[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

c. Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc chưa làm chủ công nghệ lõi trong chế tạo vũ khí trang bị hiện đại; vũ khí chưa được kiểm nghiệm qua thực chiến

Trong khi Trung Quốc tự tin rằng, CNQP của họ đã làm chủ được công nghệ chế tạo vũ khí, có khả năng chế tạo vũ khí trang bị nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại, như: đóng được tàu sân bay, tàu chiến hiện đại, sản xuất được xe tăng thế hệ thứ 4, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5; tên lửa vượt siêu thanh tốc độ trên 10 Mach; là 1 trong 4 nước có tên lửa diệt vệ tinh; là một trong ba nước xây dựng được lực lượng tên lửa chiến lược độc lập, giữ vai trò là “trụ cột chiến lược” bảo đảm vị thế cường quốc của mình.

1689569671634.png

Tên lửa siêu thanh của TQ

Nhưng theo các chuyên gia, phần lớn vũ khí của Trung Quốc nhất là vũ khí công nghệ cao (VKCNC) chỉ là các mẫu sao chép từ thiết kế nước ngoài, chứ Trung Quốc chưa nắm được công nghệ gốc. Chẳng hạn như máy bay J-15 bị coi là sao chép từ Su-33 của Nga; tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5, J-20 và J-31 có hình dáng gần giống F-22 và F-35 của Mỹ, khiến các nghị sĩ Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp thiết kế của nước này...

1689569722914.png

J-15 của TQ

1689569742467.png

Su-33 của Nga

Chính vấn đề công nghệ đang là một điểm nghẽn của chương trình hiện đại hóa VKTB mà Trung Quốc phải vượt qua. Cho nên, CNQP Trung Quốc dù đứng thứ tư trên thế giới về quy mô, nhưng vẫn mắc một số nhược điểm “cốt tử sau”:

- Khả năng làm chủ công nghệ phát triển vũ khí, phương tiện chiến đấu công nghệ cao hạn chế

Vì không nắm được công nghệ gốc nên CNQP Trung Quốc sẽ hạn chế khả năng làm chủ công nghệ phát triển vũ khí, phương tiện chiến đấu CNC, như: xe tăng hiện đại, máy bay chiến đấu, tên lửa, tàu sân bay... Công nghệ động cơ máy bay là ví dụ điển hình, hiện Trung Quốc vẫn phải nhập động cơ AL-31F từ Nga. Còn động cơ WS-10A, WS-10B đang dùng trên dòng máy bay tiêm kích J-15, J-16 dù được sao chép từ mẫu động cơ AL-31F của Nga, vẫn còn nhiều kiếm khuyết, biến thể WS-10H trên J-15 cũng hoạt động không ổn định, còn biến thể WS-15 do TQ tự phát triển cho tiêm kích tàng hình J-20 liên tục gặp sự cố nên J-20 phải quay lại sử dụng mẫu WS-10B…

Nhìn chung hiện CNQP Trung Quốc vẫn chậm thu hẹp khoảng cách với các cường quốc phát triển về sản xuất những trang bị chủ yếu.

- Vũ khí quân sự “khủng” nhưng... nhiều lỗi

Vũ khí cho hải quân của Trung Quốc tuy nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại nhưng vẫn bị đánh giá là chưa đủ độ tin cậy, các hệ thống thường xuyên gặp trục trặc, chỉ sử dụng trong huấn luyện cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Ví dụ, từ năm 2016-2017, Trung Quốc đã phải thừa nhận có 4 vụ tại nạn với máy bay chiến đấu đa năng trên tàu sân bay J-15; gần đây, tháng 3 năm 2019, 1 chiếc J-15 cũng gặp nạn, phi công thiệt mạng. Các vụ tại nạn trên đều liên quan đến hệ thống lái.

1689569814355.png

J-15

Một số quốc gia châu Á và châu Phi nhập vũ khí của Trung Quốc đang dấy lên những lo ngại về chất lượng vũ khí Trung Quốc. Ví dụ: Cameroon mua 4 trực thăng của Trung Quốc, sau khi bàn giao thì 1 chiếc rơi. Ecuador ký hợp đồng trị giá 60 triệu USD để mua về một số đài radar YLC-2V và YLC-18, nhưng không thể hoạt động. Các nước như: Thái Lan, Indonesia… cũng gặp cảnh tương tự, vào tháng 9 năm 2016, trước sự chứng kiến của Tổng thống Indonesia, 2 quả tên lửa chống tàu C-705 do Trung Quốc sản xuất đã không rời bệ phóng dù đã ấn nút phóng, nhưng 5 phút sau lại bất ngờ lao đi và mất điều khiển.

- Điểm yếu của đội tàu ngầm Trung Quốc

Tàu ngầm của Trung Quốc vẫn có khoảng cách tương đối lớn so với Mỹ và Nga. Theo các chuyên gia, hiện nay tàu ngầm Trung Quốc vẫn còn một số lỗ hổng chí tử chưa được giải quyết.

1689570015634.png

Tàu ngầm diesel của TQ

Lỗ hổng thứ nhất chính là vấn đề tiếng ồn của tàu ngầm quá lớn. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của một tàu ngầm quân sự, đó là khả năng hoạt động yên tĩnh và né tránh các thiết bị dò tìm của đối phương. Nhưng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đường đạn Type 091 được miêu tả là “một loại tàu gây tiếng ồn tương đối lớn được trang bị các công nghệ quân sự có từ thời những năm 1950 và 1960”; khả năng che chắn bức xạ kém nên dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe của thủy thủ. Ngoài ra, Type 091, không thể phóng tên lửa khi đang chìm trong nước. Nhìn chung, tính năng chiến thuật của tàu ngầm bị hạn chế so với các tàu ngầm hiện hiện đại nên tàu ngầm Type-091 thường neo đậu tại cảng nhiều hơn là tuần tra trên đại dương. Hiện nay Trung Quốc chỉ còn sử dụng 03 chiếc. Còn tiếng ồn trên tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đường đạn Type 094 của nước này còn cao hơn cả tàu ngầm 667BDR thế hệ cũ của hải quân Nga.

1689570321654.png

Tàu ngầm hạt nhân của TQ

Lỗ hổng thứ hai chính là hệ thống AIP của tàu ngầm thông thường Trung Quốc vẫn chưa thể hiện được bước đột phá. Hiện nay tàu ngầm Type 039A của nước này vẫn sử dụng động cơ cũ mua của Thuỵ Điển, trong khi hiện nay tàu ngầm của Thuỵ Điển đã sử dụng động cơ thế hệ 3. Điều này có nghĩa là hệ thống AIP của Trung Quốc lạc hậu hơn phương Tây 2 thế hệ. Rõ rang, về tàu ngầm thông thường, khoảng cách giữa Trung Quốc với tàu ngầm hiện đại của các nước phương Tây là rất rõ rệt.

1689570381433.png

Tàu ngầm Type 039A

Lỗ hổng thứ ba là phần lớn tàu ngầm Trung Quốc có tầm hoạt động hạn chế. Chỉ có 6 trong số 56 tàu ngầm tiến công Trung Quốc có thể vượt qua TBD để đe dọa các căn cứ hải quân ở bang Hawaii hoặc lục địa Mỹ. Trong khi đó, tất cả tàu ngầm Mỹ đều có thể vượt qua TBD để hoạt động ngoài khơi lục địa châu Á.

Lỗ hổng thứ tư là lực lượng tàu ngầm nước này chưa có kinh nghiệm tác chiến thực tế. Lực lượng tàu ngầm hiện đại cũng phải thông qua thực chiến để mà tích luỹ kinh nghiệm. Lực lượng tàu ngầm của Nga trưởng thành qua các cuộc đối đầu với các nước phương Tây.

Làm thế nào để theo dõi tàu chiến đối phương một cách lặng lẽ? Tàu ngầm sử dụng biên đội như thế nào khi lặn? Những yếu tố cốt lõi của tác chiến tàu ngầm cho đến nay Trung Quốc vẫn thiếu. Theo các nhà lãnh đạo Trung Quốc, thiếu công nghệ của tàu ngầm có khắc phục thành công trong này, nhưng thiếu kinh nghiệm tác chiến, cần phải thông qua việc tăng cường huấn luyện, giao lưu với quân đội các nước để giải quyết.

1689570426524.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phần kết

- Có tàu sân bay nhưng công nghệ lạc hậu

Trung Quốc hiện đã có 2 tàu sân bay Liêu Linh và Sơn Đông (Type-001A hoặc Type 002 tuỳ cách gọi) đưa và biên chế, đang đóng chiếc thứ 3, nhưng các nhà phân tích cho rằng, 2 tàu sân bay trên chủ yếu mang tính biểu tượng. Vì:

1689570575038.png

Tàu sân bay Liêu Ninh

Thứ nhất, tầm tác chiến hạn chế. Do các tàu sân bay của Trung Quốc đều sử dụng hệ thống động lực nồi hơi đốt dầu nên tầm tác chiến và thời gian hoạt động của con tàu sẽ bị hạn chế nhiều. Bởi vì, nó phụ thuộc vào lực lượng tiếp nhiên liệu trên biển hoặc từ những căn cứ ở nước ngoài. Ví dụ, tàu Type 001A mang theo tối đa 13.000 tấn nhiên liệu. Bình thường, tiêu thụ khoảng 1.100 tấn nhiên liệu/ngày, và khoảng 1.500 tấn/ngày khi chiến đấu nên nó phải bổ sung nhiên liệu ngay nếu tiêu thụ hết 1/3 lượng nhiên liệu mang theo.

1689570620360.png

Tàu sân bay Sơn Đông

Hạn chế về nhiên liệu, lại chỉ có một căn cứ hải quân tại Djibouti, đủ năng lực tiếp nhận tàu sân bay khiến các tàu sân bay hiện có của Trung Quốc khó lòng duy trì hoạt động kéo dài trên đại dương. Giới quân sự ước tính tàu sân bay Type-001A chỉ có thể hoạt động liên tục 6 ngày giữa các lần tiếp nhiên liệu.

Trong khi đó, Mỹ hiện có 11 tàu sân bay đều sử dụng năng lượng hạt nhân, chạy liên tục 20 đến 25 năm mà không cần nạp nhiên liệu, phạm vi hoạt động không hạn chế.

- Thứ hai, trọng lượng máy bay hạn chế, hiệu suất chiến đấu không cao. Vì vẫn dùng boong phóng kiểu “nhảy cầu“, nên trọng lượng cất cánh của máy bay trên tàu bị hạn chế nhiều, không thể mang nhiều vũ khí, nhiên liệu, tàu không thể mang được máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm, dẫn đến giảm hiệu suất chiến đấu.

Không quân hải quân Trung Quốc đang loay hoay giải bài toán: nếu cần bay xa thì mang nhiều nhiên liệu, ít vũ khí nên hiệu quả chiến đấu thấp. Còn mang nhiều vũ khí muốn bay xa thì phải tiếp nhiên liệu trên không, mà năng lực tiếp dầu trên không của Trung Quốc rất hạn chế chỉ có khoảng 10 chiếc HY-6.

1689570695180.png

Máy bay tiếp dầu HY-6

Trong khi đó, tàu sân bay hạt nhân lớp Nizmit của Mỹ sử dụng máy phóng hơi nước, ưu điểm hơn hẳn boong phóng kiểu nhảy cầu, như: có thể phóng được máy bay có trọng lượng lớn, phóng được nhiều loại máy bay, từ chiến đấu cho đến chỉ huy/cảnh báo sớm, TCĐT… máy bay mang theo nhiều vũ khí hơn… thời gian phóng một máy bay chỉ khoảng 120 giây.

Còn tàu sân bay USS Gerald R.Ford của Mỹ, sử dụng máy phóng điện từ thế hệ mới, còn phóng những máy bay nặng hơn nữa và thao tác nhanh hơn (thời gian phóng một máy bay chỉ 45 giây). Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong tác chiến không - biển.

Ngoài những điểm yếu nói trên, các phi đội trên tàu sân bay Trung Quốc còn bị hạn chế bởi tình trạng thiếu nhân lực đủ trình độ vận hành tàu sân bay và máy bay trên tàu. Các phi công trên tàu sân bay nước này chỉ được bắt đầu tập luyện trên boong tàu thật từ tháng 11 năm 2012 và đến năm 2015, Hải quân Trung Quốc mới có phi đoàn trên tàu sân bay đầu tiên. Tuy nhiên, năng lực thực sự của phi đội trên tàu Liêu Ninh, các chỉ huy và đội ngũ phục vụ trên boong đang là những dấu hỏi. Những vụ tai nạn máy bay khi luyện tập trên tàu sân bay, kể cả ở đường băng mô phỏng trên đất liền cho thấy, hoặc phi công, hoặc máy bay Trung Quốc vẫn chưa đạt tiêu chuẩn hoạt động trên tàu sân bay.

Đây là vấn đề mà Trung Quốc còn lâu mới vượt qua. Vì hoạt động của các máy bay cánh cố định trên tàu sân bay là công việc hết sức nguy hiểm và đầy rủi ro: Quân đội Mỹ mất 40 năm, mất 12.000 máy bay và 8.500 mạng người để giảm tỷ lệ tai nạn của phi công tàu sân bay ngang bằng với các phi công trên mặt đất.

1689570821638.png


Các chuyên gia cho rằng chừng nào Hải quân Trung Quốc giải quyết được triệt để các lỗ hổng chí mạng trên thì mới mong tạo ra được một lực lượng hải quân có thể đủ năng lực hoạt động trên đại dương xa xôi, sánh ngang tầm thế giới. Rõ ràng với những khó khăn cả bên trong và bên ngoài khiến Trung Quốc phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tài chính trong quá trình thực hiện tham vọng tham vọng “hải quân nước xanh” của họ.

Tham vọng của giới lãnh đạo Trung Quốc là xây dựng quân đội trở thành lực lượng đẳng cấp hàng đầu thế giới vào năm 2050, trong đó Hải quân Trung Quốc phải trở thành lực lượng “hải quân nước xanh”. Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có những chiến lược dài hơi, rõ ràng, với những giai đoạn khác nhau và những bước đi cụ thể. Họ đã đưa ra những phương thức tiến hành cho từng giai đoạn phát triển hải quân; tiến hành cải cách quân đội theo mô hình của các cường quốc quân sự - mô hình tác chiến liên hợp hay còn gọi là tác chiến liên quân, tác chiến đa quân chủng; phát triển ngành công nghiệp quốc phòng; huấn luyện, diễn tập tác chiến hải quân; xây dựng cơ sở hạ tầng ở Biển Đông và nhiều vùng biển khác, khu vực khác trên thế giới. Quá trình thực hiện tham vọng của Trung Quốc gặp nhiều thuận lợi, với hệ thống chính trị do Đ.... C...S Trung Quốc lãnh đạo có hiệu lực mạnh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có quyết tâm chính trị cao cùng với nguồn lực tài chính dồi dào, nền công nghiệp quốc phòng phát triển mang tính đột phá trên các lĩnh vực như chế tạo tàu sân bay, radar tầm xa, hệ thống dẫn đường qua vệ tinh “Bắc Đẩu”, chế tạo tàu chiến thế hệ mới… nên Quân đội Trung Quốc hy vọng, với sự phát triển nhanh chóng, hải quân của họ đang có tiềm năng lớn để trở thành một lực lượng “hải quân nước xanh” thực sự. Tuy nhiên để đạt mục tiêu trở thành “hải quân nước xanh”, quân đội đẳng cấp thế giới, Hải quân Trung Quốc nói riêng và Quân đội Trung Quốc nói chung vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết, với nhiều khó khăn cả về vũ khí trang bị lẫn khả năng bảo đảm, năng lực tác chiến trên đại dương xa xôi.

