[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

c. Tàu khu trục

Tàu khu trục là lực lượng tác chiến mặt nước chủ yếu lớn nhất trong Hải quân Trung Quốc. Trong đó có, tàu khu trục tên lửa lớp Lữ Dương I/II/II, Type - 052B/C/D đã lên tới 21 tàu. Trong đó có 11 chiếc Type-052D được đặt biệt danh là tàu chiến “Aegis Trung Quốc” (Từ "Aegis" xuất phát từ thần thoại Hy Lạp, với hàm ý là một chiếc khiên bảo vệ, vì Aegis là chiếc áo khoác (khiên) của thần Zeus. Còn hệ thống chiến đấu Aegis là một hệ thống vũ khí hải quân tích hợp của Mỹ do Hãng Lockheed Martin sản xuất. Nó sử dụng công nghệ máy tính và radar mạnh mẽ để theo dõi và dẫn đường cho vũ khí tiêu diệt mục tiêu đối phương, là một phần của phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa BMD của Mỹ, châu Âu, NATO. Hệ thống Aegis được đưa vào sử dụng lần đầu đầu tiên từ năm 1987 trên tàu tuần dương Ticonderoga, năm 1991, có một biến thể sử dụng trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Ban đầu được sử dụng bởi Hải quân Mỹ. Hiện nay, Aegis cũng được sử dụng bởi Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, Hải quân Tây Ban Nha, Hải quân Na Uy, Hải quân Hàn Quốc và Hải quân Austrailia. Đến nay, đã có hơn 100 tàu chiến được trang bị hệ thống Aegis) do có nhiều điểm tương đồng với các tàu khu trục lớp Arleigh Burke trong biên chế của Hải quân Mỹ.

1687682246613.png

Type-052D

Tàu Type-052D là thành phần quan trọng của biên đội tàu sân bay Trung Quốc và được cho là một trong những tàu chiến mạnh nhất thế giới. Tàu dài 157m, rộng 17m và có lượng giãn nước 7.500 tấn. Tàu được trang bị: 4 radar mạng pha quét điện tử chủ động Type-346A để thực hiện nhiệm vụ cảnh giới phòng không, phát hiện mục tiêu xung quanh biên đội tàu chiến, đặc biệt là cụm tàu sân bay chiến đấu. Tàu có 64 ống phóng tên lửa thẳng đứng đa năng GJB 5860-2006 (giống Mk-41 của Mỹ), có thể phóng được tất cả các tên lửa trên tàu, như: TLPK tầm xa, đa kênh HHQ-9B (tương tự như S-300F của Nga), TLHT tiến công mặt đất DH-10 (tương tự Tomahawk của Mỹ). Tàu còn được trang bị 8 tên lửa chống tàu YJ-83, pháo chính cỡ nòng 100mm, hai hệ thống vũ khí phòng thủ cực gần (CIWS) Type-1130, 6 ngư lôi chống ngầm cùng 4 bệ phóng đạn phản lực có khả năng tiến công tàu ngầm ở khoảng cách 5km. Tàu cũng có bãi đáp và nhà chứa cho một trực thăng cỡ trung.

1687682273201.png

Type-052D

Hiện nay, các tập đoàn đóng tàu Nhà nước Trung Quốc đang đóng tàu khu trục hiện đại Type-055, có lượng giãn nước lớn hơn Type-052D. Tàu được trang bị radar mạng pha quét điện tử chủ động; khoảng 112 đến 128 ống phóng thẳng đứng đa năng, có thể phóng được tất cả các tên lửa có trên tàu như: TLPK, TLHT… cùng 6 ống phóng ngư lôi có thể tiêu diệt tàu ngầm, đánh chặn ngư lôi của đối phương. Đặc biệt, tàu có hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống quản lý chiến đấu, chỉ huy và kiểm soát… để làm nhiệm vụ chỉ huy và phòng không cho biên đội tàu sân bay. Type 055 là tàu khu trục mạnh thứ hai thế giới sau DDG-1000 (tàu lớp Zumwalt) của Hải quân Mỹ.

1687682473843.png

Type-055

Tên gọi
Kiểu loại
Tính năng
Tàu khu trục​
Type 051B Lữ Hải (Luhai)
Type 051C, lớp Lữ Châu (Luzhou)
- Lượng giãn nước 6.700 đến 7.100 tấn;
- Tốc độ lớn nhất 31 hải lý/giờ
- Phạm vi hoạt động 3.500 hải lí
- Thuỷ thủ : 250 người (40 sĩ quan)
- Radar: mảng pha tìm kiếm trên không 3D Fregat-MAE-5, tìm kiếm bề mặt kiểu 364, ngắm mục tiêu qua đường chân trời Mineral-ME, theo dõi mục tiêu mảng pha 3D Tombstone, điều khiển hỏa lực loại 347G băng tần I
- 16 tên lửa chống hạm YJ-12
- 32 ống phóng thẳng đứng H / AJK16 HQ-16
- 1 pháo Type 79A 100mm kép
- 6 ống phóng ngư lôi
- 2 hệ thống tên lửa chống tàu ngầm
- 1 đến 2 trực thăng: (Ka-28 hoặc Harbin Z-9 C)
Type 052B, 052C, 052D- Lượng giãn nước 4.674 tấn đến 7.500 tấn
- Tốc độ lớn nhất 31 hải lí/giờ
- Phạm vi hoạt động 4.500 đến 5.000 hải lí, ở tốc độ 15 hải lí/giờ
- Thuỷ thủ: 266 người
- Chở được 2 trực thăng;
- Vũ khí mang theo là TLPK HQ-7, HHQ-9 SAM, TLHT chống tàu và tiến công đất liền YJ-18 SSM, YJ-83, tên lửa chống ngầm CY-5 ASW; hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 CIWS H/PJ12; hệ thống rocket chống ngầm Type 67…
- Các hệ thống radar trinh sát phát hiện mục tiêu như: kiểu 346A, 518, 346 (tìm kiếm trên không, kiểm soát hỏa lực), kiểu 517 (tìm kiếm trên không), kiểu 364 (tìm kiếm trên không và bề mặt), kiểu 344 (điều khiển hỏa lực của pháo chính), kiểu 366 (điều khiển hỏa lực YJ-62)
- Hệ thống sonar…
- Hệ thống phóng mồi bẫy Type 726-4
Type 055
(Renhai)
- Lượng giãn nước 13.000 tấn
- Tốc độ lớn nhất 30 hải lí/giờ
- Phạm vi hoạt động 5.000 hải lí
- Thuỷ thủ hơn 300 người
- Chở được 2 trực thăng hạng trung: Cáp Nhĩ Tân Z-9, Changhe Z-18, có sân đáp trực thăng
- 24 ống phóng tên lửa tầm ngắn HQ-10
- 112 hệ thống phóng thẳng đứng
- Tên lửa đối không HHQ-9
- TLHT chống hạm YJ-18; TLHT tiến công đất liền CJ-10
- Ngư lôi chống tàu ngầm phóng tên lửa
- 2 bộ ống phóng ngư lôi 324mm; ngư lôi Yu-7
- Radar 346B (băng tần C/S); radar băng tần X
- Hệ thống tác chiến điện tử
Khinh hạm (Frigate)
Type 052, lớp Lữ Hộ (Luhu)Là lớp tàu khu trục tên lửa tự hành đa nhiệm hiện đại đầu tiên của Trung Quốc
- Lượng giãn nước 4.800 tấn
- Tốc độ lớn nhất 31 hải lí/giờ
- Phạm vi hoạt động 5.000 hải lý ở tốc độ 15 hải lí/giờ
- Chở được 2 trực thăng chống ngầm Harbin Z-9C
- Thuỷ thủ 260 người
- Vũ khí
+ 16 hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83 (C-803)
+ 8 bệ phóng TLPK HQ-7 (16 tên lửa)
+ 01 Pháo hạm nòng kép Type 79A (PJ-33A) 100mm
+ 2 ngư lôi chống ngầm Yu-7
+ 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 CIWS H/PJ12
+ 2 hệ thống rocket chống ngầm Type
- 2 hệ thống phóng mồi bẫy Type 726-4
Tàu hộ tống (tàu khu trục nhỏ, khinh hạm, frigate)
- Type 054, lớp Giang Khải I (Jiangkai I)
- Type 054A, lớp Giang Khải II (Jiangkai II)
Tàu type 054 và các biến thể của nó có:
- Lượng giãn nước từ 3.900 tấn đến 4.300 tấn
- Phạm vi hoạt động 3.800 đến 8.025 hải lí
- Thủy thủ đoàn : 165 người
- Hệ thống cảm biến và xử lí tín hiệu gồm:
+ Radar tìm kiếm trên không/ trên mặt nước băng tần E / F
+ Radar điều khiển hỏa lực băng tần I / J
+ Radar điều khiển hỏa lực, băng tần I
+ Radar tìm kiếm bề mặt, băng tần I
+ Radar điều khiển hỏa lực 100 mm
+ Radar dẫn đường Racal RM-1290, băng tần I
+ Hệ thống sonar chủ động/thụ động tần số trung bình
+ Hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-4B / 6 (phát triển từ Thomson-CSF TAVITAC)
- Vũ khí trên tàu, gồm:
+ Tên lửa chống hạm
+ TLPK tầm ngắn HQ-10
+ Súng hải quân 100 mm Kiểu 210
+ AK-630 6 nòng 30 mm CIWS súng
+ Ngư lôi 324 mm
+ Tên lửa mồi nhử
- Tác chiến điện tử:
+ Máy thu cảnh báo radar Kiểu 922-1
+ Hệ thống HZ-100 ECM & ELINT
+ Hệ thống gây nhiễu tên lửa Kashtan-3
- 01 trực thăng Ka-28 'Helix' hoặc Harbin Z-9 C
Type 053H3 Type 053H1
Type 053H1G và các biến thể
- Lượng giãn nước từ 2000 đến 2400 tấn
- Tốc độ lớn nhất 28 hải lý / giờ
- Phạm vi hành trình 5.000 hải lý, ở tốc độ 15 đến 16 hải lí/giờ
- Thuỷ thủ 168 (với 30 sĩ quan)
- Hệ thống cảm biến và xử lí:
+ Radar tìm kiếm bề mặt loại, băng tần E / F
+ Tìm kiếm trên không tầm xa 2D, băng tần A
+ Radar điều khiển hỏa lực tên lửa đất đối không , băng tần J
+ Radar tìm kiếm bề mặt và điều khiển hỏa lực SSM, băng tần I
Radar điều khiển hỏa lực cho súng chính, băng tần G / H
Radar dẫn đường, băng tần I
- Hệ thống tác chiến điện tử & mồi nhử
- Vũ khí:
+ Tên lửa đất đối không HQ-7 hoặc HQ-10
+ Pháo tự động 100 mm
+ Pháo 37 mm hoặc 30 mm
+ Bệ phóng tên lửa
- Trực thăng: 01 Cáp Nhĩ Tân Z-9 C
Type 056, Type 056A- Lượng giãn nước từ 1.500 tấn
- Tốc độ lớn nhất 25 hải lí/giờ
- Phạm vi hành trình 3.500 hải lý ở tốc độ 16 hải lí/giờ
- Thuỷ thủ 78 người
- Hệ thống cảm biến và xử lí:
+ Radar tìm kiếm trên không/ bề mặt
+ Radar điều khiển hỏa lực
+ Sonar mảng kéo và sonar có độ sâu thay đổi
- Vũ khí
+ Pháo AK-176, 30 mm
+ Tên lửa chống tàu
+ Ngư lôi 324 mm
- Trực thăng hạng trung Cáp Nhĩ Tân Z-9
Tàu hộ tốngType 037II/037IG- Lượng giãn nước 400–500 tấn
- Tốc độ lớn nhất 30,5 hải lí/giờ
- Phạm vi hoạt động 2.000 hải lí ở tốc độ 14 hải lí/giờ
- Hệ thống cảm biến và xử lí:
+ Radar tìm kiếm bề mặt “Pot Head”
+ Sonar chủ động tần số cao kính thiên văn SJD-3
- Vũ khí:
+ Pháo 57 mm
+ Pháo 25 mm
+ Bệ phóng tên lửa chống tàu ngầm RBU-1200 hoặc Type 81 ASW
+ Cối chống tàu ngầm BMB-2
+ Thuỷ lôi

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

d. Tàu ngầm

Tàu ngầm từ lâu đã trở thành một trong ba trọng tâm của Hải quân Trung Quốc (hai lực lượng còn lại là máy bay và tàu tác chiến). Lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc gồm các loại tàu ngầm đang hoạt động được tổ chức thành ba hạm đội: Hạm đội Biển Bắc, Hạm đội Biển Đông và Hạm đội Nam Hải. Theo kế hoạch phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc thì tàu ngầm vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò chi phối hàng đầu trong lực lượng tiến công của Hải quân Trung Quốc.

Vào năm 1993, Trung Quốc sở hữu 47 tàu ngầm, bao gồm 01 chiếc mang tên lửa đường đạn lớp Hạ, 05 tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Hán, 34 tàu ngầm dùng nhiên liệu diesel lớp Romeo (thời Liên Xô) từ thập niên 1950 cùng 06 tàu ngầm lớp Romeo thế hệ cũ hơn. Điều này cho thấy Trung Quốc không thực sự sở hữu đội tàu ngầm tốt nhất. Tuy nhiên, sau gần 30 năm tăng cường phát triển ngành CNQP, đến nay Trung Quốc đã có lực lượng tàu ngầm tương đối lớn.

Hiện nay, Hải quân Trung Quốc được trang bị 66 tàu ngầm do các tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc sản xuất, trong đó có 9 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đường đạn.

1687682645778.png

Tàu ngầm Type 092

Tàu ngầm Type 092 (NATO định danh là lớp Xia/lớp Hạ) - 01 chiếc đang hoạt động; tàu ngầm Type 094 (NATO định danh là lớp Jin/lớp Tấn) - 06 chiếc được đưa vào biên chế 02 chiếc nữa được lên kế hoạch; tàu ngầm Type 096 (NATO định danh là lớp Tang) - 06 chiếc đã lên kế hoạch, 02 chiếc đang được chế tạo.

Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đường đạn

Hải quân Trung Quốc hiện đang vận hành hai lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đường đạn (Type 092, Type 094) với một lớp khác đang được đóng (Type 096).

1687682840871.png

Tàu ngầm Type 094

Tàu ngầm hạt nhận mang tên lửa đường đạn đầu tiên của Trung Quốc, tàu ngầm Type 092, được đóng vào năm 1978, hạ thủy năm 1981 và đưa vào hoạt động năm 1983. Vũ khí chính của nó là tên lửa đường đạn hạt nhân JL-1A SLBM, với 12 ống phóng, và 06 ống ngư lôi 533 mm. Tầm bắn 2.500 km của tên lửa JL-1A chỉ cho phép Type 092 phóng tên lửa tiến công các mục tiêu trong khu vực gần. Tiến công các mục tiêu ở xa hơn đòi hỏi tàu ngầm phải di chuyển đến gần vùng biển của đối phương.

1687683001977.png

Tàu ngầm Type 092

Hiện nay tàu Type 092 đã cũ nên Công ty TNHH Công nghiệp nặng Đóng tàu Bột Hải, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) đã sản xuất một lớp tàu ngầm mang tên lửa đường đạn chạy bằng năng lượng hạt nhân mới, Type 094.

Chiếc Type 094 đầu tiên được đóng vào năm 1999 và hoàn thành vào tháng 7 năm 2004. Đến năm 2021, Trung Quốc đã vận hành 6 tàu ngầm mang tên lửa đường đạn Type 094. Những tàu này được triển khai ở căn cứ hải quân Longpo trên đảo Hải Nam. Tàu ngầm Type 094 (lớp Jin) được cho là đã bị ảnh hưởng bởi sự hỗ trợ của Nga. Nó có 12 ống phóng cho tên lửa JL-2 (tầm bắn khoảng 8.000 km), có thể mang 3 đến 4 đầu đạn MIRV (Đầu đạn MIRV (multiple independently targetable reentry vehicle) còn gọi là đầu đạn đa đầu hướng, là một loại tên lửa có chứa nhiều đầu đạn, mỗi một đầu có khả năng nhắm vào nhiều mục tiêu khác nhau trong cùng một lúc. Hiện nay đã xác nhận chỉ có Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Iran, và Pakistan sở hữu những hệ thống tên lửa MIRV này. Ấn Độ và Israel nghi ngờ là đang phát triển hoặc đã sở hữu loại đầu đạn MIRV này). Vì vậy, dù Type 094 chỉ tuần tra các vùng biển gần Trung Quốc nhưng vẫn có khả năng phóng tên lửa chống lại các mục tiêu lục địa của Mỹ. Rõ ràng, các tàu tên lửa đường đạn này tạo thành khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc.

1687682973980.png


Từ năm 2020, Trung Quốc bắt đầu phát triển tàu ngầm Type 096. Thông tin sơ bộ cho biết, tàu có lượng giãn nước 16.000 tấn khi đầy tải. Vỏ tàu có khả năng chịu áp suất cực cao. Tàu có khả năng mang tên lửa đường đạn có đầu đạn hạt nhân JL-3 có tầm phóng khoảng 12.000 km. Nhưng đến nay, Trung Quốc vẫn giữ bí mật thông tin về loại tàu ngầm này.

1687683591077.png



Một số tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đường đạn điển hình

Tên gọi
Tính năng
Tàu ngầm Type 092 (NATO định danh là lớp Xia)
Số lượng: 01 chiếc đang hoạt động.
- Lượng giãn nước 8.000 tấn
- Tốc độ 22 hải lý/giờ
- Phạm vi hoạt động: vô hạn
- Độ sâu kiểm tra: 300 m
- Thuỷ thủ 100 người
- Vũ khí:
+ Ống phóng ngư lôi 533 mm
+ 12 tên lửa đường đạn hạt nhân (SLBM) JL-1A tầm phóng 2.500 km
Tàu ngầm Type 094 (NATO định danh là lớp Jin)
Só lượng: 6 chiếc được đưa vào biên chế; 2 chiếc được lên kế hoạch
- Lượng giãn nước 11.000 tấn
- Tốc độ lớn hơn 20 hải lý/giờ
- Phạm vi hoạt động: vô hạn
- Độ sâu hoạt động: 300 m, tối đa 390m
- Thuỷ thủ người
- Vũ khí:
+ Ống phóng ngư lôi 533 mm
+ 12 tên lửa đường đạn hạt nhân (SLBM) JL-2 tầm phóng tối đa 8.000 km
Tàu ngầm Type 096 (NATO định danh là lớp Tang)6 chiếc đã lên kế hoạch, 2 chiếc đang được xây dựng; dự kiến lớp tàu ngầm Type 096 của Trung Quốc sẽ mang tên lửa đường đạn JL-0 có tầm bắn 12.000 km
.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân (Type 091, Type 093)

(Tàu ngầm tiến công hay tàu ngầm sát thủ là loại tàu ngầm được thiết kế đặc biệt cho mục đích tiến công và đánh chìm các tàu ngầm khác, tàu chiến trên mặt nước và tàu buôn. Chúng cũng được sử dụng để bảo vệ các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm tên lửa . Một số tàu ngầm tiến công cũng được trang bị TLHT, tăng phạm vi nhiệm vụ tiềm năng của chúng để bao gồm các mục tiêu trên bộ. Tàu ngầm tiến công có thể chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chạy bằng điện diesel (thông thường))

Trung Quốc là quốc gia châu Á đầu tiên và là quốc gia thứ 5 trên toàn cầu thiết kế, chế tạo và vận hành thành công tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Hải quân Trung Quốc hiện có 02 loại tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân đang phục vụ là tàu ngầm Type 091 (NATO định danh là lớp Hán), Type 093 (NATO định danh là lớp Thương) và một loại khác đang được phát triển là tàu ngầm Type 095 (NATO định danh là lớp Sui).

