[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
FH-97A LOYAL WINGMAN MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI MỚI RA MẮT CỦA TRUNG QUỐC

Tại Triển lãm Không quân Trung Quốc 2022 tổ chức ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) hồi đầu tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã cho ra mắt máy bay không người lái (UAV) FH-97A Loyal wingman đánh dấu bước ngoặt mới trong Ngành Công nghiệp UAV của Trung Quốc.

Với tính năng hiện đại, đặc biệt là được “điều khiển” bằng trí tuệ nhân tạo (AI), những UAV HF-97A thế hệ mới hứa hẹn sẽ làm bùng nổ thị trường vũ khí trong lĩnh vực tác chiến trên không.

1686565940922.png


Máy bay FH-97A Loyal wingman là sản phẩm của Công ty Feihong thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC). Máy bay có hành trình bay kéo dài đến 6 giờ, có thể nhanh chóng tiếp cận mục tiêu trong bán kính 1.000km.

FH-97A được thiết kế với nhiều tính năng hiện đại. Nó có thể tác chiến theo đội hình nhiều UAV và phối hợp tác chiến hiệu quả với các máy bay chiến đấu có người lái để thực hiện các nhiệm vụ chế áp phòng không (bằng công nghệ gây nhiễu điện tử) và hộ tống trên không. FH-97A có thể phối hợp với các máy bay đặc nhiệm trinh sát phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn và đưa ra cảnh báo sớm. Đồng thời, UAV này có thể mang theo thiết bị do thám, bay trước đội hình để tiếp cận mục tiêu, cung cấp dữ liệu điều khiển hỏa lực cho máy bay chiến đấu phía sau khai hỏa.

1686565997643.png


FH-97A mang theo 8 quả tên lửa không đối không thông minh, thùng chứa nhiên liệu và các vũ khí dẫn đường chính xác. Việc sử dụng hai động cơ giúp FH-97A cải thiện tốc độ bay và khả năng cơ động. Trong trường hợp một động cơ hỏng hóc, động cơ còn lại vẫn có thể đảm bảo cho máy bay hoàn thành nhiệm vụ.

1686566043374.png


Không chỉ cất cánh và hạ cánh trên đường băng thông thường, FH-97A còn có thể sử dụng tên lửa đẩy để cất/hạ cánh trong các điều kiện đặc biệt. Ngoài ra, FH-97A được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu đa băng tần, tương thích với nhiều loại máy bay khác đang hoạt động và có thể thực hiện kết nối đa nền tảng. Đặc biệt, nó có thể thực hiện các nhiệm vụ trong mọi điều kiện địa hình và thời tiết.

Mặc dù FH-97A có “sức bền” cao và có thể phối hợp hành động cùng nhiều loại máy bay có người lái khác trong suốt hành trình bay, nhưng việc tiếp nhiên liệu trên không vẫn là một thách thức trong tương lai đối với loại UAV này.

1686566112287.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TRUNG QUỐC XÂY DỰNG
LỰC LƯỢNG “HẢI QUÂN NƯỚC XANH”
Khát vọng “hải quân nước xanh” của Trung Quốc có từ đầu những năm 1980 khi Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đô đốc Lưu Hoa Thanh (Lưu Hoa Thanh (1/10/1916 – 14/1/2011) là một tướng lĩnh của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc. Ông là Tư lệnh thứ ba của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (1982 - 1988) và được tôn vinh là cha đẻ của Hải quân Trung Quốc hiện đại.), đưa ra kế hoạch phát triển ba giai đoạn cho một lực lượng hải quân toàn cầu có khả năng viễn chinh của Trung Quốc. Kể từ đó chiến lược hải quân của Trung Quốc đã phát triển từ việc tập trung vào các bờ biển trong những năm 1970 thành một chiến lược ở các vùng biển gần trong những năm 1980 và cuối cùng là tập trung vào các vùng biển xanh xa xôi. Tuy nhiên, ý kiến chính thức nhất về “hải quân nước xanh” của Trung Quốc là vào ngày 26/5/2015, khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố sách trắng “Chiến lược quân sự của Trung Quốc”. Sách trắng khẳng định Quân đội Trung Quốc quyết tâm xây dựng lực lượng hải quân của họ trở thành lực lượng “hải quân nước xanh” hoạt động ở “mọi nơi trên đại dương” để bảo vệ các các lợi ích chiến lược ở nước ngoài của Trung Quốc. Từ đó, Trung Quốc càng đẩy mạnh tốc độ xây dựng lực lượng hải quân như: đề ra chiến lược, mục tiêu cần đạt được về tầm tác chiến của hải quân trong từng giai đoạn; tái cơ cấu lực lượng; tăng cường lực lượng hải quân; đóng mới tàu chiến và hiện đại hoá vũ khí trang bị; huấn luyện diễn tập… để đạt được tham vọng của họ về lực lượng “hải quân nước xanh, “quân đội đẳng cấp thế giới”.


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. “Hải quân nước nâu”


Thuật ngữ “hải quân nước nâu” hoặc hải quân ven sông được hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó để chỉ bất kỳ lực lượng hải quân có khả năng tiến hành các hoạt động quân sự ở vùng biển ven bờ. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ Hải quân Mỹ trong nội chiến, dùng để chỉ các lực lượng liên minh tuần tra trên sông Mississippi đầy bùn, kể từ đó được sử dụng để mô tả lực lượng tàu pháo và tàu tuần tra nhỏ thường được sử dụng trên sông, cùng với “tàu mẹ” lớn hơn.

Lực lượng “hải quân nước nâu” tương phản với “hải quân nước xanh”, gồm có “hải quân nước xanh lục” (Green-water navy), “hải quân nước xanh dương/xanh lam” (blue-water navy).


2. “Hải quân nước xanh”

a. “Hải quân nước xanh lục”


“Hải quân nước xanh lục” là lực lượng hàng hải có khả năng hoạt động trong vùng ven biển của quốc gia mình và hoạt động trong các đại dương mở rộng ở khu vực xung quanh. Đây là một thuật ngữ mà Hải quân sử dụng để chỉ những hạm đội chuyên thực hiện các hoạt động tiến công ở các cửa sông nước lợ và ven biển, là cầu nối giữa “hải quân nước nâu” và “hải quân nước xanh lam”. Những lực lượng hải quân như vậy thường có tàu đổ bộ, đôi khi là tàu sân bay nhỏ, có thể được hộ tống bởi tàu khu trục, tàu khu trục nhỏ với một số hỗ trợ hậu cần từ tàu chở dầu và các thiết bị hỗ trợ khác.

b. “Hải quân nước xanh dương/ xanh lam” (blue-water navy)

“Hải quân nước xanh dương” là lực lượng hàng hải có khả năng hoạt động trên toàn cầu, về cơ bản là trên các vùng nước sâu của đại dương mở, có khả năng thực hiện quyền kiểm soát trên biển xa.

Thứ bậc hải quân thế giới, theo hệ thống phân loại Todd & Lindberg
Cấp
Chỉ định
Năng lực
Quốc gia
“Hải quân nước xanh dương”
(Blue-water navies)
1​
Dự báo sức mạnh vươn ra toàn cầuNhiều sứ mệnh bao quát liên tục và bền vững trên toàn cầuMỹ
2​
Dự báo sức mạnh toàn cầu có giới hạnÍt nhất một hoạt động bao phủ chính trên toàn cầuPháp, Vương quốc Anh
3​
Bao phủ sức mạnh đa vùngSức mạnh vươn tới các vùng lân cận với vùng riêng của nóẤn Độ, Nga, Ý, Tây Ban Nha, Brazil
4​
Dự báo sức mạnh phạm vi khu vựcDự báo sức mạnh trong phạm vi hạn chế ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Pakistan, Singapore, Đài Loan, Đức và những nước khác
“Hải quân nước xanh lục”(green-water navies)
5​
Khu vực
phòng thủ ven biển xa bờ
Phòng thủ bờ biển trong và ngoài EEZ một chútThái Lan, Malaysia, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Israel và những nước khác
6​
Phòng thủ ven biển ven bờPhòng thủ bờ biển giới hạn trong vùng đặc quyền kinh tếTriều Tiên, Myanmar, Brunei, Sri Lanka, và những nước khác
“hải quân nước nâu” (brown-water navies)
7​
Cơ quan quản lý ngoài khơi khu
vực
Chính sách hàng hải trong và ngoài EEZ một chútIceland, Ireland, Tunisia, Estonia, Iraq và những nước khác
số 8​
Cơ quan quản lý nội bộChính sách hàng hải được giới hạn tốt trong EEZCampuchia, Síp, Philippines, và những nước khác
9​
Đường thủy nội địa ven sôngPhòng thủ ven sông đối với các trạng thái không giáp biểnBolivia, Paraguay, Burundi, và nhiều nơi khác
10​
Hải quân ven sôngLực lượng cảnh sát kiểm soátNhiều ví dụ trên toàn thế giới

Cơ quan Phản gián Quốc phòng và An ninh
của Mỹ đã định nghĩa “hải quân nước xanh dương” là “lực lượng hàng hải có khả năng hoạt động lâu dài trên các vùng nước sâu của đại dương mở. “Hải quân nước xanh dương” cho phép một quốc gia phát triển sức mạnh ở xa vùng biển quê hương và thường gồm một hoặc nhiều tàu sân bay.

Lực lượng “hải quân nước xanh dương” có khả năng đi biển, có thể độc lập tiến hành các hoạt động trong đại dương rộng lớn; có khả năng bảo vệ lực lượng khỏi các mối đe dọa dưới mặt nước, trên mặt nước và trên không; đồng thời tiếp cận hậu cần bền vững, cho phép hiện diện lâu dài ở tầm xa; có thể phóng sức mạnh kiểm soát biển vào vùng bờ biển của quốc gia khác.

Khi lượng hoá để phân biệt “nước nâu” hoặc “nước xanh” thì các chuyên gia hàng hải đưa ra một số quan niệm:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, “nước nâu” đề cập đến các khu vực ven biển trong phạm vi 100 hải lý của đường bờ biển, “nước xanh lục” bắt đầu từ 100 hải lý tiếp theo, còn “nước xanh dương” là khả năng tác động lực ra ngoài bờ biển ít nhất 1.500 hải lý;

- Quan điểm thứ hai thì cho rằng, ”hải quân nước nâu” hoạt động trong khu vực bờ biển đến 200 hải lý (hoặc 370 km), còn “hải quân nước xanh” (blue-water navy) là trên đại dương xa hơn.

Như vậy cho đến nay các chuyên gia quân sự hải quân vẫn chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất về thuật ngữ này. Tuy nhiên họ vẫn có điểm chung là “hải quân nước xanh” (xanh lục, xanh dương) phải có khả năng tác động lực ít nhất là từ 100 hải lí (185km) trở ra.

Hải quân Mỹ được các chuyên gia và học giả coi là “hải quân nước xanh dương”; là lực lượng “hải quân nước xanh” toàn cầu, có thể hoạt động đồng thời ở các vùng nước sâu của mọi đại dương. Còn theo hệ thống phân loại của Giáo sư Michael Lindberg (Mỹ) và Giáo sư Daniel Todd (Đại học Harvard) thì Hải quân Mỹ là “lực lượng hải quân tầm cỡ toàn cầu” cấp một, và là lực lượng hải quân duy nhất có được cấp bậc này.

Còn về Hải quân Trung Quốc thì Tiến sĩ James Mulvenon (Mỹ) cho rằng “Hải quân Trung Quốc là hải quân “nước nâu và xanh lục”. Hiện nay Trung Quốc đang hiện thực hoá tham vọng “hải quân nước xanh dương”.

Tham vọng “hải quân nước xanh dương” của Trung Quốc đã nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là từ Quốc hội và Bộ Quốc phòng Mỹ. Cả hai đều thừa nhận rằng mục tiêu chính của Trung Quốc là phát triển sức mạnh ở các chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai và tiến tới phát triển sức mạnh trên toàn cầu. Theo hệ thống phân loại của Todd và Lindberg, Hải quân Trung Quốc là “hải quân dự báo sức mạnh khu vực” cấp bốn, tương đương với hải quân các nước như: Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Pakistan, Singapore, Đài Loan, Đức. Nên từ lâu Trung Quốc đã muốn có lực lượng “hải quân nước xanh dương”, nhưng trước đây do nhiều khó khăn học chưa làm được, đến những năm gần đây khi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn thì họ đang đẩy nhanh tốc độ để hiện thực hoá tham vọng này.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

II. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN HẢI QUÂN TRUNG QUỐC

1. Những năm 1950 và những năm 1960


Năm 1949, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tuyên bố “để chống bọn đế quốc xâm lược, ta cần có một hải quân hùng mạnh”. Một năm sau, tháng 9 năm 1950, Hải quân Trung Quốc chính thức thành lập, quân số khởi đầu chọn từ các lực lượng hải quân địa phương trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Vũ khí trang bị ban đầu chỉ là một nhóm tàu chiến ô hợp tịch thu của Quốc Dân đảng, và hai năm sau tăng cường thêm lực lượng không chiến.

1686649994109.png


Trung Quốc kêu gọi Liên Xô giúp đỡ, đến năm 1954, số cố vấn Hải quân Liên Xô tăng lên đến 2.500 người – tỉ lệ một cố vấn Liên Xô cho 30 quân nhân Hải quân Trung Quốc, từ đây, Liên Xô cũng bắt đầu viện trợ cho Trung Quốc các loại tàu chiến tối tân hơn.

Với sự trợ giúp của Liên Xô, Hải quân Trung Quốc được tổ chức lại vào năm 1954-1955 thành Hạm đội Biển Bắc, Hạm đội Biển Đông và Hạm đội Nam Hải; đồng thời việc đóng các tàu chiến cũng được tiến hành. Ban đầu, việc chế tạo các tàu chiến nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô, nhưng về sau, Trung Quốc tiến dần từ việc bắt chước chế tạo theo mẫu thiết kế các tàu chiến Liên Xô, đến có thể tự thiết kế và chế tạo tàu chiến các loại. Từng có một thời, quan hệ hai bên mật thiết đến độ có cả bàn tính dự định tổ chức một hạm đội chung cho cả hai lực lượng hải quân Xô - Trung.

Những biến động chính trị của thập niên 1950 và 1960 ở Trung Quốc nhiều lực lượng bị ảnh hưởng nhất là không quân, nhưng Hải quân Trung Quốc ít bị dính líu. Cho nên, Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục công việc đóng thêm tàu chiến, huấn luyện thủy thủ và tu bổ các hạm đội. Tuy vậy, Hải quân Trung Quốc vẫn chủ yếu là một lực lượng bảo vệ bờ biển.

1686650102278.png

Chiến hạm Fu_Shan của hải quân TQ những năm 1960

2. Những năm 1970 và những năm 1980

Trong những năm 1970, khi khoảng 20% ngân sách quốc phòng được phân bổ cho lực lượng hải quân, Hải quân Trung Quốc đã phát triển vượt bậc. Lực lượng tàu ngầm thông thường tăng từ 35 lên 100 tàu, số lượng tàu mang tên lửa tăng từ 20 lên 200 và việc sản xuất các tàu mặt nước lớn hơn, bao gồm cả tàu hỗ trợ cho các hoạt động viễn dương, tăng lên. Hải quân cũng bắt đầu phát triển tàu ngầm tiến công hạt nhân (SSN) và tàu ngầm tên lửa đường đạn chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN).

1686650301041.png

Tàu tuần dương lớp Ping Hai của Trung Quốc

Trong những năm 1980, dưới sự lãnh đạo của Tư lệnh Hải quân Lưu Hoa Thanh, Hải quân Trung Quốc đã phát triển thành một cường quốc hải quân trong khu vực, có khả năng tuần tiễu xa lãnh hải. Bằng chứng cho khả năng hoạt động tầm xa của Hải quân Trung Quốc là:
(1) cuộc trục vớt một tên lửa liên lục địa (ICBM) năm 1980 do một hạm đội gồm 20 tàu chiến hành quân đến Tây Thái Bình Dương (TBD);
(2) một số hành quân hải hành dài ngày trên Biển Đông năm 1984 và 1985;
(3) hai tàu chiến Trung Quốc thăm giao hữu ba nước thuộc vùng Ấn Độ Dương năm 1985.

