[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ đau đầu tìm cách đối phó với tên lửa Trung Quốc
(Vũ khí) - Trung Quốc vừa chính thức công bố thông tin về loại tên lửa chống hạm C-602 và C-802A, loại tên lửa khiến cho Mỹ phải đau đầu tìm cách đối phó.

Thông tin này được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng nước này cho hay, theo đó hai loại tên lửa này có thể đánh chìm tàu chiến có trọng lượng trên 3.000 tấn. Theo nguồn tin trên, cả 2 tên lửa hành trình này đều được thiết kế bởi Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc.
Guan Shiyi, một chuyên gia của tập đoàn cho biết, tên lửa hành trình được thiết kế có thể bay như một máy bay trong không trung. Với động cơ tương tự giống động cơ máy bay, tên lửa hành trình có thể lướt ở tầm thấp so với mặt nước biển, khiến chúng rất khó bị phát hiện trên màn hình radar.
Tên lửa chống hạm C-802A của Trung QuốcTheo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tên lửa C-602 chỉ nặng một tấn nhưng đủ để đánh chìm hoặc làm hư hại nghiêm trọng một tàu chiến có trọng lượng trên 3.000 tấn. Trước đó, 3 vụ nổ đã được tiến hành để thử nghiệm tên lửa này.
Chuyên gia Guan Shiyi cho biết thêm, trong quá trình thử nghiệm, cả C-602 và C-802A đều đã đánh trúng mục tiêu rất chính xác.
C-602 thuộc loại tên lửa chống tàu cỡ lớn, có trọng lượng nặng tới 1,24 tấn, dài 6,1m, sải cánh 2,9m, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 300kg. Phương thức dẫn đường kết hợp hệ định vị quán tính và radar chủ động có tầm trinh sát 40km. Tên lửa đạt tầm bắn lên tới 400km.
Trước khi Trung Quốc công bố chính thức tính năng của C-602 và C-802A, Hải quân Mỹ đã đau đầu tìm cách đối phó với hai loại tên lửa này.
Hải quân Mỹ đã đề nghị các nhà sản xuất tên lửa gấp rút thiết kế và chế tạo cho họ một mục tiêu bay mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Trung Quốc. Trước đó, Hải quân Mỹ cũng đã nỗ lực phát triển và sản xuất các loại mục tiêu bay để mô phỏng tên lửa chống tàu cận âm do Trung Quốc sản xuất.
Tên lửa chống hạm C-602Hải quân Mỹ đã đề nghị các nhà sản xuất tên lửa của nước này tạo ra một mục tiêu bay cận âm có thể tái sử dụng. Nó phải đáp ứng được yêu cầu bay với tốc độ khoảng 900 km/h, di chuyển cách mặt nước khoảng 1m, có tầm bắn tối đa 700 km và có chi phí sản xuất dưới 200.000 USD. Tên lửa này sẽ mang theo các thiết bị điện tử có thể được điều khiển từ xa.
Cách đây 4 năm, Hải quân quân Mỹ cũng đã đưa một tên lửa chống tàu mô phỏng vào sử dụng sau gần 1 thập kỷ nỗ lực phát triển. Tên lửa GQM-163A Coyote SSST có chiều dài 9,4 m, nặng 800 kg và sử dụng nhiên liệu rắn cũng như động cơ phản lực ramjet. Nó có tầm bắn 110 km và có thể đạt tốc độ tối đa hơn 2.600 km/h.
Tên lửa GQM-163A cung cấp cho các tàu chiến của Hải quân Mỹ một cuộc tấn công mô phỏng từ các tên lửa hành trình (giống như Klub) của Nga hay những loại tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Ít nhất 39 tên lửa GQM-163A đã được sản xuất với giá mỗi tên lửa khoảng 515.000 USD. Đây là tên lửa đầu tiên của Mỹ sử dụng động cơ phản lực ramjet và công nghệ này đang được sử dụng cho những loại tên lửa khác.
Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng hiện tại Hải quân Mỹ dường như không có hệ thống phòng thủ đủ khả năng chống lại tên lửa giống như Klub của Nga hoặc tên lửa C-602, C-802A của Trung Quốc. Hoặc, Mỹ có thể đã phát triển các hệ thống phòng thủ có khả năng này, nhưng không muốn kẻ thù của họ biết các hệ thống này hoạt động như thế nào.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Chiến hạm Talwar Ấn Độ “hoàn hảo” hơn Type 054A TQ

(Kiến Thức) - Thiết kế tàng hình, vũ khí cực mạnh, khinh hạm tên lửa lớp Talwar của Hải quân Ấn Độ là một đối thủ đáng gờm trên mặt nước.


Theo thông báo từ Tập đoàn Rosoboronexport, Nga vừa bàn giao chiếc tàu thứ 6 thuộc lớp Talwar mang tên INS Trikand cho Hải quân Ấn Độ.


INS Trikand là chiếc cuối cùng trong hợp đồng mua 3 chiếc được Ấn Độ ký kết với Nga mua năm 2006 với tổng trị giá hợp đồng lên tới 1,6 tỷ USD. Hai chiếc trước đó gồm INS Teg và INS Tarkash đã được bàn giao trong năm 2016.


Trước đó, Hải quân Ấn Độ cũng đã mua 3 chiếc thuộc lớp Talwar vào năm 1997 và đã nhận bàn giao đủ trong giai đoạn 2003-2004.

Khinh hạm tên lửa lớp Talwar mang tên INS Trikand​
.
Khinh hạm lớp Talwar Project 1135.6 được phát triển sửa đổi từ khinh hạm lớp Krivak-III của Hải quân Nga cho Ấn Độ. Tàu được thiết kế để thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau gồm: tuần tra; tác chiến chống tàu nổi; phòng không và chiến tranh chống ngầm, hỗ trợ chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.


Tàu được thiết kế bởi Cục thiết kế Severnoye đóng mới tại nhà máy đóng tàu Baltiysky Zavod (Nga). Thân tàu được thiết kế với tính năng tàng hình cao kết hợp với các biện pháp che chắn hồng ngoại, âm thanh làm cho tàu khó bị phát hiện từ xa bởi các phương tiện trinh sát điện từ của đối phương.


Khinh hạm lớp Talwar có chiều dài 124,8m, chiều rộng 15,2m, mớn nước 4,2m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.800 tấn, toàn tải 4.035 tấn, thủy thủ đoàn 190 người, thời gian hoạt động liên tục không dưới 30 ngày.


Hệ thống cảm biến tối tân

Khinh hạm lớp Talwar được trang bị hệ thống điện tử hỗn hợp Nga - Ấn. “Con mắt” chính của tàu là radar giám sát và tìm kiếm mục tiêu Fregat M2EM 3D được gắn ở trên đỉnh cột buồm. Radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 300km, làm nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu đường không, các mục tiêu trên mặt nước, xác định trạng thái của mục tiêu.


Radar Fregat sẽ cung cấp các thông tin chính cho các hệ thống vũ khí trên tàu, đảm bảo các yêu cầu hoạt động trong môi trường tác chiến điện tử cao. Radar này sẽ cung cấp kênh dẫn hướng cho hệ thống tên lửa hải đối không Shtil tấn công các mục tiêu đường không cũng như đảm đương nhiệm vụ điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm.


Phối hợp cùng với radar Fregat là radar 3Ts-25E Garpun-B. “Mắt thần” này hoạt động ở băng tần I radar có khả năng hoạt động ở 2 chế độ chủ động và thụ động cho việc tìm kiếm và phát hiện mục tiêu mặt nước tầm xa. Ở chế độ chủ động, phạm vi tìm kiếm mục tiêu của radar khoảng 250km, ở chế độ thụ động phạm vi tìm kiếm lên đến 450km, radar này được bố trí ở phía sau boong tàu.

Chiến hạm lớp Talwar của Ấn Độ được trang bị hệ thống "mắt thần" hiện đại, đa năng, tầm trinh sát lớn.​
Ngoài ra, hai bên đỉnh cột buồm còn được trang bị radar dẫn đường MR-212 và radar giám sát tầm ngắn Kelvin Hughes Nucleus-2 6000A. Tàu được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính Ladoga-ME-11356.


Khinh hạm lớp Talwar còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp 5P-10E Puma, hệ thống này có khả năng tham chiến với 4 mục tiêu cùng lúc.