1687749357972.png

Type 091

Chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Type 091 (lớp Han) đầu tiên của Trung Quốc được đặt đóng vào năm 1967 nhưng mãi đến năm 1974 mới được hoàn thiện. Sau đó, 4 tàu ngầm khác cùng chủng loại được chế tạo, chiếc cuối cùng được hạ thủy vào năm 1991.

Tàu lớp Hán chủ yếu hoạt động ở vùng biển địa phương, nhưng với những cải tiến gần đây, chúng có thể gây ra mối đe dọa lớn bằng cách hoạt động sâu ở Tây TBD và tiến công các mục tiêu ít được tàu chống ngầm bảo vệ.

Tàu ngầm Type 093 (lớp Shang/lớp Thương), được phát triển bắt đầu vào năm 1994 sau khi Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tiếp tục ủng hộ phát triển tàu ngầm hạt nhân. Chiếc Type-093 đầu tiên được hạ thủy năm 2002 và đưa vào hoạt động năm 2006. Sau này Nhà máy đóng tàu Bột Hải thuộc Tổng công ty Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc tiếp tục hiện đại hoá lớp tàu này và cho ra biến thể Type 093A, Type 093B, Type 093G. Hiện nay, Hải quân Trung
Quốc đang sử hữu 06 chiếc tàu ngầm Type 093 và các biến thể của nó.

Tàu ngầm Type 093 có thể sánh ngang với lớp Victor III của Nga, đánh dấu một bước tiến quan trọng đối với tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc. Type 093 từng là tâm điểm nhận được nhiều sự quan tâm của giới phân tích quân sự Mỹ và châu Á. Những tàu ngầm như vậy có thể hộ tống các tàu ngầm mang tên lửa đường đạn trong tương lai cũng như tiến công các nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc trong lòng đại dương sâu thẳm.

1687749444933.png

Tàu ngầm Type 093

Tên gọi
Tính năng
Tàu ngầm hạt nhân tiến công SSN (Nuclear Attack Submarine) Type 091-lớp Hán (Han)
Số lượng 03 chiếc
- Lượng giãn nước 5.500 tấn;
- Tốc độ 25 hải lý/giờ
- Phạm vi hoạt động: không giới hạn
- Thuỷ thủ 75 người
- Vũ khí: Ống phóng ngư lôi 533 mm
Tàu ngầm hạt nhân tiến công SSN (Nuclear Attack Submarine) Type 093, Type 093G
Số lượng 09 chiếc
- Type 093, Type 093G - lớp Thương (Shang) có 09 chiếc
- Lượng giãn nước 7.000 tấn.
- Type 093 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm hoặc 650 mm
- Vũ khí:
+ Tên lửa chống hạm YJ -12 hoặc YJ-82
+ TLHT chống hạm
+ Biến thể Type 093G có tên lửa chống hạm YJ-18, TLHT chống tàu CJ-10

Type 095 là một lớp tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ thứ ba được lên kế hoạch cho Hải quân Trung Quốc. Sau tàu ngầm Type 093 Trung Quốc tiến hành phát triển và sản xuất tàu ngầm hạt nhân Type 095 có tính năng tương đương với các tàu ngầm tiên tiến nhất hiện nay (lớp Los Angeles) của Mỹ.

Type-095 đánh dấu việc Trung Quốc đã hoàn thiện công nghệ cốt lõi để phát triển tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 3. Bắc Kinh vẫn giữ bí mật về dự án Type-095, tuy nhiên nhiều khả năng loại tàu ngầm tối tân này sẽ xuất hiện trong một vài năm tới. Hiện chưa rõ các bước phát triển hai lớp tàu ngầm này đã đạt đến mức nào. Tuy nhiên, giới quan sát quân sự quốc tế đánh giá, Trung Quốc vẫn cần nhiều thời gian để phát triển các tàu ngầm hạt nhânType-095 và Type-096.

1687750027655.png

Đề án tàu ngầm Type-095/96

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng thông thường

Hải quân Trung Quốc trong những năm 1990 đã tìm cách mua một tàu ngầm thông thường hiện đại với điểm nhấn là cảm biến, vũ khí và các khả năng hiện đại để giao tranh với tàu ngầm của đối phương trong chiến tranh hiện đại, điển hình là lớp Kilo từ Nga. Mặc dù đã mua lớp Kilo, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển các thiết kế bản địa.

1687750136822.png

Type-035/035B

Đầu tiên, phải kể đến 20 tàu ngầm lớp Minh (Type-035/035B,G), 17 tàu ngầm lớp Tống (Type-039) và 4 chiếc lớp Nguyên (Type-039A/Type 41). Đây là những tàu ngầm đầu tiên do Trung Quốc đóng với đặc điểm thân tàu hiện đại, có khả năng mang TLHT chống tàu và đạn phản lực chống ngầm. Tàu ngầm nội địa đầu tiên của Trung Quốc được cho là Type 035 (lớp Ming), được đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 1974. Có tổng cộng 21 chiếc được chế tạo. Hiện nay có khoảng 17 tàu vẫn đang được sử dụng, các tàu sau này sử dụng hệ thống sonar hiện đại, bao gồm cả DUUX-5 của Pháp. Các vỏ sau của lớp Ming có thể đã được sử dụng để thử nghiệm động cơ đẩy không phụ thuộc vào không khí (AIP), điều này sẽ làm giảm đáng kể độ ồn của tàu ngầm. Các tàu lớp Ming được cho là đã diễn tập thường xuyên hơn kể từ giữa những năm 2000 và thực hiện các cuộc xâm nhập gần đây vào vùng biển Nhật Bản.

1687750224807.png

Type 039

Tàu ngầm Type 039 ( NATO gọi là lớp Song) là một lớp tàu ngầm diesel-điện của Trung Quốc. Đây là lớp tàu ngầm diesel-điện đầu tiên được phát triển hoàn chỉnh tại Trung Quốc. Chiếc Type 039 đầu tiên được hạ thủy vào năm 1994 và thử nghiệm trên biển vào năm 1995. Đến năm 2006, khoảng 13 thân tàu đã được xác nhận là sẽ được đóng cho đến nay, cho thấy lớp tàu này đã hoạt động tốt. Lớp Song thể hiện một cột mốc quan trọng đối với các thiết kế tàu ngầm bản địa, có khả năng tương đương với các tàu ngầm phương Tây đương thời. Đến năm 2007, Trung Quốc phát triển thêm tàu ngầm Type 039A (Type 041 - lớp Yuan/Nguyên) là tàu ngầm bản địa mới nhất của Trung Quốc được trang bị hệ thống đẩy không dựa vào không khí (AIP) để đạt được khả năng hoạt động im lặng tối đa và được trang bị ngư lôi và TLHT của Trung Quốc. Lớp tàu ngầm này dự kiến sẽ có khả năng vượt trội hơn đáng kể so với lớp Kilo và lớp Song. Đến nay, đã có ít nhất 17 chiếc được hoàn thành và đưa vào hoạt động, 3 chiếc nữa đang được đóng.

1687750308920.png

Type 041

Chưa dừng ở đó, Hải quân Trung Quốc tiếp tục mở rộng đội tàu ngầm. Theo trang Popular Mechanics, kế hoạch của Trung Quốc là có 76 chiếc vào năm 2030, trong khi Mỹ có 66 tàu ngầm. Khi đó, đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng lớn thứ nhất trên thế giới.

Tác chiến tàu ngầm được coi là một phần quan trọng trong học thuyết phòng thủ bờ biển của Hải quân Trung Quốc. Việc ngành Công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc đã cung cấp cho Hải quân Trung Quốc rất nhiều tàu ngầm sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho Hải quân Trung Quốc khi tác chiến ở những vùng biển gần cũng như những vùng biển sâu trên đại dương xa xôi.


1687750353653.png

Type 041

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

f. Tên lửa hải đối đất

Tên lửa đường đạn

Tên lửa đường đạn biển đối đất đầu tiên phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc là Type JL-1 (NATO định danh là CSS-N-3), do Trung Quốc chế tạo từ cuối những năm 80 dựa trên mẫu tên lửa Granis của Nga để trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092.

1687837589229.png

Tên lửa JL-1

Chương trình phát triển tên lửa JL-1 được khởi động năm 1967, đến đầu những năm 1970 thì hoàn thành thiết kế. Dẫu vậy, trong suốt 10 năm sau đó mẫu tên lửa thử nghiệm vẫn không thể hoàn thiện, bởi vì nền khoa học - kỹ thuật của Trung Quốc khi đó không đủ khả năng phát triển công nghệ động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho JL-1 dẫn đến tiến độ chương trình bị trì trệ. Mãi tới đầu những năm 1980, CNQP Trung Quốc mới sản xuất quả tên lửa JL-1 đầu tiên. Nó có trọng lượng 14,7 tấn, dài 10,7m, đường kính thân 1,4m.

JL-1 được kết cấu 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, đạt tầm bắn 1.770km, biến thể JL-1A phát triển vào đầu những năm 1990 có tầm bắn 2.500km; có thể tự dẫn đường bằng quán tính theo quỹ đạo đường đạn căn cứ trên tính toán trước, sai số đến 10 km. JL-1 được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092, con tàu có thể mang 12 quả đạn chứa trong bệ phóng thẳng đứng đặt sau thượng tầng tàu. Từ năm 1996 đến nay, Trung Quốc phát triển thêm biến thể JL-1A để trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 093/Shang (lớp Thương).

1687837748739.png

Tên lửa JL-1

Sau JL-1 Trung Quốc tiếp tục phát triển dòng tên lửa đường đạn thứ hai phóng từ tàu ngầm Julang-2 (JL-2, đọc theo âm Hán Việt là Cự Lang-2), theo phân loại của phương Tây là kiểu CSS-NX-4, là một biến thể hải quân của tên lửa đường đạn xuyên lục địa phóng từ đất liền DF-31. JL-2 được trang bị cho tàu ngầm Type 094.

1687837800848.png

Tên lửa JL-2

JL-2 có thể mang 1 đầu đạn hạt nhân nặng 25 tấn hoặc 3 đầu đạn nặng 4 đến6 tấn; tầm bắn, lên tới 7.200 đến 8.000 km, độ chính xác 300 đến 500 m có thể từ bờ biển Trung Quốc phóng đến Alska, Guam, Hawai (Mỹ) và khu vực Sibiria của Nga. Ngoài tên lửa JL-2 loại cơ bản, Trung Quốc còn phát triển 2 biến thể JL-2A và JL-2B. Trong đó, JL-2A có tầm phóng khoảng 9.000 km, JL-2B có tầm phóng khoảng 8.000 km.

Hiện nay, Trung Quốc đang tiếp tục nghiên cứu chế tạo tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm thế hệ thứ ba JL-3 với sức tiến công mạnh hơn, tầm phóng xa hơn để trang bị cho tàu ngầm năng lượng hạt nhân Type 096. JL-3 có tầm phóng lên đến 10.000 đến 12.000 km; có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu nặng khoảng 15 tấn. Ngày 24/11/2018, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm tên lửa JL-3 trên tàu ngầm ở biển Hoàng Hải. Hiện nay, tên lửa này vẫn trong giai đoạn thử nghiệm. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (The South China Morning Post) phải đến khoảng năm 2025, Trung Quốc mới có thể tích hợp hoàn toàn JL-3 vào tàu ngầm Type 096.

1687837887710.png

Tên lửa JL-2

Các chuyên gia quân sự của Trung Quốc nhận định: JL-3 khi được đưa vào biên chế, sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng của lực lượng hạt nhân chiến lược, nếu được phóng từ bờ biển Trung Quốc toàn bộ khu vực châu Âu và Mỹ đều nằm trong phạm vi tiến công của tên lửa này. Nó khẳng định khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc sẽ được tăng cường đáng kể khi JL-3 đạt được tầm bắn đầy đủ; tạo cho Trung Quốc nhiều quyền lực hơn trong các vấn đề quân sự, ngoại giao và kinh tế.

Tên lửa hành trình YJ-83

YJ-83 ( NATO gọi là CSS-N-8) là một TLHT chống tàu cận âm đầu tiên của Trung Quốc. Nó được sản xuất bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. YJ-83 có tầm bắn 180 km, tốc độ tối đa 0,9 March; được đưa vào trang bị năm 1998-1999. Hiện nay, YJ-83 được trang bị cho phần lớn các tàu chiến mặt nước của Trung Quốc như tàu khu trục Type 052. YJ-83 có các biến thể YJ-83K, YJ-83KH phóng từ trên không; C-802, C-802A, C -802AK là các biến thể phóng từ tàu chiến, mặt đất và đường không dành cho xuất khẩu.

1687838023449.png

YJ-83

Tên lửa hành trình YJ-18


YJ-18 ( NATO gọi là CH-SS-NX-13) là một họ TLHT chống hạm và tiến công đất liền của Trung Quốc. YJ-18 có tầm bắn 540 km. Một số nhà phân tích phương Tây tin rằng YJ-18 là bản sao của 3M-54E (của Nga). YJ-18 có thể được phóng từ các hệ thống phóng thẳng đứng, từ các ống phóng ngư lôi của tàu ngầm. YJ-18 được triển khai trên tàu khu trục Type 052D và tàu khu trục Type 055.

1687838100079.png


YJ-18 có các biến thể:

YJ-18: tiến công đất liền nguyên bản phóng từ tàu.

YJ-18A: chống tàu phóng thẳng đứng, được triển khai trên các tàu khu trục Type 052D và Type 055.

YJ-18B: phóng từ tàu ngầm.

YJ-18C: tiến công mặt đất phóng từ các container vận chuyển tương tự như hệ thống tên lửa Club-K. của Nga.

Biến thể ven biển di động: biến thể trên đất liền với tên gọi chưa xác định được phóng bằng bệ phóng lắp trên xe vận tải 12 × 12 (TEL).

1687838213520.png


Tên lửa hành trình chống hạm YJ-12

YJ-12 là một tên lửa phóng từ trên tàu, trên không (tương tự như Kh-31 của Nga). Vào tháng 8 năm 2000, Trung Quốc đã trình làng một mẫu tên lửa phóng từ trên không mang tên YJ-91. Sau đó, một tên lửa tương tự đã được nhìn thấy được đặt tên là YJ-12. Theo tạp chí Jane's biến thể YJ-12A được phát triển vào năm 2004 và được trang bị cho tàu khu trục Type 051B. YJ-12 có tốc độ 400 km, tốc độ 2 đến 4 Mach.

1687838267333.png

YJ-12

YJ-12 có các biến thể

YJ-12: biến thể đầu phóng từ máy bay

YJ-12A: biến thể trên tàu hải quân

YJ-12B: biến thể trên đất liền có tầm bắn 546 km. YJ-12B được cho là đã được triển khai đến quần đảo Trường Sa vào khoảng tháng 3 năm 2018.

CM-302: biến thể xuất khẩu của YJ-12

Như vậy, với nhiều chương trình cải cách mạnh mẽ, đến nay có thể khẳng định nền CNQP Trung Quốc tương đối lớn mạnh, có thể sản xuất được hầu hết các loại vũ khí, trang bị phục vụ cho Quân đội Trung Quốc nói chung và Hải quân Trung Quốc nói riêng. Trong đó, công nghiệp đóng tàu là ngành mà Trung Quốc đạt được những tiến bộ nổi bật. Tổng số lượng tàu dân dụng hạ thủy hằng năm chiếm vị trí dẫn đầu thế giới; trình độ thiết kế và sản xuất tàu quân sự cũng đã được nâng cao hơn hẳn trước đây. Các vũ khí trên tàu cũng không ngừng được phát triển và có loại đã tiệm cận được công nghệ tiên tiến so với các cường quốc về biển. Điều này đã tạo tiền đề thuạn lợi để đưa Hải quân Trung Quốc trở thành lực lượng “hải quân nước xanh” trong tương lai.

1687838423128.png

YJ-12B

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

D. HUẤN LUYỆN, DIỄN TẬP TÁC CHIẾN HẢI QUÂN

1. Quan điểm huấn luyện

Hiệu quả trong chiến đấu tùy thuộc kỹ năng sử dụng vũ khí trang bị. Hải quân Trung Quốc cũng hiểu rõ điều này và họ không ngừng nỗ lực huấn luyện chiến đấu hải quân, xác định rõ quan điểm huấn luyện.

Ở tất cả các cấp trong Quân đội Trung Quốc, huấn luyện là “công tác của đảng”. Bộ máy đ....ảng thường kiểm soát những gì mà họ coi là những yếu tố quan trọng nhất tạo thành sức mạnh chiến đấu của Quân đội Trung Quốc. Từ cấp tổ chức cao nhất đến cấp đơn vị, các chi tiết của kế hoạch huấn luyện đều được đ.....ảng ủy, chỉ huy các cấp tương ứng xem xét và phê chuẩn. Từ quan điểm chỉ đạo như vậy nên chương trình huấn luyện cơ bản của Hải quân Trung Quốc cũng được đẩy mạnh sát thực tế hơn để bảo đảm sao cho lực lượng hải quân có thể sử dụng thành thạo các vũ khí trang bị hiện đại có trong biên chế thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đ...ảng C...S Trung Quốc đã giao cho Hải quân Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là nhiệm vụ chiến đấu chống hải quân nước ngoài can thiệp vào những lợi ích của Trung Quốc.

Cụ thể hoá quan điểm chỉ đạo huấn luyện, Trung Quốc đã ban hành loạt văn kiện mang tên “Đề cương nhiệm vụ huấn luyện và đánh giá quân đội”. Đây là văn kiện chỉ đạo trực tiếp nhất của Bộ Tổng Tham mưu cho từng cấp, từ cấp bộ đến các quân chủng và đơn vị. Văn kiện này là cơ sở để xác định các nhiệm vụ huấn luyện của đơn vị trong tất cả các giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Các sĩ quan phải hiểu rõ các yêu cầu đặt ra trong văn kiện và được kiểm tra thường xuyên.

Những quan điểm chỉ đạo đó đã góp phần làm cho kỹ năng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc đang tăng lên nhờ nỗ lực đầu tư có trọng điểm cho huấn luyện tiên tiến và sát thực tế. Đã có nhiều tài liệu phân tích sâu và nhận xét về Hải quân Trung Quốc. Theo những tài liệu này thì giới lãnh đạo Quân đội Trung Quốc đã chú trọng huấn luyện nâng cao hiệu quả và khả năng tác chiến liên quân cho Hải quân Trung Quốc.

