[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc nâng cấp toàn diện chiến hạm Type 052D

ANTĐ - Tàu khu trục hiện đại nhất của Quân Giải phóng Nhân Trung Quốc (PLA), Type 052D sẽ được nâng cấp để mang theo tên lửa siêu thanh hạm đối hạm, có sức mạnh tương tự như tên lửa C-Club-N do Nga sản xuất, theo tạp chí quốc phòng, Kanwa Defense Review.

Bài viết liên quan



Trong thời gian tới, Type 052D sẽ được cải tiến trên nhiều phương diện, như rada, tuabin vận hành, trọng lượng và các vũ khí trang bị.
Type 052D có rất nhiều điểm yếu do sử dụng tuabin ga DN/A80 của Ukraine, điều sẽ làm hạn chế tốc độ của các tàu khu trục lớn. Tuabin này thường được Nga và Ấn Độ sử dụng cho các tàu hỗ trợ hơn là tàu chiến vì thực chất nó có công suất không lớn nhưng lại tiêu tốn rất nhiều năng lượng ga.

Type 052D là chiến hạm hiện đại nhất của Trung Quốc, nhưng vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục

Ngoài ra, tuabin này không phải thiết kế kiểu mô đun, khiến việc sửa chữa tương đối phức tạp. Việc sửa chữa cũng yêu cầu phải có sự giúp đỡ từ Ukaine và Nga vì Trung Quốc không thể tự tiến hành bảo dưỡng và nâng cấp hoạt động của hệ thống tuabin này. Tuy nhiên, một vấn đề gặp phải hiện tại là xung đột giữa Nga và Ukraine đang khiến Trung Quốc không thể tiếp tục hợp tác với đội bảo dưỡng của cả 2 quốc gia cùng một lúc.
Các kĩ sư Trung Quốc cũng đã thiết kế ra rất nhiều các loại tên lửa tiên tiến thích hợp với tàu khu trục Type 052D. Một trong những loại tên lửa chống tàu chiến được Trung Quốc trang bị cho Type 052D có sức huỷ diệt sánh ngang với tên lửa hành trình siêu thanh C-Club-N do Nga sản xuất.

Trên thực tế, loại tên lửa này là do Trung Quốc hoàn toàn sao chép ý tưởng từ Nga. Tầm bắn của tên lửa C-Club-N là 220 km và rất khó để đánh chặn vì nó có tốc độ cận thanh đoạn giữa và tăng tốc thành siêu thanh khi gần tới mục tiêu.
Như vậy, hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng của Type 052D thực chất vô cùng đa năng, có thể dùng phóng tên lửa hạm đối hạm C-Club-N, tên lửa hạm đối không HQ-9 và thậm chí là cả tên lửa hạm đối hạm HQ-16. Đây là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc trang bị tên lửa hạm đối hạm siêu thanh cho tàu khu trục.
Sau khi hoàn thành việc nâng cấp, Type 052D sẽ tiếp tục là chiến hạm quan trọng nhất của PLA, giúp hình thành lực lượng tàu chiến và tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trên các vùng biển lớn.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
“Lá chắn thần Trung Hoa” Type 052D: Miếng mồi ngon của Mỹ-Nhật

(Bình luận quân sự) - Khu trục hạm phòng không Type 052D của TQ vừa bị chuyên gia Nhật đem ra mổ xẻ và cho rằng, nó còn kém xa các chiến hạm Aegis của Mỹ.


Tạp chí “nghiên cứu quân sự” của Nhật Bản số ra tháng 9 đăng bài bình luận của các chuyên gia quân sự Nhật Bản, cho rằng, tàu khu trục mang biệt danh “Lá chăn thần Trung Hoa” hay “Aegis Trung Hoa” của Trung Quốc thực ra chỉ là “Hổ giấy”, liên minh Nhật - Mỹ có thể đánh chìm chúng chỉ trong nháy mắt.
Chuyên gia Nhật Bản chỉ ra rằng, hiện nay Trung Quốc đang đóng hàng loạt khu trục hạm phòng không kiểu mới, trang bị khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa kiểu Aegis, thuộc lớp Lữ Dương II và Lữ Dương III, Type 052C/D, mang tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa Hải Hồng Kỳ 9 (HHQ-9).
Tiêu biểu cho các lớp này là khu trục hạm Type 052C - lớp Lữ Dương II (ví dụ tàu khu trục mang số hiệu 170 Lan Châu) và tàu khu trục Type 052D - Lữ Dương III (ví dụ như tàu mang số hiệu 172 Côn Minh). Hai khu trục hạm này nhìn bên ngoài là bản sao của tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, nên nó được gọi là “Aegis Trung Quốc”.
Tính năng mù mờ của “lá chắn thần Trung Hoa”
Tàu Lan Châu và Côn Minh được lắp Radar mạng pha điện tử, phía trước và phía sau đều được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (VLS), có thể phóng tên lửa phòng không HHQ-9 (biến thể trên hạm của hệ thống phòng không mặt đất HQ-9) tầm bắn xa trên 150km, độ cao vài chục km.
Bởi vì hình dáng như tàu lớp Aegis của Mỹ, lại ra đời sau gần 30 năm nên mọi người cho rằng nó có tính năng vượt trội. Nhưng hai chiến hạm này có những điểm không tương đồng về hệ thống phóng thẳng đứng và radar, đây là điểm then chốt để phân biệt giữa 2 lớp tàu Aegis của Mỹ và Trung Quốc.
Chiến hạm Aegis phóng tên lửa phòng không Standard Missiles 3 (SM-3)​
Hệ thống phóng của tàu Lan Châu được trang bị 48 quả tên lửa phòng không hạm còn tàu Côn Minh thì có tới 64 quả. Hệ thống phóng của lớp tàu trước có hình ống tròn, mỗi một ống được trang bị 6 quả tên lửa HHQ-9, phía boong trước có 6 ống phóng, phía boong sau có 2 ống phóng.
Còn cả phía trước và sau của Type 052D đều được trang bị 4 cụm 8 ống phóng thẳng đứng. Hệ thống phóng thẳng đứng được trang bị tên lửa phòng không HHQ-9, còn không rõ nó có thể bắn được tên lửa phòng không nào khác hay không.
Còn có một vài ý kiến cho rằng, hệ thống phóng thẳng đứng của khu trục hạm Type 052D có thể phóng loại ngư lôi chống ngầm “Y-8”, tương đương với tên lửa chống ngầm ASROC của Mỹ. Loại ngư lôi này được phát trên trên cơ sở của tên lửa chống hạm thế hệ YJ-8, nhưng chưa rõ tính năng kỹ chiến thuật của nó như thế nào.
Radar của hai tàu này cũng hoàn toàn khác nhau. Khu trục hạm Type 052C có chụp radar hình cung, còn radar của tàu Côn Minh thì lộ hẳn ra và độ cao lắp đặt của hai loại này cũng cao thấp khác nhau. Tuy 2 loại radar này có điểm khác biệt nhưng các nước phương Tây vẫn đặt cho chúng cùng một biệt danh là “mắt rồng”.
Đương nhiên, những điểm khác nhau này chỉ là vấn đề về nhận biết, còn chúng không có gì khác nhau trong sử dụng thực tế. Tuy hai loại khu trục hạm này không giống nhau nhưng lại có thể hoán đổi sử dụng cho nhau, cho nên có thể nói chúng là “huynh đệ”.
Tàu khu trục Type 052C số hiệu 170 Lan Châu của Trung Quốc​
Cũng liên quan đến các bộ phận khác của “Lá chắn thần Trung Hoa”, hai tàu này cũng không khác nhau là mấy, không giống như những khác biệt lớn khi so sánh với tàu khu trục Thâm Quyến (Type 051B).
Cho dù lượng giãn nước là 7000 tấn, dài 155m, hay là cách sử dụng kết cấu lắp đặt động cơ, cự ly hành trình tương đối ngắn và cách sử dụng hỏa lực cũng như trực thăng hạm ở hai chiến hạm này đã được tiêu chuẩn hóa hơn, có khả năng hệ thống sonar thủy âm gắn dưới đáy tàu là loại DUBV-23 của Pháp.
Nhưng đánh giá về số lượng tàu được đóng thì hai tàu lớp này có chỗ không giống với loại khu trục hạm kiểu cũ. Type 052C sẽ được đóng 6 chiếc, type 052D sẽ có khoảng 8-10 chiếc, phá bỏ thông lệ cũ mỗi lớp tàu chỉ đóng số lượng rất ít của Trung Quốc.
Bài báo cho biết, tính năng của “Aegis Trung Hoa” vẫn không được tiết lộ nhiều với bên ngoài. Tuy nhiên qua quan sát ngoại hình và các tham số lý thuyết, dường như nó có khả năng phòng không rất cao, tuy nhiên điều đó vẫn chưa làm rõ được tính năng cụ thể. Chưa kể việc liên kết các hệ thống có được tự động hóa hay không thì bên ngoài không ai biết được.
Trung Quốc thiếu “động lực nghiên cứu”
Theo bình luận của các chuyên gia Nhật, các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống phòng không hạm như ngân sách, chất lượng con người, thời gian nghiên cứu, động lực phát triển… có mối liên hệ tương hỗ với nhau. Suy đến cùng, “Lá chắn thần Trung Hoa” không vượt qua được “Aegis”, dẫn đến Trung Quốc không theo kịp được Mỹ.
Tàu khu trục Type 052D số hiệu 172 Côn Minh của Trung Quốc​
Bài viết nói rằng, Hoa Kỳ đã làm việc với sự nhiệt tình cao độ để nghiên cứu ra “Aegis”, bởi vì sự tồn tại của Liên Xô sẽ là nguy cơ thực sự đối với mộng bá chủ thế giới của Mỹ nên mục đích nghiên cứu khoa học là rất rõ ràng, trong quá trình nghiên cứu hết sức cẩn thận tỉ mỉ.
Hiện nay, các hệ thống có liên quan, radar, tên lửa đều là những sản phẩm vượt trội trên bình diện thế giới. Tính lôgic trong các hệ thống cơ bản, khả năng đối phó với các mối uy hiếp đều được thử nghiệm lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, đánh giá cơ bản không có sai sót gì.
Còn đối với Trung Quốc thiếu hẳn động lực trong quá trình nghiên cứu “Aegis Trung Hoa”. Ví dụ Trung Quốc không có mục tiêu rõ ràng, ví dụ như khi “phá chuỗi đảo thứ nhất, liền vấp phải đòn tấn công bão hòa của Mỹ - Nhật” nên nghiên cứu cũng không triệt để. Trên thực tế, về phương diện nghiên cứu radar và tên lửa thì Trung Quốc có phần hơi “dễ dãi”.
Nhưng tính năng của “Lá chắn thần Trung Hoa” chưa hoàn toàn công khai, “Aegis” của Mỹ cũng có những phần giấu kín không lộ ra, nên hiện nay mọi so sánh cụ thể về hai loại tàu này cũng chỉ là tương đối.
Ngoài ra, cũng không thể so sánh trực tiếp được, bởi vì về mặt phòng không hạm, khả năng phòng thủ cực hạn trước đòn tấn công bão hòa của đối thủ là hạt nhân cốt lõi trong tính năng của một chiến hạm Aegis, nhưng điểm giới hạn này rất khó mô tả đơn giản như “một chiếc tàu chiến có thể chịu đựng được bao nhiêu quả tên lửa tấn công”.
Cận ảnh lăp đặt radar AN SPY-1 trên chiến hạm Aegis Mỹ​
Bởi vì trong điều kiện thực chiến, khả năng phòng không hạm còn chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác như số lượng tàu chiến đi kèm, sự phối hợp giữa máy bay hộ tống và các hệ thống trinh sát, giám sát và cảnh báo sớm “bên ta”…, thông số kỹ thuật tên lửa cũng như thời gian bắn và mật độ bắn…. của đối phương.
Tuy nhiên, “Aegis” của Trung-Mỹ có thể làm được như vậy hay không thì phải đem ra so sánh đối chiếu. Tàu khu trục Mỹ có thể chịu được sự tấn công bão hòa của Liên Xô và cũng có thể chịu được các đợt tấn công liên tiếp của Trung Quốc nhưng “Aegis Trung Hoa” lại không thể đối phó với các cuộc tấn công bão hòa bằng tên lửa của Mỹ hay Nhật Bản.
Khác nhau cơ bản trong "động cơ nghiên cứu" của Trung-Mỹ
Chuyên gia Nhật Bản cho biết, trên thực tế, Aegis Trung Quốc có những mẫu thuẫn với động cơ nghiên cứu, phát triển ra nó. Điểm này cũng dẫn đến sự khác biệt của radar và tên lửa mang theo.
Mục đích ban đầu của Aegis Mỹ là đối phó với sự tiến công của Liên Xô. Sau những năm 60 của thế kỷ trước, kế hoạch của Liên Xô chính là sử dụng máy bay, tàu mặt nước và tàu ngầm tiến công hạm đội của Mỹ từ nhiều hướng khác nhau. Liên Xô đã đạt được thành công.
Năm 1975, khi Liên Xô tổ chức diễn tập trên biển, có người nói “quân đội Xô viết chỉ trong vòng 90 phút đã có 100 quả tên lửa chống hạm bắn trúng mục tiêu”. Mà 100 quả chưa phải là giới hạn cuối cùng, quân Liên Xô có thể cùng lúc bắn 200-300 quả tên lửa vào chiến hạm đối phương.
Tuần dương hạm CG-63 USS Cowpens phóng tên lửa Standard Missiles 2 (SM-2)​
Đối mặt với các mối đe dọa, các thiết bị của hệ thống Aegis Mỹ được chế tạo rất nghiêm túc, về cơ bản được phát triển từ con số không đến các hệ thống tối tân hiện nay. Radar chuyên dụng AN SPY-1 có thể tránh được hiện tượng trễ do phải quay tròn (radar vô hướng), mà tên lửa SM-2 cũng được chế tạo trên tiêu chí tiết kiệm thời gian điều khiển.
Ngoài ra, sau khi Aegis được đưa vào biên chế, hải quân Mỹ vẫn không ngừng cải tiến nâng cấp. Theo nguồn tin công khai, sau này hải quân Mỹ tăng cường thêm khả năng tác chiến hiệp đồng (CEC) và khả năng thích ứng với các tên lửa chống hạm kiểu mới. Mặt khác, Mỹ không ngừng nghiên cứu các phần mềm ưu việt và logic để cải tiến nâng cấp.
Chuyên gia Nhật Bản cho rằng, khi các nhân viên nghiên cứu khoa học quốc phòng Trung Quốc nghiên cứu chế tạo “Lá chắn thần Trung Hoa” thiếu đi sự nhiệt tình và động lực nghiên cứu như khi Mỹ chế tạo Aegis. Nếu họ không có “vấn đề tất yếu phải đối phó” thì các tính năng cuối cùng cũng chỉ là hời hợt.
Thực tế, “Aegis Trung Hoa” chỉ là tích hợp các hệ thống đã có. Cho nên, khả năng tác chiến của nó cũng không thể vượt xa hệ thống cũ được.
Khả năng Aegis của Mỹ thì hoàn toàn khác, sự khác nhau trong các giai đoạn nghiên cứu kỹ thuật và động lực trong nghiên cứu đã giúp Mỹ xây dựng được một lực lượng hải quân hùng mạnh nhất trên thế giới.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc lần đầu thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới

