[Funland] Sao không dịch tiếng Việt cho chuẩn ?

Biển số
OF-727380
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
873
Động cơ
82,460 Mã lực
Không phải!
Nếu theo dõi Minh Mạng và nhà Nguyễn thì trước đó Minh Mạng đã tự coi dân Việt là Hán nhân rồi.
Sau khi nhà Minh bị diệt thì bọn xung quanh đều nhận mình là Hán nhân như Triều Tiên hay Nhật Bản. các nhà nghiên cứu văn hóa Á Đông hay bảo muốn tìm hiểu văn hóa thời Đường thì sang Nhật Bản, muốn tìm hiểu văn hóa thời Minh thì qua Triều Tiên( là những nơi lưu giữu tốt nhất tính túy nhất những văn hóa của các triều đại này) chứ ở Trung Nguyên thì đế chế sau lên nó hủy diệt đế chế trước.
Đại Nam cũng không chịu kém, nói mình mới là Hán nhân đích thực.
Còn mục đích chính trị của Minh Mạng thì em không dám bàn. Tuy nhiên nếu thời này vì mục đích chính trị gì mà lãnh đạo tự nhận dân mình là Hán nhân chắc chắn bị chửi tơi bời, ít nhất là ở OF này kaka
Em cảm ơn cụ đã chú giải rất chu đáo :)
 

Vumath

Xe hơi
Biển số
OF-719221
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
161
Động cơ
80,690 Mã lực
Tuổi
38
Hán nhân mà oai gì. Em hán gian đây này.
 

NhânSimba

Xe hơi
Biển số
OF-415243
Ngày cấp bằng
7/4/16
Số km
145
Động cơ
223,418 Mã lực
Viết thế là chuẩn đấy cụ ạ. Tiếng Anh giờ thông dụng rồi, mình phải viết tên các nước chưa có hoặc chưa phổ biến âm Hán Việt như thế để mọi người dễ đối chiếu. Giờ cụ thích phiên âm kiểu "Sổm sặc kiệt sụ ra nôn", "Chơi xong hiếp" à? Hay ví dụ khác, Tổng thống Trump, theo cụ phải phiên âm thế nào? Trăm, Chăm hay Tờ răm?
Quan điểm của em là không nên cụ ạ, nếu đã có và thông dụng thì không nên dùng tiếng Anh, chỉ thể hiện oai phong trẻ trâu hoặc là người không phong phú từ ngữ tiếng Việt mà thôi. Cộng hòa Séc trong ví dụ em nêu đã có tên Việt rõ ràng và rất phổ biến thì không nên thay. Kiểu bồi tiếng Anh nghe đã khó chịu rồi, đọc viết còn khó chịu hơn. Cụ thử nói hay viết Hoàng Gia Japan, Hoàng gia England, cái áo này hàng Guangzhou hay Guangdong,... xem có hợp lý không.
Nếu viết nguyên bản tiếng Anh thì nên có phiên âm như cụ kể trong ngoặc hoặc ngược lại, như thủ đô Luân Đôn (London), Tổng thống Trump (Trăm) hay cu to như phích xong mở ngoặc giải thích, hướng dẫn đọc là dùng tiếp thoải mái, để người không biết tiếng Anh đọc đỡ ngại, hoặc mỗi ông đọc mỗi kiểu (đọc báo cho nhau nghe chẳng hạn, như Moscow: ông thì Mót cau, một cô, ông lại mát-xcơ-va, Mạc Tư Khoa có phải là khổ không). Tất nhiên các tên phiên âm kiểu rất cũ như Nữu Ước, Mạc Tư Khoa thì dần bỏ được rồi. Nói thì là Luân Đôn nhưng viết lại London cũng dở, nói nửa nạc nửa mỡ như em vừa trốn từ Lân đần về, cầm cái iu ét bê, u ét bi (USB), hát đê em ai (HDMI), em đang rất là hép pi,... thì càng khó chịu.
Em không già không trẻ tuy nhiên cũng hơi bảo thủ vấn đề này, mong muốn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, đến tin nhắn ngoài từ OK ra thì cực hiếm khi em chêm tiếng Anh vào, nếu có từ tiếng Anh (từ kỹ thuật) mà chưa có 1 từ tiếng Việt thể hiện nghĩa đủ thì bao giờ em cũng nói "tiếng anh nó dùng từ xxx, có nghĩa là này là nọ..." chứ không chêm để ông không biết cũng phải gật gù như biết rồi cho đỡ ngu, có gì mong cụ chỉ dạy thêm.
 

limoux

Xe buýt
Biển số
OF-710490
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
693
Động cơ
94,582 Mã lực
Five Eyes trong trường hợp bài báo đưa tin là tên riêng 1 tổ chức, vậy không nên dịch sang tiếng Việt, cứ để "Five Eyes" thôi là OK.
Giống như KGB, FBI, CIA ý....để nguyên thế thôi.
 