Ngoài việc đẩy mạnh phát triển tầm hoạt động, Hải quân Trung Quốc cũng phát triển thêm về khả năng phóng tên lửa từ các tàu chiến và tàu ngầm. Năm 1982, Hải quân Trung Quốc bắn thử thành công một tên lửa phóng từ tàu ngầm. Hải quân Trung Quốc cũng chế tạo thành công một số tên lửa loại hạm-đối-hạm, hạm-đối-đất, đất-đối-hạm, và không-đối-hạm.

Năm 1987, Hải quân Trung Quốc có khoảng 350 tàu đi biển, phần còn lại là tuần tra nhỏ hoặc thủ công hỗ trợ.

1686650440100.png

Tàu ngầm nguyên tử Dự án 629, còn được biết đến với tên mã NATO là lớp Golf, là tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng điện diesel của Hải quân Liên Xô. Chúng được thiết kế dựa trên sáu tàu ngầm lớp Zulu và đã được sửa đổi thành công để mang và phóng tên lửa Scud. Tất cả các tàu Golf đã rời khỏi biên chế của Liên Xô vào năm 1990. Theo một số nguồn tin, ít nhất một tàu ngầm lớp Golf được Trung Quốc vận hành, để thử nghiệm SLBM mới.


Chiến lược của Hải quân Trung Quốc giai đoạn này là “phòng ngự gần bờ”, trọng điểm phát triển hải quân là “tàu ngầm, tàu phóng lôi cao tốc”. Năm 1985, Đô đốc Lưu Hoa Thanh đã chủ trì xây dựng chiến lược hải quân mới, tức là “tích cực phòng ngự, tác chiến vùng biển gần”, nên được gọi tắt là “phòng ngự vùng biển gần”; đồng thời đưa ra định nghĩa mới về “vùng biển gần”. Theo đó, vùng biển gần được tính là vùng biển nằm trong chuỗi đảo thứ nhất, tức là khu vực biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông, Biển Đông và vùng biển khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Vùng biển nằm ngoài vùng biển gần là “vùng biển tầm trung và xa”.

Hải quân Hải quân Trung Quốc lúc này được xếp hạng là lực lượng hải quân lớn thứ ba trên thế giới.

1686650589727.png

Tàu chiến lớp Type-051 của TQ

3. Những năm 1990 và những năm 2000

Khi thế kỷ 21 đến gần, Hải quân Trung Quốc bắt đầu chuyển đổi sang chiến lược phòng thủ xa bờ, bao gồm nhiều hoạt động ngoài khu vực xa vùng lãnh hải truyền thống của mình.

Từ năm 1989 đến 1993, tàu của Hải quân Trung Quốc đã thăm các cảng Hawaii, Thái Lan, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ; đến thăm Vladivostok vào các năm 1993, 1994, 1995 và 1996. Các nhóm đặc nhiệm của Hải quân Trung Quốc cũng đã thăm Indonesia vào năm 1995, Triều Tiên năm 1997, New Zealand, Australia và Philippines năm 1998, Malaysia, Tanzania, Nam Phi, Mỹ, Canada vào năm 2000 và Ấn Độ, Pakistan, Pháp, Ý, Đức, Anh, Hồng Kông, Australia, New Zealand vào năm 2001.

1686650898192.png

Tàu tên lửa lớp Luda Zhuhai

Tháng 3 năm 1997, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Luhu Harbin, lớp Luda Zhuhai và tàu tiếp dầu Nancang bắt đầu chuyến đi vòng quanh TBD lần đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, chuyến đi kéo dài 98 ngày với các chuyến thăm cảng đến Mexico, Peru, Chile, Mỹ gồm cả Trân Châu Cảng và San Diego.

Từ ngày 15/5 đến ngày 23/9/2002, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Luhu lớp Qingdao và tàu dầu bổ sung Taicang đã hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, một hành trình dài 123 ngày với 32.000 hải lý. Các chuyến thăm cảng bao gồm Changi Singapore; Alexandria, Ai Cập; Aksis, Thổ Nhĩ Kỳ; Sevastopol, Ukraine; Piraeus, Hy Lạp; Lisbon, Bồ Đào Nha; Fortaleza, Brazil; Guayaquil, Ecuador; Callao, Peru; và Papeete thuộc Pháp. Các tàu hải quân của Trung Quốc đã tham gia các cuộc diễn tập hải quân với các tàu khu trục nhỏ Nivôse và Prairial của Pháp, với Hải quân Peru.

1686650994968.png

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Luhu lớp Qingdao

Tổng cộng, từ năm 1985 đến 2006, các tàu của Hải quân Trung Quốc đã đến thăm 18 quốc gia châu Á - TBD, 4 quốc gia Nam Mỹ, 8 quốc gia châu Âu, 3 quốc gia châu Phi và 3 quốc gia Bắc Mỹ. Năm 2003, PLAN tiến hành cuộc diễn tập hải quân chung đầu tiên trong các chuyến thăm riêng đến Pakistan và Ấn Độ. Các cuộc diễn tập hải quân hai bên cũng được thực hiện với các cuộc diễn tập với Hải quân Pháp, Anh, Australia, Canada, Philippines và Mỹ.

Ngày 26/12/2008, Hải quân Trung Quốc đã cử một nhóm đặc nhiệm, gồm tàu khu trục tên lửa dẫn đường Haikou, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Vũ Hán và tàu tiếp liệu Weishanhu đến vịnh Aden để tham gia các hoạt động chống cướp biển ngoài khơi Somalia. Kể từ đó, Trung Quốc đã duy trì một đội tàu gồm 03 tàu, gồm 02 tàu chiến và 01 tàu tiếp liệu ở Vịnh Aden bằng cách điều các tàu đến vịnh Aden, ba tháng một lần.

1686651075578.png

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Haikou

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, ngày 23/4/2009, tại thành phố cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông (Đông Bắc Trung Quốc) đã diễn ra cuộc diễu binh trên biển. Tham dự cuộc diễu binh trên biển lần này có 25 tàu lớn và 31 máy bay thuộc Hải quân PLA, trong đó có hai tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh 6 và Trường Chinh 3, hai tàu ngầm thông thường Vạn Lý Trường Thành 218 và Vạn Lý Trường Thành 177 cùng một số tàu chiến có khả năng phóng tên lửa đường đạn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc trình diễn tàu ngầm hạt nhân. Cuộc diễu binh được coi là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang muốn khẳng định vị thế ngày càng tăng của họ.

1686651185014.png

Tàu ngầm hạt nhân Type-092 của TQ

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Những năm 2010 và những năm 2020

30 năm sau cải cách mở cửa, sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể. Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng coi trọng khai thác, phát triển kinh tế biển, giao dịch thương mại của Trung Quốc với nước ngoài cũng đang được mở rộng nhanh chóng, vì vậy tham vọng hải quân là phải thoát khỏi vùng biển gần, thực thi sứ mệnh tác chiến ở vùng biển tầm trung, xa một cách độc lập càng thúc đẩy Trung Quốc hiện đại hoá hải quân. Từ mục đích đó, Bắc Kinh đã phê chuẩn chiến lược hải quân mới, tuy chưa được công bố cụ thể, song chiến lược hải quân mới là “tích cực phòng ngự, tác chiến ở vùng biển tầm trung và xa.

1686742266519.png

Tàu sân bay Varyak của Ukraine bán cho TQ

Ngày 24/12/2004, khi vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Hồ Cẩm Đào đã nêu ra một loạt nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược mới cho các lực lượng vũ trang Trung Quốc, bao gồm:

1) Bảo vệ sự lãnh đạo của Đ... ả....ng

2) Bảo vệ công cuộc phát triển kinh tế quốc gia và chủ quyền lãnh thổ trong “giai đoạn thời cơ chiến lược” của Trung Quốc. Nhiệm vụ này bao gồm cả việc giải quyết vấn đề Đài Loan, những vấn đề ly khai sắc tộc, an ninh phi truyền thống, tranh chấp lãnh thổ trên đất liền và trên biển, và những vấn đề an ninh đối nội.

3) Bảo vệ những lợi ích quốc gia ngày càng mở rộng của Trung Quốc. Nhiệm vụ này đòi hỏi các lực lượng vũ trang mở rộng nhận thức về an ninh quốc gia, nghĩa là phải bảo đảm an ninh cho cả các nguồn tài nguyên, các hành lang giao thông trên biển cũng như các quyền và lợi ích biển. Nhiệm vụ này cũng đòi hỏi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Quân đội Trung Quốc) phải quan tâm đến vấn đề bảo đảm an ninh cho các hoạt động đầu tư và sự có mặt của Trung Quốc ở hải ngoại.

4) Góp phần gìn giữ hòa bình thế giới, các lực lượng vũ trang Trung Quốc cần tăng cường tham gia các hoạt động an ninh quốc tế các hoạt động gìn giữ hòa hình, tìm kiếm cứu nạn, và chống khủng bố và nâng cao khả năng “đối phó với khủng hoảng, bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh, và giành chiến thắng trong chiến tranh”.

1686742344549.png

Tàu sân bay Liêu Ninh (nguyên là Varyak)

Nhiệm vụ thứ nhất và thứ hai không phải là mới. Nhiệm vụ thứ ba và thứ tư là mới và rất quan trọng. Lần đầu tiên quân đội Trung Quốc được giao những trách nhiệm vượt ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Điều này chứng tỏ Trung Quốc chính thức coi lợi ích quốc gia của họ giờ đây vượt xa ra ngoài biên giới và nhiệm vụ của quân đội được xác định trên cơ sở những lợi ích đang mở rộng đó, không phải trên cơ sở biên giới địa lý. Đó cũng là lời tuyên bố chính thức của giới lãnh đạo rằng Trung Quốc có vai trò toàn cầu trong lĩnh vực giữ gìn hòa bình và các hoạt động có liên quan khác. Những nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược trên là một sự chuyển hướng quan trọng trong tư duy của Trung Quốc về vai trò của Quân đội Trung Quốc đặc biệt là vai trò của Hải quân Trung Quốc.

Ngày 27/12/2006, trong cuộc họp với các sĩ quan hải quân Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu: “Chúng ta phải cố gắng xây dựng một lực lượng Hải quân Nhân dân hùng mạnh có thể đáp ứng được sứ mạng lịch sử trong một thế kỷ mới và một thời kỳ mới.”

Sách trắng Quốc phòng công bố năm 2007 đã định ra mục tiêu phát triển chiến lược của Hải quân Trung Quốc là: “Từng bước tăng cường mở rộng chiều sâu phòng ngự, nâng cao khả năng tác chiến tổng hợp trên biển và khả năng phản kích bằng vũ khí hạt nhân, dưới hoàn cảnh như vậy toàn lực xây dựng, phát triển khả năng chống xâm nhập vùng biển của Trung Quốc”. Để thực hiện mục tiêu này, Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện những ưu tiên phát triển sau:

Một là, tiếp tục duy trì và tăng cường khả năng tác chiến phòng không và chống tàu ngầm của các loại tàu chiến trên mặt nước.

Hai là, ưu tiên phát triển lực lượng không quân hải quân.

Ba là, tăng cường phát triển tàu ngầm tiến công (SSN) động cơ hạt nhân.

Bốn là, xác định trọng tâm ngăn chặn hạt nhân chiến lược chuyển từ tên lửa xuyên lục địa ở căn cứ trên đất liền sang tổ hợp tên lửa từ dưới mặt biển (SLBM) và tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân (SSBN).

Năm là, điểu chỉnh tổ hợp hệ thống C4ISR

1686742392591.png

Tàu khu trục lớp Type-052C và Type - 054A

Trước mắt, việc thực hiện những ưu tiên nêu trên sẽ giúp Hải quân Trung Quốc thực hiện mục tiêu hoàn thành 2 nhiệm vụ tác chiến lớn trong cùng một thời điểm: trong một thời gian ngắn đánh bại Quân đội Đài Loan và ngăn chặn hiệu quả Quân đội Mỹ đến chi viện cho Đài Loan. Còn xa hơn, một lực lượng hải quân mạnh (“hải quân nước xanh”) sẽ bảo đảm để Trung Quốc khống chế các vùng biển xa.

III. LÝ DO TRUNG QUỐC XÂY DỰNG “HẢI QUÂN NƯỚC XANH”

A. TÁC ĐỘNG TỪ BÊN NGOÀI

1. Bài học từ các cường quốc trên thế giới


Các nhà phân tích quân sự Trung Quốc nêu rõ hải quân luôn là quân chủng công nghệ cao có chi phí lớn nhất. Cạnh tranh hải quân trên thế giới đã từng khiến một cường quốc rơi vào suy thoái, như Hà Lan vào thế kỷ 17, cạnh tranh trên biển với Anh thất bại và bị gạt ra khỏi hàng ngũ các cường quốc thế giới; Đức cuối thế kỷ 19, không bằng lòng với địa vị cường quốc số một trên đất liền, phát triển “hạm đội đại dương” cạnh tranh với Anh, kết quả tạo ra tình trạng cả hải quân và lục quân đều không có được ưu thế và thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Gần đây nhất là từ thập niên 60 – 80 của thế kỷ 20, Liên Xô ra sức phát triển hải quân viễn dương để cạnh tranh với Mỹ khiến kinh tế suy thoái và là một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô tan rã.

1686742637935.png

Tàu khu trục lớp Luda của TQ

Ngày nay, xu thế tin học hóa, điện tử hóa trang bị vũ khí, càng khiến cho chi phí mua sắm vũ khí, trang bị mới cho hải quân gia tăng cao hơn. Cuối thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chế tạo một tàu sân bay cỡ lớn đã có giá lên tới 70 triệu USD (70 triệu USD lúc đó tương đương với sức mua của 600 triệu USD hiện nay), lúc đó có thể mua 1.500 máy bay chiến đấu. Ngày nay đóng một tàu sân bay cỡ lớn tiêu tốn hàng tỷ USD, chi phí cho một năm hoạt động và bảo dưỡng cũng lên tới vài trăm triệu USD, đây là điều mà nước nhỏ và nước nghèo không thể kham nổi. Hiện nay, trên thế giới chỉ có Mỹ duy trì 11 tàu sân bay, Anh giảm kế hoạch đóng 2 tàu sân bay trong 10 năm tới xuống còn 1 tàu; Pháp cũng trì hoãn khởi công đóng tàu sân bay thứ hai; Nga chỉ có thể đủ sức duy trì một tàu sân bay mang tính tượng trưng.

1686742673113.png

Tàu khu trục lớp Type-051B của TQ

Con đường phát triển hải quân của Mỹ và Anh năm xưa đều là kết hợp giữa mở rộng lợi ích kinh tế hải ngoại với xây dựng hạm đội hải quân và họ đã thành công. Còn sai lầm lớn nhất trong chiến lược phát triển hải quân của Nga là đơn thuần theo đuổi chạy đua với các đối thủ hùng mạnh về quân sự vượt quá nhu cầu phát triển kinh tế hải dương trong nước. Liên Xô lấy tàu tuần dương hạng nặng và tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn làm chính và luôn theo đuổi ưu thế về số lượng. Còn trong phát triển ngành đóng tàu, Liên Xô đã lấy dân dụng phục tùng quân dụng, cho nên khi kỹ thuật quân sự phát triển mạnh, đóng tàu dân dụng lại lạc hậu nghiêm trọng và dẫn đến thất bại.

