[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sẵn sàng chiến đấu.

Huấn luyện của LQTQ trong năm 2021 theo xu hướng từ năm 2020, tập trung vào huấn luyện binh chủng hợp thành và liên hợp. Các đơn vị của LQTQ đã tiến hành nhiều lần cuộc tập trận STRIDE-2021 ở nhiều chiến khu khác nhau với trọng tâm là thiết lập tiêu chuẩn hóa các phương pháp và điều kiện huấn luyện. Các đơn vị LQTQ nhấn mạnh đến việc huấn luyện thực tế, chuyên nghiệp hóa đội hình của lực lượng đối lập (OPFOR) và tiến hành huấn luyện đối kháng “lực lượng chống lực lượng”.

1692606715178.png

Tập trận STRIDE-2021

Ngoài hoạt động huấn luyện lực lượng mặt đất thông thường, các đơn vị LQTQ đã tiến hành các cuộc tập trận chuyên môn mở rộng vào năm 2021. Các đơn vị đã tiến hành phòng thủ bờ biển, nhiều cuộc đổ bộ và vượt biển cũng như các hoạt động trên cao nguyên. Cuộc huấn luyện chung lần đầu tiên bao gồm ZAPAD/INTERACTION-2021, nơi các đơn vị LQTQ tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn với quân đội Nga trên lãnh thổ Trung Quốc. LQTQ và các lực lượng Nga tham gia ZAPAD/INTERACTION-2021 đã trải qua khóa huấn luyện lý thuyết và hệ thống, hoán đổi vũ khí và một cuộc tập trận cường độ cao nhằm tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa quân đội hai nước. LQTQ cũng tiếp tục huấn luyện chung mở rộng bằng cách sử dụng tàu đổ bộ của HQTQ và tàu RORO dân sự để tăng cường khả năng đổ bộ.

1692606821063.png

Tập trận ZAPAD/INTERACTION-2021

Trong khi tiếp tục tập trung vào hiện đại hóa thiết bị, LQTQ cũng chuyển sang phát triển nhân sự. LQTQ thay đổi chiến lược tuyển dụng của họ khi QĐTQ thực hiện việc tuyển chọn binh sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự hai lần trong một năm và chú trọng vào việc tuyển dụng sinh viên đại học chuyên ngành khoa học và kỹ thuật. LQTQ cũng nhấn mạnh việc sử dụng mô phỏng trong các cuộc tập trận để thực hiện huấn luyện nhập vai thay cho huấn luyện chiến đấu thực tế. Việc sử dụng mô phỏng mang đến cho người dùng một chiến trường mô phỏng nhiều tình huống huấn luyện khác nhau để cho phép hoàn thành hướng dẫn và giảm thiểu các thiếu sót trong một môi trường rủi ro thấp.

1692606887943.png


SỨ MỆNH VÀ NHIỆM VỤ HẢI QUÂN TRUNG QUỐC (HQTQ)

  • Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất trên thế giới về số lượng với lực lượng tác chiến tổng cộng gồm khoảng 340 tàu nổi và tàu ngầm, trong đó có hơn 125 tàu chiến mặt nước cỡ lớn. Năm 2021, biên chế của HQTQ về cơ bản là các tàu đa năng hiện đại.
  • Năm 2021, lực lượng tác chiến của Hải quân Trung Quốc thu hẹp do việc chuyển giao 22 tàu cô-vét lớp JANGDAO cho lực lượng cảnh sát biển.
  • HQTQ đã đưa vào hoạt động tàu tuần dương lớp RENHAI (CG) thứ tư vào cuối năm 2021 và tiếp tục đóng hàng loạt tàu fri-gát lớp JIANGKAI II.
  • HQTQ đã đưa vào hoạt động hai tàu tấn công đổ bộ lớp YUSHEN, mỗi chiếc một chiếc vào tháng 4 năm 2021 và tháng 4 năm 2022. HQTQ đã hạ thủy thân tàu thứ ba thuộc lớp này vào tháng 01 năm 2021, hiện đang được thử nghiệm trên biển trước khi đưa vào hoạt động.
  • Trong thời gian tới, HQTQ sẽ có khả năng tiến hành các cuộc tấn công chính xác tầm xa nhằm vào các mục tiêu trên bộ từ các tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của lực lượng này bằng cách sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất, đặc biệt là tăng cường khả năng triển khai sức mạnh của Trung Quốc.
1692606978847.png

JIANGKAI II

Sách trắng quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc đã mô tả HQTQ đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các nhiệm vụ của mình từ “phòng thủ các vùng biển gần” sang “các nhiệm vụ bảo vệ ở những vùng biển xa”. HQTQ là một lực lượng ngày càng hiện đại và linh hoạt, đã tập trung vào việc thay thế các thế hệ tàu trước đây với khả năng hạn chế để chuyển sang các lực lượng chiến đấu đa năng hiện đại, lớn hơn. Tính đến năm 2020, HQTQ chủ yếu bao gồm các tàu đa nhiệm vụ hiện đại với các loại vũ khí chống hạm, đối không, chống ngầm và xen xơ tiên tiến. HQTQ cũng chú trọng tới các chiến dịch liên hợp trên biển và sự tích hợp với Quân đội Trung Quốc. Việc hiện đại hóa này phù hợp với sự chú trọng ngày càng tăng của Trung Quốc vào lĩnh vực biển và yêu cầu ngày càng cao đối với HQTQ để hoạt động ở khoảng cách xa đại lục Trung Quốc hơn.

1692607035386.png

Tàu tấn công đổ bộ lớp YUSHEN

HQTQ tổ chức, biên chế, huấn luyện và trang bị cho lực lượng hải quân và không quân hải quân của QĐTQ, cũng như Hải quân đánh bộ (HQĐB), đơn vị trực thuộc của HQTQ. HQTQ tiếp tục thực hiện các cải cách cơ cấu bắt đầu vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016. Tương tự như các quân chủng khác, các cải cách toàn QĐTQ đã tách HQTQ khỏi việc tiến hành các chiến dịch, vốn đã trở thành lĩnh vực hoạt động của các Bộ Tư lệnh Chiến khu liên hợp QĐTQ và HQTQ chỉ tập trung vào tổ chức, biên chế, huấn luyện, và trang bị cho lực lượng Hải quân.

1692607124677.png


Hải quân Trung Quốc là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với số lượng khoảng 355 tàu, bao gồm nhiều tàu chiến nổi cỡ lớn, tàu ngầm, tàu sân bay, tàu đổi bộ, tàu quét mìn và tàu chi viện. Con số này không bao gồm 85 tàu tuần tra và tàu chiến mang tên lửa hành trình chống hạm (ASCM). Lực lượng chiến đấu tổng thể của HQTQ dự kiến sẽ tăng lên 420 tàu vào năm 2025 và 460 tàu vào năm 2030. Phần lớn sự tăng trưởng này sẽ là ở các lực lượng tác chiến mặt nước chủ lực. Cơ cấu lực lượng của HQTQ bao gồm ba hạm đội với các đội tàu ngầm, tàu mặt nước, các lữ đoàn không quân và các căn cứ hải quân trực thuộc. Hạm đội Bắc Hải của HQTQ trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Bắc, Hạm đội Đông Hải trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông, và Hạm đội Nam Hải trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam.

1692607149790.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nhiệm vụ.

HQTQ tiếp tục phát triển thành một lực lượng ngày càng có khả năng hoạt động toàn cầu, dần dần mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài Đông Á. Các tàu mặt nước và tàu ngầm mới nhất của HQTQ cho phép các hoạt động chiến đấu vượt ra ngoài tầm với của hệ thống phòng thủ trên đất liền của Trung Quốc. Đặc biệt, lực lượng tàu sân bay ngày càng tăng của Trung Quốc giúp mở rộng phạm vi phòng không của các nhóm đặc nhiệm được triển khai vượt ra ngoài phạm vi phòng thủ trên bộ và sẽ cho phép các hoạt động ở phạm vi ngày càng xa hơn. Yêu cầu mới của HQTQ đối với các hệ thống tấn công đất liền trên biển cũng sẽ tăng cường khả năng triển khai sức mạnh của CHND Trung Hoa. Hơn nữa, HQTQ hiện có một lực lượng khá lớn gồm các tàu bổ sung hậu cần có khả năng cao để hỗ trợ triển khai ở cự ly xa, trong thời gian dài, bao gồm hai tàu hỗ trợ chiến đấu nhanh (AOE) lớp FUYU mới được chế tạo đặc biệt để hỗ trợ các hoạt động của tàu sân bay.

1692607261596.png

Tàu hỗ trợ chiến đấu nhanh (AOE) lớp FUYU

Việc HQTQ mở rộng hạm đội gồm các tàu chiến đổ bộ lớn hiện đại sẽ cho phép lực lượng này tiến hành một loạt các hoạt động viễn chinh ở bất cứ nơi nào lợi ích của Trung Quốc bị đe dọa hoặc hỗ trợ Bắc Kinh tham gia vào các chiến dịch trừng phạt quốc tế. Việc mở rộng các hoạt động hải quân ra ngoài khu vực trực tiếp của Trung Quốc cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quân sự phi chiến tranh của nước này và hợp pháp hóa hơn nữa vị thế quân sự toàn cầu đang phát triển của Trung Quốc, bao gồm cả tại căn cứ của nước này ở Djibouti.

1692607356960.png

Tàu sân bay Liêu Ninh

Trung Quốc tiếp tục rút ra bài học từ việc vận hành tàu sân bay đầu tiên, Liêu Ninh. Tàu sân bay nội địa đầu tiên của họ, tàu Sơn Đông, được hạ thủy vào năm 2017 và đưa vào hoạt động vào tháng 12 năm 2019 - sự khởi đầu của những gì mà QĐTQ tuyên bố sẽ là một lực lượng nhiều tàu sân bay. Thế hệ các tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc, bao gồm chiếc bắt đầu đóng vào năm 2018, sẽ có độ bền cao hơn và hệ thống máy phóng điện từ giúp nó có khả năng phóng nhiều loại máy bay cánh cố định chuyên dụng cho các nhiệm vụ như cảnh báo sớm, tác chiến điện tử (EW), và tác chiến chống ngầm (ASW). Điều này sẽ giúp tăng sức mạnh tấn công của một nhóm tác chiến tàu sân bay tiềm năng của HQTQ khi được triển khai tới các khu vực bên ngoài biên giới trực tiếp của Trung Quốc. Tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc, Fujian, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2024.

1692607393167.png

Tàu sân bay Sơn Đông

Các tàu đổ bộ mới nhất của HQTQ, Trực thăng tấn công đổ bộ lớp YUSHEN (LHA) và tàu dock vận tải đổ bộ lớp YUZHAO (LPD) là những tàu hiện đại có khả năng thực hiện các nhiệm vụ viễn chinh trong khu vực và toàn cầu để hỗ trợ cho cả các hoạt động bất ngờ thời chiến và phi chiến tranh đơn lẻ hoặc là một phần của các nhóm nhiệm vụ linh hoạt có năng lực bao gồm nhiều tàu đổ bộ và tàu chiến mặt nước.

1692607488156.png

Tàu đổ bộ lớp YUZHAO (LPD)

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Khả năng của HQTQ trong việc thực hiện các nhiệm vụ bên ngoài Chuỗi đảo thứ nhất là khiêm tốn nhưng đang tăng lên khi nó có thêm kinh nghiệm hoạt động ở các vùng biển xa và có được các tàu lớn hơn và hiện đại hơn. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong các hoạt động có phạm vi mở rộng chủ yếu đến từ việc triển khai đội nhiệm vụ mở rộng và sứ mệnh chống cướp biển đang diễn ra ở Vịnh Aden. Các hoạt động triển khai đáng chú ý vào năm 2021 bao gồm:

• Vào tháng 4 năm 2021 và tháng 12 năm 2021, tàu sân bay Liêu Ninh của HQTQ đã tiến hành triển khai đến Biển Philippines và Biển Đông cùng với các tàu hộ tống bao gồm tàu tuần dương lớp RENHAI Nanchang trong cả hai lần triển khai. Theo Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, việc triển khai tháng 12 bao gồm các hoạt động bay đêm gần 200 dặm về phía đông nam Okinawa với đội nhiệm vụ được hộ tống bởi một AOE lớp FUYU.

1692786984391.png

Tàu sân bay Liêu Ninh gần Okinawa


• Vào tháng 5 năm 2021, một đội nhiệm vụ của HQTQ đã hoạt động ở Biển Đông, Biển Java và Biển Celebes, đồng thời tiến hành một cuộc tập trận với Hải quân Indonesia.

• Vào tháng 8 và tháng 9 năm 2021, một đội nhiệm vụ của HQTQ bao gồm một tàu tuần dương lớp RENHAI và một AGI được triển khai đến Bắc Thái Bình Dương và hoạt động bên trong Vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ ở vùng biển Alaska.

1692787082657.png

Tàu chiến TQ tại Alaska

• Vào tháng 10 năm 2021, HQTQ và các tàu chiến của Nga đã tập trận ở Biển Nhật Bản, sau đó đi vào Thái Bình Dương qua Eo biển Tsugaru ngăn cách Quần đảo Honshu và Hokkaido của Nhật Bản.

• HQTQ duy trì các đội nhiệm vụ chống cướp biển ở Vịnh Aden cho đến năm 2021, một nỗ lực kéo dài 13 năm và là hoạt động hải quân lâu dài đầu tiên của CHND Trung Hoa bên ngoài khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Cơ cấu Lực lượng. HQTQ là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với lực lượng chiến đấu khoảng 340 nền tảng, bao gồm các tàu chiến mặt nước chủ yếu, tàu ngầm, tàu đổ bộ vượt đại dương, tàu tác chiến mìn, tàu sân bay và các lực lượng hỗ trợ của hạm đội. Vào năm 2021, lực lượng chiến đấu tổng thể của HQTQ bị thu hẹp do chuyển giao 22 tàu hộ tống lớp JIANGDAO cho Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc. Con số này không bao gồm khoảng 85 tàu chiến và xuồng tuần tra mang tên lửa hành trình chống hạm (ASCM).