2. Phương pháp huấn luyện

a. Thành lập trung tâm huấn luyện tàu chiến của hạm đội


Hải quân Trung Quốc quy định, trước khi tham gia hoạt động của hạm đội, sĩ quan, thuỷ thủ trên các tàu chiến mới đóng và các tàu chiến được hiện đại hoá phải được huấn luyện và sát hạch bởi Trung tâm Huấn luyện Tàu chiến của từng hạm đội. Trước những năm 2000, các khóa huấn luyện của những trung tâm này thường kéo dài một năm, nghĩa là mỗi năm chỉ có một lần bắt đầu vào một thời điểm nhất định nào đó. Tuy nhiên hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành đổi mới phương pháp huấn luyện cho sát với tình hình thực tiễn hơn. Theo đó, họ cho phép các đơn vị tàu chiến bắt đầu chương trình huấn luyện vào bất cứ thời điểm nào, miễn là hoàn thành nội dung huấn luyện theo yêu cầu trong đề cương huấn luyện và đánh giá của đơn vị. Các trung tâm huấn luyện tàu chiến sử dụng thiết bị mô phỏng và một số phương tiện giống như hệ thống thiết bị huấn luyện chiến đấu hiệp đồng (tương tự như Hải quân Mỹ) với nhiều đơn vị tham gia và được đánh giá đồng thời. Các trung tâm này cũng tiến hành huấn luyện trên biển, sử dụng các tổ huấn luyện viên lên các tàu chiến cần được huấn luyện.

1687838678819.png

Type 056

Ví dụ để huấn luyện và đưa chiếc tàu hộ tống mang tên “Bạng Phụ” (Bengbu) – chiếc đầu tiên lớp Giang Đảo (Type 056) – vào làm nhiệm vụ, Trung tâm Huấn luyện tàu tàu chiến đội Đông Hải đã tổ chức một toán chuyên viên biệt phái từ các đơn vị thường trực của Hải quân Trung Quốc và các cơ sở công nghiệp đóng tàu soạn thảo “Đề cương huấn luyện và đánh giá” dài tới hơn 1.000 trang; cùng kế hoạch huấn luyện và hướng dẫn thực hiện kế hoạch huấn luyện cho sĩ quan, thuỷ thủ lớp tàu chiến mới này. Đáng chú ý là trung tâm này đã trưng dụng 03 đại tá hải quân có kinh nghiệm chống cướp biển ở vịnh Aden và giao cho họ phụ trách toán chuyên viên này. Toàn bộ quá trình huấn luyện để đưa chiếc Bạng Phụ vào làm nhiệm vụ kéo dài 7 tháng.

b. Tích hợp nhiều thành phần lực lượng tác chiến

Hải quân Trung Quốc có 5 thành phần lực lượng tác chiến – tàu nổi, tàu ngầm, không quân hải quân, các đơn vị tên lửa bảo vệ bờ biển, hải quân đánh bộ - tham gia tất cả các cuộc diễn tập quy mô lớn. Ngoài các thành phần lực lượng của quân chủng hải quân còn có sự tham gia ngày càng tăng của các thành phần lực lượng thuộc các quân chủng khác. Trong đó, sự tham gia của các đơn vị thuộc quân chủng không quân là phổ biến nhất, nhưng cũng có trường hợp có sự tham gia của các đơn vị thuộc các quân khu. Ít nhất trong một cuộc diễn tập của Hạm đội Nam Hải hồi mùa hè năm 2015, đã có sự tham gia của một số tiểu đoàn tên lửa thuộc “lực lượng pháo binh thứ hai” (lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc).

1687838827022.png

Hải quân TQ diễn tập trên biển

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, đây không chỉ là những cuộc diễn tập của hải quân hay do hải quân chủ trì có sự tham gia của ngày càng nhiều thành phần lực lượng thuộc các quân chủng khác mà đó chính là là các cuộc diễn tập “liên quân” hay có lẽ đúng hơn là lực lượng thực binh “quân xanh”.

Trong các cuộc diễn tập, Hải quân Trung Quốc thường chia làm hai đội “quân xanh”, “quân đỏ” sau đó thực hiện chiến thuật “đối đầu” ở những vùng biển đã định để tiến hành diễn tập đối kháng tự do nhằm kiểm tra toàn diện khả năng tác chiến biển xa, và một số nội dung huấn luyện phức tạp.

c. Đối kháng “lưng-đối-lưng”

Theo cách nói của Trung Quốc, một cuộc diễn tập “lưng-đối-lưng” có nghĩa là ban đầu cả “quân đỏ” và “quân xanh” đều không biết chính xác cơ cấu hay thế bố trí lực lượng của nhau. Hầu như mọi cuộc diễn tập hay huấn luyện quy mô lớn của Hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây, đều được gọi là “lưng-đối-lưng”. Điều này chứng tỏ mức độ phức tạp của các cuộc diễn tập tăng lên đáng kể và khả năng của người chỉ huy đơn vị trong việc đối phó với những tình huống bất ngờ, khó đoán trước ngày càng được chú trọng.

d. Tích hợp tác chiến điện tử

Hải quân Trung Quốc rất chú trọng huấn luyện tác chiến trong “môi trường điện từ phức tạp”. Các bài tường thuật về các cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc không chỉ nói chung chung về tác chiến điện tử mà còn đề cập những thách thức cụ thể đòi hỏi “quân đỏ” phải đối phó, chẳng hạn những trường hợp thông tin-liên lạc bị cắt đứt và radar bị gây nhiễu ở những thời điểm quan trọng. Lực lượng “quân đỏ” phải đối phó và khắc phục được những thách thức này hoặc ít nhất tỏ ra có khả năng đối phó có hiệu quả hơn trong tương lai. Các đơn vị liên quân được sử dụng để phục vụ huấn luyện như trường hợp các đơn vị chống nhiễu điện từ thuộc đại quân khu Quảng Châu đã tham gia diễn tập với Hạm đội Nam Hải vào năm 2015.

e. Diễn tập “bắn đạn thật”

Không phải tất cả các cuộc diễn tập mà Hải quân Trung Quốc đều có giai đoạn bắn đạn thật. Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc rất coi trọng việc diễn tập có bắn đạn thật. Bởi vì, thông quan bắn đạn thật thì mới kiểm tra được tính năng kĩ chiến thuật của vũ khí trang bị, trình độ sử dụng và tâm lí của quân nhân; là một biểu hiện về nguồn lực dồi dào và lòng tin của hải quân Trung Quốc vào những kỹ năng cơ bản về sử dụng vũ khí.

Theo báo cáo tại Đại hội Đ....ảng bộ Hải quân Trung Quốc năm 2015, trong ba năm Hải quân Trung Quốc đã phóng hàng trăm quả tên lửa.

1687838955917.png

Tàu khu trục tên lửa Tế Nam của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắn một tên lửa chống hạm trong một cuộc tập trận quân sự được tổ chức ở Biển Hoa Đông

f. Chấp nhận mạo hiểm trong huấn luyện

Một yếu tố khác trong huấn luyện thực tế là sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm (rủi ro). Chẳng hạn, một chiếc tàu quét lôi của Hạm đội Bắc Hải tập rải và quét thủy lôi thật, chấp nhận mạo hiểm để có thêm kinh nghiệm thực tế. Trong những trường hợp khác, việc cung cấp thông tin không đầy đủ cho các lực lượng tham gia diễn tập “lưng-đối-lưng” cũng có nghĩa là ít định ra những thông số bảo đảm an toàn chắc chắn. Điều đáng chú ý là khi các nguồn tin chính thức của Hải quân Trung Quốc nói đến mạo hiểm trong huấn luyện thì bao giờ cũng khen ngợi người chỉ huy đã cố ý làm tăng mức độ mạo hiểm trong diễn tập. Trong một số trường hợp, những người chỉ huy này được khen ngợi vì không tuân thủ những thông số của một cuộc diễn tập để giành thắng lợi. Điều này chứng tỏ Hải quân Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm trong các hoạt động huấn luyện. Khuynh hướng này có có thể phải trả giá về cả trang bị và sinh mạng binh sĩ nhưng lại có tác dụng nâng cao tính thực tiễn trong huấn luyện.

1687839062273.png

Các tàu khu trục Type 054A bắn tên lửa chống hạm C-803 trong cuộc tập trận

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Huấn luyện theo mô hình tác chiến liên quân trên biển, đối phó với tác chiến không - hải của Mỹ

Trong các cuộc huấn luyện, diễn tập từ 2007 đến 2009 của Hải quân Trung Quốc chủ yếu được tiến hành một chiều, phần lớn dùng tàu nổi tiến công tàu nổi. Còn từ năm 2010 đến 2022, nhất là từ năm 2016 (sau khi cải cách quân đội), Trung Quốc bắt đầu và đẩy mạnh các cuộc huấn luyện, diễn tập đa chiều với sự tham gia của tàu nổi, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, lực lượng tên lửa chiến lược... Ở đây chỉ đề cập đến một số cuộc huấn luyện, diễn tập chính mang tính chất liên quân của Trung Quốc.

1687943392547.png

HQ TQ diễn tập trên Biển Đông

Bước vào thế kỷ 21, bắt đầu xuất hiện quan điểm mới về địa chính trị và được các chuyên gia quốc tế thừa nhận, đó là tương lai của loài người không ở trên đất liền mà ở ngoài biển khơi. Do vậy, đã xuất hiện quan điểm “ai khống chế được TBD người đó sẽ khống chế được cả thế giới”. Nên Mỹ đưa ra tư tưởng tác chiến hoàn toàn mới “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển”. Phương thức tác chiến này thực chất là sử dụng ưu thế trên không-vũ trụ, mạng, công nghệ điện tử, lấy Guam và các căn cứ tác chiến, hậu cần của các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc làm chỗ dựa, đẩy nhanh thực hiện phối hợp, kết hợp có hiệu quả giữa các lực lượng tác chiến, hình thành hệ thống tác chiến lập thể đa tầng trong không gian-trên không-trên biển.

Mỹ đưa ra 4 phương án tác chiến khi kết hợp không quân – hải quân là:
(1) ngăn cản đợt tiến công đầu tiên, giảm thiểu tối đa tổn thất của quân Mỹ, quân liên minh và căn cứ địa;
(2) phát động chiến dịch “làm tê liệt” hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Quân đội Trung Quốc;
(3) tiến công trực tiếp vào hệ thống tình báo, trinh sát từ xa;
(4) giành quyền khống chế vùng trời, vùng biển, không gian và mạng Internet.

Tư tưởng tác chiến mới này của Mỹ chủ yếu sử dụng thích hợp với các chiến dịch ở khu vực tác chiến Tây TBD, mục đích chính là tiêu diệt năng lực “chống xâm nhập/ngăn chặn khu vực” của Trung Quốc. Để đối phó với phương thức tác chiến của Mỹ, Hải quân và Không quân Trung Quốc ý thức được rằng, chỉ tiến hành hiệp đồng trong thời chiến hoàn toàn không đủ, mà phải thiết lập hệ thống huấn luyện tác chiến liên quân. Điều này thôi thúc mạnh mẽ Quân đội Trung Quốc cần phải thử nghiệm và thực hành mô hình “tác chiến liên quân trên không-trên biển” biến thể Trung Quốc, hình thành tác chiến liên quân giữa lực lượng Không quân và Không quân hải quân của Trung Quốc.

1687943504858.png

HQ TQ diễn tập trên Biển Đông

Đồng thời, Trung Quốc nhận thấy trong chiến tranh hiện đại, muốn giành được quyền khống chế mặt đất, khống chế trên biển thì trước tiên cần giành được quyền khống chế trên không. Cho nên, kiểu TCLH hải quân - không quân được các cường quốc biển đặc biệt coi trọng. Trung Quốc cũng nhận ra vấn đề này, vì vậy Quân đội Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch tỉ mỉ cho tác chiến kết hợp hải quân-không quân và pháo binh.

Trong diễn tập liên quân trên biển, hải quân sẽ đóng vai trò chính, các hạm đội và tàu ngầm cỡ lớn sẽ tiến hành phong tỏa và tiến công vào lực lượng đối địch trên biển tại vùng biển trọng yếu và trận địa tiền duyên, bảo đảm quyền khống chế trên biển của Trung Quốc. Không quân đảm nhiệm khống chế vùng trời và yểm hộ hải quân, phối hợp với lực lượng pháo binh tập trung tiến công vào mục tiêu, căn cứ địa phòng không của đối phương gồm: đường băng, bãi đỗ, hệ thống chỉ huy mặt đất, kho dự trữ đạn dược và xăng dầu, máy bay chiến đấu, trang thiết bị và nhân viên tiếp tế, tiến công vào hậu cần, vận tải, hệ thống sửa chữa và bảo trì cùng các trang thiết bị khác. Tàu ngầm hạt nhân và lực lượng tên lửa chiến lược “Đông Phong 21” làm đại diện thực thi nhiệm vụ tác chiến tiến công mục tiêu chiến lược trọng yếu như tàu sân bay của địch. Đồng thời, Trung Quốc còn sử dụng vũ khí vệ tinh, tên lửa đường đạn, TLHT, tên lửa xuyên lục địa và vũ khí laze… để tiến công phủ đầu nhằm vào hệ thống thu thập, xử lý và truyền tin, làm tê liệt hệ thống chỉ huy của địch.

1687943571958.png

Tên lửa DF-21

Hải quân Trung Quốc đã lấy khu vực duyên hải làm khu vực trọng điểm để thực hiện tác chiến liên quân. Trong các căn cứ quân sự xây dựng mới trên đảo Hải Nam, họ đã xây dựng xong một sân bay có thể dùng chung cho lực lượng không quân và không quân hải quân. Điều này có nghĩa là, các căn cứ trên đảo Hải Nam trở thành trận địa tuyến đầu của tác chiến liên quân trên biển - trên không của Quân đội Trung Quốc, khu vực mục tiêu mà họ muốn kiểm soát trước hết là Biển Đông. Vì vậy, những máy bay chiến đấu triển khai tại các căn cứ trên đảo Hải Nam đã tiến hành diễn tập tiếp dầu trên không, thực hiện nhiệm vụ tầm xa.

Trước đây, Quân đội Trung Quốc ít huấn luyện và diễn tập hiệp đồng giữa không quân với không quân hải quân nên khả năng hiệp đồng tác chiến giữa hai lực lượng này còn hạn chế. Những năm gần đây, hai lực lượng này đã liên tiếp tiến hành huấn luyện, diễn tập liên quân giữa máy bay chiến đấu với máy bay ném bom ở các vùng biển xung quanh nước này, lấy đảo Hải Nam làm tiền duyên để thực hành tác chiến liên quân, theo mô hình các tàu chiến, máy bay chiến đấu của không quân hỗ trợ, bảo vệ cho máy bay của hải quân khi bám theo “tàu địch”; vô hiệu các hệ thống tiến công hỏa lực đường không của các nước xung quanh khu vực. Đồng thời với việc huấn luyện tác chiến liên quân giữa không quân với không quân hải quân, Quân đội Trung Quốc còn tiến hành huấn luyện, diễn tập giữa hải quân với các chiến khu, lực lượng tên lửa chiến lược.

1687943624307.png

Máy bay ném bom H-6K cuat TQ trên Biển Đông

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sau cải cách quân đội cuối năm 2015, Quân đội Trung Quốc thường xuyên đề cập đến thực hiện chỉ huy liên hợp nhiều hơn, tức là phải thoát khỏi tư duy cố hữu “lực lượng ai xây dựng thì người đó định đoạt”. Quân đội Trung Quốc đẩy mạnh việc huấn luyện, diễn tập theo phương thức tác chiến TCLH. Hằng năm, Hải quân, Không quân, Không quân hải quân Trung Quốc liên tiếp tiến hành huấn luyện và diễn tập liên quân ở các vùng biển xung quanh, để thử nghiệm mô hình tác chiến “tác chiến liên quân trên không-trên biển” (tác chiến không-hải) biến thể Trung Quốc.

1687943731664.png

Máy bay H-6 của TQ trên biển Hoa Đông

Ví dụ ngày 23/2/2021, Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV hôm đưa tin, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2021, mặc dù đại dịch COVID-19 đang hoành hành ở Trung Quốc và trên thế giới nhưng Quân đội Trung Quốc vẫn sử dụng 10 máy bay ném bom thuộc BTL Chiến khu miền Nam tham gia cuộc diễn tập ở Biển Đông. Những máy bay này sau đó được Global Times xác định là H-6J, có thể mang tới 6 tên lửa hành trình chống hạm và mẫu máy bay ném bom H-6G cũ hơn có thể mang 4 TLHT. Cuộc diễn tập gồm các bài tập tiến công đường dài và tăng cường phối hợp giữa phi công mới và phi công kỳ cựu. Đến ngày 24/2/2021, CCTV cho biết một lữ đoàn không quân hải quân thuộc BTL Chiến khu miền Nam đã diễn tập chiến thuật đối đầu trên không để nâng cao khả năng thực chiến.

Các hạm đội xuất phát từ nhiều quân cảng khác nhau cách xa hàng nghìn kilomet, đến các khu vực diễn tập ở TBD để tiến hành diễn tập TCLH theo các nội dung khác nhau nhằm kiểm nghiệm và nâng cao khả năng phối hợp tác chiến của các binh chủng, năng lực tác chiến biển xa, năng lực bảo đảm hậu cần và năng lực hoạt động liên tục ở lộ trình dài; kiểm nghiệm khả năng chống trinh sát, chống quấy nhiễu chiến đấu; làm sâu sắc thêm nhận thức về cơ chế tác chiến giành chiến thắng ở vùng biển xa trong điều kiện thông tin hóa.

1687943814574.png

Máy bay H-6K của TQ trên Biển Đông

Chưa nói về nội dung diễn tập cụ thể, chỉ riêng việc điều động các lực lượng từ nhiều nơi để cuộc diễn tập diễn ra thuận lợi như lịch trình, đã có thể coi là một công việc vô vùng phức tạp, cho thấy Quân đội Trung Quốc đã có những bước tiến rất dài về điều động lực lượng tham gia tác chiến.

Nhìn nhận về các cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc không khó để nhận ra là Hải quân Trung Quốc đều tập trung vào việc kiểm nghiệm năng lực tác chiến liên quân trên biển để đối phó với các mối đe doạ từ biển, đối phó với tác chiến không – hải của Mỹ .

4. Diễn tập nâng cao năng lực tác chiến liên hợp; kiểm nghiệm chiến lược hải quân mới

Tiến hành các cuộc diễn tập trên biển của Hải quân Trung Quốc không chỉ là nâng cao năng lực TCLH mà còn là nhằm mục đích quan trọng hơn nữa là kiểm nghiệm chiến lược hải quân mới. Đây là một nội dung trọng tâm của Quân đội Trung Quốc nói chung, Hải quân Trung Quốc nói riêng, kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách quân đội theo mô hình TCLH.

Tân Hoa xã của Trung Quốc thừa nhận, hầu hết các sĩ quan của Trung Quốc chỉ nắm được tình hình quân chủng và chuyên ngành của mình, chưa quen với tác chiến hiệp đồng quân binh chủng; trong diễn tập cũng lấy một quân khu, quân chủng làm lực lượng chủ yếu, các lực lượng khác phối thuộc. Quân đội Trung Quốc chưa có truyền thống tác chiến liên quân, năng lực chỉ huy TCLH đang là một khiếm khuyết.

1687943900569.png

Đội hình hải quân Trung Quốc bao gồm hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, ở giữa, trong cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông ngày 2 tháng 1 năm 2017.