1686742605104.png

Nhà máy đóng tàu của TQ
.........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ theo đuổi chiến lược “lấy đảo kiềm chế lục địa” còn gọi là chiến lược chuỗi đảo nhằm đối phó với những cường quốc đang trỗi dậy ở đại lục Âu - Á. Từ trước đến nay, việc Mỹ và các nước đồng minh kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. (Chiến lược chuỗi đảo là một chiến lược được đưa ra bởi nhà bình luận chính sách đối ngoại Mỹ John Foster Dulles vào năm 1951 trong thời gian Chiến tranh Triều Tiên. Đó là chiến lược vây xung quanh Liên Xô và Trung Quốc bằng các căn cứ hải quân ở Tây Thái Bình Dương để thể hiện sức mạnh và hạn chế tiếp cận đường biển. Đối với Mỹ, chiến lược chuỗi đảo là một phần quan trọng trong kế hoạch triển khai lực lượng của Quân đội Mỹ ở Viễn Đông. Đối với Trung Quốc, khái niệm này là không thể thiếu đối với an ninh hàng hải của nước này và làm tăng nỗi lo sợ của Trung Quốc rằng họ sẽ bị bao vây chiến lược của các lực lượng vũ trang Mỹ. Đối với cả hai bên, chiến lược chuỗi đảo nhấn mạnh tầm quan trọng về địa lý và chiến lược của Đài Loan. Nỗi lo đó giúp hình thành các lựa chọn chiến lược hải quân của Trung Quốc, cũng như đóng một vai trò trong chính sách kinh tế. Chuỗi đảo thứ nhất là chỉ vành đai chuỗi các đảo bắt đầu từ quần đảo Kuril, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, đảo Đài Loan (Formosa), phần phía tây bắc của Philippines (Luzon, Mindoro, Palawan,… ) và kết thúc về phía Borneo. Phần lớn chuỗi đảo đầu tiên gần như nằm trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Chúng bao gồm Biển Đông, trong đường 9 đoạn, cũng như biển Hoa Đông ở phía tây của Okinawa. Chuỗi đảo thứ hai thường được sử dụng nhiều nhất là chuỗi đảo từ quần đảo Ogasawara và quần đảo Volcano của Nhật Bản đến quần đảo Mariana (có căn cứ quân sự Guam) là lãnh thổ của Mỹ, quần đảo Caroline phía tây (Yap và Palau ), và kéo dài đến Tây New Guinea. Chuỗi này đóng vai trò là ranh giới hàng hải phía đông của Biển Philippines. Vì nó nằm ở phần giữa của Thái Bình Dương nên nó hoạt động như một tuyến phòng thủ chiến lược thứ hai của Mỹ).

1686828886697.png


Kể từ năm 2012, lập trường của Tokyo đối với vấn đề tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư vô cùng cứng rắn, thậm chí ngày càng căng thẳng. Trong khi đó, lập trường của Mỹ đối với tranh chấp này chuyển từ thờ ơ sang nghiêng về phía Tokyo. Diễn biến của sự việc trên khiến Bắc Kinh không yên lòng, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Bắc Kinh thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng và phát triển lực lượng “hải quân nước xanh”. Họ hy vọng có thể phá vỡ vòng kìm kẹp của chuỗi đảo thứ nhất, từ đó vươn ra “chuỗi đảo thứ 2”, khu vực tây TBD và đại đương xa hơn..

1686828971107.png

Đảo Senkaku/Điếu Ngư

3. Chiến lược “xoay trục” châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ

Từ trước đến nay, khu vực châu Á - TBD luôn là lợi ích trọng tâm của Mỹ. Về chiến lược, Mỹ chưa bao giờ có ý định từ bỏ khu vực này. Trong thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, Mỹ tập trung chạy đua với Liên Xô trong chiến tranh Lạnh; khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ lại tiếp tục mở rộng NATO để chèn ép Nga, nhằm củng cố vai trò bá chủ của mình. Đến năm 2001, Mỹ vướng vào cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và Iraq... nên mối quan tâm đến khu vực này có phần giảm đi. Tuy nhiên, từ khi lên cầm quyền năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đánh giá lại tình hình, xác định lại thách thức và lợi ích của Mỹ. Ông Barack Obama đã công khai xác nhận lợi ích trọng tâm trong thế kỷ 21 của Mỹ là ở khu vực châu Á - TBD. Vì thế, năm 2010 Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược “xoay trục” trở lại châu Á-TBD và năm 2011 là năm bắt đầu thực thi chiến lược này.
Báo cáo “Chiến lược quân sự quốc gia năm 2011”, Mỹ đã ngầm chỉ Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất và sự uy hiếp Mỹ chủ yếu đến từ chiến lược “chống xâm nhập/ngăn chặn khu vực” (Anti access/Area denial - A2/AD) của Trung Quốc. Với sự tích hợp các hệ thống tên lửa đường đạn, tên lửa hành trình (TLHT), hệ thống phòng không tổng hợp, Quân đội Trung Quốc có thể đánh bại các đợt tập kích đường không của Không quân Mỹ.

Để thực hiện ngăn chặn Trung Quốc, Mỹ đã thiết lập 07 cụm căn cứ tại khu vực châu Á-TBD (chiếm 42,7% tổng số căn cứ ở nước ngoài của Mỹ) và những căn cứ này được bố trí thành 03 chuỗi đảo.

1686829103085.png

Máy bay ném bom B-1 của Mỹ tại Guam

Mỹ cũng đã quyết định điều chuyển các lực lượng quân sự tới TBD và củng cố các quan hệ đồng minh trong khu vực. Dự kiến đến trước năm 2020, tỉ lệ lực lượng tàu chiến của Mỹ tại TBD và Đại Tây Dương chuyển từ 5:5 hiện nay thành 6:4. Mặt khác, từ tháng 4 năm 2015, Mỹ đã điều chuyển 63 máy bay ném bom B-1B chiến lược trong biên chế của Bộ Chỉ huy Không quân chiến đấu sang biên chế của Bộ Chỉ huy Tiến công toàn cầu (Air Force Global Strike Command - AFGSC) - quản lý các thành phần trong bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược Mỹ. Mỹ cho rằng, việc điều chuyển này sẽ nâng cao độ linh hoạt răn đe chiến lược, khi hợp nhất các lực lượng hạt nhân và thông thường dưới sự chỉ huy duy nhất của Bộ Chỉ huy Tiến công toàn cầu.

Ngoài ra, Mỹ còn dự kiến bố trí một số vũ khí, trang bị hiện đại tại các căn cứ quân sự trong khu vực này. Chẳng hạn, ngày 13/5/2015, ông David Shear, Thứ trưởng BQP Mỹ, phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-TBD đã tiết lộ, Lầu Năm Góc sẽ bố trí các đơn vị máy bay ném bom B-1B Lancer và phương tiện bay không người lái (UAV) chiến lược Global Hawk ở Ôxtrâylia. Trước đó, máy bay ném bom hạng nặng như B-52, B-1B, Global Hawk cũng đã được triển khai ở Guam, Nhật Bản và một vài quốc gia đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á-TBD...

1686829187199.png

Máy bay B-52 tại Guam

Theo đánh giá của giới chính trị, quân sự Trung Quốc, hiện nay các cường quốc đã chiếm những vị trí quan trọng trên biển, cản trở việc ra vào đại dương của Trung Quốc; việc Hải quân Trung Quốc muốn ra vào các vị trí quan trọng ở đại dương đều do các cường quốc phương Tây sắp xếp, giám sát, khống chế. Đặc biệt, việc Mỹ bố trí 03 chuỗi đảo và đề xuất thêm chuỗi đảo thứ tư và chuỗi đảo thứ năm là nhằm bao vây Trung Quốc. Trong đó, “chuỗi đảo thứ nhất” và “chuỗi đảo thứ hai” có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Trung Quốc ra đại dương cả về góc độ kinh tế, an ninh - quân sự và chính trị. Sự tồn tại của hai chuỗi đảo này sẽ kiềm chế chiến lược đối với phát triển về hướng biển và mong muốn trở thành cường quốc biển của Trung Quốc. Vì vậy, các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự Trung Quốc mong muốn: Hải quân Trung Quốc phải đủ năng lực vô hiệu hoá khả năng hoạt động của đối thủ trong chuỗi đảo thứ nhất khi xảy ra xung đột; tranh giành quyền kiểm soát chuỗi đảo thứ hai để hình thành sức răn đe, ngăn chặn thế lực quân sự bên ngoài can thiệp khi Trung Quốc giải phóng Đài Loan; và hoạt động như một lực lượng “hải quân nước xanh” trong chuỗi đảo thứ ba. Chuỗi đảo thứ tư mới xuyên giữa Ấn Độ Dương sẽ phản ánh khả năng của Trung Quốc trong việc thách thức nước láng giềng địa chiến lược Ấn Độ với các cơ sở lưỡng dụng ở Gwadar, Pakistan và Hambantota, Sri Lanka. Chuỗi đảo thứ năm, xuất phát từ căn cứ của Trung Quốc tại Doraleh, Djibouti, sẽ phản ánh khả năng của họ trong việc theo đuổi các cam kết đang phát triển từ xa, chẳng hạn như khai thác các nguồn lực kinh tế, tiến hành các hoạt động chống cướp biển và bảo vệ người Trung Quốc sống ở nước ngoài.

1686829524031.png


Để làm được điều này, Trung Quốc cần phải có một quân đội mạnh, nhất là lực lượng hải quân. Đây là lý do quan trọng để Trung Quốc tập trung trọng điểm phát triển “hải quân nước xanh”.
....
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Tranh chấp lãnh thổ tại khu vực

Trong những năm gần đây, căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trên Biển Đông và biển Hoa Đông đã trở nên trầm trọng, có những thời điểm thậm chí căng thẳng có nguy cơ bùng phát thành xung đột vũ trang.

Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đang có những tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền trên biển đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Để chuẩn bị sẵn sàng đối phó với Trung Quốc, Tokyo không những tăng cường sức mạnh quân sự, mà còn tìm kiếm thêm đồng minh để ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản luôn thể hiện lập trường cứng rắn, kiên quyết trong cuộc tranh chấp biển, đảo với Trung Quốc. Mới đây, Nhật Bản đã xem xét lại toàn bộ các chính sách quân sự và an ninh của họ trong việc mở rộng ảnh hưởng tại khu vực cũng như đối phó với Bắc Kinh, khiến Trung Quốc hết sức lo ngại.

1686829653290.png

Tàu hải giám TQ và CSB Nhật Bản tại Senkaku

Trên Biển Đông hiện cũng đang tồn tại những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với một số quốc gia khu vực. Trung Quốc luôn đòi hỏi chủ quyền đối với phần lớn diện tích vùng biển này, được đánh dấu bởi cái gọi là “đường 9 đoạn”. Ngoài Trung Quốc, một loạt bãi đá ngầm và đảo san hô nằm trong khu vực “đường 9 đoạn” cũng được Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Việt Nam tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ. Trong khi Mỹ tuyên bố rằng, tự do hàng hải trong khu vực này là lợi ích quốc gia của Mỹ. Theo quan điểm của Mỹ và các nước có tranh chấp với Trung Quốc thì “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh là bất hợp pháp. Do các nghĩa vụ liên minh đối với Philippines, Mỹ cũng có thể can dự trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.

1686829856848.png

Tàu hải giám TQ và tàu cá Philipines

Trong khi bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á đang chìm trong sự bất ổn, cũng có thể tạo ra khủng hoảng khu vực khiến Trung Quốc có thể phải lựa chọn các biện pháp quân sự. Vấn đề Đài Loan cũng đang tác động tiêu cực đến sự tái thống nhất và phát triển lâu dài của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan tuy được duy trì ở trạng thái “yên bình”, nhưng nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn vẫn chưa được giải quyết, các lực lượng ly khai đòi “độc lập cho Đài Loan” có vẻ như đang thắng thế. Vào tháng 1 năm 2020, Tổng thống Đài Loan bà Thái Anh Văn nói rằng Đài Loan đã là một quốc gia độc lập được gọi là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), và Bắc Kinh phải đối mặt với thực tế này. Vào khoảng năm 2020, công chúng Đài Loan đã quay lưng lại với Trung Quốc đại lục, do ảnh hưởng của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và cũng do quyết tâm của Trung Quốc tiếp tục đưa Đài Loan ra khỏi Tổ chức Y tế Thế giới bất chấp đang diễn ra đại dịch COVID-19. Quốc dân đảng đối lập cũng có vẻ tách khỏi Trung Quốc vào năm 2020, tuyên bố họ sẽ xem xét lại chủ trương không được ưa chuộng của mình về quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.

1686830038410.png

TQ bắn tên lửa diễn tập phong tỏa Đài Loan

Bên cạnh đó, tình hình an ninh của Trung Quốc hiện cũng đang dễ bị tổn thương do các hoạt động của chủ nghĩa khủng bố, cướp biển; các thảm họa thiên nhiên và bệnh dịch trong và ngoài khu vực. Cùng với đó, an ninh ở nước ngoài của Trung Quốc liên quan đến năng lượng, các nguồn tài nguyên, các tuyến đường giao thông chiến lược trên biển, cũng như các thể chế, con người và các tài sản ở nước ngoài..., cũng đã trở thành một vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn.

Những tác động từ bên ngoài khiến những nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, hiện đại hóa hải quân, xây dựng “hải quân nước xanh” là con đường tất yếu giúp Quân đội Trung Quốc đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong thời đại mới, đủ khả năng đương đầu và giải quyết hàng loạt thách thức trên biển, bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

B. TỪ PHÍA TRUNG QUỐC

Trước khi Trung Quốc đặt vấn đề xây dựng “hải quân nước xanh”, thì trên các tờ báo tạp chí có họ đã có những bài viết để chuẩn bị dư luận cho vấn đề này, tháng 2 năm 2010. Gần đây, tờ “Đại công báo” và báo “Văn hối” tiếp tục đăng các bài viết phân tích về tư tưởng mới trong phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc. Trong đó đánh giá lại sai lầm trong lịch sử, phân tích nhu cầu phát triển lực lượng hải quân viễn dương cũng như phương thức phát triển lực lượng hải quân viễn dương của Trung Quốc. Họ cho rằng, trong lịch sử phát triển của mình Trung Quốc đã mắc những sai lầm, nay cần phải sửa chữa lại.

1. Đánh giá lại sai lầm trong lịch sử

Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng trong lịch sử, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã khiến Trung Quốc sai lầm trong nhận thức về hải dương, biểu hiện cụ thể như sau:

a. Tư duy “bám đất liền” đã khiến Trung Quốc thiếu quan niệm quyền lợi hải dương

Khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa mới thành lập (1949), Quân đội Trung Quốc và những người quan tâm đến quốc phòng, khi bàn đến nhiệm vụ của hải quân đều đưa ra vấn đề “bảo vệ bờ biển”. Những người này cho rằng, từ Chiến tranh Nha phiến đến cuộc Chiến tranh viện Triều chống Mỹ và chiến tranh tại eo biển Đài Loan, hiểm họa bên ngoài của Trung Quốc chủ yếu đến từ biển, nhưng phản ứng của Trung Quốc chưa đủ mạnh, chỉ là tăng cường phòng ngự bờ biển và biển gần. Thực chất đây chỉ là sự kéo dài của quan niệm phòng ngự đất liền, chưa thực sự xem xét vấn đề tranh giành quyền lợi hải dương, điều này đã khiến Trung Quốc không có quan niệm phát triển “hải quân nước xanh”, kinh tế hải dương.

b. Chỉ coi trọng phòng ngự bờ biển

Thời Trung Quốc cổ đại, vai trò của vùng biển rộng lớn phía Đông chỉ là bức bình phong an ninh, còn trọng điểm phòng ngự là ở phía Bắc, tiêu diệt giặc hung nô phía Bắc. Thời Triều Minh (1368 – 1644) xuất hiện cướp biển Nhật Bản là kẻ ngoại xâm bên ngoài duy nhất, đối sách của nhà Minh không phải là đóng thuyền lớn và tổ chức lực lượng vươn ra biển xa, mà là tăng cường phòng ngự bờ biển. Đến thời nhà Thanh (1644 – 1911) đã bỏ ra khoảng 40 triệu lượng bạc để thành lập lực lượng “Hải quân Bắc Dương”, nhưng do tư tưởng chỉ đạo là xây dựng các pháo đài nổi gần bờ biển. Vì vậy, khi tàu to pháo lớn của quân Anh và lực lượng hải quân, lục quân chính quy của Nhật Bản tiến công xâm lược, thì Trung Quốc thất thủ hoàn toàn.

c. Xem nhẹ đầu tư cho hải quân

Thời kỳ Trung Hoa dân quốc (trước năm 1949), Trung Quốc rơi vào nội chiến, căn bản không thể tính đến phòng ngự trên biển. Hải quân Trung Quốc chỉ có những tàu chiến cũ kỹ với tổng lượng giãn nước là 60.000 tấn. Khi kháng chiến mới bắt đầu, các tàu chiến của Trung Quốc chưa tham chiến đã tự chìm tại Giang Âm (Giang Tô) và Thanh Đảo (Sơn Đông).