1692787144652.png

Tàu khu trục Type-055

Lực lượng chiến đấu tổng thể của HQTQ dự kiến sẽ tăng lên 400 tàu vào năm 2025 và 440 tàu vào năm 2030. Phần lớn sự tăng trưởng này sẽ dành cho các lực lượng tác chiến mặt nước chủ yếu. Cơ cấu lực lượng của HQTQ bao gồm ba hạm đội với các đội tàu ngầm trực thuộc, đội tàu mặt nước, lữ đoàn không quân và căn cứ hải quân. Hải quân Chiến khu miền Bắc của HQTQ trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Bắc, Hải quân Chiến khu miền Đông trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông và Hải quân Chiến khu miền Nam trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam.

Tàu ngầm. HQTQ đã đặt ưu tiên cao cho việc hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm của mình, nhưng cấu trúc lực lượng của họ tiếp tục phát triển một cách khiêm tốn khi họ nỗ lực phát triển lực lượng, tích hợp các công nghệ mới và mở rộng các nhà máy đóng tàu. HQTQ hiện đang vận hành 06 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đường đạn (SSBN), 06 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) và 44 tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel/hệ đẩy không khí độc lập (SS/SSP). HQTQ có thể sẽ duy trì từ 65 đến 70 tàu ngầm cho đến những năm 2020, thay thế các đơn vị cũ hơn bằng các đơn vị có năng lực cao hơn trên cơ sở gần như một-đổi-một.

1692787222131.png

Căn cứ tàu ngầm TQ tại đảo Hải Nam

Trung Quốc tiếp tục tăng kho tàu ngầm thông thường có khả năng phóng tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến (ASCM). Giữa những năm 1990 và giữa những năm 2000, HQTQ đã mua 12 tàu ngầm lớp KILO do Nga chế tạo, 8 trong số đó có khả năng phóng ASCM. Các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã bàn giao 13 tàu ngầm lớp SONG (Type 039) và 17 chiếc tàu ngầm tấn công động cơ đẩy không khí độc lập (SSP) diesel-điện lớp YUAN (Type 039A/B). Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất tổng cộng 25 tàu ngầm lớp YUAN trở lên vào năm 2025. Vào cuối năm 2021, PLAN đã cho nghỉ hưu hai tàu ngầm lớp KILO đầu tiên được mua từ Nga vào những năm 1990.

Trong 15 năm qua, PLAN đã chế tạo 12 tàu ngầm hạt nhân – 2 chiếc SSN lớp SHANG I (Type 093), 4 chiếc SSN lớp SHANG II (Type 093A) và 6 chiếc SSBN lớp JIN (Type 094). Được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) CSS-N-14 (JL-2) (7.200KM), 06 SSBN lớp JIN đang hoạt động của HQTQ đại diện cho lực lượng răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy đầu tiên của CHND Trung Hoa.Trung Quốc tiếp tục tăng số lượng tàu ngầm thông thường có khả năng phóng tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến (ASCM). Kể từ giữa những năm 1990, HQTQ đã mua 12 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo, 8 chiếc có khả năng phóng ASCM. Trong những năm này, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã chuyển giao 13 tàu SS lớp Tống (Song) Type 039 và 17 tàu ngầm tiến công chạy bằng điện-diesel-động cơ đẩy khí độc lập (SSP) lớp Nguyên (Yuan) Type 039A/ B. Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất tổng cộng 25 tàu ngầm lớp Nguyên hoặc hơn vào năm 2025.

1692787307219.png

Tàu ngầm Type 039A/ B

Trong 15 năm qua, HQTQ đã đóng 12 tàu ngầm hạt nhân - 2 SSN lớp Thương (Shang I) Type 093, 4 SSN lớp Thương II Type 093A và 6 SSBN lớp Tấn (Jin) Type 094. Được trang bị tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm CSS-N-14 (JL-2) (SLBM), 06 SSBN lớp Tấn đang hoạt động của HQTQ đại diện cho khả năng răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy đầu tiên của Trung Quốc.

Tới giữa những năm 2020, Trung Quốc có thể sẽ đóng tàu ngầm tiến công hạt nhân mang tên lửa dẫn đường Type 093B. Biến thể lớp Thương mới này sẽ nâng cao khả năng tác chiến hải đối bờ của HQTQ và có thể cung cấp một lựa chọn tiến công mặt đất bí mật nếu được trang bị tên lửa hành trình tiến công mặt đất (LACM). HQTQ cũng đang cải thiện khả năng tác chiến chống ngầm của mình thông qua việc phát triển các tàu tác chiến mặt nước và máy bay nhiệm vụ đặc biệt, nhưng họ vẫn tiếp tục thiếu năng lực tác chiến chống ngầm nước sâu (ASW) mạnh. Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh và huấn luyện ASW để bảo vệ tốt hơn các tàu sân bay và tàu ngầm mang tên lửa đường đạn của HQTQ. QĐTQ ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của ASW trong việc đạt được các mục tiêu sức mạnh trên biển lớn hơn của Trung Quốc, bao gồm bảo vệ vùng biển mở và duy trì quyền tiếp cận Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

1692787350568.png

Type 093B

Vào giữa những năm 2020, Trung Quốc có thể sẽ chế tạo tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSGN) lớp SHANG (Type 093B). Biến thể lớp SHANG mới này sẽ tăng cường khả năng tác chiến chống tàu nổi của PLAN và có thể cung cấp tùy chọn tấn công mặt đất bí mật nếu được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM). HQTQ cũng đang cải thiện năng lực tác chiến chống tàu ngầm (ASW) thông qua việc phát triển các máy bay chiến đấu trên mặt nước và máy bay thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, nhưng họ vẫn tiếp tục thiếu năng lực ASW mạnh mẽ ở vùng nước sâu. Bằng cách ưu tiên mua các tàu chiến mặt nước có khả năng ASW, tàu giám sát âm thanh và máy bay có khả năng ASW cánh cố định và cánh quạt, HQTQ đang cải thiện đáng kể khả năng ASW của mình. Tuy nhiên, HQTQ vẫn cần vài năm đào tạo và tích hợp hệ thống để phát triển năng lực tác chiến chống ngầm mạnh mẽ dưới nước sâu.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các tàu mặt nước. HQTQ vẫn tham gia vào một chương trình đóng tàu quy mô lớn cho lực lượng tác chiến trên mặt nước. Vào cuối năm 2021, HQTQ đang đóng một tàu sân bay, một loạt tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (DDG) mới và một loạt tàu fri-gát mang tên lửa dẫn đường (FFG) mới. Những khí tài này sẽ nâng cấp đáng kể khả năng phòng không, chống tàu và chống ngầm của HQTQ, và sẽ rất quan trọng khi HQTQ mở rộng hoạt động của mình ra ngoài tầm hoạt động của các hệ thống phòng không trên bờ của QĐTQ. Vào cuối năm 2019, HQTQ đã đưa vào hoạt động chiếc tàu frigat lớp JIANGKAI II thứ 30, được cho là đã hoàn thành quá trình sản xuất. Tuy nhiên, vào năm 2021, truyền thông Trung Quốc đưa tin việc sản xuất đã bắt đầu lại với ít nhất hai thân tàu được hạ thủy vào cuối năm và thêm các tàu nữa có thể đang được đóng. HQTQ đã tăng cường khả năng tác chiến ven biển của mình, đặc biệt là cho các hoạt động ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, với việc sản xuất với tốc độ cao các FFL lớp JIANGDAO (Type 056 và Type 056A). HQTQ đã vận hành chiếc JIANGDAO thứ 72 vào tháng 2 năm 2021, hoàn thành quá trình sản xuất. HQTQ cũng đã chuyển giao các biến thể tàu JIANGDAO cũ, có thể có tổng cộng 22 tàu, cho Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc vào năm 2021, có thể là do các mẫu này thiếu sonar mảng kéo. Các tàu cô-vét lớp 056A được trang bị sonar mảng kéo và do đó có khả năng ASW.

Tàu cô-vét lớp 056A đã mở rộng lực lượng tàu chiến mặt nước cỡ lớn với hai chương trình, tàu khu trục lớp Lữ Giang (LUYANG) III và tàu mang tên lửa hành trình dẫn đường (CG) lớp RENHAI. Đến cuối năm 2020, Trung Quốc đã hạ thủy 25 tàu khu trục lớp LUYANG III - bao gồm 12 tàu LUYANG III MOD kéo dài với 19 thân tàu mới được đưa vào vận hành vào cuối năm 2021. Cả các tàu lớp LUYANG III tiêu chuẩn và LUYANG III MOD đều có 64 ống phóng của tổ hợp phóng thẳng đứng (VLS) có khả năng phóng tên lửa hành trình, tên lửa đất đối không và tên lửa chống ngầm. Vào tháng 12 năm 2021, Trung Quốc đưa vào hoạt động tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp RENHAI thứ tư của mình với bốn thân tàu còn lại có khả năng được đưa vào hoạt động trong năm 2022. Các tàu RENHAI có 112 ô VLS và có thể mang một lượng lớn vũ khí bao gồm ASCM, tên lửa đất đối không (SAM), ngư lôi và vũ khí chống ngầm cùng với khả năng là LACM và tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) khi chúng đi vào hoạt động.

1692787469741.png

Tàu khu trục lớp LUYANG III

HQTQ tiếp tục chú trọng khả năng tác chiến chống tàu mặt nước trong quá trình phát triển lực lượng của mình. Các tàu frigát và tàu Cô-vét của HQTQ, cũng như các máy bay chiến đấu cũ được hiện đại hóa, mang theo các biến thể ASCM YJ-83/ YJ- 83J (tầm bắn 97 hải lý, 180 km), trong khi các tàu chiến mặt nước mới hơn như tàu khu trục lớp Lữ Giang II được trang bị YJ- 62 (tầm bắn 215 hải lý, 400 km). Các tàu tàu khu trục lớp Lữ Giang III và các tàu tuần dương lớp Renhai sẽ được trang bị một biến thể ASCM mới nhất của Trung Quốc, YJ-18A (tầm bắn 290 hải lý, 537 km). Một số tàu khu trục hiện đại hóa đã được trang bị ASCM siêu vượt âm YJ-12A (tầm bắn 150 hải lý, 285 km). 8 trong số 12 tàu ngầm tiến công động cơ điêzen lớp Kilo của HQTQ được trang bị ASCM SS-N-27 do Nga chế tạo (tầm bắn 120 km, 222 km). Các SS lớp Tống, SSP lớp Nguyên và tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Thương sẽ trang bị tên lửa YJ-18 phóng từ tàu ngầm mới nhất của HQTQ và các biến thể của nó, là một cải tiến so với ASCM SS-N-27.

1692787520868.png

YJ- 62

HQTQ nhận ra rằng các ASCM tầm xa yêu cầu khả năng chỉ thị mục tiêu ngoài đường chân trời (OTH) mạnh để phát huy hết tiềm năng của chúng. Để lấp đầy khoảng trống năng lực này, Trung Quốc đang đầu tư vào các hệ thống trinh sát, giám sát, chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc ở cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu có độ trung thực cao cho các thiết bị phóng trên mặt nước và ngầm dưới nước.

Với việc HQTQ tiếp tục chuyển đổi thành một lực lượng đa nhiệm toàn cầu, việc bổ sung các khả năng tiến công trên bộ vào hàng loạt khả năng phòng không và đối đất hiện đại của lực lượng này là bước tiếp theo hợp lý. Trong những năm tới, HQTQ có thể sẽ trang bị LACM trên các tàu tuần dương và khu trục hạm mới hơn và các tàu ngầm tiến công hạt nhân Type 093B đang phát triển. HQTQ cũng có thể trang bị thêm cho các tàu chiến và tàu ngầm cũ hơn của mình khả năng tiến công mặt đất. Việc bổ sung khả năng tiến công mặt đất cho các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của HQTQ sẽ cung cấp cho Quân đội Trung Quốc các phương án tiến công tầm xa linh hoạt. Điều này sẽ cho phép Trung Quốc đặt các mục tiêu trên đất liền kể cả bên ngoài khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào vòng nguy hiểm.

1692787591018.png

YJ-18
....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tàu tác chiến đổ bộ. Đầu tư của Trung Quốc vào các tàu tiến công đổ bộ chở theo máy bay trực thăng (LHA) cho thấy ý định tiếp tục phát triển khả năng tác chiến viễn chinh của Bắc Kinh. Tháng 4/2020, Trung Quốc đã hạ thủy chiếc LHA lớp Yushen (Type 075) thứ hai sau khi chiếc đầu tiên được hạ thủy năm 2019. Một tàu lớp Yushen nữa được cho là đã được hạ thủy hồi tháng 01/2021.

1692957275067.png

LHA lớp Yushen (Type 075)

Lớp Yushen là những tàu đổ bộ sàn lớn có khả năng hoạt động cao, sẽ cung cấp cho HQTQ khả năng viễn chinh toàn diện. Các tàu lớp Yushen có thể chở một số lượng lớn tàu đổ bộ, binh sĩ, xe bọc thép và máy bay trực thăng. Ngoài ra, HQTQ còn có các tàu đốc vận tải đổ bộ lớn (LPD) lớp Yuzhao (Type 071), với chiếc thứ 8 đã trải qua những đợt thử nghiệm trên biển trong năm 2020. So với các tàu đổ bộ cũ, các LPD lớp Yuzhao và LHA lớp Yushen cung cấp cho Quân đội Trung Quốc năng lực vận tải, độ bền và tính linh hoạt cao hơn cho các hoạt động tầm xa của HQTQ, vốn đã giảm số lượng trong thập kỷ qua với các tàu lỗi thời được cho ngừng hoạt động. Các tàu Yushen và Yuzhao đều có thể mang theo một số xuồng đổ bộ đệm khí hạng trung lớp Yuyi mới và nhiều loại máy bay trực thăng, cũng như xe tăng, xe bọc thép và binh sĩ hải quân đánh bộ để triển khai tác chiến viễn chinh tầm xa.

