Về vụ cầu Cái đôi Vàm em chỉ đưa ra giả thuyết của vế 1 trong post của bác thôi... Bác xem kỹ lại các post trước của em...
Giả thuyết của em đưa ra là khi thi công cọc chống va đã gây xung động mạnh làm các tính chất cơ lý của địa tầng gần đó thay đổi đột ngột ( nơi mố trụ cầu bị lún ~ 6 m trong vòng 2 h) làm giảm ma sát đột ngột xung quanh thân cọc của 15 tim cọc ống D350 - gây mất khả năng chịu tải của toàn bộ móng cọc làm lún toàn bộ mố cầu...
Khả năng gẫy cọc hoặc gẫy mối nối thấp - vì chủ yếu lún do tải trọng thẳng đứng và cọc mất ma sát thân... Ở đây không có hiện tượng trượt đất và xuất hiện cung trượt gây lực cắt làm gẫy cọc...
Toàn bộ các cọc móng cho cầu này đều là cọc ma sát chứ không phải cọc chống mũi và đã ổn định với tĩnh tải của toàn bộ bản thân kết cấu cầu với thời gian hàng năm trước mà không bị lún đến mức cảm nhận hay quan trắc được...
Nhiều bác ofers trong thớt này có 1 chút kiến thức về móng sâu hoặc nghe nói đều nói đến nguyên nhân mũi cọc không chống vào tầng đất chịu tải cao - đấy là dạng cọc chống mũi...
Ở miền Tây Nam bộ thì đều kiện cho cọc móng có sức chịu tải kháng mũi khá là xa xỉ và chỉ được tính cho những công trình rất lớn ( cả về kinh phí lẫn yêu cầu ổn định rất cao) vì địa tầng có khả năng chống mũi rất sâu cả trăm m.
Do đó phần lớn cọc móng sâu ở miền tây đều là dạng cọc ma sát.
Có một vài bác đã từng thiết kế hoặc thi công cọc móng sâu ở miền Tây Nam bộ có thể vào cho thêm comments.
Kinh nghiệm thực tế lăn lộn của em ở miền Tây Nam bộ thì cũng cho thấy nó vô cùng phức tạp chứ không đơn giản cho dù khoan địa chất cho thấy các lớp địa tầng tương đối giống nhau - kể cả kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý các mẫu nguyên dạng gần giống nhau.
Em chỉ đưa ra 2 ví dụ cụ thể thực tế :
1. Ở khu vực KCN Nam Sông Hậu : ma sát thân cọc móng sâu khá tốt. Khi đóng cọc sâu 40-50m thì đốt đâu ( ~ 15m ) chỉ thả xuống là cọc tự chìm không cần đóng... Đến 30 m bắt đầu xuất hiện tải... Nếu không có kinh nghệm thì khi ngưng nối cọc để quá lâu hơn 30 phút sẽ rât khó đóng lại vì ma sát thân cọc xuất hiện gây bó cọc và để đóng, ép tiếp cần tải gấp hơn 2 lần tải khi dừng ngừng ép.... Ở đây nếu không dùng cọc ma sát thì độ sâu đến khi xuất hiện kháng mũi trong khi đóng cọc ( ép cọc) nó sẽ lên đến cả trăm m và không biết đến khi nào. Đây là kinh nghiệm thực tế đối với cọc D400 với Ptt ~ 100 tấn chỉ cần độ sâu mũi cọc ~ 40-45m. Lúc dừng ép ở độ sâu 45m thì tải ép chỉ ~ 120- 140 tấn, mặc dù tiếp tục ép thì cọc vẫn xuống thun thút chưa biết khi nào dừng và đến độ sâu nào mà vẫn không lên thêm tải ép - nhưng chỉ sau 2 ngày ( thậm chí chỉ vài giờ...) khi ép thử tĩnh lực ép có thể lên đến 240 tấn và phá hoại cọc.