Nay theo nguyên tắc “chiến khu chủ chiến”, Quân đội Trung Quốc phải từ bỏ kiểu tiến hành các cuộc diễn tập thiên về sử dụng lực lượng chủ yếu của một quân khu, quân chủng mà chuyển sang tiến hành các cuộc diễn tập tăng cường khả năng hiệp đồng giữa các quân chủng; nâng cao năng lực chỉ huy TCLH. Đây được coi là điểm cốt lõi trong xây dựng cơ cấu TCLH. Theo đó, Quân đội Trung Quốc đã phải thu thập kinh nghiệm từ các hoạt động thời bình, như: các hoạt động triển khai quân ở vịnh Aden, các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, các cuộc diễn tập đơn phương và đa quốc gia… và thông qua nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây do quân đội nước ngoài tiến hành.

Từ năm 2016, các BTL chiến khu của Quân đội Trung Quốc tiến hành tổ chức các cuộc diễn tập liên quân nhằm nâng cao năng lực chỉ huy và kiểm soát đa quân chủng cho các lực lượng trực thuộc. Điển hình như:

Từ ngày 5/7 đến ngày 11/7/2016, lần đầu tiên Trung Quốc cho 4 Thượng tướng gồm: Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Miêu Hoa - Chính ủy Hải quân, Thượng tướng Vương Quan Trung - Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên quân, và Thượng tướng Vương Giáo Thành - Tư lệnh Chiến khu miền Nam ra chỉ đạo cuộc diễn tập của ba hạm đội chủ lực Hải quân Trung Quốc là Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải trên vùng biển phía bắc Biển Đông. Cuộc diễn tập này tổ chức cả ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Đây là một cuộc diễn tập trên biển có quy mô lớn nhất sau cải cách quân sự của Quân đội Trung Quốc, cũng là hoạt động cọ xát lần đầu tiên sau khi hoàn thành xây dựng hệ thống chỉ huy mới của Quân đội Trung Quốc.

1687944021295.png

Nhóm tác chiến tàu sân bay TQ trên Biển Đông

Động thái này của Quân đội Trung Quốc rất đáng quan tâm, bởi vì theo lịch sử diễn tập hạm đội Hải quân của Quân đội Trung Quốc, Tư lệnh Hải quân có mặt chỉ huy là đương nhiên, nhưng lần này tại sao lại có mặt cả Vương Giáo Thành - Tư lệnh Chiến khu miền Nam? Điều này là có lí do, đó là sau khi Trung Quốc cải cách quân đội, thể chế lãnh đạo chỉ huy có sự thay đổi, quan điểm mang tính đại diện nhất chính là: chiến khu “một không quản người, hai không quản tiền” và “quân chủng chủ kiến, chiến khu chủ chiến” có nghĩa là “quân chủng chủ yếu xây dựng, chiến khu chủ yếu chiến đấu”.

Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017, BTL Chiến khu miền Nam diễn tập khoa mục phối hợp giữa các chiến dịch trên không và trên mặt đất. Trong cuộc diễn tập này các máy bay chiến đấu của không quân và trực thăng tiến công của lục quân đã nhận được thông tin về mục tiêu từ các nhóm chỉ thị mục tiêu đường không liên quân. BTL Chiến khu miền Đông diễn tập tích hợp dữ liệu tình báo, cảnh giới và trinh sát từ nhiều quân chủng.

1687944212834.png

Tàu đổ bộ 071 của TQ gần một đảo đá do TQ chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa

Năm 2018, hơn 2 triệu quân nhân Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập quân sự lớn, nhỏ.

Năm 2019, Quân đội Trung Quốc liên tục tiến hành các cuộc diễn tập tại Biển Đông và tham gia các cuộc diễn tập với nước ngoài. Điển hình như:

Tháng 1 năm 2019, Chiến khu miền Nam tiến hành 20 cuộc diễn tập, có bắn đạn thật, kéo dài 34 ngày (bắt đầu từ ngày 16/01 đến ngày 18/02) trên Biển Đông, TBD. Đây là đợt diễn tập nhằm tăng cường khả năng hiệp đồng của các lực lượng không quân, hải quân, tên lửa chiến lược, theo mô hình TCLH. Tháng 11 năm 2019, Trung Quốc đưa tàu sân bay Type-002 tham gia diễn tập tại Biển Đông, người phát ngôn Hải quân Trung Quốc tuyên bố: “… Việc tổ chức các cuộc thử nghiệm và diễn tập của tàu sân bay nội địa đi qua khu vực là hoạt động bình thường trong quá trình phát triển tàu sân bay này”.

Rõ ràng, Trung Quốc muốn thông qua phương thức tác chiến liên quân, để có thể tiến hành kiểm soát hiệu quả hơn đối với các vùng biển xung quanh như biển Hoa Đông, Biển Đông và sẽ tiến xa hơn trong tương lai.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

5. Huấn luyện và diễn tập tại Biển Đông, biển Hoa Đông (chuỗi đảo thứ nhất)

Ở khu vực Biển Đông

Tháng 7 năm 2010, Trung Quốc chọn 12 tàu chiến tinh nhuệ tổ chức thành hạm đội hỗn hợp triển khai huấn luyện bắn đạn thật quy mô lớn ở Biển Đông. Những tàu chiến này bao gồm: tàu khu trục mang tên lửa Type 051C đến từ Hạm đội Bắc Hải, tàu khu trục mang tên lửa Type 025B và Type 052C đến từ Hạm đội Nam Hải, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A đến từ Hạm đội Đông Hải. Đáng chú ý là trong hạm đội lần này có sự hiện diện của toàn bộ 4 tàu khu trục tên lửa đến từ Hạm đội Đông Hải, thực hiện huấn luyện chung giữa tàu chiến sản xuất trong nước và tàu chiến nhập ngoại. Trong quá trình diễn tập, máy bay chiến đấu của lực lượng không quân thuộc Hạm đội Nam Hải đã chi viện trên không suốt quá trình diễn tập, cùng với sự yểm hộ dưới mặt nước của tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo. Điều này chứng minh Hải quân Trung Quốc đã phối hợp hiệp đồng thuần thục các trang bị sản xuất trong nước và trang bị nhập khẩu.

1688011109121.png

Tàu Type 054A của TQ trên Biển Đông

Sau đó, Hải quân Trung Quốc còn lần lượt tổ chức nhiều cuộc diễn tập hạm đội vượt qua chuỗi đảo thứ nhất. Ngày 23/6/2012, 3 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc, gồm tàu khu trục tên lửa Type 051C, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A và tàu hậu cần tiếp tế Hồng Trạch Hồ - 881 đã đi qua vùng biển quốc tế Okinaoa - Miyako cách đảo Miyako của Nhật Bản 110 km về phía Đông Bắc, từ TBD đi vào vùng biển Hoa Đông. Các tàu này đã lần lượt tiến hành huấn luyện trực thăng lên xuống tàu và tiếp tế trên biển tại hai vùng biển cách đảo Okinotori 900 km về phía Bắc và cách đảo này 600 km về phía Tây Nam. Tiếp đó, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành nhất thể các máy bay chiến đấu cánh cố định xuất phát từ đất liền đến vùng biển Philippines cũng như bắt đầu đưa lực lượng của 3 hạm đội hải quân đến Tây TBD diễn tập trong giai đoạn từ 2013 đến 2014.

1688011248616.png

Tàu Type-054 của TQ đi qua eo biển Đài Loan

Sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách quân đội thì việc diễn tập quy mô lớn ở Biển Đông càng được đẩy mạnh. Từ ngày 16/1 đến ngày 20/2/2019, Quân đội Trung Quốc “bí mật” diễn tập quy mô lớn với sự tham gia của các đơn vị hải quân, không quân, tên lửa trên Biển Đông và khu vực ở phía tây, trung TBD. Với sự tham gia của nhiều loại tàu chiến mới nhất của Trung Quốc như: tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường Hợp Phì (Type 052D), tàu tên lửa dẫn đường Vận Thành (Type 054A ), tàu tiến công đổ bộ Trường Bạch Sơn (Type 071) và tàu tiếp liệu Hồng Hồ (Type 093)...

Trong 34 ngày, các lực lượng liên hợp đã tiến hành 20 đợt diễn tập khác nhau. Các hoạt động huấn luyện gồm đánh trả các tàu tiến công, cứu hộ bằng không quân và bắn đạn thật. Giới quan sát quân sự cho rằng: các cuộc diễn tập của hải quân Trung Quốc cho thấy họ muốn thử nghiệm hệ thống điều khiển khi xảy ra chiến tranh, đồng thời củng cố khả năng phòng vệ bằng tên lửa trên Biển Đông. Để mô phỏng tình huống chiến tranh thực tế, đợt diễn tập không có một kịch bản lên trước và cũng không có thông báo trước nào đưa ra, mọi thông tin chỉ đạo, điều khiển và các phương án xử lý sẽ được đưa ra trên cơ sở tình thế chiến đấu thực tế phát sinh trong khi diễn tập (hình thức diễn tập lưng – đối – lưng). Hạm đội Nam Hải khẳng định, đợt diễn tập này giúp họ hiểu sâu hơn về tình huống chiến đấu một cách có hệ thống và cải thiện khả năng của hạm đội này.

Sang năm 2021 mặc dù đang bị đại dịch COVID-19 hoành hành nhưng ngay từ đầu năm Trung Quốc đã tiến hành các cuộc diễn tập dài ngày. Ngày 3/3/2021, Trung Quốc tiến hành đợt diễn tập kéo dài một tháng cách bán đảo Lôi Châu ở tỉnh Quảng Đông khoảng 20 km về phía tây.

Kịch bản diễn tập là lính Trung Quốc đổ bộ từ tàu và trực thăng, song vấp phải hỏa lực mạnh của đối phương. Lục quân sau đó điều xe tăng lên phá hủy các lô cốt của đối phương. Tàu chiến Trung Quốc huấn luyện khoa mục phòng không, chống tên lửa, cất hạ cánh trực thăng vào ban đêm.

Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết cuộc diễn tập nhằm “khai thác chiến thuật và phương pháp hiệp đồng tác chiến liên quân chủng”. Họ còn phát phóng sự cho thấy lính hải, lục, không quân, và thủy quân lục chiến Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập trái phép ở đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong video, một số tàu đệm khí Type 726 chở theo xe tăng chủ lực Type 96A và các binh sĩ thủy quân lục chiến với đầy đủ vũ khí, rời tàu đổ bộ Type 071 và cập vào bờ biển. Tàu khu trục Type 052D, tàu hộ vệ Type 054A và một tàu hỗ trợ cảnh giới vòng ngoài, trong khi một tiêm kích Su-30MKK và một máy bay ném bom H-6K yểm trợ từ trên không.

Cùng thời điểm đó, Chiến khu miền Bắc, Chiến khu miền Đông và Chiến khu miền Nam của nước này cũng tiến hành các đợt diễn tập hải quân ở biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông. Hình ảnh được CCTV công bố cho thấy các khí tài Trung Quốc diễn tập cả ngày và đêm, sử dụng nhiều loại tên lửa để công kích mục tiêu mô phỏng tàu chiến và máy bay. Đợt diễn tập diễn ra trong bối cảnh Quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động diễn tập hiệp đồng để xây dựng lực lượng tác chiến hiện đại.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2021, Trung Quốc đã tiến hành ít nhất 51 cuộc tập trận ở Biển Đông. Trong đó có ít nhất 20 cuộc diễn tập ở vịnh Bắc bộ và một cuộc diễn tập trái phép ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sang năm 2022, Quân đội Trung Quốc càng tích cực đẩy mạnh diễn tập tại Biển Đông. Ngay từ đầu tháng 1 năm 2022, Trung Quốc đã tiến hành 2 cuộc diễn tập tại Biển Đông. Đó là một cuộc diễn tập từ ngày 14/1 đến 15/1/2022 ở khu vực nằm giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Và một cuộc diễn tập diễn ra tại khu vực nằm ở vùng biển thuộc phía Trung Quốc trong vịnh Bắc bộ, từ 8 giờ đến 18 giờ ngày 18/1.

Ngay sau tết Nguyên đán, ngày 9/2/2022, Chiến khu miền Nam Trung Quốc đã triển khai một tàu tiếp tế và một tàu quân y diễn tập ở Biển Đông để kiểm tra khả năng phối hợp cùng nhau trong các điều kiện tác chiến, tham gia cuộc diễn tập bắn đạn thật, tìm kiếm và cứu hộ.

Từ 23 giờ ngày 1/3 đến 12 giờ ngày 2/3/2022, một cuộc diễn tập diễn ra ở khu vực phía Đông Nam đảo Hải Nam. Ngày 04/3 đến ngày 15/3/2022, Quân đội Trung Quốc tiếp tục diễn tập trên Biển Đông. Khu vực diễn tập lần này của Quân đội Trung Quốc nằm trên đường nối thành phố Tam Á Trung Quốc và thành phố Huế Việt Nam, cách Tam Á khoảng 300 km và cách Huế chưa đến 100 km. Phần lớn khu vực diễn tập của Trung Quốc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 23/3/2022, Chiến khu miền Nam của Quân đội Trung Quốc tiến hành diện tập quy mô lớn ở Biển Đông, có sự tham gia của khoảng 10 máy bay chiến đấu. Trong số này có dòng J-11B biến thể mới hiện đại hoá được cho là đã trang bị hệ thống điện tử tối tân để tăng khả năng phát hiện đối phương sớm hơn.

Từ ngày 6/5 đến ngày 8/5/2022, ở phía Đông và Tây Nam, gần Đài Loan các lực lượng không và hải quân Chiến khu miền Đông Trung Quốc tiến hành diễn tập có sự tham gia của tàu hộ vệ Ôn Châu thuộc Type 054 và tàu hộ tống Đức Dương thuộc Type 056, với hơn 10 nội dung như phòng thủ súng cận chiến; tiến công bằng vũ khí chủ lực trên biển; theo dõi và do thám, kiểm soát thiệt hại và tìm kiếm, cứu hộ; 18 máy bay Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan

Tính từ đầu năm đến tháng 5 năm 2022, Trung Quốc có thể đã tiến hành ít nhất 7 cuộc diễn tập ở Biển Đông, trong đó có ít nhất một cuộc diễn tập ở vịnh Bắc bộ. Mỗi lần diễn tập đều ngăn cấm thuyền bè đi qua vùng diễn tập.

Hải quân Trung Quốc tiến hành hàng loạt hoạt động huấn luyện ở Biển Đông là nhằm hỗ trợ cho tham vọng của Trung Quốc đối với các thực thể tại Biển Đông mà họ đang tranh chấp chủ quyển biển, đảo với một số nước xung quanh. Hành động này gửi tín hiệu tới các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc rằng, Hải quân Trung Quốc có đủ sức mạnh và ý chí kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia. Ở mức độ nào đó cũng chứng tỏ rằng, sức mạnh Hải quân Trung Quốc đã vượt qua Biển Đông để vươn tầm nhìn tới vùng biển rộng lớn hơn.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ở khu vực biển Hoa Đông

Trên biển Hoa Đông - nơi đang diễn ra căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc cũng thường xuyên tiến hành diễn tập hải quân.

Ngày 19/10/2012, Hải quân Trung Quốc phối hợp với hai cơ quan dân sự gồm Chi cục biển Hoa Đông (Cục Hải dương quốc gia) và Cục Ngư chính khu vực biển Hoa Đông (Bộ Nông nghiệp) tổ chức diễn tập “Hợp tác Hoa Đông 2012” quy mô lớn trên biển Hoa Đông. Nội dung diễn tập là lực lượng hải quân hỗ trợ tàu hải giám và tàu ngư chính trên biển trong bối cảnh tàu hải giám và tàu ngư chính Trung Quốc bị tàu các nước khác theo dõi, quấy nhiễu, gây cản trở và tiến công tại khu vực biển tranh chấp, khi đó tàu hải quân và máy bay trực thăng Trung Quốc sẽ đến cứu viện.

Ngày 27/8/2015, tại khu vực Biển Hoa Đông, Trung Quốc đã tổ chức diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn, với trên 100 tàu chiến của 3 hạm đội, vài chục máy bay chiến đấu và lực lượng tác chiến thông tin. Lực lượng tham gia diễn tập đã tổ chức diễn tập đối kháng phòng không, tác chiến chống ngầm, đã bắn hàng trăm tên lửa và các loại pháo khác trên biển Hoa Đông

1688120421336.png

Tàu chiến TQ gần quần đảo Senkaku

Năm 2015, Không quân Trung Quốc xác nhận: họ đã 4 lần tiến hành diễn tập trên vùng biển Tây TBD, nâng cao năng lực chiến đấu tầm xa trên biển. Trong đó, ngày 27/11/2015 các máy bay ném bom H-6, máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm đã bay qua eo biển Miyako nằm giữa các đảo Mitako và Okinawa của Nhật Bản trước khi tiến hành diễn tập ở Tây TBD, đồng thời tiến hành một cuộc tuần tra ở Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc tự đặt ra trên biển Hoa Đông. Hải quân Trung Quốc thường xuyên sử dụng eo biển Miyako - lộ trình chiến lược của hải quân - là tuyến đường biển nối từ miền Đông Trung Quốc tới TBD.

1688120578401.png

ADIZ của TQ

Từ ngày 03/11/2021, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở biển Hoa Đông trong thời gian một tuần, sau khi các đơn vị của Hải quân Trung Quốc kết thúc một đợt huấn luyện ở Biển Đông. Trước đó, trong tháng 10 năm 2021, Quân đội Trung Quốc đã điều gần 200 máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan.

Gần đây, ngày 1/5/2022, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh được 5 tàu hộ tống, gồm tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055 Nam Xương, 3 tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052D Tây Ninh, Ô Lỗ Mộc Tề và Thành Đô, và tàu tiếp tế Type 901 Hồ Hô Luân đã tiến vào biển Hoa Đông, phía tây Nagasaki (Nhật Bản). Sau đó, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052C Trịnh Châu và khinh hạm Type 054A Tương Đàm gia nhập nhóm tác chiến ở vùng biển phía tây quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đội tàu này sau đó đã đi qua eo biển Miyako đến thực hiện các hoạt động huấn luyện ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây là hoạt động lớn hơn lớn hơn bình thường của nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc từ trước tới nay.

1688120680182.png

Biên đội tàu sân bay TQ trên biển Hoa Đông

Có thể thấy rằng các cuộc diễn tập ở biển Hoa Đông không chỉ là vấn đề với Nhật Bản mà với Trung Quốc còn là vấn đề Đài Loan. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và họ cũng công khai tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Ngay các chuyên gia quân sự Trung Quốc thừa nhận: các cuộc diễn tập hiện tại của họ ở các vùng biển khác nhau đều liên quan chặt chẽ đến tình hình ở eo biển Đài Loan.

Trên vùng biển Hoàng Hải, Bột Hải

Tháng 7 năm 2010, để ứng phó với cuộc diễn tập chung của Mỹ và Hàn Quốc trên vùng biển Hoàng Hải, Trung Quốc cũng đã triển khai hàng loạt cuộc diễn tập có thực binh, bắn đạn thật trên vùng biển này. Với tình huống giả định, khi đó đội tàu sân bay George Washington chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ có lúc gần kề vùng biển ven bờ của Trung Quốc. Trước tình huống đó, Hải quân Trung Quốc đã huy động biên đội tàu tên lửa tàng hình Type 022 do chi đội tàu tốc độ cao của Hạm đội Đông Hải làm lực lượng chính tiến lại gần tàu chiến của Mỹ và Hàn Quốc. Đồng thời, lực lượng không quân của Hạm đội Đông Hải cũng huy động máy bay chiến đấu Su-30MKK yểm hộ cho biên đội tàu cao tốc của hải quân.