1692957331245.png

LPD Yuzhao (Type 071)

Tàu sân bay. Tháng 12/2019, Trung Quốc đã đưa vào vận hành tàu sân bay nội địa đầu tiên - tàu Sơn Đông, hạ thủy vào năm 2017 và đã hoàn thành nhiều cuộc thử nghiệm trên biển trong năm 2018-2019. Cuối năm 2020, các bức ảnh chụp cho thấy tàu Sơn Đông đang được neo đậu tại một căn cứ trên đảo Hải Nam, thuộc Chiến khu miền Nam.

1692957436269.png

Tàu Sơn Đông

Tàu sân bay mới này là phiên bản cải tiến của thiết kế tàu Liêu Ninh (tàu Kuznetsov của Liên Xô) và cũng sử dụng phương pháp cất cánh kiểu nhảy cầu cho các máy bay. Trung Quốc tiếp tục đóng tàu sân bay nội địa thứ hai vào năm 2020, sẽ lớn hơn và được trang bị hệ thống máy phóng. Thiết kế này sẽ cho phép nó hỗ trợ thêm máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm cánh cố định và các máy bay có tốc độ nhanh hơn, do đó mở rộng phạm vi tiếp cận và hiệu quả của máy bay tiến công trên tàu sân bay. Tàu sân bay được chế tạo trong nước thứ hai của Trung Quốc dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024, với các tàu sân bay khác sẽ theo sau.

1692957484479.png

Tàu sân bay Fujian (Type-003)

Máy bay hoạt động từ trên tàu.HQTQ vận hành và đang phát triển một số máy bay để hoạt động từ các tàu sân bay và các tàu chiến nổi của mình. Ngoài máy bay chiến đấu J-15 tiêu chuẩn hiện đang hoạt động trên các tàu sân bay của HQTQ, còn có một biến thể J-15 có khả năng cất cánh từ các máy phóng đang được phát triển. Máy bay hiện đang thử nghiệm từ máy phóng hơi nước và điện từ trên đất liền.

1692957575537.png

J-15

Biến thể thứ ba của J-15, J-15D, là máy bay hai chỗ ngồi được trang bị các biện pháp hỗ trợ điện tử ở đầu cánh/các cụm thu thập thông tin tình báo điện tử cũng như một số ăng-ten phù hợp. Máy bay được thiết kế để thực hiện vai trò tấn công điện tử chuyên dụng. Trung Quốc cũng đang phát triển một biến thể có khả năng hoạt động từ tàu sân bay của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-31.

1692957641203.png

J-15D

Ngoài máy bay chiến đấu, Trung Quốc đang hoàn thiện thiết kế của máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) hoạt động từ các tàu sân bay được gọi là KJ-600. Một mô hình của chiếc máy bay này, có bề ngoài tương tự như E-2C/D Hawkeye, đã xuất hiện trong nhiều năm và một nguyên mẫu của KJ-600 hiện đang trong quá trình bay thử nghiệm.

1692957782348.png

KJ-600

Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay trực thăng Z-20F cho HQTQ, dành cho các tàu tuần dương lớp RENHAI và tàu khu trục lớp LUYANG III MOD và có thể cả LHA lớp YUSHEN. Máy bay trực thăng Z-20F tương tự như SH-60 của Hải quân Mỹ và sẽ mang lại những cải tiến đáng kể về khả năng tác chiến chống ngầm so với các máy bay trực thăng Z-9 và Ka-28 nhỏ hơn mà PLAN hiện đang vận hành. Z-20F cũng sẽ bổ sung cho những chiếc Z-18F lớn hơn hoạt động từ các tàu sân bay của HQTQ.

1692957833568.png

Z-20F

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Máy bay hoạt động từ mặt đất. HQTQ đang trong quá trình thay thế các máy bay ném bom H-6 biến thể cũ hơn vào năm 2019 bằng H-6J, một biến thể hải quân của H-6K do Không quân Trung Quốc vận hành. Máy bay ném bom tấn công trên biển tiên tiến mới và lớn hơn này có sáu giá treo vũ khí thay vì bốn, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và động cơ được nâng cấp, và H-6J có thể triển khai các ASCM siêu âm YJ-12 (có tầm bắn 250 hải lý, 460km). Vào năm 2020, những chiếc H-6K của Không quân Trung Quốc cũng được chụp ảnh mang theo các tên lửa YJ-12, làm tăng đáng kể số lượng máy bay ném bom có sẵn cho QĐTQ cho các nhiệm vụ tấn công tầm xa trên biển.

1692958070638.png

H-6K

HQTQ vận hành một kho đa dạng các loại máy bay có nhiệm vụ đặc biệt cánh cố định để tuần tra trên biển và máy bay cảnh báo sớm trên không, bao gồm nhiều biến thể tương tự do Không quân Trung Quốc vận hành. Tuy nhiên, HQTQ cũng đã trang bị một biến thể của Y-9 cho tác chiến chống tàu ngầm và tuần tra biển. Máy bay mới được trang bị cần phát hiện dị thường từ trường, tương tự như của P-3 của Hải quân Mỹ. Biến thể tác chiến chống ngầm Y-9 này được trang bị radar tìm kiếm bề mặt gắn dưới mũi cũng như ăng-ten nhiều cánh trên thân máy bay, có thể là để giám sát điện tử. Một tháp pháo quang điện tử (EO)/hồng ngoại nhỏ nằm ngay phía sau bánh xe ở phần mũi và biến thể này được trang bị khoang chứa vũ khí bên trong phía trước càng đáp chính.

1692958140841.png

Y-9

Tàu chi viện. HQTQ tiếp tục đóng một số lượng lớn các tàu chi viện và tiếp viện trên biển, bao gồm tàu thu thập thông tin tình báo (AGI), tàu giám sát đại dương (AGOS), tàu bổ sung hạm đội (AOR), tàu bệnh viện, tàu cứu hộ và tàu cứu hộ tàu ngầm, cùng nhiều loại tàu chuyên dụng khác. Ngoài ra, tàu phá băng địa cực đầu tiên được chế tạo trong nước của Trung Quốc, Xuelong 2, đã đi vào hoạt động vào năm 2019. Nó không do HQTQ vận hành mà thuộc biên chế của Viện Nghiên cứu Địa cực của Cục Quản lý Đại dương Quốc gia. Năm 2020, tàu Xuelong 2 đã hoàn thành đợt triển khai đầu tiên của nó tới Bắc Cực.

1692958203795.png

Xuelong 2

Lực lượng Hải quân đánh bộ Trung Quốc. Hải quân đánh bộ Trung Quốc (HQĐBTQ) vẫn đang trong quá trình hoàn thành các yêu cầu mở rộng do Quân ủy Trung ương đặt ra trong quá trình cải tổ QĐTQ vào năm 2016. Đóng vai trò là lực lượng tác chiến trên bộ của HQTQ, HQĐBTQ tiếp tục phát triển trong suốt năm 2021 và đang nhận được các trang thiết bị cũng như việc huấn luyện cần thiết để trở thành lực lượng viễn chinh ưu việt của HQTQ, theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.

1692958269435.png


Tất cả 06 lữ đoàn cơ động của HQĐBTQ đã đạt được năng lực hoạt động ban đầu (IOC); ba trong số các lữ đoàn được đánh giá là có khả năng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ. Hai lữ đoàn khác của HQĐBTQ – lữ đoàn đường không và lữ đoàn tác chiến đặc biệt, lần lượt đạt IOC và Khả năng hoạt động đầy đủ (FOC). Lữ đoàn đường không có thể sẽ không đạt được trạng thái FOC cho đến ít nhất là năm 2025 và có thể xa hơn nữa, dựa trên tốc độ hiện tại, lữ đoàn đang nhận được máy bay trực thăng mới, phi hành đoàn được đào tạo đầy đủ và thiết bị hỗ trợ. Lữ đoàn đường không FOC rất có thể sẽ bao gồm sự kết hợp của các máy bay trực thăng vận tải hạng nặng, vận tải hạng trung, tiến công và đa năng có khả năng hoạt động trên bộ và trên biển để hỗ trợ mọi mặt hoạt động của HQĐBTQ.

1692958314449.png


Các hoạt động như vậy bao gồm, nhưng không giới hạn ở viện trợ nhân đạo/cứu trợ thiên tai, lực lượng bảo vệ, chống khủng bố, tấn công đổ bộ và các hoạt động chiến đấu trên bờ, hoặc để hỗ trợ các hoạt động quy mô lớn của QĐTQ hoặc với tư cách là một lực lượng viễn chinh ở nước ngoài.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vào ngày 30 tháng 12 năm 2021, Trung tướng Kong Jun, trước đây là Tư lệnh HQĐBTQ, được bổ nhiệm làm Tư lệnh Chiến khu miền Đông. Tư lệnh mới của HQĐBTQ là Thiếu tướng Zhu Chuansheng. Thiếu tướng Zhu cũng xuất thân từ LQTQ và có kinh nghiệm hoạt động đổ bộ với tư cách là phó tư lệnh của Tập đoàn quân số 41. Có khả năng Thiếu tướng Zhu sẽ chứng kiến HQĐBTQ thông qua quá trình cải tổ và mở rộng, có khả năng là vào năm 2027. Tư lệnh mới sẽ lãnh đạo HQĐBTQ gồm hơn 30.000 binh sĩ hải quân đánh bộ. Con số này có thể tăng lên gần 40.000 vào năm 2027, tùy thuộc vào việc các ước tính hiện tại về số lượng binh sĩ hải quân đánh bộ trong mỗi lữ đoàn chiến đấu và quy mô tổng thể của lữ đoàn đường không có còn chính xác hay không. Lực lượng nhân sự tối đa của HQĐBTQ không có khả năng cao hơn 40.000 binh sĩ, trong đó chưa đến một phần ba sẽ là binh sĩ nghĩa vụ. Phần lớn binh sĩ của HQĐBTQ có thể sẽ là hạ sĩ quan với trình độ văn hóa ít nhất là tốt nghiệp trung học; nhiều binh sĩ có thể sẽ được đào tạo đại học.

1692958520793.png


Các vai trò và nhiệm vụ của HQĐBTQ chủ yếu bao gồm bảo vệ các căn cứ của PLA ở Trung Quốc đại lục, Biển Đông và nước ngoài, tiến hành các hoạt động đổ bộ để chiếm giữ và bảo vệ các tiền đồn trên đảo và rạn san hô nhỏ, đồng thời tiến hành các hoạt động quân sự không phải chiến tranh (NWMA). Mặc dù HQĐBTQ có truyền thống tập trung vào nhiệm vụ tấn công và bảo vệ các đảo nhỏ ở Biển Đông, nhưng gần đây, trọng tâm của lực lượng này đã tăng lên bao gồm các hoạt động viễn chinh bên ngoài Chuỗi đảo thứ nhất. Các vai trò của HQĐBTQ trong nhiệm vụ NWMA là hỗ trợ các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm bảo vệ các lợi ích ở nước ngoài bao gồm tài nguyên, cơ sở hạ tầng và công dân ở nước ngoài.

1692958585774.png


HQĐBTQ đã tăng quy mô lực lượng của mình tại Djibouti từ khoảng 250 vào năm 2017 lên 400 binh sĩ hải quân đánh bộ vào năm 2022, bao gồm cả một lực lượng đặc nhiệm mới. HQĐBTQ cũng triển khai một đội hải quân đánh bộ với lực lượng đặc nhiệm hộ tống hải quân tập trung vào chống cướp biển của PLAN nhằm hỗ trợ các lợi ích thương mại của Trung Quốc. Ngoài ra, HQĐBTQ hỗ trợ chính sách ngoại giao quân sự của CHND Trung Hoa. Ví dụ, họ đã huấn luyện với các lực lượng Thái Lan, Pakistan, Ả Rập Xê-út, Nam Phi và Djibouti.

HQĐBTQ đã bắt đầu huấn luyện trên tàu đổ bộ mang theo trực thăng tấn công (LHA) đầu tiên của HQTQ, có thể là một phần trong tiêu chuẩn ban đầu của tàu về tình trạng hoạt động. LHA của HQTQ sẽ có khả năng triển khai các lực lượng trên bộ và trên không của HQĐBTQ, bao gồm các đơn vị chiến đấu đổ bộ và không đổ bộ - khắp Đông Á, Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, HQĐBTQ gần như chắc chắn đóng vai trò bảo vệ lực lượng đối với các tàu của HQTQ hoạt động bên ngoài Chuỗi đảo thứ nhất, có khả năng vừa đẩy lùi một cuộc tấn công từ biển vừa tiến hành các hoạt động thăm viếng, lên tàu, tìm kiếm và bắt giữ (VBSS) để bảo vệ cả hoạt động vận tải trên biển của Trung Quốc và quốc tế ở Ấn Độ Dương, biển Philippine và Thái Bình Dương.

1692958627926.png


Mặc dù tập trung vào việc mở rộng các sứ mệnh viễn chinh, nhưng HQĐBTQ vẫn không từ bỏ sứ mệnh đổ bộ của mình. Ngược lại, HQĐBTQ tiếp tục tiến hành huấn luyện đổ bộ và viễn chinh ở các Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Bắc, miền Đông và miền Nam, bao gồm các sự kiện huấn luyện ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Khía cạnh quan trọng nhất của hoạt động huấn luyện đổ bộ của HQĐBTQ là việc tiếp tục - và gần như chắc chắn là mở rộng - việc sử dụng các tàu hậu cần dân sự roll-on/roll off (RORO) để vận chuyển các lực lượng chiến đấu của HQĐBTQ trong các sự kiện huấn luyện.