Tàu còn có hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp TK-25-E5, hệ thống phóng mồi bẫy PK-10 cùng 4 hệ thống phóng KT-216. Với nhiệm vụ chiến tranh chống ngầm, tàu được lắp đặt hệ thống định vị thủy âm APSOH ở phần đáy mũi tàu. Ngoài ra nhiệm vụ săn ngầm còn được sự hỗ trợ của một trực thăng Kamov Ka-28.


Hệ thống vũ khí cực mạnh

Khinh hạm lớp Talwar được vũ trang 1 pháo hạm A-190E 100mm có tốc độ bắn tối đa 60 viên/phút với tầm bắn tối đa 15,2km.


Đuôi tàu được trang bị 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần tích hợp pháo - tên lửa Kashtan (2 pháo 30mm và 8 đạn 9M311K) có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 10km, độ cao 3,5km. Kastan hiệu quả khi chống lại mục tiêu bay thấp gồm máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình chống tàu. Đây có thể xem là “lá chắn phòng thủ cuối cùng” trên chiến hạm.

Bệ phóng 3S-90 lắp đạn tên lửa đối không tầm trung 9M317.​
Trong tác chiến đối không tầm xa, tàu được trang bị 1 hệ thống hải đối không đa kênh Shtil với bệ phóng 3S-90 được đặt ngay phía sau pháo A-190E. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317 (NATO định danh SS-N-12) tầm bắn tối đa 50km. Cơ số đạn tên lửa mang theo 24 quả được nạp tự động bằng một cánh tay từ ổ quay chứa đạn tên lửa ở phía dưới boong tàu.


Vũ khí uy lực nhất của Talwar là hệ thống phóng thẳng đứng VLS sử dụng 8 đạn tên lửa chống hạm 3M54E Klub-N. Đạn tên lửa này được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính và radar bán chủ động với tầm bắn 220km, tốc độ pha cuối của tên lửa lên đến Mach 2.9. Tuy nhiên, Klub-N chỉ trang bị trên 3 chiếc được ký đóng năm 1997.

Chiến hạm lớp Talwar phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.​
Còn từ 3 chiếc Talwar sau (gồm cả INS Trikand) thì được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos cực mạnh.


BrahMos được xem là loại tên lửa chống tàu có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay (Mach 3), nên việc đánh chặn gần như là điều không thể. BrahMos có tầm bắn lên đến 300km trang bị đầu đạn nặng 300kg đủ sức nhấn chìm bất kỳ chiến hạm nào (kể cả tàu sân bay).


Với nhiệm vụ chống ngầm, tàu được trang bị 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000 với tầm bắn tối đa 4.300m, độ sâu hoạt động lên đến 1000m. Ngoài ra, còn có 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm 533mm với 2 ống phóng/cụm sử dụng ngư lôi dẫn hướng âm thanh thụ động SET-65E/53-65KE đạt tầm bắn 16km.

Hai khinh hạm lớp Talwar phóng rocket săn ngầm RBU-6000.​
Khinh hạm lớp Talwar sử dụng hệ thống động lực kết hợp tuabin khí - tuabin khí (bao gồm 2 động cơ tuabin khí hành trình DS-71 cùng 2 động cơ tuabin khí tăng áp DT-59). Động cơ DS-71 có công suất 9.000 mã lực/chiếc còn động cơ tăng áp DT-59 có công suất 19.500 mã lực/chiếc. Tổng công suất của hệ thống động lực này lên đến 57.000 mã lực. Điều này cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 7.800km.


So với các khinh hạm có lượng giãn nước tương đương như lớp Type 054A của Trung Quốc thì hệ thống vũ khí trên lớp Talwar đạt mức gần như hoàn hảo cả trong nhiệm vụ tấn công lẫn phòng thủ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Rứa anh Ngố có thiếu tàu thì sang mua của anh Cà ry không ngon hơn là mua hàng khựa à.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Rứa anh Ngố có thiếu tàu thì sang mua của anh Cà ry không ngon hơn là mua hàng khựa à.
Con tàu lớp Tawar này vốn do Nga Ngố đóng cho Ấn mà cụ, chắc chuyên da Nga tỉa đểu hàng Tầu gì đây!:D
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Con tàu lớp Tawar này vốn do Nga Ngố đóng cho Ấn mà cụ, chắc chuyên da Nga tỉa đểu hàng Tầu gì đây!:D
Công nhưn thời tốc độ đóng tàu của Khựa cũng khá nhanh cơ mờ chất lượng thì chưa biết thế lào nên chác là Nga bơm đểu thôi. Mà em thấy bài viết ý báo mình lấy nguồn từ tàu Khựa nên hem biết có phải Nga nó bẩu không hay Khựa nó tự sướng.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Chiến hạm Trung Quốc là “sự lựa chọn lí tưởng” cho hải quân Nga

ANTĐ - Số ra tháng 8 của tạp chí Quốc phòng Nga cho rằng, Moscow nên mua tàu chiến từ Trung Quốc để bù đắp cho sự thiếu hụt của mình trong ngành đóng tàu, đồng thời tăng cường sức mạnh của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo tạp chí này, loại tàu hộ vệ Type 054A của Trung Quốc có thể là một lựa chọn lí tưởng cho hải quân Nga.




Tàu hộ vệ Type 054A được cho là sự lựa chọn hoàn hảo cho hải quân Nga


Trong bối cảnh Pháp hủy hợp đồng chuyển giao 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho Nga, trước cáo buộc Moscow hỗ trợ cho phe nổi dậy tại miền đông Ukraine, thì nhu cầu củng cố và tăng cường sức mạnh đang trở nên bức thiết. Ngay cả khi Nga nhận được 2 tàu chiến Vladivostok và Sevastopol từ Pháp và biên chế chúng vào hạm đội trong 2 năm tiếp theo, thì số lượng tàu chiến là vẫn rất ít.

Tạp chí Quốc phòng Nga cũng cho biết, lúc này lực lượng tàu chống ngầm lớn nhất của Nga cũng chỉ có vài tàu chiến đang hoạt động, bao gồm, 1 tàu tuần dương tên lửa Varyag và 4 tàu khu trục Dự án 1155. Tất cả những tàu này đều được đóng trong thời kỳ Xô Viết, chúng khá cũ và đã quá hạn sử dụng mà vẫn còn đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại các khu vực lân cận hoặc tham gia vào chiến dịch chống cướp biển châu Phi. Những tàu còn lại là 3 tàu khu trục Dự án 956, đang được bảo trì dài hạn và hầu như khả năng hoạt động rất hạn chế.

Trong khi đó, 1 chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral cần từ 3-4 tàu hộ tống. Các chiến hạm khác, trong đó có 2 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Borei thuộc Dự án 955, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015 cũng cần có tàu hộ tống.

Theo tạp chí Nga, giai đoạn này, Moscow gần như không có khả năng lấp đầy sự thiếu hụt của các tàu chiến hộ tống, mặc dù nhiều tàu vẫn đang được đóng tại các xưởng đóng tàu trên khắp đất nước. Hơn nữa, Việc bàn giao của 2 tàu hộ tống thuộc Dự án 20380 từ Cục Thiết kế Almaz đã bị trì hoãn vô thời hạn, cũng như các tàu của Dự án 22350 đang được lắp ráp bởi Cục Thiết kế phía Bắc cũng đang gặp phải các vấn đề về kinh phí và công nghệ.

Ukraine, một trong những quốc gia có khả năng sản xuất các động cơ turbine khí, vốn là nhà cung cấp công nghệ cho Nga, trước khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu động cơ này sang Moscow. Ngoài Ukraine, chỉ có Anh, Mỹ và Trung Quốc là 3 nước có khả năng sản xuất loại động cơ trên.

Như vậy, loại tàu hộ vệ Type 054A của Trung Quốc, theo NATO gọi tên là Jiangkai II, là hoàn toàn phù hợp đối với hải quân Nga vì nhiều lý do.

Trước hết, mô hình này được thiết kế và xây dựng với sự giúp đỡ từ các kỹ sư đóng tàu hàng đầu nước Nga, làm việc tại Cục thiết kế phía Bắc tại tại St Petersburg.

Thứ hai, các tàu này được trang bị vũ khí và các phương tiện điện tử được thiết kế theo các thông số kỹ thuật chuẩn, cho phép các bộ phận được trao đổi thuận tiện.

Thứ ba, đây là loại tàu chiến tiên tiến, xứng đáng là vũ khí mạnh mẽ với khả năng tàng hình, khả năng thích ứng và độ bền cao.

Cuối cùng, Tàu 054A đã từng phối hợp ăn ý với đội tàu của Nga trong cuộc tập trận quân sự Nga - Trung Quốc hồi đầu tháng 5-2014, nó đã cho thấy khả năng làm việc hiệu quả với tàu của Nga.

