(Tiếp)
Con đường nào cho Ấn Độ?
Như Jaishankar đã nhấn mạnh, New Delhi phải “can dự với Mỹ, quản lý Trung Quốc, nuôi dưỡng châu Âu, trấn an Nga”. Tuy nhiên, cả di sản dân chủ và tương lai của Ấn Độ dường như ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc liên kết với Mỹ. Trên thực tế, quá trình này đã bắt đầu với Thỏa thuận Hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn Độ năm 2005, tiếp theo là 4 Thỏa thuận An ninh và Quốc phòng Mỹ-Ấn Độ có tính nền tảng và Bộ tứ.
"Bộ Tứ"
Như Ashley Tellis lập luận, quan hệ đối tác chiến lược nhưng bất đối xứng giữa Ấn Độ và Mỹ - cùng với các đồng minh và bạn bè dân chủ khác của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - có thể sâu sắc hơn để chống lại một Trung Quốc quyết đoán hơn. Trong khi đó, mối liên kết quốc phòng và năng lượng giữa Nga và Ấn Độ có thể tiếp tục, nhưng suy yếu dần theo thời gian.
Tuy nhiên, đầu tư của Ấn Độ vào Bộ tứ và các cuộc tập trận quân sự của nhóm này - kết hợp với 4 thỏa thuận có tính nền tảng về mua sắm quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo và an ninh mạng - sẽ giúp New Delhi bảo vệ quyền tự chủ chiến lược của mình trong khu vực lân cận và chống lại 2 cường quốc hạt nhân láng giềng: Trung Quốc và Pakistan, trong đó Pakistan là người bạn “mọi thời tiết” của Trung Quốc.
Biên giới Ấn Độ - Pakistan
Ngoài ra, Ấn Độ phải công nhận tính toán trung và dài hạn trong tầm nhìn lớn vẫn còn úp mở của Trung Quốc về phục hưng quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tầm nhìn này bao gồm chiến lược Rồng Xanh của Bắc Kinh, cái đã đặt những dấu chân cần thiết ở khu vực lục địa và biển ở Nam Á để bao vây Ấn Độ cả về an ninh và kinh tế. Vòng vây tinh vi này bắt đầu từ Đài Loan ở Tây Thái Bình Dương và kéo dài đến Sri Lanka ở trung tâm Ấn Độ Dương.
Tất cả những điều này chỉ ra một tầm nhìn lớn mang tính quyết định do Bắc Kinh đưa ra. Tầm nhìn này sâu sắc hơn về mặt lịch sử và rộng lớn hơn về mặt địa lý so với quan niệm của Mỹ về “cạnh tranh chiến lược” hoặc quyền tự chủ chiến lược của Ấn Độ. Trung Quốc hiện đại đã tuân theo lời khuyên của Tôn Tử (Sun Tzu), người từ lâu đã khẳng định rằng “nghệ thuật chiến tranh tối cao là khuất phục kẻ thù mà không cần chiến đấu”. Thực hiện lời khuyên của Tôn Tử, Bắc Kinh đã thành công trong việc xây dựng các đảo nhân tạo được quân sự hóa ở Biển Đông trong khi Mỹ và các đồng minh khu vực không can thiệp gì vì nếu can thiệp sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu công khai với Trung Quốc. Tương tự như vậy, nếu không có gì thay đổi, Ấn Độ Dương cuối cùng có thể trở thành “Tây Dương” của Trung Quốc như đã được mô tả trong văn học Trung Quốc cổ đại.
Tàu do thám TQ hoạt động tại Ấn Độ Dương
Các nhà lãnh đạo G20 dự kiến gặp nhau tại New Delhi vào tháng 9 năm nay. Cho đến lúc đó, Modi và Jaishankar chắc chắn có thời gian để xem xét lại quan điểm của mình về những ý định và khả năng của Trung Quốc. Điều New Delhi phải tự hỏi là họ muốn thấy điều gì xảy ra hơn: Trung Quốc đạt được sự phục hưng quốc gia và quyền lãnh đạo toàn cầu dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự, hay một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vẫn an toàn cho dân chủ bằng cách Ấn Độ liên kết hoàn toàn với Mỹ và các đồng minh?.