ANTĐ - Trung Quốc vừa lần đầu tiên phóng thử một biến thể mới của tên lửa đạn đạo liên lục địa di động Đông Phong 31 (DF-31), có khả năng bắn tới lục địa Bắc Mỹ.

Tên lửa đạn đạo DF-31A của Trung Quốc. Ảnh internet

Trang Washington Free Beacon của Mỹ cho biết, vụ thử tên lửa thế hệ mới DF-31B được thực hiện hôm 25-9 vừa qua tại bãi thử tên lửa Ngũ Trại ở tỉnh Sơn Tây, miền trung Trung Quốc. Bà Cynthia O. Smith, Người phát ngôn Lầu Năm Góc từ chối cung cấp thông tin chi tiết về vụ thử, nhưng nói thêm rằng Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi các hoạt động hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc. Trong khi đó, các chuyên gia quân sự cho rằng, loại tên lửa mới này có khả năng được nâng cấp về tầm bắn, hoặc cải thiện tính năng, cũng có thể là phiên bản của DF-31 mang được nhiều đầu đạn.
Theo một trang web theo dõi tin quốc phòng Trung Quốc, tên lửa DF-31B là loại tên lửa cơ động, được thiết kế để di chuyển trên địa hình gồ ghề hoặc những đoạn đường khó đi khác. Chúng được xem là một mối đe dọa chiến lược lớn do việc theo dõi và phá hủy chúng trong một cuộc xung đột là rất khó khăn. Hơn nữa, tên lửa này có thể được cất giấu trong các gara hoặc hang động để tránh bị vệ tinh và các thiết bị cảm biến khác phát hiện.
Sau khi hoàn tất việc thử nghiệm, DF-31B sẽ là sự bổ sung mới nhất vào lực lượng tên lửa hạt nhân ngày càng phát triển nhanh của Trung Quốc, bao gồm các tên lửa đạn đạo tầm xa như DF-31, DF-31A và DF-41, tên lửa tầm trung DF-21. Trung Quốc cũng đang phát triển tên lửa JL-2 có thể được phóng từ các tàu ngầm hạt nhân.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Báo Mỹ: F-22 lỗi thời trước radar TQ

Tạp chí Defense News của Mỹ cho hay những máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến của Mỹ vốn là mối đe dọa lớn đối với mạng lưới phòng không của Trung Quốc. Nhưng sau khi Trung Quốc thử nghiệm thành công radar chống tàng hình DWL002 thì những máy bay tiên tiến như máy bay F-22 Raptor của Mỹ hay UAV Neuron trở thành “lỗi thời”.

Trong buổi triển lãm Quốc phòng điện tử Quốc tế lần thứ 9 tổ chức tại Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã giới thiệu hệ thống radar thụ động do Công ty thương mại kỹ thuật điện tử Bắc Kinh phát triển.


Hệ thống radar này được cấu thành bởi 1 trạm trinh sát chính và 2 trạm thăm dò phụ trợ, nó có thể được mở rộng tới 4 trạm và lắp đặt trên xe tải. Radar DWL002 có thể phát hiện máy bay chiến đấu của đối phương trong khoảng cách 400 km, riêng đối với máy bay cảnh báo sớm trên không E-3 Sentry và máy bay E-2 Hawkeye của Mỹ thì tầm phát hiện của radar có thể lên tới 600 km.



Radar chống tàng hình DWL002.

Nguồn tin cho biết, trong phạm vi phát hiện từ 400-600 km, radar DWL có thể trinh sát đối tượng bao gồm vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), đảo Điếu Ngư và các vùng phụ cận, tuy nhiên không thể bao trùm căn cứ quân sự ở Okinawa và Philippines.
Ngoài ra, radar này còn có khả năng xử lý, phát hiện các loại tín hiệu khác nhau như xung điện, tần số, độ rộng xung, hệ thống dẫn đường trên không chiến thuật, hệ thống định vị.
Theo nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu đánh giá chiến lược quốc tế của Mỹ, ông Richard Fisher cho biết, các radar thụ động DWL002 và YLC02 thực sự là mối đe dọa đối với các máy bay tầm thấp. Đối với các hành động tác chiến mạng thông tin hóa ngày càng rõ rệt như hiện nay, radar DWL002 có thể tiến hành phân loại và xác định vị trí mục tiêu.

Tạp chí Defense News thậm chí còn cho rằng sau khi Trung Quốc thử nghiệm thành công radar chống tàng hình DWL002 thì những máy bay tiên tiến như máy bay F-22 Raptor của Mỹ hay UAV Neuron trở thành “lỗi thời”.

http://danviet.vn/cong-nghe/bao-my-...n-chim-an-thit-f22-thanh-loi-thoi-490155.html

--- Gộp bài viết: 10 phút trước, Bài cũ từ: 12 phút trước ---​
Dù không tiết lộ chi tiết về hệ thống radar DWL002 nhưng rõ ràng sức mạnh của radar này đã thuyết phục được người Mỹ, bởi chưa từng có tiền lệ một tạp chí danh tiếng của Mỹ lại dùng những lời lẽ ‘có cánh’ để ca ngợi thiết bị quân sự do Trung Quốc sản xuất. Nếu vậy thì số phận những tiêm kích F-22 và thậm chí cả F-35 bị đe dọa nghiêm trọng nếu xung đột xảy ra.

Dù F-22 là dòng tàng hình cơ hiện đại nhất của Mỹ hiện nay, nhưng thực tế đã chứng minh F-22 thiếu đi sức mạnh cần thiết của dòng tiêm kích thế hệ 5. Đây chính là lý do người Mỹ thừa nhận F-22 đã lỗi thời khi radar DWL002 của Trung Quốc đi vào hoạt động.

http://baodatviet.vn/anh-nong/my-thua-nhan-f-22-loi-thoi-truoc-radar-trung-quoc-3104640/?p=1
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tàu sân bay Liêu Ninh có thể bị hạ từ mọi hướng

Trang mạng quân sự uy tín của Mỹ “Strategypage” vừa có một bài viết đánh giá rất thấp khả năng của tàu sân bay Liêu Ninh - Trung Quốc.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Trung Quốc vô phương bảo vệ Liêu Ninh
Trang mạng “Đông Phương” của Trung Quốc vừa trích dẫn nguồn tin từ mạng “Strategypage” của Mỹ cho biết, ngày 25/9, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang số hiệu CV-16 “Liêu Ninh” đã hoàn thành đợt bảo dưỡng, tân trang cấp nhà máy kéo dài 5 tháng.
Bài báo cho rằng, biên đội tàu sân bay Trung Quốc chỉ bao gồm 2 chiếc tàu khu trục phòng không Type 051C và 2 tàu hộ vệ hạng nặng Type 054A, 1 tàu cung cấp hậu cần nhưng không có tàu ngầm hạt nhân. Nguyên nhân chính là số lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hiện rất ít, tiếp theo là chất lượng những tàu này cũng không phải là tốt.
Sáng ngày 1/1/2014, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã hoàn thành thuận lợi đợt huấn luyện và thử nghiệm nghiên cứu khoa học trên Biển Đông trong thời gian 37 ngày, quay trở về quân cảng Thanh Đảo. Đây là nhiệm vụ đầu tiên sau 16 tháng Liêu Ninh được trang bị cho Hải quân nước này vào tháng 9/2012.
Trước đó, Trung Quốc tuyên bố tàu sân bay Liêu Ninh sẽ tiến hành chạy thử nhiều lần trên biển trước khi chính thức đưa vào sử dụng. Trong thời gian này, số lần chạy thử của nó đã lên tới chục lần và thời gian dài nhất lên tới 2 tuần. Những lần chạy thử này nhằm đánh giá khả năng vận hành trên biển của hàng không mẫu hạm này.

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh do dân mạng Trung Quốc “tô vẽ”​

Liêu Ninh nguyên là một trong hai tàu sân bay 60.000 tấn được Liên Xô chế tạo vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Ban đầu, Liên Xô có kế hoạch chế tạo tàu sân bay lớp Kuznetsov là hàng không mẫu hạm động cơ hạt nhân có lượng giãn nước 90.000 tấn, trang bị máy phóng hơi nước, tương tự tàu sân bay Mỹ.
BÀI LIÊN QUAN


Nhưng sau này do giá thành quá cao, hơn nữa tàu sân bay hiện đại lại vô cùng phức tạp khiến cho Liên Xô buộc phải thu gọn kế hoạch ban đầu, cuối cùng đóng tàu sân bay động cơ thông thường có lượng giãn nước đầy tải là 65.000 tấn, hơn nữa không trang bị máy phóng hơi nước mà sử dụng đường băng kiểu cầu bật.
Tuy nhiên, tàu sân bay lớp Kuznetsov vẫn là một thiết kế mạnh mẽ. Thông thường nó có thể mang theo 12 máy bay chiến đấu Su-33, 14 máy bay trực thăng săn ngầm Ka-27PL, 2 máy bay trực thăng tác chiến điện tử và 2 máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạn. Nhưng theo thiết kế tàu có thể mang tới 36 chiếc Su-33 và 16 máy bay trực thăng.

Tàu sân bay lớp Kuznetsov có thể mang theo 2.500 tấn nhiên liệu hàng không, đủ để cung cấp cho 500 - 1.000 lượt chiếc máy bay chiến đấu và trực thăng. Biên chế nhân viên là 2.500 người gồm đầy đủ nhân viên bảo đảm không quân và phi công là 3.000 người.
Khám phá 5 bảo tàng tàu sân bay Mỹ May mắn hơn nhiều hàng không mẫu hạm khác bị đánh chìm hay tháo dỡ làm sắt vụn, 5 tàu sân bay sau đây đã được Hải quân Mỹ bàn giao để hoán cải thành bảo tàng nổi.


Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Thương Type 093 Trung Quốc không có khả năng bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh​

Chiếc tàu sân bay đầu tiên lớp Kuznetsov này được đưa vào hoạt động ở Nga, nhưng chiếc tiếp theo là Varyag lại chưa được đóng xong, công tác chế tạo chấm dứt vào năm 1992 khiến tàu sân bay này bị bỏ hoang như một đống sắt gỉ tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Crimea - Ukraine.
Năm 1998, Trung Quốc đã mua lại chiếc tàu sân bay này và bỏ ra thời gian 10 năm để tân trang nó thành tàu sân bay Liêu Ninh.
Năm 2011, Bắc Kinh xác nhận Liêu Ninh sẽ chủ yếu sử dụng như một chiếc tàu sân bay huấn luyện, cung cấp phương tiện huấn luyện tàu sân bay cho binh sĩ Trung Quốc, trong khi Mỹ và một số nước phương Tây khác đã có trên 80 năm kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay.
Cuối năm 2013, biên đội tàu sân bay đặc biệt đầu tiên của Trung Quốc đã được định hình. Đây là điều cần thiết, bởi vì tàu sân bay không thể hoạt động tác chiến đơn lẻ mà bắt buộc phải có lực lượng hộ tống.
Biên đội hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh bao gồm 2 tàu khu trục Type 051C và 2 tàu hộ vệ Type 054A cùng 1 tàu tiếp tế. Điều này rất giống với biên chế của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, bao gồm 3 - 4 tàu khu trục, 1 - 2 tàu hộ vệ, 1 tàu ngầm hạt nhân và 1 tàu bổ trợ hậu cần.

