[Funland] Sao trụ cầu lún ngập tại Cà Mau đc cccm nhỉ

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
1. Ở khu vực KCN Nam Sông Hậu : ma sát thân cọc móng sâu khá tốt. Khi đóng cọc sâu 40-50m thì đốt đâu ( ~ 15m ) chỉ thả xuống là cọc tự chìm không cần đóng... Đến 30 m bắt đầu xuất hiện tải... Nếu không có kinh nghệm thì khi ngưng nối cọc để quá lâu hơn 30 phút sẽ rât khó đóng lại vì ma sát thân cọc xuất hiện gây bó cọc và để đóng, ép tiếp cần tải gấp hơn 2 lần tải khi dừng ngừng ép.... Ở đây nếu không dùng cọc ma sát thì độ sâu đến khi xuất hiện kháng mũi trong khi đóng cọc ( ép cọc) nó sẽ lên đến cả trăm m và không biết đến khi nào. Đây là kinh nghiệm thực tế đối với cọc D400 với Ptt ~ 100 tấn chỉ cần độ sâu mũi cọc ~ 40-45m. Lúc dừng ép thì tải ép chỉ ~ 120- 140 tấn - nhưng chỉ sau 2 ngày ( thậm chí chỉ vài giờ...) khi ép thử tĩnh lực ép có thể lên đến 240 tấn và phá hoại cọc.
Những nơi nào mà có hiện tượng này thì có thể gọi là có "hiện tượng hóa lỏng đất".
Hiện tượng hóa lỏng đất hiểu đơn giản là kết cấu ổn định liên kết của các hạt đất bị phá vỡ bởi ngoại lực, thường là phá liên kết với nước (các phân tử ngậm nước). Hết tác động ngoại lực, các phân tử lại liên kết với nước trở lại như trạng thái ban đầu.
Và hiện tượng này làm giảm liên kết, giảm lực ma sát của cọc, còn giảm cụ thể bao nhiêu thì tùy từng loại đất chứ không có hệ số chung nào để tham khảo cả.
Như ở cầu Cái Đôi Vàm, nếu như trước khi trụ cầu chìm xuống mà có việc đóng cọc chống xô cạnh đấy thì ảnh hưởng rung tạo sóng xung kích đã phá kết cấu đất của cọc ma sát. Nếu không đóng cọc chống xô thì có lẽ công trình đã bền vững.
 

nguyentoyotahn

Xe tăng
Biển số
OF-88191
Ngày cấp bằng
12/3/11
Số km
1,050
Động cơ
415,389 Mã lực
Nói cho bác dễ hiểu 1 phương pháp hiện rất hay dùng để thi công mố trụ cầu dây văng ( trụ sát mép biển hoặc sông ) trước tiên quây kín toàn bộ khu đào đất để đổ mố trụ cầu . rồi dùng máy bơm rút cạn nước . tiếp đến đổ khuôn bê tông ( giống như đỏi tang giếng nước ) cái này chống sạt lở đất
Rồi cào đất bên trong . và cào rỗng đất dưới khuôn bê tông để khuôn bê tông cứ hạ xuông . rồi đổ tiếp nối khuôn đến đúng cốt âm mà trong thiết kế . ( ví dụ tính từ mặt nước xuống mặt đế móng là 20m ) lúc này họ mới đổ trụ từ đây lên
Họ ko dùng Bentonite nữa à
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,807
Động cơ
356,892 Mã lực
Em xem clip thì thấy 1 trụ cứ lún đều đều xuống, ko hiểu tại sao?
Là do thằng khảo sát thăm dò địa chất
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
Về vụ cầu Cái đôi Vàm em chỉ đưa ra giả thuyết của vế 1 trong post của bác thôi... Bác xem kỹ lại các post trước của em...

Giả thuyết của em đưa ra là khi thi công cọc chống va đã gây xung động mạnh làm các tính chất cơ lý của địa tầng gần đó thay đổi đột ngột ( nơi mố trụ cầu bị lún ~ 6 m trong vòng 2 h) làm giảm ma sát đột ngột xung quanh thân cọc của 15 tim cọc ống D350 - gây mất khả năng chịu tải của toàn bộ móng cọc làm lún toàn bộ mố cầu...
Khả năng gẫy cọc hoặc gẫy mối nối thấp - vì chủ yếu lún do tải trọng thẳng đứng và cọc mất ma sát thân... Ở đây không có hiện tượng trượt đất và xuất hiện cung trượt gây lực cắt làm gẫy cọc...

