- Biển số
- OF-295925
- Ngày cấp bằng
- 20/10/13
- Số km
- 914
- Động cơ
- 321,127 Mã lực
Sau Amur-1650, Nga tiếp tục bán S-400 cho Trung Quốc
(Bình luận quân sự) - Sau khi xác nhận thông tin bán 4 tàu ngầm Amur-1650, Nga tiếp tục công bố thông tin đàm phán hợp đồng bán hệ thống phòng không S-400 cho TQ.
Trung Quốc tiếp tục tin tưởng hệ thống phòng không Nga
Mới đây, đại diện Công ty hệ thống phòng không “Almaz-Antei” Nga tiết lộ, công ty này đang tiến hành đàm phán về việc bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 “Triumph” cho Bắc Kinh, đồng thời bày tỏ tin tưởng thương vụ này sẽ sớm trở thành hiện thực.
Bên cạnh đó, nguồn tin từ phương tiện truyền thông Nga cũng cho hay, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên có được hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 của Nga sản xuất. Sự kiện hợp tác quân sự giữa hai nước Nga-Trung lần này đã gây sự chú ý rất lớn từ phía Mỹ, Nhật và một số quốc gia khác.
Hiện nay, Trung Quốc đã sở hữu hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật do Nga phát triển là S-300. Loại tên lửa này được Nga lần lượt phát triển thêm 5 phiên bản khác nhau, bao gồm cả phiên bản phòng không hạm.
Năm 1991, Trung Quốc mua lô tên lửa S-300 đầu tiên thuộc loại S-300 PMU, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa), đồng thời mua kèm theo khoảng 384 quả tên lửa 5V55U, tổng trị giá hợp đồng 220 triệu USD. Ngay lập tức, chúng được triển khai để bảo vệ đầu não trung ương là thủ đô Bắc Kinh.
Năm 1994, Trung Quốc tiếp tục mua lô tên lửa phòng không thứ 2 thuộc loại S-300 PMU1, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa) và 196 quả tên lửa 48N6E. Tổng trị giá hợp đồng vào khoảng 400 triệu USD, thanh toán 1 nửa bằng tiền mặt, 1 nửa trả bằng hàng hóa. Các hệ thống phòng không này được triển khai ở khu vực Nam Kinh.
Các chuyên gia quân sự Bắc Kinh cho rằng, các hệ thống phòng không của Nga có tính năng hàng đầu thế giới, vượt trội các loại tên lửa của Mỹ. Nhận thức được tầm quan trọng của S-400, Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn sở hữu các hệ thống phòng không hiện đại nhất của quân đội Nga, từ trước đây rất lâu.
Ngay từ đầu năm 2014, đã có nguồn tin từ các phương tiện truyền thông cho rằng, Trung Quốc và Nga đang tiến hành đàm phán về hệ thống tên lửa S-400, và phía Nga đã để ngỏ ý tứ rằng, việc đàm phán vẫn còn đang gặp khó khăn, bởi hai bên đều giữ vững nguyên tắc riêng của mình.
Việc công bố thông tin hợp đồng mua bán hệ thống S-400 cho thấy, Trung Quốc tiếp tục tin tưởng các hệ thống phòng không Nga, sau khi đã mua hàng loạt các hệ thống tên lửa phòng không thế hệ thứ 3 như S-300 PMU, S-300 PMU1 và S-300 PMU2, làm nòng cốt bảo vệ không phận nước mình.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho rằng, hợp tác mua sắm vũ khí S-400 lần này giữa hai bên là rất cẩn thận, chân thực nhất từ trước tới nay. Đối với những hợp đồng mua sắm trước đây, ví dụ như hợp đồng mua Su-27, hai bên chỉ cần đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết khi đó, mọi chi tiết khác đều không thành vấn đề.