1688120838034.png

Tàu chiến TQ trên biển Hoàng Hải

Từ năm 2010 đến năm 2015, Quân đội Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc diễn tập ở khu vực này, thu hút sự chú ý rộng rãi của báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng chính thức và không chính thức. Trong đó có cuộc diễn tập từ ngày 30/5/2014, kéo dài 8 ngày trên biển Hoàng Hải và eo biển Bột Hải, vùng tiếp giáp với bán đảo Triều Tiên. Cuộc diễn tập của Trung Quốc đã bị Hàn Quốc phản đối vì nó diễn ra trong ADIZ của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 2020, Quân đội Trung Quốc mở hai cuộc diễn tập lớn ở các vùng biển Bột Hải và Hoàng Hải. Trong đó, cuộc diễn tập từ ngày 04/9 đến 10/9/2020 có sự tham gia của hai tàu sân bay là Sơn Đông, Liêu Ninh. Đây là một hoạt động chưa từng có tiền lệ.

Cũng trong năm 2020, Trung Quốc đã tiến hành cùng lúc 3 cuộc diễn tập ở 3 vùng biển châu Á gồm Biển Đông, Hoa Đông, Hoàng Hải, động thái được cho là nhằm phô trương sức mạnh trên biển giữa lúc gia tăng căng thẳng với Mỹ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc còn gọi 3 vùng biển diễn ra đồng loạt các cuộc diễn tập này là “ba chiến khu chính”. Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc còn đăng tải hình ảnh cho thấy 01 tàu khu trục mang tên lửa và 02 trực thăng của Trung Quốc diễn tập bắt giữ các tàu lạ ở vùng biển Hoa Đông; bắn đạn thật ở Biển Đông và Hoàng Hải.

Đặc điểm chung trong các cuộc diễn tập Hải quân Trung Quốc bất kể trên biển gần hay biển xa là diễn tập mang tính liên hợp, có sự tham gia của tàu chiến các hạm đội, lực lượng không quân hải quân và không quân.

1688121214529.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

6. Huấn luyện và diễn tập ở biển xa

Hải quân Trung Quốc đã mở rộng hoạt động biển xa thông qua chiến lược lớn là hành quân làm nhiệm vụ biển xa, và huấn luyện biển xa.

a. Hành quân làm nhiệm vụ biển xa

Tuy từ thập niên 90, Trung Quốc bắt đầu tích cực tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, song về cơ bản chỉ là một số nhiệm vụ phi quân sự như chi viện hậu cần, xây dựng công trình... Nhưng từ năm 2008, Hải quân Trung Quốc bắt đầu có những hoạt động thực tế biển xa của hạm đội tác chiến, đó là hộ tống vũ trang cho tàu thương mại ở khu vực vịnh Aden.

Hộ tống tàu thương mại là thu thập kinh nghiệm năng lực đi biển xa

Tháng 7 năm 2010, tàu vận tải (LDP) mang số hiệu 998 thuộc lớp Côn Lôn (Type 071), con tàu lớn nhất của Hải quân Trung Quốc, có độ giãn nước tiêu chuẩn 17.000 tấn, chở 01 trực thăng hạng trung K-8, 01 tàu đổ bộ chạy đệm không khí hạng trung, 02 xuồng cao tốc và 01 trung đội hải quân đặc nhiệm tăng cường, đã tham gia nhiệm vụ hộ tống tàu thương mại.

Ngoài nhiệm vụ hộ tống tàu thương mại, các tàu khác của Hải quân Trung Quốc cũng thường xuyên hiện diện trên biển xa. Tàu bệnh viện mang tên “Hòa bình phương chu” của Hải quân Trung Quốc - là tàu bệnh viện loại vạn tấn chuyên dụng hàng đầu thế giới, cũng được điều đến các quốc gia ven biển châu Phi làm nhiệm vụ viện trợ y tế. Trong thời gian dài 87 ngày làm nhiệm vụ, chiếc tàu bệnh viện này đã lần lượt neo đậu tại các nước Gibuti, Kenia, Tanzania, Seychelles và Bangladesh phục vụ viện trợ khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương, đồng thời triển khai nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, y tế…

1688121687335.png


Xem xét từ góc độ quân sự, điều có lợi nhất mà Hải quân Trung Quốc thu được từ hoạt động hộ tống tàu thương mại, tàu bệnh viện đến châu Phi hỗ trợ y tế là khẳng định cho thế giới thấy, Hải quân Trung Quốc đã có tàu hoạt động dài ngày trên biển, diện tích vùng biển được kiểm soát mở rộng hơn; là kinh nghiệm thực tiễn hành quân làm nhiệm vụ và hỗ trợ ở biển xa, đồng thời tháo gỡ hàng loạt khó khăn về tiếp tế hậu cần từng kìm hãm hải quân phát huy sức mạnh chiến đấu nơi biển xa.

Từ năm 2010 đến năm 2013, Hải quân Trung Quốc đã 11 lần điều động hạm đội đặc nhiệm hỗn hợp đi làm nhiệm vụ này, mỗi đợt thường có tàu tác chiến chủ lực gồm hai tàu khu trục hoặc tàu hộ vệ và một tàu tiếp tế tổng hợp chi viện hậu cần, những tàu này thường được điều động từ các hạm đội. Thông qua hoạt động hộ tống thường xuyên đó, năng lực đi biển và tác chiến biển xa của Hải quân Trung Quốc đã được rèn luyện hiệu quả, các loại vũ khí trang bị cũng trải qua thử thách gần với thực tiễn chiến đấu.

Theo báo cáo của Hải quân Trung Quốc năm 2015, trong ba năm, Hải quân Trung Quốc có 90 tàu chiến trong 21 cụm lực lượng đặc nhiệm đã tiến hành các hoạt động “biển xa”.

Tham gia chống cướp biển để hướng đến “biển xa”

Từ năm 2008, Hải quân Trung Quốc đã đưa các tàu chiến để thực hiện nhiệm vụ tuần tra chống cướp biển đa quốc gia, hộ tống các tàu thương mại và đáp trả các mối đe dọa cướp biển ở vùng biển Somalia và vịnh Aden.

1688121578223.png

Tàu chiến TQ trên vịnh Aden

Ngày 26/12/2008, Hải quân Trung Quốc điều biên đội tàu chiến đầu tiên đến vịnh Aden, Somalia thực hiện nhiệm vụ hộ tống, đây là điểm khởi đầu để Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ biển xa một cách thường xuyên hơn.

Trong hai năm 2012 và 2013, Quân đội Trung Quốc đã gửi binh sĩ và tàu chiến đến vịnh Aden, Somalia, tham gia hoạt động chống cướp biển. Ví dụ, tháng 10 năm 2013, tàu chiến của Trung Quốc lần đầu đi qua Magellan, eo biển cực nam của khu vực Nam Mỹ; lần đầu tiên đến Ấn Độ Dương tham gia các chiến dịch chống cướp biển quanh vịnh Aden, sau đó đưa tàu ngầm hạt nhân đến cảng của Sri Lanka.

Tính từ năm 2008 - 2015, Hải quân Trung Quốc đã điều động tổng cộng 19 biên đội tàu chiến, với 54 lượt tàu chiến, 42 lượt máy bay trực thăng, hơn 1.300 binh sĩ đặc nhiệm và hơn 16.000 binh sĩ khác đến vịnh Aden thực hiện nhiệm vụ hộ tống, cho hơn 5.800 tàu thuyền Trung Quốc và các nước.

1688121474522.png

Tàu chiến TQ tại Djubouti

Trong 5 năm (2014-2019), sự hiện diện của Trung Quốc ở Nam Đại Tây Dương từ các chiến dịch chống cướp biển và thăm cảng đã mở rộng ra các lĩnh vực huấn luyện và lập cảng quân sự ở Djubouti tại vùng Sừng châu Phi, gần vịnh Aden, Biển Đỏ và vùng Vịnh. Các hoạt động của Hải quân Trung Quốc từ đây đã bao gồm các chiến dịch độc lập và huấn luyện.

Ví dụ, ngày 3/4/2015, Trung Quốc đã điều một biên đội tàu hải quân, gồm 3 tàu cùng 800 thủy thủ và một đội lính đặc nhiệm đã rời cảng Chu San, phía Đông Trung Quốc để hướng tới vịnh Aden làm nhiệm vụ tuần tra chống cướp biển, sau khi điều chuyển một số tàu khác sang Yemen để giúp sơ tán công dân nước này. Trước đó, Trung Quốc đã cử 3 tàu hải quân tới giải cứu các công dân nước này và người nước ngoài khỏi Yemen, trong đó có 176 người Pakistan. Trung Quốc lần đầu tiên triển khai nhiệm vụ sơ tán công dân vào năm 2011 khi điều một trong những tàu chiến hiện đại nhất và một máy bay vận tải tới sơ tán 35.000 công dân khỏi Libya.

1688121776149.png

Hải quân TQ di dời công dân rời khỏi Yemen

Sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc ở đại dương xa ngày càng dài hơn. Có lần, lực lượng chuyên trách của họ ở Đại Tây Dương suốt 24 ngày trước khi cập cảng Cape Town ở Nam Phi vào tháng 8 năm 2017. Một dịp khác, tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đi từ cảng Douala ở Cameroon đến Cape Town mất 13 ngày, dài hơn chuyến đi thông thường. Cape Town là điểm đến ưa thích của các tàu Trung Quốc, với ít nhất 6 lần từ tháng 6 năm 2104 đến tháng 6 năm 2018, nhằm tăng cường bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các hoạt động chống cướp biển của Trung Quốc được các chuyên gia quân sự Ryan Martinson thuộc Đại học Hải chiến Mỹ, Charlie Lyons Jones thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia đánh giá:
(1) Việc bình thường hóa các chiến dịch quân sự của Hải quân Trung Quốc ở Tây TBD cũng như hiện diện trong các sứ mệnh chống hải tặc ở Aden đã đem lại cho Trung Quốc nhiều kinh nghiệm, sự tự tin và khả năng phòng thủ, tiến công từ xa trên các vùng nước xanh xa lãnh thổ. Điều này đã cho phép Trung Quốc dần dần thiết lập được một lực lượng hải quân cũng ít nhiều thể hiện sức mạnh trên quy mô toàn cầu.
(2) Các lực lượng Trung Quốc tận dụng cơ hội đó để huấn luyện và diễn tập, bao gồm cả việc chuẩn bị mô phỏng tiến công tên lửa. Điều đó cũng cho thấy, Trung Quốc đã có những thành công ban đầu trong việc phát triển ưu thế tại các khu vực then chốt như Nam Đại Tây Dương.
(3) Các chiến dịch của Hải quân Trung Quốc ở Nam Đại Tây Dương cho thấy Trung Quốc đang cố gắng tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng để duy trì lực lượng trên biển trong khu vực và tiến tới các vùng biển xa hơn thực hiện thành công tham vọng “biển xa”.

Vận chuyển vũ khí hóa học của Syria đi tiêu huỷ - hỗ trợ tham vọng “biển xa”

Ngày 17/12/2013, chỉ hơn 1 tuần trước khi Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm tham gia chống cướp biển ở Vịnh Aden, Trung Quốc tuyên bố, nước này cùng với Nga và các nước khác, sẽ hỗ trợ vận chuyển vũ khí hóa học nguy hiểm của Syria đi hủy. Dong Manyuan, một nhà phân tích chống khủng bố tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nhận định rằng sự hộ tống của Hải quân Trung Quốc sẽ góp phần bảo đảm cho quá trình vận chuyển được tiến hành thuận lợi hơn, nhưng đây cũng là cơ hội để Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ ở những vùng biển xa.

1688182887761.png

Tàu hải quân TQ tại Syria

Theo đó, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Diêm Thành (Yancheng) của Trung Quốc đến vùng lãnh hải Syria vào ngày 7/1/2014, neo đậu tại cảng Latakia và sau đó áp tải lô hàng vũ khí hóa học đầu tiên ra khỏi lãnh thổ Syria. Việc triển khai tàu Diêm Thành tới Syria là cơ hội giúp Hải quân Trung Quốc hiện diện lâu dài và rộng lớn hơn ở Địa Trung Hải. Theo tờ Nhân dân Nhật báo, việc hộ tống các tàu chuyển hóa học tại Syria là sứ mạng đầu tiên mà Hải quân Trung Quốc thực hiện tại biển Địa Trung Hải. Thực hiện nhiệm vụ thành công đã thể hiện sức mạnh ngày càng tăng, mở ra một cơ hội mới cho các hoạt động của Hải quân Trung Quốc.

b. Huấn luyện, diễn tập biển xa vượt qua chuỗi đảo thứ nhất

Theo quan điểm của Trung Quốc, huấn luyện biển xa, nghĩa là tiến hành các hoạt động huấn luyện ở vùng biển ngoài dãy đảo thứ nhất, có thể là một phần của một cuộc diễn tập nhưng thường là những chuyến ra khơi của một cụm tàu chiến đặc nhiệm nhằm phô trương khả năng và nâng cao kỹ năng tiến hành các hoạt động ở xa đất liền.

Các hoạt động huấn luyện biển xa, đã được tiến hành từ năm 2008, đến năm 2010, hoạt động huấn luyện sát với thực tế chiến đấu ở biển xa của Hải quân Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt so với trước đây. Trung Quốc đã nhiều lần điều động các đội tàu chiến vượt qua chuỗi đảo thứ nhất, thậm chí đã mở rộng phạm vi hoạt động đến gần chuỗi đảo thứ hai. Đáng chú ý là những hoạt động huấn luyện ở biển xa đã không chỉ còn giới hạn ở huấn luyện đi biển mà đa số các trường hợp đều có bối cảnh thực hành tác chiến rõ rệt, ví dụ như diễn tập hệ thống C3I với những tổ hợp và biến đổi, ứng dụng chuỗi dữ liệu, chỉ huy điều khiển trong đội hình phòng không – săn ngầm của biên đội. Có thể nói hoạt động huấn luyện biển xa mang sắc thái như chiến đấu thật đó đã trở thành đặc điểm rõ nét của Hải quân Trung Quốc thời gian gần đây.

1688183385420.png


Huấn luyện quy mô lớn với sự tham gia của nhiều hạm đội hay huấn luyện “cấp chiến dịch” được tiến hành dưới sự giám sát của Cục Huấn luyện thuộc BTL Hải quân Trung Quốc. Để tránh gây lo ngại cho các nước trong khu vực về sự có mặt ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc, Cục này luôn nhấn mạnh rằng đây là những hoạt động thông thường, được tiến hành “theo kế hoạch huấn luyện hàng năm” và “không nhằm vào một quốc gia nào”.

Tháng 4 năm 2010, Hải quân Trung Quốc đã chọn những tàu chiến hiện đại từ Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải, tổ chức thành biên đội hỗn hợp đặc biệt mạnh tới 16 chiếc, vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất để triển khai huấn luyện. Biên đội đã đi từ vùng biển Okinawa, xuyên qua các đảo Nhật Bản, nơi gần nhất cách Okinawa 140 km, sau đó vượt qua eo biển Bashi, đi xuống phía Nam tiến vào Biển Đông. Có nguồn tin cho biết, trong quá trình huấn luyện biển xa lần này, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức cho nhiều tàu khu trục và tàu hộ vệ tiến hành bắn đạn thật. Các cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc giờ đây có sự tham gia của các tàu chiến từ cả ba hạm đội. Trong một số trường hợp, một hạm đội đóng vai “quân đỏ” chống một hạm đội khác đóng vai “quân xanh”, có trường hợp nhiều hạm đội phối hợp với nhau thành một lực lượng duy nhất.

1688183121103.png

Nhóm tác chiến hải quân TQ trên kênh Bashi

Không chỉ là các tàu chiến, điều quan trọng hơn là ở gần chuỗi đảo thứ nhất, nhiều máy bay ném bom H-6 và máy bay tiêm kích J-7 của không quân thuộc hải quân cất cánh từ sân bay gần bờ, được sự yểm hộ của máy bay tác chiến điện tử Y-8 đóng vai “quân xanh” mô phỏng tiến công hạm đội từ trên không, đồng thời có khả năng 2 tàu ngầm động cơ diezen Type 039 tiến hành mô phỏng phóng ngư lôi tiến công biên đội từ dưới nước.

Sau sự kiện lần đầu tiên một hạm đội 5 tàu Trung Quốc, gồm 02 tàu tuần dương tên lửa, 02 tàu khu trục và 01 tàu tiếp liệu đã vượt qua eo biển Soya (hay còn gọi là La Perouse) - ngăn cách đảo Sakhalin của Nga và đảo cực bắc Hokkaido của Nhật Bản - đến biển Okhotsk vào sáng sớm ngày 14/7/2013 để về nước sau cuộc diễn tập chung ngoài khơi bờ biển Vladivostok từ 5-12/7 với Hải quân Nga, truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố họ đã thực hiện thành công giấc mộng đột phá “chuỗi đảo thứ nhất”. Rõ ràng, Trung Quốc muốn đột phá “chuỗi đảo thứ nhất“, phân cách Biển Đông, Hoa Đông và Hoàng Hải với TBD, để tăng cường tiến hành hoạt động quân sự.

1688183243402.png

Tàu đổ bộ TQ trên eo biển Soya

Như vậy, tại vùng biển xa cách đất liền hàng nghìn kilomet, biên đội hải quân phải đồng thời chống lại các cuộc tiến công từ trên không, từ dưới biển, tình huống diễn tập khó khăn hơn rất nhiều so với trước đây. Từ góc độ khác cũng chứng tỏ, Hải quân Trung Quốc đã tập trung huấn luyện lực lượng tàu nổi có khả năng tác chiến đánh trả nhiều đợt tiến công đến từ nhiều hướng trên vùng biển xa.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

c. Tham gia diễn tập quốc tế

Không chỉ diễn tập với lực lượng “quân nhà”, Hải quân Trung Quốc còn tích cứ tham gia diễn tập với các quốc gia khác. Đầu tháng 2 năm 2014, tàu chiến của Trung Quốc lần đầu tiên đến Ấn Độ Dương diễn tập quân sự, với hành trình thông qua eo biển Sunda, giữa đảo Java và Sumatra của Indonesia. Trên đường về nước, các tàu này lại chọn tuyến hàng hải khác, lần lượt đi qua eo Lombok, gần đảo Bali và eo Makassar bên bờ bang Borneo của Malaysia.

1688292068441.png

Tàu chiến TQ đi qua eo Makassar

Từ ngày 20/5 đến 26/5/2014, Hải quân Trung Quốc và Nga tiến hành diễn tập quân sự chung trên biển với tên gọi “Hợp tác trên biển-2014“ tại khu vực vùng biển và vùng trời phía Bắc biển Hoa Đông. Đợt diễn tập liên hợp này, Hải quân Trung Quốc và Nga đã đưa 14 tàu mặt nước các loại, 22 tàu ngầm, máy bay và cả lực lượng chiến đấu đặc biệt tham gia diễn tập. Nội diễn tập tập trung chủ yếu vào các khoa mục: phòng ngự tại bãi neo đậu, chống ngầm, hộ tống tàu, phòng không, giải cứu tàu thuyền bị cướp, tìm kiếm cứu nạn và sử dụng vũ khí trên biển.