1692958691909.png


Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng vì nó chứng tỏ rằng HQĐBTQ hiện có vai trò là lực lượng cấp hai trong QĐTQ, cung cấp cho các chỉ huy chiến trường sự linh hoạt trong việc sử dụng HQĐBTQ trong nhiều vai trò như một phần của chiến dịch đổ bộ, cụ thể là trong kịch bản Đài Loan. Tính linh hoạt này làm giảm yêu cầu đóng thêm tàu đổ bộ của HQTQ để tấn công thành công Đài Loan. Tính linh hoạt trong hoạt động này cũng cung cấp cho các đơn vị tác chiến và hậu cần trong HQĐBTQ khả năng huấn luyện và thành thạo trong việc di chuyển giữa các tàu quân sự và dân sự không chỉ trong kịch bản Đài Loan, mà trong bất kỳ môi trường hàng hải nào mà HQĐBTQ có sẵn các tàu vận tải dân sự và các tàu đổ bộ của PLAN thì không.

1692958758867.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tác động của cuộc xung đột Ukraine và bài học đối với Bắc Kinh

Giáo sư Kim Xán Vinh, chuyên gia nghiên cứu về Mỹ thuộc Học viện quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc, mới đây đã phân tích các diễn biến của cuộc xung đột Ukraine cùng tác động và ảnh hưởng đối với Trung Quốc, với nội dung như sau:

Động thái của các bên liên quan

Trước tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tạm ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), dư luận tỏ ra quan ngại về việc phải chăng Moskva sẽ có “hành động lớn” tại Ukraine. Giáo sư Kim Xán Vinh cho rằng giữa Nga và Mỹ từng có nhiều hiệp ước kiểm soát vũ khí chung như Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và Hiệp ước bầu trời mở (OST), nhưng tất cả đều trở thành “mớ giấy lộn”. New START hiện đang là hiệp ước kiểm soát vũ khí duy nhất còn có sức ràng buộc giữa Moskva và Washington. Việc Putin tuyên bố tạm ngừng tham gia New START có thể là động thái nhằm mục đích:
(i) Thể hiện sự bất mãn đối với các hành động khiêu khích liên tiếp của phương Tây, nhất là Mỹ, để qua đó gây sức ép chính trị cho đối phương;
(ii) tăng cường răn đe quân sự, tạm thời rút khỏi New START để đẩy mạnh thế bố trí, triển khai quân đội, đảm bảo tốt hơn cho các đợt tấn công tới đây.

Đánh giá về hiệu quả các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây, giáo sư Kim Xán Vinh cho rằng tình hình trong một năm qua cho thấy các biện pháp trừng phạt kể trên đã mang lại hiệu quả nhất định, nhưng không được như phương Tây kỳ vọng. Ví dụ, khi mới áp dụng các biện pháp trừng phạt, đồng ruble của Nga rớt giá thảm hại, nhưng sau đó đã dần tăng trở lại. Hay như việc có quan điểm cho rằng GDP của Nga có thể sẽ bị thu hẹp tới 20% do tác động của các đòn trừng phạt, nhưng cuối cùng GDP của Nga trong năm vừa qua chỉ giảm 2,1%. Tuy vậy, giáo sư Kim Xán Vinh cũng nhấn mạnh, mặc dù trước mắt các đòn trừng phạt của phương Tây không gây ra tác hại lớn cho Nga, nhưng về lâu dài hậu quả có thể sẽ rất lớn. Trừng phạt kinh tế không giống như hành động quân sự. Hành động quân sự thắng hay thua sẽ rất rõ ràng, trong khi đó trừng phạt kinh tế cần phải có thời gian để phát huy tác dụng, do đó tác hại của các biện pháp trừng phạt được phương Tây áp dụng đối với nền kinh tế Nga sẽ dần xuất hiện.

Phân tích chuyến thăm bất ngờ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Kiev vào ngày 20/2/2023, giáo sư Kim Xán Vinh cho rằng mặc dù hiện ở Mỹ đã xuất hiện dư luận phản đối chiến tranh, nhưng đây chỉ là số ít, đại đa số người Mỹ, nhất là chính giới vẫn ủng hộ Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga. Thêm vào đó, trong bối cảnh những vướng mắc về dự toán ngân sách chưa được giải quyết lại xảy ra sự kiện tàu hỏa trật bánh tại bang Ohio vào ngày 4/3, chuyến công du nhằm “phô trương sức mạnh” chỉ kéo dài vỏn vẹn 5 tiếng đồng hồ đã giúp Joe Biden ghi điểm với dân chúng Mỹ. Trên bình diện quốc tế, chuyến công du của ông chủ Nhà Trắng tới Kiev ở một chừng mực nào đó không chỉ khích lệ Ukraine cùng đồng minh phương Tây, mà còn giúp nâng cao tinh thần chiến đấu của binh lính Ukraine trên chiến trường.

Liên quan đến cáo buộc của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken về việc Trung Quốc đang xem xét cung cấp vũ khí cho Nga, giáo sư Kim Xán Vinh nhấn mạnh nếu Bắc Kinh cung cấp lượng lớn vũ khí cho Moskva thì cục diện chiến trường sẽ thay đổi. Hiện chiến sự đang rơi vào bế tắc, hai bên chuyển sang pháo kích lẫn nhau, nên nhu cầu về đạn pháo rất lớn. Mỹ không chỉ huy động nguồn dự trữ trên toàn cầu, yêu cầu Israel và Hàn Quốc cung cấp đạn pháo hiện có cho Ukraine, mà ngay cả trong nước Mỹ cũng đang tăng ca, tăng công suất sản xuất đạn pháo. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng đạn dược trên chiến trường rất lớn và Washington đang bị “hụt hơi”. Trong bối cảnh đó, nếu Trung Quốc nhảy vào cuộc, năng lực sản xuất của Bắc Kinh có thể sẽ “đè bẹp” cả thế giới. Có quan điểm cho rằng hiện ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc mới chỉ hoạt động khoảng 15% công suất. Nói cách khác, sự xuất hiện của Trung Quốc sẽ quyết định và phá vỡ cán cân lực lượng trên chiến trường. Do vậy, Antony Blinken có thể đang muốn tạo ra một cuộc chiến dư luận. Mặc dù Trung Quốc không hề cung cấp vũ khí cho Nga và Joe Biden cũng từng phát biểu với báo giới (ngày 24/2) rằng ông không cho là Bắc Kinh sẽ làm như vậy, nhưng Blinken vẫn muốn “làm nóng” vấn đề, gây sức ép bằng dư luận để Bắc Kinh từ bỏ ý định cung cấp vũ khí cho Moskva.

Cuối tháng 2, Trung Quốc liên tiếp công bố một loạt văn kiện gồm Báo cáo về hiểm họa từ sự thống trị của nước Mỹ, Tài liệu về khái niệm Sáng kiến an ninh toàn cầu và Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Giáo sư Kim Xán Vinh cho rằng nếu độc lập xem xét và đánh giá từng văn kiện kể trên thì mỗi văn kiện sẽ có ý nghĩa, chức năng khác nhau. Văn kiện thứ nhất là sự phê bình tổng thể các hành vi sai trái của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh. Hai văn kiện còn lại không liên quan trực tiếp đến Washington. Tài liệu về khái niệm Sáng kiến an ninh toàn cầu là sự trình bày thống nhất, giải thích rõ ràng về lập trường và quan điểm của Trung Quốc đối với vấn đề an ninh trong những năm gần đây. Đương nhiên, do một số quan điểm về an ninh của Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc an ninh của Mỹ và phương Tây vốn coi mình là trung tâm và đặt an ninh mình lên trên hết, nên tài liệu này cũng ngầm mang ý nghĩa phê phán Mỹ. Còn Lập trường về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine đã trình bày một cách có hệ thống về lập trường của Trung Quốc trong một năm qua, truyền đi thông điệp rằng Trung Quốc là nước lớn có trách nhiệm và quan tâm đến vấn đề Ukraine. Đồng thời qua đó cảnh tỉnh, kêu gọi các bên cùng nỗ lực ngăn chặn, không để cuộc chiến lan rộng, không để chiến trường mở rộng từ Ukraine sang các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cũng không để cuộc chiến từ chiến tranh thông thường biến thành chiến tranh hạt nhân, gây ra thảm họa cho nhân loại.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine và bài học rút ra cho Trung Quốc

Theo giáo sư Kim Xán Vinh, tác động của cuộc xung đột Ukraine đối với Trung Quốc bao gồm cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Về mặt tiêu cực, cuộc xung đột đã:
(i) Gây bất ổn về kinh tế, ví dụ như việc làm ảnh hưởng đến công tác vận hành của tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc-châu Âu, đoạn đi qua Ukraine buộc phải ngừng hoạt động;
(ii) ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư của Trung Quốc, trước đây Trung Quốc có một số dự án đầu tư tại Ukraine, nhưng hiện nay gần như đã bị hủy bỏ toàn bộ;
(iii) khiến cho vấn đề an ninh năng lượng và an ninh lương thực toàn cầu trở lên nổi cộm, dẫn tới tình trạng kinh tế một số quốc gia dọc theo tuyến Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) như Sri Lanka và Ai Cập rơi vào khủng hoảng, ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình thúc đẩy BRI của Trung Quốc;
(iv) khiến cho thế giới bị phân hóa và chia rẽ, hiện đang có khoảng 40 quốc gia, vùng lãnh thổ ủng hộ và tham gia trừng phạt Nga, trong khi đó hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại có quan điểm khác nhau về cuộc xung đột. Về mặt tích cực, cuộc xung đột đã:
(i) Buộc Mỹ phải tập trung phần lớn tinh thần và sức lực vào châu Âu, nên sức ép đối với Trung Quốc giảm đi rất nhiều;
(ii) khiến cho nguyện vọng của cả Bắc Kinh và Moskva về việc phát triển tốt đẹp quan hệ song phương Trung-Nga trở nên mạnh mẽ hơn.
Trên thế giới, hiện chỉ có Nga, Trung Quốc và Mỹ là 3 quốc gia có quyền tự chủ hoàn toàn. Trong đó, Nga vốn dĩ thường “tọa sơn quan hổ đấu” nay đã buộc phải lựa chọn ngả về phía Đông, và sự thay đổi về kết cấu này tất nhiên là có lợi cho Trung Quốc. Ngoài ra, cùng với việc ngày càng rời xa các nước phương Tây, Nga càng mong muốn tăng cường quan hệ tại các diễn đàn, cơ chế hợp tác chung với Trung Quốc, do đó một số xu hướng mới đã bắt đầu xuất hiện, ví như việc mở rộng Nhóm 5 nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và đề cao tầm quan trọng của Hội nghị phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA). Nga vốn dĩ không hứng thú với các tổ chức và cơ chế hợp tác này như Trung Quốc, mà chỉ coi trọng Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) và Liên minh kinh tế Á-Âu do Moskva giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, hiện nay, thái độ cũng như sự hứng thú của Nga đối với BRICS, SCO và CICA chắc chắn đã thay đổi.

1693047508581.png


Về bài học kinh nghiệm Bắc Kinh cần rút ra từ cuộc xung đột, giáo sư Kim Xán Vinh cho rằng Trung Quốc cần tiếp tục phát triển và nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước. Sức mạnh tổng hợp quốc gia suy giảm chính là lý do khiến Nga yếu thế về quân sự, điều này khiến mọi người bất ngờ, thậm chí không tin đó là sự thật. Năng lực công nghiệp quốc phòng của Nga suy yếu, kinh tế phụ thuộc nhiều vào năng lượng và ở mức độ nào đó đã rơi vào “bẫy năng lượng”. Thêm vào đó, sự suy giảm liên tục của ngành sản xuất chế tạo cũng ảnh hưởng rất lớn tới ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, ví như việc không thể chế tạo được các loại vũ khí hiện đại hoặc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn linh kiện của nước ngoài, nên khi chiến sự nổ ra, nguồn vũ khí bị thiếu hụt do nước ngoài đóng cửa. Điều này cho thấy đường lối chú trọng phát triển ngành sản xuất chế tạo của Trung Quốc trong những năm gần đây là đúng đắn và cần tiếp tục làm tốt hơn trong thời gian tới.

1693047536711.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Mỹ cũng đã nhận ra điều này nên đang tìm sách sử dụng hai biện pháp sau để gây sức ép với ngành sản xuất chế tạo của Trung Quốc:
(i) Phá hoại hệ thống sản xuất hoàn chỉnh của Trung Quốc, khuyến khích các ngành sản xuất trung bình thấp chuyển dịch từ Trung Quốc sang các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ và Bangladesh, đồng thời chuyển một số ngành sản xuất trung bình cao sang các nước đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Australia hoặc quay về Mỹ;
(ii) kiềm chế nâng cấp công nghệ và kết cấu ngành nghề của Trung Quốc, ví dụ điển hình của biện pháp này là cuộc cạnh tranh chip bán dẫn với Bắc Kinh.

Ngoài ra, xét từ góc độ tác chiến quân sự, Trung Quốc cũng có thể rút ra một số vấn đề từ cuộc xung đột Ukraine. Mặc dù xung đột Nga-Ukraine có tính chất pháp lý khác hẳn so với cuộc xung đột giữa hai bờ eo biển Đài Loan có thể xảy ra trong tương lai, nhưng về mặt kỹ thuật quân sự, chúng lại có sự tương đồng nhất định và tin chắc rằng các chuyên gia quân sự của Trung Quốc đã nghiên cứu rất kỹ về vấn đề này. Điều đáng nói là quan hệ Trung-Mỹ hiện nay, đặc biệt trong vấn đề Đài Loan đã xuất hiện một khuynh hướng mới và nguy hiểm hơn.