S-400 sẽ góp phần nâng cao năng lực phòng không Trung Quốc
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là hệ thống phòng không thế hệ thứ 4, được Cục thiết kế Almaz (Almaz Central Design Bureau) của Nga nghiên cứu, phát triển trên cơ sở hệ thống S-300P. Nó được ứng dụng hàng loạt các thành tựu khoa học mới, có thể phóng được các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung, tầm cao và các loại tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa.
S-400 ứng dụng tất cả các thành tựu nghiên cứu tiên tiến nhất của Nga trong lĩnh vực khoa học công nghệ, như vô tuyến điện, radar, chế tạo tên lửa, vi điện tử, máy tính…, trang bị các tên lửa có tầm bắn cực xa và radar theo dõi mảng pha mới, radar này có khả năng bao phủ tới 360 độ ở mọi hướng khác nhau.
Theo báo cáo, tên lửa được phóng từ S-400, khi tiếp cận mục tiêu ở một khoảng cách nhất định sẽ tự kích hoạt đầu đạn, hoặc có thể kích hoạt nhiên liệu dư thừa trong khoang nhiên liệu làm tên lửa nổ tung. Vì vậy, dù tên lửa không bắn trúng mục tiêu thì những mảnh vỡ của tên lửa vẫn có thể phá hủy mục tiêu địch.
Hệ thống S-400 có rất nhiều ưu điểm như có khả năng tàng hình và chống lại các biện pháp đối phó của kẻ địch, hệ thống radar mạnh mẽ và khả năng chống nhiễu tốt. Nó có thể tạo ra cấu trúc phòng không đa tầng với 3 tên lửa tầm bắn khác nhau, bổ sung cho nhau, có thể theo dõi hàng trăm mục tiêu và đồng loạt tấn công 36 mục tiêu cùng một thời điểm.
Báo chí Nhật Bản cũng khẳng định, nếu như Nga đồng ý bán hệ thống phòng không S-400 cho Trung Quốc, không những giúp Bắc Kinh tăng cường sức mạnh phòng thủ đa tầng, mà còn đặt quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi bao phủ của hỏa lực phòng không của các căn cứ trên đất liền Trung Quốc. Do đó Nhật Bản nhất thiết phải bố trí máy bay chiến đấu F-35 hoạt động tại đây để đối phó lại với hệ thống phòng không này.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-400 là từ 350-400 km, xa hơn rất nhiều so với S-300. nếu kết hợp với các hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ (HQ), Trung Quốc có thể xây dựng được hệ thống phòng không tầm gần - trung - xa có hiệu quả rất cao.
S-400 có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu cùng một loạt hay thuộc các tốp khác nhau, cả ở tầm gần lẫn tầm xa với hiệu suất bắn hạ rất cao. Có thể nói, sự xuất hiện của S-400 có tầm quan trọng đặc biệt đối với tổng thể thế trận phòng không, nâng cao rất nhiều khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho rằng, mối quan hệ hai nước Trung- Nga hiện nay đang trên đà phát triển vô cùng tốt đẹp, vì vậy hợp tác quân sự giữa hai nước cũng cần được điều chỉnh theo chiều hướng đó. Hiện tại cả hai bên đều có sự hợp tác về kinh tế và khoa học kỹ thuật, sau nay có thể sẽ kết hợp các ưu thế vì lợi ích chung.
Ví dụ như Nga có nền tảng khoa học kỹ thuật, tài nguyên phong phú, còn Trung Quốc có kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật trên một số lĩnh vực cũng không tồi, nếu như hai bên bắt tay hợp tác nhất định sẽ giành được hiệu quả rất cao.
(Bình luận quân sự) - Sau khi xác nhận thông tin bán 4 tàu ngầm Amur-1650, Nga tiếp tục công bố thông tin đàm phán hợp đồng bán hệ thống phòng không S-400 cho TQ.
Trung Quốc tiếp tục tin tưởng hệ thống phòng không Nga
Mới đây, đại diện Công ty hệ thống phòng không “Almaz-Antei” Nga tiết lộ, công ty này đang tiến hành đàm phán về việc bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 “Triumph” cho Bắc Kinh, đồng thời bày tỏ tin tưởng thương vụ này sẽ sớm trở thành hiện thực.
