[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Sau Amur-1650, Nga tiếp tục bán S-400 cho Trung Quốc
(Bình luận quân sự) - Sau khi xác nhận thông tin bán 4 tàu ngầm Amur-1650, Nga tiếp tục công bố thông tin đàm phán hợp đồng bán hệ thống phòng không S-400 cho TQ.

Trung Quốc tiếp tục tin tưởng hệ thống phòng không Nga
Mới đây, đại diện Công ty hệ thống phòng không “Almaz-Antei” Nga tiết lộ, công ty này đang tiến hành đàm phán về việc bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 “Triumph” cho Bắc Kinh, đồng thời bày tỏ tin tưởng thương vụ này sẽ sớm trở thành hiện thực.
Bên cạnh đó, nguồn tin từ phương tiện truyền thông Nga cũng cho hay, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên có được hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 của Nga sản xuất. Sự kiện hợp tác quân sự giữa hai nước Nga-Trung lần này đã gây sự chú ý rất lớn từ phía Mỹ, Nhật và một số quốc gia khác.
Hiện nay, Trung Quốc đã sở hữu hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật do Nga phát triển là S-300. Loại tên lửa này được Nga lần lượt phát triển thêm 5 phiên bản khác nhau, bao gồm cả phiên bản phòng không hạm.
Năm 1991, Trung Quốc mua lô tên lửa S-300 đầu tiên thuộc loại S-300 PMU, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa), đồng thời mua kèm theo khoảng 384 quả tên lửa 5V55U, tổng trị giá hợp đồng 220 triệu USD. Ngay lập tức, chúng được triển khai để bảo vệ đầu não trung ương là thủ đô Bắc Kinh.
Năm 1994, Trung Quốc tiếp tục mua lô tên lửa phòng không thứ 2 thuộc loại S-300 PMU1, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa) và 196 quả tên lửa 48N6E. Tổng trị giá hợp đồng vào khoảng 400 triệu USD, thanh toán 1 nửa bằng tiền mặt, 1 nửa trả bằng hàng hóa. Các hệ thống phòng không này được triển khai ở khu vực Nam Kinh.
Hệ thống phòng không S-300 của Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc diễn tập​
Bắc Kinh đã đặt mua lô tên lửa phòng không thứ 3 (S-300 PMU1) vào năm 2001, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa) và 196 quả tên lửa 48N6E với tổng trị giá hợp đồng cũng vào khoảng 400 triệu USD để triển khai bảo vệ Thượng Hải.
Các chuyên gia quân sự Bắc Kinh cho rằng, các hệ thống phòng không của Nga có tính năng hàng đầu thế giới, vượt trội các loại tên lửa của Mỹ. Nhận thức được tầm quan trọng của S-400, Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn sở hữu các hệ thống phòng không hiện đại nhất của quân đội Nga, từ trước đây rất lâu.
Ngay từ đầu năm 2014, đã có nguồn tin từ các phương tiện truyền thông cho rằng, Trung Quốc và Nga đang tiến hành đàm phán về hệ thống tên lửa S-400, và phía Nga đã để ngỏ ý tứ rằng, việc đàm phán vẫn còn đang gặp khó khăn, bởi hai bên đều giữ vững nguyên tắc riêng của mình.
Việc công bố thông tin hợp đồng mua bán hệ thống S-400 cho thấy, Trung Quốc tiếp tục tin tưởng các hệ thống phòng không Nga, sau khi đã mua hàng loạt các hệ thống tên lửa phòng không thế hệ thứ 3 như S-300 PMU, S-300 PMU1 và S-300 PMU2, làm nòng cốt bảo vệ không phận nước mình.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho rằng, hợp tác mua sắm vũ khí S-400 lần này giữa hai bên là rất cẩn thận, chân thực nhất từ trước tới nay. Đối với những hợp đồng mua sắm trước đây, ví dụ như hợp đồng mua Su-27, hai bên chỉ cần đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết khi đó, mọi chi tiết khác đều không thành vấn đề. 
Hệ thống phòng không S-300 của Nga đã trở thành “xương sống”của lực lượng phòng không Trung Quốc​
Các chuyên gia quân sự phương Tây có ý kiến cho rằng, cấm vận của Mỹ và EU đối với Nga đã gây ra những hậu quả rất lớn. Việc Moscow nới lỏng các nguyên tắc cung cấp vũ khí cho Bắc Kinh xuất phát từ nguyên nhân gần đây Nga đang phải liên tiếp hứng chịu lệnh trừng phạt của phương Tây do vấn đề Ukraine.
S-400 sẽ góp phần nâng cao năng lực phòng không Trung Quốc
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là hệ thống phòng không thế hệ thứ 4, được Cục thiết kế Almaz (Almaz Central Design Bureau) của Nga nghiên cứu, phát triển trên cơ sở hệ thống S-300P. Nó được ứng dụng hàng loạt các thành tựu khoa học mới, có thể phóng được các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung, tầm cao và các loại tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa.
S-400 ứng dụng tất cả các thành tựu nghiên cứu tiên tiến nhất của Nga trong lĩnh vực khoa học công nghệ, như vô tuyến điện, radar, chế tạo tên lửa, vi điện tử, máy tính…, trang bị các tên lửa có tầm bắn cực xa và radar theo dõi mảng pha mới, radar này có khả năng bao phủ tới 360 độ ở mọi hướng khác nhau.
Theo báo cáo, tên lửa được phóng từ S-400, khi tiếp cận mục tiêu ở một khoảng cách nhất định sẽ tự kích hoạt đầu đạn, hoặc có thể kích hoạt nhiên liệu dư thừa trong khoang nhiên liệu làm tên lửa nổ tung. Vì vậy, dù tên lửa không bắn trúng mục tiêu thì những mảnh vỡ của tên lửa vẫn có thể phá hủy mục tiêu địch.
Hệ thống S-400 có rất nhiều ưu điểm như có khả năng tàng hình và chống lại các biện pháp đối phó của kẻ địch, hệ thống radar mạnh mẽ và khả năng chống nhiễu tốt. Nó có thể tạo ra cấu trúc phòng không đa tầng với 3 tên lửa tầm bắn khác nhau, bổ sung cho nhau, có thể theo dõi hàng trăm mục tiêu và đồng loạt tấn công 36 mục tiêu cùng một thời điểm.
S-400 là hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga hiện nay​
Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, hệ thống tên lửa phòng không S-400 tương thích với các hệ thống vũ khí phòng không khác của Trung Quốc, vì vậy chúng có thể kết hợp để theo dõi và tấn công mục tiêu địch ở khoảng cách rất xa, điều này giúp Bắc Kinh nâng cao được khả năng tác chiến chống xâm nhập.
Báo chí Nhật Bản cũng khẳng định, nếu như Nga đồng ý bán hệ thống phòng không S-400 cho Trung Quốc, không những giúp Bắc Kinh tăng cường sức mạnh phòng thủ đa tầng, mà còn đặt quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi bao phủ của hỏa lực phòng không của các căn cứ trên đất liền Trung Quốc. Do đó Nhật Bản nhất thiết phải bố trí máy bay chiến đấu F-35 hoạt động tại đây để đối phó lại với hệ thống phòng không này. 
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-400 là từ 350-400 km, xa hơn rất nhiều so với S-300. nếu kết hợp với các hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ (HQ), Trung Quốc có thể xây dựng được hệ thống phòng không tầm gần - trung - xa có hiệu quả rất cao.
S-400 có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu cùng một loạt hay thuộc các tốp khác nhau, cả ở tầm gần lẫn tầm xa với hiệu suất bắn hạ rất cao. Có thể nói, sự xuất hiện của S-400 có tầm quan trọng đặc biệt đối với tổng thể thế trận phòng không, nâng cao rất nhiều khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho rằng, mối quan hệ hai nước Trung- Nga hiện nay đang trên đà phát triển vô cùng tốt đẹp, vì vậy hợp tác quân sự giữa hai nước cũng cần được điều chỉnh theo chiều hướng đó. Hiện tại cả hai bên đều có sự hợp tác về kinh tế và khoa học kỹ thuật, sau nay có thể sẽ kết hợp các ưu thế vì lợi ích chung.
Ví dụ như Nga có nền tảng khoa học kỹ thuật, tài nguyên phong phú, còn Trung Quốc có kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật trên một số lĩnh vực cũng không tồi, nếu như hai bên bắt tay hợp tác nhất định sẽ giành được hiệu quả rất cao.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Có câu nói KẺ NÀO ĐI TRƯỚC THỜI ĐẠI, KẺ ĐÓ SẼ LÀ NGƯỜI DẪN ĐẦU, ngày nay thì nền văn minh Phương Tây dẫn đầu đã đủ cho thấy trước đây ai hơn ai từ trước ! Ngày nay mọi mô hình chính phủ, y tế, văn hoá, giáo dục..... các quốc gia đều phương tây hóa (TQ, VN cũng dựa theo CNXH của PT đấy thôi). Hay nói cách # ngày nay nền văn minh phương tây chính là global civilisation. Ngoài ra người Ấn, Ai Cập, Ba Tư (Iran, Iraq), Thổ..... thường được Tây gọi là tộc Aryan, đều ít thì nhiều có gắn kết với tộc European languages, còn văn minh TQ hầu như chưa bao giờ ra khỏi phạm vi thế giới trước khi con đường tơ lụa có mặt

