Những nơi nào mà có hiện tượng này thì có thể gọi là có "hiện tượng hóa lỏng đất".1. Ở khu vực KCN Nam Sông Hậu : ma sát thân cọc móng sâu khá tốt. Khi đóng cọc sâu 40-50m thì đốt đâu ( ~ 15m ) chỉ thả xuống là cọc tự chìm không cần đóng... Đến 30 m bắt đầu xuất hiện tải... Nếu không có kinh nghệm thì khi ngưng nối cọc để quá lâu hơn 30 phút sẽ rât khó đóng lại vì ma sát thân cọc xuất hiện gây bó cọc và để đóng, ép tiếp cần tải gấp hơn 2 lần tải khi dừng ngừng ép.... Ở đây nếu không dùng cọc ma sát thì độ sâu đến khi xuất hiện kháng mũi trong khi đóng cọc ( ép cọc) nó sẽ lên đến cả trăm m và không biết đến khi nào. Đây là kinh nghiệm thực tế đối với cọc D400 với Ptt ~ 100 tấn chỉ cần độ sâu mũi cọc ~ 40-45m. Lúc dừng ép thì tải ép chỉ ~ 120- 140 tấn - nhưng chỉ sau 2 ngày ( thậm chí chỉ vài giờ...) khi ép thử tĩnh lực ép có thể lên đến 240 tấn và phá hoại cọc.
Hiện tượng hóa lỏng đất hiểu đơn giản là kết cấu ổn định liên kết của các hạt đất bị phá vỡ bởi ngoại lực, thường là phá liên kết với nước (các phân tử ngậm nước). Hết tác động ngoại lực, các phân tử lại liên kết với nước trở lại như trạng thái ban đầu.
Và hiện tượng này làm giảm liên kết, giảm lực ma sát của cọc, còn giảm cụ thể bao nhiêu thì tùy từng loại đất chứ không có hệ số chung nào để tham khảo cả.
Như ở cầu Cái Đôi Vàm, nếu như trước khi trụ cầu chìm xuống mà có việc đóng cọc chống xô cạnh đấy thì ảnh hưởng rung tạo sóng xung kích đã phá kết cấu đất của cọc ma sát. Nếu không đóng cọc chống xô thì có lẽ công trình đã bền vững.