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh do dân mạng Trung Quốc thiết kế có tàu ngầm hạt nhân dẫn đầu​

Tuy nhiên trong biên chế hàng không mẫu hạm Trung Quốc không có tàu ngầm hạt nhân tấn công. Nguyên nhân bởi số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công của hải quân nước này rất ít, chất lượng cũng không tốt lắm, hơn nữa họ cũng chưa chế tạo được 1 loại tên lửa hành trình tầm xa phóng từ tàu ngầm.
Hiện Trung Quốc mới sở hữu 4 tàu ngầm tấn công Type 093 lớp “Thương” nhưng chưa có khả năng tấn công mặt đất tầm xa bởi nước này chưa hoàn thiện phiên bản tên lửa hành trình tầm xa Đông Hải 10 (DH-10) phóng từ tàu ngầm. Bởi vậy, chúng có tham gia hộ tống Liêu Ninh cũng trở nên vô dụng, không thể so được với các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ.
4 lớp tàu sân bay mạnh nhất của Khối quân sự NATO Bên cạnh những siêu hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, Hải quân Pháp và Anh cũng có trong tay 2 lớp tàu sân bay khác với sức mạnh rất đáng gờm.

Khiếm khuyết lớn về lực lượng không quân hạm
Đợt huấn luyện này cũng cho thấy sự hình thành cuối cùng biên chế tổ chức của liên đội không quân hạm. Tàu Liêu Ninh sẽ được trang bị 12 trực thăng (trong đó bao gồm 4 chiếc cảnh báo sớm Z-18J, 6 chiếc trực thăng chống ngầm Z-18F và 2 chiếc trực thăng tìm kiếm và cứu hộ Z-9C), 24 chiếc máy bay chiến đấu J-15 (phiên bản nhái của Su-33 trang bị trên tàu sân bay Nga)
Trực thăng Z-18J là một phiên bản cảnh báo sớm thuộc dòng trực thăng thế hệ mới Z-18, được trang bị radar có thể phát hiện máy bay ngoài tầm 150 km. Rất có khả năng nó được cải tiến từ phiên bản trực thăng dòng Z-8, tuy nhiên chưa thể xác định chính xác được điều này và tính năng của nó cũng chưa hề được kiểm nghiệm thực tế.

Trực thăng chống ngầm thế hệ mới nhất Z-18F của Trung Quốc​

Trong đó, Z-18F là loại máy bay trực thăng săn ngầm đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo, có thể phát huy tác dụng ít nhất là về mặt khái niệm. Nó có trọng lượng 13 tấn, trang bị thiết bị định vị thủy âm, 32 phao sonar và 4 quả ngư lôi săn ngầm (235 kg ≈ 517 pound).
Đối với đa số tàu chiến Trung Quốc, trực thăng săn ngầm Z-18F quá nặng và không thể mang theo, chỉ có thể đưa lên tàu sân bay và tàu đổ bộ cỡ lớn (tương tự tàu sân bay). Về nguồn gốc, nhiều chuyên gia quân sự khẳng định Z-18F rõ ràng là phiên bản nâng cấp của Z-8F trước đây.
Trực thăng Z-9 nặng 4 tấn, tải trọng hiệu quả đạt 2 tấn. Trung Quốc đã chế tạo hơn 200 trực thăng Z-9, trong đó phần lớn là máy bay trực thăng vũ trang, trang bị 2 khẩu pháo 23 mm, ngư lôi, tên lửa chống tăng và tên lửa không đối không.
Máy bay trực thăng vũ trang Z-9D có 4 quả tên lửa TL-10, còn máy bay trực thăng Z-9EC chỉ trang bị thiết bị săn ngầm. Trực thăng Z-9C là phiên bản phi vũ trang của máy bay trực thăng Z-9EC. Z-18 và Z-9 được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng máy bay trực thăng Pháp, được sản xuất theo giấy phép từ trước đây khá lâu.

Tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc bị chê là tính năng kém​

Hơn 10 năm qua, Trung Quốc kiên trì nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu J-15, đây là phiên bản trang bị cho tàu sân bay của máy bay chiến đấu Su-27 Nga, được định danh là máy bay chiến đấu Su-33. Trước đây, Nga đã từ chối xuất khẩu phiên bản tiêm kích hạm này cho Trung Quốc.
Nga cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc đã từng nhái theo máy bay chiến đấu Su-27, để chế tạo phiên bản máy bay chiến đấu quốc nội J-11, đồng thời không muốn nhập Su-33 với số lượng lớn mà chỉ muốn đặt mua 2 chiếc để đưa ra “đánh giá” - thực chất là mổ xẻ để làm nhái. Tuy nhiên, đến năm 2001 Trung Quốc cuối cùng cũng mua được 1 chiếc Su-33 từ Ukraine.
Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Ukraine đã kế thừa 1 lô máy bay chiến đấu Su-33 từ Liên Xô cũ (phiên bản Ukraine được định danh là T-10K). Đồng thời với việc mua tàu sân bay Varyag về sửa chữa lại và “nhòm ngó” trung tâm huấn luyện tiêm kích hạm Nitka trên bán đảo Crimea, Trung Quốc đã sở hữu được chiếc máy bay này và mang nó về nhà.
Sau khi nghiên cứu, mổ xẻ chiếc T-10K của Ukraine, 12 năm sau, lô máy bay chiến đấu J-15 đầu tiên được trang bị vào năm 2013. Hiện Trung Quốc mới chế tạo được số lượng ít chủ yếu để huấn luyện và thử nghiệm các tham số, tính năng của nó để điều chỉnh, cải tiến thiết kế.

Trung Quốc hiện đang thiếu một máy bay cảnh báo sớm trên hạm như E-2C-Hawkeye của Mỹ​

Vì thế, những chiếc tiêm kích hạm thực sự trên hàng không mẫu hạm tương lai của Trung Quốc không phải là những chiếc J-15 hiện nay mà sẽ là những phiên bản được cải tiến, nâng cấp sau những thử nghiệm hiện đang được tiến hành trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Tuy nhiên điểm yếu lớn nhất của lực lượng không quân hạm Trung Quốc là hiện còn thiếu máy bay cảnh báo sớm và máy bay tác chiến điện tử trên hạm, đồng thời cũng khiếm khuyết sự yểm trợ của một loại máy bay săn ngầm cánh cố định, cất cánh từ đất liền.
Nếu thiếu sự hỗ trợ của các loại máy bay này, tàu sân bay Trung Quốc có thể sẽ bị hạ chỉ sau 1 cú đánh đầu tiên của đối thủ. Tất cả các phương tiện tấn công trên không, trên mặt nước và đặc biệt là dưới đáy biển của đối phương đều có thể tấn công Liêu Ninh từ mọi hướng mà nó không hề biết trước.
Đây là những nhược điểm mà trong một thập niên nữa Trung Quốc cũng chưa chắc đã có thể khắc phục được, vì thế hiện nay nó không thể được coi là một phương tiện tác chiến, thông tin cho rằng Liêu Ninh chỉ đơn thuần là một phương tiện huấn luyện là hoàn toàn chính xác.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Chuyên gia Nga: 'Không thể xem thường hệ thống radar của Trung Quốc!'

Đây là nhận định của chuyên gia đến từ Trung tâm nghiên cứu công nghệ chiến lược tại Moscow (Nga).

Ngày 1/10, trao đổi với đài Tiếng nói nước Nga, Vassily Kashin, nghiên cứu sinh tại Trung tâm nghiên cứu công nghệ chiến lược (Nga) khẳng định:

Hệ thống radar thụ động DWLOO2 của Trung Quốc có khả năng phát hiện các máy bay tàng hình của đối phương.

Trước đó, Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của **** cộng sản Trung Quốc, đã đăng tải một bài viết ca ngợi những tính năng của hệ thống phòng thủ tân tiến này.

Ra mắt lần đầu tiên tại Triển lãm điện tử quốc phòng quốc tế Trung Quốc lần thứ 9 tại Bắc Kinh hồi tháng 5, DWLOO2 được cho là có tầm hoạt động từ 400 - 500km.

Trang tin Defense News (Mỹ) thậm chí cho rằng DWL002 đủ khả năng bao phủ toàn bộ không phận Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, hệ thống này vẫn chưa 'với tới' căn cứ quân sự của Mỹ tại Okinawa (Nhật Bản) và khu vực Philippines.

Ấn tượng hơn, hệ thống radar thụ động này theo dõi mọi máy bay thông qua tín hiệu từ các nguồn điện như máy phát tín hiệu được sử dụng cho truyền hình, sóng phát thanh và điện thoại di động mà không bị phi công phát hiện.

Chính vì vậy, nó có thể dễ dàng 'tóm gọn' các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ mới nhất của Mỹ như F-22 và F-35.



Hệ thống radar thụ động DWLOO2

Theo tờ Diplomat (Nhật Bản), DWLOO2 sẽ đem lại lợi thế cho Quân đội Trung Quốc (PLA) trước học thuyết tác chiến Không - Biển, vốn dựa chủ yếu vào sức mạnh tác chiến trên không của Hải quân Mỹ.

Mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc đã không hề nói quá về sức mạnh của DWLOO2 song vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.

Mới đây, Không lực Australia, cơ quan nghiên cứu độc lập tại Australia, đã công bố báo cáo trong đó nhấn mạnh: Khả năng chống tàng hình DWL002 vẫn còn nhiều hạn chế và chưa hoàn thiện.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hệ thống radar của Trung Quốc chưa thể ngay lập tức trở thành mối đe dọa của Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, DWL002 vẫn là một đối thủ đáng gờm đối với các siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 trong tương lai.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Xem thường đối phương rước họa vào thân

Tiết lộ "sốc": IS dùng tên lửa Trung Quốc hạ Mi-35 Iraq

(Kiến Thức) - Phiến quân IS đã sử dụng tên lửa FN-6 của Trung Quốc để bắn hạ trực thăng Mi-35 của Iraq do Nga sản xuất.
Chi nhánh Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở tỉnh Salah al-Din, Iraq đã công bố các hình ảnh cho thấy một phiến quân đã sử dụng tên lửa phòng không vác vai FN-6 của Trung Quốc để tấn công một máy bay của quân đội Iraq ở gần thị trấn Bayji.

Đây là bằng chứng đầu tiên về việc tên lửa FN-6 đã được cung cấp cho một số nhóm nổi dậy ở Syria bị cáo buộc do Qatar hỗ trợ đang được sử dụng bởi phiến quân IS. Các hình ảnh có vẽ được cắt ra từ một video chưa phát hành cho thấy một phiến quân đang hướng tên lửa vào một trực thăng có thể là loại Mi-17.

Tuy nhiên, các hình ảnh sau đó về đống đổ nát cho thấy nó là một trực thăng tấn công Mi-35 được trang bị 1 pháo 23 mm và 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M120 Ataka. Bộ Quốc phòng Iraq cũng đã xác nhận trực thăng tấn công Mi-35 bị bắn rơi ở gần Bayji, tỉnh Salah al-Din vào ngày 3/10.


Các bức ảnh ghi lại quá trình bắn hạ trực thăng Mi-35 bằng tên lửa FN-6.
Các quan chức Iraq cho biết thêm, một tên lửa khác đã bắn rơi một chiếc trực thăng Bell 407 ở khu vực nói trên vào ngày 08/10. Đây là biến thể trinh sát vũ trang đang được sử dụng bởi Không quân Iraq. Các hình ảnh cho thấy tên lửa đã thay đổi đường bay của nó trước khi tấn công mục tiêu.

Việc bắn hạ thành công Mi-35 của IS đã đặt ra những câu hỏi về các biện pháp đối phó được cài đặt trên loại trực thăng tấn công hiện đại này. Những chiếc trực thăng chuyển giao từ Nga trong năm 2014 đều được lắp hệ thống đối phó hồng ngoại Adron KT-01 AVE Adros nhưng có vẻ hệ thống này hoạt động không hiệu quả.

Một vấn đề khác là các phi công của Không quân Iraq đã tự đặt mình vào tình huống nguy hiểm khi chọn lộ trình bay quá đơn giản. Họ thường bay dọc theo các tuyến đường điều này giúp họ đơn giản hóa trong việc chuyển hướng. Tuy nhiên, kiểu đường bay này rất dễ dàng cho phiến quân dự đoán và phục kích bằng tên lửa phòng không vác vai. Hai chiếc trực thăng bị bắn hạ chỉ trong vài ngày đã cho thấy điều đó.


Các tên lửa FN-6 do Qatar cung cấp cho lực lượng nổi dậy ở Syria đang được sử dụng bởi phiến quân IS gây ra nhiều thiệt hại cho Không quân Iraq.
Đây không phải là lần đầu tiên các trực thăng Nga sản xuất bị bắn hạ bởi tên lửa FN-6 của Trung Quốc. Trong cuộc nội chiến ở Syria, một số trực thăng Mi-17 của quân đội chính phủ đã bị bắn hạ bởi tên lửa FN-6, tuy nhiên đây là các loại trực thăng vận tải quân sự có thể không được trang bị hệ thống phòng vệ hồng ngoại.

Năm 2013, New York Times từng cảnh báo Qatar trong việc cung cấp tên lửa FN-6 cho lực lượng nổi dậy ở Syria có thể rơi vào tay các nhóm Hồi giáo vũ trang cực đoan. Việc loại trực thăng tấn công hiện đại của Nga bị bắn hạ quá dễ dàng bằng tên lửa của Trung Quốc đã đặt ra hai giả thuyết.