1693047722982.png


Một bộ phận trong giới chiến lược của Mỹ cho đến nay vẫn cho rằng sức mạnh quân sự của Nga nhỉnh hơn so với Trung Quốc, do đó các biểu hiện “uể oải và rời rạc” của Nga trên chiến trường đã mang lại cho họ sự tự tin về quân sự; các nước phương Tây vốn thường xuyên bất đồng, tranh cãi nhau về lợi ích, nay trở nên đặc biệt đoàn kết trong vấn đề Ukraine đã mang lại cho họ sự tự tin về chính trị; do tác động của dịch COVID-19, kinh tế Trung Quốc năm 2022 phát triển không tốt, ngay cả cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cũng cho rằng hiện nhiều dự đoán cũng không thể khẳng định quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ và điều này đã mang lại cho họ sự tự tin về kinh tế. Do vậy, một bộ phận người Mỹ tỏ ra nhiệt tình và tràn đầy nhuệ khí trước ý tưởng về một cuộc chiến với Trung Quốc.

1693047764890.png


Liên quan đến sự kiện Garland Nixon, một nhân vật thuộc giới truyền thông Mỹ gần đây đăng trên Twitter về việc Mỹ có “Kế hoạch hủy diệt Đài Loan”, giáo sư Kim Xán Vinh cho rằng Garland Nixon là người có tính cách kỳ quặc và dị thường, nhưng thông tin người này đưa ra cũng có chút tin cậy. Về các tin tức có độ tin cậy thấp, khó công khai và gây bất lợi cho lợi ích quốc gia, truyền thông chính thống phương Tây thường có chung đặc điểm là im lặng, không đưa tin, hoặc sau khi đưa tin xong lại phủ nhận, cho rằng thông tin đó không đáng tin cậy, thậm chí còn công kích, cho rằng người tiết lộ tin tức có phẩm chất không tốt. Xem ra, “Kế hoạch hủy diệt Đài Loan” chí ít có thể cũng là một trong những đề án của Mỹ. Nếu Bắc Kinh thực sự phát động tấn công Đài Loan và đối phương không trụ được, Washington sẽ tiến hành hủy diệt, biến Đài Loan thành nơi “hoang tàn đổ nát”.

1693047813800.png


Ngoài ra, cũng cần chú ý đến một mối nguy hiểm khác. Hiện nay, Mỹ đang thao túng cục diện tại Ukraine, lấy việc hy sinh Ukraine, châu Âu và Nga để đạt được mục đích riêng của mình và kết quả mang lại cũng khá tốt, giống như cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng nói trong một bài phát biểu công khai rằng quả là tiết kiệm khi Washington chỉ mất có vài chục tỷ USD đã khiến cho Nga khổ sở đến mức không thể chịu đựng được. Do vậy, một bộ phận trong giới chiến lược của Mỹ mong muốn tái diễn màn kịch tương tự tại châu Á, “hy sinh đến người Đài Loan cuối cùng” để làm gián đoạn tiến trình phục hưng của Trung Quốc. Đặc biệt, trong số những người theo trường phái được gọi là “phái mạo hiểm chiến tranh” này còn có một nhóm nhỏ nguy hiểm hơn.

1693047881556.png


Họ cho rằng Trung Quốc rất lớn mạnh, nếu chỉ dùng Đài Loan làm “đòn bẩy”, hy sinh một mình Đài Loan sẽ không hiệu quả, nên phải biến Nhật Bản thành “Ukraine châu Á”, khiến Nhật Bản cũng bị cuốn vào vấn đề Đài Loan để cùng khiêu khích Trung Quốc đại lục. Do vậy, Mỹ vừa qua đã nới lỏng hạn chế và “bật đèn xanh” cho Nhật Bản từ bỏ nguyên tắc “chuyên phòng thủ”, sửa đổi 3 văn kiện quốc phòng (Chiến lược an ninh quốc gia sửa đổi, Chiến lược quốc phòng và Chương trình quốc phòng trung hạn); cho rằng nếu Nhật Bản và Đài Loan liên minh với nhau thì sẽ gia tăng sức mạnh, dễ dàng thực hiện được mục tiêu đề ra.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc thử nghiệm pháo điện từ mạnh nhất thế giới

Trung Quốc đang thử nghiệm pháo điện từ lớn nhất thế giới có khả năng tăng tốc một viên đạn nặng hơn 100 kg (220 pound) lên tốc độ 700 km một giờ (435 dặm một giờ) trong vòng chưa đầy 0,05 giây, truyền thông Trung Quốc báo cáo vào thứ Sáu.

Pháo điện từ, còn được gọi là pháo Gauss, hay máy gia tốc từ, được cho là được trang bị một số cuộn dây được bố trí dọc theo nòng pháo và cấp điện lần lượt để tạo ra từ trường có khả năng đẩy đạn. Đạn nặng 124 kg được cho là loại đạn nặng nhất từng được sử dụng trong một thí nghiệm như vậy.

1693049663689.png


Các thử nghiệm được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học từ hải quân Trung Quốc. Các nhà khoa học chưa tiết lộ đặc điểm chính xác của pháo điện từ cũng như thời điểm nó bắt đầu hoạt động, nhưng cho biết một viên đạn do loại pháo này bắn ra có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách vài km.

Đạn được cho là được trang bị các cảm biến được bảo vệ khỏi bức xạ điện từ, cho phép người điều khiển thu thập thông tin về chuyến bay của nó.

1693049717056.png


Giáo sư Guan Xiaocun, trưởng nhóm khoa học, cho biết: “Nó [pháo điện từ] có tiềm năng tạo ra những đột phá mang tính cách mạng về tốc độ, tầm bắn, sức mạnh, độ chính xác, an toàn, linh hoạt và đáng tin cậy”.

Ông Guan cũng cho biết, loại vũ khí này sẽ giúp các lực lượng vũ trang Trung Quốc thay đổi bản chất chiến đấu vì nó sẽ tăng tốc độ và độ chính xác của đạn cùng với độ tin cậy và an toàn của phát bắn. Nhà khoa học cho biết thêm, kinh nghiệm thu được khi thử nghiệm súng cũng có thể được sử dụng để phóng các vệ tinh gần Trái đất và tên lửa tốc độ cao.

1693049639352.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Học giả Nga nói về phương tiện siêu vượt âm của Trung Quốc

Bước vào thế kỷ 21, công nghệ quân sự của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. Mặc dù Trung Quốc vẫn chưa chiếm vị trí cao nhất trong các lĩnh vực chính về trang bị quân sự và công nghệ quân sự, nhưng đà phát triển của họ rất ấn tượng, đặc biệt là những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ siêu vượt âm mới nổi đã khiến thế giới phải kinh ngạc. Tạp chí "Công nghệ và Vũ khí" của Nga gần đây đã đăng bài báo "Tốc độ Trung Quốc" của Mikhail Nikolaskin và đưa ra một số phân tích độc đáo về vấn đề này. Tạp chí này đã cho đăng lại bài báo trên, các quan điểm thể hiện trong bài báo chỉ đại diện cho tác giả gốc, tạp chí này không đưa ra bất kỳ xác nhận hay đánh giá nào.

Phương tiện bay không người lái siêu vượt âm chủ yếu bao gồm hai loại, đó là phương tiện lướt siêu vượt âm (HGV) và tên lửa hành trình siêu vượt âm (HCM). Loại HGV chủ yếu dựa vào tên lửa đẩy và máy bay phản lực để đẩy nó vào ranh giới giữa bầu khí quyển và không gian, sau đó tắt động cơ và lướt siêu âm lên bề mặt Trái đất. Đối với loại HCM, động cơ của nó không tắt trong toàn bộ hành trình. Loại HGV có tốc độ và độ cao lớn hơn loại HCM, có thể được sử dụng như một đầu đạn tên lửa đạn đạo, vì vậy nó có thể sử dụng tầng động cơ tên lửa làm tên lửa đẩy riêng.

Trong quá trình nghiên cứu và phát triển hai loại phương tiện này, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể. Vào mùa xuân năm 2017, Hội nghị Tàu con thoi và Hệ thống, Công nghệ siêu vượt âm Quốc tế lần thứ 21 được tổ chức tại Hạ Môn. Lần đầu tiên, các chuyên gia Trung Quốc đã tiết lộ những thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực này, bao gồm việc đẩy nhanh xây dựng cơ sở thí nghiệm nghiên cứu khoa học siêu vượt âm, và từ năm 2016 đến năm 2017, Viện khí động học Miên Dương ở Tứ Xuyên đã xây dựng đường hầm gió siêu vượt âm FD-21 và JF-12 với tốc độ gió lần lượt là Mach 10 ~ 15 và Mach 5 ~ 9. Cần phải chỉ ra rằng, mặc dù Mỹ và Nga cũng đã xây dựng các đường hầm gió với tốc độ gió từ Mach 20 đến 30, nhưng tốc độ gió thực tế được sử dụng cho các cuộc thử nghiệm thiết kế phương tiện bay không vượt quá Mach 7.

1693107778789.png

Đường hầm gió siêu vượt âm FD-21

Kế hoạch phát triển phương tiện bay siêu vượt âm được chính phủ Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ, điều này không có gì để nghi ngờ và những thành tựu mà các học giả và chuyên gia Trung Quốc đạt được cũng vô cùng đáng nể. Tuy nhiên, cũng không thể thiếu sự trợ giúp của Nga, nội dung hợp tác công nghệ quân sự Trung-Nga khá bí mật và những gì được tiết lộ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

"Tăng sức mạnh" cho tên lửa

Khi nói đến kế hoạch phát triển phương tiện bay siêu vượt âm của Trung Quốc, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là tàu lượn WU-14 (DF-ZF), mặc dù đây không phải là phương tiện bay siêu vượt âm duy nhất của Trung Quốc, nhưng lại là một trong những phương tiện nổi tiếng nhất. Từ măm 2014 đến 2020, Trung Quốc đã tiến hành không dưới 10 chuyến bay thử nghiệm WU-14, trong đó ít nhất hai lần thành công (tháng 3 và 12 năm 2014) và một lần không thành công (tháng 8 năm 2014). WU-14 được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin lần đầu vào tháng 10 năm 2017. Chuyến bay thử nghiệm gần đây nhất (tính đến tháng 12 năm 2020) là từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền vào tháng 11 năm 2017. Sau khi quay trở lại bầu khí quyển, WU-14 đã bay ở cự ly 1.400 km và bay với tốc độ 11.265 km/h.

1693107861972.png

WU-14

Trên thực tế, tàu lượn này là một đầu đạn của tên lửa đạn đạo siêu vượt âm của Trung Quốc, và loại đầu tiên sử dụng tàu lượn này là tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17, ra mắt tại cuộc diễu binh mừng Quốc khánh năm 2019. Ngoài việc không sợ bị đánh chặn bởi các loại vũ khí phòng không và chống tên lửa, tàu lượn siêu vượt âm còn có thể tăng cự ly tấn công của tên lửa. Tầm tấn công ước tính của tên lửa DF-17 là 1.800 đến 2.500 km, tăng 1.000 km so với tên lửa DF-16. Để cải thiện khả năng cơ động, tàu lượn được trang bị bánh lái không khí. Lầu năm góc cho biết, tên lửa DF- 17 đã đạt hiệu quả chiến đấu vào năm 2020.

1693107912394.png

DF-17

Vào tháng 8 năm 2018, Trung Quốc đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của phương tiện bay thể tạo sóng XK-2 (Tinh Không-2). Nó được lắp một động cơ xung áp và có thể bay ở độ cao 30.000 mét trong 10 phút sau khi tách khỏi tên lửa. XK-2 bay ở chế độ góc công cao trong giai đoạn hạ cánh và có thể đạt tốc độ Mach 5,5 ~ 6. Lần thử nghiệm này rất thành công, và XK-2 đã rơi vào vị trí đã định. Đây là phương tiện bay thể tạo sóng đầu tiên của Trung Quốc do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ cùng với Viện Nghiên cứu Động lực Hàng không Vũ trụ Tây An hợp tác phát triển. Về lý thuyết, quân đội Trung Quốc có thể lắp đặt tàu lượn này trên tất cả các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa mới, bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 và DF-41, tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 và DF-26, thậm chí cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15.

1693108004623.png

XK-2

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự bí ẩn của LY

Vào tháng 5 năm 2018. Ba bức ảnh và một mô hình của phương tiện bay siêu vượt âm LY (Lăng Vân) đã xuất hiện tại Triển lãm Thiết bị tích hợp quân- dân dụng Quốc tế Bắc Kinh. Theo giới chức chính quyền, phương tiện bay này do Đại học KHKT quốc phòng nghiên cứu chế tạo. LY có bốn cửa hút khí ở phía trước, dường như để chuẩn bị cho một động cơ xung áp, sử dụng động cơ đẩy tên lửa nhiên liệu rắn hai tầng. Một bức ảnh chụp toàn bộ phần thân của phương tiện bay, bức còn lại là phương tiện bay được lắp đặt trên xe đa dụng vận tải-dựng-phóng, bức thứ ba chụp khoảnh khắc phương tiện bay được phóng đi. Tên chính thức của phương tiện bay này là "Phương tiện bay thử nghiệm thông dụng siêu vượt âm cận không gian". Thời gian bay thử đầu tiên của nó có thể là tháng 12 năm 2015.

1693108558854.png


Từ bố cục thiết kế và phác thảo kỹ thuật của LY, nó rất giống với tên lửa hành trình siêu vượt âm phóng từ đất liền DF-100 (tức CJ-100), xuất hiện lần đầu trong cuộc duyệt binh nhân Ngày Quốc khánh năm 2019. Sau khi phóng, trong giai đoạn đầu DF-100 được động cơ nhiên liệu rắn một tầng đẩy đến trạng thái siêu vượt âm, khi lên đến tầm cao 40.000km, động cơ trợ đẩy một tầng tách ra, mũi hình nón cũng thoát ra, và sau đó động cơ xung áp được khởi động. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa có độ cao khoảng 30.000 mét và tốc độ từ Mach 3 ~ 4 (thông thường cho rằng tốc độ siêu vượt âm là Mach 5 trở lên). Khi tiến vào khu vực tấn công, DF-100 chuyển sang trạng thái bổ nhào nhanh. Cự ly bay của tên lửa không dưới 1.200 km, cự ly tối đa là 3.000 km. DF-100 được phóng ở trạng thái gần thẳng đứng từ ống phóng của hộp chứa trên xe đa dụng vận tải-dựng-phóng (TEL), thường sử dụng khung gầm xe việt dã bánh lốp 10 x 10 được sản xuất với số lượng hạn chế.

