[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mĩ, NaTo đang đẩy Nga tiến gần hơn tới TQ như một lựa chọn duy nhất, buộc hai bên thành đối tác chiến lược cả về kinh tế, quân sự. Vấn đề về Ucraina sẽ khiến Mĩ, phương tây phải ân hận khi để một TQ đầy tham vọng có cơ hội để vươn lên thành một cường quốc cả về kinh tế, quân sự, khiến không những Mĩ, phương tây mà ngay cả Nga cũng sẽ phải đau đầu trong tương lai không xa, bởi quan điểm của TQ là không có kẻ thù hay bạn bè vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tăng cường vũ khí hạt nhân: Trung Quốc đủ sức răn đe Mỹ?

Lo ngại Mỹ, Trung Quốc đang tăng cường khả năng hạt nhân của mình cả trên bộ và trên biển.

Lý do Trung Quốc phát triển các hệ thống vũ khí hạt nhân mới
Tháng trước, một cơ quan môi trường của Trung Quốc đã tiết lộ một vài tin tức quan trọng về công nghệ hạt nhân tên lửa của Bắc Kinh kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Đây có vẻ như là một sự cố rò rỉ thông tin khi Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Thiểm Tây cho biết trong một bản báo cáo tóm tắt về tiến độ thi công trên trang mạng nội bộ của trung tâm này rằng, giữa ngày 9 - 13/6, họ đã hoàn tất việc kiểm tra bảo vệ môi trường của một cơ sở quân sự trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm phát triển tên lửa Đông Phong - 41 (DF-41).
Tin này đã nhanh chóng xuất hiện trên trang mạng của tờ Hoàn cầu Thời báo (Trung Quốc). Tuy nhiên, sau đó trong ngày, nó đã bị gỡ bỏ trên tất cả các trang mạng tin tức của Trung Quốc, trong đó có cả Hoàn cầu Thời báo và trang web của Trung tâm Quan trắc Môi trường đã bị "đóng cửa". Bộ quốc phòng Trung Quốc đã không đưa ra lời bình luận nào về vụ việc này. Quân đội Trung Quốc thường xuyên bảo mật thông tin và Hoàn cầu Thời báo trước đó đã không thừa nhận sự tồn tại của tên lửa DF-41.
Đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ báo cáo trước Quốc hội nước này rằng Bắc Kinh đang phát triển tên lửa DF-41 – một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa di động thế hệ tiếp theo có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân và khi tấn công, các đầu đạn có thể tách ra, đánh vào nhiều mục tiêu khác nhau.
Tên lửa trên của Trung Quốc đã được khái niệm hóa trong nhiều năm, thậm chí trước khi quá trình hiện đại hóa quân sự của nước này diễn ra hàng thập kỷ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không thừa nhận việc phát triển Đông Phong-41 cho đến khi cơ quan môi trường của tỉnh Thiểm Tây vô tình để lộ thông tin.
BÀI LIÊN QUAN


Tin tức về DF-41 được đưa ra trong bối cảnh có những báo cáo rằng Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm tên lửa trên đất liền mới DF-31A.
Các quan chức Mỹ cũng cho rằng Trung Quốc sẽ đưa tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân vào hoạt động trong năm nay. Trong khi đó, máy bay có khả năng ném bom hạt nhân H-6K đã trở thành một phần của kho vũ khí nước này vào năm ngoái.
Nói chung, các loại vũ khí trên đại diện cho một bộ ba hạt nhân, tiêu chuẩn cũ mà nhiều thập kỷ Mỹ muốn duy trì sự tồn tại trong một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu.


Máy bay ném bom tầm xa H-6K của Trung Quốc.​

Theo các nhà phân tích, bộ ba vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vẫn còn bị mất cân bằng rất nhiều, chủ yếu thiên về các tên lửa được triển khai trên đất liền, bởi vì chiến đấu cơ của nước này không thể bay quá xa và các tàu ngầm của Trung Quốc không đảm bảo độ tin cậy trọn vẹn.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là: Tại sao Trung Quốc, một đất nước có chính sách "không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên", lại nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của mình tại một thời điểm mà Mỹ và Nga đang giảm dự trữ hạt nhân của họ?
Không có một nhà lãnh đạo nào ở Mỹ, Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác được cho là ủng hộ một cuộc tấn công hạt nhân trong môi trường toàn cầu ngày nay. Điều đó nói lên rằng, các nhà hoạch định quân sự được trả tiền để vạch ra các kịch bản trong trường hợp tồi tệ nhất và đưa ra những lựa chọn của họ.
Các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc đã tranh luận rằng cho đến nay họ vẫn đi sau Mỹ về thế trận hạt nhân và nó không phải là một sự răn đe hiệu quả. Thiếu tướng Yao Yunzhu, giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung – Mỹ thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc giải thích: "Các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mà Mỹ và các đồng minh đã triển khai hoặc đang có kế hoạch triển khai, có khả năng ngăn chặn vũ khí hạt nhân cũ của Trung Quốc, do đó có khả năng làm mất tác dụng thế răn đe hạt nhân của Trung Quốc".
Hơn nữa, theo ông Yun, các hệ thống tấn công tên lửa thông thường mà Mỹ đang phát triển có thể tấn công kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc mà “trong đó, nếu được thông qua như là một học thuyết chính thức, sẽ làm mất uy tín chính sách Không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc".
Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ cho biết kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được cho là có tổng cộng khoảng 250 đầu đạn hạt nhân, so với 2.104 đầu đạn hạt nhân hoạt động và hàng ngàn đầu đạn dự trữ của Mỹ.
Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng kho dự trữ của họ đang có nguy cơ bị xóa sổ bởi các máy bay, tên lửa và các vũ khí thông thường khác của Mỹ trong một cuộc chiến tranh giả định, Bắc Kinh sẽ có hai lựa chọn để bảo vệ khả năng hạt nhân của họ: tăng cường khả năng tấn công tiềm năng hoặc từ bỏ chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên.
Có thách thức được Mỹ?
Giờ đây, có lẽ Bắc Kinh đã lựa chọn phương án thứ 2. Trung Quốc đã chế tạo 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (Jin) - có khả năng mang các tên lửa JL-2 với tầm bắn ước tính khoảng 7.500km. "Điều này sẽ giúp cho Trung Quốc tăng cường khả năng răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy đầu tiên của mình, có thể là trước khi kết thúc năm 2014", Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear phát biểu trong một cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 3 vừa qua.

Tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc.
Theo một báo cáo của Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ được công bố năm 2009, mặc dù khả năng răn đe được coi là đáng tin cậy, nhưng khả năng sống sót của loại tàu ngầm này vẫn còn gây tranh cãi. Tàu ngầm lớp Tấn khá ồn – độ ồn còn lớn hơn so với tàu ngầm lớp Delta II của Nga được chế tạo cách đây 30 năm. Độ ồn chính là yếu tố gây nguy hiểm cho tàu ngầm và Mỹ có một số biện pháp để khai thác điểm yếu này.
Mặc dù Trung Quốc có thể phát triển một giải pháp chống tiếng ồn cho loại tàu ngầm trên, nhiều nhà phân tích Mỹ cho rằng lỗ hổng thiết kế trong các khoang tên lửa và hầm tàu khiến cho chúng không hoàn thiện về mặt cơ bản. Trung Quốc cũng không có kinh nghiệm trong việc chỉ huy và kiểm soát các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng không có nhiều kinh nghiệm với tên lửa trên đất liền, vốn cũng là lựa chọn duy nhất về khả năng tấn công lục địa Mỹ sau khi được phóng đi từ một nơi nào đó gần Trung Quốc. "Vì vậy, từ quan điểm đó, việc hiện đại hóa tên lửa trên đất liền có một ý nghĩa nào đó với Trung Quốc", Giáo sư Vipin Narang tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và là tác giả của một cuốn sách xuất bản gần đây về chiến lược hạt nhân cho biết.
Ngoài ra bất kỳ một cuộc tấn công thông thường, một sự đối phó bằng hạt nhân của Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh giả định sẽ phải vượt qua 3 lớp phòng thủ lớn của Mỹ: Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, phần lớn trong số đó được triển khai trên các tàu chiến hiện diện tại Nhật Bản và các tàu tuần tra ở khu vực Tây Thái Bình Dương; hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trong không gian triển khai trên mặt đất (GMD); và hệ thống phòng không khu vực tầm cao. Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này đã đánh chặn thành công 65 trong tổng số 81 mục tiêu trong các vụ thử được thực hiện từ năm 2001.
 

tranvuhoang2005

Xe điện
Biển số
OF-11454
Ngày cấp bằng
7/11/07
Số km
2,509
Động cơ
554,425 Mã lực
"Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng quân đội bảo vệ tài sản ở nước ngoài"

Mấy ngày tới, Trung Quốc sẽ triển khai tiểu đoàn bộ binh với 800 binh sĩ ở South Sudan, bảo vệ mỏ dầu, thiết bị khoan thăm dò và công dân Trung Quốc.

(http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Trung-Quoc-lan-dau-tien-su-dung-quan-doi-bao-ve-tai-san-o-nuoc-ngoai-post149806.gd)

---------------
Điều này mới thực sự ẩn họa đây, và đã thấy rõ âm mưu, rồi cứ lấy cớ bảo vệ nhà máy, cơ sở công nghiệp, Trung Quốc sẽ ém quân công khai, rồi một ngày nào đó Vũng Áng, Tây Nguyên....bắt đầu ùn ùn quân đội Trung Quốc lập căn cứ với chiêu bài trên thì điều gì xảy ra? Nhớ lại cảnh báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thư gửi Trung ương nhiều năm trước, giờ thì có vẻ như Trung Quốc đã không còn giấu diếm dã tâm "xâm lược mềm" của mình nữa rồi.

Cần phải có ngay điều luật gì đó bổ sung, rằng, nghiêm cấm việc nước ngoài đưa quân đội vào lãnh thổ quốc gia vì những mục đích bảo vệ hòa bình, an ninh kinh tế của họ, đại loại thế, chặn trước đi thì còn kịp
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ tập trận vạn quân phá chiến lược “chống tiếp cận” TQ
(Lực lượng vũ trang) - Gần hai vạn quân, hàng chục tàu chiến, máy bay của Mỹ chuẩn bị tham gia cuộc tập trận nhằm đối phó chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc

Cuộc diễn tập quy mô lớn
Theo thông tin từ Hạm đội 7 (hạm đội Thái Bình Dương) của Mỹ, ngày 15/9/2014, quân đội Mỹ sẽ bắt đầu cuộc tập trận "Valiant Shield 2014", kéo dài đến ngày 23/9/2014. Cuộc tập trận này được tổ chức hai năm một lần và quy mô rất lớn.
Đại diện chỉ huy của Hạm đội 7 cho biết sẽ có hơn 18.000 lính, 19 tàu chiến, hơn 200 máy bay chiến đấu các loại tham gia tập trận. Mỹ đã điều động 2 tàu sân bay là USS George Washington và USS Carl Vinson tham gia.
Lầu Năm Góc cho biết, nội dung của Valiant Shield năm nay sẽ chú trọng vào các khoa mục tác chiến theo học thuyết "chiến đấu Không - Biển" (Air-Sea Battle). Học thuyết này nhằm bẻ gãy, đập tan chiến lược chống tiếp cận của quân đội đối phương.
Mỹ đang nhắm vào ai?
Dù Lầu Năm Góc không chỉ rõ họ sẽ đập tan chiến lược chống tiếp cận của quân đội nào, nhưng đã liên tiếp có những thông tin từ giới phân tích đánh giá, mục tiêu lớn nhất của Mỹ chính là Trung Quốc.
Hạm đội 7 của Mỹ tác chiến Hiện tại, Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược chiến tranh này bằng việc đầu tư rầm rộ vào việc phát triển tên lửa đạn đạo hiện đại và tác chiến điện tử, nâng cao chất lượng, số lượng của lực lượng tàu ngầm, tàu khu trục có khả năng mang tên lửa.
Bắc Kinh đã tìm cách ngăn chặn sức mạnh tấn công của các đội tàu sân bay chiến đấu của Hải quân Mỹ bằng việc triển khai các tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21 D, đồng thời khi tác chiến trên mặt biển Hải quân của họ dựa vào các tàu tấn công cao tốc có tầm hoạt động 300 hải lý được trang bị các tên lửa siêu thanh chống tàu chiến với đặc tính bay thấp trên mặt biển có thể tạo ra hàng rào hoả lực chống một nhóm tàu chiến ở khoảng cách gần.
Trung Quốc đã tăng cường khả năng tấn công - phòng thủ vùng ven biển của họ dựa trên các tên lửa chống tàu chiến có thể tạo ra sự thay đổi luật chơi ở các vùng biển có hoạt động hàng hải nhộn nhịp.
Việc họ triển khai các hạm đội gồm tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngầm được trang bị hoả lực mạnh gồm các tên lửa chống tàu chiến ở các vùng biển gần Biển Đông, eo biển Đài Loan sẽ tạo ra thách thức và là mối hiểm hoạ đối với các lực lượng hải quân khác nhau.
Việc Trung Quốc triển khai các tàu tấn công cao tốc diễn ra ở thời điểm khi Mỹ cố gắng tìm cách làm suy yếu sức chiến đấu của Hải quân Trung Quốc bằng cách tăng cường lực lượng chiến đấu của hải quân nước này thông qua các động thái khác nhau như triển khai các máy bay do thám không người lái (UAV) và cho các tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu chiến tiếp tục tuần tra ở vùng biển nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương cũng như giữa Biển Đông và biển Hoa Đông.
Khinh hạm hai thân có khả năng mang tên lửa chống hạm Hộ Bắc Mẫu lớp 022 của Trung Quốc - con át chủ bài trong chiến lược chống tiếp cận Chiến lược chống tiếp cận còn được phát triển thêm một tầng nữa khi Bắc Kinh tiếp tục cho ra đời học thuyết chiến tranh không đối xứng nhằm đánh bại các lực lượng ưu việt của đối thủ, giành thắng lợi trong một cuộc chiến không cân sức.
Chiến lược trên liên quan tới việc triển khai các tàu ngầm, tên lửa siêu thanh chống tàu chiến, ngư lôi tấn công tốc độ cao SHKVAL (bão tuyết), và loại thuỷ lôi mới siêu lớn được phóng bằng rốckét theo hướng từ đáy biển lên được tàu ngầm đặt thành từng chùm để có thể tạo ra đòn tấn công hàng loạt vào tàu sân bay.
Một trong các loại tàu chiến đấu tầm trung quan trọng của Hải quân Trung Quốc là tàu tấn công cao tốc có 3 lớp vỏ được biết tới như loại tàu lớp Hộ Bắc Mẫu 022 sử dụng công nghệ rẽ sóng của mẫu tàu hai thân giống loại thuỷ phi cơ hai thân và vòi phun nước cực mạnh tạo thành lớp bọt nước che phủ thân tàu khiến đối phương khó phát hiện mục tiêu.
Loại tàu Mẫu 022 có khả năng tấn công mục tiêu ở cự ly ngoài đường chân trời (OTH) với hệ thống hoả lực cho phép tạo ra hàng rào hoả lực tên lửa siêu thanh chống tàu chiến bằng tên lửa YJ-83.
Hải quân Trung Quốc hiện có khoảng 83 tàu tấn công cao tốc lớp Hộ Bắc Mẫu 022 có thể tạo ra lưới lửa gồm 640 tên lửa hành trình chống tàu (ASCM) và bay với tốc độ siêu thanh. Ngoài tàu lớp Hộ Bắc Mẫu 022, Hải quân Trung Quốc còn có các loại tàu tấn công cao tốc loại cũ như lớp Hộ Kiến Mẫu 037 II mang tên lửa C-802 và lớp Hộ Tân Mẫu 077 IG được trang bị các loại tên lửa C-801,802 và 803 chống tàu chiến.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ Phải nói rằng Trung Quốc đã từ lâu xác định họ sẽ phải đối đầu với Mỹ, và họ đã chủ động tìm đủ mọi cách, đưa ra đủ mọi học thuyết để đối phó. Việc Washington tập trận để kiểm chứng những học thuyết của mình để đáp lại là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Mỹ không đơn độc
Một vấn đề khác, dù Trung Quốc đưa ra đủ loại học thuyết, chiến thuật, nhưng họ sẽ luôn thua Mỹ ở một thứ vũ khí quan trọng – đồng minh. Tiêu biểu trong cuộc chơi “chống tiếp cận” và phá “chống tiếp cận” này ở Thái Bình Dương, Nhật Bản nổi lên như một tướng tiên phong.
Từ lâu, Nhật Bản đã đọc ra chiến lược của Trung Quốc và chủ động phát triển quân đội của mình theo hướng hỗ trợ, hộ công cho quân đội Mỹ. Tiêu biểu trong việc đối phó với hạm đội ngầm của Trung Quốc, Nhật vừa cho ra mắt tàu sân bay trực thăng có khả năng trang bị ít nhất 15 trực thăng các loại. Ngoài ra, họ biên chế thêm hai tàu đổ bộ tấn công lớp Hyuga có thể mang nhiều nhất 11 trực thăng các loại. Có thể nói, Nhật Bản đang là ông vua trong khả năng chống ngầm trên Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Nhật cũng đang ra sức trang bị cho mình khả năng phòng thủ tên lửa, đánh chặn tên lửa mà chỉ huy của Hạm đội 7 Thái Bình Dương của Mỹ đã phải nhìn nhận rằng “không thua kém nước Mỹ.”
Rào cản lớn nhất của Nhật Bản về hiện đại hóa vũ khí, gia tăng sức mạnh quân sự nằm ở bản Hiến pháp hòa bình. Tuy nhiên chỉ trong năm 2014, bản Hiến pháp này đã liên tiếp được sửa đổi, diễn giải lại. Trao cho Nhật Bản khả năng tự vũ trang và vũ trang mạnh mẽ.
Trung Quốc sẽ không chỉ phải đối mặt với một mình nước Mỹ, mà họ sẽ phải đối diện với những chuỗi đảo liên tiếp từ đồng minh của Mỹ. Bắc Kinh có thể chống những hạm đội viễn chinh của Mỹ, nhưng khó có thể chống được sợi xích chuỗi đảo đang ngày càng siết chặt, trải từ Hoa Đông đến Biển Đông.