Xây dựng “hải quân nước xanh” là một dấu mốc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả tác chiến của Hải quân Trung Quốc. Cho phép Quân đội Trung Quốc có thể bảo vệ những lợi ích ngày càng gia tăng ở các vùng biển cách xa lãnh thổ để Trung Quốc hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa”. Quá trình xây dựng và phát triển “hải quân nước xanh” của Quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ tác động và đặt ra nhiều thách thức mới cho Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc, nhất là ở khu vực Biển Đông. Đây có thể sẽ trở thành động lực thúc đẩy những nước này điều chỉnh chiến lược quốc phòng, hiện đại hoá quân đội để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán chính đáng của mình trên biển./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Sự phát triển của máy bay tiêm kích Trung Quốc

Công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc hiện nay đã tiến khá nhanh từ vị thế dựa vào nhập khẩu, cho dù khâu sản xuất động cơ hàng đầu vẫn đang bị kìm hãm.

Chuyến bay đội hình 5 máy bay chiến đấu đa vai trò, tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 trên bầu trời thủ đô Bắc Kinh trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa 1/10, đánh dấu một bước ngoặt trong phát triển máy bay tiêm kích của Trung Quốc.

1689586314053.png


Có lẽ khó tin rằng Công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc đã tiến từ thiết kế kỹ thuật đảo ngược máy bay thế hệ thứ 3 và thứ 4 của Liên Xô/Nga để trở thành một trong 3 nước duy nhất (gồm Nga và Mỹ) tính đến hôm nay, có khả năng phát triển và chế tạo máy bay thể loại này.

Giống như các cường quốc công nghiệp quân sự đương thời khác, mục tiêu của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp hàng không vũ trụ mới hình thành trong những năm 1950 là tự lực và sau đó xuất khẩu ra toàn cầu. Tuy nhiên, không có một lịch sử hàng không để dựa vào, Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng nền tảng bằng cách mua máy bay và các phân hệ của nước ngoài, ban đầu là Liên Xô và thiết kế kỹ thuật lại những sản phẩm này để khỏa lấp những khoảng trống kiến thức.

Tuy nhiên, những nỗ lực đầu tiên này đã bị chặn lại bởi sự cô lập do Cách mạng Văn hóa gây ra và sau đó là sự đóng băng các mối quan hệ Trung – Xô. Như là hệ quả tất yếu của bộ ba hỗn loạn chính trị không mong muốn này, đầu tư không đầy đủ và tiếp cận công nghệ mới giới hạn, nên các phương tiện mang và phân hệ được chế tạo trong nước ban đầu thường bị kéo dài thời gian nghiên cứu & phát triển, và kiểm soát chất lượng kém.

Sát nhập công nghiệp

Kể từ đầu những năm 1990, rõ ràng là giới lãnh đạo chính trị và quân sự đã không hài lòng với tình trạng không có khả năng chế tạo các sản phẩm vào hàng thế giới của Trung Quốc. Năm 1999, Trung Quốc đã tổ chức lại 440.000 kỹ sư hàng không vũ trụ có trình độ, làm việc trong cơ sởnhà nước yếu kém vào hai tập đoàn công ty lớn, đưa phần lớn phát triển máy bay lớn và quân sự vào cho Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC – Aviation Industry of China) 1 và giao cho AVIC 2 phát triển máy bay huấn luyện và máy bay trực thăng, với mục tiêu thúc đẩy cạnh tranh trong nước mạnh hơn. Tuy nhiên, AVIC đã biến thành một bộ máy quan liêu độc nhất nắm quyền kiểm soát đối với các công ty máy bay và phụ tùng cho đến hiện tại. Kết quả là sự dư thừa đã trở nên đặc biệt cao.

1689586382542.png


Điểm qua những cải cách cơ cấu và tài chính tiếp sau làm thay đổi toàn cảnh công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc: Năm 2008 và 2009 AVIC 1 và 2 đã hợp nhất lại thành AVIC duy nhất cho tới đến hiện nay, với khoảng 420.000 lao động và 100 công ty liên quan đến hàng không thương mại và quân sự.

Kể từ năm 2009, công ty đã cắt đứt các mối quan hệ với các chỉnh thể địa phương trên toàn quốc nhằm cải thiện những năng lực riêng của công ty, cũng như thúc đẩy sự phát kiến mới riêng. Công ty còn nhập khẩu những máy công cụ, các thiết bị điện tử và các cấu kiện chính xác cao và tiên tiến về công nghệ, có thể được dùng trong chế tạo máy bay quân sự.

Những cải cách tập trung vào tiếp nhận các công nghệ lưỡng dụng để phục vụ cho các mục đích quân sự và gia tăng các khả năng, thông qua các chương trình phát triển và nghiên cứu trong nước.Cuối cùng, những sáng kiến do chính phủ chỉ đạo còn nhằm tăng cường sự hiện diện trên các thị trường quốc tế, đặc biệt là ở những thị trường truyền thống mà phương Tây hoặc Nga đã chiếm lĩnh, nhằm đem lại cho công nghiệp trong nước sự tiếp cận lớn hơn với cả các công nghệ lưỡng dụng mà khu vực này cần, và tạo ra nguồn ngân quỹ thêm có thể đầu tư cho nghiên cứu & phát triển (R&D) quốc phòng.

1689586417870.png


Một khía cạnh đáng lưu ý của công nghiệp hàng không Trung Quốc là sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực hàng không dân sự và quân sự, và tiềm năng đối với những sự tiến bộ của khu vực thương mại nhằm tiếp sức cho những sự phát triển trong khu vực quân sự. Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc được hưởng lợi từ sự liên kết với khu vực kinh tế, khoa học và công nghệ dân dụng đang phát triển nhanh của Trung Quốc, đặc biệt là những thành phần có đường tiếp cận với công nghệ nước ngoài. Sự tiến bộ trong các khu vực quốc phòng riêng rẽ dường như được gắn kết với nhau thông qua nền kinh tế dân dụng của Trung Quốc – trong một dây chuyền nghiên cứu & phát triển và sản xuất toàn cầu.

Theo đại tá Fan Yang, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học quốc phòng Trung Quốc, đất nước này đã đầu tư mạnh vào những vật liệu mới để có thể làm cho khung máy bay nhẹ hơn, bền vững hơn, chịu được nhiệt độ cao hơn, đáp ứng với các động cơ tính năng cao.

1689586471578.png

J-10

Ví dụ, các vật liệu composit đã được phát triển để sử dụng trên máy bay J-10 đã được phòng thí nghiệm nước ngoài kiểm định, đảm bảo đủ độ bền và độ cứng. Đại tá Fan Yan cho biết, công nghệ chế tạo vật liệu composit trong nước đã phát triển nhờ những hoạt động hiện thời của khu vực thương mại như xưởng chế tạo phụ kiện của máy bay chở khách đã được Airbus và Boeing xây dựng ở Trung Quốc. Khả năng chế tạo các khung và vỏ máy bay bằng vật liệu composit tấm lớn, thỏa mãn yêu cầu độ cứng đã góp phần rất lớn để cải thiện khả năng chế tạo các thiết kế máy bay tàng hình thế hệ thứ 5, cũng như máy bay vận tải quân sự và dân dụng hiện đại, hiệu suất.

1689586554105.png

FC-1

Cuối cùng, nhiều sáng kiến tài chính do chính phủ Trung Quốc triển khai đã cho phép các công ty quốc doanh (sở hữu nhà nước) thu hút những nguồn lực từ các công ty khác, các quỹ trong nước, và đầu tư nước ngoài dành cho phát triển sản xuất. Các nhà phân tích chỉ ra dự án máy bay FC-1 Xiaolong/JF-17 Thunder, được phát triển chung giữa Công ty công nghiệp máy bay Thành Đô của AVIC với Tổ hợp công nghiệp hàng không vũ trụ Pakixtan và được quỹ đầu tư Pakixtan trợ cấp. Sự hợp tác đã thành công ở mức chấp nhận được, với việc Không quân Pakixtan mua các mẫu JF-17 Block I và II một ghế lái và JF-17B hai ghế lái, đồng thời còn xuất khẩu cho Nigiêria và Mianma. Azerbaijan và Iran cũng đã bày tỏ mối quan tâm đến kiểu máy bay này.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự tiến bộ trong nước

Phân khúc máy bay tiêm kích Trung Quốc đã có một số tiến bộ đáng kể trong hơn 20 năm qua. Ví dụ, chương trình máy bay J-10 Menglong của Công ty công nghiệp máy bay Thành Đô đã hình thành trong những năm 1980, có thể được xem là dự án máy bay tiêm kích trong nước quan trọng nhất trong 2 thập kỷ qua, và là một thời điểm mang tính bước ngoặt đối với công nghiệp hàng không vũ trụ trong nước Trung Quốc – cho dù dự án nghi là có sự giúp đỡ của Nga và Ixraen – khi máy bay được đưa vào trang bị cho Không quân Trung Quốc vào năm 2003.

1689586693202.png

J-10A

Mặc dù các đợt chuyển giao J-10A đã tiếp tục với nhịp độ giữa 2 đợt là trên 10 năm, nhưng các đợt chuyển giao của mẫu đầu tiên đã kết thúc vào khoảng năm 2013 tiếp sau là sự xuất hiện của mẫu J-10B cải tiến, với đặc điểm khung máy bay được gia cường, cửa hút khí phía mũi máy bay được thiết kế lại, giảm khối lượng và khả năng bị phát hiện, cũng như sử dụng một động cơ loạt AL-31FN Series 3 Salyut do Nga chế tạo mạnh hơn, cung cấp lực đẩy khoảng 134 kN.

Về ra đa và thiết bị điện tử hàng không, J-10B được trang bị phiên bản ra đa mạng quét điện tử thụ động (PESA – Passive Electronically Scanned Array) của ra đa KLJ-3 quét cơ khí nguyên bản do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nanjing (NRIET) phát triển; một hệ khí tài chỉ thị mục tiêu quang điện tử gồm khí tài tìm và bám hồng ngoại (IRST) và máy đo xa lade; cũng như một tổ hợp máy thu báo động tên lửa tiếp cận từ phía sau (MAWS – Missile Approach Warning Systems).

1689586729162.png

J-10B

Biến thể mới nhất của J-10 là J-10C đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 12/2013 và có đặc trưng trang bị một ra đa mạng quét điện tử chủ động (AESA) chưa rõ ký hiệu, các thiết bị điện tử hàng không cải tiến nâng cao gồm một đường truyền dữ liệu mới phục vụ cho tên lửa đối không tầm xa (ngoài tầm nhìn) PL-15, và khung máy bay sử dụng vật liệu com pô sit tăng lên. Kiểu máy bay này đã được đưa vào trang bị vào tháng 4/2018.

Tháng 11/2018, một giá thử J-10B được lắp một động cơ WS-10 phát triển trong nước với một mô đun điều khiển hướng (véc tơ) lực đẩy (TVC –Thrust Vectoring Control) do công ty động cơ hàng không Liming đặt tại Thẩm Dương (thuộc công ty mẹ AVIC) phát triển, đưa ra công khai lần đầu tiên tại Triển lãm hàng không Trung Quốc tổ chức 2 năm một lần.

Động cơ WS-10 là một phiên bản của mẫu động cơ lắp trên máy bay tiêm kích J-11B do Tập đoàn máy bay Thẩm dương (SAC)chế tạo, một bản sao theo dạng thiết kế kỹ thuật đảo ngược động cơ Su-27 loại 2 động cơ do Nga chế tạo. Loa phụt TVC, theo thông báo, được phát triển không chỉ cho mẫu mới của J-10 và là một phần của chương trình động cơ WS-15 mới nhằm trang bị cho máy bay J-20.

1689586773927.png

J-10C

Tổng cộng có hơn 600 máy bay J-10 đã được đưa vào trang bị cho Không quân Trung Quốc, trên thực tế, để thay thế cho các mẫu máy bay tiêm kích – bom đầu tiên J-7 của công ty CAC chế tạo đã được đưa vào trang bị cuối những năm 1960 và đầu 1970.

Đồng thời, SAC rõ ràng đã chuyển sang chương trình máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không J-11B 2 động ở đầy khó khăn, về cơ bản, được xem là dựa trên công nghệ thiết kế kỹ thuật đảo ngược từ khung máy bay Su-27 Sukhoi nhập khẩu từ Nga và chế tạo trong nước nhằm, đưa vào hoạt động máy bay tiêm – cường kích J-16 tiên tiến. Sản phẩm mới nhất có đặc điểm gồm những cải tiến nâng cao quan trọng như tiết diện phản xạ ra đa (RCS) giảm, khung máy bay được gia cường và ra đa điều khiển hỏa lực dạng mạng quét điện tử chủ động (AESA) cải tiến, cũng như một hệ thống điều khiển bay mới, buồng lái kính và động cơ WS-10B Liming.

1689586889228.png

J-11B

Phiên bản tác chiến điện tử (EW) mới của J-16, được biết đến với ký hiệu J-16D, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2015. Với đặc điểm phần chóp mũi máy bay ngắn hơn được cho là để chứa ra đa AESA và các thùng treo đầu mút cánh lớn hơn với các an ten đứng, tháo bỏ khí tài IRST và pháo để dành chỗ thiết bị làm nhiệm vụ tác chiến điện tử cùng với các an ten ở phần bụng máy bay. Kiểu máy bay này dự kiến được đưa vào trang bị vào năm 2020.

1689586942000.png

J-16D
....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Máy bay J-20 hai động cơ được biết đến với tên gọi Weilong do CAC chế tạo là máy bay đầu tiên trong những phát triển máy bay quân sự thế hệ thứ 5 của Trung Quốc được chính thức thừa nhận, khi mẫu chế thử hoàn thành chuyến bay thử đầu tiên 21 phút vào tháng 1/2011.


Máy bay J-20 cơ sở là một máy bay tiêm kích đa năng một ghế lái có đặc điểm cánh vịt (canard) nhằm tăng khả năng cơ động và các đặc điểm về khả năng bộc lộ dấu hiệu thấp như các cửa càng hạ cánh kép mép răng cưa hướng ra ngoài, và khoang vũ khí bên trong máy bay. J-20 còn được trang bị một tổ hợp khí tài chỉ thị mục tiêu quang điện tử (EOTS) dưới mũi máy bay, có thể được xem là tương đương với tổ hợp được phát hiện trên máy bay tiêm – cường kích F-35 (JSF) của Lockheed Martin.