1688292195784.png

Tàu chiến Nga và TQ trên biển Hoa Đông

Ngày 26/6/2014, Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên tham gia diễn tập hải quân quốc tế quy mô lớn mang tên “Vành đai TBD,” còn gọi là RIMPAC theo lời mời của Bộ Quốc phòng Mỹ. Tại cuộc diễn tập này Trung Quốc đã 4 cử tàu, với khoảng 1.100 thủy thủ, gồm tàu quân y Peace Ark, 01 tàu chở dầu, 01 tàu khu trục nhỏ và 01 tàu khu trục tên lửa tham gia cuộc diễn tập. Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc do Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, Thẩm Kim Long chỉ huy. Cũng trong năm 2014, Bắc Kinh lần đầu tiên gửi một phân đội tham gia cuộc diễn tập “Hổ mang vàng“, tại Thái Lan.

1688292363983.png

Các tàu của Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ Yueyang (FF 575) (trái) và Haikou (DD 171) (phải) tham gia cuộc tập trận tiếp cận bổ sung trên biển (RAS) trong Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) Diễn tập năm 2014. Hai mươi hai quốc gia, 49 tàu, sáu tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 nhân viên đang tham gia RIMPAC từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 1 tháng 8 trong và xung quanh Quần đảo Hawaii và Nam California.

Từ ngày 20/5 đến 26/5/2015, Quân đội Nga và Trung Quốc diễn tập chung trên biển Hoa Đông khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Bắc Kinh. Tham gia cuộc diễn tập chung về phía Trung Quốc có tổng cộng 14 tàu chiến, 02 tàu ngầm, 09 máy bay quân sự, 06 máy bay trực thăng và 02 đội đặc nhiệm tham gia cuộc diễn tập trong vùng biển Hoa Đông. Về phía Nga có phần lớn tàu chiến tối tân nhất thuộc Hạm đội TBD của Nga.

Tháng 6 năm 2016, Trung Quốc tiếp tục điều 5 tàu, gồm tàu chiến, tàu bệnh viện sẽ tham gia vào bài tập bắn đạn thật, chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn trong cuộc diễn tập RIMPAC-2016 do Mỹ tổ chức.

1688292478716.png

Tàu chiến TQ trong tập trận RIMPAC 2016

Ngày 21/7/2017, Trung Quốc đã đưa tàu khu trục Type 052D Hefei là tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập kéo dài một tuần ở biển Baltic cùng Nga. Đây là lần đầu tiên hải quân Nga, Trung Quốc phối hợp chung trên biển châu Âu. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc cử tàu khu trục Type 052D Hefei do Trung Quốc đóng, hạ thủy vào cuối năm 2015 tham gia diễn tập. Trên hải trình tới biển Baltic, các tàu đã ghé căn cứ ở Djibouti trước khi tới Biển Đỏ và đi vào Địa Trung Hải, Kênh đào Suez.

1688292612619.png

Type 052D Hefei

Theo các nhà phân tích, chọn biển Baltic là địa điểm diễn tập mang ý nghĩa quan trọng. Bởi khu vực này vẫn là nguồn cơn gây căng thẳng giữa Nga với Mỹ và NATO. Sự xuất hiện của Trung Quốc trong vùng biển này phát tín hiệu rằng Bắc Kinh muốn được nhìn nhận ngang hàng với các cường quốc đó.

Ngày 31/8/2018, Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập hải quân đa quốc gia ở Darwin, miền Bắc Australia do Australia dẫn đầu. Hải quân Trung Quốc cử 01 tàu khu trục nhỏ, tàu này tham gia nội dung hàng hải và tiếp nhiên liệu, nhưng không tham gia nội dung bắn đạn thật.

1688292714706.png

Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập hải quân đa quốc gia ở Darwin

Trung Quốc cử các biên đội tàu chiến tham gia diễn tập quốc tế ở ngoài vùng đặc quyền kinh tế của họ là dấu hiệu mới nhất cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường sự hiện diện ở phạm vi toàn cầu.

Tóm lại, những cuộc huấn luyện diễn tập của Hải quân Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một lực lượng hải quân viễn dương, có khả năng thực hiện nhiệm vụ ngoài khơi xa. Họ muốn thay đổi thế cân bằng sức mạnh tại TBD, nơi Mỹ chiếm vị thế bá chủ hàng chục năm qua. Những màn phô diễn lực lượng của Hải quân Trung Quốc đã truyền tải thông điệp rằng, Trung Quốc có quyền và năng lực sử dụng các tuyến hàng hải quốc tế.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

7. Tăng cường khả năng tiến công tầm xa

Giới quân sự Trung Quốc không dừng lại ở các cuộc diễn tập hải quân nhằm nâng cao năng lực tác chiến hải quân mà còn có tham vọng nữa là đưa lực lượng tên lửa chiến lược của họ cũng phải có năng lực tiến công tầm xa để hoàn thiện phương thức tác chiến liên quân trên biển.

a. Diễn tập bắn tên lửa

Tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 6/8/2020 đưa tin lực lượng tên lửa trực thuộc Quân đội Trung Quốc (PLA) vừa tổ chức diễn tập và nội dung có khai hỏa tên lửa Đông Phong 26 (DF-26). Đây là loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên đến 4.000 km, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

1688293161487.png


DF-26 có biến thể dùng để tiến công tàu sân bay nên được Bắc Kinh giới thiệu bằng các danh xưng như là “sát thủ diệt hạm”, “sát thủ tiêu diệt tàu sân bay”. Thậm chí, truyền thông Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự nước này cho rằng với DF-26 thì Quân đội Trung Quốc có thể tổ chức tiến công cả căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam. Cũng vì thế, DF-26 còn có một danh xưng là “sát thủ diệt Guam”. Khi tầm bắn của DF-26 vươn đến đảo Guam thì đồng nghĩa với việc bao trùm cả Biển Đông.

1688293079549.png

DF-26

Đại tá hải quân Carl O.Schuster (Cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ, đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận xét: “Thời gian qua, Trung Quốc đẩy nhanh quá trình phát triển quy cách hoạt động và chiến thuật sử dụng tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM). Từ thực tế này, việc Quân đội Trung Quốc diễn tập DF-26 có hai mục đích:

Đầu tiên, gửi thông điệp cứng rắn đến Mỹ, cũng như các nước trong khu vực và cả dư luận nội bộ Trung Quốc rằng, Quân đội Trung Quốc có đủ sức ngăn cản Quân đội Mỹ hoạt động ở Biển Đông.

Thứ hai, cuộc diễn tập bắn tên lửa DF-26 cũng nhằm củng cố khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược trong việc hỗ trợ các lực lượng khác trên biển nếu xảy ra xung đột. Chiến tranh hải quân hiện đại không chỉ bó hẹp trong sự kết hợp giữa tàu chiến với máy bay chiến đấu, mà cần phải có sự phối hợp từ nhiều loại vũ khí, khí tài hỗ trợ khác. Nếu lực lượng tên lửa từ đất liền hỗ trợ đủ nhanh và hiệu quả thì sức mạnh tiến công của lực lượng trên biển, trên không càng trở nên mạnh mẽ.

1688293314717.png

1688293373985.png


b. Diễn tập khả năng bay dài của máy bay chiến đấu

Việc tăng cường các dòng máy bay chiến đấu hiện đại và khả năng bay kéo dài ở Biển Đông được đánh giá là nỗ lực tăng cường thực lực không quân của Bắc Kinh ở vùng biển này.

Hồi tháng 11 năm 2020, kênh tiếng nước ngoài (CGTN) của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc đăng tải đoạn video có nội dung về máy bay tiêm kích của nước này vừa bay liên tục 10 tiếng ở Biển Đông. Đây là kỷ lục mới nhất của Không quân Trung Quốc, trước đó là 8 giờ 30 phút. Vào tháng 8 năm 2020, tờ Hoàn Cầu thời báo cũng đưa tin Không quân Trung Quốc vừa điều động máy bay tiêm kích Su-30 thực hiện chuyến bay dài liên tục 10 tiếng ở Biển Đông. Chuyến bay được thực hiện bởi lực lượng không quân của Chiến khu miền Nam và hành trình bay kéo dài đến tận bãi đá Xu Bi.

1688293452904.png

Su-30 của TQ trên Biển Đông

Ngày 19/3/2021, Chiến khu miền Nam (Chiến khu miền Nam của Quân đội Trung Quốc được phân công đảm trách các hoạt động ở phía Nam và Biển Đông) của Quân đội Trung Quốc tổ chức huấn luyện mà trong đó máy bay chiến đấu J-10 đã tiến hành chuyến bay kéo dài đến 24 giờ.

Đây là điều rất đáng quan tâm, bởi vì, với các máy bay ném bom chiến lược tầm xa như H-6 mà Trung Quốc đang có, thì việc thực hiện các chuyến bay liên tục 10 tiếng không hề quá khó. Thế nhưng, việc thực hiện chuyến bay dài như vậy là thách thức lớn của máy bay tiêm kích, vì đòi hỏi năng lực của phi công, hệ thống hỗ trợ tương ứng, nhất là khả năng tiếp dầu trên không cho máy bay tiêm kích. Trong khi, các máy bay ném bom tầm xa luôn cần sự hộ tống của máy bay tiêm kích. Vì thế, máy bay tiêm kích cũng phải nâng cao năng lực bay liên tục trong thời gian dài để đảm nhiệm việc bảo vệ máy bay ném bom tầm xa. Qua đó, Không quân Trung Quốc mới có thể đủ khả năng thực hiện các phi vụ tiến công tầm xa với máy bay ném bom. Cho nên, việc Không quân Trung Quốc đẩy mạnh năng lực bay liên tục trong thời gian kéo dài đối với máy bay tiêm kích như J-10 hay Su-30 MKK là nhằm tăng cường khả năng tiến công tầm xa ở Biển Đông, thậm chí còn xa hơn nữa. Đây là diễn biến rất quan trọng trong hoạt động của Không quân Trung Quốc ở Biển Đông.

1688293935820.png

J-10

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

E. XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

1. Xây dựng căn cứ quân sự

Bất cứ quốc gia nào muốn có lực lượng “hải quân nước xanh” thì nhất định phải thiết lập được các căn cứ hải quân ở nước ngoài.

Các căn cứ hải quân là một tiền đồn quan trọng bảo đảm hậu cần, bảo đảm kĩ thuật cho các con tàu cả tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay, kể cả máy bay ném bom chiến lược đủ năng lực hoạt động ở các đại dương xa xôi trên khắp toàn cầu. Mang lại khả năng bảo vệ và tiến công quân sự ở khắp nơi mà không phải mất công đánh chiếm và kiểm soát một vùng thuộc địa giống như trước.

Tầm quan trọng và giá trị quân sự của việc đặt căn cứ ở nước ngoài chủ yếu phụ thuộc vào vị trí địa lý. Một căn cứ đặt tại các điểm tắc nghẽn trong các vùng biển hẹp hoặc kín có thể có giá trị cao, nếu được bố trí gần hoặc trong khoảng cách xa so với các đường liên lạc trên biển của kẻ thù.

Tham vọng của Trung Quốc là xây dựng hải quân hùng mạnh theo xu hướng tiến công, tiến tới làm chủ các đại dương - “hải quân nước xanh” thì không thể thiếu các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Nên vươn ra biển xa của Hải quân Trung Quốc không chỉ là Biển Đông mà còn là các vùng biển khác như: Ấn Độ Dương, Biển Arab, Biển Đỏ… Vì vậy, Trung Quốc đã tìm kiếm, thiết lập hệ thống căn cứ quân sự tại vùng biển này, là những điểm tựa, cụm điểm tựa trên biển, là nơi giúp Hải quân Trung Quốc “kiểm soát các đại dương”, “ra công vào thủ” thuận lợi khi tác chiến.

a. Xây dựng căn cứ quân sự ở Djibouti

1688526768783.png

Căn cứ quân sự của TQ tại Djibouti

Với vị trí địa chiến lược quan trọng ở Sừng châu Phi, Djibouti là một địa điểm rất thuận lợi cho giám sát và bảo vệ hoạt động thương mại quốc tế trên biển thông qua eo biển Bab el-Mandeb. Đây được xem là tuyến đường biển quan trọng thứ 4 trên thế giới đối với hoạt động xuất nhập khẩu dầu mỏ. Ngoài ra, do eo biển Bab el-Mandeb nằm sát gần Somalia và hoạt động của các nhóm hải tặc diễn ra nhan nhản khiến nhiều cường quốc quân sự có căn cứ quân sự ở đây để tiến hành các hoạt động chống hải tặc (Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Italia đều có căn cứ quân sự ở Djibouti. Căn cứ quân sự của Mỹ ở Djibouti là Trại Lemmonier. Đây là căn cứ thường trực duy nhất của Mỹ ở châu Phi với số quân nhân là hơn 4.000 người).

Năm 2017, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng căn cứ quân sự ở Obock, Djibouti trên vùng Sừng châu Phi. Obock là địa điểm có tầm nhìn chiến lược khi bao quát cửa ngõ phía Nam của Biển Đỏ và kênh đào Suez; từ đây có thể tiếp cận các tuyến đường thủy chiến lược. Đây là căn cứ quân sự đầu tiên Trung Quốc thành lập ở nước ngoài, với mục đích ban đầu là bảo đảm cho lực lượng chống cướp biển. Căn cứ này phục vụ các tàu chiến Trung Quốc hoạt động tại vịnh Aden và những khu vực lân cận, bao gồm các trung tâm bảo đảm hậu cần và cơ sở giải trí cho thủy thủ. Quân số có thể triển khai tại căn cứ lên tới 10.000 người.

1688526976982.png

Căn cứ quân sự của TQ tại Djibouti

Tới ngày 11/7/2017, Hải quân Trung Quốc chính thức điều động các tàu thuyền thuộc Hạm đội Nam Hải tới căn cứ ở Djibouti. Lễ khánh thành căn cứ quân sự ở Djibouti được tổ chức vào ngày 1/8/2017. Chỉ sau một tháng rưỡi khánh thành, Quân đội Trung Quốc ở căn cứ Djibouti bắt đầu tiến hành các đợt tập trận bắn đạn thật. Tuy nhiên, Trung Quốc đã né tránh sử dụng thuật ngữ phổ biến là “căn cứ” mà thay vào đó gọi căn cứ ở Djibouti là “cơ sở hỗ trợ” hoặc “cơ sở hậu cần”.

Trước khi xây dựng căn cứ này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định họ xây dựng căn cứ “nhằm mục đích thực hiện tốt hơn các trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của mình và bảo vệ tốt hơn lợi ích hợp pháp của mình, thay vì tìm kiếm sự bành trướng quân sự”. Nhưng đến hồi tháng 5 năm 2020, Tạp chí Forbes công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy những nỗ lực của Trung Quốc trong việc mở rộng căn cứ Djibouti, trong đó, một cầu tàu dài gần 300m đủ dài để chứa các tàu sân bay mới, tàu đổ bộ tiến công hoặc các tàu chiến lớn khác của Trung Quốc.

Căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Djibouti có thể trở thành đài quan sát, là tiền đề để Trung Quốc tiến vào Trung Đông.

b. Xây dựng căn cứ quân sự ở Pakistan

Sau khi xây dựng xong căn cứ quân sự ở Djibouti, tháng 1 năm 2018, Trung Quốc lại đàm phám với Pakistan để xây dựng căn cứ quân sự tại cảng Jiwani, thuộc tỉnh Bolochixtan của Pakixtan, bờ biển phía nam Pakistan, cách biên giới Iran – Pakistan khoảng 80km. Sở dĩ Trung Quốc chọn Jiwani vì nơi đây là một trung tâm trung chuyển cho các tuyến đường trên bộ và trên biển một khi cơ sở hạ tầng trong hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan đi vào hoạt động. Ngoài ra, tàu chiến Trung Quốc tuần tra ở vịnh Aden cùng các tàu hộ tống tàu chở dầu Trung Quốc ở Ấn Độ Dương cũng cần một căn cứ hải quân để bảo trì và cung cấp hậu cần.

1688527148272.png


c. Xây dựng căn cứ quân sự ở Campuchia

Tháng 11 năm 2018 báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin, Trung Quốc có ý định xây dựng căn cứ hải quân tại Campuchia. Căn cứ hải quân này được cho là đặt ở khu nghỉ dưỡng bờ biển Dara Sakor thuộc tỉnh Kokong. Báo chí cho hay, bề ngoài dự án trị giá 3,8 tỷ USD này là một khu du lịch và nghỉ dưỡng, nhưng các tin mới nhất cho thấy ở đây sẽ xây dựng “một khu kinh tế hoàn chỉnh gồm trung tâm y tế, nhà ở, khách sạn và nghỉ dưỡng, nhà máy sản xuất, cảng nước sâu và sân bay quốc tế”. Bài báo dẫn ý kiến của các chuyên gia quân sự phân tích cho rằng, cảng nước sâu theo kế hoạch xây dựng có thể đón các tàu hộ vệ, tàu khu trục và các hạm tàu khác của Hải quân Trung Quốc vào neo đậu. Bộ Quốc phòng Campuchia đã phủ nhận việc cho Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân tại Kokong.

1688527221417.png


Đến năm 2020, báo chí Mỹ lại rộ tin Trung Quốc đã đạt được thoả thuận xây dựng căn cứ quân sự tại thành phố cảng Sihanoukvillez của Campuchia. Hôm 02/10/2020, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ công bố ảnh vệ tinh cho thấy một tòa nhà do Mỹ xây tại căn cứ hải quân Ream bị san phẳng hồi tháng 9 năm 2020. Công trình này là sở chỉ huy chiến thuật của hải quân Campuchia, được Mỹ tài trợ xây dựng trước đây.

Đến ngày 12/10/2021, trang web của CSIS lại công bố một số hình ảnh chụp từ vệ tinh của Công ty Công nghệ Maxar Technologies & Planet Labs cho thấy từ ngày 9/8 đến 22/8/2021, đã có hai tòa nhà mới được xây dựng hướng về phía Bắc Căn cứ Hải quân Ream. Ngày 13/10/2021, Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, Campuchia – Chad Roedemeier – khẳng định: “Chúng tôi có những thông tin đáng tin cậy về việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang tiếp tục xây dựng một công trình lớn tại Căn cứ hải quân Ream”… “Chính phủ Campuchia đã không hoàn toàn minh bạch về ý đồ, bản chất và quy mô của dự án nói trên, hay về vai trò của Quân đội Trung Quốc trong dự án này, điều gây lo ngại về mục đích sử dụng căn cứ quân sự Ream. Trước đó, đầu tháng 6 năm 2021, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã bày tỏ quan ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Campuchia, đồng thời muốn chính quyền Phnom Penh giải thích về việc phá bỏ những cơ sở quân sự do Mỹ tài trợ tại Campuchia. Tất nhiên, giới lãnh đạo Campuchia như Thủ tướng Hun Sen, Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan đều bác bỏ thông tin rằng Trung Quốc đã đạt thỏa thuận bí mật với Campuchia để bố trí lực lượng tại căn cứ.