Thứ nhất đó là chất lượng vũ khí Trung Quốc đã được cải thiện hơn trước rất nhiều, nó đã đủ khả năng để tấn công những máy bay hiện đại nhất. Thứ hai là chất lượng các biện pháp đối phó hồng ngoại lắp trên trực thăng và các máy bay cánh cố định khác của Nga có vấn đề.

Bên cạnh đó, các phi công Iraq cũng tự đẩy mình vào nguy hiểm. Đoạn video do Bộ Quốc phòng Iraq công bố cho thấy những chiếc trực thăng của nước này đang bay dọc theo các tuyến đường, điều này đơn giản hóa việc điều hướng nhưng lại khiến phiến quân IS dễ dàng phán đoán đường bay của trực thăng hơn và phục kích tấn công bằng MANPADS.


Các quan chức Iraq cho hay cũng tại khu vực này, tên lửa vác vai của IS đã bắn hạ trực thăng Bell 407 của Iraq hôm 8/10. Iraq hiện sử dụng phiên bản trinh sát vũ trang của Bell 407, được biết tới là IA-407.


Xác chiếc Bell 407 được chia sẻ trên các diễn đàn và mạng xã hội​

Một phiến quân IS đứng trên xác chiếc máy bay

Năm ngoái, tờ New York Times (Mỹ) cho hay Qatar đã tham gia cung cấp các hệ thống phòng không vác vai FN-6 cho các nhóm nổi dậy ở Syria, bất chấp những cảnh báo rằng chúng có thể sinh sôi nảy nở thành các tổ chức nguy hiểm hơn như IS.

Phiến quân Syria dùng tên lửa vác vai FN-6 để tấn công trực thăng quân chính phủ Syria (góc dưới, bên phải là một binh sĩ Trung Quốc với tên lửa FN-6). Ảnh: Sina, You Tube​
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Lộ ảnh Trung Quốc thử tên lửa tầm cực xa

A- A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Trang mạng Sina mới đây đăng tải các bức ảnh cho thấy Trung Quốc thực hiện cuộc bắn thử tên lửa hành trình siêu xa CJ-10 từ mặt đất.


Ảnh chụp màn hình. Các bức ảnh có vẻ như được cắt ra từ một đoạn clip cho thấy quả đạn tên lửa hành trình đối đất tầm cực xa CJ-10 (Trường Kiếm 10) rời bệ phóng tự hành đặt trên sa mạc.

Căn cứ vào kiểu dáng bệ phóng, khả năng cao nó cùng loại với bệ phóng tự hành CJ-10 lộ diện trong cuộc duyệt binh lớn của Quân đội Trung Quốc ngày 1/10/2009. Một bệ phóng được lắp cụm 3 ống phóng chứa CJ-10.
Ảnh các bệ phóng tự hành trang bị đạn CJ-10 hành quân trên sa mạc.
Theo một số nguồn tin, CJ-10 được thiết kế dựa trên mẫu tên lửa hành trình Hongniao, nhưng có sử dụng một số thành tố công nghệ từ tên lửa Kh-55 của Liên Xô. Trong ảnh, đạn CJ-10 rời bệ phóng tự hành.
CJ-10 đạt tầm phóng khoảng 2.500km, tốc độ bay siêu âm Mach 2,5.
CJ-10 thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu chiến lược trên đất liền, nhưng có nguồn tin cho rằng nó còn phát triển thêm biến thể đối hải để chống lại biên đội tàu sân bay Mỹ. Truyền thông Trung Quốc tiết lộ rằng, với đầu nổ 300kg, CJ-10 có thể đánh chìm tuần dương hạm cỡ 10.000 tấn.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=990403#ixzz3FzAQ7dKj
doc tin tuc www.xaluan.com
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Cơ chế “bắt chết” máy bay tàng hình Mỹ của radar TQ]

(Vũ khí) - Chuyên gia quân sự Mỹ đang lo lắng về khả năng phát hiện chiến đấu cơ tàng hình của các loại radar TQ. Vậy cơ chế của nó như thế nào?


Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ trang web của Đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” cho biết, giới truyền thông Trung Quốc đã đề cập đến radar thụ động DWL-002 trong một bài viết về thành tựu của ngành điện tử vô tuyến điện nước này đã đạt được trong thời gian qua.
Có thể nhận thấy, các chuyên gia đã sớm biết được sự tồn tại của ra đa này nhưng đến bây giờ các phương tiện truyền thông mới “phanh phui” ra. Theo suy luận về kinh nghiệm trước đây của Trung Quốc thì loại ra đa này đã được bố trí rộng rãi trong các đơn vị quân đội.
Chuyên gia Kashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ của Nga cho biết, cả Trung Quốc và Nga đều tập trung đối phó với sự đe dọa từ các mục tiêu tàng hình theo hai hướng chính.
Radar chủ động sóng mét, tần số rất cao
Đầu tiên là công nghệ tàng hình dễ dàng bị các loại radar chủ động thông dụng bước sóng mét (10m - 1m), tần số rất cao (VHF, từ 30-300 MHz) phát hiện ra. Trong bảng phân bổ tần số vô tuyến, tuy chúng được xếp vào dạng tần số rất cao nhưng so với các radar kiểu phương Tây sử dụng tần số siêu cao (SHF, từ 3-30GHZ) thì tần số này lại thấp hơn nhiều.
Radar thụ động DWL-002 của Trung Quốc​
Theo một số chuyên gia chỉ ra, hầu như các radar bước sóng mét, sản xuất từ trong chiến tranh thế giới thứ hai đều có khả năng phát hiện vật thể bay tàng hình nhưng chỉ đối với những vật thể có diện tích lớn, đồng thời độ chính xác của chúng không cao, các nước phương Tây về cơ bản đã ngừng cải tiến, nâng cấp hệ thống radar kiểu này.
Nhưng Nga và Trung Quốc lại chưa bao giờ ngừng nghiên cứu các radar loại này. Mối đe dọa từ máy bay tàng hình đã tạo ra động lực mới cho việc nghiên cứu các radar tần số thấp. Trải qua gần 20 năm trở lại đây, 2 nước này đã cho ra đời những mẫu radar mới.
Đồng thời, do những tiến bộ trong ngành điện tử và công nghệ thông tin, các nhà khoa học đã khắc phục được những khuyết điểm mà trước đây được coi là khó khăn của loại radar này.
Các radar dải sóng mét hiện đại khi xử lý tín hiệu đều sử dụng các thuật toán hiện đại. Chúng có tính cơ động rất cao, tuy nhiên chúng vẫn thuộc loại các hệ thống trang bị vô cùng đắt đỏ và phức tạp.
Radar chủ động sóng mét JY-27A của Trung Quốc​
Radar sóng mét JY-27A và loại radar thụ động DWL-002 của Trung Quốc được đề cập trong bài viết này đều có khả năng phát hiện các máy bay tàng hình. Cách đây vài tháng, người ta đã ghi nhận được sự tồn tại của các hệ thống radar này.
Radar thụ động
Cách thứ hai nhằm đối phó với các vật thể bay tàng hình là sử dụng các trạm radar thụ động. Nó không tự phát ra các tia bức xạ điện từ chỉ mà tiến hành đo đạc và định vị các nguồn bức xạ do vật thể bay phát ra (tức là nguồn bức xạ của chính mục tiêu).
Các máy bay chiến đấu hiện đại đều có hệ thống thao tác và trao đổi tín hiệu phức tạp, có radar riêng của mình, bởi vì thông thường chính bản thân nó là một nguồn bức xạ, do radar trên máy bay phát ra để phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển cần phải tiêu diệt.
Liên Xô và một số nước trong khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt là Đông Đức và Cộng hòa Czech đã từng phát triển ồ ạt loại radar này trong những thập niên 80. Họ cho rằng, một khi châu Âu nổ ra chiến tranh, Mỹ sẽ tìm mọi cách để gây nhiễu các trạm radar đồng thời dùng tên lửa chống bức xạ để tấn công. Các radar thụ động, không phát ra bức xạ điện từ có thể thoát được mối đe dọa đó.
Radar thụ động YLC-20 của Trung Quốc​
Những năm đầu của thế kỷ này, Trung Quốc đã hy vọng mua được radar thụ động “Vera” của Cộng hòa Czech . Thỏa thuận này đã được chính phủ Cộng hòa Czech phê chuẩn, nhưng thương vụ năm 2004 đã bị phá sản chỉ sau một cú điện thoại của Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Colin Powell cho Ngoại trưởng Cộng hòa Czech Svoboda.
Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, Trung Quốc cũng đã tiếp cận được một phần tài liệu kỹ thuật của radar “Vera”.
Cuối cùng, người Trung Quốc đã mua được mẫu radar thụ động “Kolchuga” của Ukraine và có thể đã nhận được tài liệu thiết kế của loại radar này. Bắc Kinh đã có thêm những tư liệu mới quý báu để nghiên cứu, phát triển các loại radar tương tự. Kết quả là radar thụ động YLC-20 và phiên bản nâng cấp thế hệ kế tiếp là DWL-002 đã ra đời.
Vẫn không thể bắt chết hoàn toàn máy bay tàng hình
Liệu radar thụ động và radar sóng mét có thể loại bỏ mối đe dọa từ máy bay tàng hình hay không? Câu trả lời sẽ là không hoàn toàn, mặc dù các loại radar này có thể đối phó được máy bay tàng hình bởi vì nó có khả năng biến một “vũ khí thần kỳ” trở thành một “sự uy hiếp nho nhỏ”.
Radar thụ động “Vera” của Cộng hòa Czech (trái) và radar thụ động “Kolchuga” của Ukraine​
Sử dụng rộng rãi loại radar này có thể làm suy yếu rất nhiều khả năng tấn công đường không của các nước phương Tây. Nhưng chỉ cần xây dựng kế hoạch và vận hành chặt chẽ thì các máy bay tấn công có người lái và và không người lái tàng hình vẫn có hiệu quả rất cao.
Trung Quốc đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ chống tàng hình một phần là nhờ Mỹ, vốn đã gây áp lực lớn lên quân đội nước này sau khi các máy bay tàng hình B-2 của Mỹ ném bom sứ quán Trung Quốc tại Belgrade, trong chiến dịch không kích Liên bang Nam Tư của không quân NATO năm 1999.
Sau đó, Washington đã triển khai bổ sung các máy bay ném bom B-2 và máy bay chiến đấu F-22 tới căn cứ hải quân ở Guam, gây ra sự uy hiếp chiến lược rất lớn đối với Bắc Kinh, là động lực chính buộc Trung Quốc phải tìm mọi cách đối phó với mối đe dọa này.
Quyết tâm của Trung Quốc càng được củng cố sau khi Mỹ thành công trong việc ngăn chặn hãng chế tạo radar “Vera” của Cộng hòa Czech bán 10 thiết bị định vị vô tuyến thụ động cho Bắc Kinh vào năm 2004.
Bảo Tuệ
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Điểm yếu của radar tần số cao là phát ra sóng radar đúng như tên gọi (VHF) nên cực dễ làm mồi cho SEAD missile như HARM, Krypton (Kh-31P). Tuy nó track target chính xác hơn so với sử dụng cảm biến thụ động (passive sensor) như Vera, DWL-002, Kolchuga nhưng bù lại passive sensor lại có khả năng kháng lại tên lửa anti radar
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga bán cho TQ trực thăng vận tải số 1 thế giới

(Vũ khí) - Với tải trọng cất cánh tới 56 tấn, khả năng vận chuyển 25 tấn, Mi-26 Halo xứng đáng được xếp hạng máy bay trực thăng vận tải số 1 thế giới.