1693108618601.png

DF-100

Mối tương quan giữa phương tiện bay LY và tên lửa hành trình DF-100 là rất rõ ràng. Không rõ phương tiện phóng của LY, nhưng suy đoán nó là phiên bản nâng cấp của DF-100, có thể đẩy DF- 100 từ tốc độ siêu âm sang siêu vượt âm. Truyền thông Trung Quốc thường cho rằng, LY có thể được trang bị cho máy bay ném bom H-6K, có lẽ họ đang ám chỉ tên lửa hành trình siêu vượt âm phóng từ đất liền kiểu cơ động DG-100 mà Trung Quốc đang phát triển và phiên bản phóng từ trên không sử dụng bộ trợ đẩy một tầng (DG-100 không phải là DF-100). Vào tháng 9 năm 2015, máy bay ném bom H-6K đã tiến hành thử nghiệm phóng tên lửa hành trình, tên lửa này được trang bị động cơ phản lực và có thể bay với tốc độ Mach 4.

1693108698392.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Máy bay có người lái "siêu vượt âm"

Máy bay có người lái siêu vượt âm là một dự án quan trọng khác trong phát triển thiết bị siêu vượt âm, có thể đạt tốc độ Mach 10. Ưu tiên hàng đầu của dự án là động cơ chu trình hỗn hợp, mặc dù nó kết hợp các đặc tính kỹ thuật của thể rắn, lỏng và động cơ xung áp, nhưng đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải có những bước đột phá về công nghệ hiện có. Dự kiến, các chuyên gia Trung Quốc sẽ phát triển động cơ này vào năm 2025. Vào mùa xuân năm 2017, Trung Quốc đã công bố hoàn thành nghiên cứu phát triển và tối ưu hóa các bộ phận quan trọng của động cơ, bao gồm cửa hút gió, hệ thống làm mát và buồng đốt. Quá trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đối với các thành phần động cơ dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2017.

1693108779832.png


Dự kiến, Trung Quốc sẽ trang bị cho máy bay CGI động cơ chu trình hỗn hợp, được cho là có khả năng bay với tốc độ tối đa Mach 6. Có rất ít thông tin về chiếc máy bay này, ngoài những hình ảnh trên máy tính. CGI sẽ trở thành một phần quan trọng trong hệ thống giám sát-tấn công toàn cầu tích hợp của Trung Quốc, có thể phá hủy bất kỳ điểm nào trên Trái đất trong vòng ba giờ kể từ khi nhận được lệnh.

Lực lượng dân dụng

Tin tức về các phương tiện bay siêu vượt âm của Trung Quốc không liên tục và rời rạc, thường chỉ có một số hình ảnh, nhưng JG-1 (Gia Canh-1) là ngoại lệ duy nhất. Đây là một phương tiện bay siêu vượt âm kiểu thử nghiệm có thể tái sử dụng, được phát triển bởi Đại học Hạ Môn. Ý nghĩa của tên dự án là để tri ân Trần Gia Canh, người sáng lập của trường. Việc nghiên cứu và phát triển phương tiện bay này bắt đầu vào năm 2008, tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển còn có Công ty TNHH Công nghệ Thiên Hành Lăng Không, Bắc Kinh. Mô hình phương tiện bay lần đầu tiên được trình diễn ở châu Âu và thử nghiệm trong một đường hầm gió của Đức.

1693108861279.png

JG-1

Vào ngày 23 tháng 4 năm 2019, phương tiện bay đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên và phương tiện mang là tên lửa đẩy có cánh có thể thu hồi TX-1 (Thiên Hành-1). Sơ tốc ban đầu của JG-1 đạt 4.300 km/h, tương đương Mach 3,5, không đạt tiêu chuẩn đầu vào của phương tiện bay siêu vượt âm, có lẽ mục đích của chuyến bay thử này là để kiểm tra khả năng hoạt động cơ bản của từng bộ phận.

JG-1 dài 8,7 mét, sải cánh 2,5 mét, trọng lượng 3,7 tấn (không tính tên lửa đẩy). Góc quét của mép trước cánh là 60 độ và góc quét của mép trước cánh đuôi là 50 độ. Phương tiện bay này được trang bị một động cơ phản lực chu trình kết hợp với ba cửa hút gió. Thân máy bay có thể thực hiện hiệu ứng tạo sóng ban đầu và cửa hút gió có thể thực hiện hiệu ứng tạo sóng lần hai. Việc sử dụng khe hút gió ba chiều với chức năng tăng áp có thể đảm bảo tốc độ của phương tiện bay đạt Mach 4 ~ 6 khi tấn công từ các góc độ khác nhau. Ống dẫn khí chia không khí thành hai và đi vào ống dẫn trên và ống dẫn dưới tương ứng, ống dẫn trên lại được chia thành hai ống dẫn phụ, một trong số đó dẫn đến động cơ rắn. Toàn bộ không khí kết thành một thể trước khi đi vào máy phun, và chỉ có một vòi phun nhiên liệu. Tên lửa đẩy TX-1 sau khi hoàn thành nhiệm vụ trợ đẩy sẽ chuyển sang chế độ lượn, sau đó thực hiện quay về với sự trợ giúp của dù. Tên lửa này đã thực hiện một chuyến bay dưới quỹ đạo vào ngày 23 tháng 4 năm 2019, nhưng nó có khả năng đẩy một vật mang lên quĩ đạo vệ tinh nhân tạo của Trái đất.

1693108950078.png


JG-1 hoàn toàn được phát triển bởi các công ty thiết bị dân dụng. Các học giả và nhà thiết kế Trung Quốc tham gia dự án đã đạt đến trình độ hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của châu Âu. Hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy châu Âu vượt qua Trung Quốc trong lĩnh vực này./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quân đội Trung Quốc điều chỉnh khái niệm về kiểm soát trên không

Một số nhà phân tích phương Tây lập luận rằng việc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng thuật ngữ “chỉ huy trên không” đi ngược lại quan điểm lỗi thời về kiểm soát trên không. Thuật ngữ này đã tồn tại hơn một thế kỷ và khái niệm ban đầu của nó đã trở nên phức tạp bởi những đổi mới về công nghệ và chiến thuật kể từ khi nó ra đời. Mặc dù có một số nghi ngờ rằng việc PLA sử dụng thuật ngữ này luôn tuân thủ nghiêm ngặt khái niệm ban đầu, nhưng một số bài viết gần đây của PLA cho thấy rằng trước đây PLA có xu hướng coi việc kiểm soát trên không là những thuật ngữ tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng chính những bài viết này chỉ ra rằng PLA hiện đang thúc đẩy một cách hiểu hiện đại và sắc thái hơn về kiểm soát trên không. Do đó, PLA khó có thể tìm kiếm quyền chỉ huy trên không trong các chiến dịch quân sự trong tương lai, và nó có khả năng giảm các yêu cầu về không gian và thời gian để kiểm soát trên không khi khả năng tiến hành các hoạt động đa môi trường của lực lượng này được cải thiện.

Chỉ huy và kiểm soát trên không

Thuật ngữ "Chỉ huy trên không" được Giulio Douhet đưa ra vào năm 1921 sau thuật ngữ "chỉ huy trên biển" của Alfred Mahan, và nó được định nghĩa là ngăn chặn "kẻ thù bay hoặc thực hiện bất kỳ hành động trên không nào". Điều này có thể đạt được nhiều hơn vào thời điểm đó, khi hệ thống phòng không trên mặt đất kém hiệu quả hơn và mối đe dọa lớn nhất đối với lực lượng không quân là máy bay chiến đấu.

Kể từ đó, các mối đe dọa đối với sức mạnh không quân đã tăng lên gấp bội về loại hình và hiệu quả. Do đó, Lực lượng Không quân Mỹ (USAF) không sử dụng "chỉ huy trên không"; thay vào đó, lực lượng này sử dụng thuật ngữ “kiểm soát trên không”, bao gồm ba trạng thái kiểm soát tương đối: tương đương, ưu thế trên không và ưu thế trên không, trạng thái cuối cùng gần giống như “chỉ huy trên không” (Bộ Không quân, ngày 31 tháng 7 năm 2017). Không giống như ưu thế trên không, “ưu thế tuyệt đối trên không” không có nghĩa là loại bỏ gần như hoàn toàn các mối đe dọa đối với các lực lượng không quân đồng minh; nó chỉ đề cập đến trạng thái kiểm soát trong đó những mối đe dọa đó không phải là "bị cấm" (Bộ Không quân, ngày 31 tháng 7 năm 2017). Tất nhiên, “tương đương” đề cập đến trạng thái mà không bên tham chiến nào đạt được ưu thế trên không hoặc ưu thế tuyệt đối trên không (Bộ Không quân, ngày 31 tháng 7 năm 2017).

1693185961483.png


PLA không có sự phân biệt như vậy trong các ấn phẩm học thuyết được công bố rộng rãi (Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, ngày 19 tháng 10 năm 2020). Phiên bản mới nhất hiện có của từ điển thuật ngữ quân sự của PLA có chứa một mục được dịch sang tiếng Anh là “chỉ huy trên không,” zhikongquan (制空权), cùng với các thuật ngữ tương tự cho các lĩnh vực khác, bao gồm cả môi trường thông tin và mạng - nhưng không thể giải thích được tại sao lại loại trừ môi trường trên bộ. Tuy nhiên, “zhikongquan” được mô tả mơ hồ hơn nhiều so với “chỉ huy trên không” của Douhet. Từ điển định nghĩa nó chỉ đơn thuần là “kiểm soát một vùng trời cụ thể tại một thời điểm cụ thể trong quá trình hoạt động”. Bởi vì định nghĩa này không chỉ ra bất kỳ mức độ kiểm soát nào, người ta có thể kết luận rằng zhikongquan bao gồm các trạng thái ít kiểm soát hơn so với bản dịch tiếng Anh thông thường của nó, các trạng thái như “ưu thế trên không” của Không quân Mỹ. Xét cho cùng, bản thân “zhikongquan” về bản chất không biểu thị sự kiểm soát tuyệt đối, đó là lý do tại sao “zhikongquan” cũng là bản dịch tiếng Trung thông thường của “kiểm soát trên không”. (Từ giờ trở đi, để tránh sự mơ hồ của “zhikongquan,” “kiểm soát trên không” sẽ được sử dụng để dịch “zhikongquan” trừ trường hợp “chỉ huy không quân” phù hợp hơn). Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy “zhikongquan” thường được PLA nhìn nhận là cao nhất xuất phát từ chính những nguồn cho thấy rằng PLA đang thúc đẩy một quan điểm rõ ràng về “zhikongquan” gần giống với quan điểm của Không quân Mỹ hơn là quan điểm của Douhet.

1693186032063.png


Điều chỉnh khái niệm kiểm soát trên không

Vào tháng 5 và tháng 6 năm 2022, Nhật báo PLA đã đăng một loạt bài về sự thống trị trong các môi trường khác nhau, từ trên bộ cho đến môi trường mạng. Loạt bài đã được đăng trên mục “Diễn đàn quân sự” của tờ báo. PLA Daily là cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương Đ..C..S Trung Quốc (CMC), tương đương với Bộ Quốc phòng Mỹ. Không giống như các tờ báo truyền thống, mục đích chính của PLA Daily là truyền bá tư tưởng cho quân đội chứ không phải thông tin cho họ. Mục Diễn đàn quân sự là nơi PLA chuyển tải những ý kiến khá học thuật về chiến tranh và khoa học quân sự. Mặc dù nội dung của phần này chắc chắn không thể được coi là học thuyết, nhưng nó đại diện cho tính chính thống vì những ý tưởng “sai trái” sẽ không bao giờ được đăng trên PLA Daily. Do đó, đây là một cửa sổ tuyệt vời cho những ý tưởng mới nhất mang dấu ấn của CMC. Loạt bài được đề cập đã được xuất bản trong một chuyên mục đặc biệt trong Diễn đàn quân sự, “Chuyên mục đặc biệt để nghiên cứu các vấn đề quân sự, nghiên cứu chiến tranh và nghiên cứu cách tiến hành chiến tranh,” cho thấy tầm quan trọng của loại bài và mong muốn của CMC rằng loạt bài này sẽ được nghiên cứu.

1693186098590.png


Bài báo về sự thống trị trên không chỉ đáng chú ý vì nó khác với quan điểm của Douhet, không phải vì nó tạo ra một nền tảng mới. Nó được viết bởi Chai Shan, một người đóng góp thường xuyên cho Diễn đàn quân sự mà không rõ ràng về mối liên hệ. Bài báo đưa ra năm điểm. Đầu tiên, Chai lập luận rằng việc kiểm soát trên không vẫn “chiếm một vị trí quan trọng” trong “các cuộc chiến tranh thông tin hóa” và sẽ vẫn như vậy trong “các cuộc chiến tranh thông minh hóa trong tương lai” (PLA Daily, ngày 12 tháng 5 năm 2022). Ông viết rằng kiểm soát trên không là “nền tảng” để xây dựng sự thống trị tổng thể trong tất cả các lĩnh vực (PLA Daily, ngày 12 tháng 5 năm 2022). Thứ hai, Chai lập luận rằng vì cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát trên không không còn chỉ diễn ra với máy bay, nên người ta cũng phải kiểm soát các môi trường nhận thức và điện từ “vô hình” “trước khi có thể nói rằng người ta đã thực sự giành quyền kiểm soát trên không” (Nhật báo PLA, ngày 12 tháng 5 năm 2022). Điểm thứ năm của Chai thực sự khá giống với điểm thứ hai của ông ấy. Ông tuyên bố rằng một người chỉ có thể giành quyền kiểm soát trên không bằng cách hội tụ các khả năng trên nhiều môi trường, bao gồm các môi trường vật lý khác trên đất liền và trên biển (PLA Daily, ngày 12 tháng 5 năm 2022).