Nga 'vùi dập' tên lửa Hồng Kỳ 10 Trung Quốc
(Bình luận quân sự) - Chuyên gia Nga đã đưa người TQ “về mặt đất” khi nhận xét rất "phũ phàng" về TLPK Hồng Kỳ-10 mà chuyên gia QS nước này đang tung hô ầm ĩ.

Trong bản tin truyền hình tối 10-9, các quan chức quân sự Trung Quốc đã thông báo về việc ra mắt loại khí tài quân sự mới nhất của nước này. Đó là một hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến được đánh giá là có "tỷ lệ thành công cao" trong việc đánh chặn các tên lửa và máy bay.
Tin truyền hình không đưa ra chi tiết các tham số, tính năng chiến kỹ thuật của loại tên lửa này mà chỉ cho biết, tên lửa đất đối không Hồng Kỳ-10 (HQ-10), được phóng đi từ các chiến hạm mặt nước và bệ phóng di động trên mặt đất, sẽ phát nổ khi va chạm với mục tiêu ở trên không, có xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” số ra ngày 11-9 đưa tin loại vũ khí này sẽ giúp bảo vệ các tàu chiến đánh chặn tên lửa hành trình trên một khu vực nhất định và sẽ được triển khai song song với một hệ thống phòng không khu vực, vốn bao trùm một phạm vi rộng lớn hơn nhưng thời gian phản ứng cũng chậm hơn.
Trung Quốc đã mua khá nhiều loại tên lửa phòng không hạm Nga​
Dẫn lời các chuyên gia, tờ báo cho biết các tên lửa này có khả năng đánh chặn rất đa năng, có thể được sử dụng để bảo vệ các lực lượng mặt đất trước các cuộc không kích của "máy bay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình”, thông qua hệ thống phóng tên lửa kiểu cơ động trên đường quốc lộ.
Theo CCTV, trong tương lai gần hệ thống tên lửa này sẽ được trang bị rộng rãi cho quân đội Trung Quốc nhờ tính linh hoạt và gọn nhẹ của nó. Tên lửa Hồng Kỳ 10 đã được bố trí trên tàu sân bay Liêu Ninh và tàu hộ vệ lớp 056 của hải quân Trung Quốc từ năm 2011, để trở thành “lá chắn thép” bảo vệ tàu chiến Trung Quốc trước các chiến hạm đối phương.
Trong khi đó, Phó Tổng biên tập tạp chí “Tàu thuyền hiện đại” Lan Yun nhận định: "Là một tên lửa phòng thủ hàng đầu của hải quân, Hồng Kỳ-10 thể hiện tính năng ứng phó đặc biệt nhanh trước các tên lửa tầm thấp mà các hệ thống phòng thủ khu vực không thể đánh chặn".
Trung Quốc cũng đã mua sắm tên lửa phòng không hạm tầm trung Shtil​
Ông này cũng cho biết, những tên lửa hành trình chống hạm bay cách mặt biển chỉ 1,5-10m với vận tốc siêu âm thuộc dạng rất khó đánh chặn. Hệ thống phòng không này chỉ mất 10 giây để chuẩn bị phóng, có thể đánh chặn rất tốt các mục tiêu dạng này.
Ông Lin Yuchen, một chuyên gia về tên lửa tại Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Vũ trụ Trung Quốc cho rằng hệ thống Hồng Kỳ 10 được trang bị các thiết bị dò tia vi sóng và hồng ngoại có thể bảo vệ chắc chắn cho tàu chiến trước các loại lên lửa chống hạm được dẫn đường bằng hai loại tia này.
Một chuyên gia hải quân khác tên là Li Jie (Lý Kiệt) còn “nổ” rằng hệ thống tên lửa được trang bị cảm biến kép này có thể chống lại hoạt động gây nhiễu của đối phương để có được độ chính xác cực cao. Tên lửa Hồng Kỳ 10 đã được trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh, bảo vệ nó trước các mối đe dọa của chiến hạm mặt nước đối phương.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung trên mặt đất HQ-16​
Những năm gần đây, Bắc Kinh đã và đang tăng cường sức mạnh quân sự nước này cũng như phạm vi hoạt động của hải quân. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thường hối thúc tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước và thực lực của các quân binh chủng trong lực lượng vũ trang để "đánh thắng mọi cuộc chiến tranh tương lai".
Trước việc các chuyên gia quân sự và truyền thông Trung Quốc đang “nổ” ầm ĩ về loại tên lửa phòng không “siêu tiên tiến” của mình, các chuyên gia Nga cho rằng hệ thống phòng không "Hồng Kỳ-10" được thiết kế để giáng trả cuộc tấn công tên lửa của Hoa Kỳ và chứng tỏ rằng, Trung Quốc đang nỗ lực để trở thành một cường quốc đại dương.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Nga đã rất “phũ phàng” khi thẳng thắn nhận định, đối với Bắc Kinh đây là một bước đột phá lớn, nhưng hệ thống này chỉ ngang hàng với các hệ thống phòng không của Liên Xô hồi cuối những năm 70 - đầu những năm 80 của thế kỷ trước.
Tàu hộ vệ Type 054A mang số hiệu 569 Ngọc Lâm đang phóng tên lửa phòng không Hải Hồng Kỳ 16 (HHQ-16) trong một cuộc tập trận​
Trong bản tin truyền hình, tên lửa được phóng từ các chiến hạm mặt nước và bệ phóng di động trên mặt đất đã tiêu diệt các mục tiêu giả định trên không của đối phương. Bài bình luận lưu ý rằng, hệ thống này trước hết là để bảo vệ các tàu chiến ở cự ly gần, những tên lửa chống hạm tầm thấp sát mặt biển sẽ là mục tiêu chính của nó.
Chuyên gia quân sự Vladimir Yevseyev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách xã hội của Nga, nói: “Trung Quốc đang gia tăng tiềm lực của các chiến hạm mặt nước. Để làm như vậy phải có một hệ thống phòng không đáng tin cậy. Điều này cho thấy rằng, Bắc Kinh đang chuẩn bị bước ra ngoài vùng biển ven bờ”.
Ông Yevseyev nhận định, Trung Quốc thiết kế HQ-10 cho nhiệm vụ phòng chống cuộc tấn công tên lửa của Hoa Kỳ. Khả năng đánh chặn tên lửa ở tầm thấp cho thấy rằng, "Hồng Kỳ-10" được thiết kế chủ yếu để đánh chặn tên lửa hành trình trên bệ phóng di động chứ không thiên về đánh chặn các mục tiêu trên không.
Vì vậy, những tên lửa này hoạt động không hiệu quả trên bờ biển với địa hình phức tạp. Do đó, mục đích chính của "Hồng Kỳ-10" là bảo vệ các chiến hạm khỏi các tên lửa hành trình chống hạm chứ không thiên về chống các tên lửa hành trình tấn công đất liền. Điều này cho thấy rằng, Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc đại dương.
Cận cảnh hệ thống phòng không hạm khu vực S-300FM của Nga (Trung Quốc cũng đã mua các hệ thống này)​
Tính năng chiến đấu của "Hồng Kỳ-10" được giữ bí mật. Tuy nhiên, như tin đã công khai là hệ thống này chỉ mất 10 giây để phóng. Theo ý kiến của Tiến sĩ Khoa học Quân sự Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị, đó là thông số rất bình thường.
Ông khẳng định: “Tham số nay không có gì đặc biệt. Phản ứng trong 10 giây là thời gian khá dài. Các hệ thống tên lửa phòng không kiểu cũ có kết cấu hệ thống phức tạp hơn rất nhiều của Nga cũng được phóng sau thời gian chuẩn bị như vậy, ví dụ như hệ thống phòng không tầm cao, tầm xa S-300 và các phiên bản của nó đặt trên tuần dương hạm”.
Ông tuyên bố, đối với các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung thì đó là thông số tốt. Còn đối với các hệ thống phòng không tầm ngắn chống máy bay, thời gian 10 giây để phóng không có gì đặc biệt. Vì vậy, không thể coi "Hồng Kỳ-10" là một bước đột phá tuyệt vời, đó là một hệ thống rất thông thường.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc khoe tăng MBT-3000