Bên cạnh đó, tàu hộ vệ này có trọng lượng nước rẽ 4053 tấn, dài 134.1m, rộng 16m. Tàu có thể đạt tốc độ tối đa 72 knot. Hệ thống vũ khí trên tàu gồm 8 tên lửa đối hạm C-803, 32 tên lửa phòng không HHQ-16, 1 hải pháo H/PJ26 cỡ 76,2 mm, 2 pháo bắn nhanh 7 nòng Type 730 30 mm, 2 cụm ống phóng ngư lôi săn ngầm 3 nòng YU-7 ASW 324 mm, 2 giàn phóng bom chìm 6 nòng Type 87 240 mm. Trên tàu còn có 2 nhà chứa máy bay, có thể chứa 1 máy bay trực thăng Kamov Ka-28 Helix hoặc Harbin Z-9C.

Mặc dù, trước đây, Nga là cố vấn cho Trung Quốc về công nghệ quốc phòng quốc gia, tuy nhiên bây giờ “sinh viên Trung Quốc” đã vượt qua “giáo viên Nga”. Không phải vì thế mà Nga “phải xấu hổ” khi yêu cầu sự giúp đỡ từ Trung Quốc, bởi vì việc xuất khẩu tàu chiến sẽ có lợi cho cả 2 bên. Các chiến hạm của Moscow sẽ sát cánh cùng quân đội Bắc Kinh để cân bằng ảnh hưởng của Mỹ và lực lượng hải quân Nhật Bản tại châu Á- Thái Bình Dương.

http://www.anninhthudo.vn/quan-su/c...ua-chon-li-tuong-cho-hai-quan-nga/573298.antd
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tên lửa C-602 và C-802A của Trung Quốc có thể "nhấn chìm" tàu chiến 3.000 tấn?

ANTĐ - Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, quân đội Trung Quốc đã công bố các thông tin chi tiết về 2 tên lửa hành trình chống tàu mới là C-602 và C-802A, được cho là có thể đánh chìm tàu chiến có trọng lượng trên 3.000 tấn.

Bài viết liên quan




Tên lửa hành trình C-602 được cho là có thể nhấn chìm tàu chiến nặng 3.000 tấn



Theo thông tin được công bố, cả 2 tên lửa hành trình đều được thiết kế bởi Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc. Guan Shiyi, một chuyên gia của tập đoàn cho biết, tên lửa hành trình được thiết kế có thể bay như một máy bay trong không trung. Với động cơ tương tự giống động cơ máy bay, tên lửa hành trình có thể lướt ở tầm thấp so với mặt nước biển, khiến chúng rất khó bị phát hiện trên màn hình radar.
Ông Guan cũng cho biết, chính phủ Trung Quốc đã không tài trợ cho việc phát triển 2 tên lửa này trong nước, mặc dù biết rằng sức mạnh của chúng rất lớn. Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc đã phải sử dụng hoàn toàn nguồn lực của mình để phát triển chúng.
Được biết tên lửa C-602 chỉ nặng một tấn nhưng đủ để đánh chìm hoặc làm hư hại nghiêm trọng một tàu chiến có trọng lượng trên 3.000 tấn. Trước đó, 3 vụ nổ đã được tiến hành để thử nghiệm tên lửa này.
Vị chuyên gia cho hay, trong quá trình thử nghiệm, cả C-602 và C-802A đều đã đánh trúng mục tiêu rất chính xác. C-802 là tên lửa hành trình thế hệ đầu tiên của Trung Quốc, đã được trưng bày trong một cuộc diễu hành quân sự vào năm 1984 để kỷ niệm 35 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Theo Liu Qingmei, một chuyên gia khác từ Tập đoàn Hàng không vũ trụ Khoa học và Công nghiệp Trung Quốc cho biết, C-802 đã được xuất khẩu sang các quốc gia khác nhau và trở nên phổ biến kho dự trữ vũ khí của họ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ tự tin hoá giải sức mạnh từ tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

ANTĐ - Tạp chí Global Times của Trung Quốc cho biết, Mỹ đã tìm ra rất nhiều cách để hoá giải mối đe doạ từ tàu ngầm hạt nhân Type 094 lớp Jin của Trung Quốc. Thông tin này được đăng tải khi một bức ảnh vệ tinh cho thấy 3 tên lửa đạn đạo, loại sử dụng trên tàu ngầm đã được triển khai tới vịng Yalong, thuộc Hồ Nam.

Bài viết liên quan



Tàu ngầm Type 094 có trọng lượng nổi 8.000 tấn và trọng lượng chìm 11.000 tấn. Với tốc độ tối đa 20 hải lí/giờ, Type 094 được trang bị một lò phản ứng hạt nhân có thể khiến nó duy trì trạng thái chìm trong 90 ngày. Được thiết kế như một tàu ngầm tên lửa đạn đạo, mỗi chiếc Type 94 có thể mang từ 12 đến 16 tên lửa đạn xuyên lục địa JL-2 thế hệ mới.

Tàu ngầm Type 094 có thể mang từ 12 đến 16 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2


Mặc dù Type 094 vẫn còn tạo ra nhiều tiếng ồn khi hoạt động, tuy nhiên, những thông số khác đều khá đồng đều so với các loại tàu ngầm tên lửa đạn đạo tiên tiến khác thế giới. Tạp chí Ships of The World của Nhật Bản cho biết, với tầm bắn 8.000 km, tên lửa JL-2 có khả năng vươn tới Mỹ khi được bắn từ vùng biển gần với duyên hải Trung Quốc.

Cơ quan Tình báo Hải quân Mỹ dự đoán Trung Quốc có thể sở hữu 75 tàu ngầm tên lửa đạn đạo vào năm 2020.

Mặc dù đối mặt với sự lợi hại của tàu ngầm Trung Quốc, nhưng Global Times cho biết, hải quân Mỹ đã chuẩn bị nhiều phương án phòng thủ nếu bị tấn công bất ngờ bằng tên lửa. Christian Conroy, chuyên gia vũ khí hạt nhân ở Washington, cho biết: Type 094 tạo ra tiếng ồn vô cùng lớn khi phóng tên lửa JL-2 từ dưới nước, nhờ đó, Mỹ có thể xác định được vị trí của tàu ngầm và phóng tên lửa đánh chặn.

Ông Conroy cũng nói thêm rằng các tàu chiến Mỹ, đang hoạt động ở phía Tây Thái Bình Dương, cũng được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, có khả năng đánh chặn tên lửa JL-2 chỉ trong vòng 5 giây. Ngoài ra, hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật, Hàn Quốc và Úc cũng có thể giúp Mỹ hạ tên lửa Trung Quốc. Kể cả khi đã vượt qua được mọi loại tên lửa đánh chặn trên Thái Bình Dương, khi đến với bờ tây nước Mỹ, JL-2 còn phải đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được đặt ở Hawaii và lục địa Mỹ.

Nhà nghiên cứu Andrew Erickson từ học viện chiến tranh hải quân Mỹ nhận định, mặc dù chưa thể hiện đại bằng tàu ngầm của Mỹ, nhưng Type 094 đã cho phép hải quân Trung Quốc thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn trên biển. Ông Erickson đã lên tiếng cảnh báo rằng thế hệ tiếp theo của Type 094 chắc chắn sẽ khiến hải quân Mỹ phải “đau đầu” tìm phương pháp đối phó.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Điều tàu ngầm tới Ấn Độ Dương, Trung Quốc đang công khai tham vọng?

ANTĐ -Ngày 25-9, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh xác nhận, nước này đã lần đầu tiên điều một tàu ngầm tới thăm Sri Lanka. Điều đó cho thấy Bắc Kinh đang hướng sức mạnh của mình tới Ấn Độ Dương.


“Một tàu ngầm hải quân Trung Quốc mới đây đã tới vịnh Aden và vùng biển Somalia thực hiện nhiệm vụ hộ hàng (hộ tống hàng hải). Việc tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Colombo tại Sri Lanka là để nghỉ ngơi và tiếp tế”- ông Cảnh Nhạn Sinh cho biết tại cuộc họp báo ngày 25-9.
Ông này khẳng định “việc tàu ngầm hải quân Trung Quốc tới vịnh Aden và vùng biển Somalia làm nhiệm vụ hộ hàng nằm trong kế hoạch thường niên của hải quân nước này”.​

Truyền thông Sri Lanka ngày 19-9 cũng đưa tin cho hay, một tàu ngầm thông thường Type 039 (NATO gọi là lớp “Tống”) mang số hiệu “Trường Thành 329” của hải quân Trung Quốc đã tới thăm cảng Colombo tại Sri Lanka hôm 15-9, một ngày trước chuyến thăm chính thức nước này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo nguồn tin, cùng đi với tàu ngầm "Trường Thành 329" còn có cả tàu tiếp viện “Trường Hưng Đảo”, cả hai tàu này đã cùng neo đậu tại cầu cảng container quốc tế Colombo. Đây chính là cảng do Trung Quốc đầu tư xây dựng với số vốn lên tới 500 triệu USD.