Theo trang mạng “thông tin tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga” ngày 8-10 cho biết, Nga sẽ bàn giao cho Trung Quốc chiếc trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26TS thứ 4 vào năm 2015. Trước đó, Moscow đã bàn giao cho Bắc Kinh 3 chiếc trực thăng loại này.
Được biết, hai chiếc Mi-26 bàn giao trước do Công ty Hàng không trực thăng Thanh Đảo sử dụng, một chiếc khác do Công ty Hàng không chuyên nghiệp Phi Long Trung Quốc quản lý, còn chiếc thứ 4 này sẽ cấp cho ngành lâm nghiệp Sơn Đông sử dụng.
Nguồn tin cho biết, sau này Nga có thể ký kết những hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng Mi-26 mới mà khách hàng không chỉ có Trung Quốc. Trong thời gian gần đây Moscow thường xuyên “chào hàng” và biểu diễn Mi-26 với các khách hàng nước ngoài.
Theo nguồn tin tiết lộ, trực thăng Mi-26T mà Nga bán cho các hãng hàng không dân dụng được trang bị 4 radar khí tượng, thiết bị hiển thị tinh thể lỏng. 
Trực thăng vận tải Mi-26 Halo được các trực thăng vũ trang hộ tống​
Đây cũng là trực thăng Mi-26TS phiên bản dân dụng mà Nga bán cho Trung Quốc, nó cũng không khác biệt mấy so với trực thăng Mi-26 mà công ty hàng không dân dụng Nga cung cấp và đã tiến hành bay thử ở Trung Quốc.   
Một quan chức phụ trách mảng kinh doanh của tập đoàn Russian Helicopters cho biết Mi-26TS là loại máy bay trực thăng “độc nhất vô nhị” trên thế giới, đã được sử dụng rộng rãi và đánh giá cao ở Trung Quốc.
Vời năng lực vận tải siêu khủng của mình, Mi-26 không chỉ đáp ứng yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ vận tải hàng hóa phức tạp, cồng kềnh mà còn được sử dụng trong cứu hộ thiên tai và cứu hỏa.
Trước đó, loại máy bay này đã chứng minh hiệu quả trong chiến dịch cứu hộ động đất ở Vấn Xuyên năm 2008 và trận động đất Nhã An năm 2013 đều thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Trực thăng Mi-26 có thể chuyên chở được các món hàng siêu nặng và cồng kềnh​
Trực thăng Mi-26 (NATO định danh là Halo) do công ty Rostvertol thuộc tập đoàn Russian Helicopters sản xuất. Mi-26 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1977, chính thức biên chế trong quân đội Liên Xô (nay là Nga) năm 1983. Hiện nó vẫn được nhiều nước ưa chuộng và sử dụng rộng rãi cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự.
Mi-26 có chiều cao 8.15m, chiều dài 33.73m, trọng lượng không tải 28.2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 56 tấn. Nó có phạm vi tác chiến tối đa 1.952km, bán kính tác chiến lên đến 800km và có thể bay đạt độ cao tối đa hơn 4.600m.
2 động cơ D-136, công suất 11.400 mã lực/chiếc và 8 cánh quạt giúp Mi-26 đạt tới tốc độ tuần tra 255km/h, vận tốc tối đa 295km/h, vượt trên cả loại trực thăng vũ trang được coi là một trong những máy bay trực thăng chiến đấu đa nhiệm tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay của Mỹ là AH-64 Apache, với vận tốc tối đa 284km/h.
Với khả năng vận tải "khủng" của mình, Mi-26 được xếp hạng là máy bay trực thăng vận tải số 1 thế giới​
Trọng lượng cất cánh lớn nhất máy bay là 56 tấn, có khoang hàng hóa 20 tấn bên trong thân và cẩu treo 5 tấn, hoặc cũng có thể treo 20 tấn hàng ở bên ngoài, hành trình khi mang 20 tấn mà không có thùng nhiên liệu kèm theo là 560km, khi mang theo 4 thùng nhiên liệu hành trình chuyển trường sẽ là 1920km.
Hiện nay, phiên bản quân sự của loại máy bay này được sử dụng nhiều nhất trong biên chế không quân của Nga, Ấn Độ và Ukraine. Với tải trọng cất cánh lên tới 56 tấn, Mi-26 có thể vận chuyển lên đến 160 binh sĩ trang bị đầy đủ hoặc 20 tấn hàng hóa trong khoang và 5 tấn cẩu treo bên ngoài.
Được thiết kế với khoang chở hàng rộng và chiếm phần lớn diện tích máy bay, Mil Mi-26 có thể mang theo những món hàng siêu nặng trong khoang như xe cứu hỏa, xe bọc thép hay xe tăng, cẩu bên ngoài cả các loại container, pháo, máy bay cánh cố định và trực thăng quân sự hạng nặng khác.
Với năng lực vận tải đạt được, Mi-26 xứng đáng là trực thăng số 1 thế giới hiện nay, vượt xa cả máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Boeing CH-47 Chinook và Sikorsky CH-53E Super Stallion của Mỹ. Thậm chí nó còn dễ dàng vận chuyển được cả 1 chiếc Chinook bằng cáp treo bên ngoài.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nhận diện các “quái vật biển” 2-3 thân của Trung Quốc

(Bình luận quân sự) - Hiện nay, ngoài tàu cao tốc tên lửa quen thuộc Type 022, TQ còn 1 lớp tàu 2 thân và 1 lớp tàu 3 thân tính năng hết sức bí ẩn.


Ngày 27-9 vừa qua, máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion của Nhật Bản đã phát hiện 1 chiếc tàu quan trắc biển 2 thân rất tiên tiến của Trung Quốc lặng lẽ xâm nhập Senkaku, lộ diện 1 lớp tàu 2 thân thế hệ mới, thể hiện trình độ thiết kế chế tạo tàu thuyền của Trung Quốc đã tiến lên ngang tầm các cường quốc trên thế giới.
Theo thông tin từ Cục phụ tá giám sát Nhật Bản, chiếc tàu quan trắc biển 2 thân, không rõ lớp tàu của hải quân Trung Quốc đã bị máy bay P-3C của Cụm không quân số 1 - lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản - phát hiện khi nó đang hành trình theo hướng đông, tại khu vực biển cách đảo Okinawa 260km về phía tây.
Theo thông tin trên các trang mạng Trung Quốc, đây là chiếc tàu quan trắc biển 2 thân mang số hiệu Đông Trắc 232, là chiếc thứ 3 trong loạt tàu quan trắc biển, do Viện thiết kế 708 thuộc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc thiết kế cho lực lượng hải quân và được đóng tại 1 nhà máy đóng tàu bí mật ở phía nam nước này.
Tuy nhiên, theo thông tin trên một số bức ảnh về các chiến hạm 2 thân này, người ta thấy có những ký hiệu HPS, thể hiện nó được đóng ở Nhà máy của Công ty chế tạo tàu thuyền Hoàng Phố (đặt tại thành Quảng Châu - Thủ phủ của tỉnh Quảng Đông), thuộc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc.
Trung Quốc đã ồ ạt đóng mới tàu quan trắc biển thiết kế 2 thân​
Đây là lớp tàu quan trắc biển hiện đại, được chế tạo theo công nghệ hết sức tiên tiến, mới hoàn thành được 3 chiếc là Nam Trắc 430, Nam Trắc 429 và Đông Trắc 232, chiếc thứ 4 đang chuẩn bị hạ thủy, chưa rõ số hiệu. Chiếc thứ 3 - tức Đông Trắc 232 - chính là con tàu vừa xâm nhập vào khu vực biển Nhật Bản.
Theo thông tin từ các trang mạng Trung Quốc, các tàu quan trắc biển này được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc đáy biển như vẽ bản đồ địa hình đáy biển, nghiên cứu các dòng hải lưu, các tiếng động và âm thanh dưới đáy biển cùng một số các số liệu thủy văn khác, phục vụ cho hoạt động của các tàu mặt nước và đặc biệt là tàu ngầm.
Theo yêu cầu nhiệm vụ, lớp tàu này có cùng tính chất như các tàu quan trắc biển lớp T-AGOS của Mỹ và các tàu đo đạc âm hưởng lớp AOS của Nhật Bản. Về mặt ngoại hình, các tàu quan trắc biển của Trung Quốc cũng có thiết kế tương tự các loại tàu của Mỹ và Nhật Bản.
Hiện nay, Nhật Bản có 2 tàu đo đạc âm hưởng, được phỏng chế từ lớp tàu quan trắc biển T-AGOS của Mỹ. Chúng có lượng giãn nước từ 2800 - 3000 tấn, thiết kế kiểu 2 thân (Catamaran), chiều dài 70m, rộng 30m, hình dạng bên ngoài hoàn toàn khác biệt với các loại chiến hạm hải quân khác.
Hình ảnh cho thấy, các tàu 2 thân đang được đóng tại Nhà máy đóng tàu Hoàng Phố​
Con tàu được thiết kế chiều ngang rất rộng, ngoài mục đích mang theo và triển khai được nhiều thiết bị, nó còn giúp cân bằng tàu khi tiến hành đo đạc bằng sonar. Tàu chỉ cần mang theo 40 thủy thủ và nhân viên, trong đó có 5 nhân viên người Mỹ chuyên phụ trách xử lý các thiết bị nghe, nhìn và đo đạc.
Đích thân chuyên gia quân sự Trung Quốc Hứa Quang Dụ đã từng cho biết, tàu đo đạc âm hưởng của Nhật và tàu quan trắc biển của Mỹ còn được coi là tàu gián điệp, thời bình nó làm nhiệm vụ trinh sát, thu thập số liệu phục vụ cho thời chiến.
Nhiệm vụ chủ yếu của nó là đo đạc âm thanh, tiếng động, đặc biệt là khả năng phát hiện, theo dõi, định hướng, đo đạc cự li và nhận dạng âm thanh của chân vịt và độ rung chấn của động cơ tàu ngầm.
Ngoài ra, nó còn có khả năng phát hiện và đo đạc âm thanh tự nhiên dưới đáy đại dương bao gồm: các ngọn thủy triều, hải lưu và những rung chấn địa chất rất nhỏ. Tất cả những điều này được gọi là “âm thanh nền của đại dương”.
Tàu quan trắc biển Đông Trắc 232 đã xâm nhập Senkaku hôm 17-9​
Nhận thức được những âm thanh này có vai trò vô cùng quan trọng vì giao thoa của tiếng động tàu ngầm và âm hưởng của đại dương rất khó phân biệt, cần một phương tiện chuyên dụng để xác định nó.
Sau khi phát hiện được những số liệu thô, các số liệu này lập tức được chuyển về trung tâm số liệu qua vệ tinh để tiến hành phân loại, xác định và ghi nhận rồi nhập vào cơ sở dữ liệu. Điều này sẽ giúp lực lượng hải quân có được một kho số liệu mẫu khổng lồ về âm thanh dưới đáy đại dương.
Loại tàu này có thể chứa đựng rất nhiều dữ liệu về các loại tàu ngầm đối phương và số liệu về tiếng động của cùng 1 loại tàu ngầm nhưng hoạt động ở các khu vực biển khác nhau, hình thành một kho dữ liệu đối chiếu đa chiều.
Cơ sở dữ liệu sẽ được lập trình trong phần mềm, một khi phát hiện được tiếng động lạ, nó lập tức so sánh, đối chiếu và nhận biết ra đó là loại tàu ngầm nào, của quốc gia nào. Vì thế. chúng được Nhật - Mỹ mệnh danh là “cái chết bất ngờ trên mặt nước” đối với các loại tàu ngầm Trung Quốc.
Tàu quan trắc biển USNS Impeccable (T-AGOS-23) của Mỹ (trên) và Tàu đo đạc âm hưởng JDS Hibiki (AOS-5201) của Nhật​
Hiện nay, trên các trang mạng Trung Quốc không hề có thông tin về tham số kỹ thuật và tính năng của các con tàu này. Việc nhận định chúng có cùng tính năng với lớp tàu của Nhật và Mỹ cũng chỉ là phỏng đoán chứ chưa có gì chắc chắn. Tuy nhiên, với truyền thống “mô phỏng” trang bị siêu hạng của mình, việc Trung Quốc chế ra một loại tàu tương tự là điều hoàn toàn có thể.
Trung Quốc đang mò mẫm chế tạo tàu tác chiến 3 thân
Ngoài tàu 2 thân ra, Trung Quốc còn có 1 loại tàu 3 thân đang phát triển trên 2 mô hình thử nghiệm tàu là “Bắc Cứu 143” và “Đông Cứu 335”. Tàu Bắc Cứu 143 lộ diện 2 lần vào tháng 11-2011 và 12-2012, còn chiếc thứ 2 là “Đông Cứu 335” lần đầu tiên xuất hiện trên các diễn đàn mạng của Trung Quốc là vào tháng 9-2012.
Xu hướng phát triển của hải quân thế giới hiện nay, các tàu 3 thân đều thuộc dạng tàu tác chiến tàng hình. Cụ thể như Mỹ có tàu 3 thân LCS-2 “Independence” (Độc Lập) là tàu tác chiến ven bờ, hải quân Indonexia cũng vừa đặt hàng công ty Ludin đóng mới 4 tàu 3 thân Trimaran X3K làm tàu cao tốc tên lửa, Anh cũng có tàu hộ vệ tên lửa tàng hình “Triton” là tàu 3 thân…
Xét về mặt kỹ thuật, công nghệ đóng tàu 3 thân thuộc dạng hiện đại nhất trên thế giới, từ thời gian thiết kế đến khi chính thức đưa vào phục vụ phải mất hàng chục năm. Ví dụ như quá trình Pháp nghiên cứu, chế tạo tàu hộ vệ tên lửa tàng hình 3 thân “Triton” để thay thế loại đã già cũ là các tàu hộ vệ kiểu 22/23. Thời gian bắt đầu triển khai vào năm 1998 nhưng đến năm 2013 mới chính thức đưa vào phục vụ.
Tàu 3 thân “Bắc Cứu 143” và “Đông Cứu 335” có thiết kế rất thô​
Tàu 3 thân có rất nhiều ưu điểm so với tàu một và 2 thân. Nó có sức cản nước nhỏ nên tốc độ rất cao, tính ổn định hướng sức chống chịu sóng gió cũng tốt hơn so với tàu cao tốc 2 thân, hơn nữa kết cấu dạng này còn có tính tàng hình chống radar nhất định, hệ thống động lực phản thủy lực là loại hệ thống động lực tiên tiến nhất, phức tạp nhất.
Theo quy định của hải quân Trung Quốc, các tàu bảo đảm, phục vụ của hải quân không đặt theo tên địa danh trong nước mà được đặt tên theo chức năng, nhiệm vụ. Quy định tên của các loại tàu này là 2 chữ và 1-3 số, chữ cái đầu tiên là chỉ tên hạm đội, chữ cái thứ 2 là viết tắt của chủng loại tàu.
Vì vậy, tên các tàu này bao giờ cũng bắt đầu bằng chữ Nam, chữ Đông và chữ Bắc (chữ đầu tiên của tên 3 hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải), sau đó là 1 chữ và 1 vài số nữa. Theo quy định đặt tên tàu của hải quân Trung Quốc, các tàu có chữ thứ 2 là “Cứu” thuộc loại tàu cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Theo cách đặt tên này, cả 2 tàu 3 thân mới phát triển của Trung Quốc đều thuộc loại tàu cứu hộ, cứu nạn trên biển, “Bắc Cứu 143” thuộc hạm đội Bắc Hải và “Đông Cứu 335” thuộc Hạm đội Đông Hải. Tuy nhiên, thiết kế của những con tàu này không phù hợp với nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ trên biển.
Hình ảnh thiết kế 3 thân sau và hệ thống động lực phản thủy lực của tàu​
Các tàu cứu hộ thường thiết kế boong trước và sau đều rộng để chứa máy bay cứu hộ và lắp đặt rất nhiều thiết bị như: cần trục vớt, tàu lặn cứu sinh tàu ngầm, xuống cứu hộ, hệ thống dự trữ nước và lương thực. Mặt boong trước của tàu 3 thân rất hẹp, khó có thể triển khai được các hệ thống thiết bị cứu hộ, còn boong sau đã mất phần lớn cho sàn đỗ trực thăng. Như vậy các tàu 3 thân này liệu có sử dụng được vào mục đích cứu hộ hay không?
Với những vấn đề trên, thật khó để cho người ta tin Trung Quốc phát triển tàu 3 thân với mục đích cứu hộ. Không ai lại lãng phí một con tàu được đóng với công nghệ tiến tiến, có khả năng tàng hình và vận tốc lớn với giá thành đắt hơn hàng chục lần so với các tàu khác làm tàu cứu hộ, trong khi vẫn đang phải nỗ lực hiện đại hóa lực lượng tàu tác chiến.
Các chuyên gia quân sự đã dễ dàng tìm ra điểm mấu chốt của vấn đề này. Hiện Trung Quốc đang mò mẫm tự phát triển công nghệ đóng tàu 3 thân, với những hạn chế về công nghệ chế tạo động cơ, nguyên liệu chế tạo vỏ tàu, công nghệ thiết kế (hình dáng con tàu trông rất thô), họ vẫn đưa ra một mô hình thiết kế nhưng chưa hoàn thiện.
Mô hình thiết kế tàu tác chiến 3 thân mới nhất của Trung Quốc với hệ thống phóng tên lửa chống hạm lắp đặt phía sau​
Hiện nay, một số lượng lớn các tàu trục vớt cứu hộ của Trung Quốc đã ngừng phục vụ do đã hết thời hạn sử dụng, một số khác chuyển mục đích sử dụng khác như: tàu Nam Cứu 503 chuyển mục đích sử dụng thành tàu Ngư Chính 311 (sau chuyển thành Hải Cảnh 3411), Bắc Cứu 121 đổi thành tàu trục vớt, cứu sinh viễn dương 861 “Trường Hưng Đảo”, Đông Cứu 302 đổi thành tàu trục vớt, cứu sinh viễn dương 862 “Sùng Minh Đảo”...
Vì vậy, hải quân Trung Quốc tạm thời biên chế các con tàu này vào lực lượng tàu cứu hộ, đồng thời chỉnh sửa thiết kế con tàu, từng bước phỏng chế và nâng cấp hệ thống động lực phản thủy lực 2xKaMeWa SII mua của hãng Rolls-Royce (lắp trên tàu cao tốc tên lửa Type 022) lên mức công suất cao hơn, đẩy nhanh công nghệ chế tạo vỏ tàu bằng sợ Carbon và Composite.
Đến tháng 8 năm 2013, nhận định này đã được chứng minh khi Trung Quốc đã cho ra mắt một mẫu thiết kế tàu tác chiến 3 thân, lắp đặt tên lửa chống hạm. Có thể nhận định là trong vòng 5 năm nữa, nhất định Trung Quốc sẽ cho ra đời 1 lớp tàu tác chiến 3 thân, được chế tạo trên cơ sở những nguyên mẫu thô sơ của “Bắc Cứu 143” và “Đông Cứu 335”.
Tuy nhiều người vẫn chê bai là Trung Quốc không thể tự thiết kế chế tạo được một loại trang bị, vũ khí nào đúng nghĩa của họ những phải thừa nhận rằng Trung Quốc đang tiến những bước rất dài trên con đường “đi tắt, đón đầu” trở thành một cường quốc khoa học công nghệ nói chung và công nghệ quân sự nói riêng.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc cần 1.200 chiến đấu cơ J-10B để đối phó với đồng minh của Mỹ