1693186274197.png


Thứ ba, Chai tuyên bố rằng không trung không còn là một không gian duy nhất vì hệ thống phòng không hiệu quả hơn và các loại máy bay mới, bao gồm máy bay trực thăng và máy bay không người lái, gây ra các mối đe dọa ở hoặc từ các độ cao và khoảng cách khác nhau (PLA Daily, ngày 12 tháng 5 năm 2022). Do đó, kiểm soát trên không là điều mà người ta “không thể hy vọng hoàn thành trong một lần”, Chai nhận xét (Nhật báo PLA, ngày 12 tháng 5 năm 2022). Ông viết: “Người ta chỉ có thể thực sự giành quyền kiểm soát trên không” bằng các nỗ lực có mục tiêu và theo giai đoạn, xem xét không phận ở mọi độ cao cũng như đặc điểm của hệ thống phòng không của kẻ thù, (PLA Daily, ngày 12 tháng 5 năm 2022).

1693186380179.png


Điểm thứ tư của tác giả Chai liên quan đến “chỉ huy trên không” của Douhet. Ông mô tả nó là “sự kiểm soát tuyệt đối trên không” (PLA Daily, ngày 12 tháng 5 năm 2022). Tuy nhiên, ông cho rằng kinh nghiệm sau đó với các hoạt động nhằm đạt được quyền kiểm soát trên không đã khiến mọi người nhận ra rằng “giành quyền kiểm soát tuyệt đối trên không vừa khó thực hiện vừa không cần thiết; (PLA Daily, ngày 12 tháng 5 năm 2022). Chai viết rằng “thông qua rất nhiều ứng dụng thực tế trong chiến tranh, quân đội nước ngoài” do đó chia quyền kiểm soát trên không thành ba cấp độ kiểm soát tăng dần: chiếm ưu thế trên không, giành quyền áp đảo trên không và ưu thế tuyệt đối trên không (Nhật báo PLA, ngày 12 tháng 5 năm 2022). Do đó, Chai định nghĩa ba thuật ngữ này:

Ưu thế trên không thường đề cập đến việc có lợi thế tương đối so với kẻ thù và sở hữu thế chủ động trong tác chiến; giành quyền áp đảo trên không thường đề cập đến việc có lợi thế lớn hơn đối phương và sở hữu thế chủ động trong tác chiến. Tuy nhiên, ưu thế tuyệt đối trên không đề cập đến việc có lợi thế áp đảo trước kẻ thù cũng như quyền kiểm soát tuyệt đối trên không (PLA Daily, ngày 12 tháng 5 năm 2022).

Ông nhận xét rằng sự khác biệt như vậy giúp một người có thể sử dụng lực lượng một cách “khoa học và tiết kiệm” tùy theo các mục tiêu tác chiến và đối thủ (PLA Daily, ngày 12 tháng 5 năm 2022).

1693186517295.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tất nhiên, Chai không chỉ đề cập đến cách “quân đội nước ngoài” nhìn nhận việc kiểm soát trên không. Một lần nữa, bài báo nhằm mục đích giáo dục, và định nghĩa của Chai về mức độ kiểm soát trên không ít nhất không được lấy từ định nghĩa của các cường quốc không quân giàu kinh nghiệm nhất thế giới. Thay vào đó, Chai đang bác bỏ quyền chỉ huy trên không và đưa ra một khái niệm kiểm soát trên không mới, thực tế hơn cho PLA, trích dẫn kinh nghiệm tốt hơn của các quân đội nước ngoài không xác định để xác nhận điều đó. Đến lượt nó, điều này có thể được hiểu là bằng chứng cho thấy trong PLA có xu hướng coi zhikongquan là “sự kiểm soát tuyệt đối trên không”, tức là chỉ huy trên không.

Thậm chí gần đây hơn, chỉ huy trên không đã bị bác bỏ trong một trong hai bài báo tiếp theo về sức mạnh không quân xuất hiện trên Diễn đàn quân sự. Bài báo được xuất bản vào tháng 4 năm 2023 trong “Chuyên mục đặc biệt về nghiên cứu các vấn đề quân sự, nghiên cứu chiến tranh và nghiên cứu cách tiến hành chiến tranh,” và các tác giả của nó đều được xác định là có liên kết với Trường Đại học Chỉ huy Lực lượng Không quân, là cơ sở đào tạo cao nhất của Lực lượng Không quân PLA, tương tự như Trường Đại học Chiến tranh Không quân của Không quân Mỹ. Có thể việc xác định mối quan hệ của các tác giả chỉ ra rằng bài viết của họ đại diện cho quan điểm của trường đại học và có lẽ là của Không quân PLA nói chung.

1693301602469.png

Tên lửa tầm xa PL-12 của TQ

Các tác giả viết rằng các trận chiến giữa các đội hình máy bay lớn và “những trận không chiến tầm gần” đang trở thành dĩ vãng (PLA Daily, ngày 11 tháng 4). Họ nói rằng “Các trận không chiến ngoài tầm nhìn, các cuộc tấn công từ các vành đai phòng thủ bên ngoài, phòng không tầm cực xa, v.v., đang trở thành hình thức chính của các chiến dịch đường không,” (PLA Daily, ngày 11 tháng 4). Khi các bên tham chiến sở hữu một lượng vũ khí tấn công tầm xa ngang nhau, quyền kiểm soát trên không sẽ bị từ chối lẫn nhau, khiến cho việc “giành quyền kiểm soát tuyệt đối trên không theo nghĩa truyền thống” trở nên “càng khó khăn hơn” (PLA Daily, ngày 11 tháng 4). Do đó, các tác giả kết luận rằng “việc kiểm soát trên không sẽ chuyển từ [là thứ được tìm kiếm] mọi lúc trên mọi khu vực thành việc theo đuổi ưu thế trên không cho các nhiệm vụ quan trọng vào những thời điểm quan trọng và trên các khu vực quan trọng” (PLA Daily, ngày 11 tháng 4).

1693301657700.png

Tên lửa tầm xa PL-15 của TQ

Do đó, PLA đang thúc đẩy một khái niệm có sắc thái rõ ràng về kiểm soát trên không. Các cấp độ kiểm soát của Chai và định nghĩa của họ có thể không phải là cuối cùng, nhưng PLA rõ ràng đang bác bỏ tính khả thi và sự cần thiết của việc đạt được quyền chỉ huy trên không như Douhet đã hình dung ban đầu. Sự thay đổi khái niệm này có hai hàm ý. Đầu tiên, không có khả năng PLA sẽ tìm kiếm sự kiểm soát tuyệt đối trên không trong các chiến dịch tương lai chẳng hạn như một cuộc xâm lược Đài Loan. Thứ hai, PLA có khả năng sẽ giảm các yêu cầu về không gian và thời gian đối với việc kiểm soát trên không khi khả năng tiến hành các hoạt động đa lĩnh vực của họ được cải thiện.

1693301794564.png


Với tính tất yếu của các xu hướng mà PLA đã xác định là buộc phải thay đổi khái niệm, không có chuyện PLA tin rằng họ có thể làm khác đi. Đây sẽ là những điều chỉnh cần thiết để đối phó với sự gia tăng của các mối đe dọa đối với sức mạnh không quân, và logic tương tự làm cơ sở cho việc PLA thúc đẩy các hoạt động phản công thâm nhập hay còn gọi là Kế hoạch bay chiếm ưu thế trên không năm 2030 của Không quân Mỹ (PLA Daily, ngày 19 tháng 7 năm 2022; Guangming Daily, ngày 21 tháng 11 năm 2021). Chai và những người khác đang mở đường cho PLA sử dụng sức mạnh không quân trong môi trường có nguy cơ cao mà một số người tin rằng đã đánh bại lực lượng không quân Nga ở Ukraine: trấn áp hệ thống phòng không của đối phương bằng cách hội tụ khả năng trên các lĩnh vực và chỉ tìm kiếm ưu thế trên không trong những khoảng thời gian hạn chế trong thời gian ngắn. Điều này sẽ bù đắp những lợi thế của chiến lược ngăn chặn trên không để bảo vệ Đài Loan hoặc bất kỳ nơi nào khác mà PLA tấn công./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hiện đại hóa lực lượng không quân Trung Quốc: tăng tốc

Trung Quốc tiếp tục chế tạo ngày càng nhiều máy bay chiến đấu tốt hơn khi lực lượng không quân tiếp tục thay thế các máy bay cũ bằng các loại có khả năng tốt hơn đáng kể: Chengdu J-10C và J-20 và Shenyang J-16 đang ngày càng trở thành cốt lõi của sức mạnh không quân Trung Quốc.

1693302408257.png

J-20

Ấn bản năm 2023 của Cân bằng quân sự theo dõi những cải tiến hơn nữa đối với kho vũ khí của lực lượng không quân Trung Quốc. Lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) đang tăng tốc bổ sung máy bay chiến đấu. Nước này cũng tiếp tục tích hợp vào máy bay của mình một loạt tên lửa không đối không có khả năng và ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang phát triển một thế hệ vũ khí tấn công không đối đất mới. Quốc gia này dường như đã thu hẹp hơn nữa khoảng cách năng lực lâu dài trong việc sản xuất trong nước động cơ phản lực cánh quạt đốt sau cấp quân sự.

1693302468072.png

Chengdu J-10C Firebird

Kể từ năm 2016, việc sản xuất máy bay chiến đấu/tấn công mặt đất đa chức năng của PLAAF đã tập trung vào ba thiết kế: Chengdu J-10C Firebird , Thẩm Dương J-16 Flanker và Thành Đô J-20 'ít quan sát được'. Giữa ba loại này, PLAAF hiện có hơn 600 máy bay trong ít nhất 19 lữ đoàn chiến đấu tiền tuyến và đang tìm cách mở rộng hơn nữa. Thông tin nguồn mở cho thấy trong vòng 3 năm qua, tỷ lệ sản xuất hàng năm của cả J-16 và J-20 có thể đã tăng gấp đôi.

1693302571404.png

Thẩm Dương J-16 Flanker

Đối với J-20, dữ liệu IISS rút ra từ cơ sở dữ liệu Military Balance+ cho thấy ít nhất 150 máy bay đang phục vụ trong PLAAF vào đầu năm 2023 và nếu việc sản xuất J-20 tiếp tục với tốc độ hiện tại thì đến cuối năm 2023, lượng hàng tồn kho này có thể sẽ có đã vượt qua chiếc Lockheed Martin F-22 Raptor của Hoa Kỳ. Mặc dù hiện tại, tổng số máy bay F-22 và F-35 của Không quân Mỹ sẽ vẫn lớn hơn đáng kể, nhưng Bắc Kinh rõ ràng không hài lòng với việc đứng thứ hai sau Washington về khả năng chiến đấu trên không tiên tiến.

1693302586703.png


BLOG CÂN BẰNG QUÂN SỰNgày 21 tháng 2 năm 2023

Hiện đại hóa lực lượng không quân Trung Quốc: tăng tốc

Trung Quốc tiếp tục chế tạo ngày càng nhiều máy bay chiến đấu tốt hơn khi lực lượng không quân tiếp tục thay thế các máy bay cũ bằng các loại có khả năng tốt hơn đáng kể: Chengdu J-10C và J-20 và Shenyang J-16 đang ngày càng trở thành cốt lõi của sức mạnh không quân Trung Quốc.



Ấn bản năm 2023 của Cân bằng quân sự theo dõi những cải tiến hơn nữa đối với kho vũ khí của lực lượng không quân Trung Quốc. Lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) đang tăng tốc bổ sung máy bay chiến đấu. Nước này cũng tiếp tục tích hợp vào máy bay của mình một loạt tên lửa không đối không có khả năng và ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang phát triển một thế hệ vũ khí tấn công không đối đất mới. Quốc gia này dường như đã thu hẹp hơn nữa khoảng cách năng lực lâu dài trong việc sản xuất trong nước động cơ phản lực cánh quạt đốt sau cấp quân sự.



Kể từ năm 2016, việc sản xuất máy bay chiến đấu/tấn công mặt đất đa chức năng của PLAAF đã tập trung vào ba thiết kế: Chengdu J-10C Firebird , Thẩm Dương J-16 Flankervà Thành Đô J-20 'ít quan sát được'. Giữa ba loại này, PLAAF hiện có hơn 600 máy bay trong ít nhất 19 lữ đoàn chiến đấu tiền tuyến và đang tìm cách mở rộng hơn nữa. Thông tin nguồn mở cho thấy trong vòng 3 năm qua, tỷ lệ sản xuất hàng năm của cả J-16 và J-20 có thể đã tăng gấp đôi. Đối với J-20, dữ liệu IISS rút ra từ cơ sở dữ liệu Military Balance+ cho thấy ít nhất 150 máy bay đang phục vụ trong PLAAF vào đầu năm 2023 và nếu việc sản xuất J-20 tiếp tục với tốc độ hiện tại thì đến cuối năm 2023, lượng hàng tồn kho này có thể sẽ có đã vượt qua chiếc Lockheed Martin F-22 Raptor của Hoa Kỳ. Mặc dù hiện tại, tổng số máy bay F-22 và F-35 của Không quân Mỹ sẽ vẫn lớn hơn đáng kể, nhưng Bắc Kinh rõ ràng không hài lòng với việc đứng thứ hai sau Washington về khả năng chiến đấu trên không tiên tiến.