Toilaai08

Xe tăng
Biển số
OF-568673
Ngày cấp bằng
11/5/18
Số km
1,320
Động cơ
159,501 Mã lực
Tuổi
39
Mượn hay không thì nó vẫn là lịch sử rồi.
Từ Hán Việt chiếm khoảng 70% ngôn ngữ tiếng Việt.
VN mượn các tiếng khác cũng nhiều: 95% các cụ toàn nói download file chứ mấy ai nói tải file đâu, ví dụ thế. Rồi cái Mã lực trên này sao không đổi thành "sức ngựa" =)) . Từ Hán Việt là 1 bộ phận của tiếng Việt chứ không còn là mượn gì cả.
tải file cũng hơi sai sai, phải tải tài liệu,
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Em hình dung truyện "Xạ điêu anh hùng truyện" đc viết thành "Truyện về anh hùng bắn chim" :))



Viết thế là chuẩn đấy cụ ạ. Tiếng Anh giờ thông dụng rồi, mình phải viết tên các nước chưa có hoặc chưa phổ biến âm Hán Việt như thế để mọi người dễ đối chiếu. Giờ cụ thích phiên âm kiểu "Sổm sặc kiệt sụ ra nôn", "Chơi xong hiếp" à? Hay ví dụ khác, Tổng thống Trump, theo cụ phải phiên âm thế nào? Trăm, Chăm hay Tờ răm?



Hội nó chính tên là hội Tam Hợp, em ko hiểu sao chữ Hợp lại biến thành chữ Hoàng :-o





Chữ Vĩ có nhiều cách viết, do dân mình ít học Hán tự hay nhầm như cụ.

Chữ 偉 là to lớn, còn chữ 尾 mới nghĩa là Đuôi. Nó còn có cách viết khác nghĩa là "Ngang" (như Vĩ tuyến) hay cả "sáng sủa" nữa.
Anh hùng xạ điêu truyện viết chuẩn tiếng Nôm phải là truyện về con đực đẹp bắn chim chứ cụ nhỉ.
 

cuongkilo

Xe tăng
Biển số
OF-368459
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
1,278
Động cơ
285,113 Mã lực
Iem đoán như sau:
Hảo = tốt, giỏi, ngon cơm...
Hán = nam nhi, đực rựa, đàn ông...

=> Hảo Hán = nam nhi tốt hoặc đực rựa giỏi hoặc đàn ông ngon cơm.
Cụ nhầm
Hảo -- Tốt , ngon , khỏe
Hán -- Con virut sinh ra ở Vũ Hán
😂😂😂😂
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,899
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Quan điểm của em là không nên cụ ạ, nếu đã có và thông dụng thì không nên dùng tiếng Anh, chỉ thể hiện oai phong trẻ trâu hoặc là người không phong phú từ ngữ tiếng Việt mà thôi. Cộng hòa Séc trong ví dụ em nêu đã có tên Việt rõ ràng và rất phổ biến thì không nên thay. Kiểu bồi tiếng Anh nghe đã khó chịu rồi, đọc viết còn khó chịu hơn. Cụ thử nói hay viết Hoàng Gia Japan, Hoàng gia England, cái áo này hàng Guangzhou hay Guangdong,... xem có hợp lý không.
Nếu viết nguyên bản tiếng Anh thì nên có phiên âm như cụ kể trong ngoặc hoặc ngược lại, như thủ đô Luân Đôn (London), Tổng thống Trump (Trăm) hay cu to như phích xong mở ngoặc giải thích, hướng dẫn đọc là dùng tiếp thoải mái, để người không biết tiếng Anh đọc đỡ ngại, hoặc mỗi ông đọc mỗi kiểu (đọc báo cho nhau nghe chẳng hạn, như Moscow: ông thì Mót cau, một cô, ông lại mát-xcơ-va, Mạc Tư Khoa có phải là khổ không). Tất nhiên các tên phiên âm kiểu rất cũ như Nữu Ước, Mạc Tư Khoa thì dần bỏ được rồi. Nói thì là Luân Đôn nhưng viết lại London cũng dở, nói nửa nạc nửa mỡ như em vừa trốn từ Lân đần về, cầm cái iu ét bê, u ét bi (USB), hát đê em ai (HDMI), em đang rất là hép pi,... thì càng khó chịu.
Em không già không trẻ tuy nhiên cũng hơi bảo thủ vấn đề này, mong muốn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, đến tin nhắn ngoài từ OK ra thì cực hiếm khi em chêm tiếng Anh vào, nếu có từ tiếng Anh (từ kỹ thuật) mà chưa có 1 từ tiếng Việt thể hiện nghĩa đủ thì bao giờ em cũng nói "tiếng anh nó dùng từ xxx, có nghĩa là này là nọ..." chứ không chêm để ông không biết cũng phải gật gù như biết rồi cho đỡ ngu, có gì mong cụ chỉ dạy thêm.
Đây là 1 trong những vấn đề gây tranh cãi nhất đấy cụ.

