(TIếp)
Vùng biển chật chội cần phải thiết lập “hành lang an toàn”
Nằm ở vị trí trung tâm chiến lược, Biển Đông là tuyến giao thông quan trọng kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, hằng năm đều có hơn 41.000 lượt tàu thuyền qua lại. Cùng với các thách thức của tình hình an ninh dưới mặt nước gia tăng, Biển Đông xuất hiện ba rủi ro cần cảnh giác.
Trước tiên là nguy cơ rò rỉ hạt nhân và phổ biến vũ khí hạt nhân. Một số nước phương Tây thường xuyên giương cao ngọn cờ "tự do hàng hải", cử tàu ngầm hạt nhân đến Biển Đông để phô trương sức mạnh, vì vậy một khi xảy ra sự cố hạt nhân sẽ gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường sinh thái biển. Sau khi tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut xảy ra sự cố va chạm ở Biển Đông vào tháng 10/2021, Mỹ cố tình trì hoãn và bưng bít thông tin, đến nay vẫn chưa đưa ra câu trả lời có trách nhiệm về việc có hay không vấn đề rò rỉ hạt nhân và gây hại cho môi trường biển mà cộng đồng quốc tế đều quan tâm. Việc Mỹ, Anh và Australia thiết lập quan hệ đối tác an ninh ba bên và triển khai hợp tác trong lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân đã tạo thành nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng, gây ra cuộc chạy đua vũ trang, phá hoại hòa bình và ổn định khu vực. Trong tương lai, nếu tàu ngầm hạt nhân của Australia tiến vào Biển Đông thì sẽ trực tiếp tạo ra mối đe dọa đối với các nước trong khu vực, phá vỡ nghiêm trọng nỗ lực của các nước ASEAN nhằm thiết lập khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân.
Tàu ngầm Mỹ trên Biển Đông
Thứ hai là nguy cơ va chạm tàu ngầm. Tàu ngầm hoạt động dưới nước phải sử dụng cảm biến sonar để nhận biết môi trường xung quanh. Năm 2009, tàu ngầm hạt nhân chiến lược HMS Vanguard của Anh va chạm với tàu ngầm hạt nhân chiến lược FNS Le Triomphant của Pháp ở Đại Tây Dương, trước khi va chạm cảm biến sonar đã không phát hiện được đối phương. Môi trường biển của Biển Đông thay đổi liên tục, có thể có ảnh hưởng phức tạp đến khả năng nhận biết của sonar. Cùng với hoạt động của tàu ngầm ngày càng gia tăng, Biển Đông cũng đối mặt với nguy cơ tương tự ngày càng lớn.
Tàu ngầm TQ trên Biển Đông
"Trò chơi mèo vờn chuột" theo dõi và chống theo dõi giữa các tàu ngầm sẽ càng làm tăng các nguy cơ va chạm. Việc Mỹ và Liên Xô từng cạnh tranh quyết liệt dưới mặt nước trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến hàng loạt sự cố va chạm tàu ngầm. Trong đó, một trong những vụ va chạm nổi tiếng nhất là vụ va chạm giữa tàu ngầm hạt nhân K-276 của Liên Xô với tàu ngầm hạt nhân USS Baton Rouge lớp Los Angeles của Mỹ. Vụ va chạm mạnh khiến tàu ngầm USS Baton Rouge bị hư hại nghiêm trọng, trở thành tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles đầu tiên phải ngừng hoạt động.
T
Tàu ngầm hạt nhân K-276 của Liên Xô bị hư hại sau va chạm
Tàu ngầm USS Baton Rouge bị hư hại sau va chạm
Việc các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ thường xuyên tiến hành các nhiệm vụ như trinh sát tình báo, theo dõi tàu ngầm hạt nhân chiến lược của các nước khác ở Biển Đông để thu thập các thông tin tình báo có giá trị, không loại trừ khả năng sẽ tiến hành các hành động chiến thuật mạo hiểm, làm gia tăng nguy cơ va chạm.