ANTĐ - "Trung Quốc cần khoảng 1.200 chiến đấu cơ thế hệ 4 để đủ khả năng đối đầu với không quân của Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan", tạp chí quân sự Russian Military Analysis của Nga đăng tải thông tin.

Bài viết liên quan



Mặc dù, Đài Loan vẫn đang giữ mối quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc, tuy nhiên chính quyền Đài Loan dưới thời của lãnh đạo Ma Ying-jeou chưa hề từ bỏ ý định mua các chiến đấu cơ hiện đại từ Mỹ như F-16C/D và thậm chí máy bay tàng hình F-35. Nhật và Hàn Quốc, 2 nước đồng minh lớn khác của Mỹ, cũng đang nâng cấp không quân bằng cách mua các thiết bị quân sự và máy báy từ Mỹ.




Chiến đấu cơ J-10B của Trung Quốc

Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình phát triển các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 như J-20 và J-31, tuy nhiên, Bắc Kinh chưa thể tự thiết kế và sản xuất các động cơ dùng cho máy bay. Chính vì vậy, quân đội Trung Quốc vẫn tạm thời phải dựa vào các chiến đấu cơ J-10 và J-10B để đối phó với không quân của Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật trong trường hợp xảy ra xung đột.
J-10 được thiết kế để đối đầu với các phi cơ chiến đấu như Rafale của Pháp, Eurofighter Typhoon, hay MiG-29K của Nga. Sử dụng động cơ Al-31 do Nga sản xuất, sức đẩy phản lực của J-10 mạnh hơn F-16C và Typhoon, tuy nhiên, bán kính chiến đấu của J-10 chỉ là 800 km, một điểm yếu đáng kể so với những loại máy bay của Mỹ hay châu Âu.

J-10B, phiên bản chiến đấu cơ nâng cấp J-10, sẽ được trang bị hệ thống rada điện chủ động bởi tập đoàn Chengdu Aircraft Industry, nhằm mở rộng phạm vi chiến đấu và dò tìm mục tiêu.


Theo tạp chí Russian Military Analysis, Trung Quốc đã quyết định sản xuất ít nhất 1.200 chiếc J-10 với hệ thống rada tự động trong vòng 10 năm tới. Nếu được chiến đấu với sự hỗ trợ từ các máy bay liên lạc như KJ-2000 hay ZDK-03, J-10B sẽ là một mối đe doạ tiềm tàng với những quốc gia sử dụng máy bay chiến đấu của Mỹ ở vùng Viễn Đông.
 

fci69

Xe máy
Biển số
OF-331143
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
90
Động cơ
283,110 Mã lực
khí tài công bố là một chuyện, khí tài thực sự lại là chuyện khác... với cả ăn nhau ở khâu sử dụng khí tài nữa :D... chiến là biết liền
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Báo Trung Quốc: J-10 “ăn đứt” F-16 Mỹ, Typhoon châu Âu

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, tính năng bay của J-10 tốt hơn so với F-16 Mỹ, mạnh hơn tiêm kích Typhoon châu Âu.


Truyền thông Trung Quốc cho biết, trước sức ép quân sự của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ, Trung Quốc đang đẩy nhanh việc phát triển máy bay thế hệ 5 (J-20 và J-31), tiếp tục cải tiến và mua máy bay chiến đấu hiện đại của Nga (Su-35) và nhất là tập trung vào việc phát triển, sản xuất tiêm kích J-10 - loại vũ khí chủ yếu để ngăn chặn ý đồ xâm phạm lãnh thổ.
Tiêm kích đa năng hạng nhẹ J-10.

Công ty công nghiệp máy bay Thành Đô (Trung Quốc) dự định sản xuất gần 1.000 máy bay chiến đấu J-10 sử dụng radar mạng pha chủ động kiểu mới. Mặc dù con số có vẻ khó tin, nhưng căn cứ vào khả năng sản xuất, báo chí Trung Quốc cho rằng, 800-900 máy bay là có thể.
Vậy J-10 có gì đặc biệt khiến Không quân Trung Quốc muốn có nhiều J-10?

Năm 1990, máy bay J-10 được nghiên cứu để đối phó với máy bay chiến đấu hiện đại như Rafale, Typhoon, Gripen và MiG-29K.
Vì vậy, khi chế tạo J-10, nhà sản xuất Thành Đô đã cố gắng trang bị những công nghệ tốt nhất, thân máy bay được làm bằng sợi carbon hợp kim nhôm.
J-10 được trang bị động cơ phản lực AL-31F do Nga chế tạo, với việc sử dụng động cơ giúp tỷ lệ lực đẩy có thể đạt 1.0. Nếu trong tương lai máy bay này sử dụng động cơ WS-10 (lực đẩy 132kN) của Trung Quốc hoặc AL-41F thì chỉ số này sẽ được nâng cao lên đến 1.08-1.2.
"Nhưng ngay cả bây giờ, tính năng công nghệ bay của J-10 sử dụng động cơ Su-27 cũng tốt hơn so với F-16C, thậm chí là mạnh hơn so với Typhoon", Thời báo Hoàn Cầu viết.
Trung Quốc tự tin J-10 có nhiều ưu điểm vượt trội so với tiêm kích Mỹ, châu Âu.

Một điều thú vị nữa là mặt cắt ngang của máy bay nhỏ làm cho tốc độ tối đa của nó có thể đạt 2.340km/giờ, gần bằng tốc độ của máy bay chiến đấu Mirage-2000-5, tải trọng chiến đấu tối đa là 7.300kg, trần bay thực tế là 18km.
Radar của máy bay có thể phát hiện mục tiêu (cỡ tiêm kích) trên không ở khoảng cách 80km, có thể theo dõi 20 mục tiêu cùng lúc, sử dụng tên lửa PL-12, R-73 để tấn công 4 mục tiêu trên không hoặc sử dụng tên lửa PL-8, PL-10, PL-11 hoặc R-27 để tấn công một mục tiêu trong đó. Đồng thời radar còn có thể kiểm soát các tên lửa đất đối không.
Cho nên, hiện nay máy bay J-10 có thể được đưa vào danh sách máy bay chiến đấu thế hệ 4+, nhưng Trung Quốc không muốn tụt hậu so với Nhật Bản và Hàn Quốc, vì vậy mà nước này cũng bắt đầu nghiên cứu máy bay chiến đấu J-20 và J-31, hơn nữa cũng bắt đầu thực hiện “kế hoạch B”.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Vệ tinh của Trung Quốc có khả năng thực hiện nhiệm vụ quân sự?

ANTĐ - Vệ tinh viễn thám Yaogan-21 và vệ tinh thực nghiệm Tiantuo-2 được Trung Quốc phóng lên quỹ đạo từ hôm 8-9 có thể thực hiện cả những nhiệm vụ quân sự, nhà nghiên cứu quân sự Andrew Tate viết trên tạp chí quốc phòng nổi tiếng Jane's Defence Weekly.

Bài viết liên quan



Trong khi Tân hoa xã cho biết các vệ tinh viễn thám của Trung Quốc sẽ được sử dụng với mục đích thí nghiệm khoa học, thám hiểm các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay dự đoán thảm hoạ, thì nhiều chuyên gia tin rằng các vệ tinh thuộc dòng Yaogan còn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ bí mật và thực chất là hoạt động trinh thám từ vũ trụ.
Trung Quốc đã phóng vệ tinh Yaogan-20 vào 2 tháng trước từ trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền. Những nguồn tin từ Trung Quốc cho biết vệ tinh này có thể bao gồm 3 tên lửa đẩy.


Các chuyên gia cho rằng vệ tinh viễn thám của Trung Quốc sẽ thực hiện
cả các nhiệm vụ quân sự

Các chuyên gia cho biết tổng cộng 3 vệ tinh của Trung Quốc đã được phóng lên không gian để làm nhiệm vụ quan sát đại dương. Đây đều là những loại vệ tinh được trang bị một loạt các cảm biến, thiết bị ghi hình có độ phân giải cao và rada hình ảnh tối tân.
Vệ tinh đầu tiên của dòng Yaogan có tên Yaogan-1 đã được phóng lên quỹ đạo vào tháng 4-2006 và đây cũng được cho là vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc sử dụng rada hình ảnh.
Yaogan-9 được phóng tiếp vào tháng 3-2010, và là vệ tinh có hình dạng 3 khúc đầu tiên được triển khai của Trung Quốc. Tiếp theo sau đó là Yaogan-16 được phóng vào năm 2011. Sau khi phóng tiếp Yaogan-17 vào năm 2013, Yaogan-20 đã được đưa lên không gian vào 2 tháng trước và được cho là sẽ thay thế Yaogan-9 làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ các tàu chiến và máy bay chiến đấu, cùng xác định vị trí chính xác thông qua phép kiểm tra chéo. Ngoài ra, với việc được trang bị tới 4 máy quay, vệ tinh Tiantuo-2 cũng có khả năng giám sát các vật thể di chuyển trên một phạm vi rộng lớn.
Như vậy, dựa vào việc quan sát từ ngoài không gian, vệ tinh Yaogan hay Tiantuo hoàn toàn có thể làm nhiệm vụ dẫn đường cho các tên lửa của Trung Quốc.
Từ lâu Mỹ đã để ý đến việc Trung Quốc phát triển hệ thống vệ tinh tình báo quân sự. Theo trang “Tình báo hàng ngày” của Mỹ, một vài vệ tinh Yaogan đã được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, phía tây bắc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Đây không chỉ là trung tâm nghiên cứu và phóng vệ tinh vũ trụ của Trung Quốc mà còn là địa điểm thử nghiệm nhiều loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
KQ Trung Quốc sắp biên chế J-10B dùng động cơ nội

(Kiến Thức) - Lô tiêm kích J-10B đang thử nghiệm được cho là trang bị động cơ do Trung Quốc sản xuất – Thái Hành WS-10.