Tàu ngầm Type 039 lớp “Tống” của hải quân Trung Quốc

Tàu ngầm Type 039 của Trung Quốc có trọng tải 1700 tấn (khi nổi) và khi lặn là 2250 tấn. Tàu có chiều dài 74,9 m, chiều rộng 8,4 m, mớn nước 5,3 m, tốc độ 15 hải lý/giờ (khi nổi) và 22 hải lý/giờ (khi lặn), thủy thủ đoàn 60 người. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm và tên lửa YJ-82.
Được biết, đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai đưa tàu ngầm tới thăm một quốc gia nước ngoài, cũng là lần đầu tiên nước này xác nhận tàu ngầm của mình hiện diện ở Ấn Độ Dương.
Được biết, tuy đây là lần đầu tiên công khai việc cử tàu ngầm đến Ấn Độ Dương nhưng nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, tàu ngầm Trung Quốc thường xuyên hiện diện ở vùng biển này. Trong năm 2012, hải quân Ấn Độ cũng ra một thông cáo cho biết, trong năm đó tàu ngầm nước này đã chạm mặt 22 “tàu ngầm lạ” ở vùng biển này, nghi là của Trung Quốc.
Giới phân tích quân sự cho rằng, cùng với cuộc tập trận hải quân chung với Iran mới đây, chuyến thăm tới Sri Lanka của tàu ngầm Trung Quốc đã chứng tỏ Bắc Kinh đã công khai tham vọng khẳng định sức mạnh quân sự của mình ở Ấn Độ Dương.
 

tumtum

Xe điện
Biển số
OF-164761
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
2,315
Động cơ
375,260 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội xã, Hoàn Kiếm thôn
Website
www.facebook.com
Em ứ tin J10 hơn được F16... đừng nói F22. quả cánh đuôi xoay lật thế kia chắc chỉ mang tính biểu diễn, đang trên giời nó mà tự dưng nó lật ra nhỉ (đồ tàu copy, liên doanh trung cuốc mà) có mà thằng phi công vỡ mồm :))
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc thử nghiệm máy bay săn ngầm Y-8FQ thứ hai

(Vũ khí) - Trung Quốc có thể đã bắt đầu chế tạo hàng loạt đối với loại máy bay tuần tra chống ngầm Y-8FQ do nước này tự phát triển.


Hình ảnh chiếc máy bay tuần tra chống ngầm Y-8FQ thứ hai, số hiệu 732 của Trung Quốc bay thử nghiệm. Mạng quân sự Trung Quốc vừa tiết lộ một hình ảnh mới cho thấy, Hải quân Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm chiếc máy bay tuần tra chống ngầm Y-8FQ thứ hai, tạp chí Navy Recognition cho biết hôm 28/9.
Máy bay tuần tra chống ngầm Y-8FQ, hay còn gọi là Gaoxing-6 (GX-6) được Trung Quốc phát triển dựa trên loại má bay vận tải Y-8. Trong đó, hình ảnh chiếc Y-8FQ đầu tiên từng được Trung Quốc tiết lộ hồi cuối năm 2011.
Dựa trên hình ảnh và phân tích kết cấu máy bay, các chuyên gia quân sự cho rằng, máy bay Y-8FQ đã được Trung Quốc lắp đặt một radar gắn ở mái vòm dưới mũi - loại tương tự như các radar tìm kiếm và giám sát mặt nước trên các máy bay tuần tra khác trên thế giới.
Ngoài ra, máy bay cũng đã được tích hợp một tháp quan sát quang - điện - hồng ngoại và một số ăng ten ở cả lưng và dưới bụng, phía đuôi là hệ thống cảm biến phát hiện tàu ngầm với kích thước khá dài . Vị trí của khoang vũ khí trong thân được đặt ở ngay cạnh bộ phận hạ cánh, phía đuôi có một cửa sổ kính bong bong cho nhân viên quan sát.
Hình ảnh chiếc Y-8FQ đầu tiên được Trung Quốc tiết lộ từ năm 2011, máy bay mang số hiệu 731. Tất cả các máy bay Y-8FQ đều có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tuần tra hải quân giống như loại P-3 Orion của Mỹ, Atlantique II của Pháp hay IL-38 của Nga. Chiếc Y-8FQ đầu tiên có vẻ như đã bắt đầu được Hải quân Trung Quốc đưa vào hoạt động tại Sư đoàn Không quân Hải quân số 2, thuộc Quân đoàn 6 đóng ở Dalian-Tuchengzi.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc điều tàu khu trục hiện đại nhất đến Biển Đông

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Côn Minh đã đến Biển Đông để tham gia một cuộc tập trận vào đầu tháng 10.


Theo tờ Want China Times, được coi là lá chắn Aegis của Trung Quốc, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D Côn Minh là tàu chiến hiện đại, được trang bị hệ thống radar điện tử chủ động, cùng hệ thống phóng thẳng đứng với 64 ống phóng tên lửa, có khả năng phóng tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 và tên lửa hành trình DH-10.
Người ta thường so sánh tàu Côn Minh với các tàu khu trục lớp Arleigh của Hải quân Mỹ.
Ngoài tàu Côn Minh, tàu khu trục Hải Khẩu và một tàu khu trục nhỏ nữa cũng sẽ tham gia cuộc tập trận.
Giới quan sát cho rằng cuộc tập trận là cách Bắc Kinh phản ứng lại cuộc tập trận Lá chắn Dũng cảm của Mỹ diễn ra gần đảo Guam.
Mỹ bất ngờ hoan nghênh tàu Trung Quốc tới do thám Một tàu do thám của TQ đã bị phát hiện đang theo dõi cuộc tập trận "Valiant Shield" từ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Mỹ, tuy nhiên, động thái này không khiến Mỹ bận tâm.

Dù không coi Trung Quốc là mục tiêu giả định, cuộc tập trận Lá chắn Dũng cảm của Mỹ gây lo ngại cho Trung Quốc bởi nó diễn ra cùng ngày với cuộc tập trận Han Khuang của Đài Loan. Bắc Kinh cho rằng, hai cuộc tập trận này liên quan tới nhau.
Phó Đô đốc Mark Montgomery, Tư lệnh Lực lượng 70 của Hải quân Mỹ, cho biết cuộc tập trận Lá chắn Dũng cảm diễn ra từ ngày 15 đến 23/9 là sự thể hiện rõ rệt nhất cam kết của Washington đối với các đồng minh và đối tác của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
TQ vô tình để lộ tên lửa bắn tới căn cứ Mỹ ở Guam? (Soha.vn) - Được mệnh danh là "Sát thủ Guam", tên lửa DF-26C cho phép Trung Quốc tấn công các cơ sở quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương trong một cuộc xung đột tiềm năng.

Trong cuộc tập trận ấy, Hải quân Mỹ can thiệp vào một hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung mà họ phóng từ bệ phóng di động trên bộ, tương tự như hệ thống tên lửa DF-26C của Trung Quốc.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc "lén lút" thử tên lửa đạn đạo mới tinh

(Kiến Thức) - Tờ Washington Free Beacon cho biết, Trung Quốc đã thực hiện cuộc bắn thử đầu tiên một biến thể mới loại tên lửa đạn đạo liên lục địa cơ động.


Đây là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tăng cường khả năng tấn công chiến lược của mình đối phó với Mỹ.
Cuộc thử nghiệm loại tên lửa được định danh tạm là DF-31B được thực hiện vào hôm 25/9 từ thao trường ở miền trung Trung Quốc. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc từ chối cung cấp chi tiết vụ thử.
"Chúng tôi đang theo tiếp tục theo dõi quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, bao gồm cả các vụ thử tên lửa", phát ngôn viên Cynthia O. Smith nói với WFB.
Không có thông tin chi tiết về vụ thử, nhưng các thử nghiệm được cho là thực hiện từ thao trường Wuzhai.
Ảnh minh họa.