Cuối cùng là nguy cơ do chính tàu ngầm gây ra. Tàu ngầm có thể gặp phải các tình huống như chìm sâu, ngập nước, cháy nổ… trong quá trình vận hành, và chỉ cần một hành động bất cẩn tàu ngầm sẽ bị phá hủy và thủy thủ đoàn thiệt mạng. Môi trường địa lý độc đáo, địa hình phức tạp của Biển Đông đặt ra những thách thức đối với hoạt động của tàu ngầm. Năm 2021, tàu ngầm KRI Nanggala-402 của Indonesia gặp nạn khiến 53 thủy thủ đoàn thiệt mạng. Cứu hộ sự cố tàu ngầm dưới mặt nước luôn là vấn đề khó khăn của thế giới, chỉ có một số quốc gia trên thế giới có khả năng cứu hộ tàu ngầm tương đối hoàn thiện. Một tàu cứu hộ tàu ngầm đủ khả năng mang theo nhiều loại thiết bị cứu hộ, cứu nạn có giá trị lên tới hàng trăm triệu USD. Nếu tính cả các khoản chi phí huấn luyện thời bình, bảo trì bảo dưỡng,… thì đó không phải là khoản chi nhỏ đối với những nước có ngân sách quốc phòng hạn chế. Sau sự cố của tàu ngầm KRI Nanggala-402, do Indonesia không có năng lực cứu hộ tàu ngầm độc lập, nên chỉ còn biết cầu cứu hai nước có tàu cứu hộ tàu ngầm là Singapore và Australia, nên đã bỏ lỡ "72 giờ vàng" quý giá đối với công tác cứu hộ.
Tàu ngầm KRI Nanggala-402 của Indonesia gặp nạn
So với các quy tắc tránh va chạm trên không, trên biển và cơ chế kiểm soát khủng hoảng tương đối hoàn thiện, việc xây dựng các "hành lang an toàn" dưới mặt nước trên thế giới vẫn chưa được triển khai. Bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông không những phù hợp với lợi ích chung của cả Trung Quốc và các nước ASEAN, mà còn là nhận thức chung của cộng đồng quốc tế. Các bên nên tăng cường nhận thức chung, duy trì liên lạc, kiểm soát bất đồng, loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài để cùng xây dựng "hành lang an toàn" dưới mặt nước ở Biển Đông.
Vùng biển chật chội cần phải thiết lập “hành lang an toàn”
Nằm ở vị trí trung tâm chiến lược, Biển Đông là tuyến giao thông quan trọng kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, hằng năm đều có hơn 41.000 lượt tàu thuyền qua lại. Cùng với các thách thức của tình hình an ninh dưới mặt nước gia tăng, Biển Đông xuất hiện ba rủi ro cần cảnh giác.
Trước tiên là nguy cơ rò rỉ hạt nhân và phổ biến vũ khí hạt nhân. Một số nước phương Tây thường xuyên giương cao ngọn cờ "tự do hàng hải", cử tàu ngầm hạt nhân đến Biển Đông để phô trương sức mạnh, vì vậy một khi xảy ra sự cố hạt nhân sẽ gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường sinh thái biển. Sau khi tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut xảy ra sự cố va chạm ở Biển Đông vào tháng 10/2021, Mỹ cố tình trì hoãn và bưng bít thông tin, đến nay vẫn chưa đưa ra câu trả lời có trách nhiệm về việc có hay không vấn đề rò rỉ hạt nhân và gây hại cho môi trường biển mà cộng đồng quốc tế đều quan tâm. Việc Mỹ, Anh và Australia thiết lập quan hệ đối tác an ninh ba bên và triển khai hợp tác trong lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân đã tạo thành nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng, gây ra cuộc chạy đua vũ trang, phá hoại hòa bình và ổn định khu vực. Trong tương lai, nếu tàu ngầm hạt nhân của Australia tiến vào Biển Đông thì sẽ trực tiếp tạo ra mối đe dọa đối với các nước trong khu vực, phá vỡ nghiêm trọng nỗ lực của các nước ASEAN nhằm thiết lập khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân.