Con đường nào cho Ấn Độ?
Như Jaishankar đã nhấn mạnh, New Delhi phải “can dự với Mỹ, quản lý Trung Quốc, nuôi dưỡng châu Âu, trấn an Nga”. Tuy nhiên, cả di sản dân chủ và tương lai của Ấn Độ dường như ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc liên kết với Mỹ. Trên thực tế, quá trình này đã bắt đầu với Thỏa thuận Hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn Độ năm 2005, tiếp theo là 4 Thỏa thuận An ninh và Quốc phòng Mỹ-Ấn Độ có tính nền tảng và Bộ tứ.
"Bộ Tứ"
Như Ashley Tellis lập luận, quan hệ đối tác chiến lược nhưng bất đối xứng giữa Ấn Độ và Mỹ - cùng với các đồng minh và bạn bè dân chủ khác của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - có thể sâu sắc hơn để chống lại một Trung Quốc quyết đoán hơn. Trong khi đó, mối liên kết quốc phòng và năng lượng giữa Nga và Ấn Độ có thể tiếp tục, nhưng suy yếu dần theo thời gian.
Tuy nhiên, đầu tư của Ấn Độ vào Bộ tứ và các cuộc tập trận quân sự của nhóm này - kết hợp với 4 thỏa thuận có tính nền tảng về mua sắm quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo và an ninh mạng - sẽ giúp New Delhi bảo vệ quyền tự chủ chiến lược của mình trong khu vực lân cận và chống lại 2 cường quốc hạt nhân láng giềng: Trung Quốc và Pakistan, trong đó Pakistan là người bạn “mọi thời tiết” của Trung Quốc.
Biên giới Ấn Độ - Pakistan
Ngoài ra, Ấn Độ phải công nhận tính toán trung và dài hạn trong tầm nhìn lớn vẫn còn úp mở của Trung Quốc về phục hưng quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tầm nhìn này bao gồm chiến lược Rồng Xanh của Bắc Kinh, cái đã đặt những dấu chân cần thiết ở khu vực lục địa và biển ở Nam Á để bao vây Ấn Độ cả về an ninh và kinh tế. Vòng vây tinh vi này bắt đầu từ Đài Loan ở Tây Thái Bình Dương và kéo dài đến Sri Lanka ở trung tâm Ấn Độ Dương.
Tất cả những điều này chỉ ra một tầm nhìn lớn mang tính quyết định do Bắc Kinh đưa ra. Tầm nhìn này sâu sắc hơn về mặt lịch sử và rộng lớn hơn về mặt địa lý so với quan niệm của Mỹ về “cạnh tranh chiến lược” hoặc quyền tự chủ chiến lược của Ấn Độ. Trung Quốc hiện đại đã tuân theo lời khuyên của Tôn Tử (Sun Tzu), người từ lâu đã khẳng định rằng “nghệ thuật chiến tranh tối cao là khuất phục kẻ thù mà không cần chiến đấu”. Thực hiện lời khuyên của Tôn Tử, Bắc Kinh đã thành công trong việc xây dựng các đảo nhân tạo được quân sự hóa ở Biển Đông trong khi Mỹ và các đồng minh khu vực không can thiệp gì vì nếu can thiệp sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu công khai với Trung Quốc. Tương tự như vậy, nếu không có gì thay đổi, Ấn Độ Dương cuối cùng có thể trở thành “Tây Dương” của Trung Quốc như đã được mô tả trong văn học Trung Quốc cổ đại.
Tàu do thám TQ hoạt động tại Ấn Độ Dương
Các nhà lãnh đạo G20 dự kiến gặp nhau tại New Delhi vào tháng 9 năm nay. Cho đến lúc đó, Modi và Jaishankar chắc chắn có thời gian để xem xét lại quan điểm của mình về những ý định và khả năng của Trung Quốc. Điều New Delhi phải tự hỏi là họ muốn thấy điều gì xảy ra hơn: Trung Quốc đạt được sự phục hưng quốc gia và quyền lãnh đạo toàn cầu dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự, hay một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vẫn an toàn cho dân chủ bằng cách Ấn Độ liên kết hoàn toàn với Mỹ và các đồng minh?.