Theo em được biết qua nhiều sách sử hay các giai thoại của dân gian (Cái này các cụ có thểm tham khảo từ nhiều nguồn) thì việc lễ hội khai ấn rất có ý nghĩa và là một nét văn hóa hay của mềnh.
Về nguồn gốc thì nói tóm tắt là:
- Lễ khai ấn trước hết là một tập tục từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại. Tuy Thiên Trường không phải là kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên - Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một "Thủ đô kháng chiến" theo cách gọi hiện đại để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường... Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là "Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng...". Năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là "Trần triều chi bảo", ấn mới khắc là "Trần triều điển cố" để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô cương". Và từ đây, Lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11h đêm 14 đến 1h sáng ngày 15 tháng Giêng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Và cũng là "tín hiệu nhắc nhở" chấm dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc.
Em cho đấy là hay. Thậm trí nên có. Cũng như ở các nước trên thế giới thì có nhiều lễ hội mà rất nhiều người tham gia đông như ở thằng tây ban nha có lễ hội bò tót, lễ hội ném cà chua, lễ hội "cưởi truồng" ở Nhật....Ngay gần mềnh có những lễ hội của Ấn mà lượng người tham gia còn khủng hơn mềnh nhiều (Người chết năm nào cũng có). Còn mấy ông hồi giáo thì các cụ biết rồi, có hàng triệu tín đồ tham gia lễ ở thánh đường của bọn ả rập. Nên đấy cũng là nét văn hóa.
Nhưng cái dở của mềnh là cách quản lý và duy trì lễ hội. Cái này đáng trách từ mấy ông tổ chức là chính, người dân không có lỗi. Cái lỗi nhận thức cũng chính là cái lỗi quản lý của mềnh. Vì vậy, em mới thấy lễ hội nào ở mềnh cũng có cái khó chịu. Em năm nào cũng đi lễ đền Trần ở NĐ và TB, nhưng em toàn đi buổi sáng, coi như là đầu năm đến thắp hương tưởng nhớ cha ông. Chứ không tham gia cướp ấn.
Còn vê cái tục cướp ấn thì em biết lúc đầu ấn chỉ có một số cái. Sau đó tất cả mọi người sẽ phải đợi đến đúng giờ điểm là cùng vào tranh cướp thực sự. Cái đấy rất hay. Cũng như nét văn hóa của các vùng tây bắc khi cướp cờ, cướp phết vậy. Người nào cướp được theo hy vọng là sẽ may mắn và thăng tiến. nhưng ở đấy những người vào cướp không phân biệt giai cấp, đều như nhau. Cái đấy rất vui và có ý nghĩa. Nhưng ở mềnh thì nó biến thành xiền và mua bán. Chả còn ý nghĩ gì. Có tý quan hệ là ao, này nọ có ấn hay ntn đấy. Mất hết vẻ đẹp và tính ý nghĩa của một lễ hội. Nên cái này theo em nên trách mấy tay quản lý nhà mềnh. Đầu to, óc bằng quả nho, ham tiền hơn văn hóa lịch sử.