Ảnh hưởng cái gì ngoài 4 cái phát minh ?. TK 15-16 Châu Âu dùng súng trường, súng kíp, đại bác còn TQ vẫn dùng kiếm giáo và súng hỏa mai. Nền văn minh La Mã, Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập ảnh hưởng rất nhiều trong đời sống ngày nay, như cơ cấu tổ chức chính quyền nghị viện quốc hội, chữ viết, số đếm, lịch, tín ngưỡng, điêu khắc, số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, các định luật khoa học vĩ đại....Trung Quốc có anh sánh bằng Plinius, Ptôlêmê, Hêrôn....? tới tk 17 TQ còn ko có khái niệm trái đất, hay địa cầu hình gì nữa là, TQ thì tới cả tín ngưỡng là Nho Giáo cũng vứt đi thờ đạo Phật của Ấn độ. LS TQ tách biệt hoàn toàn với thế giới nên chẳng có tác động lớn như 3 nền văn minh kia..., sau này khi Mỹ lên mặt trăng thì lại bia ra là thấy được vạn lý trường thành, trong khi sau đó chính TQ thừa nhận là ko thể thấy được. TQ mất hàng triệu người để xây Vạn Lý Trường Thành, nhưng vẫn ko đủ nổi bật như Kim Tự Tháp quanh năm đầy cát hay đấu trường Rome bị sứt mẻ. Dù nói gì thì nói, hiện tượng phương Đông bị phương Tây áp đảo trên phương diện văn hóa, khoa học kĩ thuật, tinh thần vẫn là một sự thật không thể chối cãi và đáng buồn là cho tới hôm nay vẫn chưa được chính người phương Đông (ở đây hẵng cứ nói người Việt Nam) nhận rõ tới mức cần thiết, vào thế kỉ 18-19 các nước Á Châu 1 là mở cửa như Thái, Nhật, 2 là tự làm nô lệ như Ấn, TQ, VN các cường quốc Á Châu Thời đó trước sự áp đảo về công nghiệp nặng, sức mạnh quân sự của Phương Tây, mà giờ đây tuy có giảm nhưng các thành tựu khoa học, kĩ thuật, quân sự, dân sự thì Phương Tây vẫn đang đứng trước Châu Á,vd: Iphone, Windowns, Google, F-22, S-400, Topol :))

No one be No 1 Forever, nghiên cứu lịch sử cụ sẽ thấy. BDN,TBN thống trị đại dượng rồi thua Ăng lê. Ăng lê độc tôn vài trăm năm sau CMCN rồi lại để mất vào tay Mỹ. TQ từ một quốc gia bị cả thế giới phương tây hấp diêm đã trỗi dậy giữ vị trí thứ 2 sau Mỹ.
Motorola, Nokia...đế chế lẫy lừng giờ bị Samsung, LG, HTC hạ bệ.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nền văn minh Trung Quốc lâu đời và nổi bật nhất châu Á, tuy nhiên về khoa học kỹ thuật hay nhiều mặt đều thua kém Tây Lông.Em đang sử dụng HTC, một sản phẩm Đài loan nhưng dùng hệ điều hành Mỹ, chíp và nhiều linh kiện Mỹ/Nhật và vỏ tự sản xuất vậy cụ đoán xem.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
S-300 Nga làm “cột chống trời” cho Trung Quốc như thế nào?
(Bình luận quân sự) - Trước khi hợp đồng mua sắm hệ thống phòng không S-400 được thực hiện, các hệ thống phòng không S-300 vẫn là xương sống trong lực lượng phòng không Trung Quốc.