Thời kỳ đầu mới giải phóng, trọng điểm quốc phòng của Trung Quốc tập trung cho phát triển không quân, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, đồng thời duy trì lực lượng lục quân khổng lồ, đầu tư cho hải quân luôn ít nhất, mỗi năm kinh phí trang bị chỉ có khoảng 200 triệu nhân dân tệ. Vì vậy, Hải quân Trung Quốc chỉ được trang bị một số tàu hộ tống, tàu tuần tra và tàu ngầm cỡ nhỏ. Hơn thế, trong bố cục chiến lược quân sự của Trung Quốc, hải quân là lực lượng hỗ trợ cho lục quân phòng ngự bờ biển, còn bỏ mặc các đảo xa bờ, khi nước khác xâm phạm, Chính phủ Trung Quốc cũng chỉ lên tiếng phản đối.

d. Thiếu tư duy về chiến tranh trên biển

Thế hệ lãnh đạo Mao Trạch Đông trưởng thành từ những cuộc chiến trên đất liền, cảm nhận được mối đe dọa của máy bay trên đầu, nhưng lại không hiểu nhiều về chiến tranh trên biển. Mục tiêu bảo vệ của hải quân chỉ hạn chế ở gần bờ. Đến thập niên 80 của thế kỷ 20, người Trung Quốc vẫn cảm thấy lạ lẫm với khái niệm “quyền lực hải dương” mà học giả người Mỹ Mahan đưa ra từ cuối thế kỷ 19. Đến sau thập niên 90 của thế kỷ 20, việc phát triển khai thác hải dương và lợi ích hải ngoại của Trung Quốc nhanh chóng mở rộng, từ đó sử dụng lực lượng hải quân bảo vệ quyền lợi trên biển mới được đưa vào phạm trù chiến lược quốc phòng của Trung Quốc.

Rõ ràng, từ những đánh giá về những sai lầm của Trung Quốc cùng với tiếp thu kinh nghiệm của một số nước vừa qua đã khiến Trung Quốc phá vỡ truyền thống “quay lưng với biển” mà nỗ lực trở thành “cường quốc biển”.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Nhu cầu vươn ra biển xa trong phát triển hải quân

a. Mở rộng kinh tế hải ngoại


Theo thống kê năm 1950, thuế nông nghiệp Trung Quốc chiếm tới 48% trong tổng thu thuế nhà nước, kim ngạch xuất nhập khẩu đối ngoại chỉ chiếm 5% trong tổng lượng kinh tế quốc gia. Trải qua 30 năm cải cách mở cửa, năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã vượt qua con số 2.000 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới; kim ngạch mậu dịch đối ngoại tương đương với 40% GDP.

Đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nước này tăng 1,9% so với cùng kỳ 2019, lên 32.160 tỷ nhân dân tệ (khoảng 5.000 tỷ USD), đạt mức cao kỷ lục. Trong đó, xuất khẩu tăng 4% và nhập khẩu giảm 0,7%. Như vậy, môi trường hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã có sự thay đổi căn bản, theo đó phạm trù và tư tưởng chỉ đạo quốc phòng cũng có sự điều chỉnh toàn diện với điểm nhấn là phát triển lực lượng hải quân tác chiến viễn dương.

b. Bảo vệ lợi ích hải ngoại

Hiện nay, lợi ích hải ngoại của Trung Quốc rất lớn và không ngừng mở rộng. Thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của làn sóng các nhà đầu tư từ Trung Quốc rót vốn vào khắp các châu lục trên thế giới, với khoảng 90% hàng hóa xuất - nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển thông qua các tuyến đường biển. Trong đó, có tới trên 50% dầu mỏ và quặng sắt là nhập khẩu.

Trong giai đoạn 2013-2016, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào khu vực Mỹ Latinh đã tăng tới 110 tỷ USD. Nguồn vốn của Bắc Kinh vào khu vực này chủ yếu tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và ngày càng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất nguyên liệu thô, dịch vụ cho đến tài chính. Trong khoảng 2015-2016, Trung Quốc đã cấp tín dụng với tổng giá trị 222 tỷ USD cho chính phủ các nước Mỹ Latinh, trong đó một nửa nguồn vốn được đầu tư vào những dự án hạ tầng và 1/3 khoản tiền dành cho lĩnh vực năng lượng.

Với châu Phi, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tăng mạnh nhiều khoản đầu tư khổng lồ với giá trị lên đến hàng tỷ USD. Trong 9 năm liên tiếp, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi với giá trị trên 110 tỷ USD. Trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc đã cho các nước châu Phi vay 125 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2016 để xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển và các dự án cơ sở hạ tầng khác. Trung Quốc đang trong quá trình thể hiện vị thế cường quốc với mục tiêu trở thành một siêu cường vào năm 2050 và châu Phi được xem là một đồng minh mà Bắc Kinh cần có bên cạnh.

Tính chung từ năm 2005 đến năm 2018, Trung Quốc đã đầu tư hàng nghìn tỷ USD vào các châu lục, trong đó châu Á là 521 tỷ USD, châu Phi là 471 tỷ USD, châu Âu 360 tỷ USD và châu Mỹ là 406 tỷ USD. Những khoản đầu tư và những khoản cho vay hấp dẫn của Trung Quốc đổ vào các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, dầu khí, viễn thông và cơ sở hạ tầng.

Trung Quốc giờ đây không còn “giấu mình chờ thời” mà chủ động đầu tư vào các dự án, chương trình phát triển tại nhiều nước, khu vực và trên khắp thế giới nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng ra bên ngoài. Những khoản đầu tư này nằm trong chiến dịch đầu tư nước ngoài được xem là tham vọng nhất trọng lịch sử của Trung Quốc. Trong đó phải kể đến sáng kiến “Vành đai và Con đường” trải dài từ Trung Quốc đến các lục địa khác, bao trùm các vùng đất và vùng biển với số vốn lên đến 150 tỷ USD/năm.

Làn sóng đầu tư mạnh mẽ tiền bạc ra nước ngoài cũng kéo theo, người Trung Quốc ra nước ngoài làm việc, kinh doanh cũng lên đến hàng triệu. Điều này đòi hỏi Trung Quốc cần có một lực lượng hải quân viễn dương hùng mạnh để bảo vệ lợi ích hải ngoại của họ. Trung Quốc thay đổi chiến lược quốc phòng từ lấy phòng ngự đất liền, ven biển làm mục tiêu cơ bản sang tham vọng cả đất liền và trên đại dương xa xôi.

c. Mối đe dọa an ninh chủ yếu là từ trên biển

Cuối những năm 70, do nhận thức được trật tự thế giới đang thay đổi, đánh giá xu hướng phát triển của tình hình an ninh quốc tế nói chung, và của khu vực châu Á - TBD nói riêng, Trung Quốc đã đề ra chiến lược “phòng thủ tích cực” để đối phó với 3 loại hình chiến tranh:

(1) Chiến tranh thế giới;

(2) Chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn;

(3) Xung đột biên giới hay chiến tranh hạn chế .

Theo nhận định của Trung Quốc, loại hình chiến tranh thứ ba dễ xảy ra nhất. Nhìn từ góc độ an ninh hiện nay, khả năng Trung Quốc bị xâm lược quy mô lớn trên đất liền dường như không tồn tại. Trái lại, ngăn chặn bị tiến công từ trên không, trên biển và quyền lợi hải ngoại bị xâm hại trong thời chiến đã trở thành nhiệm vụ quốc phòng bức thiết nhất của Trung Quốc hiện nay. Vì thế, quan niệm quy hoạch xây dựng lực lượng hải quân trước đây vốn chỉ xem xét đối phó với Đài Loan và áp dụng chiến thuật chiến tranh du kích trên biển để phá vỡ tàu chiến của cường quốc bên ngoài đến xâm phạm cần phải thay đổi. Do đó, Trung Quốc phải tập trung ưu tiên xây dựng lực lượng hải quân vươn tới biển xa hoạt động trên đại dương.

d. Thế yếu trong cạnh tranh sức mạnh trên biển

Nhiều cơ quan nghiên cứu quân sự quốc tế cho biết tổng lượng giãn nước tàu chiến của Trung Quốc là khoảng từ 900.000 đến 1 triệu tấn, quy mô đã vượt Anh, Pháp, Nhật Bản, đứng thứ ba thế giới. Có điều do trước đây Trung Quốc kiên trì phương châm xây dựng phòng ngự biển gần, cho nên kết cấu tàu chiến là tàu nhỏ nhiều, tàu lớn ít. Các tàu chiến cỡ nhỏ của Hải quân Trung Quốc, sau khi được trang bị tên lửa tuy có được năng lực tiến công tàu lớn, nhưng cũng chỉ có thể hoạt động ở vùng biển cách bờ khoảng 100 km, gặp phải sóng biển cấp 6 cấp 7 là không thể xuất chinh. Trong khi đó, tàu sân bay của Mỹ lượng giãn nước đều đạt hàng chục vạn tấn, tàu chiến của Anh và Pháp không nhiều nhưng đều là tàu lớn với lượng giãn nước vài nghìn tấn đến hàng vạn tấn. Vì thế, năng lực hoạt động viễn dương của các nước này luôn vượt trội Hải quân Trung Quốc. Trong khi đó, hiện nay, lợi ích hải ngoại của Trung Quốc không ngừng mở rộng, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi trên biển của Trung Quốc cũng nặng nề hơn.

Từ những phân tích trên có thể thấy, xây dựng và phát triển một lực lượng hải quân đủ sức vươn ra biển xa, thực hiện nhiệm vụ quân sự là vô cùng quan trọng đối với Quân đội Trung Quốc. Có thể nhận định: trong tương lai gần, Hải quân Trung Quốc sẽ thay đổi triệt để kết cấu lực lượng gần bờ truyền thống, trở thành một lực lượng hoàn toàn mới vừa là gần bờ vừa là biển xa, coi trọng cả quân sự và dân sự, đủ sức bảo vệ quyền lợi hải dương rộng lớn của Trung Quốc.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Chuyển biến nhận thức về chiến lược biển

a. Từ coi nhẹ biển


Trung Quốc rộng 9,6 triệu km2, chiều dài bờ biển trên 10 nghìn km, lẽ ra họ phải biết tận dụng sự ưu đãi ấy. Nhưng dân tộc này có truyền thống đại lục, nền văn minh nông nghiệp đầu tiên của họ phát triển rực rỡ trên lưu vực Hoàng Hà không có biển. Tự hào với nền văn minh đó, họ tự cho mình là trung tâm tinh hoa của thiên hạ (“Trung Hoa”), coi nhẹ biển, không dám vượt biển xa, không đi khắp thế giới để mở tầm mắt, dẫn đến truyền thống tư duy bảo thủ khép kín. Điều này dẫn đến những tiêu cực khi Trung Quốc phải đối đầu với những quốc gia hùng mạnh về biển.

Thực tế lịch sử cho thấy Trung Quốc tuy là nước lớn nhưng trong thời kỳ cận đại lại yếu hèn, bị các cường quốc bắt nạt, xâm chiếm. Đầu tiên, năm 1840, hạm đội hải quân của Anh chiếm Quảng Châu, chính quyền nhà Thanh buộc phải ký Điều ước Nam Kinh nhục nhã; cuối cùng, năm 1937 phát xít Nhật tiến công Trung Quốc và dần dần chiếm đóng hầu hết nước này. Đại tá, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh PhAustralia nhận xét: Căn nguyên của tất cả các thất bại đó là do “Trung Quốc lạc hậu về chiến lược”. Đồng thời ông đánh giá “Mỹ là nước lớn về chiến lược…, người Mỹ chưa từng có những sai sót chiến lược gây ra sự tụt lùi của đất nước.”

Khả năng dễ bị tổn thương của Trung Quốc khi bị kẻ địch tiến công từ biển là vấn đề đặt ra đối với Bắc Kinh ít nhất từ năm 1842 cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất chấm dứt bằng việc ký kết Hiệp ước Nam Kinh. Cuộc chiến tranh kéo dài ba năm với nước Anh đã làm bộc lộ sự yếu kém về quân sự của Trung Quốc và mở đầu cái gọi là thế kỷ nhục nhã với hàng loạt thất bại quân sự và ngoại giao trước các nước phương Tây và Nhật. Nhưng sự nhục nhã này chủ yếu bắt nguồn “từ biển”.

b. Đến coi trọng biển

Còn trong tình hình hiện nay, hải quân trên thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Các nước đã lợi dụng thời cơ hoà hoãn tương đối dài để phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật cao mới một cách có tổ chức, có kế hoạch. Dù các lực lượng khác phải cắt giảm mạnh về quân bị, nhưng hải quân không những không bị cắt giảm mà còn đang phát triển mạnh theo xu hướng vũ khí trang bị công nghệ cao.

Ngoài ra, dù trên thế giới hiện đã xuất hiện xu thế đối thoại thay thế đối đầu, nhưng đối thoại trên cơ sở lấy thực lực làm hậu thuẫn, mà hải quân lại là sự thể hiện quan trọng của thực lực. Trong bối cảnh chiến tranh và hoà bình đan xen, hoà hoãn và cạnh tranh cùng tồn tại, đại chiến có thể không nổ ra, nhưng chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang lại liên miên, thì việc sử dụng hải quân vào các cuộc xung đột và khủng hoảng là thuận tiện và hiệu quả hơn bất kỳ một quân chủng nào. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn chủ yếu thể hiện trên 2 lĩnh vực:
(1) tranh giành không gian sinh tồn (không gian vũ trụ và tầng sâu hải dương);
(2) tranh đoạt ưu thế chiến lược quân sự, trong đó có ưu thế quân sự trên biển.
Vì vậy, nếu không phát triển hải quân quả thực là điều không tưởng. Thực tế cho thấy, các nước lớn đều đang triển khai lực lượng ra đại dương và không ngừng thúc đẩy hải quân phát triển.

Vì vậy, từ các nhà lãnh đạo đến giới học giả của Trung Quốc đều thay đổi nhận thức về vai trò của biển. Họ cho rằng, cần phải từ bỏ tư duy truyền thống coi trọng đất liền hơn biển, và coi việc quản lý các vùng biển, đại dương, bảo vệ các quyền và lợi ích biển là rất quan trọng.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Tham vọng trở thành cường quốc số một thế giới

Tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu thế giới của Trung Quốc đã có từ rất lâu, thể hiện qua “Giấc mộng Trung Hoa” của giới lãnh đạo Trung Quốc từ trước đến nay.

Thời Tôn Trung Sơn (1919 đến 1925) cho rằng, “Trung Quốc phải là cường quốc đứng đầu trên thế giới” và yêu cầu “mọi người phải lập chí”, đưa Trung Quốc trở thành “nước giàu mạnh nhất thế giới”, không những đứng ngang hàng với Anh, Mỹ mà Trung Quốc còn phải vượt lên trên họ.

Thời Mao Trạch Đông (1943 đến 1976) cho rằng, “đuổi kịp Mỹ và vượt qua Mỹ là trách nhiệm của Trung Quốc, chỉ có vượt qua Mỹ thì Trung Quốc mới có thể có được sự cống hiến lớn cho nhân loại”.

Thời Đặng Tiểu Bình (1982 đến 1987) mong muốn Trung Quốc trở thành một cường quốc CNXH hiện đại, đứng đầu thế giới vào khoảng nửa đầu thế kỉ 21 (2049) với Chiến lược phát triển hoà bình mang tên “Thao quang dưỡng hối” (giấu thực lực chờ thời cơ). Theo đó, Trung Quốc phải phấn đấu vượt Mỹ, nhất thế giới về 3 mặt: tổng sản phẩm quốc nội (GDP); quốc lực tổng hợp, sau cùng là về GDP bình quân đầu người.

Theo quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốc, cứ trăm năm một lần thế giới thay đổi vị trí nước đứng đầu. Họ cho rằng, các quốc gia đứng đầu trong lịch sử thế giới cận đại 500 năm trở lại đây, điển hình là: Bồ Đào Nha (thế kỷ 16), Hà Lan (thế kỷ 17), Anh (thế kỷ 18,19), Mỹ (thế kỷ 20), còn đến thế kỉ 21 thì Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đứng đầu.