Bên cạnh đó, nguồn tin từ phương tiện truyền thông Nga cũng cho hay, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên có được hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 của Nga sản xuất. Sự kiện hợp tác quân sự giữa hai nước Nga-Trung lần này đã gây sự chú ý rất lớn từ phía Mỹ, Nhật và một số quốc gia khác.
Hiện nay, Trung Quốc đã sở hữu hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật do Nga phát triển là S-300. Loại tên lửa này được Nga lần lượt phát triển thêm 5 phiên bản khác nhau, bao gồm cả phiên bản phòng không hạm.
Năm 1991, Trung Quốc mua lô tên lửa S-300 đầu tiên thuộc loại S-300 PMU, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa), đồng thời mua kèm theo khoảng 384 quả tên lửa 5V55U, tổng trị giá hợp đồng 220 triệu USD. Ngay lập tức, chúng được triển khai để bảo vệ đầu não trung ương là thủ đô Bắc Kinh.
Năm 1994, Trung Quốc tiếp tục mua lô tên lửa phòng không thứ 2 thuộc loại S-300 PMU1, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa) và 196 quả tên lửa 48N6E. Tổng trị giá hợp đồng vào khoảng 400 triệu USD, thanh toán 1 nửa bằng tiền mặt, 1 nửa trả bằng hàng hóa. Các hệ thống phòng không này được triển khai ở khu vực Nam Kinh.
Hệ thống phòng không S-300 của Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc diễn tập
Bắc Kinh đã đặt mua lô tên lửa phòng không thứ 3 (S-300 PMU1) vào năm 2001, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa) và 196 quả tên lửa 48N6E với tổng trị giá hợp đồng cũng vào khoảng 400 triệu USD để triển khai bảo vệ Thượng Hải. Các chuyên gia quân sự Bắc Kinh cho rằng, các hệ thống phòng không của Nga có tính năng hàng đầu thế giới, vượt trội các loại tên lửa của Mỹ. Nhận thức được tầm quan trọng của S-400, Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn sở hữu các hệ thống phòng không hiện đại nhất của quân đội Nga, từ trước đây rất lâu.
Ngay từ đầu năm 2014, đã có nguồn tin từ các phương tiện truyền thông cho rằng, Trung Quốc và Nga đang tiến hành đàm phán về hệ thống tên lửa S-400, và phía Nga đã để ngỏ ý tứ rằng, việc đàm phán vẫn còn đang gặp khó khăn, bởi hai bên đều giữ vững nguyên tắc riêng của mình.
Việc công bố thông tin hợp đồng mua bán hệ thống S-400 cho thấy, Trung Quốc tiếp tục tin tưởng các hệ thống phòng không Nga, sau khi đã mua hàng loạt các hệ thống tên lửa phòng không thế hệ thứ 3 như S-300 PMU, S-300 PMU1 và S-300 PMU2, làm nòng cốt bảo vệ không phận nước mình.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho rằng, hợp tác mua sắm vũ khí S-400 lần này giữa hai bên là rất cẩn thận, chân thực nhất từ trước tới nay. Đối với những hợp đồng mua sắm trước đây, ví dụ như hợp đồng mua Su-27, hai bên chỉ cần đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết khi đó, mọi chi tiết khác đều không thành vấn đề.
Hệ thống phòng không S-300 của Nga đã trở thành “xương sống”của lực lượng phòng không Trung Quốc
Các chuyên gia quân sự phương Tây có ý kiến cho rằng, cấm vận của Mỹ và EU đối với Nga đã gây ra những hậu quả rất lớn. Việc Moscow nới lỏng các nguyên tắc cung cấp vũ khí cho Bắc Kinh xuất phát từ nguyên nhân gần đây Nga đang phải liên tiếp hứng chịu lệnh trừng phạt của phương Tây do vấn đề Ukraine.S-400 sẽ góp phần nâng cao năng lực phòng không Trung Quốc
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là hệ thống phòng không thế hệ thứ 4, được Cục thiết kế Almaz (Almaz Central Design Bureau) của Nga nghiên cứu, phát triển trên cơ sở hệ thống S-300P. Nó được ứng dụng hàng loạt các thành tựu khoa học mới, có thể phóng được các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung, tầm cao và các loại tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa.