Chiến dịch không kích “Bão táp sa mạc” kéo dài 43 ngày đêm của liên quân - do Mỹ đứng đầu vào năm 1991 đã khiến nhiều quốc gia lo lắng về tiềm lực phòng không của mình. Không lâu sau đó, hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU của Nga đã trở thành một món hàng được ưa chuộng nhất trên thị trường giao dịch vũ khí quốc tế.
Khi mới thành lập, lực lượng tên lửa phòng không thuộc quân chủng không quân Trung Quốc xây dựng biên chế cơ bản là các tiểu đoàn độc lập, sau đó dần dần hình thành lên các sư, lữ, trung đoàn phòng không, nhưng đơn vị đảm nhiệm phóng tên lửa vẫn được biên chế cơ bản ở cấp tiểu đoàn. Vì thế, khi mua sắm các hệ thống tên lửa S-300 PMU, đơn vị tính cũng vẫn là nhập khẩu trọn bộ từng tiểu đoàn.
Vào thời điểm đó, Trung Quốc chỉ sở hữu mạng lưới phòng không tầm thấp với tên lửa Hồng Kỳ-2 (HQ-2) được sản xuất theo công nghệ những năm 60, có tầm phóng vẻn vẹn vài chục km, chỉ đủ sức bảo vệ một số thành phố lớn và các mục tiêu trọng điểm.
Vì vậy, Trung Quốc đã nhanh chóng hỏi mua các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga. Các chuyên gia phương Tây cho biết, lúc đó Bắc Kinh đã mua tất cả những hệ thống tên lửa S-300 PMU đang tồn kho của Moscow.
Năm 1991, Trung Quốc mua lô tên lửa S-300 đầu tiên thuộc loại S-300 PMU, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa), đồng thời mua kèm theo khoảng 384 quả tên lửa 5V55U, tổng trị giá hợp đồng 220 triệu USD.
Sự xuất hiện của S-300 PMU đã nâng sức mạnh của lực lượng phòng không nước này lên một tầm cao mới. Với các hệ thống phòng không S-300 PMU, Trung Quốc nhanh chóng hình thành một khu vực phòng không hoặc liên kết trong mạng lưới phòng không có tầm bao phủ trên 100km xung quanh các mục tiêu trọng điểm.
Ngay lập tức, các hệ thống tên lửa này đã được biên chế thành trung đoàn “hạt giống” để bảo vệ thủ đô Bắc Kinh, làm nòng cốt cho mạng lưới phòng không hỗn hợp của “Vùng phòng không Bắc Kinh”. Khi đó, “Vùng phòng không Bắc Kinh” có 4 sư đoàn phòng không với hơn 10 trung đoàn (tổng cộng 36-38 tiểu đoàn tên lửa không đối đất).
Sau khi được bổ sung trung đoàn tên lửa phòng không S-300 PMU, lực lượng phòng không nước này đã thiết lập một mạng lưới phòng không 2 lớp cực mạnh, lấy trung đoàn tên lửa phòng không S-300 PMU làm hạt nhân, có sức mạnh vượt trội so với loại tên lửa cũ kỹ HQ-2, bảo vệ thủ đô Bắc Kinh trước các cuộc tấn công từ trên không.
Năm 1994, Trung Quốc tiếp tục mua lô tên lửa phòng không thứ 2 thuộc loại S-300 PMU1, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa) và 196 quả tên lửa 48N6E. Tổng trị giá hợp đồng vào khoảng 400 triệu USD, thanh toán 1 nửa bằng tiền mặt, 1 nửa trả bằng hàng hóa.
Trung Quốc đã thành lập 1 trung đoàn tên lửa phòng không S-300 được cấu thành từ 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn S-300 PMU Bắc Kinh (sau khi thay thế bằng tên lửa S-300 PMU1) và 1 tiểu đoàn của “Vùng phòng không Nam Kinh” sử dụng tên lửa S-300 PMU cũ.
2 tiểu đoàn này lần lượt được biên chế về Phúc Kiến và Giang Tây. Sau khi nhận các tiểu đoàn này, Đại quân khu Nam Kinh đã nhanh chóng thành lập trung đoàn S-300 thứ 2 cho “Vùng phòng không Nam Kinh”. Tình đến thời điểm này, Trung Quốc đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300 ở cả 2 miền nam-bắc.
Bắc Kinh đã đặt mua lô tên lửa phòng không thứ 3 (S-300 PMU1) vào năm 2001, bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa) và 196 quả tên lửa 48N6E với tổng trị giá hợp đồng cũng vào khoảng 400 triệu USD. Thành phố Thượng Hải là địa điểm thứ 3 được triển khai các hệ thống tên lửa này.
Thượng Hải là nơi đặt Bộ tư lệnh của Hạm đội Đông Hải, phía bắc giáp cửa sông Trường Giang, phía đông giáp Đông Hải, trung tâm đô thị cách bờ biển khoảng 40km, là thành phố lớn nhất và là trọng điểm thương mại, công nghiệp và tài chính quan trọng của Trung Quốc.
Khoảng cách theo đường chim bay từ Thượng Hải đến Đài Loan khoảng 760km, mà đa phần các loại máy bay của không quân Đài Bắc đều có khả năng tấn công vào Đại Lục với bán kính tác chiến khoảng 1400km. Vì vậy, Thượng Hải đã trở thành trọng điểm bảo vệ thứ 3 của các hệ thống tên lửa phòng không S-300.
“Vùng phòng không Thượng Hải” không giống như trong lục địa. Do là thành phố ven biển nên nó thiếu chiều sâu lí tưởng và những vùng giao cắt giữa các trạm để triển khai radar và các hệ thống phòng không. Vì thế, đối với các loại chiến đấu cơ bay thấp, cự ly phát hiện vẻn vẹn có mấy chục km, rất khó để nhận biết các tốp máy bay chiến đấu cải trang thành máy bay hàng không dân dụng.
Hai yếu tố này đòi hỏi hệ thống radar phải có đủ thời gian và cự ly để phát hiện mục tiêu, nhưng do khoảng cách giữa tuyến bờ biển và trung tâm thành phố Thượng Hải quá gần nên không có cách nào triển khai radar dự cảnh hướng về phía trước cũng không thể tăng cường cự ly thám trắc bằng các radar đặt trên đỉnh núi.
Vì vậy, khoảng thời gian từ khi các radar phát hiện mục tiêu đến khi truyền đạt số liệu đến các hệ thống phòng không và lực lượng không quân vô cùng ngắn. Sau khi Đài Loan triển khai thêm các loại tên lửa chiến thuật nhằm vào Đại Lục, khoảng thời gian này lại càng ngắn hơn.
Theo đề nghị của chính quyền Thượng Hải, các hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới nhất được biên chế thành 1 lữ đoàn gồm 5 tiểu đoàn, trong đó có 4 tiểu đoàn tên lửa S-300, ngoài ra có 1 tiểu đoàn tên lửa Hồng Kỳ-2 (HQ-2) do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo.
Loại tên lửa phòng không tiên tiến nhất là S-300 PMU2 được Trung Quốc đặt mua vào năm 2003, hợp đồng chính thức được ký kết vào tháng 8-2004, hoàn tất bàn giao vào năm 2008. Hợp đồng trị giá 980 triệu USD này đặt mua 4 tiểu đoàn tên lửa S-300 PMU2 với 16 đơn nguyên (64 hệ thống phóng tên lửa) và 256 quả tên lửa 48N6E2.
Hệ thống tên lửa S-300 PMU2, sử dụng đạn tên lửa 48N6E2 có tầm bắn trên 200km, đặt trên xe vận tải BAZ của Nga, radar bắt bám mục tiêu mọi độ cao 96L6E2 có khả năng theo dõi đồng loạt 72 mục tiêu và khóa chết 36 mục tiêu để chỉ thị cho tên lửa hạ sát đồng loạt 36 mục tiêu này.
Trong khi đó, các hệ thống S-300 PMU và S-300 PMU1 đặt trên xe 5P85SE, cùng với hệ thống chỉ huy 54K6E2, đài radar sục sạo 64N6E2, radar chỉ thị mục tiêu 30N6E2 sử dụng dải tần S-band (radar 30N6E1 sử dụng dải tần X-band). 2 loại radar này có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách trên 300km, khả năng theo dõi đồng loạt lần lượt là 12 và 6 mục tiêu.
Hiện nay, trọng điểm triển khai các hệ thống tên lửa S-300 của “Vùng phòng không Nam Kinh” là Phúc Kiến. Sau này, khi Trung Quốc mua lô tên lửa S-300PMU2 thứ 3, Phúc Kiến được triển khai các trận địa S-300 kiểu cố định, bố trí theo hình chữ nhất (–). Trận địa triển khai S-300 chạy từ bắc đến nam dọc eo biển Đài Loan, theo trục Phúc Thanh - Phổ Điền - Hạ Môn - Chương Châu.
Giang Tây cũng có vị trí chiến lược rất quan trọng, là đầu mối tập kết binh lực tấn công theo hướng Đài Loan của tất cả các quân, binh chủng Trung Quốc.
Ở khu vực cửa ngõ xâm nhập vào Vũ Hán và đập Tam Hiệp này, ngoài các trung đoàn tên lửa phòng không S-300, còn tập trung 2 lữ đoàn tên lửa đạn đạo đầu đạn thông thường của lực lượng Pháo binh II và 1 lữ đoàn tên lửa đối đất của lục quân.
Dọc khu vực bờ biển, kéo dài từ Đại Liên, Thiên Tân, bán đảo Sơn Đông xuống đến Thượng Hải, Phúc Kiến, Trung Quốc tập trung 15 tiểu đoàn tên lửa phòng không các loại, trong đó có S-300. Các hệ thống này đảm nhận nhiệm vụ phòng không suốt dải bờ biển hơn 1000km, tạo thành một lá chắn phòng không rất mạnh cho các đầu mối trọng điểm duyên hải phía đông Trung Quốc.
Vai trò quan trọng của các hệ thống tên lửa S-300 Nga còn được thể hiện ở chỗ, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc mà nó còn giúp họ tiếp cận và xây dựng nền tảng công nghệ vững chắc trong lĩnh vực tên lửa phòng không.
Đầu thập niên 90, Trung Quốc đang bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo tên lửa phòng không thế hệ mới là Hồng Kỳ-9 (HQ-9) nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Nhập khẩu được S-300 đã giúp Trung Quốc tiếp cận với những công nghệ hiện đại, giúp họ đột phá qua những nút thắt khó khăn này, chế tạo thành công hệ thống tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa quốc nội HQ-9.
Từ đây, Trung Quốc tiếp tục cải tiến, chế tạo hệ thống phòng không HQ-9 phiên bản trên hạm Hải Hồng Kỳ-9 (HHQ-9) và cho ra đời hàng loạt các tàu khu trục phòng không hạng nặng Type 052C/D được mệnh danh là “lá chắn thần Trung Hoa”.
Hiện nay, Nga và Trung Quốc đang đàm phán mua sắm các hệ thống phòng không S-400 với sức mạnh vượt trội so với S-300. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là hệ thống phòng không thế hệ thứ 4, được Cục thiết kế Almaz (Almaz Central Design Bureau) của Nga nghiên cứu, phát triển trên cơ sở hệ thống S-300P.
S-400 được ứng dụng hàng loạt các thành tựu khoa học mới, có thể phóng được các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung, tầm cao và các loại tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa. Nó có thể tạo ra cấu trúc phòng không đa tầng với 3 tên lửa tầm bắn khác nhau (tối đa 400km), bổ sung cho nhau, có thể theo dõi hàng trăm mục tiêu và đồng loạt tấn công 36 mục tiêu cùng một thời điểm.
S-400 có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu cùng một loạt hay thuộc các tốp khác nhau, cả ở tầm gần lẫn tầm xa với hiệu suất bắn hạ rất cao. Có thể nói, sự xuất hiện của S-400 và sự kết hợp của nó với S-300 có tầm quan trọng đặc biệt, là “cột chống trời” trong tổng thể thế trận phòng không và phòng thủ tên lửa của Trung Quốc.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Chiến đấu cơ Trung Quốc phơi bụng trước mũi máy bay Mỹ