Các nhà phân tích quân sự phi chính phủ cho biết, tên lửa mới có khả năng tăng tầm bắn và cải thiện hiệu suất, và cũng có thể là mang được nhiều đầu đạn hạt nhân.
Một trang mạng của những người yêu thích Quân đội Trung Quốc cho rằng, đây là biến thể tên lửa cơ động DF-31B được thiết kế đặc biệt để có thể hành quân trên địa hình ghồ ghế, đường xá đi lại khó khăn.
Tên lửa đạn đạo cơ động được coi là mối đe dọa chiến lược lớn hơn các loại tên lửa ở hầm phóng cố định vì rất khó theo dõi vị trí của nó trong cuộc xung đột. Các tên lửa có thể được giấu trong gara hoặc hang động để tránh bị phát hiện bởi vệ tinh hay các cảm biến trinh sát khác.
Trung Quốc đã thể hiện rõ trên các phương tiện truyền thông nhà nước rằng, lực lượng hạt nhân nước này đang được phát triển để đối phó với Mỹ. Tờ Hoàn Cầu từng đưa tin, một cuộc tấn công tên lửa từ tàu ngầm vào Mỹ có thể khiến 5-12 triệu người Mỹ thiệt mạng.
Tên lửa đạn đạo DF-31 trong một cuộc duyệt binh.

DF-31B là sự bổ sung mới nhất cho kho kho vũ khí tên lửa hạt nhân phát triển nhanh chóng của Trung Quốc bao gồm tên lửa đặt dưới hầm phóng cố định và tên lửa cơ động. Chúng bao gồm các tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31, DF-31A, DF-41, tầm trung DF-26, DF-21 (được phát triển thêm biến thể chống tàu sân bay). Một biến thể khác của DF-21 được sử dụng như hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc.
Rick Fisher - nhà phân tích giam sát chặt chẽ Quân đội Trung Quốc cho biết, việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-31 biến thể mới gây nên sự lo lắng cho các quan chức an ninh Mỹ.
"Sự xuất hiện của biến thể thứ 3 tên lửa đạn đạo DF-31 đặt ra câu hỏi liệu có biến thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân", ông Fisher nói với Trung tâm Chiến lược và Thẩm định Quốc tế.
Fisher cho biết, DF-31B cũng có thể là tên lửa đặt trong hầm phóng hoặt một thiết kế đặc biệt cho cái gọi là "Vạn lý trường thành dưới lòng đất" - mạng lưới đường hầm và cơ sở hạt nhân dưới lòng đất dài 3.000 dặm được tiết lộ lần đầu cách đây vài năm.
"Sự xuất hiện của tên lửa liên lục địa DF-41 với khả năng mang nhiều đầu đạn chỉ ra rằng biến thể mới nhất của DF-31 cũng có thể được trang bị như vậy. Nếu đây là sự thật thì nó sẽ thúc đẩy sự gia tăng đầu đạn của Trung Quốc", Fisher nói.
Xe phóng và ống phóng chứa tên lửa DF-41.

Các cuộc thử nghiệm biến thể DF-31 thứ 3, cùng với chương trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân Moscow "đặt áp lực lớn hơn với Washington để tiến hành chương trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của Mỹ", Fisher nói.
Mark Stokes - chuyên gia về lực lượng chiến lược Trung Quốc cho biết, biến thể tên lửa đạn đạo mới có thể là vũ khí cải tiến kĩ thuật.
Báo cáo hàng năm mới nhất của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc cho biết: "Quân đoàn pháo binh số 2 đang tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình bằng cách tăng cường tên lửa liên lục địa đặt trong hầm phóng cố định và thêm các hệ thống cơ động có độ sống sót tốt hơn".
"Trong những năm gần đây, tên lửa đạn đạo liên lục địa dùng động cơ nhiên liệu rắn đặt trên bệ phóng tự hành DF-31A đã đưa vào phục vụ", báo cáo viết, "Trung Quốc cũng đang phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo cơ động mới được biết tới với cái tên DF-41, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV)".
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ tìm ra cách khắc chế tàu ngầm Type 094 Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Mỹ có thể ngăn chặn, vô hiệu hóa sức mạnh tàu ngầm Type 094 Trung Quốc bằng hệ thống phòng thủ Aegis cùng tên lửa đánh chặn tiên tiến.


Theo tờ Want Daily, Mỹ đang nghiên cứu các phương thức để đối phó với các mối đe dọa hạt nhân từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 của Trung Quốc. Trước đó, một bức ảnh vệ tinh cho thấy, 3 tàu ngầm tên lửa đạn đạo Type 094 của Trung Quốc đã được triển khai tại vịnh Tam Long, tỉnh Hải Nam.
Lượng giãn nước của tàu ngầm Type 094 khi trên mặt nước là 8.000 tấn và khi lặn là 11.000 tấn. Con tàu có khả năng mang 12-16 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 có tầm bắn chừng 8.000km.

Tuy nhiên so với tàu ngầm cùng loại của Mỹ, tàu ngầm Type 094 rõ ràng ồn hơn rất nhiều, nhưng thông số kỹ thuật khác của nó ngang bằng với tàu ngầm hạt nhân chiến lược tiên tiến khác trên thế giới.
Tàu ngầm Type 094 có thể giúp Trung Quốc đạt khả năng tấn công lần 2 khả thi trong việc ngăn chặn cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ.
Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa đánh chặn.

Để đối phó với mối đe doạ này từ Trung Quốc thì Hải quân Mỹ đang tập trung nghiên cứu các phương thức để đối phó. Chuyên gia về vũ khí hạt nhân Christian Conroy cho biết, tàu ngầm Type 094 khi phóng tên lửa JL-2 tạo nên tiếng ồn rất lớn, có thể giúp Hải quân Mỹ xác định được vị trí tàu ngầm và đánh chặn tên lửa ngay trong hành trình bay đầu.

Theo chuyên gia Christian Conroy, tàu chiến Mỹ trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis hoạt động tại Tây Thái Bình Dương có thể đánh chặn tên lửa JL-2. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 hay THAAD triển khai tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Guam, Hawaii cũng có thể phát huy khả năng đánh chặn.
Tuy nhiên, chuyên gia Andrew Erickson đến từ Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm Type 094 giúp Hải quân Trung Quốc càng tự do hàng hải hơn trên biển, ngay cả khi nó không hiện đại như tàu ngầm của Mỹ. Ông Andrew Erickson cho rằng, thế hệ tiếp theo của tàu ngầm Type 094 chắc chắn sẽ làm cho Hải quân Mỹ càng khó đối phó hơn.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc lên kế hoạch mua 700 chiến đấu cơ tàng hình

ANTĐ - Không quân và hải quân Trung Quốc đang lên kế hoạch mua 700 chiến đấu cơ tàng hình trong những năm tới, nhằm đối phó với những tranh chấp khu vực cũng như để đề phòng Mỹ, cố vấn quân sự Edward Hunt của tạp chí quốc phòng nổi tiếng Jane's Defence Weekly cho biết.

Bài viết liên quan



Riêng Mỹ có thể sẽ mua 2.616 máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 bao gồm F-22 và F-35 được thiết kế và chế tạo bởi Lockheed Martin, theo Jane's Defence Weekly.

Những thành viên khác của NATO bao gồm Anh Quốc, Hà Lan, Đan Mạch, Ý, Thổ Nhĩ Kì và Canada cũng đang có kế hoạch mua tổng cộng 600 chiến đấu cơ F-35. Ở vùng châu Á – Thái Bình Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc sẽ mua khoảng 300 chiếc F-35.


Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc
Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang muốn mua hơn 1.500 chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 nhằm cân bằng sức mạnh với Mỹ. Các phi cơ chiến đấu này được thiết kế để thay thế thế hệ phi cơ thứ 4 sắp lỗi thời như Su-27, Su-30 và Mig-29.

Nhằm đề phòng cho sự đe doạ từ F-35 của Mỹ và đồng minh ở vùng Viễn Đông, riêng Trung Quốc sẽ mua thêm từ 200 đến 300 phi cơ tàng hình J-20 của công ty sản xuất vũ khí Chengdu Aerospace Corporation và 400 chiếc J-31 của Shenyang Aircraft Corporation.
Với 700 phi cơ chiến đấu mới, Trung Quốc trước hết sẽ có khả năng đối đầu được với máy bay F35 trong tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc ở biển Hoa Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng máy bay này để đề phòng Úc ở phía nam Thái Bình Dương.
Vào khoảng năm 2030, thêm nhiều chủng loại máy bay tàng hình sẽ xuất hiện thị trường quốc tế. Nhật Bản nhiều khả năng cũng sẽ mua máy bay Mitsubishi ATD-X đề phòng cho giao tranh quân sự bất ngờ tại với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
20 năm nữa, Trung Quốc mới sao chép được S-400, Su-35S

VietnamDefence - Việc bán S-400 và Su-35S cho Trung Quốc không đe dọa nước Nga vì đồ rởm luôn kém đồ thật.
Su-35S Trong năm 2014, quan hệ Nga-Trung đã có sự phát triển mạnh trong trong bối cảnh EU và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga đe dọa tất cả các mối quan hệ kinh tế được thiết lập từ năm 1991.