1689649658627.png


Máy bay chế tạo với số lượng nhỏ ban đầu (LRIP) được lắp động cơ WS-10B chế tạo trong nước, mặc dù các bài báo trái ngược nhau còn cho rằng các động cơ của máy bay chế tạo theo chu trình LRIP có đặc điểm như một phiên bản cải tiến lớn của động cơ 99M2 (AL-31FM2) của Nga. Tuy nhiên, được biết, các máy bay J-20 chế tạo loạt sẽ được lắp động cơ WS-15 nội địa có tính năng điều chỉnh luồng phụt động cơ (TVC) và siêu hành trình.

Triển khai song song với quá trình phát triển của J-20 là máy bay tiêm kích FC/J-31 hay Shen Fei (Falcon Eagle). Mặc dù, sự tồn tại của một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 khác đã được đồn đại trong hơn 1 thập kỷ, nhưng chưa đến cuối năm 2012, các bức ảnh đầu tiên của một máy bay mà sau này được biết đến là FC/J-31 đã được công khai.

1689649726282.png

FC/J-31

Những bức ảnh này cho thấy FC/J-31 một ghế lái kích thước nhỏ hơn đáng kể so với J-20, cho phép suy đoán rằng máy bay có thể được hình thành từ sự hòa trộn khả năng của máy bay thế hệ thứ 5 cấp độ cao và thấp, với một máy bay tương đồng, kích thước lớn hơn. Các đặc điểm thiết kế chung của FC/J-31 (các cánh và đuôi đứng tỉ lệ mặt thấp của phương tiện mang có hình thang, thân máy bay thẳng, các cửa hút khí động cơ vát về phía sau, đuôi đứng kép răng nghiêng hướng ra ngoài, và khoang vũ khí bên trong máy bay) gần như là điển hình của loạt máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, và cho thấy ít nhất máy bay có một mức độ tàng hình.

Giống như J-20, FC/J-31 là thiết kế động cơ kép và hiện nay sử dụng động cơ tua bin dòng thẳng của Nga (RD-93 Klimov) với một máy phát điện do Trung Quốc chế tạotrong nước, dự kiến sẽ được lắp đặt cho phiên bản máy bay chế tạo tiêu chuẩn.

Bài toán động cơ

Điểm yếu chính của công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc vẫn là phân khúc động cơ hàng không, đặc biệt là không có khả năng chế tạo đồng loạt các động cơ tua bin dòng thẳng (turbofans) tính năng cao, tin cậy để hỗ trợ cho các phát triển máy bay hiện thời và tương lai. Ví dụ, chuyến bay thử năm 1998 của J-10 đã được cho là bị chậm tới gần 2 năm, một phần là do công đoạn thiết kế lại cần thiết để phù hợp với động cơ AL-31FN do Nga chế tạo, hơn là động cơ WS-10 chế tạo trong nước dự kiến.

1689649798806.png

Động cơ AL-31FN (trái) và WS-10 (phải) trên tiêm kích J-10

Tuy nhiên, dù là tiếp tục lệ thuộc vào các động cơ của Nga trong tương lai gần, nhưng những nỗ lực đi vào công nghệ động cơ phản lực trong nước của Trung Quốc đang ngày càng tăng lên. Đáng lưu ý nhất là việc thành lập Công ty động cơ hàng không Trung Quốc (AECC) thuộc sở hữu nhà nước nhằm giải quyết những thiếu hụt khả năng trong nước đã được biết đến từ lâu trong phát triển và sản xuất động cơ hàng không quân sự và thương mại.

AECC được hình thành từ việc hợp nhất các chi nhánh có liên quan của AVIC, bao gồm: Chi nhánh điều khiển động cơ hàng không AVIC, chi nhánh động cơ hàng không AVIC (trước đây là công ty động cơ hàng không Xian), chi nhánh Khoa học và Công nghệ hàng không Sichuan Chengfa, cùng các công ty không có tiếng khác như Công ty động cơ hàng không Liyang, Công ty chế tạo động cơ hàng không Liming. Vốn đăng ký của AECC là 7,6 tỉ đô la và đội ngũ nhân viên khoảng 96000 người, vào thời điểm bắt đầu thành lập.

Theo các văn bản chính thức, AECC chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, sản xuất, và bảo đảm cho các động cơ máy bay quân sự và thương mại với trọng tâm cốt lõi là các phương tiện bay cánh cố định, cho dù công ty cũng sẽ bảo đảm cho động cơ máy bay cánh quay như một chức năng thứ yếu.

1689649907309.png

Động cơ WS-15

Công ty cũng đã thành lập một viện nghiên cứu chuyên dụng Viện động cơ hàng không Trung Quốc (AEAC) vào tháng 12/2016. AEAC đặt tại Bắc kinh, sẽ chỉ đạo những nỗ lực nghiên cứu & phát triển của công ty và các nỗ lực bảo đảm trên toàn quốc trong chế tạo động cơ hàng không.

Trong một văn bản AVIC đã chỉ rõ: AEAC sẽ gia tăng tốc độ phát triển các động cơ hàng không và công nghệ có liên quan.

Trong một văn bản khác của công ty ghi rõ: “điều này sẽ đạt được thông qua việc tích hợp khả năng nghiên cứu & phát triển động cơ hàng không trong nước, tăng cường các công nghệ chế tạo có liên quan và cung cấp cho AECC sự bảo đảm kỹ thuật mạnh mẽ”.

Đầu năm nay, AECC thông báo trong Hội nghị về dây chuyền cung ứng tổ chức ở tỉnh Giang tô, từ ngày 20 -21 tháng 5, công ty đã phát triển khả năng tạo nguồn, chế tạo và bảo đảm các tổ máy phát điện của máy bay bằng cách giao việc chế tạo các cấu kiện hợp thành cho các doanh nghiệp tư nhân. Động thái này phù hợp với mong muốn của chính phủ Trung Quốc mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân trong nước vào chế tạo các động cơ hàng không quân sự và thương mại.

Theo thông tin từ báo cáo gửi Cục khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng (SASTIND) của AECC,“trong năm qua, việc tạo nguồn lực của các cấu kiện hợp thành tiếp tục phát triển, các quy trình kiểm soát chất lượng được đưa ra một cách hiệu quả, những đánh giá tính năng tiếp tục được tăng cường, và các kênh thông tin liên lạc giữa AECC và các nhà cung cấp vận hành suôn sẻ và hiệu suất hơn”.

1689649961056.png

Động cơ WS-15 trên J-20

Những kế hoạch phát triển xa hơn đang được triển khai nhằm đào sâu hơn mối liên kết giữa khu vực tư nhân với các dây chuyền cung ứng động cơ hàng không quốc gia và phát triển những cách tiếp cận nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Theo đại tá Fan, “mục tiêu cuối cùng là duy trì ổn định tiến trình quản lý cung ứng, thúc đẩy một cách chủ động sản xuất của dây chuyền cung ứng trong nước, và liên kết các nguồn lực dân sự và quân sự, cung cấp cho lực lượng vũ trang Trung Quốc những sản phẩm và dịch vụ chất lượng”./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TRUNG QUỐC TỔ CHỨC DIỄN TẬP LỰC LƯỢNG KHÔNG QUÂN

Chiến khu miền Nam và Chiến khu miền Đông của Quân đội Trung Quốc đã tổ chức các cuộc diễn tập với sự tham gia của nhiều máy bay quân sự hiện đại.

Trong báo cáo năng lực Quân đội Trung Quốc công bố cuối năm 2022, Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định, lực lượng Không quân Trung Quốc sở hữu hơn 2.800 máy bay, là lực lượng có quy mô lớn nhất khu vực và đứng thứ 3 trên thế giới.

1689674320836.png


Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), 1 lữ đoàn không quân thuộc Chiến khu miền Đông đã triển khai máy bay tiêm kích tàng hình J-20 tham gia diễn tập tiến công chính xác mục tiêu giả định theo đúng kế hoạch đặt ra. “Trong hoạt động diễn tập này, chúng tôi gia tăng độ khó để nâng cao kỹ năng chiến đấu của phi công nhằm tăng cường năng lực tác chiến trong các trận chiến tương lai”, Phó Chỉ huy lữ đoàn - ông Qing Sheng cho hay. Trong một cuộc diễn tập khác, một đơn vị máy bay ném bom của Chiến khu Nam đã triển khai máy bay ném bom H-6K thực hiện thành công ném bom chính xác vào mục tiêu giả định.

1689674383339.png


Theo đó, H-6K là máy bay ném bom chiến lược, được thiết kế phục vụ cho nhiệm vụ tiến công tầm xa. Máy bay này có khả năng mang vũ khí hạt nhân và có đủ năng lực tiến công nhóm tàu tác chiến sân bay của đối phương tại Thái Bình Dương.

Ngoài ra, trong cuộc diễn tập do Chiến khu miền Nam tổ chức còn có sự tham gia của máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Trung Quốc là Y-20, máy bay tiêm kích J-16 và J-10. Không quân Trung Quốc có truyền thống tổ chức diễn tập vào đầu tháng 1 hằng năm để nâng cao nhuệ khí, lòng tự tin của binh sĩ vào đầu năm mới. Tuy nhiên, so với các năm trước, các cuộc diễn tập gần đây có sự xuất hiện của nhiều máy bay tối tân hơn.

1689674398362.png


Theo cựu Sĩ quan không quân, Song Zhongping, việc triển khai nhiều máy bay hiện đại tham gia diễn tập cho thấy lực lượng Không quân Trung Quốc đã đạt được năng lực sẵn sàng tác chiến cao hơn. Ông Song nhận định, những loại máy bay tân tiến, như J-20…, chỉ có thể được “tích hợp” vào năng lực tiến công của Quân đội Trung Quốc sau khi trải qua quá trình diễn tập tổng hợp sâu rộng để đạt mức độ sẵn sàng tác chiến cao.

1689674454587.png


Còn ông Zhou Chenming, nhà nghiên cứu thuộc tổ chức công nghệ và khoa học quân sự Yuan Wang có trụ sở tại Bắc Kinh cho rằng: “Trước đây, lực lượng Không quân Trung Quốc phụ thuộc vào tên lửa, máy bay tiêm kích để tiến công, đánh chặn máy bay của kẻ địch. Nhưng trong môi trường tác chiến mới hiện nay, lực lượng này cần xây dựng và nâng cao năng lực tiến công, trong đó máy bay ném bom chiến lược đóng vai trò nòng cốt để răn đe các lực lượng thù địch”. Lực lượng Không quân Trung Quốc đã trải qua quá trình cải tổ mạnh mẽ từ cuối năm 2012 nhằm nâng cao đáng kể năng lực tác chiến của lực lượng đặc biệt này. Với việc được trang bị nhiều loại máy bay hiện đại ứng dụng công nghệ cao cùng nhiều máy bay không người lái nội địa mới đã giúp lực lượng Không quân Trung Quốc dần bắt kịp lực lượng không quân hiện đại của các quốc gia phương Tây.

1689674498988.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHÍNH SÁCH VÀ SỰ CHUẨN BỊ VỀ QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC CHO MỘT CUỘC CHIẾN NHẰM THỐNG NHẤT ĐÀI LOAN

Thống nhất với Đài Loan luôn là mục tiêu nhất quán, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ cho việc củng cố sức mạnh quân sự, đặc biệt là năng lực nhằm răn đe, cưỡng bức và nếu cần sẽ sử dụng vũ lực để thực thi việc đưa Đài Loan về dưới sự quản lý của Chính phủ Trung Quốc, không để cho hòn đảo này độc lập và có những chính sách đi ngược lại với lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

PHẦN I: CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN

Đối với các nhà lãnh đạo Đ..C..S TQ, Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc đã bị Nhật Bản cưỡng chiếm vào năm 1895 sau Chiến tranh Trung-Nhật và trở thành nơi trú ẩn của chính phủ và quân đội Trung Hoa Dân Quốc (ROC) sau thất bại năm 1949 trong Nội chiến Trung Quốc. Do đó, Đài Loan được kết nối với cả mục tiêu dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc là khôi phục chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc sau cái gọi là thế kỷ bị vong nhục và với chiến thắng chính trị cuối cùng của Đ..C..S TQ trước Quốc dân Đảng (hay KMT). Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ( Trung Quốc) vào tháng 10 năm 1949, các yếu tố cốt lõi trong chính sách của Đ...C...S TQ đối với Đài Loan vẫn không thay đổi. Các nhà lãnh đạo Đ...C...S TQ đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc, không thể được phép độc lập và cuối cùng phải được thống nhất với Trung Quốc. Mặc dù chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tiếp tục thực hiện quyền tài phán đối với Đài Loan và nhiều đảo khác, nhưng Trung Quốc đã tìm cách coi việc chấp nhận “nguyên tắc một Trung Quốc” của mình thành điều kiện cho các mối quan hệ ngoại giao và đã được hầu hết các quốc gia và Liên Hợp Quốc chấp nhận lập trường này.

1689737206789.png


Các nguyên tắc cốt lõi trong chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan vẫn không thay đổi, nhưng đã có sự thay đổi trong các chính sách, chiến lược và chiến thuật mà các nhà lãnh đạo Đ..C..S TQ đã sử dụng để ngăn cản Đài Loan độc lập và đạt được tiến bộ trong việc thống nhất. Ban đầu Trung Quốc tuyên bố ý định “giải phóng Đài Loan” bằng vũ lực, nhưng tham vọng này đã bị thất bại trước những thách thức về tác chiến của một cuộc đổ bộ và sự can thiệp quân sự của Mỹ sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào năm 1950. Năm 1979, Trung Quốc đã công bố một chính sách mới “thống nhất hòa bình” trong khi bảo lưu quyền sử dụng vũ lực trong một số trường hợp. Bắc Kinh sau đó đã phác họa tầm nhìn của mình về việc thống nhất hòa bình có thể sẽ như thế nào, thúc đẩy mô hình “một quốc gia, hai chế độ” cho phép Đài Loan duy trì hệ thống tư bản chủ nghĩa và quân đội của mình và được hưởng mức độ tự chủ cao. Mô hình này cuối cùng đã được áp dụng cho Hồng Kông và Macao, các khu vực này lần lượt trở thành các khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc vào năm 1997 và 1999.