Mỹ phản đối việc một chiếc Su-27 tiếp cận rất gần và xoay vòng phía trên máy bay trinh sát P-8 ở không phận quốc tế gần đảo Hải Nam, gọi đây là hành động "rất nguy hiểm".


Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hình ảnh chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc phơi bụng trước P-8 của Mỹ trong vụ việc hôm 19/8. Ảnh: USNavy
Phó đô đốc John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, hôm qua phản đối Bắc Kinh qua đường ngoại giao về vụ việc xảy ra hôm 19/8, cách đảo Hải Nam 215 km về phía đông. Hải Nam là nơi có căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc.
Reuters dẫn lời ông Kirby cho biết chiến đấu cơ Su-27 vài lần bay vượt qua và dưới máy bay trinh sát chống ngầm P-8 Poseidon. Có lúc, phi cơ Trung Quốc chỉ bay cách đầu cánh máy bay Poseidon 9 m, và nó thực hiện cú lộn mình bên trên, ông Kirby nói. Phó đô đốc cho biết Su-27 bay "rất gần" và "rất nguy hiểm".
"Máy bay Trung Quốc cũng vượt qua mũi P-8 với một góc 90 độ, bụng hướng về phía P-8 Poseidon. Chúng tôi tin rằng hành động này nhằm cho thấy máy bay được trang bị vũ khí", Kirby nói. Ông cho biết loại hành vi này vừa không chuyên nghiệp, vừa không an toàn.
"Chúng tôi vừa thể hiện sự quan ngại mạnh mẽ đối với người Trung Quốc về hành động chặn vừa không chuyên nghiệp, vừa mất an toàn, đe dọa an toàn và thể trạng của phi công, và không phù hợp với luật quốc tế", phó đô đốc nói. Ông cũng cho rằng hành động làm xói mòn nỗ lực tiếp tục phát triển quan hệ quân sự với quân đội Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, gọi đây là "một sự khiêu khích gây quan ngại sâu sắc". "Điều chúng tôi đang khuyến khích là mối quan hệ quân sự mang tính xây dựng với Trung Quốc, và loại hành động này rõ ràng vi phạm tinh thần của cam kết đó. Chúng tôi vừa thể hiện sự quan ngại trực tiếp với Bắc Kinh", ông Rhodes cho hay.
Trung Quốc hiện chưa có bình luận về tuyên bố của Mỹ.
Chiếc Su-27 nhìn từ máy bay P-8 trong vụ việc hôm 19/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Hồi tháng 4/2001, một chiến đấu cơ F-8 từng chặn máy bay do thám EP-3E của Mỹ cũng tại khu vực này, dẫn đến một vụ va chạm làm phi công Trung Quốc thiệt mạng. Máy bay Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn xuống một căn cứ ở đảo Hải Nam.
24 thành viên tổ bay Mỹ bị giữ trong 11 ngày cho tới khi Washington xin lỗi. Vụ việc gây tổn hại quan hệ Mỹ - Trung vào những ngày đầu chính quyền thời Tổng thống Mỹ George W. Bush.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Hq9 rởm của người TQ không diệt nổi chim kền kền Mèo, phải sử dụng hệ thống phòng không Nga để tránh mứt bậy lên đầu !.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,199
Động cơ
497,962 Mã lực
nếu đánh nhau liệu rằng Tàu chỉ mang hàng Tàu đi đánh? càng ngẫm càng thấy buồn cười :)
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
TQ toàn phải dùng hàng Nga làm trấn quốc S-300, Su-30, Sovremenny, Kilo là đủ hiểu. Có xe thì sử dụng Type 96/98/99 tuy vẫn là bản nhái T-72
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Nói vậy cũng phải!
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
So sánh sức mạnh Không - hải quân Trung Quốc và ASEAN

Là lực lượng chủ lực thực hiện âm mưu bá quyền trên biển, Không-Hải quân TQ được coi là mạnh nhất châu Á, vậy TQ có đủ mạnh đương đầu với ASEAN?

>> Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc chỉ chờ Việt Nam thiếu kiềm chế
>> Chuyên gia quốc tế tư vấn xử lý xung đột trên Biển Đông

Không - Hải quân Trung Quốc được trang bị đủ loại máy bay gồm: tiêm kích, cường kích, tiếp dầu, trinh sát, tác chiến điện tử, tuần tra biển, vận tải, huấn luyện, trực thăng. Với quy mô 25.000 quân và hàng trăm máy bay, đây là lực lượng không quân hải quân lớn nhất khu vực châu Á.

Về lực lượng máy bay ném bom, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện có trong trang bị 14 máy bay ném bom chiến lược lớn nhất nước này Tây An H-6. Máy bay có khả năng mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm.

Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc


Lực lượng máy bay cảnh báo sớm có 8 chiếc KJ-200 thiết kế trên khung gầm cơ sở máy bay vận tải Y-8. Máy bay trinh sát có 5 chiếc Y-8 ELINT được trang bị các khí tài trinh sát điện tử.

Máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa có 3 chiếc Y-8MPA trang bị các hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm tìm kiếm tàu ngầm. Y-8MPA có khả năng đạt tầm bay xa đến 5.600km, thời gian hoạt động liên tục trên không 10,5 giờ.

Lực lượng vận tải có 12 chiếc máy bay vận tải hạng trung Y-8 có thể chở 96 lính thường hoặc 82 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa. Lực lượng không quân tiêm kích thuộc Hải quân Trung Quốc hiện có khá nhiều loại máy bay, đầu tiên là 20 chiếc tiêm kích đa năng J-10.