Tại Đại hội lần thứ 16 (2002) và Đại hội 18 (2012) của Đ...ảng C . S Trung Quốc đều khẳng định: muốn trở thành nước lớn, nước đứng đầu thế kỷ 21, thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, Trung Quốc phải trở thành cường quốc biển. Trong Sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2015 cũng xác định, xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh và một lực lượng vũ trang hùng mạnh là nhiệm vụ chiến lược của tiến trình hiện đại hóa và là sự bảo đảm về an ninh để Trung Quốc phát triển hòa bình; tạo ra sự bảo đảm vững chắc để đạt được mục tiêu chiến lược quốc gia của “hai kế hoạch 100 năm” (100 năm thành lập Đ....ảng C ...S Trung Quốc - năm 2021 và 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - năm 2049) và để hiện thực hóa giấc mơ của người Trung Quốc về sự nghiệp phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa hay còn gọi là “Giấc mộng Trung Hoa”.

Theo tính toán của các chuyên gia, với đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế trong những năm qua, Trung Quốc sẽ có đủ nguồn lực để xây dựng được một quân đội hùng mạnh, thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Mà trở thành “cường quốc hàng đầu thế giới thì không thể không có lực lương “hải quân nước xanh”.

IV. CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG “HẢI QUÂN NƯỚC XANH” CỦA TRUNG QUỐC

1. Chiến lược của hải quân Trung Quốc


Chiến lược quyết định phương hướng và tương lai của một quốc gia, dân tộc. Quốc gia có chiến lược đúng đắn thì có thể nhanh chóng phát triển và đạt được mục tiêu nước mạnh, dân giàu; nước yếu cũng có thể trở thành nước mạnh. Chiến lược sai thì nước lớn cũng có thể suy yếu, bị các nước khác vượt qua. Sai lầm chiến lược là sai lầm chết người. Một chiến lược đúng đắn là phải biết phát huy các thế mạnh của quốc gia, dân tộc, trong đó có thế mạnh về hoàn cảnh tự nhiên, đặc biệt là biển. Biển là quà tặng vô giá của thiên nhiên, là thế mạnh của các quốc gia giáp biển. Các quốc gia giáp biển sẽ càng mạnh mẽ hơn nếu họ có một lực lượng hải quân hùng mạnh, với chiến lược về biển về hải quân hợp lí.

Chiến lược hải quân có vai trò chỉ đạo mang tính quyết định đối với nguyên tắc vận dụng chiến lược hải quân và phương châm tác chiến. Một khi được xây dựng, chiến lược hải quân sẽ là điểm tựa cho hàng loạt vấn đề quan trọng như mục tiêu xây dựng hải quân, phạm vi vùng biển tác chiến, hình thức tác chiến của hải quân.

Trung Quốc là một nước lớn, biển nhiều, nhưng trước đây, chiến lược quân sự của Trung Quốc ra đời và phát triển dựa trên luận thuyết “chiến tranh nhân dân” của Mao Trạch Đông với các nguyên tắc “Chiến tranh trường kỳ”, “chiến tranh đường hầm”, “Chiến tranh du kích chống lại đối phương có ưu thế kỹ thuật”. Nội dung cơ bản của chiến lược quân sự Trung Quốc thời kì này được xây dựng trên luận điểm “cả nước là đạo quân, toàn dân đều là người lính”. Lúc đó, Quân đội Trung Quốc chủ yếu là lục quân, trong đó lực lượng bộ binh được coi là nòng cốt, không quân và hải quân chỉ là lực lượng yểm trợ. Do vậy, Quân đội Trung Quốc rất hạn chế về vũ khí và trang bị hải quân.

Sự yếu kém này thể hiện rõ trong cuộc đối đầu với Hải quân chính quyền Sài Gòn tại Hoàng Sa năm 1974. Tuy Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa nhưng cuộc chiến này lại bộ lộ nhưng yếu kém cả về vũ khí trang bị và cả về tác chiến hải quân. Việc này tạo ra một động lực mạnh mẽ cho chương trình hiện đại hoá hải quân của Trung Quốc. Sau trận chiến đó, Mao Trạch Đông đã chỉ thị: “Chúng ta (Trung Quốc) phải nghiên cứu vấn đề hiện đại hoá hải quân. Tình hình ở Nam Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) và Tây Sa (Trường Sa của Việt Nam) không có lợi cho chúng ta. Chúng ta phải nghiên cứu phát triển tương lai của hải quân chúng ta. Nó cần phải phát triển theo hướng hiện đại hoá”.

Khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, khu vực duyên hải trở thành dải kinh tế tham gia rất mạnh vào quá trình hội nhập quốc tế, nên cần có sự bảo vệ bằng sức mạnh hải quân thì quan điểm không chú trọng hải quân không còn phù hợp. Vì vậy, Trung Quốc xác định phải xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh có khả năng vươn tới các vùng biển xa – “hải quân nước xanh”.

Khát vọng về hải quân nước xanh của Trung Quốc đã có từ thời Đô đốc Lưu Hoa Thanh và được xác định nghiêm túc cách đây hơn một thập kỷ. Tại Đại hội 18 của Đ...ảng C...S Trung Quốc (từ ngày 8/11 đến ngày 14/11/2012) đã xác định:

(1) Muốn trở thành “cường quốc thế giới”, Trung Quốc phải trở thành “cường quốc biển”;

(2) Để trở thành “cường quốc thế giới”, Trung Quốc phải có khả năng đẩy chiến trường tương lai ra xa lãnh thổ Trung Quốc và hướng biển là một ưu tiên, vì đây là cửa ngõ duy nhất để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới. Theo đó, Trung Quốc đề ra “Chiến lược 03 bước trong việc kiểm soát biển”:

Bước thứ nhất, khống chế trực tiếp vành đai đảo số một từ 500 đến 600 hải lý, gồm Hoàng Hải, Đông Hải, Biển Đông vào năm 2010.

Bước thứ hai, mở rộng ra phạm vi 1.500 hải lý vào năm 2020.

Bước thứ ba, mở rộng ra toàn bộ các vùng biển của thế giới vào năm 2050.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nhưng ý kiến chính thức nhất về “hải quân nước xanh” là vào năm 2015 khi sách trắng “Chiến lược quân sự của Trung Quốc” tuyên bố: “Căn cứ vào yêu cầu chiến lược của phòng ngự tại các vùng biển mở, lực lượng Hải quân Trung Quốc sẽ dần dần chuyển trọng tâm từ “phòng ngự các vùng biển xa” sang kết hợp “phòng ngự các vùng biển xa” với “bảo vệ các vùng biển mở”, và xây dựng một cơ cấu lực lượng chiến đấu trên biển hiệu quả và đa năng. Hải quân Trung Quốc sẽ nâng cao khả năng răn đe và phản công chiến lược, khả năng cơ động trên biển và tác chiến liên hợp (TCLH) trên biển, khả năng phòng ngự toàn diện và bảo đảm toàn diện trên biển… Trung Quốc phải trở thành một “cường quốc hàng hải” ở “mọi ngóc ngách của khối cầu”. Từ đây, Trung Quốc đã công khai tham vọng của họ là phát triển lực lượng “hải quân nước xanh”.

1687227606993.png


Từ những quan điểm chỉ đạo chiến lược như vậy nên việc xây dựng và phát triển lực lượng hải quân được giới lãnh đạo Trung Quốc quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Đến năm 2017, lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục khảng định: “… Không thể trở thành một cường quốc hùng mạnh nếu trước hết không trở thành cường quốc biển”. Như vậy có thể thấy, lực lượng hải quân đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược quân sự của Trung Quốc hiện nay cũng như trong tương lai. Do đó, Trung Quốc đặc biệt coi trọng phát triển lực lượng hải quân theo hướng hiện đại hóa, tác chiến biển xa. Hải quân Trung Quốc đang chuyển từ “thế thủ” sang “thế công”; từ chiến lược “phòng thủ bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải” sang “phòng thủ chủ động bảo vệ quyền lợi đại dương”.

2. Chiến lược chống xâm nhập và phủ nhận khu vực (A2/AD)

Được phát triển bởi các nhà tư tưởng hải quân phương Tây, khái niệm chống xâm nhập (Anti-Access - A2) và phủ nhận khu vực (Area Denial - AD) là một lý thuyết tổng quát, khi đem ra áp dụng sẽ có lợi cho người yếu kém để đối phó với đối phương mạnh hơn trong kỷ nguyên của vũ khí tầm xa rất chính xác. Từ khái niệm này, Trung Quốc đánh giá, môi trường an ninh hiện nay ở khu vực Ấn Độ - châu Á - TBD, Trung Quốc là kẻ yếu, Mỹ là kẻ mạnh. Vì vậy, Trung Quốc đã ráo riết thực hiện (A2/AD) tại Biển Đông, biển Hoa Đông và khu vực xung quanh eo biển Đài Loan. Mục tiêu mà Trung Quốc nhằm tới là, phá hoại quyền tự do hàng hải của Mỹ và các nước đồng minh khác; sẵn sàng gây ra những rủi ro cho các tàu chiến của Mỹ và đồng minh hoạt động tại các vùng biển này.

1687227655839.png


Chiến lược A2/AD của Trung Quốc cũng nhằm làm cho các đồng minh TBD của Mỹ nghi ngờ về khả năng của BTL TBD Mỹ (USPACOM) trong việc đối phó với các mối đe doạ về an ninh. Đề thực hiện ý tưởng đó, trong thập niên qua Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động trên Biển Đông. Họ đã thiết lập một loạt cơ sở hạ tầng quân sự mới dưới dạng các đảo nhân tạo, trên đó xây dựng đường băng, hầm chứa tàu ngầm và các cơ sở neo đậu. Các cơ sở hạ tầng quân sự này sẽ hỗ trợ hậu cần cho các đội tàu của Trung Quốc.

Mô hình cơ sở hạ tầng A2/AD xây dựng trên các đảo ở Biển Đông được Trung Quốc sao từ mô hình “chiến lược pháo đài” được Nga sử dụng tại các vùng biển của họ.

1687227883768.png

KJ-2000

Một trong những yếu tố chính bảo đảm hiệu quả của chiến lược A2/AD là việc sở hữu một hệ thống phòng không tầm xa hiện đại nhằm hỗ trợ thực thi vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Tổ hợp tên lửa phòng không (TLPK) HQ-9, HHQ-9, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, máy bay chiến đấu chống ngầm và trinh sát điện tử Y-9 sẽ đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin cảnh báo sớm, và bảo vệ được coi là chìa khóa bảo đảm thành công tại Biển Đông. (HQ-9 là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa mới của Trung Quốc. Đạn tên lửa có tốc độ tối đa 4,2 Mach và tầm bắn tối đa xấp xỉ 200 km; HHQ-9 phiên bản dành cho hải quân, được trang bị trên tàu khu trục Type 052C Lan Châu (Lanzhou); Tên lửa DF-26, được Trung Quốc gọi là “sát thủ tàu sân bay”, có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân nặng 1.200-1.800 kg, tầm bắn khoảng 5.000 km; Tàu khu trục Type 055 được trang bị hạm pháo 130 mm, hệ thống pháo phòng thủ tầm gần 1130 (pháo 30mm 11 nòng), tên lửa phòng không Hongqi-10, bệ phóng rocket đa năng 24 ống, radar mạng pha chủ động S-band mới và nhà chứa 2 máy bay trực thăng. Tàu có thể phóng các loại tên lửa chống hạm, phòng không, chống ngầm và TLHT tầm xa tiến công đất liền, đồng thời mới bổ sung khả năng tác chiến chống tên lửa.Tính đến tháng 9 năm 2021, có 3 tàu Type 055 đã đi vào hoạt động và 5 tàu đã được hạ thủy. Với trọng lượng giãn nước gần 13.000 tấn, Type 055 là tàu khu trục mạnh thứ hai thế giới sau DDG-1000 của Hải quân Hoa Kỳ, hay tàu tàng hình loại Zumwalt). Ngoài ra, Quân đội Trung Quốc còn được trang bị hệ thống tên lửa đường đạn chống hạm DF-21/DF-26 cho các đảo, nhằm chống lại mối đe dọa từ các tàu mặt nước của Mỹ, kể cả các tàu sân bay. Năm 2020, Trung Quốc đưa vào sử dụng tàu khu trục Type 055. Biến thể mới nhất này được phương Tây xếp loại là tàu tuần dương do kích thước và hệ thống vũ khí hiện đại của nó.

1687227957233.png

Tàu khu trục Type 055

Tàu ngầm có thể trở thành nhân tố chính trong chiến lược A2/AD của Bắc Kinh tại Biển Đông. Các căn cứ hải quân của quân đội Trung Quốc tại Đại lục có thể che giấu ngầm hạt nhân. Việc triển khai tàu ngầm đến các đảo trên Biển Đông sẽ mang lại lợi thế lớn cho Trung Quốc, bởi các đảo này giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, tạo điều kiện triển khai nhanh dựa trên các kịch bản chiến thuật.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, năng lực A2/AD của Hải quân Trung Quốc mạnh nhất trong chuỗi đảo đầu tiên. Hiện nay, Trung Quốc đang tăng cường phát triển khả năng tác chiến để tiến hành các hoạt động tiến công bên trong chuỗi đảo thứ hai ở TBD, Ấn Độ Dương, và trong tương lai sẽ vươn ra toàn cầu.

......
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,083
Động cơ
588,719 Mã lực
(Tiếp)

Nhưng ý kiến chính thức nhất về “hải quân nước xanh” là vào năm 2015 khi sách trắng “Chiến lược quân sự của Trung Quốc” tuyên bố: “Căn cứ vào yêu cầu chiến lược của phòng ngự tại các vùng biển mở, lực lượng Hải quân Trung Quốc sẽ dần dần chuyển trọng tâm từ “phòng ngự các vùng biển xa” sang kết hợp “phòng ngự các vùng biển xa” với “bảo vệ các vùng biển mở”, và xây dựng một cơ cấu lực lượng chiến đấu trên biển hiệu quả và đa năng. Hải quân Trung Quốc sẽ nâng cao khả năng răn đe và phản công chiến lược, khả năng cơ động trên biển và tác chiến liên hợp (TCLH) trên biển, khả năng phòng ngự toàn diện và bảo đảm toàn diện trên biển… Trung Quốc phải trở thành một “cường quốc hàng hải” ở “mọi ngóc ngách của khối cầu”. Từ đây, Trung Quốc đã công khai tham vọng của họ là phát triển lực lượng “hải quân nước xanh”.

View attachment 7912286

Từ những quan điểm chỉ đạo chiến lược như vậy nên việc xây dựng và phát triển lực lượng hải quân được giới lãnh đạo Trung Quốc quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Đến năm 2017, lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục khảng định: “… Không thể trở thành một cường quốc hùng mạnh nếu trước hết không trở thành cường quốc biển”. Như vậy có thể thấy, lực lượng hải quân đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược quân sự của Trung Quốc hiện nay cũng như trong tương lai. Do đó, Trung Quốc đặc biệt coi trọng phát triển lực lượng hải quân theo hướng hiện đại hóa, tác chiến biển xa. Hải quân Trung Quốc đang chuyển từ “thế thủ” sang “thế công”; từ chiến lược “phòng thủ bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải” sang “phòng thủ chủ động bảo vệ quyền lợi đại dương”.

2. Chiến lược chống xâm nhập và phủ nhận khu vực (A2/AD)

Được phát triển bởi các nhà tư tưởng hải quân phương Tây, khái niệm chống xâm nhập (Anti-Access - A2) và phủ nhận khu vực (Area Denial - AD) là một lý thuyết tổng quát, khi đem ra áp dụng sẽ có lợi cho người yếu kém để đối phó với đối phương mạnh hơn trong kỷ nguyên của vũ khí tầm xa rất chính xác. Từ khái niệm này, Trung Quốc đánh giá, môi trường an ninh hiện nay ở khu vực Ấn Độ - châu Á - TBD, Trung Quốc là kẻ yếu, Mỹ là kẻ mạnh. Vì vậy, Trung Quốc đã ráo riết thực hiện (A2/AD) tại Biển Đông, biển Hoa Đông và khu vực xung quanh eo biển Đài Loan. Mục tiêu mà Trung Quốc nhằm tới là, phá hoại quyền tự do hàng hải của Mỹ và các nước đồng minh khác; sẵn sàng gây ra những rủi ro cho các tàu chiến của Mỹ và đồng minh hoạt động tại các vùng biển này.

