- Biển số
- OF-8326
- Ngày cấp bằng
- 16/8/07
- Số km
- 1,874
- Động cơ
- 10,640 Mã lực
Cho em hỏi các cụ là: ok, ông không muốn nghỉ việc thì cứ ngồi đó, tôi sắp xếp việc ít hoặc không bố trí việc => thu nhập ít => chán rồi tự xin nghỉ có được ko ạ?!
Tào lao. Kết cục chỉ là khổ vợ khổ con. Ko có tiền nuôi vợ con, tự hủy hoại cả tương lai của mình mới là mất tư cách. Tôi đứng vị trí tuyển dụng rất nhiều người rồi. Cũng bị cho nghỉ việc 2 lần trong sự nghiệp sau khi đã leo tới chức cao nhất trong cty ấy. Thế nên thừa trải nghiệm để đánh giá cậu này nhé. Với một ứng viên có lịch sử ntn thì tôi loại thẳng tay. Ko muốn dây dưa với 1 ứng viên có cái tính cố chấp như thế này.bạn chủ top này làm thế là đúng ! chỉ có các thành phần chưa trải qua nhiều biến cố nên mới có suy nghĩ là thế này thế nọ.
Đi làm vì tiền , ai chả thế. Ra đi cũng không sao, nhưng đây là 1 người chấp nhận hi sinh để lấy tư cách. Nếu xét ra thì còn hơn nhưng kẻ dè bỉu chê bai này nọ. Nếu tôi là ng tuyển dụng tôi sẵn sàng nhận bạn này luôn. con người ngoài tài năng ra thì phải có đạo đức và tư cách.
Cái đây các bạn đang không có và không đủ tư cách để chê bạn này!
Cho em hỏi các cụ là: ok, ông không muốn nghỉ việc thì cứ ngồi đó, tôi sắp xếp việc ít hoặc không bố trí việc => thu nhập ít => chán rồi tự xin nghỉ có được ko ạ?!
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.
Lâu quá mới thấy mợ Mều. Hihi.Cụ ấy mới đọc 2/3 bài mà phán xét người ta y như cán bộ điều tra . Lương cao không có nghĩa là tích luỹ được nhiều vì nó còn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt, chi tiêu nữa. Em chứng kiến đầy trường hợp lương ngất ngưởng nhưng cứ tới cuối kỳ lương là khô túi rồi. Xã hội muôn hình vạn dạng, cứ nhòm vào túi tiền của người ta xong phán thì hơi buồn cười.
Nó có quy định cả đấy, cụ xem lại luật giúp em , bảng điện đang biến động em theo dõi tí đãNhất trí với cụ về việc "tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác", còn trường vẫn bố trí đúng công việc chuyên môn, nhưng rất khó => ko hoàn thành công việc => họp kỷ luật 3 lần => sa thải thì sao?
Lúc đấy sau khi bị sa thải thì cụ có thể đâm đơn đi kiện. Tòa sẽ xét xem cái KPI có hợp lý không, không hợp lý thì công ty phải đền 1 mớ. Nếu lương cụ cao thì không ít đâu. Cái chính dân mình nghe đến kiện cáo là ngại rồi, mà không đặt suy nghĩ, công ty còn sợ bị kiện cáo hơn.Nhất trí với cụ về việc "tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác", còn trường vẫn bố trí đúng công việc chuyên môn, nhưng rất khó => ko hoàn thành công việc => họp kỷ luật 3 lần => sa thải thì sao?