23 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 hiện đại do Nga sản xuất. Đây cũng là loại tiêm kích mạnh nhất, hiện đại nhất Không quân Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra còn có những chiếc tiêm kích hạm J-15 đang hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16). Không rõ liệu Hải quân Trung Quốc nhận bao nhiêu chiếc J-15.

Không quân tiêm kích còn có 24 chiếc J-11BH, đây là biến thể của tiêm kích J-11B mà Trung Quốc sao chép công nghệ Su-27SK của Nga. 35 chiếc tiêm kích – bom JH-7A được thiết kế làm nhiệm vụ thực hiện các cuộc tấn công tàu mặt nước với tên lửa chống tàu siêu thanh tầm xa YJ-91.

Tiêm kích Su-30MK2 của Trung Quốc


Ngoài những dòng máy bay hiện đại thế hệ 4, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn duy trì một số tiêm kích phòng không thế hệ 3 lỗi thời gồm 48 chiếc J-8II do Trung Quốc phát triển dựa trên loại J-7. Và 35 chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7D/E mà Trung Quốc phát triển dựa trên loại MiG-21 của Nga.

Cùng với J-8II và J-7D/E, Không quân Hải quân Trung Quốc còn có 30 chiếc cường kích Q-5 ra đời từ những năm 1970. Loại máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ yểm trợ tầm gần, tải trọng vũ khí chỉ có 2 tấn.

Lực lượng trực thăng của Không quân Hải quân Trung Quốc hiện biên chế 9 chiếc Ka-31 (Nga chế tạo) làm nhiệm vụ cảnh báo sớm đường không. 26 chiếc trực thăng vận tải kiêm nhiệm vụ tuần tra biển Z-8 do Trung Quốc chế tạo dựa trên loại SA 321 Super Frelon của Pháp...

Tuy nhiên với trang bị thuộc loại khủng của Trung Quốc, lực lượng này có đủ sức đương đầu với sức mạnh Hải quân của ASEAN? Theo Tạp chí Quân sự Châu Á cuối năm 2012 đã đưa ra thống kê số lượng tàu trong Hải quân các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó các nước ASEAN.

Khinh hạm lớp Formidable


Singapore: Đơn vị tàu chiến chủ lực gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp. Lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ có: 6 tàu lớp Victory và 11 tàu lớp Fearless (Singapore đang có kế hoạch thay thế lớp tàu này).

Về tàu ngầm, Singapore mua lại các tàu đã qua sử dụng của Hà Lan gồm: 4 tàu lớp Conqueror và 2 tàu lớp Archer. Tàu quét mìn có 4 chiếc lớp Bedok và 12 chiếc FB31-42. Tàu đổ bộ có 4 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance (lượng giãn nước 6.000 tấn) và 1 tàu đổ bộ tank lớp Perseverance.

Indonesia: Hải quân Indonesia trang bị 9 khinh hạm chủ lực gồm: 5 tàu lớp Ahmad Yani, 4 tàu lớp Fatahillah. Các tàu này đều thiết kế với tổ hợp tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet.

Hộ vệ hạm gồm: 4 chiến hạm lớp Sigma do Hà Lan đóng (Indonesia gọi là Diponegoro) lắp tổ hợp tên lửa Exocet và 16 hộ vệ chống ngầm lớp Parchim được mua lại từ Đức.

Khinh hạm Ahmad Yani


Về lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ thì Indonesia có: 4 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Mandau, 4 tàu tuần tra lớp Kakap, 4 tàu cao tốc tuần tra lớp Singa, 4 tàu lớp Todak, 8 tàu lớp Siada, và 7 chiếc Type 35/36.

Đơn vị tàu đổ bộ của Indonesia có: 6 tàu đổ bộ tank lớp Teluk Gelimanuk, 2 tàu lớp Teluk Sirebong. Chính phủ Indonesia ký hợp đồng mua tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Makassar. Đơn vị tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Pulau Rengat, 2 tàu T43 và 9 chiếc lớp pulau Rote. Đơn vị tàu hỗ trợ có: 1 tàu chở dầu Arun và 1 tàu bệnh viện lớp Tanjung Dalpele.

Về tàu ngầm, hiện tại Hải quân Indonesia biên chế 2 chiếc lớp Cakra đã được Hàn Quốc nâng cấp. Dù vậy, giới lãnh đạo đất nước vạn đảo vẫn bày tỏ tham vọng sở hữu 39 tàu ngầm trong tương lai.

Khinh hạm lớp Kasturi


Malaysia: Số lượng khinh hạm chủ lực của Malaysia có: 2 tàu lớp Lekiu và 2 tàu lớp Kasturi. Ngoài ra, Malaysia còn có 4 tàu hộ vệ lớp Laksamana.

Tàu chiến cỡ nhỏ và tàu tuần tra gồm: 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah, 6 tàu SGPV (dài 99 m, lượng giãn nước 2.200 tấn được trạng bị vũ khí tốt hơn Kedah), 4 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Handalan, 4 tàu cao tốc tên lửa lớp Perdana, 6 tàu pháo lớp Jerong, 2 tàu cao tốc lớp Sri Tiga, 15 tàu tuần tra lớp Kris và 12 tàu CB90.

Tàu quét mìn có 4 tàu lớp Mahamiru. Và 3 tàu làm nhiệm vụ hỗ trợ: 1 tàu lớp Gunga Mas Lima (mang được 10 trực thăng) và 2 tàu hỗ trợ chiến đấu lớp Sri Indera Sakti. Năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.

Myanmar: Đội tàu chiến đấu chủ lực tốt nhất của Hải quân Myanmar gồm: 8 tàu hộ vệ lớp Anawratha (lắp tên lửa diệt hạm C-803) và 8 tàu lớp Aung Zeya (sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm C-802).

Đơn vị tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 14 tàu pháo “5 Series”, 1 tàu pháo lớp Indaw, 10 tàu pháo lớp Hainan, 12 tàu tuần tiễu PGM và 3 tàu PB90.

Tàu lớp Hamilton Hải quân Philippines


Philippines: Khinh hạm chủ lực lớn nhất của Philipine là chiếc BRP Rajah Humabon, một chiếc tàu già cỗi trang bị vũ khí kiểu cũ, thích hợp cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ ven biển.

Hộ vệ hạm gồm: 2 tàu lớp Rizal và 6 tàu lớp Miguel Malval. Tàu chiến cỡ nhỏ có: 1 tàu lớp Mariano Alvarez, 3 tàu lớp emilio Jacinto, 2 tàu lớp Emilio Aguinaldo, 22 tàu lớp Jose Andrada, 2 tàu lớp PC 394, 3 tàu lớp Conrado Yap, 8 tàu lớp Tomas batillo và 2 tàu lớp Kagitingan.

Ngoài ra Philipine còn mua tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton từ lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ (tàu này có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn). Philipine cũng tự thiết kế và “nhờ” Đài Loan chế tạo tàu cao tốc đa năng.

Tàu sân bay Chakri Naruebet của Hải quân Thái Lan


Thái Lan: Hải quân Thái Lan là nước đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện tại sở hữu tàu sân bay (tàu Chakri Naruebet). Khinh hạm chủ lực có: 2 tàu lớp Phutthayofta (mua lại từ Mỹ), 2 tàu lớp Naresuan, 4 tàu lớp Chao Praya. Tàu hộ vệ có: 2 tàu lớp Pattanakosin, 2 tàu lớp Tapi và 3 tàu lớp Khamronsin.

Tàu chiến đấu hạng nhẹ có: 2 tàu tuần tra ven biển lớp Pattani, 3 tàu lớp Hua Hin, 3 tàu pháo lớp Chonburi, 2 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Rajcharit, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Prabbrorapak, 6 tàu tuần tra lớp Sattahip, 6 tàu T-991.

Tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Lat Ya, 2 tàu lớp Bangrachan, 2 tàu lớp Bangkaew, 1 tàu lớp Thalang. Tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ xe tăng lớp Sichang, 3 tàu đổ bộ đệm khí lớp Griffon 100TD. Thái Lan đang đặt mua 1 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance.

Ngoài ra, Thái Lan có kế hoạch mua ít nhất 6 tàu ngầm Type 206A đã qua sử dụng của Đức với giá 257 triệu USD.

Brunei: Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.

Mặc dù, Brunei ký hợp đồng với BAE System đóng mới 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Nakhodam Ragam nhưng do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra nên toàn bộ số tàu này Brunei đã từ chối nhận.

Campuchia: Hải quân Hoàng gia Campuchia trang bị khá mỏng gồm: 4 tàu tuần tiễu lớp Stenka và 5 tàu lớp Schmel.

Bộ đôi chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam


Việt Nam: Hải quân Nhân dân Việt Nam được coi là lực lượng có trang bị khá mạnh với 45.000 sĩ quan và binh lính; 9 tàu chiến, 15 tàu hộ tống, 56 tàu tuần tra, 12 tàu quét mìn, 20 tàu đổ bộ, 15 tàu hậu cần, 6 tàu ngầm (đã đưa vào biên chế 2) và 58 máy bay các loại.

Với trang bị của cả Trung Quốc và các nước ASEAN, nếu xảy ra đồi đầu giữa hai bên phần thắng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trên thực địa.

http://docbao.vn/tin-tuc/13-05-2014/So-sanh-suc-manh-Khong--hai-quan-Trung-Quoc-va-ASEAN/35/236074/
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc 'hạ bệ' Lục quân, Không quân lên "độc tôn"
(Bình luận quân sự) - Học giả Mỹ vừa đánh giá, TQ đang nỗ lực xây dựng lực lượng không quân hiện đại nhưng họ còn một chặng đường rất dài mới đạt được mục đích.

TQ đang “đi tắt đón đầu”, xây dựng lực lượng không quân hiện đại​
Trên trang web của Bloomberg vừa có một bài viết với tiêu đề: “Không quân Trung Quốc đi tắt đón đầu, nâng cao địa vị dưới thời Tập Cận Bình”, tập hợp ý kiến của nhiều chuyên gia quân sự Mỹ, đánh giá về hiện trạng và con đường phát triển tương lai của không quân Trung Quốc .
Trong bài viết cho biết, vào năm 2011, Trung Quốc đã khoe khoang một video về công nghệ của máy bay chiến đấu phản lực mới, rất giống với một đoạn trong...phim “Top Gun” của Mỹ. Bộ phim bom tấn của năm 1986 này hiện đã có thêm một tình tiết tương tự là các phi công Trung Quốc đã vượt qua đối thủ, giống như diễn xuất của Tom Cruise.
Đưa không quân lên vị trí thống lĩnh
Tháng 5 và tháng 6 năm nay, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bay sát sạt, quấy rối máy bay Nhật Bản trên không phận các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, đây là cuộc va chạm quy mô nhỏ, ở khoảng cách gần nhất của hai nước láng giềng này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Sự kiện này phản ánh rằng, sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉnh đốn lại quân đội nước này, địa vị của Lực lượng không quân đã được nâng cao, không quân nước này đã mở rộng phạm vi hoạt động và sẵn sàng gây hấn với bất cứ đối thủ nào, kể cả đồng mình của Mỹ là Nhật Bản.
Đồ họa máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 J-16 do dân mạng Trung Quốc thiết kế​
Bắc Kinh một mặt tăng cường nguồn lực không quân, sử dụng máy bay có trình độ công nghệ thập niên 80 của thế kỷ trước để thay thế cho chiến đấu cơ của những năng 1950, mặt khác nâng cao địa vị của cấp lãnh đạo không quân trong quân đội Trung Quốc, ở cấp cao nhất là Ủy ban Quân sự Trung ương, có 2 người là đại biểu của lực lượng không quân.
Kể từ sau cuộc “vạn lý trường chinh” của Mao Trạch Đông (1934-1935), lục quân luôn chiếm địa vị chủ đạo trong PLA. Nhưng vào thời điểm kỷ niệm 87 năm thành lập (ngày 2 tháng 8 vừa qua), Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang trong thời kỳ chuyển mình, cân bằng hơn giữa ba lực lượng hải, lục và không quân, nhấn mạnh khả năng tác chiến trên không.
Khi thành lập năm 1949, lực lượng không quân của PLA chỉ có 10 nghìn binh lính, có nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng tác chiến mặt đất. Đầu những năm 1980, khi PLA bắt đầu đưa toàn bộ lực lượng không quân vào các quân khu, nhiệm vụ của không quân chủ yếu vẫn là phòng ngự cho các trận địa mặt đất, chứ không có chức năng độc lập tác chiến.
Tập Cận Bình bắt đầu cuộc chiến làm suy yếu địa vị chủ đạo của Mỹ và các nước đồng minh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, một phần được thực hiện thông qua việc nhấn mạnh quyền chủ quyền với nhóm đảo ở biển Đông và biển Hoa Đông, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực không quân.
Đồ họa tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20​
Nhận thức này được thể hiện trong tuyên bố tháng 11 năm 2013 của Trung Quốc, khi Bắc Kinh thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên phần lớn khu vực Đông Hải, bao trùm một phần ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc, “nuốt” cả những khu vực tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc trên biển Hoa Đông là Senkaku/Điếu Ngư và đảo Ieodo.
“Vùng nhận dạng phòng không” sẽ trở thành khu vực tiền tiêu của lực lượng không quân, nhận những đòn tấn công đầu tiên và chủ yếu trong các đợt tập kích đường không. Vì vậy, Trung Quốc đã chú trọng xây dựng lực lượng không quân tầm xa, để hỗ trợ hải quân mở rộng phạm vi hoạt động.
Hiện nay, địa vị của không quân trong các cấp lãnh đạo quân đội được coi trọng chưa từng có. Trong Ủy ban Quân sự Trung ương do Chủ tich Tập Cận Bình lãnh đạo, cựu Tư lệnh không quân Hứa Kỳ Lượng là một trong hai Phó chủ tịch quân ủy trung ương. Đương nhiệm Tư lệnh không quân Mã Hiểu Thiên là Ủy viên Quân ủy trung ương.
Năm nay, trước lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc vài ngày, báo “Quân giải phóng” đưa tin rằng, ông Ất Hiểu Quang, người từng giữ các chức vụ chỉ huy trong không quân gần 30 năm, đã được bổ nhiệm làm Phó tổng Tham mưu trưởng của PLA.
Máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không KJ-2000 của Trung Quốc​
Ông Philip Saunders, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quân sự Trung Quốc của Đại học Quốc phòng Washington cho biết, việc bổ nhiệm này “là một phần trong nỗ lực mở rộng phạm vi của PLA, nhằm nâng cao khả năng tác chiến liên hợp của các quân binh chủng, đưa quân đội thoát khỏi thời kỳ chủ yếu do các tướng lĩnh lục quân lãnh đạo”.
Ông Saunders cho rằng, trọng điểm của hiện đại hóa quân đội là không quân, hải quân và lực lượng vũ khí hạt nhân chiến lược - còn được gọi là “Lực lượng pháo binh 2”. Việc chú trọng xây dựng các lực lượng này cho thấy, Trung Quốc đã học được kinh nghiệm từ các hoạt động quân sự và chuyển hướng xây dựng theo mô hình Mỹ.
Nỗ lực đẩy nhanh năng lực tác chiến
Trong “Sách trắng quốc phòng” của Trung Quốc năm 2013 thể hiện, quy mô của các quân, binh chủng trong PLA lần đầu tiên được xác nhận công khai, Trung Quốc đã xây dựng biên chế lực lượng Không quân lên tới 398.000 người, trong khi đó Lục quân chỉ có 850 nghìn, Hải quân có 235 nghìn quân.
Trước đây, các phi công của Không quân PLA đã dành phần lớn thời gian trên giảng đường để học về học thuyết quân sự, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng hiện nay họ đã được đầu tư nhiều thời gian hơn vào luyện tập không chiến trên bầu trời, nâng cao kỹ thuật bay và khả năng sử dụng vũ khí.
Trung Quốc đang thử nghiệm máy bay vận tải hạng nặng Y-20​
Một đại tá họ Nhạc cho biết: “Các phi công Nhật Bản nổi danh nhờ được đào tạo có trọng điểm, hiện nay phi công Trung Quốc cũng đã dần bắt kịp”. Ông này cho biết, các phi công cấp I của không quân Trung Quốc hiện nay có thời gian bay trung bình mỗi năm là 200 giờ.
Ông Sanders, người đồng chủ biên cuốn “Không quân Trung Quốc: Lý luận phát triển, vai trò và năng lực”, xuất bản vào năm 2012 cho biết: “ Trung Quốc đang cố gắng hiện đại hóa năng lực tác chiến trên không, để có thể đánh bại các lực lượng không quân khác trong khu vực và có thể đối phó được với Hoa Kỳ.
Trang bị Không quân PLA đã thay đổi nhiều so với trước đây, từ những máy bay chiến đấu lỗi thời do Liên Xô chế tạo vào thập niên 50 của thế kỷ trước, đến những chiến đấu cơ tương đối hiện đại sử dụng công nghệ của Nga và phương Tây (ví dụ như Israel) vào những năm 1980, phạm vi tác chiến cũng được mở rộng từ gần lãnh thổ đến những khu vực xa đất nước hàng ngàn km.
Giới truyền thông Trung Quốc cho biết bốn năm vừa qua là “thời kỳ thu hoạch” của không quân, đạt được những đỉnh cao về nhiều mặt, bao gồm chiến đấu cơ phản lực tàng hình đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo là J-20 vào năm 2011 và Y-20 - chiếc máy bay vận tải tầm xa đầu tiên vào năm 2013.
Mô hình máy bay ném bom chiến lược H-6K của Trung Quốc​
Ngoài ra, Trung Quốc còn đang phát triển năng lực tấn công tầm xa bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động của các máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích bằng cách phát triển lực lượng máy bay cảnh báo sớm, máy bay tiếp dầu trên không và phát triển các loại vũ khí tấn công tầm xa trên máy bay.
Trung Quốc đã phát triển phương thức tiếp dầu đồng đội (máy bay chiến đấu tiếp dầu cho nhau) và cải tạo máy bay tiếp dầu HY-6 (biến thể tiếp dầu trên không của máy bay ném bom H-6), nhờ Nga hoán chuyển máy bay vận tải hạng nặng Il-76 thành máy bay tiếp dầu Il-78, trang bị thêm chức năng tiếp dầu cho Y-20.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng dạm mua máy bay vận tải và máy bay tiếp dầu thế hệ mới Il-476/Il-478 của Nga, đồng thời nỗ lực phát triển các máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AEW&C) họ KJ (KJ-500/2000) nhằm nâng cấp thần tốc khả năng phục vụ, bảo đảm tác chiến tầm xa cho lực lượng không quân.
Theo đánh giá của Lầu Năm Góc hồi tháng 6 vừa qua, “Không quân Trung Quốc đang nỗ lực hiện đại hóa với quy mô chưa từng có trong lịch sử. Năng lực trên hàng loạt các phương diện như máy bay, chỉ huy và kiểm soát, phương tiện gây nhiễu, tác chiến điện tử và thông tin số liệu đều đã được mở rộng và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với không quân phương Tây”.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
TQ mơ chế tạo thiết bị ngầm siêu khoang vận tốc 5800km/h
(Vũ khí) - Các nhà khoa học TQ tuyên bố họ đang nghiên cứu phát triển một thiết bị ngầm siêu khoang, có thể đạt tới vận tốc nhanh nhất thế giới là 5800km/h.