View attachment 7912287

Chiến lược A2/AD của Trung Quốc cũng nhằm làm cho các đồng minh TBD của Mỹ nghi ngờ về khả năng của BTL TBD Mỹ (USPACOM) trong việc đối phó với các mối đe doạ về an ninh. Đề thực hiện ý tưởng đó, trong thập niên qua Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động trên Biển Đông. Họ đã thiết lập một loạt cơ sở hạ tầng quân sự mới dưới dạng các đảo nhân tạo, trên đó xây dựng đường băng, hầm chứa tàu ngầm và các cơ sở neo đậu. Các cơ sở hạ tầng quân sự này sẽ hỗ trợ hậu cần cho các đội tàu của Trung Quốc.

Mô hình cơ sở hạ tầng A2/AD xây dựng trên các đảo ở Biển Đông được Trung Quốc sao từ mô hình “chiến lược pháo đài” được Nga sử dụng tại các vùng biển của họ.

View attachment 7912297
KJ-2000

Một trong những yếu tố chính bảo đảm hiệu quả của chiến lược A2/AD là việc sở hữu một hệ thống phòng không tầm xa hiện đại nhằm hỗ trợ thực thi vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Tổ hợp tên lửa phòng không (TLPK) HQ-9, HHQ-9, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, máy bay chiến đấu chống ngầm và trinh sát điện tử Y-9 sẽ đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin cảnh báo sớm, và bảo vệ được coi là chìa khóa bảo đảm thành công tại Biển Đông. (HQ-9 là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa mới của Trung Quốc. Đạn tên lửa có tốc độ tối đa 4,2 Mach và tầm bắn tối đa xấp xỉ 200 km; HHQ-9 phiên bản dành cho hải quân, được trang bị trên tàu khu trục Type 052C Lan Châu (Lanzhou); Tên lửa DF-26, được Trung Quốc gọi là “sát thủ tàu sân bay”, có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân nặng 1.200-1.800 kg, tầm bắn khoảng 5.000 km; Tàu khu trục Type 055 được trang bị hạm pháo 130 mm, hệ thống pháo phòng thủ tầm gần 1130 (pháo 30mm 11 nòng), tên lửa phòng không Hongqi-10, bệ phóng rocket đa năng 24 ống, radar mạng pha chủ động S-band mới và nhà chứa 2 máy bay trực thăng. Tàu có thể phóng các loại tên lửa chống hạm, phòng không, chống ngầm và TLHT tầm xa tiến công đất liền, đồng thời mới bổ sung khả năng tác chiến chống tên lửa.Tính đến tháng 9 năm 2021, có 3 tàu Type 055 đã đi vào hoạt động và 5 tàu đã được hạ thủy. Với trọng lượng giãn nước gần 13.000 tấn, Type 055 là tàu khu trục mạnh thứ hai thế giới sau DDG-1000 của Hải quân Hoa Kỳ, hay tàu tàng hình loại Zumwalt). Ngoài ra, Quân đội Trung Quốc còn được trang bị hệ thống tên lửa đường đạn chống hạm DF-21/DF-26 cho các đảo, nhằm chống lại mối đe dọa từ các tàu mặt nước của Mỹ, kể cả các tàu sân bay. Năm 2020, Trung Quốc đưa vào sử dụng tàu khu trục Type 055. Biến thể mới nhất này được phương Tây xếp loại là tàu tuần dương do kích thước và hệ thống vũ khí hiện đại của nó.

View attachment 7912304
Tàu khu trục Type 055

Tàu ngầm có thể trở thành nhân tố chính trong chiến lược A2/AD của Bắc Kinh tại Biển Đông. Các căn cứ hải quân của quân đội Trung Quốc tại Đại lục có thể che giấu ngầm hạt nhân. Việc triển khai tàu ngầm đến các đảo trên Biển Đông sẽ mang lại lợi thế lớn cho Trung Quốc, bởi các đảo này giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, tạo điều kiện triển khai nhanh dựa trên các kịch bản chiến thuật.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, năng lực A2/AD của Hải quân Trung Quốc mạnh nhất trong chuỗi đảo đầu tiên. Hiện nay, Trung Quốc đang tăng cường phát triển khả năng tác chiến để tiến hành các hoạt động tiến công bên trong chuỗi đảo thứ hai ở TBD, Ấn Độ Dương, và trong tương lai sẽ vươn ra toàn cầu.

......
Nhìn vào bản đồ mới thấy vị trí tiền tiêu của VN. Chắc chỉ sau Đài Loan thôi.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhìn vào bản đồ mới thấy vị trí tiền tiêu của VN. Chắc chỉ sau Đài Loan thôi.
ĐL chỉ trong chuỗi đảo thứ nhất, Việt Nam nằm trên cả chuỗi đảo thứ nhất và thứ 2.
Đó là lý do TQ luôn “giám sát” kỹ nhất cử nhất động của ta
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,083
Động cơ
588,719 Mã lực
ĐL chỉ trong chuỗi đảo thứ nhất, Việt Nam nằm trên cả chuỗi đảo thứ nhất và thứ 2.
Đó là lý do TQ luôn “giám sát” kỹ nhất cử nhất động của ta
Thế mới thấy vị trí nước ta tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đối với Trung quốc thì VN là người gác cửa, che chắn cho cả đông nam á. Đúng là "sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa".
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Chiến lược “phòng thủ gần bờ”

Tư tưởng chiến lược của Hải quân Trung Quốc trước đây tập trung vào tư tưởng chiến lược “Phòng thủ gần bờ” với các kế hoạch phòng thủ ven bờ và bờ biển chống lại một cuộc tiến công xâm lược trên đất liền.

Cụ thể, chiến lược “Phòng thủ gần bờ” đặt mục tiêu chống lại lực lượng tiến công đổ bộ bờ biển. Do đó, chiến lược “Phòng thủ gần bờ biển” Trung Quốc hoàn toàn mang tính tự vệ, dự phòng, đóng vai trò thứ yếu trong một cuộc chiến tranh và có tính chất “nếu như..” trong tương lai chiến tranh và xung đột khu vực.

Theo một bài viết vào cuối năm 1999, ông Brad Kaplan, khi còn là tùy viên hải quân Mỹ ở Trung Quốc cho biết rằng mục tiêu của chiến lược “phòng thủ chủ động biển gần” là “để khẳng định vai trò của Trung Quốc như là một cường quốc khu vực trên biển, để bảo vệ các khu vực kinh tế duyên hải và các quyền lợi trên biển, và để tối ưu hóa các chiến dịch của Hải quân Trung Quốc cho quốc phòng.

Đến năm 2007, thì khái niệm gần bờ của Trung Quốc đã vươn ra xa hơn, khi họ cho rằng, bổn phận của Hải quân Trung Quốc bao gồm việc chiếm đóng và phòng thủ các hải đảo, và bảo vệ cũng như phong tỏa các đường giao thương trên biển. Hơn thế nữa, Hải quân Trung Quốc càng ngày càng được coi như là bộ phận không thể thiếu trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan ̶ khi cần dùng vũ lực ̶ và để bảo vệ “Tây sa” và “Nam sa” (tức Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam) ở tức Biển Đông.

1687345423026.png

Đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), TQ chiếm từ quân đội SG năm 1974

Gần đây, khái niệm “phòng thủ” của Hải quân Trung Quốc được hiểu là “đến tận những nơi xa trên biển cả mà Hải quân Trung Quốc có khả năng đưa các lực lượng đặc nhiệm đến với sự chi viện và an ninh cần thiết”. Cụ thể là trong phạm vi của chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. Hai đường này bao gồm gần như toàn bộ biển phía đông Trung Quốc và hầu hết các đường giao thương trên biển của Đông Á.

Trước đó, năm 1997, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân ra chỉ lệnh hướng dẫn cho Hải quân Trung Quốc “nên tập trung nâng cao khả năng chiến đấu toàn diện của lực lượng trong chuỗi quần đảo đầu tiên, tăng cường khả năng răn đe hạt nhân và vũ khí thông thường, nỗ lực nâng cao khả năng “phản công”, từng bước nhanh chóng phát triển năng lực chiến đấu để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trên những đại dương xa xôi”.

4. Chiến lược “phòng thủ chủ động/phòng thủ ngoài khơi xa”

Cuối những năm 70 của thế kỉ 20, do nhận thức được trật tự thế giới đang thay đổi, đánh giá xu hướng phát triển của tình hình an ninh quốc tế nói chung và khu vực châu Á- TBD nói riêng, Trung Quốc đã đề ra chiến lược “phòng thủ chủ động” để đối phó với 03 loại hình chiến tranh:
(1) Chiến tranh thế giới;
(2) Chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn;
(3) Xung đột biên giới hay chiến tranh hạn chế.

Theo nhận định của Trung Quốc, loại hình chiến tranh thứ ba dễ xảy ra nhất. Để đáp ứng yêu cầu của Chiến lược “phòng thủ chủ động”, các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc tập trung ưu tiên xây dựng lực lượng hải quân và không quân, nâng cao khả năng tác chiến kết hợp với vũ khí kỹ thuật hiện đại.

Vào năm 1985, Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết tâm đẩy mạnh chủ trương hiện đại hoá lực lượng hải quân có khả năng thực hiện Chiến lược “phòng thủ chủ động ngoài khơi xa”.

1687345589811.png

TQ tôn tạo các đảo đá tại Trường Sa của Việt Nam

Theo tài liệu của Trung Quốc thì quan điểm tăng cường hiện đại hoá sức mạnh hải quân của Trung Quốc được xây dựng trên một số cơ sở sau:

Thứ nhất, Trung Quốc nhận thức được rằng trong thời gian qua, hải quân trên thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các nước đã lợi dụng thời cơ hoà hoãn tương đối dài để phát triển vũ khí, trang bị (VKTB) kỹ thuật cao mới một cách có tổ chức, có kế hoạch. Vì thế, mặc dù trong tình hình cắt giảm mạnh về quân bị, nhưng hải quân vẫn được đầu tư và đang phát triển mạnh theo xu hướng VKTB công nghệ cao.

Thứ hai, cho dù trên thế giới hiện đã xuất hiện xu thế đối thoại thay thế đối đầu, nhưng đối thoại trên cơ sở lấy thực lực làm hậu thuẫn, mà hải quân lại là sự thể hiện quan trọng của thực lực. Trong bối cảnh chiến tranh và hoà bình đan xen, hoà hoãn và cạnh tranh cùng tồn tại, đại chiến không nổ ra, nhưng chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang lại liên miên, thì việc sử dụng hải quân vào các cuộc xung đột và khủng hoảng là thuận tiện và hiệu quả hơn bất kỳ một quân chủng nào. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn chủ yếu thể hiện trên 2 lĩnh vực: tranh giành không gian sinh tồn (không gian vũ trụ và tầng sâu hải dương); chiếm ưu thế về quân sự, như ưu thế quân sự trên biển. Để đạt được mục đích này, không thể không phát triển hải quân và thực tế, các nước lớn đều đang triển khai lực lượng ra đại dương và không ngừng thúc đẩy hải quân phát triển.

Để thực hiện được điều đó, các sĩ quan Hải quân Trung Quốc cho rằng, trước hết họ phải kiểm soát được vùng biển vào khoảng 200 hải lý tính từ bờ biển của họ (vùng đặc quyền kinh tế). Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy hầu hết những cụ đụng độ trên biển đầu những năm 2000 giữa Mỹ và Trung Quốc đều xảy ra trong vùng này như vụ máy bay FP-3 năm 2001, vụ 5 tàu chiến Trung Quốc tiếp cận chiếc tàu Impeccable (T-AGOS-23) của Hải quân Mỹ hồi tháng 3 năm 2009, ngăn cản hoạt động cảnh giới của chiếc tàu này dù nó đang ở vùng biển quốc tế cách đảo Hải Nam khoảng gần 70 hải lí về phía Nam, và vụ Trung Quốc phản đối các cuộc diễn tập ở biển Hoàng Hải có sự tham gia của cụm lực lượng tiến công có tàu sân bay George Washington (CVN-73) năm 2010. (Vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia, có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, ngoại trừ những chỗ mà các điểm tạo ra đó gần với các quốc gia khác. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền. Còn các quốc gia khác được hưởng các quyền: tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt ống dẫn ngầm và dây cáp).

1687345761828.png

1687345828090.png

Va chạm giữa máy bay chiến đấu của TQ và máy bay trinh sát Mỹ trên Biển Đông năm 2001

Ngoài chuỗi đảo thứ nhất, Trung Quốc xác định là vùng biển khơi mở rộng đến “chuỗi đảo thứ hai”, khoảng 1.300 hải lý tính từ bờ biển Trung Quốc - khoảng cách mà Trung Quốc cho rằng TLHT Tomahawk trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ có thể phóng tới các mục tiêu trên đất liền Trung Quốc. Để tranh chấp quyền kiểm soát biển, không để cho các lực lượng Hải quân Mỹ tiếp cận, Trung Quốc chủ trương sử dụng lực lượng hải quân kết hợp máy bay cảnh giới cất cánh từ các căn cứ trên đất liền, tàu ngầm, hiệp đồng binh, quân chủng thực sự, có khả năng “ngăn chặn diện”.

Nhưng Hải quân Trung Quốc sẽ với xa đến đâu với tư duy Chiến lược “phòng thủ ngoài khơi xa”. Trong những tuyên bố chính thức của Trung Quốc hoàn toàn không có tuyên bố nào đề cập cụ thể về giới hạn tối thiểu hoặc tối đa khoảng cách tính từ bờ biển đến đại dương được gắn liền với khái niệm “phòng thủ ngoài khơi xa” mà họ chỉ nói chung chung là tầm xa giới hạn tuyến phòng thủ của Hải quân Trung Quốc phụ thuộc vào khả năng hoạt động của hải quân với các đội tàu hoạt động trên biển lớn và những yêu cầu cần thiết được yểm trợ và bảo vệ đất nước của Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia hải quân nước ngoài về Hải quân Trung Quốc, cũng có nhận xét chung là sau quan điểm “phòng thủ ngoài khơi xa” của Trung Quốc, trong khái niệm tư duy chiến lược đã tạo ra một sự phức tạp, khó hiểu với những vấn đề chưa được rõ ràng như “phạm vi hoạt động, ý đồ chiến lược, các chương trình nâng cấp và hiện đại hóa” của Hải quân Trung Quốc.

Như vậy, có thể thấy rằng, dù Trung Quốc vẫn theo quan điểm của Đô đốc Lưu Hoa Thanh là lấy các chuỗi đảo làm mốc xác định vùng biển kiểm soát. Nhưng Chiến lược “phòng thủ ngoài khơi xa” của Trung Quốc đã có tầm bao quát vượt ra ngoài các vấn đề về phạm vi địa lí. “Phòng thủ ngoài khơi xa” đã thay đổi hoàn toàn đường lối hoạt động chiến lược của lực lượng Hải quân Trung Quốc, định hướng phương thức tiến hành xây dựng lực lượng hải quân, những hoạt động sẵn sàng chiến đấu hải quân từ vùng nước ven bờ biển lục địa Trung Quốc sang những hoạt động sẵn sàng tác chiến trên các vùng biển biển xa.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

V. PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH

A. XÁC ĐỊNH 3 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HẢI QUÂN

Xây dựng “hải quân nước xanh” trở thành trọng tâm của chiến lược xây dựng phát triển hải quân tương lai của Trung Quốc gồm 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn đầu (đến năm 2010)

Trung Quốc đã xác định xây dựng các cụm lực lượng có khả năng duy trì hình thế tác chiến đã định ở trong phạm vi khu vực được giới hạn bởi chuỗi đảo thứ nhất. Chú trọng nâng cao toàn diện khả năng tác chiến tổng hợp biển gần và thực hiện có hiệu quả các chiến dịch trên biển, bảo đảm giành thắng lợi trong các xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển các hệ thống tác chiến cỡ lớn trên biển và các loại vũ khí có điều khiển chính xác tầm xa và tầm vừa, tạo cơ sở vững chắc cho các giai đoạn phát triển tiếp theo Với 5 mục tiêu cụ thể như sau:

- Một là, có khả năng tác chiến rộng tới các đảo đang có tranh chấp ở Biển Bắc và Biển Đông.