1688527425971.png


Ngoài ra, từ lâu, Mỹ và Australia đã lo ngại về khả năng Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân ở Nam TBD. Từ đó, có thể cho phép lực lượng Hải quân Trung Quốc phát huy sức mạnh vượt xa biên giới nước này. Gần đây, Trung Quốc lại kí kết một thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon, khiến Mỹ và Australia càng lo ngại hơn khi cho rằng TBD có khả năng bị quân sự hóa.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

d. Xây dựng căn cứ quân sự ở Xri Lanca, Myanma

Căn cứ quân sự ở Xri Lanca

Tại Ấn Độ Dương, Trung Quốc cũng còn sử dụng “bẫy nợ” để giành quyền kiểm soát 99 năm cảng Hambantota của Xri Lanca… Mục tiêu của Trung Quốc là đến năm 2024, họ sẽ sở hữu 18 căn cứ quân sự ở Ấn Độ Dương. Nếu kế hoạch này thành công thì hệ thống căn cứ hải quân “chuỗi ngọc trai trên biển” của Trung Quốc sẽ phủ kín vùng duyên hải Ấn Độ Dương và một số đảo quốc quan trọng trong vùng biển này.

Căn cứ quân sự ở Myanma

Ngoài ra, Trung Quốc cũng xây dựng được căn cứ hải quân trên quần đảo Coco (Myanma). Coco cách tỉnh Vân Nam, Trung Quốc là 1.200 kilômét, nằm trong bán kính tác chiến của các máy bay chiến đấu Trung Quốc. Quần đảo Coco có thể dựa vào Trung Quốc đại lục để tiến hành phòng ngự. Ở đây Trung Quốc đã xây dựng một trung tâm vệ tinh radar quan trắc.

1688527591915.png

Căn cứ TQ trên đảo Coco

Mặc dù có tham vọng xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài và cũng tích cực đàm phám với các quốc gia khác nhưng đến nay Trung Quốc mới có căn cứ ở Djibouti mang đúng nghĩa là căn cứ quân sự ở khu vực ngoài Biển Đông.


e. Xây dựng căn cứ quân sự trên Biển Đông

Việc Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài gặp nhiều trở ngại, nhưng ở Biển Đông thì có thể nói Trung Quốc có rất nhiều thuận lợi nên họ đã đẩy nhanh tiến trình “quân sự hóa” Biển Đông. Mạnh mẽ nhất là từ năm 2014. Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp, cải tạo các cấu trúc đá, rạn san hô thành các đảo nhân tạo; xây dựng các công trình, cảng biển, sân bay; triển khai vũ khí, trang bị ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép. Tháng 4 năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Peter Dutton cho biết, Trung Quốc đã có 20 địa điểm quân sự hiện diện trái phép tại Biển Đông.

1688527724844.png


Khi hoàn thành công việc bồi đắp, thì Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các căn cứ quân sự ở Hoàng sa, Trường Sa.

Xây dựng căn cứ ở quần đảo Hoàng Sa

Trên đảo Phú Lâm, đường băng cũ đã được thay bằng một đường băng hiện đại hơn có chiều dài khoảng 3km; trên đảo Cây là một cảng hàng không với đường băng dài 3,5km. Cách căn cứ quân sự hải quân Ngọc Lâm (đảo Hải Nam) khoảng 300km về phía Đông Nam trên đảo Bắc Trung Quốc đã lắp đặt các thiết bị giám sát hoạt động của tàu mặt nước, tàu ngầm xuất phát từ căn cứ Ngọc Lâm. Đồng thời, trên đảo Quang Hòa một căn cứ có 8 bãi đỗ cho trực thăng chống ngầm đã được hoàn thiện và 4 bãi khác sẽ sớm hoàn thành.

1688527823555.png

J-11B của TQ trên đảo Phú Lâm - quần đảo Hoàng Sa

Trên đảo Quang Hoà, Trung Quốc đã xây căn cứ trực thăng. Điều này cho thấy, họ đang phát triển một mạng lưới căn cứ quân sự trên Biển Đông, nhằm hỗ trợ các hoạt động chống ngầm của trực thăng (trên thực tế họ đã đưa trực thăng săn ngầm ASW Z-18F ra khu vực này). Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạch xây thêm các trạm tiếp nhiên liệu khác trên các đảo ở Biển Đông nên sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho trực thăng của họ hoạt động liên tục ở khu vực này.

Xây dựng căn cứ ở quần đảo Trường Sa

Đá Chữ Thập, Xu bi, Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988, những năm gần đây Trung Quốc đã và đang liên tục mở rộng các đá này; sau đó tiến hành xây dựng các công trình quân sự và triển khai vũ khí trang bị kĩ thuật ở đây.

1688527925937.png


Trên đá Chữ Thập, Xubi, đá Vành Khăn, họ đã xây 3 đường băng quân sự dài khoảng 3.000m, đủ khả năng cất hạ cánh cho máy bay ném bom chiến lược; ở đá Gạc Ma là một đường băng dài gần 2000m. Như vậy, Trung Quốc có 5 đến 6 đường băng ở Biển Đông. Cụ thể, 2 đường băng ở quần đảo Hoàng Sa, 3 đến 4 ở quần đảo Trường Sa.

Không chỉ xây dựng đường băng, Trung Quốc còn đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng có đủ điều kiện triển khai các loại vũ khí, trang bị cho không quân, hải quân của họ. Từ trước năm 2013, Trung Quốc đã xây dựng trên đá Châu Viên bãi đỗ trực thăng, các tòa nhà hỗ trợ, cơ sở quân sự... Hiện nay, nhiều công trình vẫn đang tiếp tục được xây dựng. Trên đá Ga Ven Trung Quốc đã xây dựng bệ súng, pháo phòng không, tháp phòng thủ, bãi đỗ trực thăng... Đá Tư Nghĩa là các công sự ven biển, 4 tháp phòng thủ, cầu cảng, cơ sở quân sự đa cấp, bãi đỗ trực thăng, hải đăng... cũng được xây dựng kiên cố. Đá Gạc Ma đang được xây dựng để trở thành khu căn cứ quân sự tổng hợp, có thể đón các tàu tải trọng trên 5.000 tấn.

1688527980769.png


.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Triển khai vũ khí trang bị trên các đảo, đá ở quần đảo Hoàng sa, Trường Sa

Nhiều bằng chứng cho thấy, Trung Quốc không chỉ đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, mà còn triển khai nhiều loại vũ khí, trang bị trên các đảo, đá ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như: tên lửa phòng không HQ-9, tên lửa chống hạm YJ-62, máy bay chiến đấu J-11, JH-7 ở Phú Lâm, tổ hợp pháo phòng không tự hành có khí tài LD-2000 ở đảo Quang Hòa (Hoàng Sa); các đài radar ở Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa (Trường Sa)... Việc lắp đặt các đài radar sẽ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng kiểm soát các hoạt động hàng hải và hàng không từ eo biển Malacca đến Biển Đông.

1688957478515.png

JH-7 tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của VN

Đáng chú ý HQ-9 là tổ hợp TLPK có tầm hỏa lực đến 200 km, là mối đe dọa các máy bay và các phương tiện tiến công đường không ở khoảng cách từ xa. YJ-62 là tên lửa chống hạm tầm xa, tốc độ cận âm thế hệ mới do Trung Quốc chế tạo có tầm bắn 400km. Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4 J-11 có bán kính chiến đấu khoảng 2.000km. Khi triển khai trên đảo Phú Lâm, J-11 có thể hoạt động từ vịnh Bắc Bộ đến khu vực quần đảo Trường Sa. Máy bay tiêm kích - bom JH-7 có bán kính chiến đấu 1.650km. Tổ hợp pháo LD-2000 sử dụng đạn 30mm, tầm bắn khoảng 3.000m. LD-2000 cải tiến còn được tích hợp 6 TLPK TY-90 có tầm bắn từ 3.000m đến 6.000m.

Cùng với việc triển khai tên lửa, máy bay, đài radar và nhiều loại vũ khí, trang bị khác đến các đảo đang chiếm đóng thì lực lượng tàu hải cảnh, tàu cá cũng là một phương tiện để Trung Quốc đe dọa, chèn ép các nước khác ở Biển Đông.

1688957541437.png

J-11 tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của VN

Với những căn cứ không quân, hải quân hỗn hợp trên quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng khống chế tuyến đường biển, đường không qua lại Biển Đông. Khi hoàn thành việc xây dựng các căn cứ quân sự và triển khai vũ khí trang bị ở Hoàng sa, Trường Sa, năng lực tiến công quân sự trong khu vực của Trung Quốc sẽ gia tăng đáng kể. Từ đó, họ dễ dàng ngăn cản hoạt động của các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Việc Trung Quốc, đẩy mạnh việc xây dựng các căn cứ quân sự trên Biển Đông; tăng cường hợp tác, đàm phán với các quốc gia khác để xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang sẵn sàng để trở thành một cường quốc hải quân.

3. Xây dựng hệ thống trinh sát, cảnh báo sớm

Phát hiện, nhận dạng và bám theo các tàu trên biển là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của hoạt động trinh sát và phát hiện mà nước nào cũng phải làm, nếu muốn kiểm soát khu vực biển. Trung Quốc từ lâu mong muốn đạt được mục tiêu này trong vùng nước ven bờ. Do vậy không có gì là bất thường khi thấy rằng, giai đoạn đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21 Trung Quốc tăng cường đáng kể năng lực trinh sát và phát hiện trong phạm vi khu vực này, đặc biệt là trên Biển Đông. Hiện nay, căn cứ vào cách thức Hải quân Trung Quốc phản ứng nhanh nhạy với mọi sự kiện trên Biển Đông, có thể nhận định rằng, hầu như không có gì có thể thoát khỏi sự theo dõi của Trung Quốc trong khu vực này.

1688957638342.png

Hệ thống ra đa của TQ tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của VN

Khi đã nắm được khá đầy đủ số liệu trinh sát và phát hiện về vị trí, hướng di chuyển, cũng như tốc độ của một con tàu, thì Hải quân Trung Quốc không mấy khó khăn có thể chặn bắt nó. Với năng lực như vậy đã giúp cho Trung Quốc thực hiện tham vọng của họ một cách chắc chắn hơn trong cái gọi là “đường chín đoạn”.

Nhưng Trung Quốc không dừng lại ở mức độ như vậy. Quốc gia này tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho những công trình và phương tiện thu thập thông tin chính xác, hiện đại trong khu vực, điều đó buộc dư luận phải nghĩ đến khả năng, liệu Trung Quốc có ý định phát triển một mạng lưới trinh sát và phát hiện đủ sức bảo đảm tiến công các tàu chiến đấu trên biển xa, có nghĩa là đủ khả năng chỉ thị mục tiêu cho vũ khí tên lửa.

a. Các phương tiện trinh sát của Trung Quốc

Vô tuyến định vị tần số cao

Trong số những công nghệ trinh sát và phát hiện đang được Trung Quốc khai thác sử dụng, công nghệ định vị vô tuyến được sử dụng lâu dài hơn cả. Bằng cách thu sóng điện từ của một con tàu, trạm định vị vô tuyến có thể xác định phương vị đi qua nó. Với phương vị có được từ ít nhất 2 đài định vị khác nhau (giao hội vô tuyến), có thể xác định vị trí của con tàu. Như vậy càng nhiều đài định vị và chúng được bố trí càng gần mục tiêu, thì kết quả xác định vị trí của mục tiêu càng chính xác.

1688957737455.png


Các bức ảnh vệ tinh năm 2018 cho thấy một mặt bằng công trình được xây dựng trên đá Vành Khăn, trên đó có phương tiện trinh sát vô tuyến và trinh sát kỹ thuật.

Các vệ tinh

Do những hạn chế của công nghệ trinh sát vô tuyến và trinh sát kỹ thuật, Trung Quốc đã nỗ lực tăng cường hệ thống trinh sát và phát hiện trên biển của mình nhờ vệ tinh.

Sở hữu những cụm vệ tinh trinh sát điện tử (ELINT) và trinh sát thông tin (COMINT), cũng như các vệ tinh chụp ảnh, quan sát hình ảnh và thông tin liên lạc, ở mức độ đáng kể Trung Quốc dựa vào lĩnh vực vũ trụ.

Vì vậy, để có được khả năng thường xuyên bao phủ vùng biển - điều kiện hết sức cần thiết cho hoạt động chỉ thị mục tiêu trên biển, đòi hỏi Trung Quốc phải có một cụm quỹ đạo gồm nhiều vệ tinh và phải có một hệ thống thực sự hiệu quả điều khiển các vệ tinh trên quỹ đạo gần Trái đất. Vì vậy, Trung Quốc đã bố trí các vệ tinh bay quanh Trái đất ở độ cao thấp, các vệ tinh địa tĩnh cách Trái Đất 36 ngàn kilomet, nên chúng có thể quan sát một vùng rộng lớn và thu thập số liệu chính xác hơn nhiều lần.

Gần đây, ngày 12/3/2021 Cục Vũ trụ quốc gia của Trung Quốc đã phóng loạt bộ ba vệ tinh tiếp theo lên quỹ đạo để bổ sung vào mạng lưới các vệ tinh do thám. Hai loạt bộ ba vệ tinh trước đó đã lần lượt được phóng đi vào tháng 4 năm 2018 và tháng 01 năm 2021, hoạt động ở các độ cao 1100 km và 1050 km, nghiêng 63,4 độ. Bộ ba vệ tinh “Yaogan-30” đầu tiên được Trung Quốc phóng lên quỹ đạo ngày 29/9/2017. Việc bổ sung các bộ ba vệ tinh tiếp theo lên hoạt động ở cùng một mặt phẳng quỹ đạo tạo ra tần suất lớn vệ tinh quan sát các khu vực trinh sát.

1688957814646.png

Bộ ba vệ tinh “Yaogan-30”

Kết quả cuối cùng là tạo ra một cụm vệ tinh gồm 18 vệ tinh. Điều đó cho phép các vệ tinh bay qua khu vực trinh sát tới 19 lần trong ngày ở chế độ quan sát từ trên xuống, hoặc 54 lần/ngày ở chế độ “SIGINT” (trinh sát vô tuyến điện tử).

Hiện nay, Trung Quốc đang triển khai “Dự án Guinean” (dự án quan sát phát hiện các sóng dài), để có thể phát hiện tàu ngầm đang lặn, cũng như mục tiêu khác ở độ sâu tới 500 m.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Radar trên mặt đất

Radar là phương tiện chủ yếu, quan sát một khu vực rộng lớn trong mọi điều kiện thời tiết. Trung Quốc sở hữu một trong những mạng radar lớn vào loại bậc nhất trên thế giới. Thậm chí nước này còn xây dựng những trạm radar mạnh, phản hồi tín hiệu từ ngoài đường chân trời. Những trạm đó sử dụng tầng điện li, mặt biển để phát hiện máy bay, tàu mặt nước ở khoảng cách hàng ngàn kilomet (năm 2004 Trung Quốc đã mua của Nga trạm radar đầu tiên thuộc loại này).

Những trạm radar như vậy tỏ ra rất hữu hiệu trong việc phát hiện và nhận dạng mục tiêu ở khoảng cách xa.

Các trạm radar đặt trên bờ biển chứng tỏ tính ưu việt hơn nhiều trong việc theo dõi mục tiêu và dẫn đường cho tàu thuyền tiếp cận mục tiêu, nhưng phần lớn chúng lại rất khó khăn trong việc bám mục tiêu ở phạm vi bên ngoài 200 - 250 km tính từ bờ biển. Do vậy không có gì là lạ khi Trung Quốc tuyên bố về các kế hoạch tiếp tục mở rộng mạng lưới radar ven bờ của mình và triển khai thực hiện việc này từ năm 2004. Trong số những hạng mục công trình đầu tiên mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, chính là các trạm radar.

Radar bố trí trên biển

Một trong những biện pháp khắc phục các khoảng trống bao phủ quan sát - đó là xây dựng các trạm radar trên biển. Và đây là công việc được Trung Quốc bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2016

1689394554720.png


Các trạm được thiết kế để lắp đặt tại những khu vực nước sâu, hoặc cố định ở những khu vực nước nông, độ cao cách mặt nước 10 - 20 m và có diện tích mặt sàn 250 - 300 m2.

Tính đến năm 2020 đã có 5 trạm như vậy được đặt quanh đảo Hải Nam và 1 trạm gần quần đảo Hoàng Sa.

1689394599853.png


Các trạm radar cung cấp cho Trung Quốc thông tin thường xuyên và chính xác hơn về tình hình trên Biển Đông. Mặc dù vậy, đây là khu vực rộng lớn và giữa các trạm radar trên đất liền của nước này vẫn còn những khoảng trống không được bao phủ. Vấn đề này được các trạm radar trên biển khắc phục.

Các radar không chỉ được sử dụng để phát hiện, nhận dạng và bám theo mục tiêu, mà còn để dẫn đường cho tàu chiến đấu trên biển.

Mạng thông tin “đại dương xanh” (Blue Ocean Network)

Sử dụng các công nghệ thông tin, mạng thông tin “đại dương xanh” được Chính phủ Trung Quốc triển khai để “phục vụ cho các công trình nghiên cứu, khai thác và giám sát môi trường biển”.

1689394780182.png


Theo số liệu của tạp chí Trung Quốc có tên “Khoa học và công nghệ điện tử” (Electronic Science & Technology), nước này có kế hoạch mở rộng mạng thông tin biển và trong giai đoạn tới năm 2025 họ sẽ triển khai xây dựng đầy đủ trên thực địa.

Mạng thông tin biển dùng để “đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các cơ quan dân sự và quân sự trong việc thu thập thông tin trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”.

Khẳng định cho điều này, ngay từ năm 2019 trang thông tin điện tử quốc phòng của Trung Quốc “China Military Online” đã mô tả tính năng của các trạm nhà dàn như vậy với tư cách là “một hệ thống mới bảo vệ các đảo nổi và đảo chìm trên Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố rằng, ngoài chức năng phục vụ hoạt động hàng hải, hệ thống quan sát dùng để theo dõi thời tiết, quan trắc môi trường biển và cảnh báo sóng thần, cũng như nó có thể giúp bảo vệ hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo. Ngoài ra hệ thống này còn có thể được sử dụng để theo dõi tình hình di chuyển lực lượng hải quân các nước trên biển, kể cả Hải quân Mỹ.

Trong khi đó cũng như các trạm nhà dàn nhỏ hơn (nhưng có số lượng lớn) đang hiện diện trong vùng biển, một trạm tích hợp đa năng lớn hơn đã được người ta lắp đặt trên một hòn đảo. Hệ thống tích hợp đa năng giúp cho Trung Quốc thực hiện các nghiên cứu, cũng như triển khai xây dựng vào bảo vệ các đảo chìm. Và chúng hoàn toàn có thể là một bộ phận của hệ thống cảm biến lớn hơn với phần cơ bản “không được nhìn thấy dưới các con sóng biển”.

Hải quân Trung Quốc Trung Quốc có thể dễ dàng tiếp cận số liệu thông tin từ các mạng này để sử dụng vào mục đích quân sự. Điều đó giúp tăng thêm ưu thế chiến lược của Trung Quốc trước các quốc gia khác trong khu vực, cũng như có thể được sử dụng để theo dõi sự di chuyển của Hải quân Mỹ.