1689737429060.png

Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

Việc Đ..C..S TQ nhấn mạnh rằng Chính phủ Trung Quốc là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ chối công nhận chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và cũng không có các cuộc tiếp xúc trực tiếp với các nhà lãnh đạo hòn đảo này, nhưng cuối cùng hai bên đã tìm cách đàm phán thông qua các kênh bán chính thức và giữa các đoàn đàn phán, đặc biệt là Hiệp hội Quan hệ qua eo biển Đài Loan (ARATS) của Trung Quốc và Quỹ Trao đổi qua eo biển của Đài Loan (SEF). Chính sách thống nhất hòa bình và công thức “một quốc gia, hai chế độ” được xây dựng dưới thời Đặng Tiểu Bình từ năm 1979 đến năm 1982 tiếp tục xác định các nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan, nhưng vẫn có những thay đổi đáng kể theo thời gian.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan là sản phẩm của một quá trình hoạch định chính sách phức tạp liên quan đến cạnh tranh lãnh đạo cấp cao, những cân nhắc chính trị trong nước trong môi trường chính sách dân tộc chủ nghĩa và những đánh giá của Trung Quốc về các điều kiện chính trị ở Đài Loan, Mỹ và các lực lượng địa chính trị rộng lớn hơn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Phác họa các chủ thể chính sách liên quan ở Trung Quốc và hiểu nội dung và bối cảnh của các cuộc tranh luận chính sách của Trung Quốc là những nhiệm vụ phân tích đầy thách thức: sự nhạy cảm chính trị của chính sách đối với Đài Loan tạo ra động lực mạnh mẽ cho các quan điểm dân tộc hiếu chiến trong các bài viết và bài phát biểu trước công chúng và khuyến khích các học giả Trung Quốc có những bài viết được xác định như là đầu vào chính sách phù hợp với quan điểm của các nhà lãnh đạo cấp cao. Hơn nữa, vì chính sách Đài Loan có ý nghĩa quan trọng đối với vị thế chính trị của các nhà lãnh đạo cấp cao của Đ..C..S TQ, số lượng các nhà ra quyết định chủ chốt không nhiều và các sáng kiến chính sách được trao đổi nghiêm túc. Do đó, các cuộc tranh luận diễn ra trước công chúng và ở các cấp thấp hơn của hệ thống Trung Quốc có thể không thực sự phản ánh quan điểm và mối quan tâm của các nhà lãnh đạo cấp cao của Đ..C..S TQ khi ra quyết định chính sách. Chất lượng kém của thông tin có sẵn về các cuộc tranh luận nội bộ cấp cao khiến việc phân tích chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan là một thách thức.

Một cách hiểu khác về cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Đài Loan tập trung vào ba lôgic nhân quả riêng biệt: đòn bẩy, mặt trận thống nhất và thuyết phục. Khung phân tích này cung cấp sức mạnh giải thích, phân tích và thậm chí có thể dự đoán trong việc đánh giá lập trường của Bắc Kinh. Đặc biệt, nó cung cấp một công cụ để hiểu sự kết hợp giữa ép buộc và lôi kéo trong chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan tại bất kỳ thời điểm nào, đồng thời nêu bật các chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc vẫn tồn tại bất chấp những thăng trầm của mối quan hệ xuyên eo biển. Bài viết cũng cung cấp một cách ngắn gọn để suy nghĩ về lợi ích và mức độ phù hợp của các chủ thể chính sách khác nhau của Trung Quốc trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Một phát hiện quan trọng là những thay đổi về chính trị và bản sắc Đài Loan, sự chuyên chế ở Trung Quốc và việc Trung Quốc thực hiện “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông đã làm cho mặt trận thống nhất và logic thuyết phục kém hiệu quả hơn và có thể khiến các nhà lãnh đạo Đ..C..S TQ dựa nhiều hơn vào đòn bẩy và ép buộc trong tương lai. Điều này đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại liên tục của chính sách tìm kiếm thống nhất hòa bình của Trung Quốc.

Bài viết này phác thảo ba lôgic và cách tiếp cận tương ứng của chúng đối với Đài Loan, minh họa một số hàm ý của việc cùng tồn tại nhiều lôgic đối với chính sách của Trung Quốc, và áp dụng khung phân tích này để giải thích những thay đổi trong cách tiếp cận chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan dưới thời của các nhà lãnh đạo Đài Loan khác nhau từ Lee Teng-hui (Lý Đăng Huy) đến Tsai Ingwen (Thái Anh Văn). Sau đó, bài viết xem xét mức độ phù hợp của từng logic trong tương lai khi tìm hiểu các diễn biến chính trị gần đây ở Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông và sự thay đổi về mức độ liên quan có thể ảnh hưởng đến các lựa chọn chính sách của Trung Quốc như thế nào khi Bắc Kinh cân nhắc chuyển từ ngăn cản Đài Loan độc lập sang một mục tiêu tham vọng và khó hơn của việc đạt được sự thống nhất.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ba lôgic về chính sách Trung Quốc đối với Đài Loan

Logic nhân quả không phải là một chính sách, chiến lược hay chiến thuật. Thay vào đó, đó là lý luận cơ bản về cách các chính sách, chiến lược hoặc chiến thuật cụ thể được cho là giúp đạt được hoặc thúc đẩy một mục tiêu chính sách. Một lôgic nhân quả giải thích “các cách thức” trong một chuỗi công cụ - cách thức – mục tiêu vốn liên kết các hành động với các mục tiêu chính sách. Logic nhân quả có thể hữu ích trong việc nhóm các chính sách, chiến lược và chiến thuật hoạt động theo những cách tương tự thành các rổ khái niệm, làm nổi bật những điểm chung tiềm ẩn. Phần còn lại của bài viết này thảo luận về các mục tiêu của Trung Quốc và khám phá ba lôgic nhân quả rõ ràng trong chính sách của nước này đối với Đài Loan.

Chính sách Đài Loan của Trung Quốc có hai mục tiêu chính: ngăn chặn Đài Loan tiến tới độc lập và thống nhất Trung Quốc với Đài Loan. Mục tiêu cấp bách nhất của Trung Quốc là ngăn chặn sự độc lập của Đài Loan. Mặc dù chính phủ Đài Loan hiện đang thực thi quyền tài phán đối với Đài Loan và các đảo khác nhau, hầu hết cộng đồng quốc tế không công nhận Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền tách biệt với Trung Quốc. Một tuyên bố chính thức hoặc trưng cầu dân ý tuyên bố Đài Loan độc lập sẽ khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng chiến đấu để ngăn chặn Đài Loan độc lập.

1689758656435.png


Mục tiêu cuối cùng của Đ..C..S TQ là đạt được sự thống nhất bằng cách đưa Đài Loan về dưới sự kiểm soát chính trị của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào tốt nhất để hoàn thành mục tiêu đó với chi phí và rủi ro có thể chấp nhận được và trong một khoảng thời gian hợp lý. Các nhà lãnh đạo Đ..C..S TQ đã cẩn thận không thiết lập một thời hạn chính xác cho việc thống nhất, điều này sẽ hạn chế tính linh hoạt và đưa ra những lựa chọn khó hiểu khi thời hạn đó đến gần và biến thành một tối hậu thư trên thực tế. Tại thời điểm đó, Bắc Kinh sẽ phải công khai từ chối hoặc sử dụng vũ lực bất kể chi phí, rủi ro và hoàn cảnh chính trị. Trung Quốc không đặt ra thời hạn rõ ràng cho việc thống nhất, nhưng ông Tập Cận Bình đã tuyên bố vào năm 2013 và 2019 rằng vấn đề Đài Loan “không nên được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Kể từ năm 2017, các nhà lãnh đạo Đ..C..S TQ đã liên kết việc thống nhất Đài Loan với “sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa” sẽ đạt được vào năm 2049, tạo ra một thời hạn ngầm vẫn còn khoảng trống để điều chỉnh.

Thứ nhất, Đòn bẩy (Ưu thế)

Đòn bẩy diễn giải các mối quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan theo quan điểm khác biệt về các mối quan hệ qua eo biển. Đây là thước đo khả năng tiềm tàng của một bên trong việc sử dụng các biện pháp ép buộc về quân sự, kinh tế và ngoại giao để áp đặt chi phí cho bên kia. Sử dụng ưu thế là một hình thức ép buộc ngầm và thụ động vốn đã tồn tại và có thể ảnh hưởng đến hành vi thậm chí không có các mối đe dọa cụ thể của một bên để áp dụng cưỡng bức nhằm mục đích răn đe hoặc chấm dứt bằng cách ép buộc. Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy biểu hiện như sự ép buộc khi một bên chủ động đe dọa sử dụng vũ lực, áp lực hoặc trừng phạt nếu bên kia không thực hiện các hành động cụ thể (cưỡng bức) hoặc ngừng thực hiện các hành động cụ thể (răn đe). Như Thomas Schelling đã nói, việc cưỡng bức hiệu quả đòi hỏi các mối đe dọa phải đi kèm với các đảm bảo đáng tin cậy rằng các chi phí đe dọa sẽ không bị áp đặt nếu phía bên kia tuân thủ các yêu cầu. Sự răn đe thường dễ đạt được hơn là sự ép buộc, nhưng phát hiện này phụ thuộc vào những gì được yêu cầu trong các trường hợp răn đe và ép buộc. Đối với Đài Loan, chi phí của việc chấp nhận sự thống nhất không mong muốn cao hơn rất nhiều so với những lợi ích bị mất từ việc ngăn cản độc lập, khiến Trung Quốc dễ dàng ngăn cản Đài Loan độc lập hơn là ép buộc Đài Loan chấp nhận thống nhất.

1689758612068.png


Khả năng của Trung Quốc trong việc ngăn cản Đài Loan tiến tới độc lập phụ thuộc vào khả năng sử dụng sức mạnh kinh tế và ngoại giao để áp đặt chi phí và khiến cộng đồng quốc tế từ chối công nhận Đài Loan cũng như khả năng quân sự đe dọa hòn đảo này bằng những lệnh trừng phạt ở mức không thể chấp nhận được. Ưu thế này được chuyển thành sự răn đe bởi lời đe dọa có điều kiện của Trung Quốc là sử dụng các biện pháp cưỡng chế nếu Đài Loan thực hiện các hành động tuyên bố tư cách là một thực thể độc lập tách biệt với Trung Quốc. Trung Quốc càng có nhiều đòn bẩy, thì Bắc Kinh càng tin tưởng rằng họ có thể ngăn cản sự độc lập của Đài Loan. Logic này cho thấy việc tập trung vào các nỗ lực nhằm gia tăng sức mạnh của Trung Quốc và làm suy yếu Đài Loan thông qua việc cô lập ngoại giao, phụ thuộc kinh tế và chấm dứt việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

Logic này cũng ngụ ý rằng Trung Quốc cuối cùng có thể đạt được sự thống nhất bằng cách gia tăng sử dụng đòn bẩy của mình đến mức vị thế ngoại giao, kinh tế và quân sự của Đài Loan trở nên không thể đạt được khi đối mặt với các mối đe dọa cưỡng bức tiềm tàng của Trung Quốc. Logic này giả định rằng tại một thời điểm nào đó Trung Quốc có thể đối đầu với Đài Loan và buộc Đài Loan đầu hàng hoặc các nhà lãnh đạo của Đài Loan cuối cùng sẽ phải đưa ra đối sách tốt nhất có thể từ một vị thế yếu kém. Trung Quốc càng có nhiều ưu thế thì ngày đó sẽ đến càng sớm và thỏa thuận càng phản ánh lợi ích của Trung Quốc.

1689758576923.png


Ở mức giới hạn, đòn bẩy có thể được chuyển đổi thành các nỗ lực cưỡng bức sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để buộc Đài Loan chấp nhận thống nhất hoặc sử dụng các công cụ quân sự để đạt được thống nhất bằng vũ lực. Các phiên bản tinh vi của logic này bao hàm ý tưởng thực hiện thêm các nhượng bộ về kinh tế và thậm chí ngoại giao đối với Đài Loan để tăng sự phụ thuộc vào thiện chí tiếp tục của Bắc Kinh, do đó tạo ra ưu thế bổ sung. Trung Quốc sau đó có thể loại bỏ hoặc đe dọa loại bỏ các nhượng bộ này trong tương lai như một chiến thuật ép buộc, tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc chính trị trong nội bộ cho các nhà lãnh đạo Đài Loan.

....
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Các phiên bản tinh vi của logic này bao hàm ý tưởng thực hiện thêm các nhượng bộ về kinh tế và thậm chí ngoại giao đối với Đài Loan để tăng sự phụ thuộc vào thiện chí tiếp tục của Bắc Kinh, do đó tạo ra ưu thế bổ sung. Trung Quốc sau đó có thể loại bỏ hoặc đe dọa loại bỏ các nhượng bộ này trong tương lai như một chiến thuật ép buộc, tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc chính trị trong nội bộ cho các nhà lãnh đạo Đài Loan. Ưu thế được hiểu rõ nhất là sức mạnh cưỡng chế tiềm ẩn mà các nhà lãnh đạo Đ..C..S TQ có thể chọn sử dụng khi hoàn cảnh bắt buộc. Điều này bao gồm việc gia tăng áp lực chính trị, kinh tế hoặc quân sự để trừng phạt các động thái được nhìn nhận là Đài Loan hướng tới độc lập hoặc cố gắng ép buộc Đài Loan chấp nhận quan điểm “một Trung Quốc” của Trung Quốc hoặc chương trình nghị sự của Trung Quốc về quan hệ xuyên eo biển. Các nhà lãnh đạo Đ..C..S TQ cũng có thể chọn giảm áp lực lên Đài Loan để ủng hộ các sáng kiến chính trị xuyên eo biển hoặc khen thưởng các hành động của Đài Loan thể hiện sự quan tâm đến mối quan hệ chặt chẽ hơn với đại lục (hoặc hứa hẹn kiềm chế trong việc thúc đẩy độc lập). Mặc dù ưu thế luôn có thể được sử dụng trong tương lai, nhưng việc sử dụng ưu thế bằng cách ép buộc Đài Loan là một tính toán chiến thuật dựa trên các mục tiêu của Trung Quốc tại một thời điểm nhất định, kỳ vọng về mức độ hiệu quả của việc cưỡng bức và tác động bên ngoài tích cực hoặc tiêu cực về các mục tiêu chính sách khác của Trung Quốc.

1689846166459.png

Tàu chiến TQ so kè với tàu chiến Mỹ trên eo biển Đài Loan

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dựa vào sự cưỡng bức để ngăn cản các nhà lãnh đạo Đài Loan theo đuổi độc lập. Trung Quốc đã nhất quán từ chối việc loại trừ khả năng sử dụng vũ lực nếu Đài Loan có những hành động công khai hướng tới độc lập và đã xây dựng khả năng quân sự để khiến mối đe dọa này trở nên đáng tin cậy. Đồng thời, Trung Quốc đã hạn chế các trường hợp mà họ nói rằng họ sẽ sử dụng vũ lực để đảm bảo với Đài Loan rằng sự kiềm chế trong việc theo đuổi độc lập sẽ được đáp lại bằng sự kiềm chế không sử dụng vũ lực của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn mơ hồ về việc chính xác hành động nào sẽ thúc đẩy nước này sử dụng vũ lực, vừa để duy trì sự linh hoạt trong việc quyết định cách ứng phó vừa để ngăn Đài Loan thực hiện các hành động khiêu khích, chỉ dừng lại ở lằn ranh đỏ của Bắc Kinh. Trung Quốc đôi khi thực hiện các hành động cụ thể để củng cố các mối đe dọa răn đe của mình, bao gồm hai đợt thử tên lửa đạn đạo trong Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan 1995–1996 và thông qua Luật chống ly khai năm 2005 đặt cơ sở pháp lý cho “các hành động phi hòa bình” trong sự kiện Đài Loan độc lập.