- Hai là, khả năng phản ứng nhanh.

- Ba là, hải quân đánh bộ tác chiến có hiệu quả.

- Bốn là, không quân có khả năng tiến công và bảo vệ đất nước.

- Năm là, khả năng răn đe hạt nhân có hiệu quả.

Hiện nay, giai đoạn này đã hoàn thành.

1687346250294.png

Tàu ngầm hạt nhân của TQ

2. Giai đoạn 2 (từ năm 2011 đến năm 2020)

Trong giai đoạn này, Trung Quốc chủ trương hình thành cơ cấu lực lượng lấy hệ thống tác chiến trên biển cỡ lớn làm hạt nhân, bảo đảm kiểm soát có hiệu quả đối với các mục tiêu chiến lược thuộc khu vực biển gần (chuỗi đảo thứ nhất), tức là có đủ thực lực giành quyền kiểm soát trên biển đối với các khu vực biển gần lấy tuyến đảo số 1 làm tiền duyên và có khả năng đánh thắng trong chiến tranh cục bộ công nghệ cao.

1687346312834.png

Tàu khu trục Type-052D của TQ

Quân đội Trung Quốc phải đạt đến trình độ quân đội các nước phát triển trung bình và có khả năng mở rộng biên giới chiến lược và không gian sinh tồn bằng sức mạnh hoặc đe doạ dùng sức mạnh trong các cuộc chiến tranh cục bộ ở bất kỳ quy mô nào. Các đơn vị đặc nhiệm sẽ có tàu sân bay yểm trợ và hình thành hệ thống tác chiến không - bộ - biển - ngầm. Trung Quốc sẽ đưa vào sử dụng tàu ngầm hạt nhân và các loại tàu nổi hiện đại. Hải quân cần chú trọng phát triển các hạm tàu “tin học hoá” và các thủ đoạn, biện pháp tác chiến của chúng. Đi đôi với việc xây dựng lực lượng, trong giai đoạn này, Trung Quốc còn phải chế tạo được các loại vũ khí công nghệ cao.

3. Giai đoạn 3 (sau năm 2020 đến năm 2050)

Ở giai đoạn 3, Quân đội Trung Quốc phải đạt trình độ quân đội các cường quốc quân sự hàng đầu, có khả năng chiến thắng các cuộc chiến tranh bất kỳ quy mô nào bằng mọi phương tiện và phương thức đấu tranh vũ trang. Muốn vậy, Hải quân Trung Quốc cần phải phát triển toàn diện mang tính toàn cầu, hình thành cơ cấu binh lực lấy hệ thống tác chiến hải quân cỡ lớn làm hạt nhân, bảo đảm có đủ khả năng giành quyền kiểm soát trên biển của nước lớn; mở rộng các khu vực biển và trở thành một cường quốc quân sự đối với khu vực Tây TBD; bảo đảm nâng cao vị thế nước lớn, duy trì quyền lợi và môi trường an ninh trên biển của Trung Quốc.

1687346414634.png

Tàu sân bay Sơn Đông, tàu sân bay thứ 2 của TQ

Mục tiêu cần đạt là xây dựng được ít nhất một hạm đội đại dương hùng mạnh, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ đặt ra hầu như ở mọi khu vực của đại dương thế giới. Bởi vậy, xây dựng các lực lượng tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân thực thụ ngay vào đầu thế kỷ 21 được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong phát triển Hải quân Trung Quốc. Đặc biệt, hải quân phải trở thành lực lượng tầm cỡ toàn cầu với những khả năng:

- Một là, đủ năng lực duy trì, cảnh giới, đánh chiếm và bảo vệ các đảo quanh Trung Quốc.

- Hai là, bảo vệ các tuyến giao thông trên biển.

- Ba là, phòng thủ bờ biển.

- Bốn là, răn đe.

- Năm là, phòng thủ và tiến công trên vùng biển gần và biển xa.

Phó Đô đốc Cheng Minh Shang, Phó Tư lệnh hải quân khẳng định: Hải quân là công cụ của chính sách đối ngoại quốc gia. So với lục quân và không quân là những lực lượng không thể vượt qua biên giới quốc gia, một hải quân có tầm cỡ quốc tế có thể triển khai lực lượng xa đất nước. Nó có thể có mặt ở vùng biển gần bờ các nước đối phương. Điều này có thể biểu thị sức mạnh của một nước lớn, mà chẳng tạo ra một cái cớ chính thức nào để các nước đối phương phản đối. Điều đó làm cho hải quân trở thành lực lượng chiến lược tích cực nhất trong thời bình, một trụ cột cho chính sách đối ngoại và là biểu tượng của ý chí và sức mạnh của đất nước.

Như vậy, Hải quân Trung Quốc đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược quân sự của Trung Quốc hiện nay cũng như trong tương lai.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

B. CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI

Trong nhiều năm kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng cao và vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Sức mạnh quân đội nước này ngày càng tăng theo tốc độ phát triển kinh tế. Hải quân Trung Quốc cũng được đầu tư trở thành một lực lượng mạnh trên biển. Trung Quốc đã đưa vào hoạt động tàu sân bay Liêu Ninh (năm 2012), tàu sân bay Sơn Đông (cuối năm 2019); phát triển nhiều loại tàu chiến, tàu ngầm hạt nhân, máy bay tàng hình và nhiều vũ khí hiện đại khác.

Tuy nhiên, về mặt tổ chức, Quân đội Trung Quốc vẫn duy trì cơ cấu chỉ huy được xây dựng dựa trên mô hình của Quân đội Liên Xô trong thập niên 1940 và đầu những năm 1950. Các hoạt động của hải quân và không quân được điều hành bởi các bộ tư lệnh (BTL) quân chủng, tương tự như cách mà Quân đội Mỹ hoạt động giai đoạn trước năm 1958. Ở cấp quân khu, các hạm đội hải quân và lực lượng không quân không được nhất thể hóa một cách chặt chẽ vào bộ máy chỉ huy của BTL quân khu. Những vấn đề đó đã bộc lọ một số nhược điểm trong tác chiến:
(1) thiếu các hoạt động phối hợp giữa các lực lượng làm giảm khả năng hiệp đồng của các đơn vị này trong thời chiến;
(2) hệ thống chỉ huy hiện hành không phù hợp với tác chiến hiện đại. Điều này đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận khi phát biểu với cán bộ cấp cao hồi tháng 4 năm 2013, ông nói: “Chiến tranh nổ ra trong điều kiện kỹ thuật cao phức tạp có Mỹ tham chiến thì Quân đội Trung Quốc chưa thể thích ứng được”. Đặc biệt là Hải quân Trung Quốc chưa phải “lực lượng “hải quân nước xanh””. Trung Quốc không có căn cứ quân sự ở nước ngoài, điều đó khiến việc triển khai lực lượng viễn chinh rất khó khăn. Trong khi đó, Quân đội Mỹ có căn cứ ở khắp nơi trên thế giới nên việc triển khai lực lượng viễn chinh khá dễ dàng.

Vì vậy, bắt đầu từ cuối năm 2015, Quân uỷ Trung ương Trung Quốc tiến hành công bố chương trình cải cách quân đội.

1. Cải cách về chức năng, nhiệm vụ; tổ chức, biên chế

a. Cải cách về chức năng, nhiệm vụ


Chức năng, nhiệm vụ được cải cách theo nguyên tắc: “Quân ủy quản tổng, quân chủng chủ kiến (xây dựng), chiến khu chủ chiến”.

- Quân ủy quản tổng: nghĩa là Quân uỷ Trung ương (QUTƯ) quản lí tổng thể. Theo đó, 4 cơ quan trước đây, gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng bộ Chính trị, Tổng bộ Hậu cần và Tổng bộ Trang bị được xóa bỏ và cơ cấu lại thành 15 cơ quan, đơn vị nghiệp vụ mới trực thuộc QUTƯ (7 bộ/văn phòng, 3 ủy ban, 5 cơ quan trực thuộc).

Việc QUTƯ quản lí tổng thể cho thấy Đ...ảng C S Trung Quốc tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối với quân đội. Điều này một lần nữa được ông Tập Cận Bình khẳng định vào tháng 8 năm 2017: “Nguyên tắc của chúng ta là đ...ảng chỉ huy súng và súng không bao giờ được phép chỉ huy đ...ảng”.

- Quân chủng chủ kiến (xây dựng): quân chủng đảm nhiệm chức năng xây dựng, bảo đảm nhân lực, bảo đảm trang bị, huấn luyện chiến đấu cho các chiến khu, hạm đội, không đảm nhiệm chỉ huy tác chiến.

- Chiến khu chủ chiến: chiến khu chịu tránh nhiệm chỉ huy tác chiến trong khu vực phụ trách; khi tham chiến, chiến khu chỉ huy thống nhất các đơn vị quân binh chủng dưới quyền tiến hành TCLH.

b. Cải cách lại tổ chức, biên chế

7 đại quân khu trước đây (Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu, Thành Đô, Lan Châu) được điều chỉnh lại và thiết lập thành 5 chiến khu: Chiến khu miền Bắc, Chiến khu miền Nam, Chiến khu miền Đông, Chiến khu miền Tây, Chiến khu Trung tâm. Trong 5 chiến khu mới thành lập, có 3 chiến khu có lực lượng hải quân là: Chiến khu miền Bắc, Chiến khu miền Nam, Chiến khu miền Đông.

Việc cải tổ lại tổ chức, biên chế của Quân đội Trung Quốc có điểm rất mới, đó là từ khi thành lập Quân đội Trung Quốc đến nay, lực lượng hải quân đã được biên chế vào BTL chiến khu. Điều này sẽ thuận lợi hơn cho các BTL chiến khu có biển khi tiến hành các hoạt động TCLH không - bộ - biển.

1687429021423.png


Đặc biệt, trong BTL chiến khu đều có tư lệnh, phó tư lệnh (PTL) - tham mưu trưởng (TMT) hoặc PTL xuất thân từ các lực lượng, như: lục quân, không quân, hải quân (nếu các chiến khu này có hải quân). Đồng thời, việc bổ nhiệm các sĩ quan vào các vị trí như lãnh đạo chỉ huy chiến khu có thể là sĩ quan từ bất cứ lực lượng nào, không nhất thiết phải là lục quân. Tới nay đã có nhiều tư lệnh, chính uỷ chiến khu xuất thân từ hải quân và không quân, đó là: Phó Đô đốc Viên Dự Bách làm Tư lệnh Chiến khu miền Nam; Thượng tướng không quân Ất Hiểu Quang làm Tư lệnh Chiến khu Trung tâm; Thượng tướng không quân, Phạm Kiêu Tuấn làm Chính uỷ Chiến khu miền Bắc…

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Cải cách về cơ chế điều hành và thay đổi tư duy tác chiến

a. Cơ chế điều hành


- Hệ thống chỉ huy tác chiến: QUTƯ- BTL chiến khu - quân đoàn - đơn vị chiến đấu (lữ đoàn - tiểu đoàn - đại đội), theo mô hình quân đội các nước phát triển.

- Hệ thống quản lí và xây dựng: QUTƯ - quân chủng - quân đoàn - đơn vị.

b. Tư duy tác chiến

Chuyển từ quan điểm “đại lục quân” sang TCLH. Trước đây, trong tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng, lực lượng tác chiến lấy lục quân làm trung tâm, các quân, binh chủng là phối thuộc. Nay, chuyển sang mô hình TCLH, thì tùy theo phạm vi, nhiệm vụ tác chiến mà xác định lực lượng trung tâm, còn trong huấn luyện, vai trò của các quân chủng ngang nhau.

Cơ chế mới bảo đảm tăng cường vai trò của QUTƯ với quân đội; bảo đảm hiệu lực của người chỉ huy và rút ngắn thời gian truyền đạt mệnh lệnh, triển khai lực lượng. Đồng thời, tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh lực lượng thực hiện nhiệm vụ linh hoạt và cơ động hơn, chuyển trạng thái chiến đấu nhanh hơn, đáp ứng được yêu cầu khi tiến hành cuộc chiến tranh hiện đại.

C. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

1. Sự trưởng thành của Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc

Bất cứ quốc gia nào muốn thực hiện tham vọng “hải quân nước xanh” thì một yếu tố không thể thiếu đó là phải có công nghiệp quốc phòng (CNQP) hùng mạnh, đủ năng lực cung cấp cho hải quân các chủng loại vũ khí, phương tiện có hàm lượng công nghệ cao, đủ khả năng chỉ huy, kiểm soát các lực lượng, đáp ứng được yêu cầu hoạt động trên đại dương xa xôi, Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Vì vậy, nhiều thập kỉ qua, giới lãnh đạo Trung Quốc đã có chiến lược xây dựng ngành CNQP rất lâu dài nhưng cũng rất rõ ràng, cụ thể.

1687429220865.png

Tiêm kích J-5 của TQ

Họ đã tiến hành nhiều đợt cải cách, đổi mới sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động; nghiên cứu, phát triển và chế tạo vũ khí, trang bị hiện đại; tiếp thu nhiều tinh hoa công nghệ từ các nước tiên tiến, nâng cao năng lực, sản xuất. Họ không tiếc tiền của để đầu tư lớn cho CNQP; tập trung đầu tư nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực cho việc phát triển CNQP. Nhờ đó mà nền CNQP Trung Quốc rất phát triển, sản xuất ra hầu hết các chủng loại vũ khí theo yêu cầu của Quân đội Trung Quốc và cả xuất khẩu.

Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 10 tập đoàn (tổng công ty) CNQP làm nhiệm vụ, nghiên cứu chế tạo các loại: vũ khí đạn của lực lượng mặt đất, tăng thiết giáp; máy bay tiêm kích, máy bay cường kích, máy bay ném bom, máy bay vận tải, máy bay phản lực huấn luyện, trực thăng, máy bay không người lái; radar; các tên lửa mặt đất chiến thuật và chiến lược, TLPK, TLHT; tàu vũ trụ, các loại vệ tinh (vệ tinh liên lạc, vệ tinh khí tượng, vệ tinh thử nghiệm khoa học; công nghệ bảo mật thông tin và công nghệ ứng dụng Internet…; nghiên cứu, phát triển và chế tạo vũ khí hạt nhân, phát triển năng lượng hạt nhân..

1687429284322.png

Tiêm kích J-10 của TQ

Đáng chú ý là có 2 tập đoàn tập trung nghiên cứu, sản xuất vũ khí trang bị cho lực lượng hải quân với rất nhiều nhà máy, xưởng đóng tàu, đó là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc (CSIC) có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển công nghệ tàu thủy, đóng tàu, sửa chữa các loại tàu chiến cỡ lớn, như: tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm…; Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển công nghệ tàu thủy, đóng tàu, sửa chữa các tàu loại nhỏ như: tàu frigat, tàu hộ vệ, tàu tuần tiễu...

Sự quan tâm, tập trung đầu tư của giới lãnh đạo Trung Quốc đã giúp cho CNQP đạt được những thành tựu rất lớn khi tiếp nhận khoa học - công nghệ quân sự của nước ngoài để họ thành công trong nghiên cứu, phát triển, hiện đại hóa các loại vũ khí, trang bị cho lực lượng vũ trang của mình nhất là lực lượng hải quân.

1687429358745.png

Tập đoàn Norinco của TQ

Từ thập niên 2010, nền CNQP Trung Quốc có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Với tiềm lực kinh tế lớn, Trung Quốc đầu tư mạnh cho CNQP, tăng cường sản xuất và phát triển các sản phẩm lưỡng dụng, góp phần hiện đại hóa quân đội, vươn lên trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu vũ khí, trang bị quân sự.