Tàu ngầm Mỹ trên Biển Đông
Thứ hai là nguy cơ va chạm tàu ngầm. Tàu ngầm hoạt động dưới nước phải sử dụng cảm biến sonar để nhận biết môi trường xung quanh. Năm 2009, tàu ngầm hạt nhân chiến lược HMS Vanguard của Anh va chạm với tàu ngầm hạt nhân chiến lược FNS Le Triomphant của Pháp ở Đại Tây Dương, trước khi va chạm cảm biến sonar đã không phát hiện được đối phương. Môi trường biển của Biển Đông thay đổi liên tục, có thể có ảnh hưởng phức tạp đến khả năng nhận biết của sonar. Cùng với hoạt động của tàu ngầm ngày càng gia tăng, Biển Đông cũng đối mặt với nguy cơ tương tự ngày càng lớn.
Tàu ngầm TQ trên Biển Đông
"Trò chơi mèo vờn chuột" theo dõi và chống theo dõi giữa các tàu ngầm sẽ càng làm tăng các nguy cơ va chạm. Việc Mỹ và Liên Xô từng cạnh tranh quyết liệt dưới mặt nước trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến hàng loạt sự cố va chạm tàu ngầm. Trong đó, một trong những vụ va chạm nổi tiếng nhất là vụ va chạm giữa tàu ngầm hạt nhân K-276 của Liên Xô với tàu ngầm hạt nhân USS Baton Rouge lớp Los Angeles của Mỹ. Vụ va chạm mạnh khiến tàu ngầm USS Baton Rouge bị hư hại nghiêm trọng, trở thành tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles đầu tiên phải ngừng hoạt động.
Tàu ngầm hạt nhân K-276 của Liên Xô bị hư hại sau va chạm
Tàu ngầm USS Baton Rouge bị hư hại sau va chạm
Việc các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ thường xuyên tiến hành các nhiệm vụ như trinh sát tình báo, theo dõi tàu ngầm hạt nhân chiến lược của các nước khác ở Biển Đông để thu thập các thông tin tình báo có giá trị, không loại trừ khả năng sẽ tiến hành các hành động chiến thuật mạo hiểm, làm gia tăng nguy cơ va chạm.
Cuối cùng là nguy cơ do chính tàu ngầm gây ra. Tàu ngầm có thể gặp phải các tình huống như chìm sâu, ngập nước, cháy nổ… trong quá trình vận hành, và chỉ cần một hành động bất cẩn tàu ngầm sẽ bị phá hủy và thủy thủ đoàn thiệt mạng. Môi trường địa lý độc đáo, địa hình phức tạp của Biển Đông đặt ra những thách thức đối với hoạt động của tàu ngầm. Năm 2021, tàu ngầm KRI Nanggala-402 của Indonesia gặp nạn khiến 53 thủy thủ đoàn thiệt mạng. Cứu hộ sự cố tàu ngầm dưới mặt nước luôn là vấn đề khó khăn của thế giới, chỉ có một số quốc gia trên thế giới có khả năng cứu hộ tàu ngầm tương đối hoàn thiện. Một tàu cứu hộ tàu ngầm đủ khả năng mang theo nhiều loại thiết bị cứu hộ, cứu nạn có giá trị lên tới hàng trăm triệu USD. Nếu tính cả các khoản chi phí huấn luyện thời bình, bảo trì bảo dưỡng,… thì đó không phải là khoản chi nhỏ đối với những nước có ngân sách quốc phòng hạn chế. Sau sự cố của tàu ngầm KRI Nanggala-402, do Indonesia không có năng lực cứu hộ tàu ngầm độc lập, nên chỉ còn biết cầu cứu hai nước có tàu cứu hộ tàu ngầm là Singapore và Australia, nên đã bỏ lỡ "72 giờ vàng" quý giá đối với công tác cứu hộ.
Tàu ngầm KRI Nanggala-402 của Indonesia gặp nạn
So với các quy tắc tránh va chạm trên không, trên biển và cơ chế kiểm soát khủng hoảng tương đối hoàn thiện, việc xây dựng các "hành lang an toàn" dưới mặt nước trên thế giới vẫn chưa được triển khai. Bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông không những phù hợp với lợi ích chung của cả Trung Quốc và các nước ASEAN, mà còn là nhận thức chung của cộng đồng quốc tế. Các bên nên tăng cường nhận thức chung, duy trì liên lạc, kiểm soát bất đồng, loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài để cùng xây dựng "hành lang an toàn" dưới mặt nước ở Biển Đông.