1693302636750.png


Cả ba loại đều được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) và do đó có thể khai thác tốt hơn tên lửa không đối không tầm xa PL-15 (CH-AA-10 Abaddon ), vốn được Mỹ và các đồng minh coi là đối thủ. PL-15 cũng được trang bị đầu dò AESA. TQ cũng đã bắt đầu bổ sung các loại vũ khí không đối đất mới vào kho vũ khí của mình. J-16 được trưng bày với hình dáng chưa từng thấy trước đây thiết kế tên lửa tầm xa AKF-98 tại Triển lãm hàng không Chu Hải tháng 11 năm 2022. AKF-98 có thể tạo ra một dòng vũ khí hành trình với các biến thể đầu đạn và đạn con đơn nhất đang được khám phá. Cho đến nay, không ai được xác định là thuộc các đơn vị hoạt động. Một tên lửa khác, AFK-88C, cũng được trưng bày lần đầu tiên tại sự kiện tương tự. Loại vũ khí này có thể là sự phát triển của tên lửa không đối đất KD-88.

1693302741383.png

Tên lửa AKF-98

Mặc dù Trung Quốc đã đạt được những bước tiến lớn về nền tảng máy bay chiến đấu, cảm biến và vũ khí, nhưng trước đây nước này vẫn phải vật lộn với việc phát triển động cơ phản lực cánh quạt quân sự hiệu suất cao. Việc sử dụng động cơ Thẩm Dương WS-10C trên các lô J-20 sau này, cùng với động cơ nội địa trên J-10C và J-16, cho thấy Bắc Kinh cảm thấy rằng họ hiện đã đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này. Một động cơ phản lực cánh quạt vòng cao nội địa khác, Shenyang WS-20, đã được nhìn thấy trên một biến thể mới của máy bay vận tải hạng nặng Xian Y-20, hiện có thể đang được đưa vào sản xuất. Máy bay vận tải hạng nặng và máy bay chở dầu cũng là điểm yếu truyền thống của PLAAF, phần lớn là do khó khăn trong việc sản xuất động cơ nội địa phù hợp nhưng hiện đang chứng kiến lượng tồn kho tăng đáng kể.

1693302865981.png

Động cơ Shenyang WS-20

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Y-20 ngày càng trở nên phổ biến bên ngoài Trung Quốc trong những năm gần đây. Nó được sử dụng để cung cấp vắc xin ngừa Covid-19 và vật tư y tế của Trung Quốc cho các nước khác, cũng như hệ thống vũ khí cho một số khách hàng xuất khẩu ngày càng tăng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, PLAAF vẫn chưa thể hiện mong muốn tăng quy mô tổng thể của cơ cấu lực lượng không vận quân sự chuyên dụng của mình (hiện có quy mô gồm sáu trung đoàn chia thành hai sư đoàn). Thay vào đó, những chiếc Y-20 mới đã cho phép tái sử dụng các máy bay vận tải hạng nhẹ và hạng trung Y-7 và Y-8 cũ kỹ để huấn luyện hoặc thực hiện các vai trò phụ khác, đồng thời có thể tăng quy mô của các trung đoàn vận tải riêng lẻ.

1693302961280.png

Y-20

Nếu việc bổ sung thêm các trung đoàn vận tải hạng nặng vào cơ cấu lực lượng của mình không phải là ưu tiên trước mắt của PLAAF, thì việc sản xuất có thể bắt đầu chuyển sang các biến thể chuyên dụng dựa trên khung máy bay Y-20, chẳng hạn như máy bay chở dầu YY-20, hoặc một sự thay thế trong tương lai cho loại hiện có. Máy bay cảnh báo và kiểm soát sớm trên không (AEW&C) KJ-2000. Đặc biệt, việc bổ sung một số lượng đáng kể các máy bay YY-20 sẽ thể hiện sự cải thiện đáng kể đối với PLAAF do nguồn lực tiếp nhiên liệu trên không hiện có của lực lượng này tương đối ít ỏi. Việc kết hợp một lực lượng như vậy với các phi đội J-10C, J-16 và J-20 đang mở rộng cùng các hệ thống vũ khí liên quan của chúng sẽ thể hiện sự cải thiện đáng kể hơn nữa về năng lực tổng thể của PLAAF.

1693303027412.png

KJ-2000

1693303073700.png

YY20
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Bước nhảy vọt vĩ đại của Không quân Trung Quốc

Trong số ba siêu cường thế giới, hai siêu cường có phi đội máy bay chiến đấu tàng hình hoạt động. Một là Mỹ. Bên còn lại không phải là Nga mà là Trung Quốc.

Trên thực tế, Chiến lược phòng thủ quốc gia công bố vào tháng 2 cho thấy sức mạnh thông thường của Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn sức mạnh của Nga. Với tiền mặt dồi dào, Trung Quốc có đủ nguồn lực để duy trì tốc độ tiến bộ công nghệ nhanh chóng cho tất cả các quân chủng của mình, đặc biệt là Lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF). Các nhà lãnh đạo hàng đầu của USAF đã bỏ từ “gần” trong cụm từ “đối thủ ngang hàng” khi đề cập đến Trung Quốc.

PLAAF đã có một “bước nhảy vọt lớn” trong 20 năm qua, tiếp tục chuyển đổi từ một phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba của Liên Xô được cấp phép chế tạo gần như lỗi thời sang một lực lượng gần như hiện đại, thế hệ thứ tư có các đối thủ của hầu hết mọi loại máy bay chiến đấu. Hệ thống của Không quân Hoa Kỳ. Trên thực tế, nếu bắt chước là hình thức tâng bốc chân thành nhất thì Không quân Hoa Kỳ sẽ cảm thấy vô cùng tự hào: quả thực, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng các bản sao máy bay của Không quân Hoa Kỳ, từ máy bay không người lái điều khiển từ xa Global Hawk và Reaper cho đến máy bay vận tải C-17 và máy bay chiến đấu F-35, và tên lửa không đối không trông rất giống AMRAAM của Mỹ.

Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc trong những năm gần đây khuyến khích rằng, ngay cả khi quốc gia này tìm cách chống lại sức mạnh phi đối xứng của Mỹ, nước này sẽ xây dựng sức mạnh không quân thông thường của mình, về cơ bản là sao chép Không quân Mỹ. Hiện tại, nó có các máy bay cảnh báo và kiểm soát trên không, máy bay tiếp dầu, máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, tác chiến điện tử và các tài sản tình báo, giám sát và trinh sát, tất cả đều được tổ chức chủ yếu để đối phó Không quân Hoa Kỳ. (Điểm khác biệt giữa các đối tác là PLAAF chịu trách nhiệm về các trực thăng vận chuyển và hỗ trợ chiến thuật cho lực lượng mặt đất của Quân đội Giải phóng Nhân dân, cũng như lực lượng phòng không trên mặt đất.)

1693387927535.png

J-20

Máy bay chiến đấu J-20 – nơi tổ chức phi đội tàng hình đầu tiên của PLAAF tại Dingxin – không có loại máy bay tương tự thực sự của USAF. J-20 có các tính năng tương tự F-22 và F-35 (hệ thống quang điện gắn ở mũi của nó có bề ngoài giống hệt với F-35) và tình báo Mỹ chắc chắn rằng nó dựa trên công nghệ bị đánh cắp của Mỹ. . Tuy nhiên, USAF và những người theo dõi ngành suy luận rằng nó không nhất thiết được chế tạo để có sự nhanh nhẹn mà để có tốc độ và khả năng tàng hình trong phần tư phía trước; những khả năng sẽ giúp nó hữu ích cho các cuộc tấn công bất ngờ vào các đơn vị trên bộ hoặc nhiều khả năng là các tài sản trên không quan trọng như tàu chở dầu và các nền tảng tình báo, giám sát và trinh sát. Trong một số giới, nó được mô tả là “sát thủ AWACS”.

J-20 cũng không phải là máy bay tàng hình duy nhất Trung Quốc đang phát triển. Máy bay chiến đấu J-31 đang được phát triển là đối thủ của F-35 của Mỹ và khác biệt chủ yếu ở chỗ có hai động cơ nhỏ hơn thay vì một động cơ lớn. J-31 dường như tiến triển chậm hơn J-20 và có tin đồn rằng nó có thể được dùng làm máy bay xuất khẩu.

1693387990049.png

J-31

Mặc dù chủ yếu dựa vào công nghệ của Mỹ, cả J-20 và J-31 đều là thiết kế nội địa, nhưng Trung Quốc phần lớn đã hủy bỏ các thỏa thuận với Nga để hợp tác phát triển các nền tảng thế hệ thứ năm. Tuy nhiên, động cơ tiếp tục là điểm yếu của Trung Quốc và ở hạng mục này nước này vẫn buộc phải dựa vào thiết kế của Nga. Chính phủ Trung Quốc đã ưu tiên cải thiện khả năng động cơ và J-20 có thể sớm đổi động cơ AL-31FN do Nga thiết kế để lấy WS-10B được sản xuất trong nước.

Khi quân đội nước này xây dựng lực lượng quân sự vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, Trung Quốc lúc đầu nhập khẩu, sau đó chế tạo theo giấy phép, các biến thể của máy bay chiến đấu hàng đầu của Nga, Su-27 Flanker, và các phiên bản sau này của Su-30 và Su-35. Được biết đến với tên gọi J-11 ở Trung Quốc, chiếc Flanker cơ bản đã được sửa đổi và cải tiến, đồng thời Trung Quốc hiện cũng chế tạo biến thể J-16 trong nước, bao gồm các phiên bản được tối ưu hóa cho tấn công mặt đất và tác chiến điện tử. J-15—phiên bản có khả năng hoạt động trên tàu sân bay hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc—được chuyển thể từ SU-33 của Nga, một biến thể Flanker khác. Nó có cánh gấp và cánh mũi, đồng thời sử dụng "cầu nhảy" để cất cánh. Các nhà quan sát sức mạnh không quân Trung Quốc cho rằng J-15 dường như có tầm bắn và vũ khí hạn chế so với các máy bay trên tàu sân bay phương Tây. Nó được điều hành bởi Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân.

1693388060518.png

J-11

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(TIếp)

Các biến thể Flanker thường được đánh giá ngang hàng với F-15 của Mỹ.

J-10 là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của PLAAF. Được thiết kế với sự hỗ trợ của Israel và phần nào dựa trên máy bay chiến đấu Lavi đã bị hủy bỏ của nước này, J-10 là câu trả lời của Trung Quốc cho F-16.

PLAAF hiện đang triển khai phiên bản thứ ba của J-10, mỗi phiên bản đều có nhiều khả năng cảm biến hơn, sức mạnh xử lý cao hơn và hiệu suất khí động học được cải thiện, được chứng minh bên ngoài qua lỗ hút khí ở cằm đang phát triển của nó. J-10 được coi là “xương sống” của lực lượng chiến đấu PLAAF; một máy bay chiến đấu đa năng có thể chuyển đổi giữa không chiến và tấn công mặt đất.

Tình báo Mỹ đánh giá J-10 gần như có khả năng tương đương với F-16 Block 42 và các phiên bản mới nhất, được trang bị radar quét mảng điện tử chủ động, có thể giúp nó vượt trội hơn F-16 Block 50-52. Trung Quốc có hơn 250 chiếc J-10 đang hoạt động.

1693388286703.png

J-10

J-10 đang nhanh chóng thay thế các máy bay chiến đấu cũ của Trung Quốc dựa trên hoặc có nguồn gốc từ MiG-21. Trong vai trò tấn công, J-10 bổ sung cho JH-7 và JH-8, được tối ưu hóa cho các cuộc tấn công mặt đất chính xác. Các loại cũ hơn như J-7, dựa trên MiG-21 của Nga, đã được hiện đại hóa nhưng đang bị loại bỏ.

Lực lượng máy bay ném bom của Trung Quốc bao gồm khoảng 120 máy bay H-6, cùng loại với máy bay B-52 của USAF và dựa trên máy bay Tu-16 của Nga. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2017 về khả năng quân sự của Trung Quốc, H-6 đã được điều chỉnh để phóng tên lửa hành trình, mở rộng khả năng triển khai sức mạnh của nó vượt xa “chuỗi đảo đầu tiên” trong chiến lược của Trung Quốc.

1693388403382.png

H-6

Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc có thể trình làng một loại máy bay ném bom mới, khó bị phát hiện trong vài năm tới, được gọi là H-20, nhưng các báo cáo khác nhau về việc liệu đây sẽ là một thiết kế “cánh bay” như B-2 hay một thiết kế thu nhỏ. -phiên bản nâng cấp của J-20.

Máy bay vận tải mới nhất của Trung Quốc là Y-20—vẫn đang bay thử nghiệm—sẽ đi vào hoạt động trong vài năm tới. Rất giống với C-17, sự phát triển của Y-20 được cho là đã được đẩy nhanh nhờ khả năng của C-17 trong việc cung cấp viện trợ cho các tỉnh của Trung Quốc sau trận động đất lớn năm 2008, khi các máy bay IL-76 của Trung Quốc không thể sử dụng các sân bay ngắn và bị hư hỏng. sẵn có, do đó gây ra một số bối rối cho PLAAF.

1693388473466.png

Y-20

Các thiết bị cảnh báo và kiểm soát trên không bao gồm KJ-200 — tương tự như “Erieye” của Thụy Điển — và KJ-2000, với mái che radar hình đĩa quay, giống với AWACS của Hoa Kỳ. KJ-2000, được trang bị trên máy bay vận tải Il-76, có thể theo dõi hơn 100 mục tiêu cùng lúc.

Trung Quốc dường như cũng có khả năng thúc đẩy việc chế tạo thêm máy bay tiếp dầu dựa trên IL-76 trên không để mở rộng phạm vi hoạt động của các máy bay trên đất liền và trên biển của mình.

Sự đổi mới và cải tiến của lực lượng không quân Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục không suy giảm khi quốc gia này tìm cách trở thành bá chủ ở khu vực Nam Á và là đối thủ ngang bằng với Mỹ ở Thái Bình Dương. Như Chiến lược Quốc phòng Quốc gia nêu rõ, nó đã trở thành “mối đe dọa thường xuyên” đối với quân đội Hoa Kỳ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top