VietnamDefence - Tổng công ty công NORINCO (Trung Quốc) đã tiết lộ xe tăng chủ lực mới MBT-3000 dùng để xuất khẩu.
MBT-3000 (Norinco) Đây là biến thể mới của xe tăng vốn còn có tên là VT-4. Xe tăng cải tiến khác với mẫu cơ sở ở chỗ có giáp phức hợp ở phần trước thân xe và các tấm chắn sườn xe cũng làm từ vật liệu composite.

Các tấm chắn sườn xe bảo vệ bộ phận vận hành, có các móc treo giáp phản ứng nổ. Biến thể cải tiến MBT-3000 còn có tháp súng 12,7 mm điều khiển từ xa dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt đất và trên không. Chỉ có trưởng xe có thể tác xạ súng máy này. Theo đơn đặt hàng, VT-4 cũng có thể lắp hệ giáp phòng vệ tích cực GL-5.

Xe tăng được trang bị 1 pháo nòng trơn 125 mm với bộ hút khói hơi dịch chuyển khỏi điểm giữa về phía gốc nòng. Nòng không có vỏ cách nhiệt. Pháo được trang bị máy nạp đạnk tự động phương ngang, nạp đạn theo thứ tự đạn-liều phóng. Xe có hệ thống điều khiển hỏa lực hoàn toàn kỹ thuật số.

NORINCO khoe khoang xe tăng mới MBT-3000 là loại uy lực nhất trong các loại xe tăng xuất khẩu của Trung Quốc. Biến thể đầu tiên VT-4 đã được giới thiệu vào tháng 6/2012 tại triển lãm vũ khí Eurosatory ở Paris, Pháp. Ngoài MBT-3000, NORINCO còn chào bán các xe tăng chủ lực MBT-2000 48 tấn và VT2 42 tấn.



Nguồn: Jane’s, Lenta, 12.9.2014.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc chào bán tên lửa “rồng bay 50” tới châu Phi

(Kiến Thức) - Trung Quốc lần đầu giới thiệu tên lửa phòng không tầm trung Sky Dragon 50 ở triển lãm AAD 2014 ở Nam Phi.

Tổng công ty Công nghiệp Quốc phòng phương Bắc (NORINCO) lần đầu giới thiệu biến thể cải tiến của hệ thống phòng không tầm trung Sky Dragon 50 (rồng bay) ở Triển lãm quốc phòng châu Phi (AAD 2014), đang tổ chức ở Pretoria từ 17-21/9.
Nguyên mẫu Sky Dragon được giới thiệu tại triển lãm quân sự Eurosatory 2012 với hệ thống radar cơ động IBIS-150 (hoặc là IBIS150) hỗ trợ xe phóng, mỗi xe mang 4 tên lửa. Ở thời điểm đó, NORINCO nói rằng hệ thống đang đi đến giai đoạn phát triển cuối cùng.
Bệ phóng tự hành hệ thống Sky Dragon 50.

Hai năm sau, NORINCO tiếp thị hệ thống với radar IBIS-200, được miêu tả là hệ thống radar tầm trung/độ cao lớn với khả năng “sống sót cao” và “kháng nhiễu tốt”.
“Radar IBIS-200 được thiết kế để đối phó với tất cả các loại máy bay cánh bằng, trực thăng tấn công, UAV, tên lửa không đối đất, tên lửa hành trình không đối đất xâm nhập từ độ cao trung binh, thấp hoặc cực thấp”, tài liệu tiếp thị của NORINCO cho biết.
Radar có tầm hoạt động 250km nếu ở chế độ cảnh báo sớm – mạnh hơn so với IBIS-150 chỉ có thể quét ở tầm 130km – và 150km ở chế độ chỉ thị mục tiêu.
Nó có khả năng bám bắt mục tiêu ở cự ly 3-50km và độ cao từ 30m tới 10.000m, Sky Dragon 50 có thể “đánh chặn hiệu quả mục tiêu bay tầm cao, tầm trung, tầm thấp và cực thấp”, NORINCO cho biết.
Radar IBIS-200.