Toàn bộ các cọc móng cho cầu này đều là cọc ma sát chứ không phải cọc chống mũi và đã ổn định với tĩnh tải của toàn bộ bản thân kết cấu cầu với thời gian hàng năm trước mà không bị lún đến mức cảm nhận hay quan trắc được...

Nhiều bác ofers trong thớt này có 1 chút kiến thức về móng sâu hoặc nghe nói đều nói đến nguyên nhân mũi cọc không chống vào tầng đất chịu tải cao - đấy là dạng cọc chống mũi...

Ở miền Tây Nam bộ thì đều kiện cho cọc móng có sức chịu tải kháng mũi khá là xa xỉ và chỉ được tính cho những công trình rất lớn ( cả về kinh phí lẫn yêu cầu ổn định rất cao) vì địa tầng có khả năng chống mũi rất sâu cả trăm m.
Do đó phần lớn cọc móng sâu ở miền tây đều là dạng cọc ma sát.

Có một vài bác đã từng thiết kế hoặc thi công cọc móng sâu ở miền Tây Nam bộ có thể vào cho thêm comments.

Kinh nghiệm thực tế lăn lộn của em ở miền Tây Nam bộ thì cũng cho thấy nó vô cùng phức tạp chứ không đơn giản cho dù khoan địa chất cho thấy các lớp địa tầng tương đối giống nhau - kể cả kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý các mẫu nguyên dạng gần giống nhau.
Em chỉ đưa ra 2 ví dụ cụ thể thực tế :
1. Ở khu vực KCN Nam Sông Hậu : ma sát thân cọc móng sâu khá tốt. Khi đóng cọc sâu 40-50m thì đốt đâu ( ~ 15m ) chỉ thả xuống là cọc tự chìm không cần đóng... Đến 30 m bắt đầu xuất hiện tải... Nếu không có kinh nghệm thì khi ngưng nối cọc để quá lâu hơn 30 phút sẽ rât khó đóng lại vì ma sát thân cọc xuất hiện gây bó cọc và để đóng, ép tiếp cần tải gấp hơn 2 lần tải khi dừng ngừng ép.... Ở đây nếu không dùng cọc ma sát thì độ sâu đến khi xuất hiện kháng mũi trong khi đóng cọc ( ép cọc) nó sẽ lên đến cả trăm m và không biết đến khi nào. Đây là kinh nghiệm thực tế đối với cọc D400 với Ptt ~ 100 tấn chỉ cần độ sâu mũi cọc ~ 40-45m. Lúc dừng ép thì tải ép chỉ ~ 120- 140 tấn - nhưng chỉ sau 2 ngày ( thậm chí chỉ vài giờ...) khi ép thử tĩnh lực ép có thể lên đến 240 tấn và phá hoại cọc.

2. Ở khu vực Tân đức - Đức hòa Long an địa tầng cũng gần tương tự nhưng có chỗ xuất hiện lực ma sát cao, có chỗ gần như không suất hiện lực ma sát thân cọc cho dù đã để chờ 5-7 ngày... thậm chí còn bị tụt tải ... ma sát âm... Ở khu vực này gần như phải theo rõi liên tục khi ép và quyết định cho từng tim cọc và số cọc cần thử tải tĩnh tăng lên rất nhiều...

Do đó làm ở mền Tây Nam bộ ngoài kiến thức về cơ học đất, móng sâu thì kính nghiệm, khả năng phân tích cũng như phải thực nghiệm nhiều mới có giải pháp tối ưu và đảm bảo an toàn được...

Nhiều khi cũng gặp rủi ro và nguy hiểm lắm. Chuyện móng sâu là chuyện âm phủ nên khó có thể nói 1 câu mà chắc chắn khẳng định ngay được...
Mà chuyện này thì những anh em mới, còn non và ít kinh nghiệm thậm chí tuân thủ đúng các qui định, qui trình... của BXD thì vẫn có khả năng chết như thường... mà còn không biết rõ vì sao mà chết nữa...

