- Biển số
- OF-295925
- Ngày cấp bằng
- 20/10/13
- Số km
- 945
- Động cơ
- 321,127 Mã lực
Mỹ đau đầu tìm cách đối phó với tên lửa Trung Quốc
(Vũ khí) - Trung Quốc vừa chính thức công bố thông tin về loại tên lửa chống hạm C-602 và C-802A, loại tên lửa khiến cho Mỹ phải đau đầu tìm cách đối phó.
Thông tin này được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng nước này cho hay, theo đó hai loại tên lửa này có thể đánh chìm tàu chiến có trọng lượng trên 3.000 tấn. Theo nguồn tin trên, cả 2 tên lửa hành trình này đều được thiết kế bởi Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc.
Guan Shiyi, một chuyên gia của tập đoàn cho biết, tên lửa hành trình được thiết kế có thể bay như một máy bay trong không trung. Với động cơ tương tự giống động cơ máy bay, tên lửa hành trình có thể lướt ở tầm thấp so với mặt nước biển, khiến chúng rất khó bị phát hiện trên màn hình radar.
Tên lửa chống hạm C-802A của Trung QuốcTheo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tên lửa C-602 chỉ nặng một tấn nhưng đủ để đánh chìm hoặc làm hư hại nghiêm trọng một tàu chiến có trọng lượng trên 3.000 tấn. Trước đó, 3 vụ nổ đã được tiến hành để thử nghiệm tên lửa này.
Chuyên gia Guan Shiyi cho biết thêm, trong quá trình thử nghiệm, cả C-602 và C-802A đều đã đánh trúng mục tiêu rất chính xác.
C-602 thuộc loại tên lửa chống tàu cỡ lớn, có trọng lượng nặng tới 1,24 tấn, dài 6,1m, sải cánh 2,9m, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 300kg. Phương thức dẫn đường kết hợp hệ định vị quán tính và radar chủ động có tầm trinh sát 40km. Tên lửa đạt tầm bắn lên tới 400km.
Trước khi Trung Quốc công bố chính thức tính năng của C-602 và C-802A, Hải quân Mỹ đã đau đầu tìm cách đối phó với hai loại tên lửa này.
Hải quân Mỹ đã đề nghị các nhà sản xuất tên lửa gấp rút thiết kế và chế tạo cho họ một mục tiêu bay mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Trung Quốc. Trước đó, Hải quân Mỹ cũng đã nỗ lực phát triển và sản xuất các loại mục tiêu bay để mô phỏng tên lửa chống tàu cận âm do Trung Quốc sản xuất.
Tên lửa chống hạm C-602Hải quân Mỹ đã đề nghị các nhà sản xuất tên lửa của nước này tạo ra một mục tiêu bay cận âm có thể tái sử dụng. Nó phải đáp ứng được yêu cầu bay với tốc độ khoảng 900 km/h, di chuyển cách mặt nước khoảng 1m, có tầm bắn tối đa 700 km và có chi phí sản xuất dưới 200.000 USD. Tên lửa này sẽ mang theo các thiết bị điện tử có thể được điều khiển từ xa.
Cách đây 4 năm, Hải quân quân Mỹ cũng đã đưa một tên lửa chống tàu mô phỏng vào sử dụng sau gần 1 thập kỷ nỗ lực phát triển. Tên lửa GQM-163A Coyote SSST có chiều dài 9,4 m, nặng 800 kg và sử dụng nhiên liệu rắn cũng như động cơ phản lực ramjet. Nó có tầm bắn 110 km và có thể đạt tốc độ tối đa hơn 2.600 km/h.
Tên lửa GQM-163A cung cấp cho các tàu chiến của Hải quân Mỹ một cuộc tấn công mô phỏng từ các tên lửa hành trình (giống như Klub) của Nga hay những loại tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Ít nhất 39 tên lửa GQM-163A đã được sản xuất với giá mỗi tên lửa khoảng 515.000 USD. Đây là tên lửa đầu tiên của Mỹ sử dụng động cơ phản lực ramjet và công nghệ này đang được sử dụng cho những loại tên lửa khác.
Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng hiện tại Hải quân Mỹ dường như không có hệ thống phòng thủ đủ khả năng chống lại tên lửa giống như Klub của Nga hoặc tên lửa C-602, C-802A của Trung Quốc. Hoặc, Mỹ có thể đã phát triển các hệ thống phòng thủ có khả năng này, nhưng không muốn kẻ thù của họ biết các hệ thống này hoạt động như thế nào.
(Vũ khí) - Trung Quốc vừa chính thức công bố thông tin về loại tên lửa chống hạm C-602 và C-802A, loại tên lửa khiến cho Mỹ phải đau đầu tìm cách đối phó.
Thông tin này được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng nước này cho hay, theo đó hai loại tên lửa này có thể đánh chìm tàu chiến có trọng lượng trên 3.000 tấn. Theo nguồn tin trên, cả 2 tên lửa hành trình này đều được thiết kế bởi Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc.
Guan Shiyi, một chuyên gia của tập đoàn cho biết, tên lửa hành trình được thiết kế có thể bay như một máy bay trong không trung. Với động cơ tương tự giống động cơ máy bay, tên lửa hành trình có thể lướt ở tầm thấp so với mặt nước biển, khiến chúng rất khó bị phát hiện trên màn hình radar.
Chuyên gia Guan Shiyi cho biết thêm, trong quá trình thử nghiệm, cả C-602 và C-802A đều đã đánh trúng mục tiêu rất chính xác.
C-602 thuộc loại tên lửa chống tàu cỡ lớn, có trọng lượng nặng tới 1,24 tấn, dài 6,1m, sải cánh 2,9m, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 300kg. Phương thức dẫn đường kết hợp hệ định vị quán tính và radar chủ động có tầm trinh sát 40km. Tên lửa đạt tầm bắn lên tới 400km.
Trước khi Trung Quốc công bố chính thức tính năng của C-602 và C-802A, Hải quân Mỹ đã đau đầu tìm cách đối phó với hai loại tên lửa này.
Hải quân Mỹ đã đề nghị các nhà sản xuất tên lửa gấp rút thiết kế và chế tạo cho họ một mục tiêu bay mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Trung Quốc. Trước đó, Hải quân Mỹ cũng đã nỗ lực phát triển và sản xuất các loại mục tiêu bay để mô phỏng tên lửa chống tàu cận âm do Trung Quốc sản xuất.
Cách đây 4 năm, Hải quân quân Mỹ cũng đã đưa một tên lửa chống tàu mô phỏng vào sử dụng sau gần 1 thập kỷ nỗ lực phát triển. Tên lửa GQM-163A Coyote SSST có chiều dài 9,4 m, nặng 800 kg và sử dụng nhiên liệu rắn cũng như động cơ phản lực ramjet. Nó có tầm bắn 110 km và có thể đạt tốc độ tối đa hơn 2.600 km/h.
Tên lửa GQM-163A cung cấp cho các tàu chiến của Hải quân Mỹ một cuộc tấn công mô phỏng từ các tên lửa hành trình (giống như Klub) của Nga hay những loại tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Ít nhất 39 tên lửa GQM-163A đã được sản xuất với giá mỗi tên lửa khoảng 515.000 USD. Đây là tên lửa đầu tiên của Mỹ sử dụng động cơ phản lực ramjet và công nghệ này đang được sử dụng cho những loại tên lửa khác.
Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng hiện tại Hải quân Mỹ dường như không có hệ thống phòng thủ đủ khả năng chống lại tên lửa giống như Klub của Nga hoặc tên lửa C-602, C-802A của Trung Quốc. Hoặc, Mỹ có thể đã phát triển các hệ thống phòng thủ có khả năng này, nhưng không muốn kẻ thù của họ biết các hệ thống này hoạt động như thế nào.