NORINCO còn mạnh miệng tuyên bố rằng, một khẩu đội Sky Dragon 50 có thể tham chiến đồng thời với 12 mục tiêu và có khả năng bắn – quên để giảm gánh nặng cho hệ thống phát hiện mặt đất.
Hệ thống tên lửa phòng không sử dụng biện pháp điều khiển kết hợp gồm: hệ thống định vị quán tính, hiệu chỉnh vô tuyến và radar dẫn đường bán chủ động. Tên lửa là bản mở rộng và cấu hình lại từ tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn SD-10. Nó có thể di chuyển với tốc độ hơn 1.000m/s và cơ động rất cao, với quá tải 38 g.
Cái tên Sky Dragon được thay đổi thành Sky Dragon 50 sau khi NORINCO ra mắt hệ thống phòng không tầm thấp mang tên Sky Dragon 12. Mỗi xe Sky Dragon 12 có thể mang 12 tên lửa và có thể đồng thời bám bắt 4 mục tiêu ở cự ly 2-12km, độ cao từ 15m tới 5.000m.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ bóc trần sức mạnh vũ khí trên không top đầu TQ
(Vũ khí) - Tạp chí Lợi ích Quốc gia (National Interest) của Mỹ vừa đăng tải bài viết về 6 loại vũ khí chiến đấu trên không mạnh nhất hiện nay của Trung Quốc.

Bài viết cho hay, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Quốc không cần thiết phải có một đội quân hùng hậu, cũng không cần không phải tiến hành cuộc chiến tranh lớn bên ngoài biên giới. Tuy nhiên, không quân nước này không còn là một lực lượng lạc hậu, không đủ sức mạnh vượt biên giới như trước kia nữa.
Hiện nay, cùng với nền kinh tế phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, lợi ích của Trung Quốc cũng đã vượt khỏi biên giới nước này, thực tế còn vượt qua cả khu vực lợi ích truyền thống ở Đông Á, vươn ra phạm vi toàn cầu.
Theo đó, không quân Trung Quốc cũng đang nổi lên với bộ mặt hoàn toàn mới, đủ khả năng hỗ trợ lợi ích cho quốc gia, thậm chí nó còn đủ khả năng thách thức những thế lực lớn như Mỹ và Nhật Bản…
Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ non trẻ của Trung Quốc đang sản sinh ra hàng hàng loạt hệ thống vũ khí đáng chú ý. Từ các tên lửa hành trình vận tốc thấp đến vũ khí siêu thanh với tốc độ Mach 5, từ các máy bay ném bom dựa trên các thiết kế có từ 60 năm trước đến các máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ 5. Điều đó cho thấy không quân Trung Quốc đã đạt được bước nhảy vọt lớn.
1. Vũ khí siêu thanh WU-14
Hiện Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu khai thác loại vũ khí bay có tốc độ siêu thanh mang tên WU-14. Loại vũ khí siêu thanh này có tốc độ gấp 5 đến gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Với tốc độ bay cực nhanh, vũ khí siêu thanh trở thành loại vũ khí rất khó có thể đánh chặn.
Loại vũ khí siêu thanh có mật danh WU-14 được Trung Quốc thử nghiệm thành công lần đầu tiên ngày 9-1-2014, tại trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây. Tuy nhiên vụ thử nghiệm lần 2 vào ngày 7-8-2014, cũng tại trung tâm phóng vệ tinh này đã không được như mong đợi.
Vũ khí siêu thanh có rất nhiều ưu thế vượt trội. Tính cơ động của loại vũ khí siêu thanh này cực kỳ cao, có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên toàn thế giới chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, hiện nay khó có hệ thống phòng không nào có thể bắn hạ được vũ khí siêu thanh này.
2. Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 (“Không Cảnh -2000”)
KJ-2000 là máy bay cảnh báo sớm trên không chủ chốt không quân Trung Quốc. Nó được trang bị radar quét mảng pha điện tử, có thể tiến hành dò tìm từ mọi hướng, chủ yếu dùng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không và trên mặt nước, với khoảng cách lên tới 300 dặm Anh (khoảng 483 km)
Đối với Trung Quốc, ngoài việc sử dụng KJ-2000 để giám sát trên đất liền, nó còn được sử dụng tại cả các khu vực biển phía Đông và phía Nam của Trung Quốc (Tức cả khu vực biển Đông và biển Hoa Đông)
KJ-2000 khiến cho sức mạnh không quân Trung Quốc tăng lên gấp bội, loại máy bay này không những thực hiện nhiệm vụ trinh sát, phát hiện máy bay địch, mà còn thực hiện nhiệm vụ chỉ huy điều khiển các nhóm máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
3. Máy bay ném bom H-6
H-6 là loại máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc. Loại máy bay này được Liên Xô sản xuất từ những năm 1950 với tên gọi là Tu-16, sau đó công nghệ chế tạo được chuyển giao cho Trung Quốc.
Theo đó, Trung Quốc đã tiến hành cải tiến loại máy bay này phù hợp với ứng dụng thực tế trên cơ sở giữ nguyên kiểu dáng, nhằm thực hiện các nhiệm vụ mới. Hiện Trung Quốc còn sử dụng các phiên bản H-6K, H-6M cho lực lượng không quân và không quân của hải quân
Việc cải tiến manh tính ứng dụng thực tế nhất chính là H-6 có khả năng mang theo đến 6 tên lửa hành trình tầm xa “Trường Kiếm- 10” (CJ-10). Mục đích thiết kế “cặp đôi” H-6/CJ-10 của Trung Quốc là nhằm nâng cao năng lực tấn công chính xác mọi mục tiêu tầm xa trên mặt đất.
4. Máy bay tiếp dầu trên không IL-78
Hiện nay, cùng với việc tăng cường chủ trương chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc không ngừng điều các loại chiến đấu cơ tới các khu vực cách xa lục địa, như khu vực đảo Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, các khu vực đảo đá ở quần đảo Trường Sa, tính từ các căn cứ không quân ở Hải Nam tới các khu vực tranh chấp ở Trường Sa có khoảng 1500km.
Với khoảng cách đó, hiện nay ngoài loại máy bay duy nhất của Trung Quốc có khả năng tác chiến tại Trường Sa là máy bay ném bom H-6K, các loại máy bay chiến đấu đến hoạt động tại khu vực này đều cần phải sử dụng máy bay tiếp dầu trên không IL-78 để tiếp dầu trên không.
IL-78 là loại máy bay được cải tiến từ loại máy bay vận tải IL-76, lượng dầu mà nó mang theo đủ để tiếp đến 20 lần cho loại máy bay J-10. IL-78 được trang bị 3 ống tiếp dầu để có thể cùng lúc tiếp nhiên liệu cho 3 máy bay hoạt động trên không.
IL-78 có chiều dài 46,59 m, chiều cao 14,76 m, sức chứa 85,720 kg, sải cánh 50,5 m, diện tích cánh 300 m2, trọng lượng rỗng 72.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 210.000 kg, tốc độ chuyển nhiên liệu 1361 kg/phút, vận tốc tối đa 850 km/h, tầm bay 7.300 km, trần bay 12.000 m.
5. Hệ thống tên lửa hành trình “Đông Hải-10” (DH-10)
Đông Hải-10 là tên lửa hành trình đã được Trung Quốc phát triển trong nhiều thập kỷ và có thể có áp dụng công nghệ lấy cắp từ tên lửa Tomahawk. Khả năng tên lửa hành trình của Trung Quốc đã thử nghiệm thành công, tuy nhiên những thông tin về quá trình phát triển của nó thì vẫn còn nằm trong vòng bí mật.
DH-10 được cho là sử dụng kết hợp các hệ thống dẫn đường quán tính, dẫn đường địa hình phối hợp và dẫn đường vệ tinh. Theo số liệu của Trung Quốc, biến thể mới nhất của DH-10 là DH-10A (phiên bản phóng từ trên không được gọi là “Trường Kiếm-10”, tức CJ-10) có sai số ước tính không quá 10 m.
Mặc dù nhiều quốc gia sở hữu tên lửa hành trình, tuy nhiên với tình trạng mất cân đối trong phát triển quân sự của Trung Quốc, dường như tên lửa hành trình chiếm một vị trí độc tôn trong kho vũ khí của nước này.
Giống như lượng lớn những tên lửa đạn đạo thông thường tầm ngắn và tầm trung của Bắc Kinh, tên lửa hành trình DH-10 có thể được dùng để thay thế cho các loại chiến đấu cơ có người lái khi tấn công các mục tiêu ở tầm xa.
Khác với các tên lửa đạn đạo thông thường của Trung Quốc, tên lửa hành trình có thể né tránh radar đối phương và có khả năng tấn công chính xác mục tiêu địch. Các cuộc tấn công phối hợp của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình để áp đảo các hệ thống phòng thủ của đối phương được xem là kịch bản triển khai tác chiến lý tưởng.
6. Máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20
J-20 là một máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng, 2 động cơ đang được Trung Quốc phát triển. Đây là một dự án máy bay tiêm kích tham vọng nhất của Bắc Kinh từ trước cho đến nay, giúp họ gia nhập cuộc đua gia nhập máy bay chiến đấu thế hệ 5 của nước này.
Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn phát triển, nhưng cùng với J-31, J-20 là một trong những thành tựu ấn tượng đối với một quốc gia có nền công nghiệp hàng không vũ trụ còn tương đối non trẻ.
J-20 là một máy bay cỡ lớn có cánh tam giác với thân dài và rộng, trang bị hai động cơ turbin cánh quạt. Nó được thiết kế với 2 khoang vũ khí lớn bên trong, vừa đảm bảo được khả năng tàng hình, vừa có thể mang các tên lửa không đối không, không đối đất hoặc tên lửa chống hạm.
Vấn đề quan trọng nhất là trong tương lai J-20 sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ gì. Với tầm bay và các khoang vũ khí kể trên, J-20 có thể trở thành hoặc là một tiêm kích giành ưu thế trên không hoặc là máy bay ném bom oanh tạc, có khả năng sử dụng tầm bay và đặc tính tàng hình để vượt qua các hệ thống phòng không.
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,423
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Hàng Tàu toàn lai tạo lắp ghép, trông thì hoành tráng nhưng hiệu quả ntn phải đợi thực chiến với hàng Nga Mỹ.
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Xài hàng tàu chả có khí thế gì cả, cứ như đám mọi rợ.....
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Trung Quốc khoe tăng MBT-3000