Năng lực của các trạm điện tử

Các hệ thống liên lạc tầng đối lưu (Troposcatter) bảo đảm liên lạc ở khoảng cách xa, ngoài đường chân trời có thể vượt khoảng cách 200 hải lý. Các kênh liên lạc tầng đối lưu rất khó bị phát hiện, phong toả hay chặn bắt so với liên lạc vệ tinh hoặc các loại hình liên lạc vô tuyến khác.

Hệ thống mang tính chất trình diễn mạng thông tin “đại dương xanh“

Mạng thông tin “đại dương xanh” của Trung Quốc bao gồm những thành phần khác, như các phao đại dương, cảm biến ngầm cố định hoặc di động, kể cả sonar và đầu thu áp điện (hydrophone), thiết bị bay không người lái (UAV), thiết bị ngầm không người lái (UUV) và phương tiện vận tải nổi không người lái (USV). Nhờ các trạm này, Trung Quốc gia tăng đáng kể bán kính hoạt động của radar trên Biển Đông. Từ nay Trung Quốc có hẳn một chuỗi liên tục nối đảo Hải Nam với các căn cứ trên các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa. Trong số đó trên nhiều đảo đã có các trạm radar. Còn trên đá Bông Bay không có người ở (thuộc Hoàng Sa), hiện nay đã có một trạm đặt ở đường mép của đảo.

1689394806099.png


Tính năng của mạng thông tin biển
Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC) đã nghiên cứu phát triển ít nhất 2 loại “trạm điện tử đại dương” (Ocean E-Stations) dùng để mở rộng các mạng thu thập thông tin và liên lạc trên những đảo và khu vực đồn trú của Trung Quốc trên Biển Đông.

Từ năm 2020 Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc đã thúc đẩy các trạm thông tin trong mạng xã hội. “Mạng thông tin của các đảo chìm” hầu như là những dạng tương tự như trên đá “Bông Bay” - là trạm không có người, dùng để lắp đặt trên những đảo chìm không có người ở, nơi độ sâu khoảng 10 m.

“Hệ thống thông tin của trạm nổi được neo giữ” - đây là trạm điện tử đại dương có tính năng nhận dạng, có thể được triển khai ở những nơi độ sâu từ 60 - 4000 m.

Trạm cố định trên đá Bông Bay, nhiều khả năng là trạm điện tử đầu tiên trên đại dương của Trung Quốc, được báo giới phương Tây định dạng và nó hoạt động trên Biển Đông. Tuy nhiên, theo thông tin từ các đại diện Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc và Cục Hải cảnh Trung Quốc (MSA), trên Biển Đông đã triển khai 5 trạm nổi. Mục tiêu của trạm điện tử đại dương (OceanE-Station) là tiến hành quan sát điện tử, bảo đảm liên lạc trên biển, trợ giúp hoạt động tìm kiếm-cứu nạn và quan trắc môi trường biển.

Trong vỏ bọc lớn có anten vệ tinh, radar và các loại anten khác. Các anten, cảm biến và camera cũng gắn xung quanh trạm. Tốc độ truyền dữ liệu của cả 2 loại trạm (cố định và nổi) bao gồm cả liên lạc vệ tinh (hơn 2 Mbps - Megabit/s). Các trạm cũng có thể chuyển tiếp tín hiệu cuộc gọi từ mạng điện thoại di động 4G LTE và cung cấp dịch vụ trao đổi tin nhắn thông qua hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc. Các trạm cố định còn bảo đảm liên lạc tầng đối lưu (tốc độ hơn 8 Mbps) trong phạm vi 200 hải lý.

Các hệ thống quan sát bao gồm: radar tìm kiếm mục tiêu trên không và trên biển, cũng như bộ thiết bị kiểm soát tín hiệu điện tử.

Các trạm Ocean E-Station và những phương tiện thông tin liên lạc & quan sát được các trạm này bảo đảm hoạt động cho mục đích quân sự, cũng như dân dự.

Nhìn vào những cố gắng “tin học hoá đại dương” thấy rằng, ở đây người ta ấp ủ một sự tin tưởng rằng, việc gia tăng năng lực quan sát và thông tin liên lạc sẽ làm giảm đi nguy cơ đối với các lợi ích của Trung Quốc và có tiềm năng cho phép kiểm soát tốt hơn môi trường biển, thậm chí trên những tuyến hàng hải trên TBD và Ấn Độ Dương.

1689394864002.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các radar trên không

Mãi tới đầu thập kỷ thứ 2 thế kỷ 21, trinh sát đường không của Trung Quốc trên Biển Đông vẫn còn ở tình trạng sơ khai và chủ yếu là các máy bay ném bom H-6 của quốc gia này. Tuy nhiên tới giữa thập niên này Trung Quốc đã thay thế máy bay ném bom H-6 bằng máy bay KJ-200, đây là hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không AWACS (Airbone Warning and Control System) đầu tiên của Trung Quốc hoàn toàn được chế tạo trong nước. Mới đây Trung Quốc đã bắt đầu thay thế máy bay KJ-200 bằng KJ-500, mẫu máy bay này được trang bị radar tốt hơn, gắn anten lưới mạng pha, có khả năng đồng thời theo dõi 60 đến 100 mục tiêu trên không ở cự ly tới 470 km.

1689396450839.png

KJ-200

Máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không KJ-500 đầu tiên đã xuất hiện tại căn cứ không quân hải quân trên đảo Hải Nam năm 2017. Tháng 5 năm 2020 Trung Quốc đã điều động máy bay KJ-500 đến đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thuộc Trường Sa. Sau đó tháng 12 năm 2020 các bức ảnh vệ tinh đã ghi nhận có 5 chiếc KJ-500 trên sân bay Língshòu ở Hải Nam.

1689396489880.png

KJ-500

Hiện nay Trung Quốc có 15 chiếc KJ-500 (trong đó Không quân Hải quân sở hữu 7 chiếc) nên Trung Quốc có thể thường xuyên duy trì ít nhất 1 chiếc KJ-500 hoạt động trên Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc còn triển khai hàng loạt phương tiện bay không người lái có chức năng trinh sát và phát hiện.

Tóm lại, với hệ thống trinh sát và phát hiện như: vô tuyến định vị tần số cao, vệ tinh; radar trên không, trên mặt đất, trên biển; mạng thông tin “đại dương xanh”; các trạm điện tử … được bố trí rộng khắp, Trung Quốc đã cải thiện đáng kể năng lực trinh sát và phát hiện của họ trên biển. Rõ ràng, năng lực lớn mạnh của Trung Quốc về trinh sát, phát hiện biển cho phép lực lượng hải quân của họ có đủ năng lực khi tác chiến trên biển gần, thậm chí là trên vùng biển xa trong tương lai.

Cải cách quân sự của Trung Quốc bắt đầu từ cuối năm 2015 được đánh giá là chưa từng có kể từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Hiện nay là đang rất thuận lợi, bởi vì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã loại trừ được phần lớn những thế lực cản trở trong Quân đội Trung Quốc để xác lập quyền lãnh đạo tuyệt đối với Trung Quốc. Xét theo yếu tố thời điểm, ảnh hưởng của Tập Cận Bình trong Quân đội nói riêng và toàn bộ hệ thống chính trị Trung Quốc nói chung đã đủ mạnh để áp đặt và hiện thực hoá quan điểm cải cách đối với quân đội nước này, với mục tiêu chính là xây dựng Quân đội Trung Quốc hành “lực lượng đẳng cấp thế giới vào giữa thế kỷ 21”. Muốn vậy thì Hải quân Trung Quốc phải trở thành lực lượng “hải quân nước xanh” có khả năng vươn tới các đại dương xa xôi và tác chiến trên toàn cầu. Chiến lược này nhận được sự ủng hộ của phần lớn quan chức cấp cao trong đ....ảng và quân đội. Do đó, các kế hoạch xây dựng “hải quân nước xanh” của Quân đội Trung Quốc được sự đồng thuận, ủng hộ của nhiều giới chức trong và ngoài quân đội.

1689396622705.png

KJ-500 và KJ-2000

Có thể nói, sau hơn 40 năm cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc có những tăng trưởng hết sức ấn tượng, quy mô kinh tế Trung Quốc không ngừng lớn mạnh. Khi mới thực hiện cải cách và mở cửa vào năm 1978, Trung Quốc là một trong những quốc gia nghèo trên thế giới. Bốn mươi năm sau, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng 33,5 lần, ước khoảng 12.300 tỷ USD, chiếm 15% GDP toàn cầu, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Giai đoạn 1978 - 2017, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 9,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình hằng năm của nền kinh tế thế giới là 2,9%. Năm 2018 tăng trưởng GDP là 6,7%; năm 2019 là 6,0%; năm 2020 là 2,3%; năm 2021 là 8,1% đưa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đạt khoảng 17,7 nghìn tỷ USD.

1689396808353.png

TQ đóng hàng loạt tàu chiến

Tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho ngân sách quốc phòng. Ngân sách quân sự của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2009 đến năm 2021. Báo cáo ngân sách của chính phủ Trung Quốc cho biết, năm 2019, ngân sách quân sự của Trung Quốc là 174 tỷ USD; năm 2021 là 209 tỷ USD; năm 2022 là 230 tỉ USD. Ngân sách Quốc phòng của Trung Quốc luôn đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ (năm 2022, Mỹ đã chi hơn 700 tỉ USD cho quốc phòng).

Việc Trung Quốc đã chi hàng tỉ USD vào hiện đại hóa quốc phòng trong những năm gần đây là điều kiện hết sức thuận lợi để đưa quân đội Trung Quốc thành lực lượng tầm cỡ thế giới.

Hiện nay, CNQP rất phát triển. Trung Quốc là một trong vài nước trên thế giới chế tạo được hầu hết các loại vũ khí, trang bị quân sự, từ vũ khí cá nhân đến những tổ hợp vũ khí; từ vũ khí thông thường đến VKCNC, vũ khí hạt nhân, với đủ các chủng loại cho cả lục quân, không quân, hải quân, tên lửa chiến lược, vũ trụ… Có thể nói, các cường quốc có vũ khí gì, thì Trung Quốc cũng có loại tương tự. Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã tự sản xuất được hầu hết các loại vũ khí trang bị cho các lực lượng của họ. Với hải quân, các tập đoàn CNQP của họ đã sản xuất ra đủ loại tàu chiến (tàu ngầm, tàu sân bay, tàu khu trục, hộ vệ tên lửa, kinh hạm,… ), tàu vận tải, tàu đổ bộ, tàu tiếp nhiên liệu… và các loại vũ khí trang bị, phương tiện trên các tàu này.

Đặc biệt tốc độ sản xuất VKTB của CNQP Trung Quốc rất nhanh. Ví dụ: tàu sân bay Type 002 (Type 001A) của Trung Quốc chỉ mất 3,5 năm (tháng 11 năm 2013 đến tháng 4 năm 2017) đã hạ thủy và chạy thử, trong khi đó tàu sân bay USS Gerald R.Ford (Mỹ) gần 5 năm (tháng 1 năm 2007 đến tháng 9 năm 2013) mới hạ thủy...

1689396719616.png

Tàu sân bay Type 002

Nền CNQP Trung Quốc ngày càng phát triển. Đây là yếu tố rất quan trọng để Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng lực lượng “hải quân nước xanh”, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang tiến hành đẩy mạnh cải cách quân đội.

Tuy nhiên, tham vọng xây dựng “hải quân nước xanh” và mở rộng lực lượng hải quân của Trung Quốc cũng đang vấp phải không ít khó khăn cả từ bên ngoài lẫn bên trong.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tuy nhiên, tham vọng xây dựng “hải quân nước xanh” và mở rộng lực lượng hải quân của Trung Quốc cũng đang vấp phải không ít khó khăn cả từ bên ngoài lẫn bên trong.

1. Từ bên ngoài

a. Trung Quốc thiếu một liên minh mạnh; căn cứ hải quân ở nước ngoài rất ít


Trung Quốc thiếu các liên minh mạnh; có rất ít căn cứ quân sự đang hoạt động có khả năng hỗ trợ đầy đủ bằng cách tiếp nhận các quốc gia đồng minh hoặc thân thiện. Hiện nước này chỉ có một số ít căn cứ quân sự ở Djibouti, Pakistan, Campuchia, Xri Lanca, Myanma nhưng chỉ có một căn cứ hải quân tại Djibouti là có đủ năng lực tiếp nhận tàu sân bay nên các tàu sân bay hiện có của Trung Quốc khó lòng duy trì hoạt động kéo dài trên đại dương. Đây chính là trở ngại rất quan trọng đối với việc hiện thực hoá lực lượng hải quân trở thành “hải quân nước xanh” thực sự.

Vấn đề này, có sự khác biệt rõ ràng và thua xa Mỹ về khả năng tiếp cận các căn cứ, các cơ sở hạ tầng quân sự quốc tế, các cảng biển và sân bay. Mỹ hiện có mạng lưới căn cứ quân sự ở nước ngoài nhiều nhất thế giới, với khoảng 800 căn cứ quân sự, trải dài 70 quốc gia khắp các châu lục (trừ Nam Cực), vận hành bởi hơn 230.000 quân nhân. Riêng khu vực biển Hoa Đông, Hoàng Hải, Mỹ có 109 căn cứ ở Nhật Bản, với 50.000 quân nhân; 85 căn cứ ở Hàn Quốc với 28.000 quân nhân.

1689396942990.png


Phó Đô đốc Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản Koda nhận định, tất cả các lực lượng của Hải quân Trung Quốc đều bị khống chế trong vùng biển nửa kín bởi một loạt các chuỗi đảo và quốc gia quần đảo. Việc Trung Quốc thiếu mạng lưới các nước đồng minh để xây dựng các căn cứ hải quân hỗ trợ cũng cản trở khát vọng của “hải quân nước xanh”. Ông Koda còn đưa ra quan điểm: Nhật Bản và Mỹ nên tập trung vào những điểm yếu về địa lý và chính trị này để khiến cho Hải quân Trung Quốc bị giới hạn trong các điểm tắc nghẽn chiến lược trong một kịch bản thời chiến.

b. Bị Mỹ kiềm chế về quân sự

Tham vọng của Trung Quốc đã thách thức trực tiếp lợi ích và địa vị của Mỹ nên Mỹ tìm cách kiềm chế không cho Trung Quốc phát triển quân sự mạnh hơn và nếu có thể thì làm cho quân sự Trung Quốc suy yếu đi. Đó là: (1) tiếp tục duy trì nhiều căn cứ quân sự xung quanh bao vây Trung Quốc, như: căn cứ ở Guam, Hawaii, Nhật Bản, Hàn Quốc…; (2) triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa giai đoạn cuối tại Hàn Quốc; (3) tỏ thái độ cứng rắn trong vấn đề Biển Đông, biển Hoa Đông; (4) bán vũ khí cho Đài Loan…; (5) từ năm 2016 tới nay, tăng cường diễn tập chung với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc để tăng cường khả năng phối hợp, tạo nên thế bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Mạnh mẽ hơn, ngày 21/9/2018, Mỹ tuyên bố trừng phạt Bộ Phát triển trang bị Quân uỷ Trung ương Trung Quốc và người đứng đầu cơ quan này là Trung tướng Lý Thượng Phúc, do Trung Quốc đã vi phạm “Bộ luật cấm vận kẻ thù tiến công nước Mỹ” (CAATSA), khi mua máy bay chiến đấu Su-35 và tổ hợp TLPK S-400 của Nga.

Việc Mỹ công khai trừng phạt Bộ Phát triển trang bị và Trung tướng Lý Thượng Phúc cho thấy phía Mỹ đã mở rộng “tiến công Trung Quốc” từ lĩnh vực kinh tế, công nghệ sang lĩnh vực quân sự. Đó là chiến lược làm đòn bẩy cho các vấn đề khác. Những động thái trên của Mỹ đã làm cho thách thức an ninh của Trung Quốc tăng lên.

2. Bên trong

a. Quân đội Trung Quốc thiếu kinh nghiệm tác chiến và năng lực tác chiến


Hai điểm yếu lớn nhất của Quân đội Trung Quốc trong suốt thời gian qua chính là năng lực tác chiến và kinh nghiệm trong chiến tranh.

Yếu tố đầu tiên dễ nhận thấy là Trung Quốc thiếu kinh nghiệm tác chiến. Họ chưa từng tham gia vào một cuộc chiến thật sự nào kể từ năm 1979. Quân nhân ít dịp thử thách, thiếu kinh nghiệm tác chiến.

Thách thức thứ hai là năng lực tác chiến. Mặc dù đã đầu tư rất lớn để hiện đại hóa quân đội, nhưng năng lực tác chiến của quân đội, vẫn còn những điểm nghẽn rất lớn mà Quân đội Trung Quốc phải vượt qua. Đó là khả năng phối hợp tác chiến trên không và trên biển còn đơn giản; khả năng tiến công từ xa và tác chiến chống tàu ngầm còn yếu; chưa phát triển được năng lực tác chiến biển xa đáng tin cậy.

Thượng tướng Lưu Á Châu - Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ ra rằng, Trung Quốc chưa từng trải qua chiến tranh cơ giới hóa, mà hiện nay hình thức chiến tranh số hóa đang thịnh hành và cũng sẽ nhanh chóng bị đào thải.

1689397055102.png


Nguyên nhân được báo Quân giải phóng và các chuyên gia quân sự Trung Quốc chỉ ra là do “căn bệnh thời bình”. Đó là: (1) chính sách “một con” (có 70% - 80% quân nhân là con một) đã tạo nên đám “lính cậu” được nuông chiều từ bé, khó đáp ứng trong môi trường quân ngũ; (2) tham nhũng; (3) sĩ quan, binh sĩ thiếu kinh nghiệm và năng lực thực chiến; lơ là nhiệm vụ; gian dối số liệu chất lượng huấn luyện, diễn tập đã trở thành căn bệnh phổ biến trong suốt hàng chục năm qua. Nếu không loại trừ nó, Quân đội Trung Quốc sẽ trả giá đắt trong chiến tranh.

b. Hoạt động huấn luyện quân nhân chưa bắt kịp sự tiến bộ của hệ thống vũ khí

Các chương trình huấn luyện và diễn tập sát với thực tế cũng thiếu, hơn nữa các cuộc diễn tập chung còn tương đối nhỏ. Đại dịch năm 2020 đã khiến một số cuộc diễn tập và huấn luyện chung bị dừng lại. Ngoài ra, một số lượng lớn vũ khí mới đang thay thế thiết bị truyền thống và cách huấn luyện nhân viên vận hành trở thành một vấn đề tương đối khó khăn. Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh việc nâng cao khả năng “chiến thắng”, nhưng quân đội Trung Quốc đang được tổ chức lại và có thể không chuẩn bị cho một cuộc xung đột. Không chỉ vậy một loạt vấn đề khó khăn đang hiện hữu trong Hải quân Trung Quốc, như: khả năng tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến hiện đại trên biển; hoạt động của hạm đội tàu sân bay; tình báo tầm xa, giám sát, trinh sát và xác định mục tiêu; phòng không trên biển; hoạt động biển đối không; hậu cần tầm xa và tiếp nhiên liệu trên không vẫn đang là những điểm yếu của Hải quân Trung Quốc.

1689397097124.png


.....
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top