Cụ nên tìm hiểu lại luật, tối đa thời gian điều động nhân sự khỏi nơi cư trú chỉ 60-90 ngày/năm thôi nhé không phải muốn là điều chuyển vô thời hạn đâu Điều chuyển cũng phải lo đủ chi phí phụ cấp, nơi ở.... theo đúng luật nhé nên muốn nhân sự nghỉ việc cứ làm việc thằng thắn bồi thường hợp lý là xong cứ làm mấy trò mèo đến lúc NLĐ làm cái đơn thanh tra vào làm việc là ngu ngườiTôi mà là ông chủ Cty này tôi cho nhân vật chính đi về Cty mẹ làm và học tập 2 năm, xa vợ và con nhỏ vài năm là tự khắc xin nghỉ ngay
Các công ty tư nhân nhỏ lẻ đâu phải công ty nào cũng có KPI rõ ràng đâu cụ, họ đã tổ chức 3 cuộc họp kỷ luật kia là sẽ có sẵn lý do của họ rồi !!!Lúc đấy sau khi bị sa thải thì cụ có thể đâm đơn đi kiện. Tòa sẽ xét xem cái KPI có hợp lý không, không hợp lý thì công ty phải đền 1 mớ. Nếu lương cụ cao thì không ít đâu. Cái chính dân mình nghe đến kiện cáo là ngại rồi, mà không đặt suy nghĩ, công ty còn sợ bị kiện cáo hơn.
Thế thì khi bị kiện càng dễ bị xử thua kiện.Các công ty tư nhân nhỏ lẻ đâu phải công ty nào cũng có KPI rõ ràng đâu cụ, họ đã tổ chức 3 cuộc họp kỷ luật kia là sẽ có sẵn lý do của họ rồi !!!
Cụ nhầm, không có KPI rõ ràng với bảng kỷ luật thông báo phổ biến toàn công ty thì quyết định kỷ luật là vô giá trị. Thực tế biên bản kỷ luật NLĐ hợp pháp rất khó làm, yêu cầu phải có 3 bên chứng thực là công đoàn công ty, chủ lao động, NLĐ...Các công ty tư nhân nhỏ lẻ đâu phải công ty nào cũng có KPI rõ ràng đâu cụ, họ đã tổ chức 3 cuộc họp kỷ luật kia là sẽ có sẵn lý do của họ rồi !!!
chuẩn. ko thích gây khó dễ thì cách tự trọng nhất là "mày ko thích tao làm ở đây hả, tao nghỉ nhé" thế cho xong, đỡ mất thời gian. đây là cách mà lòng tự trọng đạt được max. đấu tranh vớ vẩn tốn th gian và năng lượng tích cựcTào lao. Kết cục chỉ là khổ vợ khổ con. Ko có tiền nuôi vợ con, tự hủy hoại cả tương lai của mình mới là mất tư cách. Tôi đứng vị trí tuyển dụng rất nhiều người rồi. Cũng bị cho nghỉ việc 2 lần trong sự nghiệp sau khi đã leo tới chức cao nhất trong cty ấy. Thế nên thừa trải nghiệm để đánh giá cậu này nhé. Với một ứng viên có lịch sử ntn thì tôi loại thẳng tay. Ko muốn dây dưa với 1 ứng viên có cái tính cố chấp như thế này.
Đồng ý với cụ.Anh này không sai. Nhưng thay vì chờ xin lỗi, thì thỏa thuận 9 tháng lương rồi đi tìm việc khác cho nhẹ đầu. Ngoài ra còn 12 tháng lương thất nghiệp (nếu vẫn chưa tìm được việc khác).
Như vậy vừa nhẹ đầu, vừa có tiền, vừa giữ mối quan hệ với Cty cũ để có giấy xác nhận sang làm Cty mới được thuận lợi hơn.
Người cố chấp như anh này, chỉ làm khổ bản thân và gia đình.
Trò kỷ luật không có dễ. Như vậy muốn sa thải thì cty nó chuyển công việc khác với mức lương thấp hơn, 1 thời gian đủ lâu lại chuyển thấp hơn nữa thì nó không sai luật rồi NLĐ chán tự xin nghỉ.Cụ nhầm, không có KPI rõ ràng với bảng kỷ luật thông báo phổ biến toàn công ty thì quyết định kỷ luật là vô giá trị. Thực tế biên bản kỷ luật NLĐ hợp pháp rất khó làm, yêu cầu phải có 3 bên chứng thực là công đoàn công ty, chủ lao động, NLĐ...