1689846233900.png

Tàu chiến TQ so kè với tàu chiến Mỹ trên eo biển Đài Loan

Trung Quốc cũng đã định kỳ áp dụng các biện pháp ép buộc hạn chế để buộc Đài Loan chấp nhận định nghĩa của họ về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan hoặc tham gia các cuộc đàm phán chính trị về thống nhất. Bất chấp mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bờ eo biển trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (tháng 5 năm 2009 - tháng 5 năm 2016), Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng nhiều biện pháp cưỡng chế vào năm 2015 để gây áp lực buộc Mã Anh Cửu bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về địa vị chính trị của Đài Loan. Khi người kế nhiệm của ông Mã, bà Thái Anh Văn, từ chối chấp nhận Đồng thuận năm 1992 làm cơ sở chính trị cho đối thoại xuyên eo biển, Trung Quốc đã phản ứng bằng cách khuyến khích các đồng minh ngoại giao của Đài Loan chuyển sang công nhận Trung Quốc, gây áp lực kinh tế bằng cách hạn chế các chuyến thăm của du khách Trung Quốc đến Đài Loan, và tiến hành các cuộc tập trận và triển khai quân sự nhằm vào Đài Loan.

....
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Sử dụng ưu thế có một số nhược điểm và hạn chế cố hữu. Các hình thức cưỡng bức cực đoan nhất, chẳng hạn như sử dụng vũ lực để đạt được thống nhất, có chi phí và rủi ro kinh tế, quân sự và ngoại giao rất cao, bao gồm cả khả năng xảy ra xung đột hạt nhân với Mỹ. Mong muốn của Bắc Kinh để tránh những chi phí này là lý do tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn bày tỏ sự ưu tiên đối với thống nhất một cách hòa bình. Ngay cả những hình thức cưỡng bức kinh tế và quân sự hạn chế nhằm vào Đài Loan cũng làm tổn hại đến hình ảnh hòa bình của Trung Quốc và khiến các nước khác lo ngại về ý định của Trung Quốc và thận trọng về những hợp tác sẽ khiến họ dễ bị Trung Quốc ép buộc.

1689846353039.png

Bà Thái Anh Văn

Đài Loan cũng có thể thực hiện một số hành động để giảm ưu thế của Trung Quốc, chẳng hạn như cải thiện khả năng quốc phòng và đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế để khiến mình ít bị tổn thương hơn trước sự ép buộc của Trung Quốc. Chi phí cao và rủi ro của việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để đạt được sự thống nhất cũng có thể làm cho các mối đe dọa cưỡng bức đủ để buộc Đài Loan chấp nhận sự thống nhất dường như ít đáng tin cậy hơn. Cuối cùng, việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng những lời đe dọa mang tính ép buộc cực đoan để buộc Đài Loan chấp nhận thỏa thuận thống nhất làm giảm độ tin cậy của bất kỳ đảm bảo nào rằng Bắc Kinh sẽ tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận.

Mặt trận Thống nhất

Các chiến thuật mặt trận thống nhất có một lịch sử phong phú trong cách tiếp cận của Đ..C..S TQ đối với chính trị trong nước và quốc tế. Mặt trận thống nhất là phương tiện để các Đ C...S hợp tác với các đảng và nhóm không C ...S bằng cách tìm ra điểm chung và hạ thấp sự khác biệt. Đ..C..S TQ có một cơ cấu tổ chức phức tạp để thu hút nhiều nhóm trong nước và quốc tế khác nhau, một số nhóm thuộc Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Đ..C..S TQ. Bởi vì Đ..C..S TQ tìm cách duy trì độc quyền quyền lực và tối đa hóa khả năng quyết định kết quả của mình - các mục tiêu không được chia sẻ bởi các chủ thể chính trị phi C..S - nên sự hợp tác này rất giới hạn và chỉ gói gọn trong các lĩnh vực mà các lợi ích ngắn hạn chồng chéo lên nhau. Mặc dù Đ..C..S TQ tìm cách lôi kéo các đảng và nhóm không C..S hoạt động nhân danh các mục tiêu của Đ..C..S TQ, nhưng trên thực tế, các chiến thuật mặt trận thống nhất hữu ích nhất trong việc xây dựng liên minh để chống lại các mối đe dọa chung. (Các nỗ lực của Đ..C..S TQ nhằm tranh thủ sự ủng hộ cho các mục tiêu tích cực của nó được nắm bắt tốt hơn bởi logic thuyết phục, được xem xét dưới đây.)

1689846578163.png

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình

Trong bối cảnh Đài Loan, Đ..C..S TQ định nghĩa mối đe dọa chính là những cá nhân hoặc nhóm ủng hộ Đài Loan độc lập. Ví dụ: Sách trắng quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc đề cập đến “số lượng rất nhỏ những người ly khai ‘Đài Loan độc lập’ và các hoạt động của họ”. Vào tháng 12 năm 2020, ĐCSTQ đã ban hành một phiên bản cập nhật của quy chế hoạt động của Mặt trận thống nhất, trong đó mô tả sứ mệnh của Mặt trận thống nhất hoạt động nhằm vào Đài Loan là Thực hiện công việc của Ủy ban Trung ương Đ..C..S TQ về Đài Loan, tuân thủ “Nguyên tắc Một Trung Quốc”, nói chung là đoàn kết Đồng bào Đài Loan trong và ngoài nước, phát triển và củng cố lực lượng thống nhất yêu nước của Đài Loan, phản đối các hoạt động ly khai của Đài Loan, tiếp tục thúc đẩy hòa bình trên đất mẹ cho quá trình thống nhất và cùng nhau một lòng thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

1689846767919.png


Mặc dù các quy định bao gồm một số mục tiêu tích cực như tăng cường “lực lượng thống nhất” ở Đài Loan, logic mặt trận thống nhất nhấn mạnh sự phản đối mối đe dọa hoặc kẻ thù chung bằng cách hợp tác với các nhóm và cá nhân có thể không hỗ trợ các mục tiêu cuối cùng của Đ..C..S TQ. Trọng tâm chính của các chiến thuật mặt trận thống nhất của Đ..C..S TQ là tăng cường phản đối các nhà lãnh đạo ủng hộ độc lập và các đảng chính trị (chẳng hạn như Đảng Tiến bộ Dân chủ [DPP], Liên minh Đoàn kết Đài Loan và Đảng Quyền lực Mới) và các sáng kiến chính sách của họ (chẳng hạn như trưng cầu dân ý về hiến pháp và hủy bỏ quy định của hệ thống giáo dục). Những nỗ lực của Trung Quốc bao gồm xây dựng mối quan hệ chính thức giữa các bên với Quốc dân đảng và các đảng Nhân dân trên hết, vận động các thành viên quốc tế phản đối Đài Loan độc lập như một mối đe dọa đối với sự ổn định khu vực và tiếp cận với các thành viên của DPP để ngăn họ không ủng hộ Đài Loan độc lập. Trung Quốc cũng đã áp dụng các chiến thuật mặt trận thống nhất bằng cách tổ chức các cuộc đối thoại với sĩ quan đã nghỉ hưu, khuyến khích các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đài Loan hoạt động ở đại lục phản đối các hoạt động ly khai và ủng hộ thống nhất, đồng thời lôi kéo các thị trưởng Đài Loan và các quan chức chính quyền địa phương.

1689846836574.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Mặc dù phong trào đòi độc lập cho Đài Loan là mục tiêu chính trong các chiến thuật mặt trận thống nhất của Đ..C..S..TQ, Bắc Kinh cũng đã cố gắng xây dựng một mặt trận thống nhất chống Nhật Bản bằng cách khai thác tình cảm chống Nhật ở Đài Loan về vấn đề quần đảo Senkaku / Điếu Ngư. Quần đảo này được Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (khẳng định quần đảo này thuộc về Đài Loan, là một phần của Trung Quốc). Đặc biệt là sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa một số hòn đảo vào năm 2012, khi chính phủ Nhật Bản mua ba hòn đảo từ một chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản, Đ..C..S..TQ đã cố gắng sử dụng vấn đề này để gây chia rẽ mối quan hệ giữa Đài Loan và Nhật Bản và thực hiện mục tiêu chung với Đài Loan. các nhóm ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Đài Loan đối với quần đảo. Trung Quốc đã theo các chiến thuật tương tự đối với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Đài Loan ở Biển Đông, cố gắng kêu gọi những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Đài Loan bằng cách khẳng định rằng họ sẵn sàng đứng lên bảo vệ các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc hơn là chính phủ ở Đài Bắc.

1689915207160.png

Tàu của Đài Loan tại quần đảo Senkaku

Chiến thuật của Mặt trận thống nhất có một số hạn chế cố hữu trong bối cảnh Đài Loan. Có những thành phần chính trị ở Đài Loan xác định là người Trung Quốc và phản đối độc lập vì họ tin rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc lớn hơn, nhưng rất ít trong số họ mong muốn Đài Loan chịu sự kiểm soát của Đ..C..S..TQ như một phần của Trung Quốc. Hơn nữa, quyền lực chính trị của nhóm này đã suy giảm theo thời gian do quá trình dân chủ hóa và thay đổi thế hệ của Đài Loan đã làm giảm mối quan hệ cá nhân với Trung Quốc đại lục. Những người khác ở Đài Loan phản đối phong trào đòi độc lập với lý do thực tế rằng nó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh tàn khốc, nhưng quan điểm thực dụng này mang lại sự ủng hộ cho việc duy trì hiện trạng chính trị hơn là cho các cuộc đàm phán chính trị nhằm mục đích thống nhất. Các cuộc thăm dò dư luận đều chỉ ra rằng “sự ưu tiên có điều kiện” đối với hiện trạng hơn là độc lập là quan điểm chủ đạo ở Đài Loan. Theo quan điểm của Trung Quốc, điều này cho thấy rằng các chiến thuật dựa trên logic mặt trận thống nhất hiệu quả hơn nhiều trong việc ngăn chặn phong trào giành độc lập của Đài Loan (phần lớn do lo ngại về việc sắp xảy ra chiến tranh) hơn là thuyết phục các bên ở Đài Loan và các nơi khác chấp nhận thống nhất.

1689915279895.png

Tàu của Đài Loan và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku

Thuyết phục

Thuyết phục tập trung vào việc thuyết phục các bên chủ chốt (đặc biệt là ở Đài Loan, và cả trong cộng đồng quốc tế) rằng thống nhất là một kết quả có thể chấp nhận được hoặc thậm chí là mong muốn. Đây là nhận định được đưa ra trong bối cảnh có các lựa chọn thay thế khác nhau, bao gồm cả việc Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, logic này nhấn mạnh các nỗ lực của Đ..C..S..TQ nhằm tăng lợi ích và giảm chi phí tiềm năng của việc thống nhất cho các bên chủ chốt ở Đài Loan và đưa ra một tầm nhìn tích cực về cuộc sống sẽ như thế nào khi là một phần của Trung Quốc. Một nỗ lực khác liên quan đến việc trấn an Đài Loan rằng việc thống nhất sẽ không gây ra những thay đổi cơ bản trong hệ thống chính trị của Đài Loan (thông qua đề xuất “một quốc gia, hai chế độ” của Đặng Tiểu Bình và những đề nghị sau đó cho phép Đài Loan giữ quân đội của riêng mình, không có quân đội Trung Quốc trên đất của mình), có quyền tự chủ đáng kể đối với các công việc của mình, v.v.). Một nỗ lực khác liên quan đến việc chứng minh giá trị của mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Đài Loan bằng cách cung cấp các cơ hội kinh tế và tạo điều kiện cho sự hiện diện quốc tế lớn hơn (với khả năng thu được lợi ích lớn hơn nếu Đài Loan chấp nhận thống nhất). Nỗ lực thứ ba liên quan đến các nỗ lực tác động đến quan niệm về bản sắc ở Đài Loan theo những cách nhấn mạnh mối quan hệ văn hóa và lịch sử với Trung Quốc và làm cho việc thống nhất trở nên dễ chấp nhận hơn.

1689915462509.png

1689915532677.png

Phó chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc tại Thượng Hải, ông Lý Kiêu Đông ngày 18.2 dẫn đầu đoàn 6 quan chức Trung Quốc đến Đài Loan dự lễ hội đèn lồng tại thành phố Đài Bắc theo lời mời của chính quyền thành phố.

Việc thuyết phục có những hạn chế trong bối cảnh Đài Loan. Bởi vì logic này liên quan đến việc đưa ra một tầm nhìn tích cực về vai trò của Đài Loan trong một Trung Quốc thống nhất trong tương lai, người dân ở Đài Loan sẽ đánh giá sức hấp dẫn của tầm nhìn dựa trên kỳ vọng về tương lai chính trị của Trung Quốc và Đ..C..S..TQ, các điều khoản cụ thể được đưa ra và độ tin cậy trong cam kết của Đ..C..S..TQ về việc tôn trọng các điều khoản đó trong tương lai khi Đài Loan có rất ít khả năng đưa ra một mặc cả với Bắc Kinh. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sức mạnh đang lên của Trung Quốc có thể có sức hấp dẫn tiềm tàng đối với người dân ở Đài Loan, mang lại cơ hội kinh tế đáng kể và cơ hội được kết giao với một quốc gia đang có ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng. Tuy nhiên, Đài Loan đã được hưởng quyền tiếp cận kinh tế lớn vì các nhà lãnh đạo Đ..C..S..TQ tin rằng điều này có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc, cho phép Đài Loan hưởng hầu hết những lợi ích tiềm năng này mà không cần có một mối quan hệ chính trị chính thức hơn. Hơn nữa, xu hướng độc tài ngày càng tăng ở Trung Quốc và việc đàn áp thể hiện chính trị trong thập kỷ qua khiến việc thúc đẩy mối quan hệ chính trị chặt chẽ hơn với Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các công thức khác nhau của Trung Quốc về “một quốc gia, hai chế độ” sẽ như thế nào ở Đài Loan bao gồm một số đảm bảo cụ thể nếu Đài Loan chấp nhận thống nhất một cách hòa bình. Chúng bao gồm các cam kết rằng Đài Loan sẽ được hưởng mức độ tự chủ cao, có thể quản lý các công việc địa phương mà không bị can thiệp, có thể duy trì các lực lượng vũ trang và có thể duy trì hệ thống kinh tế xã hội hiện tại. Tuy nhiên, một số đảm bảo này đã bị suy giảm trong các bài phát biểu gần đây của Trung Quốc về Đài Loan, và chúng phải được đánh giá trong bối cảnh các cam kết khác của Trung Quốc, chẳng hạn như mức độ tự chủ cao đã hứa với Hồng Kông trong thỏa thuận đảo ngược.