2. Ở khu vực Tân đức - Đức hòa Long an địa tầng cũng gần tương tự nhưng có chỗ xuất hiện lực ma sát cao, có chỗ gần như không suất hiện lực ma sát thân cọc cho dù đã để chờ 5-7 ngày... thậm chí còn bị tụt tải ... ma sát âm... Ở khu vực này gần như phải theo rõi liên tục khi ép và quyết định cho từng tim cọc và số cọc cần thử tải tĩnh tăng lên rất nhiều...
Do đó làm ở mền Tây Nam bộ ngoài kiến thức về cơ học đất, móng sâu thì kính nghiệm, khả năng phân tích cũng như phải thực nghiệm nhiều mới có giải pháp tối ưu và đảm bảo an toàn được...
Nhiều khi cũng gặp rủi ro và nguy hiểm lắm. Chuyện móng sâu là chuyện âm phủ nên khó có thể nói 1 câu mà chắc chắn khẳng định ngay được...
Mà chuyện này thì những anh em mới, còn non và ít kinh nghiệm thậm chí tuân thủ đúng các qui định, qui trình... của BXD thì vẫn có khả năng chết như thường... mà còn không biết rõ vì sao mà chết nữa...
Còn về vụ gẫy cọc và xô cọc là vụ xưởng nghiền sàng của nhà máy XM Thang long tại Hiệp phước Nhà bè... do trượt đất gây xô nghiêng toàn bộ dàn cọc móng và gẫy cọc tại mặt trượt của cung trượt đất.
Vụ này nguyên nhân gây trượt đất cũng có khả năng cao bị gây ra khi có xung động do đóng cọc của 1 hạng mục gần ngay đấy. Còn trước đấy cả tuần khi đào đất hố móng vẫn ổn định.
Nhìn vào hiện tượng thực tế có thể thấy: Trụ bị lún nhanh khoảng 6 mét trong thời gian chỉ 1 vài giờ. Trong khi trước đó vẫn ổn định để gác dầm, làm bản mặt cầu trong nhiều tháng mà không lún, hoặc lún ở mức không thấy thì rõ ràng cọc bị mất khả năng chịu lực đột ngột.
Vậy thì có thể có 2 nguyên nhân như cụ
Ksxdcd nói:
1. Hiện tượng hóa lỏng đất. Hiện tượng này em nghĩ là dễ xảy ra nhất. (em không làm cầu đường, không học cơ học đất, nói chung là không liên quan gì đến làm hạ tầng. Chỉ là hồi lớp 6 lớp 7 được cho 1 cuốn sách tên là "Dưới nền móng công trình" của tác giả Chính Hữu, dịch lại sách của Liên Xô, xuất bản đâu cỡ năm 196x. Cuốn đó viết rất dễ hiểu, mô tả nhiều hiện tượng địa chất thú vị, đến mức 1 đứa học lớp 6 như em đến giờ vẫn còn nhớ một số nội dung trong đó, và hiện tượng hóa lỏng đất là cái mà nhớ được.) Đất cát mịn, có lẫn sét nằm trong môi trường ngập nước quanh năm thì trông có vẻ ổn định và chịu được tải trọng, nhưng chỉ cần có lực tác dụng không cần quá lớn sẽ phá vỡ các liên kết của cát. Trong thời điểm dầm lún thì đang đóng cọc chống xô, mà cọc chống xô ở miền tây không phải đóng bằng búa diesel mà là dùng búa rung. Hiện tượng rung động sẽ phá kết cấu để hóa lỏng đất. Việc dùng máy đóng cọc rung cách cọc chính vài mét thì tác động lên cọc chính còn lớn gấp mấy lần động đất chứ không đơn giản.
Có thể máy đóng cọc chống xô giống như thế này:
2. Gẫy cọc.
Gẫy mối hàn nối cọc hoặc gẫy ngang thân như cụ Ksxdcd nói nhưng em nghĩ khó xảy ra lắm.
Vì địa chất bùn ở nơi cầu Cái Đôi Vàm thì khó có chuyện khi đóng cọc chống xô có thể làm gẫy cọc được. Và khi có có tải thì thậm chí còn khó làm gẫy hơn.