Nhìn chung nếu cty mà nó xác định cho mình nghỉ rồi thìKính nghiệm đàm phán nghỉ việc đền bù là:
Đàm phán với thằng quyết định hoặc thằng báo cáo trực tiếp cho hội đồng đưa ra quyết định, không đp với bọn nhân viên HR vì nó có KPI (thời gian và giảm chi phí đền bù), mà cái bọn NV HR thì sếp chiều nào nó nói chiều đấy, hoặc tô vẽ để nâng cao vai trò của mình.
Nắm chắc luật, tham khảo anh em bạn bè, thái độ lịch sự không cần quá căng thẳng, thường 99% thằng sếp to nó rất fair, nói cho nó hiểu mình đã làm cống hiến những gì,..... Nó sai ở đâu khi quyết định cho nghỉ....
Khi đánh đúng vào điểm yếu thì nó hiểu nó không fair thì đền bù thôi.
Điều chuyển công việc lương tối thiểu bằng 85% lương công việc cũ nhé cụ cứ theo đúng luật mà thực hiện thôi sai đâu ra tòa công ty đền ốmTrò kỷ luật không có dễ. Như vậy muốn sa thải thì cty nó chuyển công việc khác với mức lương thấp hơn, 1 thời gian đủ lâu lại chuyển thấp hơn nữa thì nó không sai luật rồi NLĐ chán tự xin nghỉ.
Điều chuyển công việc tối đa 60 ngày 1 năm và tối thiểu 85% mức lương trong hợp đồng. Không phải thích giảm là giảm đâu cụ.Trò kỷ luật không có dễ. Như vậy muốn sa thải thì cty nó chuyển công việc khác với mức lương thấp hơn, 1 thời gian đủ lâu lại chuyển thấp hơn nữa thì nó không sai luật rồi NLĐ chán tự xin nghỉ.
Cụ chuẩn. Những người rắn mặt thường là sau khi ra đi rất khó kiếm việc làm. Ngay cả tư nhân họ cũng không thích người như thế chứ đừng nói là nhà nước hay liên doanh.Tào lao. Kết cục chỉ là khổ vợ khổ con. Ko có tiền nuôi vợ con, tự hủy hoại cả tương lai của mình mới là mất tư cách. Tôi đứng vị trí tuyển dụng rất nhiều người rồi. Cũng bị cho nghỉ việc 2 lần trong sự nghiệp sau khi đã leo tới chức cao nhất trong cty ấy. Thế nên thừa trải nghiệm để đánh giá cậu này nhé. Với một ứng viên có lịch sử ntn thì tôi loại thẳng tay. Ko muốn dây dưa với 1 ứng viên có cái tính cố chấp như thế này.
Các cụ và em ở thế hệ cũ nên hay nghĩ chủ doanh nghiệp là trời, " tao là luật ", nhưng chỉ thời gian không xa nữa thôi mọi thứ vận hành đều phải theo luật, chủ doanh nghiệp cũng nên đổi mới cách suy nghĩ nếu muốn phát triển, còn không thì cứ vận hành kiểu gia đình thôi, nhưng muốn vươn lên thành to hẳn thì khó đấy. Tư nhân hay không thì muốn phát triển vẫn cần người giỏi, giỏi thì khái tính, chọn người dễ bảo thì thường toàn người bình bình thôi.Cụ chuẩn. Những người rắn mặt thường là sau khi ra đi rất khó kiếm việc làm. Ngay cả tư nhân họ cũng không thích người như thế chứ đừng nói là nhà nước hay liên doanh.
Nói thật nhân viên mà cứ nhăm nhăm nói tới luật thì ông chủ với người quản lý luôn phải dè chừng, nên họ sẽ tìm cách cho out là đúng.