Trong những thập kỉ gần đây, nền CNQP Trung Quốc đã phát triển mạnh giúp cho Trung Quốc trở thành quốc gia sản xuất tàu hàng đầu trên thế giới về trọng tải. Chuyên gia hải quân, kỹ sư về tàu chiến Nga Alexander Shishkin cho rằng, tốc độ hạ thuỷ tàu chiến của Hải quân Trung Quốc rất nhanh, xứng đáng vị trí số một thế giới, với đủ các lớp tàu từ tàu sân bay đến các loại tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tàu đổ bộ... nhờ đó mà thực lực tổng hợp của hải quân nước này cũng phát triển với tốc độ chóng mặt. Hải quân Trung Quốc trở thành một lực lượng hàng hải ngày càng hiện đại và linh hoạt, với các vũ khí và cảm biến chống hạm, đối không và chống ngầm tiên tiến.

1687429585447.png

Công nghiệp đóng tàu của TQ
.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2020 do Lầu Năm Góc công bố cho biết, tính đến đầu năm 2020, Hải quân Trung Quốc được đánh giá là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới về quy mô hạm đội, với lực lượng chiến đấu tổng thể khoảng 350 tàu chiến và tàu ngầm (lực lượng chiến đấu của Hải quân Mỹ có khoảng 293 tàu). Điển hình như: 2 tàu sân bay, tàu đổ bộ type 075 mới nhất, 6 tàu ngầm tên lửa đường đạn chạy bằng năng lượng hạt nhân, 6 tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân và 46 tàu ngầm tiến công chạy bằng diesel. Các tàu khu trục 052D và khinh hạm Type 054A có thể tiến hành các hoạt động phòng không và chống hạm trong khu vực... Dự kiến từ nay tới năm 2027, Trung Quốc có thể đưa biên chế cho hải quân tàu ngầm tiến công thế hệ mới Type 095 và Type 096, được trang bị tên lửa dẫn đường với tính năng hiện đại. Qua đó, tăng cường khả năng tác chiến trên biển, tạo cho Hải quân Trung Quốc nhiều phương án tiến công các mục tiêu mặt đất và nâng cao khả năng phòng thủ khu vực.

1687513345622.png

Tàu tấn công đổ bộ Type - 075

Còn đến năm 2022, CNQP Trung Quốc đã cung cấp cho Hải quân Trung Quốc khoảng 520 tàu chiến, khoảng 230 tàu bổ trợ khác nhau, gồm:
Tên gọi
Số lượng
Tàu sân bay
2​
Tàu đổ bộ trực thăng
2​
Tàu vận tải đổ bộ (071, 072,
8​
Tàu xe tăng đổ bộ
36​
Tàu đổ bộ hạng trung
36​
Tàu ngầm mang tên lửa đường đạn
8​
Tàu ngầm hạt nhân tiến công
12​
Tàu ngầm tiến công (SSK)
58​
Tàu khu trục
41​
Tàu khu trục nhỏ (khinh hạm, Frigates)
43​
Tàu hộ tống
72​
Tàu tên lửa
107​
Tàu săn ngầm
26​
Thuyền pháo
17​
Các tàu đối phó bom mìn
36​
Tàu tiếp dầu
16​
Cộng
520​
Các tàu bổ trợ khác nhau (gồm cả công cụ hỗ trợ đi biển và ven biển, từ tàu lai dắt đến tàu bệnh viện…)
233​

2. Một số sản phẩm của Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc dành cho hải quân

a. Tàu sân bay

Hải quân Trung Quốc hiện đang vận hành hai tàu sân bay là Type 001 Liêu Ninh và Type 002 Sơn Đông; đồng thời họ đang đóng mới tàu sân bay Type 003, tàu sân bay type 004 đang được phát triển.

1687513494550.png

Tàu Varyak sau là tàu Liêu Ninh

Mối quan tâm về các tàu sân bay của Trung Quốc đã có từ những năm 1980, nhưng tham vọng này chỉ trở thành hiện thực khi họ mua được tàu sân bay Varyag cũ từ Ukraine vào năm 1998. Vào thời điểm đó, Varyag chỉ mới hoàn thành 68% và bị tước bỏ tất cả các thiết bị quân sự cũng như động cơ đẩy của nó. Trong khoảng thời gian từ năm 2002-2012 tại Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Đại Liên tiến hành hoàn thiện nó. Ngày 10/8/2011 tàu được thử nghiệm trên biển và đến ngày 25/9/2012, được đưa vào hoạt động. Tàu được đặt tên là Liêu Ninh (CV-16). Tàu sân bay Liêu Ninh có lượng giãn nước lượng giãn nước 67.000 tấn, tốc độ 29 hải lí/giờ; mang được 26 máy bay tiêm kích J-15, 24 trực thăng. Nó là tàu sân bay hoạt động đầu tiên trong biên chế của Hải quân Trung Quốc.

1687513540809.png

Tàu Liêu Ninh

Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, mang tên Sơn Đông (trị giá khoảng 7,2 tỉ USD), được đóng bởi Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Đại liên, hạ thủy vào ngày 26/4/2017, sau khi tiến hành 9 lần thử nghiệm trên biển, ngày 17/12/2019 chiếc tàu này được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc. Về cơ bản nó là bản “sao chép” thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh, nhưng có lượng giãn nước lớn hơn (trên 70.000 tấn đủ tải), tốc độ 31 hải lý/giờ. Tàu Sơn Đông có nhà chứa máy bay lớn hơn, chứa được tổng số 44 máy bay bao gồm: 32 máy bay chiến đấu đa năng J-15; 8 trực thăng vận tải Changhe Z-18, 4 trực thăng Cáp Nhĩ Tân Z-9. Cả hai tàu sân bay trên đều hỗ trợ máy bay cất cánh theo kiểu “nhảy cầu”. Tuy nhiên, ở tàu sân bay Sơn Đông có một cải tiến đáng kể so với Liêu Ninh là đã thay hệ thống đà trượt máy bay bằng một góc boong nhỏ hơn, góc 12,0° thay vì 14,0° trên tàu Liêu Ninh. Đây là một góc lý tưởng để phóng máy bay chiến đấu đa năng Shenyang J-15.

1687513728955.png

Tàu sân bay Sơn Đông

Hiện nay, Trung Quốc đang đóng tàu sân bay thứ 3 (Type-003), trọng tải khoảng 83.000 tấn, dự kiến biên chế vào năm 2023. Tàu sân bay thứ ba này có thể sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân nên hoạt động dài ngày trên biển hơn tàu sân bay Sơn Đông; hỗ trợ máy bay cất cánh bằng máy phóng điện từ (giống tàu sân bay lớp G.Ford của Mỹ), cùng nhiều công nghệ tiên tiến khác. Nó có thể mang được nhiều máy bay chiến đấu hơn, cho phép phóng được các máy bay chiến đấu tàng hình như J-20, J-31. Tham vọng tàu sân bay của Trung Quốc đang được hiện thực hóa, giúp Trung Quốc sớm bắt kịp các nước phương Tây, và có thể vượt qua các nước láng giềng như Ấn Độ, Nga và Nhật Bản. Với những tàu sân bay này, Hải quân Trung Quốc hy vọng có thể triển khai lực lượng ở bất cứ đâu trên đại dương.

1687513833267.png

Tàu sân bay thứ 3 của TQ

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Máy bay trên tàu sân bay

Trung Quốc có không quân hải quân lớn thứ hai thế giới về số lượng và được trang bị các loại máy bay chiến đấu.

Máy bay chiến đấu đa năng trên tàu J-15 (được phát triển và chế tạo dựa trên máy bay Su-33 mua từ Ukraine và được thiết kế kĩ thuật rập khuôn/theo phương pháp thiết kế ngược. Hiện nay, 2 mẫu J-15 đang thử nghiệm trên tàu sân bay Liêu Ninh.

1687514000469.png

Su-33

Chiếc J-15 đầu tiên bay thử vào tháng 8 năm 2009, đến tháng 11 năm 2012, J-15 bắt đầu cất/hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, ngay sau khi tàu sân bay này đưa vào trang bị. J-15 sử dụng 2 động cơ AL-31F của Nga, có 12 điểm treo vũ khí/tải công tác, tuy nhiên có những cải tiến hơn về thiết bị điện tử hàng không và vũ khí, khung máy bay được chế tạo bằng composite để giảm khối lượng.

Tới nay, CNQP Trung Quốc đã sản xuất được khoảng 20 máy bay J-15, là thành phần nòng cốt của Không quân hải quân Trung Quốc.

1687514054546.png

J-15

Một số mẫu máy bay thử nghiệm cũng đã được chế tạo, gồm mẫu 2 ghế lái (có ký hiệu J-15S), được dùng để huấn luyện; bay thử đầu tiên vào tháng 11 năm 2012. Mẫu máy bay này có thể được phát triển thành máy bay tác chiến điện tử (J-15D), tương tự như máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ.

1687514109021.png

J-15D

Một biến thể khác của J-15 đã xuất hiện vào tháng 7 năm 2016 có càng hạ cánh tương thích với hệ thống phóng điện từ để phù hợp với hệ thống phóng và hãm đà cho máy bay trên tàu sân bay tương lai của Trung Quốc.

Với năng lực hiện có, nhiều nhà phân tích cho rằng, công nghiệp hàng không Trung Quốc có khả năng sản xuất nhiều hơn nữa máy bay chiến đấu, vận tải và chuyên dụng... cho nhu cầu của Không quân và Không quân hải quân nước họ.

1687514185516.png

J-15B

b. Tàu chiến đổ bộ

Để hiện thực hóa tham vọng xây dựng lực lượng “hải quân nước xanh”, mở rộng khả năng tác chiến viễn chinh, Hải quân Trung Quốc còn được trang bị vận hành nhiều loại tàu đổ bộ với nhiều kích cỡ và khả năng khác nhau, như: tàu đổ bộ trực thăng (LHD) type 075, tàu vận tải lưỡng cư (LPD) type 071, tàu đổ bộ, xe tăng (LST) type 072A... Thậm chí, họ còn có tham vọng trang bị cho các tàu đổ bộ máy bay cánh cố định.

1687514257656.png

(LPD) type 071

Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào trang bị 8 tàu đổ bộ lớp Ngọc Chiêu (Type-071), lượng giãn nước khoảng 25.000 tấn, tầm hoạt động 10.000 hải lí. Tàu được thiết kế theo nguyên tắc chiến thuật “mang theo cân bằng”, tức là trong quá trình điều động một lần, toàn bộ trang bị tác chiến, vật tư bảo đảm hậu cần và trang bị kỹ thuật liên quan mang theo đều có năng lực tác chiến tổng hợp nhất định và biên chế đồng bộ, binh sĩ tác chiến có thể sử dụng hiệu quả những trang bị này tiến hành nhiệm vụ tác chiến đổ bộ nhanh chóng nên có thể hoạt động liên tục trên biển. Tàu đổ bộ Type 071 là tàu đổ bộ đa năng cỡ lớn, có năng lực đổ bộ mạnh; có thể chở 50 xe tác chiến bọc thép các loại, mang theo 4 tàu đổ bộ đệm khí kích cỡ bằng loại tàu LCAC do Mỹ chế tạo, chở theo tới 4 trực thăng vận tải.

1687514335516.png

(LPD) Type 071

Type 071 có thể dùng làm tàu mẹ của tàu đổ bộ, vận chuyển binh sĩ, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe đổ bộ để triển khai các hoạt động tác chiến đổ bộ. Sứ mạng chính của tàu này là hỗ trợ cho tác chiến đổ bộ của Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, Type 071 còn có thể hoạt động như một soái hạm của lực lượng đặc nhiệm; tiến hành và hỗ trợ các nhiệm vụ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và chống cướp biển. Năm 2008, 3 tàu Type-071 đã được triển khai tham gia chiến dịch chống cướp biển tại vịnh Aden. Trung Quốc thành công trong việc tự chế tạo tàu đổ bộ đa năng cỡ lớn đã giúp thực lực tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc tăng về chất; một sự thay đổi quan trọng đối với khả năng nước xanh của Hải quân Trung Quốc.

Tàu đổ bộ xe tăng Type 072 được chế tạo và trang bị của Hải quân Trung Quốc những năm gần đây, là yếu tố cốt lõi trong khả năng đổ bộ của Hải quân Trung Quốc. Với khoảng 26 chiếc đã được xác nhận đang phục vụ, Hải quân Trung Quốc có khả năng tiến hành các hoạt động đổ bộ ở vùng biển ven bờ khu vực Đông Nam Á, cũng như thực hiện đổ bộ đường biển bên ngoài. Tàu có khả năng vận chuyển quân, vận chuyển số ít xe tăng, xe bọc thép. Tàu chủ yếu dùng cho các nhiệm vụ như vận chuyển lực lượng đổ bộ thực hiện đổ bộ lên bờ, vận chuyển tiếp tế, đưa đón thương binh cùng với các hành động quân sự phi chiến tranh khác. Tải trọng lớn, có sân đỗ máy bay trực thăng, giúp cho tập kết lượng lớn lực lượng ở khu vực đổ bộ trong thời gian ngắn nên đã cải thiện rõ rệt năng lực tác chiến đổ bộ và đánh chiếm đảo.

1687514461022.png

Tàu đổ bộ xe tăng Type 072

Sự phát triển của những lớp tàu đổ bộ đã cho thấy một bước phát triển của tác chiến đổ bộ đã được Trung Quốc tính toán kỹ càng. Trong khi đó, nước này đang tìm cách thúc đẩy yêu sách chủ quyền ở các vùng biển xung quanh, nhất là yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý và bất hợp pháp ở Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực thì việc xây dựng năng lực tiến công đổ bộ là một trong những vấn đề ưu tiên của Quân đội Trung Quốc, qua đó phát đi một loại “tín hiệu” với khu vực. Lực lượng đổ bộ của Trung Quốc cũng có thể trở thành nhân tố mang tính quyết định trong tình hình xảy ra xung đột ở xung quanh Trung Quốc.

Loại tàu
Kiểu/loại
Tính năng
Tàu vận tải lưỡng cư (LPD)
Type 071 (lớp Yuzhao)​
- Lượng giãn nước 25.000 tấn
- Tốc độ lơn nhất 25 hải lí/giờ
- Phạm vi hoạt động 10.000 hải lí ở tốc độ 18 hải lí/giờ
- Chở được 4 trực thăng Z-8, 800 quân
Tàu đổ bộ xe tăng (LST)
- Type 072, lớp Vũ Khang (Yukan); Type 072A, lớp Vũ Đình (Yuting I); Type 072II, lớp Vũ Đình II (Yuting II); Type 072III, lớp Vũ Đình III (Yuting III)​
- Lượng giãn nước 4.170 đến 7.000 tấn;
- Tốc độ lớn nhất 18 hải lý
- Phạm vi hoạt động lơn nhất 3.000 hải lí ở tốc độ 14 hải lí/giờ;
- Thuỷ thủ : 104 đến 130 người
- Chở được 10–11 xe tăng, hoặc 500 tấn hàng hóa, hoặc 100–250 quân trang bị đầy đủ; hoặc 200 quân và đại đội súng chống tăng 82 mm
- Có sân đỗ cho trực thăng
- Vũ khí:
+ Pháo hải quân nòng đôi 57 mm
+ Pháo hải quân nòng đôi 37 mm
Tàu đổ bộ, hạng trung (LSM)
Type 073 III, Vũ Đăng (Yudeng);
Type 073A Yunshu​
- Lượng giãn nước 1.850 đến 2.000 tấn;
- Tốc độ lớn nhất 15 hải lý/giờ
- Phạm vi hoạt động 1.500 hải lí
- Chở được 250 tấn hoặc 5 xe tăng hạng trung bình hoặc 10 xe tăng hạng nhẹ lội nước hoặc 500 quân được trang bị đầy đủ
Tàu đổ bộ
- Type 074A (Yubei)
- Type 074 (Yuhai)​
- Lượng giãn nước 800 tấn;
- Tốc độ 18 hải lý/giờ
- Phạm vi hoạt động 1.000 hải lí;
- Thuỷ thủ : 56
- Chở được 2 xe tăng, 250 đến 350 quân
Tàu tiến công đổ bộ
Type 075 (NATO định danh là lớp Yushen)​
- Lượng giãn nước 30.000 đến 40.000 tấn

- Chở được 30 trực thăng và hàng trăm binh sĩ
- Vũ khí:
+ Hệ thống vũ khí phòng thủ điểm H/PJ-11 30 mm
+ Tên lửa đất đối không tầm ngắn HQ-10 SAM
- Có sàn chứa trực thăng
Type 076​
Đang được lên kế hoạch đóng

.....
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top