Có 1 số từ phiên âm Hán Việt thông dụng và nhiều người biết kiểu Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật (Nhật thực ra phiên âm chuẩn đấy vì đúng đó là chữ Nhật thực sự, đọc theo âm Hán Việt) thì nên giữ nguyên. Nhưng cụ nói từ Séc phổ biến thì ko chuẩn lắm vì lẽ đến tận thập niên 90, dân ta chỉ biết tên nước là Tiệp Khắc thôi, sau khi nó tách ra thành các quốc gia khác thì mới có chữ Séc này nhưng dân mình lúc đó tiếng Anh cũng kha khá, đủ để biết Czech là nước nào rồi. Tương tự như từ Argentina, theo cụ để thế có ai hiểu ko hay cứ khư khư phiên âm Ác hen ti na? Rồi thì Braxin nữa, viết Brazil cũng đa số đều hiểu cả. Em chỉ nói tên riêng, còn những kiểu như hép pi, hát đê em ai các kiểu thì em ko tính.
 

Dtht.laixe

Xe buýt
Biển số
OF-707858
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
915
Động cơ
96,996 Mã lực
Tuổi
53
Em thấy mấy bác Hải Ngoại ở Cali hay dùng từ kiểu này nhờ: Bắc Việt, Trung Phần, ...
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,374
Động cơ
1,021,152 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Mượn hay không thì nó vẫn là lịch sử rồi.
Từ Hán Việt chiếm khoảng 70% ngôn ngữ tiếng Việt.
VN mượn các tiếng khác cũng nhiều: 95% các cụ toàn nói download file chứ mấy ai nói tải file đâu, ví dụ thế. Rồi cái Mã lực trên này sao không đổi thành "sức ngựa" =)) . Từ Hán Việt là 1 bộ phận của tiếng Việt chứ không còn là mượn gì cả.
he he nếu Việt hóa hoàn toàn thì là tải tệp chứ cụ?
nhớ xưa có cụ dịch lập trình thành thảo chương (chắc là soạn thảo chương trình)
proxy server là máy chủ ủy nhiệm
iem chịu
 
Biển số
OF-432628
Ngày cấp bằng
26/6/16
Số km
104
Động cơ
215,142 Mã lực
Em thấy mấy bác Hải Ngoại ở Cali hay dùng từ kiểu này nhờ: Bắc Việt, Trung Phần, ...
Đội đấy chửi tàu ác liệt nhưng dùng Hán Việt thì thành thần, gì chứ tiềm thuỷ đĩnh, hàng không mẫu hạm, quân lực, phi pháo, chiến xa, bất khiển dụng... hơi bị ghê :D
 

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,089
Động cơ
542,082 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
Mỗi chữ Hán đều có âm Hán; học chữ Hán phải đọc được âm của nó. do khác về hệ thống ngữ âm, người Việt khó có thể đọc được các âm tiếng Hán.

Để có thể học được chữ Hán mà không cần đọc âm Hán, tổ tiên ta đã sáng tạo giải pháp đọc chữ Hán theo âm của người Việt.
Mỗi chữ Hán được quy ước đọc bằng một hoặc vài âm tiếng Việt xác theo gốc là âm Hán — gọi là âm Hán-Việt, từ Hán-Việt. Thí dụ

chữ được đặt tên là chữ Thủy, âm đọc thủy khác với âm đọc shuẩy của người Hán.
Chữ , tiếng Hán đọc sưa, ta đọc sắc. ThủySắc là từ Việt gốc Hán (Hán-Việt), nó cũng là âm Hán-Việt của .

Thí dụ từ 社會, người biết Hán ngữ đọc shưa huây, người không biết Hán ngữ khi nghe âm ấy sẽ chẳng hiểu gì; còn người Việt đọc “xã hội”, người Việt không biết Hán ngữ nghe sẽ hiểu ngay nghĩa; âm “xã hội” thuận tai, dễ đọc dễ nhớ hơn âm shưa huây. Rõ ràng cách đọc Hán-Việt tiện lợi cho người Việt.