S-400 ứng dụng tất cả các thành tựu nghiên cứu tiên tiến nhất của Nga trong lĩnh vực khoa học công nghệ, như vô tuyến điện, radar, chế tạo tên lửa, vi điện tử, máy tính…, trang bị các tên lửa có tầm bắn cực xa và radar theo dõi mảng pha mới, radar này có khả năng bao phủ tới 360 độ ở mọi hướng khác nhau.
Theo báo cáo, tên lửa được phóng từ S-400, khi tiếp cận mục tiêu ở một khoảng cách nhất định sẽ tự kích hoạt đầu đạn, hoặc có thể kích hoạt nhiên liệu dư thừa trong khoang nhiên liệu làm tên lửa nổ tung. Vì vậy, dù tên lửa không bắn trúng mục tiêu thì những mảnh vỡ của tên lửa vẫn có thể phá hủy mục tiêu địch.
Hệ thống S-400 có rất nhiều ưu điểm như có khả năng tàng hình và chống lại các biện pháp đối phó của kẻ địch, hệ thống radar mạnh mẽ và khả năng chống nhiễu tốt. Nó có thể tạo ra cấu trúc phòng không đa tầng với 3 tên lửa tầm bắn khác nhau, bổ sung cho nhau, có thể theo dõi hàng trăm mục tiêu và đồng loạt tấn công 36 mục tiêu cùng một thời điểm.
S-400 là hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga hiện nay
Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, hệ thống tên lửa phòng không S-400 tương thích với các hệ thống vũ khí phòng không khác của Trung Quốc, vì vậy chúng có thể kết hợp để theo dõi và tấn công mục tiêu địch ở khoảng cách rất xa, điều này giúp Bắc Kinh nâng cao được khả năng tác chiến chống xâm nhập.Báo chí Nhật Bản cũng khẳng định, nếu như Nga đồng ý bán hệ thống phòng không S-400 cho Trung Quốc, không những giúp Bắc Kinh tăng cường sức mạnh phòng thủ đa tầng, mà còn đặt quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi bao phủ của hỏa lực phòng không của các căn cứ trên đất liền Trung Quốc. Do đó Nhật Bản nhất thiết phải bố trí máy bay chiến đấu F-35 hoạt động tại đây để đối phó lại với hệ thống phòng không này.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-400 là từ 350-400 km, xa hơn rất nhiều so với S-300. nếu kết hợp với các hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ (HQ), Trung Quốc có thể xây dựng được hệ thống phòng không tầm gần - trung - xa có hiệu quả rất cao.
S-400 có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu cùng một loạt hay thuộc các tốp khác nhau, cả ở tầm gần lẫn tầm xa với hiệu suất bắn hạ rất cao. Có thể nói, sự xuất hiện của S-400 có tầm quan trọng đặc biệt đối với tổng thể thế trận phòng không, nâng cao rất nhiều khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho rằng, mối quan hệ hai nước Trung- Nga hiện nay đang trên đà phát triển vô cùng tốt đẹp, vì vậy hợp tác quân sự giữa hai nước cũng cần được điều chỉnh theo chiều hướng đó. Hiện tại cả hai bên đều có sự hợp tác về kinh tế và khoa học kỹ thuật, sau nay có thể sẽ kết hợp các ưu thế vì lợi ích chung.
Ví dụ như Nga có nền tảng khoa học kỹ thuật, tài nguyên phong phú, còn Trung Quốc có kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật trên một số lĩnh vực cũng không tồi, nếu như hai bên bắt tay hợp tác nhất định sẽ giành được hiệu quả rất cao.