Còn về vụ gẫy cọc và xô cọc là vụ xưởng nghiền sàng của nhà máy XM Thang long tại Hiệp phước Nhà bè... do trượt đất gây xô nghiêng toàn bộ dàn cọc móng và gẫy cọc tại mặt trượt của cung trượng đất.
Vụ này nguyên nhân gây trượt đất cũng có khả năng cao bị gây ra khi có xung động do đóng cọc cuta 1 hạng mục gần ngay đấy. Còn trước đấy cả tuần khi đào đất hố móng vẫn ổn định.
Em ủng hộ giả thiết có tác động bên ngoài làm mất khả năng chịu lực của đất nền.
Cọc Nhà máy điện Cà mau, các hạng mục không quan trọng (cỡ cái cầu này) cũng chỉ sâu 40m thôi. Muốn đóng đến tầng chịu lực ở khu vực này chắc cọc phải tầm 60m trở lên, bất khả thi với công trình quy mô này.
Giả thiết hỏng mối nối không chắc lắm, vì tác động hỏng mối nối cùng lắm 1, 2 cọc là cùng. Các cọc còn lại vẫn có khả năng gánh tải còn lại, chứ không xuống cái ào thẳng đứng như vậy.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,302
Động cơ
504,546 Mã lực
Về vụ cầu Cái đôi Vàm em chỉ đưa ra giả thuyết của vế 1 trong post của bác thôi... Bác xem kỹ lại các post trước của em...

Giả thuyết của em đưa ra là khi thi công cọc chống va đã gây xung động mạnh làm các tính chất cơ lý của địa tầng gần đó thay đổi đột ngột ( nơi mố trụ cầu bị lún ~ 6 m trong vòng 2 h) làm giảm ma sát đột ngột xung quanh thân cọc của 15 tim cọc ống D350 - gây mất khả năng chịu tải của toàn bộ móng cọc làm lún toàn bộ mố cầu...
Khả năng gẫy cọc hoặc gẫy mối nối thấp - vì chủ yếu lún do tải trọng thẳng đứng và cọc mất ma sát thân... Ở đây không có hiện tượng trượt đất và xuất hiện cung trượt gây lực cắt làm gẫy cọc...

Toàn bộ các cọc móng cho cầu này đều là cọc ma sát chứ không phải cọc chống mũi và đã ổn định với tĩnh tải của toàn bộ bản thân kết cấu cầu với thời gian hàng năm trước mà không bị lún đến mức cảm nhận hay quan trắc được...

Nhiều bác ofers trong thớt này có 1 chút kiến thức về móng sâu hoặc nghe nói đều nói đến nguyên nhân mũi cọc không chống vào tầng đất chịu tải cao - đấy là dạng cọc chống mũi...

Ở miền Tây Nam bộ thì đều kiện cho cọc móng có sức chịu tải kháng mũi khá là xa xỉ và chỉ được tính cho những công trình rất lớn ( cả về kinh phí lẫn yêu cầu ổn định rất cao) vì địa tầng có khả năng chống mũi rất sâu cả trăm m.
Do đó phần lớn cọc móng sâu ở miền tây đều là dạng cọc ma sát.

Có một vài bác đã từng thiết kế hoặc thi công cọc móng sâu ở miền Tây Nam bộ có thể vào cho thêm comments.

Kinh nghiệm thực tế lăn lộn của em ở miền Tây Nam bộ thì cũng cho thấy nó vô cùng phức tạp chứ không đơn giản cho dù khoan địa chất cho thấy các lớp địa tầng tương đối giống nhau - kể cả kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý các mẫu nguyên dạng gần giống nhau.
Em chỉ đưa ra 2 ví dụ cụ thể thực tế :
1. Ở khu vực KCN Nam Sông Hậu : ma sát thân cọc móng sâu khá tốt. Khi đóng cọc sâu 40-50m thì đốt đâu ( ~ 15m ) chỉ thả xuống là cọc tự chìm không cần đóng... Đến 30 m bắt đầu xuất hiện tải... Nếu không có kinh nghệm thì khi ngưng nối cọc để quá lâu hơn 30 phút sẽ rât khó đóng lại vì ma sát thân cọc xuất hiện gây bó cọc và để đóng, ép tiếp cần tải gấp hơn 2 lần tải khi dừng ngừng ép.... Ở đây nếu không dùng cọc ma sát thì độ sâu đến khi xuất hiện kháng mũi trong khi đóng cọc ( ép cọc) nó sẽ lên đến cả trăm m và không biết đến khi nào. Đây là kinh nghiệm thực tế đối với cọc D400 với Ptt ~ 100 tấn chỉ cần độ sâu mũi cọc ~ 40-45m. Lúc dừng ép thì tải ép chỉ ~ 120- 140 tấn - nhưng chỉ sau 2 ngày ( thậm chí chỉ vài giờ...) khi ép thử tĩnh lực ép có thể lên đến 240 tấn và phá hoại cọc.