Tạp chí Jane's Defence Weekly mới đây đăng tải hình ảnh được chú thích là lô sản xuất loạt mới của tiêm kích Thành Đô J-10B đang trải qua các cuộc thử nghiệm trên đường băng và bay thử. Phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, các máy bay này sắp đi vào phục vụ.
J-10B là biến thể cải tiến của mẫu tiêm kích đa năng J-10 do Tổng Công ty Công nghiệp máy bay Thành Đô (CAIC) - nhánh con của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) thiết kế, sản xuất.
Tiêm kích J-10B số hiệu 120.

Các hình ảnh được đăng trên trang mạng diễn đàn cdjby hôm 3/10 về các máy bay ở trên đường băng và 2 chiếc ở trên không. Các máy bay đang thử nghiệm trên không mang số hiệu 120 và 122, trong khi những chiếc còn lại gồm: 101, 102, 103, 104, 106, 107, 110, 120, 122 và 201.
Phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, một số chiếc J-10B có thể được trang bị động cơ phản lực nội địa Thái Hành WS-10. Lô sản xuất đầu J-10B được biết tới là trang bị động cơ phản lực AL-31FN M1 - biến thể nâng cấp mạnh hơn mẫu AL-31F trang bị cho tiêm kích J-10A.
J-10B có một số điểm khác biệt so với J-10A gồm: thiết kế lại cửa hút không khí giúp giảm trọng lượng, diện tích phản xạ radar (RCS) mà đặc biệt nhằm đem lại sự ổn định hơn cho máy bay (so với cửa hút không khí trên J-10A); nón chứa radar được làm dài hơn chứa hệ thống radar anten mạng pha chủ động NRIET; cảm biến ngắm mục tiêu quang điện (bao gồm các tổ hợp tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại và lade đo xa) gắn ở ngay phía trước kính chắn gió. Ngoài ra, J-10B được trang bị biện pháp cảnh báo điện tử mới hoặc pod đối phó.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Thủy phi cơ Giao Long-600 tạo kỷ nguyên mới cho HQ Trung Quốc

(Kiến Thức) - Thủy phi cơ Giao Long-600 có thể đặt dấu kết thúc lịch sử Hải quân Trung Quốc không có khả năng trinh sát, tìm kiếm biển xa.


Tờ Zaobao của Singapore cho hay, thuỷ phi cơ Giao Long-600 thế hệ mới mà Trung Quốc tự nghiên cứu đang được lắp ráp tại Châu Hải, Quảng Đông. Dự kiến, cuối năm 2015 sẽ bay thử lần đầu tiên, một khi bay thành công, Giao Long-600 sẽ trở thành thuỷ phi cơ lớn nhất trên thế giới. Máy bay này ngoài việc có thể thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm trên biển, cứu hộ, vận chuyển cấp cứu bệnh nhân ra, còn có thể mang vũ khí tấn công tàu ngầm.
Việc sử dụng của Giao Long-600 tương đối rộng rãi, thông qua một số sửa chữa đơn giản có thể dùng cho mục đích quân sự, thời gian tuần tra dài, có thể mang vũ khí tấn công tàu ngầm. Khi cần thiết, Giao Long-600 có thể trực tiếp hạ cánh trên mặt nước, hoạt động tìm kiếm cứu hộ.
Mô hình thủy phi cơ Giao Long-600 được trưng bày tại một cuộc triển lãm.

Một số tài liệu truyền thông Trung Quốc tiết lộ cho biết, thân của Giao Long-600 dài 39,3m, sải cánh 39m, trọng lượng cất cánh thường 40 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 49 tấn, tải trọng hiệu quả là 12 tấn.
Máy bay Giao Long-600 trang bị động cơ WJ6 sản xuất trong nước, công suất tối đa đạt 5.300 mã lực và trang bị động cơ cánh quạt 6 lưỡi hiện đại. Theo tiêu chí về thông số kỹ thuật, tốc độ bay tối đa của Giao Long-600 đạt 560km/giờ, tầm bay tối đa 5.300km, trần bay 6000m.
Nhìn từ các tiêu chí này có thể thấy, Giao Long-600 chú ý hơn đến việc tìm kiếm và cứu hộ tầm thấp, yêu cầu đối với bay tầm cao tương đối thấp.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, tác chiến chống ngầm đang ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động tuần tra trên biển, giám sát và cứu hộ trên biển, yêu cầu đối với tính năng tổng hợp của máy bay tuần tra chống ngầm cũng ngày càng cao, giống như Nhật Bản không chỉ phát triển máy bay tuần tra chống ngầm, mà còn đồng thời phát triển thuỷ phi cơ US-2 phối hợp. Thuỷ phi cơ mặc dù về khả năng chống ngầm không như máy bay tbình thường, nhưng với khả năng hạ cánh trên nước, đã có được ưu thế nổi bật trong phương diện tìm kiếm cứu hộ trên biển, đặc biệt là tìm kiếm cứu hộ viễn dương.
Thủy phi cơ SH-5 do Trung Quốc tự phát triển, đang hoạt động tại Hạm đội Đông Hải.

Theo chuyên gia quân sự, nếu Giao Long-600 trang bị cho quân đội và cơ quan quản lý hải dương Trung Quốc sẽ nâng cao khả năng tìm kiếm trên biển viễn dương của nước này. Với tầm bay 5.000km, thì bán kính hoạt động của nó trong khoảng từ 1.500-2.000km. Dựa vào tốc độ tuần tra của máy bay là 470km/giờ thì Giao Long-600 xuất phát từ căn cứ ở Thanh Đảo có thể tới bờ biển phía Tây bán đảo Triều Tiên trong thời gian 1 giờ, về phía Nam đến các đảo của Nhật Bản trong thời gian 2 giờ, đến eo biển Miyako khoảng 3 giờ.
Còn nếu xuất phát từ Chu San, có thể vượt qua chuỗi đảo thứ nhất đến Tây Thái Bình Dương về phía Nam đến quần đảo Philippines kết hợp với lực lượng tìm kiếm cứu hộ tại Biển Đông.
Nếu xuất phát từ đảo Hải Nam về phía Đông có thể đến phía trước eo biển Bashi khoảng 3 giờ, hình thành đội hình với lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại Hoa Đông, về phía Nam có thể đến khu vực biển gần quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam) trong thời gian 3 giờ, bao phủ toàn bộ Biển Đông. Như vậy đã có thể bao phủ tất cả khu vực chuỗi đảo thứ nhất và bộ phận khu vực biển ngoài, kết thúc lịch sử Trung Quốc không có khả năng tìm kiếm cứu nạn nhanh tại khu vực biển viễn dương.
Điều quan trọng là trong hoạt động chống ngầm hàng không đầy đủ, 90% thời gian trở lên tập trung vào tìm kiếm và thăm dò, vì vậy có thể duy trì bay tuần tra tại khu vực biển rộng, thậm chí có thể là nền tảng trinh sát và tìm kiếm tàu ngầm đáng tin cậy trên thuỷ phi cơ cạ cánh trên mặt biển. Đặc biệt là thuỷ phi cơ có tính năng bay tầm thấp và tốc độ bay thấp, cộng với thời gian bay trên tương đối dài, trang bị hệ thống sonar, radar tìm kiếm ngầm, thiết bị quan sát tìm kiếm hồng ngoại, thiết bị dò từ và hệ thống hỗ trợ điện tử, cùng với nhiều loại vũ khí tác chiến, có khả năng chống ngầm tầm xa rất mạnh.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ bị Trung Quốc đánh bật khỏi “chuỗi đảo thứ nhất”, lùi về “chuỗi đảo thứ 2”?

ANTĐ - Các học giả Bắc Kinh cho rằng, trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc, Mỹ đã phải bỏ “chuỗi đảo thứ nhất”, rút về cố thủ ở “chuỗi đảo thứ hai”.

Bài viết liên quan



Theo truyền hình Trung ương Trung Quốc, có phân tích cho rằng cùng với chính sách quay lại châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đang đối diện với một cục diện khu vực có những biến đổi lớn, khác hoàn toàn so với thời gian trước đây, đó là hải quân Trung Quốc đã từng bước được trang bị khả năng tác chiến viễn dương.
Điều này có nghĩa là Mỹ-Trung có nhiều cơ hội đối đầu hơn trong vùng biển Thái Bình Dương rộng lớn. Đồng thời chiến lược bao vây Trung Quốc bằng các chuỗi đảo đã dần dần thất bại, đặc biệt là các căn cứ quân sự thuộc chuỗi đảo thứ nhất hiện đã nằm trong tầm phóng của tên lửa Trung Quốc, không còn trong phạm vi an toàn như trước.
Mỹ “ẩn mình” phía sau chuỗi đảo thứ nhất, phòng thủ chuỗi đảo thứ 2
Chuyên gia quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng nghỉ hưu Từ Quang Dụ trong trả lời phỏng vấn cho biết, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng quân sự Trung Quốc, đặc biệt là về khả năng “chống tiếp cận/khu vực cấm”, nhằm bảo vệ lực lượng của mình, Mỹ đã phải bỏ “chuỗi đảo thứ nhất”, rút về cố thủ ở “chuỗi đảo thứ hai”.
Đảo Guam có vị trí của hết sức quan trọng trong chuỗi đảo thứ 2, là căn cứ trọng yếu trong chiến lược tái cân bằng ở châu Á của Mỹ. Chuyên gia quân sự Đài Loan Thi Hiếu Vĩ cho biết, mặc dù rút lui khỏi chuỗi đảo đầu tiên, nhưng Mỹ sẽ không bỏ rơi các căn cứ quân sự của mình ở Nhật Bản.
Ông Từ Quang Dụ cho biết, trước mắt 3 chuỗi đảo mà Mỹ xây dựng nên có 2 đặc điểm chung: Thứ nhất là có khả năng răn đe. Washington lợi dụng các chuỗi đảo này để gây áp lực và cảnh báo Bắc Kinh rằng, ở khu vực này vẫn có sự tồn tại quân sự của Mỹ.


Tàu sân bay Mỹ dẫn đầu hạm đội tàu chiến các nước, trong đó có Trung Quốc tại diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC 2014)
Trên thực tế, sự uy hiếp này mang tính chất tiềm ẩn, bởi trong điều kiện thời bình, các tàu hàng, các tàu chiến của Trung Quốc đều có thể lưu thông qua chuỗi đảo này. Chỉ trong thời chiến, những chuỗi đảo này mới phát huy được tác dụng uy hiếp của mình.
Thứ hai: Tính linh hoạt, biến đổi tùy vào tình huống phát sinh. Hiện nay, tình hình đang biến chuyển theo hướng Mỹ rút khỏi chuỗi đảo thứ nhất, lùi về chuỗi đảo thứ 2, việc này có liên hệ rất lớn với sự thay đổi cán cân quyền lực Trung - Mỹ.
Trong khi lực lượng quân sự của Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh thì ảnh hưởng của Mỹ ngày càng bị thu hẹp lại. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục vươn tầm ảnh hưởng ra khu vực xa hơn sẽ nằm trong tầm ngắm của các tên lửa hành trình Trung Quốc, ví dụ như tên lửa đạn đạo tầm ngắn Đông Phong-15 (DF-15) đã có thể tấn công có hiệu quả đối với chuỗi đảo thứ nhất.
Trong tình huống này, việc Mỹ quay về bảo toàn ở chuỗi đảo thứ 2 là điều hoàn toàn bình thường. Chính vì vậy Washington đã đưa ra chiến lược “Tác chiến không-hải nhất thể”, mưu đồ kết hợp giữa lực lượng Hải quân và Không quân để tấn công các mục tiêu trên biển và mặt đất của Trung Quốc, một khi chiến sự nổ ra.
Nhật Bản là một mắt xích trọng yếu của chuỗi đảo thứ nhất. Quan hệ Mỹ-Nhật là quan hệ đồng minh quân sự lâu đời, trên lãnh thổ của Nhật có hàng trăm căn cứ quân sự Mỹ với khoảng 37.000 quân đồn trú. Những năm qua Washington đã đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc vào việc xây dựng các căn cứ quân sự này. Vậy khi rút lui, liệu họ có bỏ rơi các căn cứ quân sự ở đây hay không?