Nga đã ký với Trung Quốc hợp đồng tuyến đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia và hợp đồng bán 38 tỷ m3 khí đốt/năm trong vòng 30 năm trị giá gần 400 tỷ USD. Nhiều khả năng, sắp tới hai bên sẽ ký các hợp đồng quan trọng nhất trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, cụ thể là bán các hệ thống tên lửa phòng không S-400 và tiêm kích Su-35S cho Trung Quốc.

Một ý kiến phổ biến là bất kỳ vũ khí trang bị nào bán sang Trung Quốc cũng đều bị sao chép, làm nhái nhanh chóng, đe dọa an ninh của Nga trong tương lai, đồng thời gây tổn hại cho các nhà sản xuất vũ khí Nga vì các vũ khí hàng giả của Trung Quốc sẽ có giá rẻ hơn nhiều trên thị trường vũ khí quốc tế.

Thoạt nhìn thì tình hình có vẻ đúng như thế thật, nhất là khi xét đến thực tế là phần lớn vũ khí trang bị của Trung Quốc là các loại sao chép làm nhái các mẫu vũ khí Liên Xô và Mỹ. Nhưng liệu các sản phẩm tinh vi như hệ thống tên lửa phòng không S-400 và tiêm kích Su-35S có thực sự có thể bị sao chép trong một quãng thời gian chấp nhận được hay không? Để trả lời câu hỏi này, cần chú ý đến lịch sử hợp tác kỹ thuật-quân sự Trung-Nga.

Một trong những hợp đồng quân sự lớn nhất giữa hai nước là Nga bán các hệ thống tên lửa phòng không S-300. Nga bắt đầu chuyển giao cho Trung Quốc loại vũ khí này vào năm 1993 và đến nay, Trung Quốc đã có ít nhất 24 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 thuộc các biến thể PMU, PMU-1 và PMU-2.

Theo các nguồn tin Trung Quốc, con số này đã đạt đến 40 tiểu đoàn, gồm 32 bệ phóng S-300PMU, 64 bệ phóng S-300PMU1 và 64 bệ phóng S-300PMU2. Để hình dung những khả năng của một hệ thống phòng không quy mô lớn như thế, cần lưu ý đến các tính năng chiến-kỹ thuật của chúng - ví dụ của biến thể tối tân nhất là S-300PMU-2. Hệ thống này có tầm phát hiện tối đa 300 km, tầm bắn tối đa đối với mục tiêu máy bay là 200 km, đối với tên lửa đường đạn là 40 km. Một tiểu đoàn (6-12 bệ phóng) có thể đồng thời bám đến 100 mục tiêu và bắn 36 trong số đó.

Cần lưu ý rằng, Trung Quốc quả thực đã và đang rất nỗ lực sao chép hệ thống tên lửa phòng không này, và thậm chí đã đạt được thành công nhất định khi chế tạo được hệ thống tên lửa phòng không “nội địa” HQ-9. bề ngoài, nó gần như giống S-300, các tính năng công bố hơi kém hơn S-300PMU-2, nhưng cũng khá tương đồng - tầm bắn tối đa là 200 km, nhưng chỉ có thể bắn cùng lúc 6 mục tiêu, nhược điểm nghiêm trọng nhất là độ cao tiêu diệt mục tiêu tối thiểu là 500 m (ở S-300PMU-2 là 10 m). Tuy vậy, các tính năng đó khiến người ta rất ngờ vực - nếu như các tính năng đó quả thực là thật thì với giá không đắt, HQ-9 đã phải có mặt trong trang bị của nhiều nước trên thế giới.

Hiện thời, thành công cục bộ duy nhất trên thị trường vũ khí là trong cuộc đấu thầu mua tên lửa phòng không tầm xa của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó HQ-9 đã vượt qua các hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ, Nga và châu Âu. Song việc trì hoãn vô tận đưa ra quyết định cuối cùng của cuộc đấu thấu khiến người ta ngờ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đơn giản là đang tìm cách chơi trò nhằm phá giá của hệ thống Patriot của Mỹ.

Cũng cần nhớ rằng, từ năm 1993 đến nay đã 21 năm trôi qua - trong khoảng thời gian này, S-300 đã kịp trở nên lạc hậu, còn số tiền kiếm được trong thập niên 1990 đã được đầu tư để phát triển hệ thống S-400 hiện đại, thêm vào đó, có thể nói, khoản tiền đó đã cứu sống tập đoàn Almaz-Antei khỏi bị phá sản và tan vỡ vì thiếu đơn đặt hàng của nhà nước.

Do đó, có thể tự tin nói rằng, thương vụ bán S-300 cho Trung Quốc là thành công - hệ thống này chỉ bị sao chép sau hai thập kỷ sau lần giao hàng đầu tiên (nhưng vẫn còn đầy nhược điểm), khi nó đã lạc hậu, còn Nga đã có các hệ thống hoàn thiện hơn.

Giờ chúng ta chuyển sang ví dụ thứ hai - đó là với các tiêm kích Su-27/Su-30. Các đợt giao hàng đầu tiên loại máy bay khi đó rất hiện đại này bắt đầu vào năm 1991 - Nga chuyển sang Trung Quốc 24 tiêm kích theo hợp đồng hàng đổi hàng lấy thực phẩm và hàng tiêu dùng. Năm 1996, Nga đã ký hợp đồng bán cho Trung Quốc 200 Su-27, việc lắp ráp tiến hành ở Trung Quốc.

Nga đã kịp cung cấp gần 100 máy bay, sau đó Trung Quốc dừng mua vì nghĩ rằng, biến thể Su-27 bán cho họ không còn thỏa mãn họ nữa (ngoài ra, có lẽ họ nghĩ rằng, họ sẽ tự sản xuất được chúng). Trê cơ sở Su-27SK, người Trung Quốc đã chế tạo mẫu nội địa là J-11B trang bị thiết bị điện tử hàng không của Trung Quốc.

Ban đầu, họ đã định trang bị cho J-11B loại động cơ nội địa WS-10A Taihang, nhưng đến nay động cơ này vẫn không ra hồn và vẫn có độ tin cậy cực thấp và tuổi thọ cực ngắn so với động cơ AL-31F của Nga. Do đó, Trung Quốc đành phải sản xuất J-11B, nhưng lắp cho chúng động cơ mua từ Nga.

Ngoài ra, từ năm 2000-2004, quân đội Trung Quốc đã nhận được 73 Su-30MKK và 24 Su-30MK2 - đây là các biến thể hai chỗ ngồi của Su-27, có khả năng tác chiến chống mục tiêu mặt đất cao hơn. Trung Quốc cũng đã làm nhái máy bay này và cho ra đời J-16 với cùng những nhược điểm như J-11B. Trong khi đó, cả J-11B lẫn J-16 đều không được sản xuất số lượng lớn và trụ cột của không quân tiêm kích Trung Quốc vẫn là các máy bay Nga và các biến thể của chúng.

Qua đó, có thể thấy, với việc Trung Quốc sao chép các máy bay tiêm kích, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn với các hệ thống tên lửa phòng không vì đã 23 năm trôi qua mà Trung Quốc đã và vẫn chưa có các động cơ máy bay khả dĩ.

Còn giờ, chúng ta trở lại với các hợp đồng dự kiến bán S-400 và Su-35S.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện tại là hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới. Hiện tại, S-400 có tầm bắn tối đa 250 km, nhưng sắp tới, Nga sẽ đưa vào trang bị tên lửa 40N6Е có tầm bắn đến 400 km và độ cao diệt mục tiêu 185 km. Hệ thống có khả năng phòng thủ tên lửa mạnh. Nga sẽ bắt đầu bán S-400 ra thị trường thế giới sớm nhất là từ năm 2016, hiện thời S-400 đang được trang bị với cường độ cao cho quân đội Nga.