VietnamDefence - Tổng công ty công NORINCO (Trung Quốc) đã tiết lộ xe tăng chủ lực mới MBT-3000 dùng để xuất khẩu.
MBT-3000 (Norinco) Đây là biến thể mới của xe tăng vốn còn có tên là VT-4. Xe tăng cải tiến khác với mẫu cơ sở ở chỗ có giáp phức hợp ở phần trước thân xe và các tấm chắn sườn xe cũng làm từ vật liệu composite.

Các tấm chắn sườn xe bảo vệ bộ phận vận hành, có các móc treo giáp phản ứng nổ. Biến thể cải tiến MBT-3000 còn có tháp súng 12,7 mm điều khiển từ xa dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt đất và trên không. Chỉ có trưởng xe có thể tác xạ súng máy này. Theo đơn đặt hàng, VT-4 cũng có thể lắp hệ giáp phòng vệ tích cực GL-5.

Xe tăng được trang bị 1 pháo nòng trơn 125 mm với bộ hút khói hơi dịch chuyển khỏi điểm giữa về phía gốc nòng. Nòng không có vỏ cách nhiệt. Pháo được trang bị máy nạp đạnk tự động phương ngang, nạp đạn theo thứ tự đạn-liều phóng. Xe có hệ thống điều khiển hỏa lực hoàn toàn kỹ thuật số.

NORINCO khoe khoang xe tăng mới MBT-3000 là loại uy lực nhất trong các loại xe tăng xuất khẩu của Trung Quốc. Biến thể đầu tiên VT-4 đã được giới thiệu vào tháng 6/2012 tại triển lãm vũ khí Eurosatory ở Paris, Pháp. Ngoài MBT-3000, NORINCO còn chào bán các xe tăng chủ lực MBT-2000 48 tấn và VT2 42 tấn.



Nguồn: Jane’s, Lenta, 12.9.2014.

Con này đầu xe sao bé thế, mà đáo để nó cũng làm được robot súng máy để trên tháp pháo :-q
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Hàng Tàu toàn lai tạo lắp ghép, trông thì hoành tráng nhưng hiệu quả ntn phải đợi thực chiến với hàng Nga Mỹ.
Thực chiến nhiều rồi, T-59, K63, Type 96....đều có chiến công bắn cháy xe tăng Nga, Mỹ
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc chào hàng châu Phi súng phóng lựu DZJ08

(Kiến Thức) - Trung Quốc đã giới thiệu mẫu súng phóng lựu DZJ08 thế hệ mới tới các nước châu Phi tại triển lãm AAD ở Nam Phi.


Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin, công ty quốc phòng Poly Technologies của Trung Quốc đã giới thiệu biến thể mới nhất của mẫu súng phóng lựu vác vai DZJ08 cỡ nòng 80mm, tại triển lãm quốc phòng và công nghệ hàng không vũ trụ Châu Phi (AAD) 2014. AAD là triển lãm quốc phòng thường niên lớn nhất Châu Phi được diễn ra hàng năm tại thành Pretoria, Nam Phi từ ngày 17/9-21/9.
Mẫu súng phóng lựu vác vai trên chỉ là mô hình trưng bày tại triển lãm lần này, và là một cách tiếp thị của Poly Technologies đối với các khách hành đến từ châu Phi. Điểm đặc biệt trong thiết kế của DZJ08 là nó được trang bị đầu đạn phân mảnh và bán kính sát thương chỉ ít hơn 7m, điều này sẽ làm giảm thương vong không muốn trong quá trình sử dụng DZJ08 trên chiến trường.
Mô hình trưng bày mẫu súng phóng lựu vác vai DZJ08 với đầu đạn phân mảnh.

Công ty Poly Technologies đang xúc tiến việc phát triển các mẫu súng phóng lựu vác vai có khả năng hỏa lực vừa phải, đủ khả năng phá hủy các công trình kiên cố, chống lại các mẫu xe bọc thép hạng nhẹ hay hỗ trợ hỏa lực trong chiến đấu.
Biến thể DZJ08 mới cũng sử dụng ống phóng tương tự như phiên bản cũ cùng với một số cải tiến. Công ty Poly Technologies cũng cho biết, DZJ08 thế hệ mới có độ ồn và khói khi bắn ít hơn, bên cạnh đó nó còn được trang bị các thiết ngắm mới giúp phù hợp hơn khi tác chiến trong môi trường đô thị.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mở bí mật "gan ruột" xe tăng Type 96 Trung Quốc

(Kiến Thức) - Bên trong xe tăng chiến đấu chủ lực Type 96 khá rộng rãi và được trang bị thiết bị điện tử tương đối hiện đại.

Mặc dù Type 99 là loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Trung Quốc song Type 96 mới chính là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp nước này.
Khoang chỉ huy của Type 96 khá rộng rãi, thiết bị điện tử bên trong cũng khá hiện đại
Khoang của lái xe với các đồng hồ hiển thị thông số về tốc độ, vòng tua của máy.
Vị trí nhắm mục tiêu của pháo thủ được trang bị kính ngắm ảnh nhiệt hoạt động ngày/đêm.
Một thiết bị bên trong khoang chỉ huy
Đây có thể là vị trí ngắm bắn của pháo thủ
Thiết bị điện tử trên xe tăng Type 96 đã tiến gần hơn đến hệ thống điện tử kỹ thuật số thường thấy trên các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại của phương Tây.
Các đồng hồ hiển thị thông số bên trong khoang của lái xe.
Trong cuộc đua xe tăng Biathlon 2014 vừa qua tại Nga, Type 96 được xếp thứ 3 đã cho thấy rằng xe tăng Trung Quốc không hề yếu như nhiều người vẫn lầm tưởng.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Vũ khí Trung Quốc tiếp tục đổ bộ vào châu Phi

(Kiến Thức) - Xuất hiện bằng chứng cho thấy, quốc gia Bắc Phi Maroc đã chính thức sở hữu hệ thống phòng không DK-9 của Trung Quốc.


Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho hay, gần đây một đoạn video quay tại Maroc đã tiết lộ việc, quân đội Maroc chính thức có trong trang bị tên lửa phòng không tầm ngắn DK-9 (hay còn gọi là Type 390 “lá chắn trên không”) do Trung Quốc sản xuất.
Theo một số nguồn tin, đạn tên lửa mà hệ thống này sử dụng được cải tiến từ tên lửa không đối không tầm ngắn PL-9D của Trung Quốc, trang bị đầu dẫn hồng ngoại. Được biết, tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không DK-9 không thể quá 8km.
Hệ thống phòng không tầm ngắn DK-9 của quân đội Maroc.

Căn cứ vào hợp đồng hai nước ký năm 2010, tổng cộng Maroc đã trang bị 6 khẩu đội tên lửa phòng không DK-9. Trước đó, chưa có bất kỳ bằng chứng nào liên quan đến việc quân đội Maroc đã có loại vũ khí này.
Hệ thống phòng không DK-9 được cấu hình từ 4 bệ phóng tên lửa DK-9 (mỗi bệ 4 đạn), pháo phòng không 2 nòng Type 90 và radar điều khiển hỏa lực.
Hiện nay, các quốc gia sử dụng vũ khí Trung Quốc chủ yếu là các nước ở châu Phi (ví dụ như Mali, Namibia, Rwanda, Nam Sudan, Sudan, Uganda...) và một vài quốc gia châu Á. Với đặc điểm giá cả phải chăng trong khi tính năng khá tốt khiến vũ khí Trung Quốc rất được ưa chuộng ở các nước có ngân sách nghèo.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Xài hàng tàu chả có khí thế gì cả, cứ như đám mọi rợ.....


Húc đổ cái Dinh độc lập hồi 75 cũng là hàng TQ đới cụ ạ .. từ khẩu sung tới đôi dép, lương khô trong chiến tranh chống Mỹ của mình .. cũng chủ yếu là hàng này ..
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Húc đổ cái Dinh độc lập hồi 75 cũng là hàng TQ đới cụ ạ .. từ khẩu sung tới đôi dép, lương khô trong chiến tranh chống Mỹ của mình .. cũng chủ yếu là hàng này ..
Lúc ấy, chiếc xe đạp Phượng Hoàng còn quý. còn bây giờ thấy Made in China là sợ rồi.....
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Một cánh cổng sắt chịu sao được một chiếc xe tải huống chi là xe tank, cổng dinh bán nước cứng sao được lòng yêu nước nhể.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top