Vụ lún móng cầu này thì em cũng chỉ mạo muội đưa ra thêm 1 giả thuyết để nghiên cứu và xem xét thôi.
Thực sự em thấy có nói đến việc đang thi công trụ chống va ngay sát mố cầu này và không biết có đóng cọc hay không vào thời điểm xảy ra lún mố trụ cầu hay gần ngay sát trước thời điểm lún???
Thế nhưng cũng chưa có tin tức gì thêm và rõ ràng về việc này...
Hiện nay mọi người ... ít nhất anh em trong thớt này chỉ chú ý đến túi bùn, caster - mà những yếu tố này ở miền tây gần như không có... Đất miền tây là đất sa bồi dày cả trăm m...
Còn mũi cọc dừng ở tầng sét dẻo mềm thì thực tế làm cầu ở miền tây cũng thường xuyên làm - đặc biệt là cầu nhỏ và dùng ngân sách địa phương không nhiều
nên buộc phải dùng cọc ma sát chứ không thể dùng cọc chống mũi. Loại cọc chống mũi ở miền tây thì độ sâu có thể lên đến 80-90m và hơn nữa... - không tể dùng cọc ống beton được... mà lại dùng loại đường kính nhỏ...
Việc mố trụ cầu lún cũng đặc biệt là chỉ lún trong thời gian ngắn với độ lún khủng đến 5m chứ không phải lún từ từ - từ thời gian bắt đầu có tĩnh tải gia tăng ( gác dầm, đổ bản beton mặt cầu....).
Trong suốt thời gian thi công kết cấu gác dầm, đổ bản beton mặt cầu... - hàng năm trời - không phát hiện ra lún hoặc nếu có lún thì rất nhỏ , không đáng kể và đã không phát hiện ra.
Về vụ nhà máy xi măng Thăng long - Hiệp phước , Nhà bè thì bác nên xem kỹ lại tất cả.... các chi tiết và các nhật ký thi công của các nhà thầu thi công xung quanh hạng mục này...
Vụ này em đã đến xem trực tiếp, đứng ngay trên mép hố đào sau khi xảy ra sự cố... và cũng đã trao đổi với anh Trần ĐÌnh Ngọc - là người của IBST trực tiếp kiểm định, thí nghiệm để xác định nguyên nhân sự cố - nên em biết khá rõ và chi tiết...
Ngắn gọn toàn bộ cọc mónng D600, D800 bị khối trượt xô nghiêng và gãy tại cung trượt chứ không phải chỉ bị xô nghiêng không...
Do cọc ống ly tâm nên đã cho được camera vào lòng cọc đi suốt chiều sâu lòng cọc ( ~50m ) để kiểm tra độ nghiêng cũng như vị trí điểm gẫy cọc...
Thời điểm xảy ra sự cố đã gần như đào xong hố móng....
Tìm tất cả các nguyên nhân, tính toán các mô hình ( Plaxis, Geoslope....) với các dữ liệu khảo sát khảo sát thực tế cũng không thể xảy ra trượt đất khi đào hố móng làm nghiêng và gãy cọc.
Thực tế đã đào gần hết diện tích hố móng nhưng không xảy ra trượt đất...
Khi kiểm tra tất cả các nhà thầu thi công gần khu vực hố móng xưởng nghiền sàng này thì phát hiện có nhà thầu đang đóng cọc gần đấy bằng búa diesel trong ngày và đúng thời điểm trượt đất hố móng... gây xô nghiêng và gẫy toàn bộ hơn 500 tim cọc...
Tính toán mô phỏng lại thì khả năng rất cao là đã xảy ra trường hợp hóa lỏng của đất nền khi có xung động của búa diesel hoạt động gần... Nó gây mất khả năng chịu tải lập tức của địa tầng và gây trượt đất và mặt cắt cung trượt đã xô nghiêng, bẻ gãy toàn bộ số tim móng cọc của xưởng nghiền sàng...
Kết quả tính mô phỏng cho thấy vị trí gẫy cọc gần đúng với vị trí gẫy cọc được phát hiện thực tế khi cho camera chạy sâu vào lòng cọc phát hiện ra...
Cái này em có nhiều thứ không nhất trí lắm.
1. Hiện tượng hoá lỏng đa số xảy ra với cát, tuy nhiên cũng không loại trừ sét.
Đối với sét thì phải có 2 điều kiện:
- Tác động mạnh cỡ động đất.
- Hàm lượng hạt sét nhỏ và giới hạn chảy thấp.
Em chưa được coi hồ sơ địa chi tiết HK2 nên chưa biết WL (LL) của các lớp sét, nhưng việc tác động do đóng cọc chưa đủ để hoá lỏng theo ghi nhận từ trước đến nay.
2. Vụ cọc nghiêng ở trạm nghiền xi măng Thăng Long ở Hiệp Phước là case studies trong mọi giáo trình đều là do thi công sai cách. Đất của hố đào sâu đặt ngay cạnh làm đất đẩy trồi và gây nghiêng mũi cọc. Và vì thấy cọc nghiêng nên người ta còn chưa thể làm được kết cấu bên trên.
Cái này khác hoàn toàn với cái cầu Cà Mau này là cọc giữa sông, đã làm xong hơn 1 năm, đã hoàn thành kết cấu bên trên rồi. Lấy ví dụ này so sánh thì khó thấy điểm tương đồng lắm.