Tiếp bước Nga, Trung Quốc chế tạo thiết bị ngầm siêu khoang
Báo chí Trung Quốc đồng loạt đăng tải thông tin cho biết, hiện Trung Quốc đang phát triển loại thiết bị ngầm siêu khoang với vận tốc khoảng 5800km/h, có thể bay từ Thượng Hải tới San Francisco trong vẻn vẹn 2 giờ.
Loại thiết bị có vận tốc “viễn tưởng” này do các nhà khoa học của Phòng thực nghiệm nhiệt động lực học chất lỏng tại Đại học Công nghệ Cáp Nhĩ Tân nghiên cứu, phát triển. Loại công nghệ mới này có thể sử dụng trên các thiết bị ngầm dưới nước hoặc ngư lôi, nâng cao cực đại vận tốc của chúng.
Ý tưởng công nghệ này thực ra không phải xuất phát từ Trung Quốc mà dựa trên thành tựu khoa học sẵn có của Liên Xô là công nghệ "supercavitation" (có thể dịch là “siêu bong bóng” hay “siêu túi khí”, trong công nghệ vũ khí gọi là “siêu khoang”). Loại công nghệ này đã được Liên Xô áp dụng để thiết kế ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval.
Một thiết bị ngầm áp dụng công nghệ “siêu khoang” sẽ tạo ra một màng chất lỏng và một “siêu túi khí” bao bọc xung quang thiết bị, làm triệt tiêu toàn bộ ma sát của nước tác động lên nó, cùng với thiết kế chóp nhọn ở phía trước giúp thiết bị ngầm đạt tốc độ gấp bội so với lực đẩy thực tế của động cơ..
Mô hình phóng ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval​
Giáo sư Lý Phụng Trần thuộc Đại học Công nghệ Cáp Nhĩ Tân cho biết, khác với không khí, nước luôn tạo ra lực ma sát rất lớn, chính vì thế tàu ngầm hay các thiết bị dưới nước thông thường không thể đạt được vận tốc cao. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nhà khoa học Liên Xô đã tạo ra một cuộc cách mạng trong công nghệ hải quân.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, lực lượng tàu ngầm do Liên Xô chế tạo luôn lép vế hơn so với các tàu ngầm của Mỹ, nhất là về độ ồn khi hoạt động dưới nước. Các kỹ sư Liên Xô đã quyết định chế tạo một loại vũ khí mang tính cách mạng giúp cho các tàu ngầm của nước này có thể “tấn công sau, tiêu diệt trước” đối phương.
Suốt hơn 10 năm phát triển, đến năm 1977, mẫu ngư lôi Shkval đầu tiên đã được đưa vào trang bị cho lực lượng tàu ngầm Liên Xô. Với tốc độ 370km/h, Shkval là loại ngư lôi có tốc độ di chuyển nhanh hơn bất kỳ loại ngư lôi nào trên thế giới, gấp ba so với các mẫu ngư lôi thông thường vẫn đang được lực lượng tàu ngầm các nước Phương Tây sử dụng.
Về mặt lí thuyết, các thiết bị ngầm sử dụng công nghệ siêu khoang có thể đạt tới vận tốc 5800km/h, rút ngắn cực đại thời gian di chuyển trên biển. Năm 2011, mọt báo cáo của các chuyên gia Viện Khoa học công nghệ California cho biết, một thiết bị siêu khoang có thể vượt qua Đại Tây Dương trong vẻn vẹn 1 giờ và chinh phục Thái Binh Dương cũng chỉ trong 1 giờ 40 phút.
Mô hình thiết kế ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval​
Giáo sư Lý Phụng Trần nói rằng khi thiết bị ngầm siêu khoang đạt vận tốc khởi động 75km/giờ, một trong những thiết bị của nó liên tục phun ra một "màng chất lỏng đặc biệt" bao phủ toàn bộ bề mặt của phương tiện, bước vào trạng thái "siêu khoang" và tạo ra một túi khí khổng lồ.
"Phương pháp của chúng tôi khác biệt với các cách tiếp cận trước đây, ví dụ như động cơ đẩy vector. Bằng cách kết hợp công nghệ màng chất lỏng với “siêu túi khí”, có thể giảm đáng kể những thách thức khi phóng thiết bị và thực hiện việc tăng tốc cực kỳ dễ dàng " - ông Lý tuyên bố.
Trung Quốc còn rất xa mới chế tạo thành công vũ khí siêu khoang
Tuy nhiên, ông Lý cho biết hiện vẫn còn có 2 trở ngại rất lớn mà các nhà khoa học Trung Quốc phải vượt qua. Một là, khi bước vào giai đoạn đầu, một thiết bị lăp đặt trên thiết bị sẽ phun ra các chất lỏng đặc biệt, tạo thành một lớp màng mỏng làm giảm lực cản ở tốc độ thấp. Tuy nhiên, lớp màng này rất dễ bị nước cuốn đi.
Sau khi thiết bị đạt vận tốc 75km/h, nó sẽ bước vào giai đoạn “siêu túi khí”, lớp màng chất lỏng đặc biệt này có thể thông qua điều khiển chính xác giúp thiết bị siêu khoang chuyển hướng nhưng khi đó, nó cũng tự sinh ra các lực ma sát khác nhau, tại các bộ phận khác nhau.
Cận cảnh ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval​
Một vấn đề khó khăn nữa mà các cường quốc nhiệt động lực học chất lỏng hiện nay như Nga, Mỹ, Đức… chưa giải quyết được là vấn đề duy trì và điều chỉnh độ lớn của túi khí, qua đó điều khiển chuyển hướng thiết bị. Nếu không giải quyết được vấn đề này, thiết bị chỉ có khả năng phóng thẳng.
Ngoài ra, quá trình nghiên cứu còn phải giải quyết một số “nan đề” khác, ví dụ như chế tạo ra một loại nhiên liệu đặc biệt và một động cơ mạnh mẽ dưới nước để nâng cao phạm vi hành trình của thiết bị. Thực tế cho thấy, ngư lôi siêu khoang Shkval chỉ đạt tầm phóng tối đa trên 15km.
Ông Lý cho biết, công nghệ mang tính đột phá trên không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực quân sự mà còn có thể mang lại lợi ích dân dụng. Nó có thể mở đường cho việc vận chuyển dưới và trên mặt nước nhanh hơn, hoặc giúp tạo ra những bộ đồ bơi cho phép khả năng cơ động chưa từng có mà người sử dụng không hề tốn sức.
Giáo sư Vương Quốc Ngọc, thuộc Viện Công nghệ Bắc Kinh cho biết, trong nhiều năm qua thế giới đã gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp kỹ thuật cho công nghệ Supercavitation và bây giờ Trung Quốc đã tìm ra câu trả lời. Đây sẽ là bước đột pháp để Hải quân Trung Quốc thay đổi lại cán cân trên biển.
Sơ đồ di chuyển khác nhau giữa tàu ngầm thông thường và thiết bị siêu khoang​
Hiện nay, Mỹ, Nga, Đức, thậm chí là cả Iran đều đang nghiên cứu phát triển công nghệ này. Tuy nhiên, tiến bộ nghiên cứu đến đâu thì không ai rõ bởi nhiều chi tiết xung quanh công nghệ này vẫn chưa được tiết lộ, do chúng được coi là một công nghệ quân sự tối mật.
Nếu "Supercavitation" thành công như trên lý thuyết, nó có thể được sử dụng để giúp ngư lôi cũng như các loại vũ khí khác có tốc độ siêu kinh hoàng. Có thể khẳng định, không có loại trang bị nào hiện nay có thể chạy thoát và không một hệ thống đánh chặn nào kịp phản ứng trước tốc độ siêu hạng của nó.
Khi đó, các hình thái tác chiến trên biển đều bị đảo lộn, các lí luận tác chiến kiểu như “tác chiến không-hải nhất thế” hay “tấn công phủ đầu trên biển” đều đã lỗi thời, dẫn tới sự thay đổi bước ngoặt trong chế tạo trang bị hải quân. Bởi lúc đó các chiến hạm to lớn cồng kềnh chắc chắn sẽ chết khi gặp phải các vũ khí siêu khoang.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Máy bay chiến đấu kỷ lục của Trung Quốc tại “Peace Mission 2014”