Thứ chữ Hán đọc bằng âm Hán-Việt này được dân ta gọi là chữ Nho. Vì đọc chữ bằng tiếng mẹ đẻ nên chữ Nho trở nên dễ học: chỉ cần học mặt chữ, nghĩa chữ và cách viết chữ Hán mà không cần học phát âm cũng như học nghe nói bằng tiếng Hán. Chữ Nho chỉ dùng để viết được giới trí thức và quan lại người Việt dùng trong giao dịch hành chính, chép sử, giáo dục, thi cử.
Viết thế này cũng chưa chuẩn lắm. Người Việt mình nói chung và các cụ ngày xưa nói riêng cũng không phải giỏi giang thông minh sáng tạo ra cái gọi là giải pháp đọc chữ Hán theo âm của người Việt đâu. Chính xác mà nói (em nhớ đã từng đọc 1 bài nghiên cứu về vấn đề này) là người việt phát âm Hán tự đúng như âm đọc người Trung Hoa thời nhà Đường , về sau truyền miệng cứ nhìn thấy cái chữ Hán đó là đọc y sì, rồi kí âm latin hình thành tiếng VIệt hiện đại ngày nay. Cái chữ mình đọc âm Hán Việt là Thủy, người Trung Hoa thời nhà Đường cũng đọc nghe ra gần y như thế là Thủy, còn cái âm shuẩy thực ra không thể nói là của người Hán mà nó chỉ là phương ngữ của những người sống ở khu vực quanh thủ đô Bắc Kinh từ thời nhà Kim, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh, rồi vì lý do quan lại tại triều đình sử dụng nên gọi là Quan Thoại, rồi dần dà thành tiếng phổ thông ngày nay. Có thể nói thời Tam quốc diễn nghĩa, Tào Tháo Lưu Bị Tôn Quyenf sẽ không đọc cái chữ shuẩy được. Mà kể cả bây giờ, TQ vẫn còn đầy các phương ngữ của các vùng, cùng 1 Hán tự có đọc giống nhau đâu, ví dụ như mấy chữ 一 二 三 , âm Hán Việt mình là nhất nhị tam, âm tiếng Trung phổ thông đọc là I ờ san, âm Lưỡng Quảng - Hồng Kong đọc là dất dị xam.
 

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,089
Động cơ
542,082 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
Hyundai nôm là huynh-đài nghĩa là ông anh nhé





em fun tí.
.
về ngôn ngữ Hàn: em đã hỏi một người Hàn thì chữ Nam, Đông (hướng) đúng nghĩa như tiếng Việt và viết khi phiên ra chữ latinh thì cũng là Nam, Dong. phát âm cũng giống hệt tiếng Việt
Dongdaemun, Namdaemun
Dongdaemun, Namdaemun phát âm trong tiếng Hàn đâu có giống tiếng Hán VIệt mình. Họ sẽ đọc là Tông tê mun và Nam tê mun, còn nếu viết theo kiểu Hán Việt mình sẽ đọc là Đông Đại Môn và Nam Đại Môn, trong tiếng Trung phổ thông sẽ đọc là Tông Ta Mấn và Nán Ta Mấn, trong tiếng Quảng Đông là Tông Tại Mùn và Nám Tại Mùn.
 

vuronaldo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-310313
Ngày cấp bằng
4/3/14
Số km
508
Động cơ
303,580 Mã lực
Đội đấy chửi tàu ác liệt nhưng dùng Hán Việt thì thành thần, gì chứ tiềm thuỷ đĩnh, hàng không mẫu hạm, quân lực, phi pháo, chiến xa, bất khiển dụng... hơi bị ghê :D
Dùng từ Hán Việt thì liên quan tới việc chửi Tàu cộng xâm chiếm VN vậy Bò "đội nón" hỉ (?)
 