1689915815350.png

Quân đội TQ tại Hongkong

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm khôi phục các thể chế dân chủ và áp đặt một cuộc đàn áp chính trị ở Hồng Kông nhân danh an ninh đã làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Đ..C..S..TQ đối với công chúng Đài Loan. Trong bối cảnh đó, việc thuyết phục người dân Đài Loan về lợi ích của thống nhất là một nhiệm vụ ngày càng khó khăn. Cuối cùng, lời đe dọa có điều kiện của Trung Quốc là sử dụng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập và áp lực quân sự ngày càng gia tăng của họ đã làm suy yếu nỗ lực thuyết phục các nhà lãnh đạo và người dân Đài Loan rằng họ có thể đạt được an ninh, thịnh vượng và một mức độ tự do và tự chủ đầy đủ như một phần của một Trung Quốc thống nhất.

Hàm ý của lôgic học nhiều nhân quả

Ý nghĩa của ba logic cơ bản trong chính sách của Trung Quốc là gì? Sử dụng nhiều lôgic có thể giải thích một số điểm quan trọng về chính sách của Trung Quốc. Chúng bao gồm các mô hình về tính liên tục và thay đổi trong các chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan, xây dựng liên minh về các quyết định chính sách và khả năng thay thế của các công cụ chính sách trên ba lôgic định hình vị trí của các chủ thể chính sách của Trung Quốc. Xuất phát điểm là xem chính sách của Trung Quốc từ quan điểm của một chủ thể thống nhất phản ứng một cách hợp lý trước những đánh giá thay đổi về mối đe dọa độc lập của Đài Loan và các cơ hội tiến tới thống nhất. Vì các chính sách xuất phát từ ba lôgic này có các tiện ích khác nhau cho các mục tiêu riêng biệt là ngăn chặn độc lập và đạt được sự thống nhất, nên hỗn hợp chính sách của Trung Quốc sẽ thay đổi theo thời gian dựa trên những thay đổi trong việc đánh giá các mối đe dọa và cơ hội. Cách tiếp cận này có thể được sử dụng để chỉ ra sự kết hợp đang phát triển của các chính sách của Trung Quốc. Một quan điểm như vậy cũng cho thấy rằng nếu Bắc Kinh cảm thấy rằng mối đe dọa độc lập của Đài Loan đã giảm và cơ hội thống nhất tăng lên, thì tổ hợp chính sách của Trung Quốc có thể thay đổi theo hướng các biện pháp chính sách có ý nghĩa theo logic thuyết phục. Ngược lại, nếu mối đe dọa độc lập gia tăng, Bắc Kinh có khả năng dựa nhiều hơn vào các công cụ dựa trên sức mạnh và logic mặt trận thống nhất để ngăn chặn phong trào đòi độc lập cho Đài Loan.

1689915863110.png

Quân đội TQ tại Hongkong

Cách tiếp cận này có thể hữu ích trong việc tiết lộ các mô hình liên tục và thay đổi trong chính sách của Trung Quốc. Về tính liên tục, Trung Quốc đã nhất quán từ chối loại trừ việc sử dụng vũ lực để ngăn cản Đài Loan độc lập, tiếp tục các nỗ lực mặt trận thống nhất nhằm vào các nhóm ở Đài Loan có thể được huy động để phản đối độc lập và ủng hộ thống nhất, đồng thời tìm cách nêu rõ và chứng minh các lợi ích mà sự thống nhất có thể mang lại cho Đài Loan. Chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan phần lớn vẫn nằm trong các nguyên tắc và thông số được thiết lập từ năm 1979 đến năm 1982 dưới thời Đặng Tiểu Bình, nhưng đã có những thay đổi đáng kể theo thời gian trong việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế để ngăn chặn độc lập và khuyến khích các cuộc đàm phán chính trị về thống nhất; vận động các nhóm ở Đài Loan phản đối các nhà lãnh đạo, đảng phái và chính sách cụ thể mà Bắc Kinh coi là thúc đẩy tách khỏi Trung Quốc; và cung cấp hoặc từ chối lợi ích kinh tế cho các nhóm cụ thể ở Đài Loan. Xem xét những thay đổi này trên khía cạnh điều chỉnh tầm quan trọng tương đối của ba lôgic học là một cách đơn giản để mô tả và phân tích những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc.

1689915887874.png

Quân đội TQ tại Hongkong

Điểm thứ hai là sự tồn tại của nhiều logic có thể ảnh hưởng đến triển vọng xây dựng các liên minh trong nước về chính sách Đài Loan ở Trung Quốc. Một số tác nhân của Trung Quốc có lợi ích quan trọng trong chính sách Đài Loan: các quan chức kinh tế và địa phương muốn sử dụng thương mại và đầu tư của Đài Loan để tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp tìm kiếm công nghệ từ Đài Loan để tiến lên nấc thang tri thức. Các nhà lãnh đạo chính trị muốn giành điểm từ những người theo chủ nghĩa dân tộc vì tiến tới thống nhất (và tránh thất bại nếu Đài Loan tiến tới độc lập). Các quan chức Bộ Ngoại giao coi việc cô lập Đài Loan trên trường quốc tế là một phần cốt lõi trong sứ mệnh của họ. Quân đội cảm thấy có trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đặc biệt là đạt được sự thống nhất.

1689915938647.png

Đoàn nghị sỹ Mỹ thăm Đài Loan

Nếu một chính sách có ý nghĩa theo cả ba logic, thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc xây dựng sự đồng thuận về chính sách đó ngay cả khi lý do mà các tác nhân cá nhân sử dụng để hỗ trợ chính sách là khác nhau hoặc mâu thuẫn với nhau. Ví dụ, việc Trung Quốc tự do hóa nhập khẩu trái cây từ miền nam Đài Loan làm tăng sự phụ thuộc của Đài Loan vào thị trường đại lục (có khả năng tạo ra ưu thế về kinh tế), tạo ra lợi ích kinh tế mới cho việc bỏ phiếu cho DPP truyền thống (có khả năng thu hút họ vào một mặt trận thống nhất) và cho thấy mối quan hệ chính trị chặt chẽ hơn với đại lục có thể tạo ra những lợi ích kinh tế quan trọng cho Đài Loan (thể hiện những lợi ích tiềm năng của việc thống nhất). Hệ quả là Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc áp dụng các chính sách có ý nghĩa mạnh mẽ từ một logic, nhưng lại phản tác dụng từ các khía cạnh khác. Ví dụ, việc tạo điều kiện cho Đài Loan tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới có ý nghĩa về mặt logic mặt trận thống nhất và logic thuyết phục nhưng lại hạn chế nỗ lực tăng sức ép của Trung Quốc bằng cách cô lập Đài Loan.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Điểm thứ ba liên quan đến mức độ mà các chủ thể chính sách có ảnh hưởng được kết hợp với các công cụ có thể thay thế được trên các lôgic khác nhau hoặc các công cụ chỉ có ý nghĩa theo một lôgic. Các doanh nghiệp Trung Quốc và các nhà lãnh đạo địa phương của Trung Quốc tập trung vào việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế xuyên eo biển được hưởng lợi từ thực tế là các chính sách ưu tiên của họ có thể có ý nghĩa theo cả ba lôgic. Các chính sách như vậy khiến Đài Loan phụ thuộc kinh tế nhiều hơn vào Trung Quốc, tạo ra đòn bẩy có thể được sử dụng trong tương lai để tạo điều kiện cho các nhóm được ưu ái có cơ hội, trừng phạt những người bị coi là kẻ thù và tạo ra lợi ích cho người dân Đài Loan để chứng minh lợi ích từ việc cải thiện quan hệ hai bờ eo biển.

Ngược lại, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) liên quan nhiều đến các công cụ quân sự, chẳng hạn như phát triển tên lửa đạn đạo và triển khai chúng đối diện Đài Loan, điều này chỉ có ý nghĩa theo logic của ưu thế và có thể có tác động tiêu cực đến các mục tiêu chính sách khác. Nếu các chủ thể chính sách của Trung Quốc chỉ phù hợp theo một logic (ưu thế), thì họ sẽ có xu hướng ủng hộ các chính sách có ý nghĩa theo logic đó và phản đối những chính sách tốn kém hoặc phản tác dụng theo quan điểm thể chế của họ.

1689997937463.png

Đài Loan trong tầm bắn của lực lượng tên lửa của TQ

Do đó, nhiều người trong PLA ủng hộ việc đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự để tạo thêm ưu thế và phản đối các biện pháp xây dựng lòng tin quân sự thực chất có thể làm giảm hoặc hạn chế khả năng tạo ra và sử dụng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Việc tập trung vào lôgic chính sách cạnh tranh và tiện ích của các công cụ theo từng lôgic có thể giúp xác định vị trí khả dĩ của các tác nhân chủ chốt của Trung Quốc, giúp dự đoán quan điểm của họ về việc ủng hộ hoặc phản đối các biện pháp chính sách cụ thể và giúp đánh giá ảnh hưởng tương đối của các tác nhân khác nhau trong quy trình chính sách của Trung Quốc.

Đ..C..S..TQ có một quá trình cân nhắc để hoạch định chính sách về Đài Loan, với các quyết định thường được đưa ra ở cấp cao nhất của hệ thống dựa trên đầu vào từ các cấp thấp hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mô hình tác nhân hợp lý nhất thể giải thích tất cả các quyết định chính sách. Trên thực tế, chính sách của Đ..C..S..TQ đối với Đài Loan dường như là sản phẩm của một quá trình tương đối thận trọng, quan liêu với nhiều bên cạnh tranh hoạt động trong một môi trường chính sách với các nguyên tắc và ràng buộc được thiết lập tốt. Trong một hệ thống như vậy, các chủ thể quyền lực như quân đội có thể viện dẫn logic ưu thế để chống lại các đề xuất có thể làm tổn hại đến lợi ích thể chế của họ (ngay cả khi những đề xuất này có thể thúc đẩy các mục tiêu của Trung Quốc bằng cách giành được sự ủng hộ từ người dân ở Đài Loan).

1689998041436.png

Đài Loan trong tầm bắn của lực lượng tên lửa của TQ

Ngược lại, các tác nhân ít ảnh hưởng hơn có thể cần phải lập khung các đề xuất chính sách của họ theo nhiều logic để xây dựng sự đồng thuận trong việc áp dụng chúng. Xem các cuộc tranh luận chính sách từ quan điểm lôgic đa nhân quả có thể bổ sung thêm sự phong phú cho việc phân tích các lợi ích chính trị và quan liêu của các nhóm khác nhau liên quan đến việc hoạch định và thực hiện chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan. Cuối cùng, điều quan trọng cần nhớ là một số tuyên bố và hành động của Trung Quốc có thể là sản phẩm của quá trình thương lượng giữa các chủ thể chính sách hoặc phản ánh các tính toán chính trị trong nước hơn là bất kỳ kỳ vọng nào rằng chúng sẽ thúc đẩy các mục tiêu chính sách của Trung Quốc.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ba khung logic và phân tích lịch sử của mối quan hệ xuyên eo biển

Phần này phác thảo sự kết hợp của ba lôgic trong chính sách của Trung Quốc trong các chính quyền chính trị khác nhau ở Đài Loan. Vì chương này tập trung vào chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan, nên có vẻ hợp lý khi đi theo con đường thông thường là tổ chức phân tích về các lãnh đạo cấp cao của Đ..C..S..TQ kế tiếp. Chắc chắn đúng là có những phát triển chính sách quan trọng và đặc biệt gắn liền với mỗi nhà lãnh đạo. Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách “mở cửa và cải cách” của Trung Quốc, nhấn mạnh đến sự ổn định và đặt ưu tiên cao hơn vào những đóng góp mà Đài Loan có thể thực hiện đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

1690084886095.png


Ông cũng chuyển chính sách từ “giải phóng Đài Loan” sang “thống nhất hòa bình” và đề xuất mô hình thống nhất “một quốc gia, hai chế độ”. Giang Trạch Dân (1989–2002) đã đề xuất một con đường hướng tới thống nhất trong bài phát biểu “tám điểm” của mình. Ông cũng phê duyệt các vụ thử tên lửa đạn đạo gần các cảng Đài Loan sau chuyến thăm Mỹ năm 1995 của Tổng thống Đài Loan Lee Teng-hui (Lý Đăng Huy) và tăng ngân sách của PLA sau Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan 1995– 1996. Hồ Cẩm Đào (2002–2012) ủng hộ Luật chống ly khai năm 2005 để tăng cường sự răn đe đối với nền độc lập của Đài Loan. Tập Cận Bình (2012 - nay) đã nhấn mạnh những cải tiến trong khả năng quân sự của Trung Quốc, thể hiện sự sẵn sàng hơn trong việc ép buộc và gây áp lực đối với Đài Loan, đồng thời gây áp lực lớn hơn trong việc đạt được sự thống nhất.

Tuy nhiên, trên thực tế, những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan chủ yếu được thúc đẩy bởi các đánh giá của Trung Quốc về ý định của các nhà lãnh đạo Đài Loan khác nhau và sự cân bằng giữa mức độ cấp bách của mối đe dọa được xác định về việc Đài Loan độc lập và cơ hội để cải thiện quan hệ và tiến tới thống nhất. Chính sách của Trung Quốc vẫn nằm trong khuôn khổ các nguyên tắc và thông số được thiết lập vào đầu những năm 1980 dưới thời Đặng Tiểu Bình. Ngay cả ông Tập Cận Bình, được nhiều người coi là nhà lãnh đạo Trung Quốc quyền lực nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình, vẫn tiếp tục hoạt động trong khuôn khổ cơ bản này.

1690084952303.png


Lý Đăng Huy (1988–1994).

Thời gian làm tổng thống của ông Lý Đăng Huy có thể được chia thành hai giai đoạn. Là tổng thống Đài Loan đầu tiên sinh ra trên đảo, ông Lý đã điều hướng thông qua chính trị bè phái do người đại lục thống trị của Quốc dân đảng để đạt được quyền lực sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời vào năm 1988 và theo đuổi dân chủ hóa cũng như chấm dứt cơ cấu quản trị độc tài đánh dấu sự cai trị của Quốc dân đảng. Giới tinh hoa Đài Loan chấp nhận thực tế rằng Đài Loan sẽ không bao giờ chinh phục Trung Quốc, tập trung vào việc thực hiện quản trị dân chủ đối với lãnh thổ mà Đài Loan đã kiểm soát, và bắt đầu nỗ lực phát triển mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Các chính phủ mà Lý lãnh đạo trong thời kỳ này bao gồm những người đại lục cam kết cuối cùng sẽ thống nhất với Trung Quốc và các chính sách phản ánh chính trị bè phái do người đại lục thống trị của Quốc Dân Đảng. Các hành động đáng chú ý bao gồm Hướng dẫn Thống nhất Quốc gia năm 1991 của Đài Loan, dựa trên nền tảng “một Trung Quốc” và nêu rõ một quá trình ba giai đoạn mà đỉnh cao sẽ là lập kế hoạch thống nhất một Trung Quốc “dân chủ, tự do và công bằng thịnh vượng”. Đài Loan và Trung Quốc cũng mở rộng quan hệ kinh tế và thiết lập cơ chế SEF-ARATS bán chính thức vào năm 1991 như một kênh đối thoại và điều phối xuyên eo biển.

