ thực hiện, nếu không nói là vô cùng khó khăn. Để thành công, PLA sẽ phải giành được ưu thế tuyệt đối trên vùng biển và vùng trời của eo biển, đồng thời kiểm soát được mối đe dọa của Mỹ trên biển.
Sự răn đe sẽ còn có hiệu lực chừng nào Bắc Kinh chưa cảm thấy chắc chắn sẽ chiến thắng trong một cuộc xung đột mà không phải gánh những hậu quả nghiêm trọng không lường trước. Quá trình hiện đại hóa quân sự còn dang dở, khả năng phòng thủ của Đài Loan, rủi ro kinh tế, tính dễ bị tổn thương của bờ biển Trung Quốc và mối đe dọa can thiệp của Mỹ (có thể được Nhật Bản hỗ trợ) đang là những nhân tố góp phần kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh.
TQ bắn tên lửa xung quanh Đài Loan trong diễn tập
Do đó, Trung Quốc mới chỉ đe dọa Đài Loan bằng cách tăng dần mức độ căng thẳng. Đây cũng là lý do tại sao Trung Quốc sản xuất nhiều tàu và máy bay. Có lẽ Bắc Kinh tin rằng việc đảo ngược cán cân quyền lực cuối cùng sẽ khiến những phe phòng thủ nghi ngờ và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các điều kiện chính trị thuận lợi hơn để tiến tới thống nhất mà không cần dùng đến vũ lực. Tuy nhiên, lựa chọn quân sự vẫn là phương án được tính đến, vì áp lực chính trị của Trung Quốc Đại lục có ít ảnh hưởng đối với Đài Loan.
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế Trung-Mỹ ngày càng gay gắt, những bất đồng chính trị sâu sắc giữa Đài Bắc và Bắc Kinh và sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, tình hình căng thẳng ở Eo biển Đài Loan nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn.
TQ bắn tên lửa xung quanh Đài Loan trong diễn tập
Quân bài Mỹ
Hiện người Mỹ đang lo ngại về cán cân quyền lực quân sự không cân bằng giữa Đài Loan và Trung Quốc Đại lục, cũng như khả năng tấn công ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. Washington từ lâu đã cân nhắc về quyết định can thiệp quân sự của mình trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ dừng ở việc tối đa hóa khả năng hành động của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực và đảm bảo rằng Đài Bắc không vượt qua ranh giới đỏ của Bắc Kinh. Vào tháng 9/2022, Tổng thống Joe Biden đã loại bỏ "sự mập mờ chiến lược" này bằng việc đảm bảo rằng Mỹ sẽ đến giải cứu Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công. Tuy nhiên, bất chấp sự thay đổi này dưới hình thức cảnh báo đối với Bắc Kinh, cường độ hỗ trợ quân sự của Mỹ tại Đài Loan vẫn chưa được xác định rõ. Do đó, sự mơ hồ vẫn tồn tại ở cấp độ chiến thuật.
Máy bay và tàu chiến Mỹ trên eo biển Đài Loan
Một số người ở Đài Bắc lo ngại rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ làm chậm trễ tiến trình chuyển giao vũ khí của Mỹ đối với Đài Loan, hiện đã lên đến mức 19 tỷ USD. Tại Washington, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2023, cùng với những điều luật khác, có thể đã giải quyết những lo ngại này, nhưng dường như nó cũng chẳng cho phép đẩy nhanh hơn tiến độ chuyển giao thiết bị đã đặt hàng.
Người Mỹ cũng đang củng cố vị thế quân sự của họ. Họ có một số căn cứ ở Nhật Bản, trong đó căn cứ lớn nhất là ở Okinawa (cách Đài Loan 600 km về phía Đông). Mỹ vừa ký với Philippines – nước có lãnh thổ nằm gần Đài Loan và Biển Đông (có vùng biển cũng bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền) – một thỏa thuận nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của họ tại đây. Nói rộng hơn, người Mỹ đang tranh luận về chiến lược tốt nhất để áp dụng nhằm chống lại sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc một cách hiệu quả nhất có thể.