2. Ở khu vực Tân đức - Đức hòa Long an địa tầng cũng gần tương tự nhưng có chỗ xuất hiện lực ma sát cao, có chỗ gần như không suất hiện lực ma sát thân cọc cho dù đã để chờ 5-7 ngày... thậm chí còn bị tụt tải ... ma sát âm... Ở khu vực này gần như phải theo rõi liên tục khi ép và quyết định cho từng tim cọc và số cọc cần thử tải tĩnh tăng lên rất nhiều...

Do đó làm ở mền Tây Nam bộ ngoài kiến thức về cơ học đất, móng sâu thì kính nghiệm, khả năng phân tích cũng như phải thực nghiệm nhiều mới có giải pháp tối ưu và đảm bảo an toàn được...

Nhiều khi cũng gặp rủi ro và nguy hiểm lắm. Chuyện móng sâu là chuyện âm phủ nên khó có thể nói 1 câu mà chắc chắn khẳng định ngay được...
Mà chuyện này thì những anh em mới, còn non và ít kinh nghiệm thậm chí tuân thủ đúng các qui định, qui trình... của BXD thì vẫn có khả năng chết như thường... mà còn không biết rõ vì sao mà chết nữa...

Còn về vụ gẫy cọc và xô cọc là vụ xưởng nghiền sàng của nhà máy XM Thang long tại Hiệp phước Nhà bè... do trượt đất gây xô nghiêng toàn bộ dàn cọc móng và gẫy cọc tại mặt trượt của cung trượng đất.
Vụ này nguyên nhân gây trượt đất cũng có khả năng cao bị gây ra khi có xung động do đóng cọc cuta 1 hạng mục gần ngay đấy. Còn trước đấy cả tuần khi đào đất hố móng vẫn ổn định.
Cụ có kinh nghiệm thi công rất hay. Em đồng ý hoàn toàn, đặc biệt là các nội dung về cọc treo, và phải có cung trượt mới gây gãy cọc. Cũng rất nhiều bình luận (cả trên FB) thắc mắc tại sao SPT mũi cọc chỉ 9-10, nhưng em thấy những bình luận đó chưa chính xác.

Còn về vụ đóng cọc chống va, em thấy dùng từ "chống va" cũng chưa chuẩn. Đây vốn dĩ là mấy cọc dẫn hướng luồng tàu để tránh đi vào trụ (em coi kích thước trụ thì đoán đã tính với lực va tàu rồi). Các cụ thấy mỗi trụ có 3 cọc dẫn hướng mỗi phía, cách trụ 5-6m, cọc này cũng chẳng chịu lực gì nhiều nên cọc ngắn thôi. Nếu xét về tác động do đóng cọc, thì mấy cọc chung đài, cách nhau có 1m (~3D), cắm sâu như nhau, thì tác động còn lớn hơn nhiều lần.
 

nguyentoyotahn

Xe tăng
Biển số
OF-88191
Ngày cấp bằng
12/3/11
Số km
1,050
Động cơ
415,389 Mã lực
Thực ra xem HSTK và báo cáo sự cố là đến 80-90% nguyên nhân là gì rồi ...
Nhưng với những việc ntn nên để CĐT và các cơ quan chức năng phát ngôn cho rõ ràng, cụ thể !!
Thôi xong thấy cụ lấp lửng cũng đoán ra rồi, khổ TVTK rồi
 