1690085009540.png


Lý Đăng Huy (1995–2000). Ông Lý cuối cùng đã củng cố cơ sở quyền lực của mình trong Quốc Dân Đảng, thay thế nhiều quan chức đảng và chính phủ lớn tuổi bằng những người được bổ nhiệm là người sinh ra trên đảo. Vào tháng 1 năm 1995, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã tìm cách vạch ra một lộ trình tích cực của Trung Quốc để cải thiện các mối quan hệ xuyên eo biển có thể thu hút người dân ở Đài Loan với bài phát biểu 8 điểm của mình. Ông Lý đã từ chối sáng kiến của ông Giang và thực hiện một nỗ lực vận động hành lang thành công để giành được quyền đến thăm Mỹ và có bài phát biểu tại Đại học Cornell. Chuyến thăm này đã gây ra cuộc Khủng hoảng eo biển Đài Loan 1995–1996. Các chính sách của Trung Quốc sau đó nhấn mạnh đến việc xây dựng đòn bẩy kinh tế và tăng tốc hiện đại hóa quân đội, cùng với các chiến thuật mặt trận thống nhất nhắm vào các phần tử bảo thủ trong Quốc Dân Đảng có thể ủng hộ thống nhất và phản đối phong trào đòi Đài Loan độc lập. Tuyên bố năm 1999 của ông Lý rằng quan hệ xuyên eo biển được mô tả rõ nhất là “quan hệ giữa các quốc gia đặc biệt” đã củng cố thêm nghi ngờ của Trung Quốc rằng ông Lý có chương trình nghị sự phụ thuộc và dẫn đến việc kênh ARATS-SEF bị đình chỉ cho đến tháng 6 năm 2008.

1690085072658.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Chen Shui-bian (Trần Thủy Biển) (2000–2008).

Sự nghi ngờ của Trung Quốc đối với ông Trần và sự ủng hộ độc lập của DPP đã được bù đắp phần nào bằng bài phát biểu nhậm chức ôn hòa của ông và sự kiểm soát của Quốc Dân Đảng đối với Hành chính Viện (Chính phủ) trong suốt nhiệm kỳ của ông, điều này đã hạn chế khả năng theo đuổi độc lập của ông Trần thông qua các công cụ lập pháp. Tuy nhiên, việc ông Trần theo đuổi phi hạt nhân hóa và trưng cầu dân ý khẳng định tình trạng độc lập của Đài Loan đã làm dấy lên lo ngại và khiến Trung Quốc phải thông qua Luật chống ly khai vào năm 2005 như một lời cảnh báo về việc họ sẵn sàng theo đuổi “các biện pháp phi hòa bình” để ngăn chặn sự độc lập của Đài Loan. Quan hệ kinh tế tiếp tục phát triển mặc dù không có đối thoại chính trị xuyên eo biển. Trung Quốc tiếp tục theo đuổi các đòn bẩy kinh tế và quân sự, đồng thời tăng cường các nỗ lực của mặt trận thống nhất để khai thác Quốc Dân Đảng chống lại Tổng thống Trần Thủy Biển và ngăn chặn các động thái hướng tới độc lập của Đài Loan.

1690085159948.png


Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu) (2008–2016).

Việc Tổng thống Mã Anh Cửu tham gia vào các cuộc đối thoại xuyên eo biển trước đây và sự sẵn sàng mở rộng và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ xuyên eo biển đã giảm bớt lo ngại của ĐCSTQ về nền độc lập của Đài Loan và mang lại cơ hội mới để làm sâu sắc hơn và thể chế hóa các mối quan hệ xuyên eo biển, bao gồm cả việc thiết lập “ba liên kết” (thư trực tiếp, vận tải và thương mại) và đàm phán Hiệp định khung về hợp tác kinh tế. Quá trình hiện đại hóa của PLA vẫn tiếp tục, nhưng Trung Quốc cẩn thận tránh các cuộc tập trận quân sự khiêu khích ở eo biển này. Chiến thuật mặt trận thống nhất ít hữu ích hơn khi Quốc Dân Đảng nắm quyền, nhưng Đ..C..S..TQ đã cố gắng tạo ra một mặt trận thống nhất chống Nhật tập trung vào quần đảo Senkaku / Điếu Ngư, mà ông Mã Anh Cửu đã không nghe theo bằng cách đàm phán một thỏa thuận cho phép ngư dân Đài Loan tiếp cận các ngư trường gần quần đảo.

1690085250109.png


Đ..C..S..TQ cũng cho phép Đài Loan tham gia hạn chế vào một số tổ chức quốc tế như Đại hội đồng Y tế Thế giới. Cả hai bên đều tìm hiểu khái niệm về một hiệp định hòa bình có thể mở đường cho sự thống nhất cuối cùng. Vào năm 2014, nỗ lực của ông Mã nhằm thúc đẩy Hiệp định Thương mại Dịch vụ xuyên eo biển thông qua cơ quan lập pháp đã làm dấy lên phong trào Sunflower của sinh viên phản đối việc mở rộng hơn nữa các mối quan hệ kinh tế xuyên eo biển. Các nhà lãnh đạo Đ..C..S..TQ cuối cùng đã thất vọng trước khả năng kiểm soát chương trình nghị sự xuyên eo biển của ông Mã và bắt đầu áp dụng áp lực kinh tế và quân sự lên Đài Loan để bắt đầu các cuộc đàm phán về các vấn đề chính trị.

Thái Anh Văn (2016 – nay).

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vô cùng nghi ngờ bà Thái do vai trò của bà trong nội các của ông Lý Đăng Huy, bao gồm cả việc bà tham gia phát triển “học thuyết hai nhà nước” và mối liên hệ với đảng DPP của bà. Bà Thái đã thể hiện một số động thái thỏa hiệp trong bài phát biểu nhậm chức của mình nhưng từ chối chấp nhận Đồng thuận năm 1992.

1690085329938.png


Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chọn sử dụng điều này như một lý do để cắt đứt các liên lạc ARATS-SEF thay vì tìm kiếm một công thức được cả hai bên chấp nhận có thể dùng làm cơ sở chính trị cho các cuộc tiếp xúc xuyên eo biển. Trung Quốc đã áp dụng nhiều hình thức gây sức ép kinh tế, ngoại giao và quân sự, bao gồm hạn chế khách du lịch đến Đài Loan, chấm dứt các biện pháp kiềm chế trước đây nhằm tước bỏ các đồng minh ngoại giao của Đài Loan, phản đối thành công việc Đài Loan tham gia các tổ chức quốc tế, nối lại các cuộc tập trận quân sự ở khu vực đối diện với Đài Loan và sử dụng không quân và các cuộc diễn tập của hải quân gần Đài Loan để gây áp lực lên bà Thái và quân đội Đài Loan. Trung Quốc đã cố gắng tăng cường các phương pháp tiếp cận mặt trận thống nhất đối với Quốc Dân Đảng và các quan chức địa phương của DPP, bao gồm các cáo buộc tài trợ bất hợp pháp và các hoạt động gây ảnh hưởng để hỗ trợ một số ứng cử viên Quốc Dân Đảng. Những nỗ lực này đã mang lại thành công nhất định trong cuộc bầu cử địa phương ở Đài Loan năm 2018 nhưng đã bị thất bại trước tình cảm chống Trung Quốc do hậu quả của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.

1690085363855.png


Trung Quốc đã thực hiện một số nỗ lực theo logic thuyết phục: các điều kiện được đưa ra để thống nhất hòa bình trong bài phát biểu về chính sách Đài Loan năm 2019 của Tập Cận Bình ít hào phóng hơn so với những điều kiện đã được đưa ra trước đó. Bảng mô tả sự kết hợp giữa mối đe dọa và cơ hội được nhận thức dưới các nỗ lực khác nhau của các nhà lãnh đạo Đài Loan và các nỗ lực chính sách của Trung Quốc theo từng nguyên tắc trong ba lôgic.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Đánh giá lịch sử ngắn gọn này minh họa cách thức ba lôgic có thể giúp giải thích các chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan trong các giai đoạn khác nhau, bao gồm các mô hình liên tục và thay đổi. Các chính sách có ý nghĩa theo cả ba logic, chẳng hạn như mở rộng quan hệ kinh tế với Đài Loan, vẫn tiếp tục xuyên suốt bất chấp những thay đổi về lãnh đạo ở Đài Loan và Trung Quốc và những thăng trầm đáng kể trong quan hệ hai bờ eo biển. Các nỗ lực nhằm phát triển đòn bẩy quân sự đối với Đài Loan, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo PLA quyền lực, đã tăng tốc sau Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan 1995–1996, nhưng các nhà lãnh đạo Đ..C..S..TQ đã kiểm soát chặt chẽ thời gian và số lượng áp dụng các biện pháp cưỡng bức quân sự đối với Đài Loan. Điều này có thể được giải thích một phần do chi phí cao liên tục và rủi ro của việc sử dụng lực lượng quân sự gây chết người, nhưng lo ngại về việc làm suy yếu các sáng kiến chính trị được đề xuất nhằm tạo dựng sự ủng hộ ở Đài Loan cho sự thống nhất cũng là một yếu tố quyết định liệu Trung Quốc có áp dụng các biện pháp cưỡng chế quân sự hay không.

1690086005243.png


Đánh giá cũng đề xuất những phát hiện về việc sử dụng các chính sách liên quan đến ba lôgic trong các điều kiện chính trị khác nhau. Logic của việc xây dựng đòn bẩy được áp dụng trong mọi thời kỳ và Trung Quốc đã liên tục sử dụng các mối đe dọa mang tính cưỡng chế để ngăn chặn các hoạt động tiềm tàng hướng tới nền độc lập của Đài Loan. Sự khác biệt đã xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực sử dụng vũ lực khi nước này nhận thấy sự cần thiết phải tăng cường khả năng răn đe và trong các quyết định của Trung Quốc về việc có áp dụng đòn bẩy tích lũy trong nỗ lực ép buộc các nhà lãnh đạo Đài Loan tiến tới thống nhất. Tiện ích tiềm năng của các chiến thuật mặt trận thống nhất phần lớn phụ thuộc vào việc Quốc Dân Đảng nắm quyền hay ở vị trí đối lập. Đ..C..S..TQ và Quốc Dân Đảng tương đối dễ dàng hợp tác để chống lại DPP và các chính sách của đảng này nhằm thúc đẩy bản sắc Đài Loan riêng biệt hoặc thúc đẩy độc lập. Tuy nhiên, khi Quốc Dân Đảng nắm quyền, áp lực của Trung Quốc trong việc tiến tới thống nhất làm nổi bật sự khác biệt trong các mục tiêu cuối cùng và đặt Quốc Dân Đảng vào vị trí không thể chấp nhận được khi hành động chống lại việc thiên về duy trì hiện trạng của hầu hết người dân Đài Loan. Trong điều kiện này, chiến thuật mặt trận thống nhất không mấy phát huy hiệu quả. Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế một mặt trận thống nhất chống Nhật Bản trong vấn đề quần đảo Senkaku / Điếu Ngư hoặc tập hợp sự ủng hộ của Đài Loan chống lại các nước có yêu sách ở Đông Nam Á đối với quần đảo Trường Sa đã không hiệu quả.

1690086110984.png

Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa do Đài Loan chiếm giữ

Trung Quốc sẵn sàng nhấn mạnh các công cụ theo logic thuyết phục và phù hợp với các điều kiện. Trong thời kỳ đầu của nhiệm kỳ tổng thống của Lý Đăng Huy và trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mã Anh Cửu, Trung Quốc đã thực hiện một số cử chỉ tích cực như một phần trong nỗ lực cải thiện quan hệ hai bờ eo biển và xây dựng sự ủng hộ ở Đài Loan đối với việc thống nhất. Tuy nhiên, khi Trung Quốc cảm thấy cần phải phản đối các động thái của một nhà lãnh đạo Đài Loan ủng hộ độc lập, như trong giai đoạn sau của nhiệm kỳ tổng thống của ông Lý Đăng Huy và trong nhiệm kỳ của ông Trần Thủy Biển, thì biện pháp cưỡng chế được sử dụng mặc dù nó làm giảm các nỗ lực của Trung Quốc trong việc gây dựng sự ủng hộ cho thống nhất.

Một hàm ý thú vị của phân tích lịch sử này là nó cho thấy chính sách của Trung Quốc đã được thúc đẩy nhiều hơn bởi các đánh giá của Trung Quốc về các mối đe dọa và cơ hội được tạo ra bởi các diễn biến chính trị ở Đài Loan (và ở mức độ thấp hơn ở Mỹ) hơn là bởi các thay đổi lãnh đạo hoặc các diễn biến chính trị trong nước ở Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan trong 40 năm qua có xu hướng tuân theo một bộ nguyên tắc nhất quán, khá bảo thủ mà Đặng Tiểu Bình ban đầu đã nêu rõ. Những thay đổi chính sách thường nhằm phản ứng với những diễn biến ở Đài Loan hơn là những nỗ lực chủ động của Trung Quốc nhằm tác động đến các điều kiện trên hòn đảo này. Điều này có thể là do tính nhạy cảm chính trị của vấn đề Đài Loan và môi trường chính sách dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc, cả hai đều không khuyến khích các đề xuất sáng tạo có thể thu hút nhiều người ở Đài Loan hơn.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nhìn về tương lai

Khung phân tích này có thể giúp dự đoán chính sách tương lai của Trung Quốc đối với Đài Loan không? Phần này xem xét dữ liệu khảo sát của Đài Loan về bản sắc, sự liên hệ với đảng và những khuynh hướng độc lập và thống nhất cũng như tác động về chính trị và chính sách của Đài Loan đối với đại lục. Phần này cũng xem xét mức độ phù hợp của logic đòn bẩy, mặt trận thống nhất và việc thuyết phục trong tương lai và sự thay đổi về mức độ liên quan của chúng có thể ảnh hưởng như thế nào đến các lựa chọn chính sách trong tương lai của Trung Quốc. Sau đó, sẽ xem xét quan điểm của Trung Quốc về những rủi ro của nền độc lập Đài Loan và liệu chính trị của Trung Quốc có khả năng chuyển từ việc chú trọng vào việc ngăn chặn nền độc lập của Đài Loan sang mục tiêu tham vọng và khó khăn hơn là đạt được thống nhất hay không.

1690257103342.png

Đài Loan

Dữ liệu khảo sát ở Đài Loan trong 30 năm qua cho thấy ý thức ngày càng tăng về bản sắc Đài Loan, sở thích nhất quán duy trì hiện trạng hai bờ eo biển cùng với việc giảm quan tâm đến thống nhất và gia tăng số người ủng hộ DPP và giảm số người ủng hộ Quốc Dân Đảng. Dữ liệu từ cuộc khảo sát tháng 12 năm 2021 của Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử của Đại học Quốc gia Chengchi cho thấy 62,3% người được hỏi xác định là người Đài Loan, 31,7 xác định là cả người Đài Loan và Trung Quốc và chỉ 2,8% xác định là người Trung Quốc. Các xu hướng dài hạn cho thấy bản sắc người Đài Loan tăng đáng kể theo thời gian (từ chỉ 17,6% năm 1992 lên 62,3% năm 2021) và số lượng người được hỏi tự nhận mình là người Đài Loan và Trung Quốc đang giảm dần, nhưng vẫn khá lớn.