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,406
Động cơ
444,005 Mã lực
em hỏi tên cụ chủ là Hán Việt hay tiếng thuần Việt kiểu Nôm na? :D ( kiểu như Nguyễn Minh Nam hay Nguyễn Sáng Trai, Đào Thị Điệp hay Đào Thị Bướ.m ;)),
Nếu tên cụ là Hán Việt thì tên tổ chức Ngũ Nhãn là chuyện bình thường ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,089
Động cơ
542,082 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
1) Em nhớ thời đó Cụ vận động sử dụng ký tự z thay cho d. Đề vào cuốn "Sống Như anh" viết về Nguyễn Văn Trỗi, cụ cũng sử dụng một loạt ký tự z, nhưng không thấy ai theo
2) Găng (tay)
bít tất (bí tất) nghĩa là bọc chân. Người ta gọi găng là bít tất tay. Thối quá. Sau mèo lại hoàn mèo "găng" rất gọn, thêm chữ tay vào cũng được, nhưng thừa vì không có găng chân
3) Cụ đề nghị không dùng nữ dân quân mà chuyển sang là gái dân quân / dân quân gái. Được vài bài báo rồi cũng không thấy ai sử dụng
4) Phu nhân = vợ
Cụ nghe xem hai câu dưới đây
Ngày ... ngài Đại sứ Horse Waall và vợ đến dự tiệc tại nhà khách Bộ Ngoại giao
Ngày ... ngài Đại sứ Horse Waall và phu nhân đến dự tiệc tại nhà khách Bộ Ngoại giao
Phu nhân sang miệng hơn vợ
Đệ nhất phu nhân có dám đổi thành "đệ nhất vợ" không? Mà đệ nhất cũng là hán việt thì chuyển thành vợ số 1 / vợ đứng đầu nghe có thuận tai không?
Mỹ nhân kế hay "người đẹp kế"?
Mì Hảo Hảo nên đổi thành Mì Tốt Tốt
Xã luận báo Nhân dân → bản .... của báo. Em chưa dịch nổi
Nữ hoàng Elizabeth II → Vua gái Elizabeth II, Vua đàn bà Elizabeth II
Tiểu, Trung, Thượng, Đại là gốc hán rồi
Thiếu tướng = tướng nhỏ
Trung tướng= tướng nhỡ, hoặc tướng giữa
Thượng tướng = Tướng cao
Đại tướng = Tướng to
Hạ sĩ: lính nhỏ
Trung sĩ = lính giữa
Thượng sĩ = lính cao
Bộ Thương Mại → Bộ buôn bán
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam → Hội liên hiệp đàn bà Việt Nam
Tuy nhiên "gái ngành" thì không đổi thành "nữ ngành" được
Tạm thế
Em thấy chính ra người Việt mình rất lười Việt hóa các từ mới, các từ ngoại lai nhé, chỉ ăn sẵn dùng liền là nhanh, có thể do người Việt mình không phải "Em yêu khoa học" chăng? Người Trung quốc mới là chịu khó Hán hóa các từ nước ngoài. Ví dụ như các từ chỉ các ngôi sao / hành tinh / vệ tinh trong Hệ Mặt trời, các ngôi sao (định tinh), hành tinh, vệ tinh này đã được các nhà thiên văn học từ thời cổ đại, Babylon, Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc tìm ra và họ đã đặt tên theo ngôn ngữ của họ. Thế nhưng ngoài mặt giời, mặt giăng là cái sờ sờ hàng ngày thì mình có từ thuần Việt còn lại gọi là ông sao tất, nhưng ở Trung quốc đã có Nhật, Nguyệt, Kim tinh, Mộc tinh, Thủy Tinh, Hỏa Tinh, Thổ tinh và tương đồng với các ngôi sao đó bên Âu châu ngoài Sun và Moon đương nhiên rồi, họ đã có Venus, Jupiter, Mercury, Saturn. Dần dà, thiên văn học phát triển, người Âu châu đã tìm thêm ra Neptune và Uranus , người Trung quốc không tìm được nhưng đã nhanh nhảu chuyển hóa thành Hải vương Tinh, Thiên vương Tinh , người Việt không tìm được nhưng cũng có ý định Việt hóa mà ăn sẵn, convert tiếng Trung ra tiếng Hán Việt và dùng luôn. Và sau này, khi cái mốt dùng Hán VIệt bừa phứa như Tân Tây Lan, Tiệp Khắc đã thoái trào, nhà mình đã bám vào tiếng Pháp, rồi Tiếng Anh để phiên luôn các từ ngoại lai rồi coi như đó là chuẩn để rồi có lúc cứ dùng từ Munich (phiên âm trong tiếng Anh) để chỉ thành phố Munchen (Muyn khèn) là từ mà người bản địa vẫn dùng và sử dụng. Trong khi đó, người TQ vẫn giữ tập quán xưa, họ phiên tên thành phố này là 慕尼黑 (theo âm đọc là Mu ní (k)hêy còn Hán Việt là Mộ Ni Hắc , dịch ra tiếng Việt là màu đen của ni cô được hâm mộ, hehe )
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top