Tàu sân bay USS Harry S. Truman trên eo biển Đài Loan
Có hay không một trạng thái bình thường mới?
Chiến thuật hiện tại của Trung Quốc là liên tục gia tăng áp lực nhằm làm mất tinh thần của Đài Loan, thuyết phục các đồng minh về khả năng khó có thể phòng thủ của hòn đảo này hay thách thức chủ quyền của họ, thu thập thông tin tình báo về quân đội và gia tăng các hạn chế về hậu cần mà không gây ra sự can thiệp nào.
TQ bắn tên lửa xung quanh Đài Loan trong diễn tập
Bắc Kinh đã đạt đến trạng thái ổn định với cuộc diễn tập vào tháng 8/2022 sau chuyến thăm Đài Bắc của bà Nancy Pelosi, sử dụng cả tên lửa để bắn vào sáu khu vực xung quanh Đài Loan. PLA dường như muốn thuyết phục về năng lực triển khai lực lượng càng gần Đài Loan càng tốt, bao vây hòn đảo và ngăn chặn sự can thiệp của "các thế lực bên ngoài" (được hiểu là "người Mỹ") trong một cuộc xung đột. Việc các máy bay của PLA vượt qua "đường trung tuyến" bất thành văn của eo biển đã trở thành thông lệ.
Bắc Kinh chắc chắn muốn phô trương khả năng đe dọa các tuyến tiếp tế trên biển của Đài Loan và phong tỏa hòn đảo này. Do đó, Đài Bắc hy vọng sẽ thành công trong việc tăng cường lực lượng phòng thủ trước khi bắt đầu xung đột và xác định rõ nguyên tắc hành động: họ sẽ phản công trong trường hợp có sự xâm nhập vào vùng biển của mình và sẽ coi việc phong tỏa hòn đảo là một hành động chiến tranh.
TQ bắn tên lửa xung quanh Đài Loan trong diễn tập
Và sau đó?
Mặc dù tiềm năng quân sự của Trung Quốc là lớn, nhưng để tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan là điều không hề dễ thực hiện, nếu không nói là vô cùng khó khăn. Để thành công, PLA sẽ phải giành được ưu thế tuyệt đối trên vùng biển và vùng trời của eo biển, đồng thời kiểm soát được mối đe dọa của Mỹ trên biển.
Sự răn đe sẽ còn có hiệu lực chừng nào Bắc Kinh chưa cảm thấy chắc chắn sẽ chiến thắng trong một cuộc xung đột mà không phải gánh những hậu quả nghiêm trọng không lường trước. Quá trình hiện đại hóa quân sự còn dang dở, khả năng phòng thủ của Đài Loan, rủi ro kinh tế, tính dễ bị tổn thương của bờ biển Trung Quốc và mối đe dọa can thiệp của Mỹ (có thể được Nhật Bản hỗ trợ) đang là những nhân tố góp phần kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh.
TQ bắn tên lửa xung quanh Đài Loan trong diễn tập
Do đó, Trung Quốc mới chỉ đe dọa Đài Loan bằng cách tăng dần mức độ căng thẳng. Đây cũng là lý do tại sao Trung Quốc sản xuất nhiều tàu và máy bay. Có lẽ Bắc Kinh tin rằng việc đảo ngược cán cân quyền lực cuối cùng sẽ khiến những phe phòng thủ nghi ngờ và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các điều kiện chính trị thuận lợi hơn để tiến tới thống nhất mà không cần dùng đến vũ lực. Tuy nhiên, lựa chọn quân sự vẫn là phương án được tính đến, vì áp lực chính trị của Trung Quốc Đại lục có ít ảnh hưởng đối với Đài Loan.
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế Trung-Mỹ ngày càng gay gắt, những bất đồng chính trị sâu sắc giữa Đài Bắc và Bắc Kinh và sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, tình hình căng thẳng ở Eo biển Đài Loan nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn.
TQ bắn tên lửa xung quanh Đài Loan trong diễn tập