1690257155418.png


Đài Loan

Số người ủng hộ thống nhất thay vì độc lập khó phân tích hơn, nhưng dữ liệu khảo sát cho thấy ưu tiên nhất quán đối với việc duy trì hiện trạng (lựa chọn của 85,6% số người được hỏi trong cuộc khảo sát gần đây nhất) hơn là tiến nhanh đến thống nhất (1,4%) hoặc độc lập (6%). Sự quan tâm ngày càng giảm đối với lựa chọn thống nhất, với mức cao nhất là 22% ủng hộ thống nhất nhanh chóng hoặc cuối cùng vào năm 1996 xuống chỉ còn 7,4% trong cuộc khảo sát năm 2021. Mặc dù giảm so với mức đỉnh năm 2006 là 38,7%, 28,4% người được hỏi muốn duy trì hiện trạng và quyết định vào một thời điểm khác, giúp để ngỏ việc thống nhất cuối cùng như một lựa chọn tiềm năng. Một phân tích chi tiết hơn nhằm thăm dò các sở thích có điều kiện bằng cách xem xét các kịch bản “dễ” hoặc “khó” để thống nhất và độc lập kết luận rằng “đa số những người trả lời muốn duy trì hiện trạng sẵn sàng có được sự độc lập dễ dàng, nhưng đa số không sẵn sàng chấp nhận sự thống nhất ngay cả trong kịch bản dễ dàng nhất”.

1690257250078.png


Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy đa số công dân Đài Loan (45,5%) xác định là những người độc lập hoặc không theo một đảng phái nào vào năm 2021. Số người ủng hộ DPP có nhiều biến động nhưng đã đạt trung bình khoảng 27–28% từ năm 2015 đến năm 2021, trong số người ủng hộ Quốc Dân Đảng đã giảm đáng kể từ mức đỉnh 39,5% năm 2011 xuống 17,1% trong cuộc khảo sát năm 2021. Dữ liệu khảo sát cho thấy các cử tri Đài Loan ngày càng xác định là người Đài Loan, đang thận trọng về việc từ bỏ hiện trạng và ngày càng giảm quan tâm đến việc thống nhất. Đối với Trung Quốc, những kết quả này hẳn là tin tốt về mặt ngăn cản Đài Loan độc lập và tin xấu về việc đạt được thống nhất. Con đường giành ghế tổng thống của DPP, tập hợp đa số trong Hành chính Viện và tham vọng trở thành một đảng cầm quyền lâu dài đã đòi hỏi đảng này phải rời bỏ cam kết tuyên bố độc lập trong nền tảng ban đầu của mình và chuyển sang một vị thế ôn hòa hơn có thể giành được sự ủng hộ từ công chúng Đài Loan.

1690257453526.png


Hiệu ứng sàng lọc dân chủ này đã tạo ra các ứng cử viên DPP thực dụng và thận trọng hơn, mặc dù điều này có thể được kiểm tra nếu phó chủ tịch đương nhiệm, William Lai Chingte, người vào năm 2017 trong khi giữ chức vụ thủ tướng, đã tuyên bố mình là “một chính trị gia ủng hộ Đài Loan độc lập”- giành được đề cử của DPP vào năm 2024. Trong khi cử tri Đài Loan và các nhà quan sát bên ngoài coi các nhà lãnh đạo của DPP như bà Thái Anh Văn là người thực dụng và ôn hòa, thì các quan chức và nhà phân tích của Trung Quốc lại nhìn nhận họ với sự nghi ngờ sâu sắc, viện dẫn các tuyên bố và hành động trong quá khứ làm bằng chứng khuynh hướng độc lập của họ.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Dữ liệu bản sắc và ưu tiên thống nhất / độc lập được trích dẫn cho thấy công chúng Đài Loan tương đối bằng lòng với hiện trạng, không thích chấp nhận rủi ro và ít quan tâm đến việc thống nhất. Điều này đặt ra cho Trung Quốc một thách thức khó khăn trong việc thuyết phục các nhà lãnh đạo Đài Loan và công chúng Đài Loan chấp nhận thống nhất. Xu hướng gần đây của Trung Quốc đối với nền chính trị độc tài hơn và giảm quyền tự do ngôn luận khiến việc thống nhất với Trung Quốc ít hấp dẫn hơn đối với công chúng Đài Loan từng sống trong một xã hội dân chủ. Cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với dân chủ và dân quyền ở Hồng Kông đã khiến nhiều người ở Đài Loan kết luận rằng không thể tin tưởng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ sẽ tôn trọng các điều khoản của một thỏa thuận đã được hai bên nhất trí. Điều này cho thấy rằng các chính sách, chiến lược và chiến thuật dựa vào thuyết phục của Trung Quốc có thể kém hiệu quả hơn trong tương lai vì sẽ ngày càng khó thuyết phục công chúng Đài Loan miễn cưỡng rằng tầm nhìn của Trung Quốc về thống nhất trong tương lai là tốt hơn hiện trạng. Trung Quốc cuối cùng có thể phải đe dọa hiện trạng để thúc đẩy Đài Loan chấp nhận thống nhất - một cách tiếp cận sẽ thách thức chính sách của Mỹ vốn phản đối những thay đổi đơn phương đối với hiện trạng của Trung Quốc hoặc Đài Loan.

1690257535044.png


Các chiến thuật mặt trận Thống nhất cũng có thể ít phát huy hiệu quả hơn cho Trung Quốc trong tương lai. Những thay đổi về nhân khẩu học và sự giảm sút quan tâm đến việc thống nhất trong các cử tri Đài Loan sẽ khiến các đảng ủng hộ thống nhất khó giành được quyền lực, như các số liệu về sự dủng hộ dành cho Quốc Dân Đảng ngày càng giảm đã chứng minh. Năm 2021, chủ tịch đảng KMT Johnny Chiang đã đề xuất điều chỉnh các chính sách của KMT đối với Trung Quốc để có thể thu hút công chúng Đài Loan hơn, nhưng các trưởng lão của đảng như Liên Chấn và Mã Anh Cửu đã phản đối ông và Chiang đã bị đánh bại trong nỗ lực tái đắc cử. Chủ tịch mới của Quốc Dân Đảng Eric Chu đã nhanh chóng gửi một lá thư cho Tập Cận Bình tái khẳng định Đồng thuận năm 1992 và kêu gọi hợp tác trong việc phản đối Đài Loan độc lập. Kết quả này phù hợp với logic mặt trận thống nhất của Đ..C..S..TQ, nhưng cách tiếp cận này không tạo nhiều ấn tượng trong chính trị Đài Loan, đặc biệt là khi Trung Quốc tiếp tục gây sức ép về mặt quân sự đối với Đài Loan. Kết quả có thể là Quốc Dân Đảng ngày càng bị gạt ra ngoài lề và có lẽ không có khả năng hoạt động như một đảng đối lập hiệu quả. Đồng thời, cách tiếp cận tương đối thận trọng và gia tăng của DPP về chính sách đối với Trung Quốc khiến việc sử dụng vị thế đối lập với việc Đài Loan độc lập như một lời kêu gọi tập hợp chính trị trở nên khó khăn.

1690257633465.png


Sự suy giảm các chính sách hỗ trợ cho mặt trận thống nhất và lôgic thuyết phục khiến các nhà lãnh đạo Đ..C..S..TQ ngày càng phụ thuộc vào các công cụ chính sách dựa trên đòn bẩy và ép buộc. Những công cụ này có thể sẽ hiệu quả trong việc ngăn chặn các động thái công khai hướng tới độc lập của Đài Loan, vì sự lãnh đạo thực dụng của Đài Loan, việc công chúng Đài Loan không thích rủi ro và chi phí chiến tranh cao đối với Đài Loan, Mỹ và Trung Quốc. Hiện tại, nguy cơ có khả năng xảy ra xung đột nhất là việc một nhà lãnh đạo Trung Quốc xác định lại lằn ranh đỏ của mình về những hành động nào thúc đẩy Đài Loan độc lập được coi là không thể chấp nhận được và quyết định rằng cần phải sử dụng vũ lực để ngăn chặn “sự leo thang độc lập”. Những lời phàn nàn của Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác quân sự Mỹ-Đài Loan và quan hệ Mỹ-Đài Loan đang ngày càng mang tính chính thức làm nổi bật nguy cơ này. Bắc Kinh phản đối bất kỳ sự tăng cường hợp tác Mỹ-Đài Loan nào, nhưng những diễn biến làm xói mòn thêm cam kết “một Trung Quốc” của Mỹ được thực hiện trong ba thông cáo có thể khiến Trung Quốc thực hiện các hành động quân sự hạn chế để thiết lập lại các giới hạn trong quan hệ không chính thức của Mỹ với Đài Loan, như đã làm vào năm 1995 –1996.

1690257683375.png


Vấn đề lâu dài hơn là liệu Trung Quốc có thể kiên nhẫn về mục tiêu cuối cùng là đạt được sự thống nhất hay không hay liệu các nhà lãnh đạo Đ..C..S..TQ sẽ kết luận rằng bản sắc Đài Loan đặc biệt đang được củng cố, điều đó sẽ tách Đài Loan vĩnh viễn khỏi Trung Quốc. Mỹ là một nhân tố trong phép tính này, với sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng và một số chiến lược gia Mỹ gợi ý rằng các lợi ích địa chiến lược của Mỹ đòi hỏi phải ngăn cản sự thống nhất của Đài Loan với Trung Quốc. Một số nhà phân tích Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc có khả năng tấn công Đài Loan ngay khi Bắc Kinh có khả năng quân sự để làm như vậy hoặc áp lực chủ nghĩa dân tộc có thể buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đưa ra quyết định sử dụng vũ lực mạo hiểm. Đ..C..S..TQ đã đầu tư nguồn lực đáng kể để phát triển các phương án quân sự nhằm thống nhất, mặc dù PLA vẫn chưa đặt tất cả các quân cờ cần thiết cho một cuộc xâm lược.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Đ..C..S..TQ ở Bắc Kinh rõ ràng không hài lòng với hiện trạng chính trị ở Đài Loan. Tuy nhiên, dường như họ cũng đã ngầm chấp nhận rằng các điều kiện sẽ chưa chín muồi để thống nhất trong một thời gian và gần đây đã nhắc lại niềm tin của họ đối với người dân Đài Loan và cam kết của họ đối với chính sách thống nhất hòa bình. Mặc dù có áp lực từ những người theo chủ nghĩa dân tộc và áp lực đó có thể đang gia tăng, nhưng sự kiểm soát của Đ..C..S..TQ đối với bộ máy truyền thông và tuyên truyền cũng như khả năng dung thứ hoặc trấn áp các cuộc biểu tình của công chúng khiến cho những áp lực như vậy khó có thể buộc các nhà lãnh đạo Đ..C..S..TQ thực hiện các hành động không mong muốn, chẳng hạn như khơi mào một cuộc xung đột mà Trung Quốc có thể không thắng. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Đ..C..S..TQ có thể tạo ra dư địa chính trị để điều động lực lượng bằng cách chuyển đổi giữa việc nhấn mạnh mục tiêu dễ đạt được là ngăn chặn nền độc lập của Đài Loan hoặc mục tiêu đầy tham vọng hơn nhưng khó hoàn thành hơn của việc thống nhất khi hoàn cảnh cho phép. Cách tiếp cận có khả năng xảy ra nhất của PRC trong thời gian tới là tiếp tục gây áp lực lên chính phủ DPP của Đài Loan để chấp nhận Đồng thuận năm 1992 cùng với nỗ lực tích lũy thêm đòn bẩy chính trị, kinh tế và quân sự để tăng cường các phương án cưỡng bức của Bắc Kinh để đối phó với Đài Loan và Mỹ. Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục áp dụng các chiến thuật mặt trận thống nhất và tìm cách thuyết phục công chúng Đài Loan rằng việc thống nhất sẽ mang lại những lợi ích tích cực, bất chấp hiệu quả của những nỗ lực này đang giảm sút. Báo chí cho rằng Đại hội toàn quốc của Đ..C..S..TQ vào mùa thu năm 2022 có khả năng sẽ thông qua một chính sách hướng dẫn mới về Đài Loan có thể mang lại cảm giác rõ ràng hơn về định hướng chính sách của Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ cuối cùng có thể quyết định rằng thời gian và xu hướng chính trị ở Đài Loan đang không có lợi cho Trung Quốc và sẽ cần phải sử dụng vũ lực để đạt được sự thống nhất bất chấp chi phí và rủi ro chính trị, kinh tế và quân sự cao. Quyết định như vậy sẽ dựa trên đánh giá của giới lãnh đạo về các chi phí và rủi ro có thể thấy của các tiến trình hành động khác nhau và các chi phí của việc không hành động trong điều kiện chấp nhận Đài Loan độc lập hoặc mất cơ hội thống nhất. Điều đáng nhấn mạnh là tất cả các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẵn sàng chiến đấu, nếu cần, để bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Đài Loan và Mỹ có thể thực hiện một số hành động để giảm khả năng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ tiến đến mức độ mà ở đó một quyết định sử dụng vũ lực tốn kém và rủi ro dường như là hành động tốt nhất của Trung Quốc. Một xu hướng khác liên quan đến các nỗ lực phối hợp nhằm cải thiện khả năng phòng thủ của Đài Loan và tập trung chúng vào việc tăng chi phí và rủi ro của các lựa chọn quân sự của Trung Quốc. Những nỗ lực này nên tập trung vào các hành động cụ thể để cải thiện khả năng quân sự hơn là các biện pháp tượng trưng về sự hỗ trợ của Mỹ đối với Đài Loan. Việc Ukraine chống lại cuộc xâm lược vào tháng 02 năm 2022 của Nga chứng tỏ rằng các khoản đầu tư có mục tiêu vào quốc phòng có thể có hiệu quả chống lại một quân đội hùng mạnh hơn. Quân đội Mỹ cũng đang tăng cường chú trọng phát triển các khả năng và khái niệm tác chiến mới để giành ưu thế trong cuộc xung đột với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là gây ảnh hưởng đến phía bên kia trong tính toán của giới lãnh đạo ĐCSTQ bằng cách duy trì khả năng thống nhất hòa bình. Điều này cho thấy rằng Đài Loan không nên loại trừ hoàn toàn khả năng thống nhất nếu các điều kiện ở Trung Quốc thay đổi. Vì lý do tương tự, chính sách của Mỹ nên tiếp tục tập trung vào tiến trình (ví dụ, bất kỳ sự thống nhất nào phải đạt được một cách hòa bình với sự đồng ý của người dân Đài Loan) thay vì phản đối rõ ràng việc thống nhất trong bất kể hoàn cảnh nào. Đặt Trung Quốc vào vị trí mà chiến tranh là lựa chọn duy nhất để đạt được thống nhất sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự với những hậu quả có thể rất tàn khốc đối với Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ./.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top