Trên cơ sở kinh nghiệm bán S-300, có thể kết luận rằng, để sao chép được S-400 tinh vi hơn nhiều, Trung Quốc sẽ mất ít nhất một khoảng thời gian như thế, tức là 20 năm. Mà trong thời gian đó, Nga sẽ có nhiều thời gian để trang bị hệ thống tiên tiến hơn nữa là S-500, có khả năng chặn đánh tên lửa ở không gian vũ trụ gần (tên lửa chống tên lửa của S-500 đã được thử nghiệm thành công trong năm 2014).

Tình hình cũng tương tự với tiêm kích thế hệ 4++ Su-35S. Nếu như Trung Quốc đã sao chép khá tốt về mặt thiết bị điện tử và khung thân máy bay, thì khó khăn với động cơ vẫn còn đó. Mà việc sao chép động cơ AL-41F1S có hệ thống thay đổi vector lực kéo toàn phương độc đáo và duy nhất trên thế giới có thể hoàn toàn là nhiệm vụ bất khả thi. Hơn nữa, trong khi quân đội Trung Quốc hì hụi làm việc sao chép công nghệ lạc hậu của tiêm kích thế hệ 4++, Nga chỉ vài năm nữa sẽ bắt đầu nhận vào trang bị các máy bay thế hệ 5 PAK FA của Viện thiết kế Sukhoi.

Từ tất cả những điều nêu trên, có thể rút ra những kết luận sau đây:

1) Các công nghệ hiện đại không thể sao chép ngay được mà cần nhiều năm làm việc.

2) Kẻ đi sao chép luôn tụt hậu.

3) Hàng nhái thường kém hàng thứ thiệt.

Do đó, những sợ hãi liên quan đến các hợp đồng tương lai là không có căn cứ nặng ký. Nếu như Trung Quốc thực sự muốn trở thành đối thủ của Mỹ và Nga trên thị trường vũ khí thế giới thì họ phải bắt đầu phát triển các dự án của riêng mình như Liên Xô từng làm khi sử dụng các công nghệ của Mỹ và Đức trong lĩnh vực chế tạo máy bay và tên lửa trong những năm sau chiến tranh làm cú hích phát triển công nghiệp quốc phòng của mình.

Còn hiện thời, bán vũ khí cho Trung Quốc chỉ là cách kiếm tiền tốt để chế tạo các loại vũ khí mới cho quân đội Nga.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Bán xe tăng rẻ hơn M1 Mỹ 3 triệu USD, TQ có câu được khách?

Trung Quốc đang tích cực chào bán xe tăng MBT-3000 ra các thị trường nước ngoài.

MBT-3000 là mẫu xe tăng do Tổng Công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) phát triển, được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm Eurosatory-2012. Gần đây, MBT-3000 tiếp tục được trưng bày tại triển lãm AAD2014 diễn ra từ ngày 17-21/09/2014 ở Pretoria, Nam Phi.
Theo tờ VPK (Nga), trong triển lãm lần này, Thứ trưởng Quốc phòng Namibia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua xe tăng MBT-3000 để trang bị cho quân đội nước này. Như vậy, có thể trong thời gian tới mẫu xe tăng MBT-3000 sẽ có được khách hàng đầu tiên.

Namibia có thể là khách hàng đầu tiên của xe tăng MBT-3000 do Trung Quốc sản xuất.​
Xe tăng MBT-3000 là một thiết kế lai giữa T-72 của Nga kết hợp với tháp pháo kiểu phương Tây, trang bị pháo chính nòng trơn 125 mm, tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng và sử dụng hệ thống nạp đạn tự động sao chép từ T-72, cơ số đạn pháo mang theo 22 viên, tốc độ bắn 8 phát/phút.
Vũ khí phụ gồm có 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 đại liên 12,7 mm điều khiển từ xa gắn trên đỉnh tháp pháo.
Mạnh yếu của xe tăng Type-96A: Lộ tẩy "hàng Tàu" Hay chết máy, đứt xích, tụt dốc, nhưng Type-96A được cho là có độ chính xác bắn cao hơn T-72.

MBT-3000 được trang bị động cơ diesel công suất 1.300 mã lực, hệ thống truyền động với 6 bánh xích mỗi bên, tốc độ tối đa trên đường nhựa khoảng 70 km/h, phạm vi hoạt động khoảng 500 km. Xe tăng này có chiều dài 10,1 mét, cao 2,4 mét, rộng 3,5 mét, trọng lượng chiến đấu 52 tấn.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn tích cực quảng bá các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực ra thị trường nước ngoài, nhằm tìm kiếm hợp đồng cung cấp.
Những thông số kỹ thuật của các loại xe tăng mà Trung Quốc đưa ra không thua kém xe tăng nước ngoài, tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động thực tế của chúng. Các nhà phân tích cho rằng vũ khí Trung Quốc chủ yếu hút khách do Bắc Kinh luôn đưa ra các khoản vay ưu đãi đối với các nước mua vũ khí, đồng thời bán vũ khí với giá rẻ, thấp hơn so với vũ khí của Nga từ 20-40% tùy từng loại.
Theo trang mạng Armyrecognition.com, đơn giá của xe tăng MBT-3000 rẻ hơn khoảng 3 triệu USD so với xe tăng M1 Abrams của Mỹ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Bán xe tăng rẻ hơn M1 Mỹ 3 triệu USD, TQ có câu được khách?



MBT-3000 được trang bị động cơ diesel công suất 1.300 mã lực, hệ thống truyền động với 6 bánh xích mỗi bên, tốc độ tối đa trên đường nhựa khoảng 70 km/h, phạm vi hoạt động khoảng 500 km. Xe tăng này có chiều dài 10,1 mét, cao 2,4 mét, rộng 3,5 mét, trọng lượng chiến đấu 52 tấn.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn tích cực quảng bá các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực ra thị trường nước ngoài, nhằm tìm kiếm hợp đồng cung cấp.
Cái thằng viết bài báo này đúng là dỡ người.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Biên đội TSB Liêu Ninh không có tàu ngầm hạt nhân

(Kiến Thức) - Do số lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc rất ít, chất lượng kém nên TSB Liêu Ninh có thể không được bảo vệ bởi loại vũ khí này.


Trang mạng StrategyPage của Mỹ cho hay, gần đây tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã hoàn thành việc bảo trì, sửa chữa kéo dài 5 tháng. Trước đó tàu sân bay Liêu Ninh từng nhiều lần ra biển để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và thử nghiệm trên biển.
Sau khi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ trên biển, tàu Liêu Ninh rõ ràng cần phải tiến hành bảo trì, nâng cấp và thay thế với quy mô lớn, vì vậy mới phải tiến hành bảo trì nâng cấp với thời gian dài như vậy tại nhà máy đóng tàu.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Điều này cũng cho thấy kết cấu cuối cùng của trung đoàn không quân tàu sân bay, theo đó tàu Liêu Ninh sẽ trang bị 12 trực thăng (trong đó bao gồm 4 trực thăng cảnh báo Z-18J, 6 trực thăng chống ngầm Z-18F và 2 trực thăng cứu hộ Z-9C) và 24 máy bay chiến đấu J-15.
Theo tạp chí StrategyPage, biên đội tàu sân bay Trung Quốc chỉ bao gồm 2 tàu khu trục Type 051C và 2 tàu hộ vệ Type 054, một tàu tiếp tế, điều này là giống với biên đội tàu sân bay từ trước đến nay của Mỹ.
Hiện nay biên đội tàu sân bay của Mỹ bao gồm 3 đến 4 tàu khu trục, 1 đến 2 tàu tuần dương tên lửa và 1 tàu ngầm hạt nhân cùng với 1 tàu tiếp tế. Trong khi đó, biên đội tàu sân bay của Trung Quốc không được trang bị tàu ngầm hạt nhân, nguyên nhân chủ yếu có thể do số lượng tàu ngầm hạt nhân của nước này rất ít, mà chất lượng cũng không được tốt cho lắm.
Mục đích ban đầu của Trung Quốc khi khai thác con tàu này là cung cấp khả năng phòng thủ tăng cường, hỗ trợ tối đa cho các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân hoạt động bí mật trên các vùng biển.
Theo nhận định của chuyên gia thì tàu sân bay Liêu Ninh khó có thể cạnh tranh được với Mỹ, nếu Bắc Kinh muốn đối chọi với các hạm đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ, Trung Quốc sẽ phải cần đến sự trợ giúp nhiều hơn từ các cơ sở quân sự bố trí trên mặt đất.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
“AirSea Battle”: Mỹ sẽ “làm mù” TQ trong đòn đánh đầu tiên

(Bình luận quân sự) - Hải quân, không quân Mỹ đang nỗ lực hoàn thiện khái niệm “Tác chiến không-hải nhất thể” để đập tan chiến lược “Chống tiếp cận/khu vực cấm” quân đội Trung Quốc.