so6_a2

Xe hơi
Biển số
OF-782088
Ngày cấp bằng
30/6/21
Số km
166
Động cơ
32,670 Mã lực
Tuổi
33
Cầu này ở miền tây thì có cọc khoan nhồi rồi, mọi kết cấu đều nằm trên cọc khoan nhồi hết chứ ko nằm trên nền tự nhiên được
Có khi nào cả trụ cầu nằm trên một khối đá mồ côi to, trong quá trình thi công thì khối đá đó vẫn chịu đc tải trọng cầu. Sau khi hoàn thiện dầm ngang, mặt cầu, lan can ... thì tải trọng tăng lên đáng kể đến lúc khối đá đó chìm dần trong bùn đất và chìm mất trụ, sập cầu luôn.
Lỗi này có khi do khảo sát địa chất, khoan đúng tảng đá mồ côi chứ ko phải do lỗi bên thi công rồi
Đất trong ấy thì kinh rồi, nhớ ngày xưa thầy em kể chuyện có kho thép vừa chất thép vào buổi tối, sáng ra “nuốt mất” không còn cọng lông y như người ngoài hành tinh bốc đi, chỉ còn 1 bãi trống không. Thật đáng sợ!
 

so6_a2

Xe hơi
Biển số
OF-782088
Ngày cấp bằng
30/6/21
Số km
166
Động cơ
32,670 Mã lực
Tuổi
33
dạ ko, thế thì cụ cũng dân phu lục lộ à, nhưng dân trong nghề mà cụ phán cầu hiếm chơi cọc khoan nhồi mà hay dùng nhất là giềng chìm hơi ép mà em hoảng=))
Có gì lạ đâu cụ, như em toàn đi lăn đường, lâu lâu mới được có 1 cái cầu khỉ thì chắc cũng phán như cụ ấy thôi ạ :))
 

so6_a2

Xe hơi
Biển số
OF-782088
Ngày cấp bằng
30/6/21
Số km
166
Động cơ
32,670 Mã lực
Tuổi
33
Nghề phu lục lộ, bạc như vôi, ngày phơi nắng công trường, tối về nằm lán trại, trai trẻ thì éo có ng yêu, cùng lắm quen đc mấy con gội đầu cắt tóc cổng công trường, có ra đình rồi thì xa vợ xa con biền biệt. Tệ nạn rượu chè cờ bạc. Xã hội thì cứ nhìn với con mắt bọn này hở ra là đớp, rút ruột công trình, đấy mời các vị vào mà đớp xem có cái gì đớp đc, cái gì ngon quan trên, sếp đớp sạch rồi. Lương thì nợ cả năm... nói chung bạc, em nghề cđ cũng bỏ đc chục năm rồi, bạn bè cũng bỏ vãn, giờ nghề này chả ai học, điểm đầu vào bét bảng.
Trời mưa chó chạy vào nhà.
Mấy thằng xây dựng phi ra công trường.
Đọc cái câu thơ của cụ làm em nhớ lại hồi xưa, phải nói nó thật không sai 1 từ nào cụ nhỉ =))
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Chuyện này đã xảy ra ở KCN Tân tạo, tp Hồ Chí Minh đầu nhưng năm 2000...

Đất trong ấy thì kinh rồi, nhớ ngày xưa thầy em kể chuyện có kho thép vừa chất thép vào buổi tối, sáng ra “nuốt mất” không còn cọng lông y như người ngoài hành tinh bốc đi, chỉ còn 1 bãi trống không. Thật đáng sợ!
 

nctam

Xe hơi
Biển số
OF-41036
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
161
Động cơ
468,660 Mã lực
Đủ hồ sơ mới phán, không đoán mò.
Chả cần đủ cũng nhìn thấy cái báo cáo khảo sát địa chất đấy đã sai phạm khi quyết định dừng khoan ở lớp địa chất không phải là tầng chịu lực. Bác nào làm nghề thì xem lại cái 22TCN 263:2000 thấy ngay.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Vụ này theo em nhớ nó liên quan đên TVTK và cả khảo sát địa chất công trình do anh Đàm Phú thực hiện và anh Đẩu ( lúc đó là phó viện trưởng) Viện KHCN GTVT chỉ đạo...
Hình như anh Phú cũng phải bóc vài quyển lịch... do hậu quả của vụ này...

Năm 2001 cảng Gành Hào Bạc Liêu đabg thi công dở dang bờ kè thì sáng hôm sau mất toàn bộ khối lượng đã làm
 
Chỉnh sửa cuối:

Ledung17

Xe tải
Biển số
OF-486184
Ngày cấp bằng
2/2/17
Số km
397
Động cơ
194,110 Mã lực
Tuổi
40
Chém tiếp đi các cụ êi, đọc cho mỏi mắt còn đi ngủ nào
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top