Bản đồ các cứ điểm của Mỹ trên “chuỗi đảo thứ nhất” và “chuỗi đảo thứ hai”

Chuyên gia quân sự Đài Loan Thi Hiếu Vĩ cho biết, Mỹ sẽ không bỏ rơi các căn cứ quân sự của mình chạy từ Bắc đến Nam của Nhật Bản, từ căn cứ Misawa ở huyện Aomori, căn cứ Yokosuka, Atsugi ở tỉnh Kanagawa, đến căn cứ Sasebo ở Nagasaki và hàng loạt các căn cứ quân sự quan trọng khác, đều là bộ phận cấu thành quan trọng của quân đội nước này đồn trú ở Nhật Bản.
Lực lượng quân đồn trú của Mỹ ở Nhật Bản có nhiệm vụ quan trọng là phòng ngừa sự tấn công của Triều Tiên. Hiện nay, Washington vẫn tiếp tục tăng cường sức mạnh cho các căn cứ quân sự ở đây, triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo cho cả Tokyo và Seoul. Điều đó chứng tỏ rằng, Hoa Kỳ sẽ không bỏ rơi các căn cứ quân sự ở Nhật Bản.
Nếu đưa ra giả thuyết Washington đã mất hoàn toàn tính năng phòng thủ ở chuỗi đảo thứ nhất, việc liên thủ với Tokyo trấn thủ “chuỗi đảo thứ hai” là biện pháp quan trọng để duy trì các hoạt động của các lực lượng quân sự Mỹ ở chiến trường Tây Thái Bình Dương.
Mỹ củng cố đảo Guam trở thành hạt nhân của chuỗi đảo thứ 2
Washington tỏ ra khá lo lắng đối với việc mất dần đi ảnh hưởng của chuỗi đảo thứ nhất. Để thay đổi tình hình, một mặt Mỹ tiến hành điều chỉnh bố trí quân sự ở chuỗi đảo thứ nhất, mặt khác dần đưa lực lượng đồn trú ở chuỗi đảo thứ nhất lùi về sau, ngoài ra đẩy mạnh củng cố đảo Guam thành hạt nhân trong chuỗi đảo thứ 2.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ mở rộng căn cứ Andersen trên đảo Guam để có thể làm căn cứ cho lực lượng không quân của hải quân đánh bộ Mỹ. Theo các số liệu do Nhà Trắng công bố, việc nâng cấp và mở rộng đảo Guam cần 12 tỷ USD. Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ hy vọng có thể xây dựng đảo Guam trở thành “Sở chỉ huy khu vực”, là căn cứ phù hợp để cung cấp bảo đảm hậu cần.


Sơ đồ bố trí các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc
Đảo Guam xuất hiện ngày càng nhiều trong các kế hoạch hành động quân sự của Mỹ, vì sao phải đặc biệt tăng cường xây dựng, hòn đảo này rốt cuộc có giá trị chiến lược quân sự như thế nào?
Từ Quang Dụ cho biết, đảo Guam có vị trí địa lý chiến lược vô cùng quan trọng. Đảo Guam cùng với Alaska, Hawaii đều thuộc lãnh thổ Mỹ, khoảng cách giữa đảo Guam và Hawaii là 6.000km, cách đất liền Mỹ khoảng 8.000km, nhưng chỉ cách các căn cứ quân sự trong chuỗi đảo thứ nhất ở Nhật Bản có 3.000km.
Có thể thấy Guam là hòn đảo trên Thái Bình Dương của Mỹ gần nhất với phần lục địa châu Á, cũng là hòn đảo lớn nhất với diện tích lên tới 500km2, có thể chứa lực lượng cả 4 quân chủng là hải quân, lục quân, không quân và hải quân đánh bộ Mỹ và các trang bị, vũ khí đạn dược nhiên liệu để bảo đảm công tác hậu cần.
Tất cả những điều kiện này khiến cho đảo Guam trở thành một cơ quan chỉ huy tổng hợp hết sức quan trọng của Bộ Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương.
Mỹ có kế hoạch biến đảo Guam thành Sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng là căn cứ chỉ huy khu vực. Sở chỉ huy tiền duyên có vai trò quan trọng trong việc chỉ huy, điều tiết, cơ động lực lượng theo hướng tác chiến quan trọng, đảo Guam hoàn toàn có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu này.
Do có khoảng cách khá gần với lục địa châu Á, các máy bay, tàu chiến của hải quân và không quân Mỹ có thể di chuyển hết sức thuận lợi. Ví dụ máy bay ném bom B-52 khi xuất phát từ đảo Guam sẽ không cần tiếp dầu trên không, có thể bay từ căn cứ tới châu Á thực hiện nhiệm vụ; sau khi tiếp dầu, các chiến đấu cơ như F-35, F-22 có thể đến tác chiến ở châu Á; hàng không mẫu hạm, tàu ngầm hạt nhân có thể cấp bổ sung, bảo trì ở hòn đảo này.


Vị trí trọng yếu của đảo Guam (điểm đỏ) đối với “chuỗi đảo thứ hai”
Một điểm quan trong nữa là Guam cách Đại Lục khoảng hơn 3.000km nên rất ít phương tiện tác chiến của Trung Quốc có thể tấn công tới đây. Chính vì vậy, sau tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, đảo Guam trở thành trung tâm quan trọng phục vụ cho chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Một vấn đề lớn đặt ra với các chuyên gia quân sự Trung Quốc là nếu một Sở chỉ huy như vậy được xây dựng thành công ở đảo Guam, liệu có ảnh hưởng đến an ninh hàng hải ở các khu vực xung quanh Đại Lục và các hoạt động của hải quân Trung Quốc hay không?
Ông Từ Quang Dụ nhận định: Trong thời bình, do mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc hết sức quan trọng nên đối với những vấn đề như đảo Guam, hai bên sẽ thông qua đối thoại và các biện pháp khác để xây dựng một số nguyên tắc, tìm ra các biện pháp tránh hiểu nhầm, phòng ngừa nổ súng.
Trong tình huống căng thẳng cũng cần xem xét tới vấn đề: Một mặt đảo Guam là trung tâm chiến lược quan trọng, biểu thị sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương, nhưng mặt khác đảo Guam là một mục tiêu cố định, chịu sự uy hiếp của hệ thống tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.
Để cân bằng chiến lược của cả hai bên, Bắc Kinh cần có phương tiện có thể tấn công tới đảo Guam, trong tình huống cần tới sự áp chế đối với hòn đảo này. Ví dụ tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21, hoặc các loại tên lửa đạn đạo DF-25, DF-26C có tầm phóng tới đảo Guam mà gần đây Trung Quốc mới chế tạo thành công.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc sẽ bổ sung thêm nhiều chiến hạm Type 052D

ANTĐ - Theo tạp chí quân sự Kanwa Defense Review có trụ sở tại Canada, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang có kế hoạch bổ sung thêm nhiều tàu khu trục Type 052D trong thời gian tới

Bài viết liên quan



Sau khi hoàn thành 6 chiếc Type 052C, xưởng đóng tàu Jiangnan được cho là sẽ tập trung vào việc đóng mới và nâng cấp tàu khu trục Type 052D với một vài điểm cải thiện ở hệ thống rada và động cơ.
Chiếc Type 052D có thể sẽ bỏ đi động cơ DA80 của Ukraine đã từng sử dụng trên 2 chiếc Type 052C đời đầu và thay bằng một tuabin ga QC-280 do Trung Quốc tự nâng cấp, đã từng được sử dụng trên 4 chiếc Type 052C mới sản xuất, nhằm giảm cân nặng và tăng cường sức mạnh. Những động cơ DA80 không thích hợp trên Type 052C do có trọng lượng nặng và tiêu thụ nhiên liệu quá nhiều, đây cũng là lí do Nga và Ấn Độ không sử dụng loại động cơ này cho các tàu chiến cỡ lớn.

Tàu khu trục Type 052D của hải quân Trung Quốc

Type 052D cũng được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm phóng thẳng đứng đầu tiên của hải quân Trung Quốc. Tên lửa được phóng từ Type 052D, với tầm hoạt động khoảng 220 km, có thể bay được với tốc cận thanh ở đoạn giữa và tăng tốc thành siêu thanh khi tới gần mục tiêu.
Trung Quốc hiện đang có 6 chiến hạm Type 052D, bao gồm cả loại đã đi vào hoạt động hoặc đang chạy thử, và 4 chiếc khác đã được đặt hàng hoặc mới được lên kế hoạch.
Mỗi tàu tàu khu trục Type 052D có trọng lượng gần 10.000 tấn. Hiện tại, Trung Quốc chỉ có một tàu chiến khác nặng hơn là tàu đổ bộ Type 071 lớp Yuzhao, có trọng lượng khoảng 20.000 tấn. Hải quân Trung Quốc hiện đã có 3 chiếc tàu loại này và đang có kế hoạch mua thêm 3 chiếc khác để bổ sung cho hạm đội Đông Hải.

Hải quân Trung Quốc tiếp nhận “sát thủ săn thủy lôi” Type 081 mới nhất

ANTĐ - Sáng 10-10, Hải quân Trung Quốc đã chính thức tổ chức nghi lễ biên chế và đặt tên cho chiếc tàu quét thủy lôi Type 081 mới nhất của mình tại một quân cảng của hải quân nước này ở Đại Liên.

Bài viết liên quan



Tàu được đặt tên là “Vũ Thành”, mang số hiệu “846”. Đây là loại tàu quét thủy lôi kiểu mới nhất do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo.
Tàu quét lôi 846 “Vũ Thành” được hạ thủy hồi tháng 9-2013, lượng giãn nước tối đa 1.000 tấn, chiều dài 67,6 mét, chiều rộng 10 mét. Tàu này có một số ưu điểm như, thiết kế hiện đại, hệ thống thông tin hóa cao, tính năng kỹ thuật vượt trội, giá thành chế tạo thấp…

Tàu quét lôi 846 “Vũ Thành” của hải quân Trung Quốc trong lễ biên chế
Sau khi con tàu đi vào hoạt động, nó chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ như tuần tra cảnh giới, hộ tống và bảo vệ các tàu cá, thực hiện rà phá bom lôi, mở các tuyến đường trên biển. Đây chính là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần nâng cao khả năng chống thủy lôi của hải quân Trung Quốc.
Trước đó, ngày 26-1, hải quân Trung Quốc cũng vừa được trang bị một tàu quét lôi kiểu mới mang tên 845 “Thanh Châu”, tàu này có lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn.

Tàu quét lôi kiểu mới mang tên 845 “Thanh Châu” cảu hải quân Trung Quốc
Được biết, hiện nay hải quân Trung Quốc đã được trang bị ít nhất 6 tàu quét lôi thế hệ mới, thuộc 2 lớp khác nhau, tuy nhiên những con tàu này có trọng tải và kích thước nhỏ, nên chỉ có thể hoạt động ở các vùng ven biển, không đủ khả năng chống thủy lôi ở eo biển và những hòn đảo tương đối xa.



Trung Quốc ngừng sản xuất máy bay chiến đấu J-15, J-16 do vấn đề động cơ - Không quân Trung Quốc "kinh hãi" động cơ nội địa WS-10A



ANTĐ - Theo nguồn tin từ tạp chí Military-Industrial Courier có trụ sở tại Moscow, Trung Quốc không thể sản xuất thêm các loại máy bay tiên tiến như J-15 do thiếu nguồn cung động cơ.

Bài viết liên quan




Trung Quốc hiện không có khả năng sản xuất thêm chiến đấu cơ J-11B do nhiều vấn đề gặp phải với động cơ WS-10A. Đây cũng là loại động cơ trang bị trên J-15 và J-16, dòng máy bay được thiết kế để sử dụng trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Theo nhiều nguồn tin, động cơ WS-10A do Trung Quốc tự sản xuất thường gặp phải các vấn đề kĩ thuật và quân đội Trung Quốc dường như đã mất kiên nhẫn với việc này. Số lượng động cơ WS-10A được gửi trả lại nhà máy thậm chí còn lớn hơn số lượng động cơ sản xuất mới. Công ty Shenyang Liming Aircraft Engine Company chịu trách nhiệm sản xuất WS-10A cũng không hề làm rõ nguyên nhân hư hỏng của động cơ trong khi rất nhiều máy bay của Trung Quốc đang sử dụng động cơ này.


Động cơ WS-10A do Trung Quốc tự sản suất
Cả không quân và hải quân Trung Quốc đều đề nghị thay thế động cơ WS-10A bằng động cơ AL-31F do Nga sản xuất. Tuy nhiên, Nga chỉ đồng ý cung cấp động này với số lượng có hạn, chính vì vậy, Trung Quốc không thể tiến hành sản xuất số lượng lớn các chiến đấu cơ J-15 và J-16. Lựa chọn duy nhất hiện nay của Trung Quốc chỉ là sản xuất cầm chừng cho đến khi các kĩ sư thiết kế được một loại động cơ thích hợp.
Theo các chuyên gia quốc phòng Trung Quốc nhận định ngành công nghiệp sản xuất động cơ máy bay ở Trung Quốc đang thiếu đi sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, khiến nước này khó có thể chế tạo được một động cơ chất lượng cao. Ngay cả khi phát hiện ra lỗi của động cơ, Uỷ ban Quân đội Trung ương Trung Quốc vẫn sẽ khuyến khích không quân dùng các động cơ nội địa.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top