Từ ngày 15-22/9/2014 vừa qua, quân đội Mỹ "đơn độc" tổ chức cuộc diễn tập liên hợp quy mô lớn giữa hải quân và không quân mang tên “Lá chắn dũng cảm” (Valiant Shield 2014) tại quần đảo Mariana và các vùng biển xung quanh đảo Guam và Tinian.
Mặc dù đây là một trong những cuộc diễn tập lớn của quân đội Mỹ trên khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhưng các nước khác không hề nắm rõ nội dung diễn tập thực tế.
Theo tờ “Sao và vạch” (Stars and Stripes) của Mỹ vừa có bài viết về cuộc tập trận hiệp đồng quân binh chủng này và tiết lộ, cuộc diễn tập theo khái niệm “Tác chiến không-hải nhất thể” được nhận định là khoa mục diễn tập trọng điểm, nghiệm chứng sự thống nhất chiến đấu của hải quân và không quân khi đối mặt với Trung Quốc.
Tờ báo này cũng cho biết, chiếu theo phương án trong “Tác chiến không-hải nhất thể” (“AirSea Battle”), quân đội Mỹ sẽ bắt đầu từ nhiệm vụ làm mù vệ tinh Trung Quốc, đánh tê liệt mạng lưới vệ tinh quan sát, sau đó lợi dụng ưu thế của hải, không quân từng bước tiêu diệt vũ khí, trang bị và phương tiện chiến đấu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bài báo cũng thừa nhận, kế hoạch tác chiến không - hải nhất thể sẽ dễ dàng dẫn đến cuộc chiến quy mô lớn giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới.
Biên đội tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) của Mỹ​
“Tác chiến không hải nhất thể” trong diễn tập “Valiant Shield 2014”
Tờ “Stars and Stripes” cho biết, có 18000 binh lính thuộc cả 3 quân binh chủng hải - lục - không quân và hải quân đánh bộ Mỹ tham gia diễn tập, với tưởng định là chiến đấu với kẻ địch đang áp dụng chiến lược “chống tiếp cận”, tức là ngăn cản quân đội Mỹ thâm nhập vào không phận và hải phận “quốc tế”.
Mặc dù Lầu Năm Góc đã thận trọng tránh mọi phát ngôn và hành động ám thị mục tiêu giả định là chỉ Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh là đối thủ duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có năng lực “chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD – Anti Access/Area Denial), nên mục tiêu của cuộc diễn tập lần này chính là phá bỏ năng lực trên của Trung Quốc.
Tờ Stars and Stripes cũng xác nhận, cuộc diễn tập lần này cũng là lần kiểm nhiệm khái niệm “Tác chiến không-hải nhất thể” mà quân đội Mỹ đề ra trong những năm gần đây.
Theo thông tin của “Defence News”, Mỹ đã huy động tổng cộng 200 máy bay, 19 tàu chiến tham gia diễn tập, bao gồm cả 2 nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) và USS George Washington (CVN-73), máy bay ném bom chiến lược B-52 đóng tại đảo Guam, máy bay chiến đấu tàng hình F-22, máy bay chiến đấu F-15C, máy bay vận tải cánh quạt nghiêng, phiên bản hải quân đánh bộ MV-22 Osprey.
Máy bay tác chiến điện tử Boeing EA-18G Growler trên tàu sân bay Mỹ​
“Defence News” cũng cho biết, trọng điểm của cuộc diễn tập này là sự đột phá hợp tác chiến đấu của hải quân và không quân. Đầu tiên, Mỹ sẽ huy động lực lượng hacker tấn công mạng làm tê liệt mạng lưới radar và thông tin của đối thủ, máy bay chiến đấu F-22 sẽ tiêu diệt tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm và tên lửa hành trình của địch, mở đường cho tàu sân bay tiếp cận.
Tiếp theo, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 và tên lửa hành trình sẽ công kích các trạm radar trên mặt đất của đối phương. Cuối cùng, dưới sự bảo vệ của máy bay tác chiến điện tử Boeing EA-18G Growler, các chiến đấu cơ phi tàng hình của lực lượng không quân và không quân hạm sẽ tiến hành không kích cường độ cao vào lãnh thổ đối phương.
“Tác chiến không-hải nhất thể” bắt đầu từ chiến thuật “làm mù” đối phương
Mặc dù Lầu Năm Góc đã xác lập học thuyết “Tác chiến không-hải nhất thể” từ năm 2010 nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Bộ quốc phòng Mỹ vẫn chưa công bố chiến thuật cụ thể.
Theo “Stars and Stripes” cho biết, đòn đánh đầu tiên của “Tác chiến không-hải nhất thể” là làm mù mạng lưới thông tin trên không (vệ tinh, máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm), thông tin mạng, sau đó tiến hành phá hủy các phương tiện tác chiến, vũ khí trang bị trên biển và trên đất liền của đối phương.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-22 sẽ là thành tố quan trong trong chiến lượng “Tác chiến không hải nhất thể” của Mỹ​
Giáo sư Aaron Fiedberg, chuyên gia nghiên cứu về “Tác chiến không-hải nhất thể” thuộc đại học Princeton cho biết, mũi nhọn của hình thức tác chiến này không phải là lục quân hay không quân mà chính là các hacker máy tính, tức “chiến binh Cyber” - theo thuật ngữ quân sự.
Khi chiến tranh mở màn, Mỹ sẽ dùng chiến thuật “làm mù”, tấn công vào các hệ thống mạng và hệ thống vệ tinh, dùng để chỉ huy-kiểm soát các loại tên lửa phương tiện tác chiến khác của địch. Ngoài ra, họ còn đồng loạt tấn công từ trên không và trên biển vào một số “mục tiêu mềm” của Trung Quốc, ví dụ như radar siêu đường chân trời.
Giai đoạn tiếp theo sẽ tấn công tàu chiến, tên lửa đạn đạo kiểu cơ động và một số trang bị trên biển và trên mặt đất khác. Các loại máy bay của lực lượng không quân, hải quân, hải quân đánh bộ Mỹ sẽ đảm trách nhiều nhiệm vụ, bao gồm cả ném bom trên lãnh thổ Trung Quốc.
Sự hoài nghi về khái niệm “Tác chiến không-hải nhất thể” của người Mỹ
Một số học giả, thậm chí là quan chức quân sự Mỹ hiện đang bày tỏ thái độ rất hoài nghi hiệu quả của khái niệm “Tác chiến không-hải nhất thể”. Điển hình là chuyên gia Harms, thuộc đại học quốc phòng Mỹ với nhận định đây là khái niệm “nguy hiểm và không ngừng leo thang nguy cơ”.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 41 của Trung Quốc​
Ông cho rằng, chiến lược quân sự của Washington nên làm giảm tối đa nguy cơ xung đột với Bắc Kinh. Nếu Trung Quốc tấn công trước trên vũ trụ hoặc trên không gian mạng, sẽ tạo được ưu thế trên các lĩnh vực khác, trực tiếp đe dọa đến thắng lợi của chiến lược “Tác chiến không-hải nhất thể”.
Về tiêu diệt vũ khí trên mặt đất của Trung Quốc, Bắc Kinh đang chuyển sang sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa, sử dụng nhiên liệu rắn, mang nhiều đầu đạn, ví dụ như Đông Phong 41 (DF-41), có tầm bắn xa trên 10.000km. Ưu điểm lớn nhất của loại tên lửa này là nó có thể phóng đi trong vòng vài phút và rất khó đánh chặn các đầu đạn con.
Các thông tin tình báo mà Washington thu thập được thể hiện rằng đây là một chiến lược không khả thi. Ông cũng nhận định, do rất khó phân biệt sự khác nhau giữa đòn tiến công bằng tên lửa thông thường và tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân nên sẽ làm tăng nguy cơ Trung Quốc phản công bằng vũ khí hạt nhân.
Ông Harms và ông Friedberg đều thừa nhận, hậu quả của chiến tranh giữa hai nước có vũ khí hạt nhân, đặc biệt là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là không thể lường trước được. Trong lịch sử, chiến tranh giữa các cường quốc đều sẽ kéo dài trong rất nhiều năm, điều này hoàn toàn trái ngược với phương châm chỉ phát động các cuộc chiến tranh ngắn ngày của cả Mỹ và Trung Quốc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top