Tại cuộc tập trận chung chống khủng bố “Sứ mệnh hòa bình 2014”, Nga - Trung đã thị uy lực lượng khi điều động 6.000 quân và hàng chục máy bay chiến đấu.

Cuộc diễn tập liên hợp chống khủng bố “Sứ mệnh hòa bình 2014” (Peace Mission 2014) chính thức bắt đầu vào ngày 24/8 tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa - thành phố Hohhot (tên tiếng Hán là Hô Hòa Hạo Đặc), thuộc khu tự trị Nội Mông - Trung Quốc.
Đây là cuộc diễn tập liên hợp chống khủng bố lần thứ 5 trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác quốc phòng của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ quá trình diễn tập được tổ chức trong lãnh thổ Trung Quốc, từ ngày 24-29/8.
Cuộc diễn tập quy tụ gần 7000 quân nhân thuộc nhiều quân binh chủng của 5 nước thành viên thuộc tổ chức này, bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Nga và Tajikistan. Trong số khoảng 2.000 binh lính đến từ nước ngoài, riêng Nga đã đóng góp 1.000 quân.
Đặc biệt là có tổng cộng hơn 5.000 quân tinh nhuệ tham gia tập trận, hơn 50 máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và các loại máy bay khác, hơn 440 bộ trang thiết bị các loại khác nhau, tạo thành một “cỗ máy” chiến đấu lục quân, không quân và bảo đảm chi viện chiến dịch, chiến lược.

Nga - Trung đã huy động lực lượng máy bay rất lớn tham gia diễn tập​

Còn Trung Quốc điều động khoảng 5000 quân tham diễn tập. Lực lượng này bao gồm nhiều quân binh chủng của lực lượng bộ binh, không quân và đặc nhiệm. Ngoài ra, Bắc Kinh còn huy động số lượng lớn máy bay chiến đấu, trực thăng và bảo đảm cùng hàng trăm trang thiết bị khác.
BÀI LIÊN QUAN


Lực lượng chính tham gia diễn tập của Trung Quốc gồm tập đoàn quân 38, lực lượng không quân của quân khu Bắc Kinh và lực lượng trực thuộc Bộ tư lệnh của quân khu này, trong đó có lực lượng xe bọc thép, pháo binh, lực lượng hàng không lục quân và lực lượng tác chiến đặc biệt.
Tham gia cuộc diễn tập này, không quân Trung Quốc đã mang tới nhiều vũ khí trang bị mới như máy bay cảnh báo sớm, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải, máy bay trực thăng, máy bay không người lái và các loại xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép, pháo, tên lửa phòng không.

Đặc biệt là có sự tham gia của 23 chiếc máy bay thuộc 7 loại là máy bay chiến đấu J-10, J-11, cường kích JH-7; máy bay cảnh báo sớm KJ-200, một số loại máy bay lần đầu tiên tham dự các cuộc diễn tập đa quốc gia như máy bay trực thăng WZ-10 và WZ-19.

Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc​

WZ-10 là dòng máy bay trực thăng vũ trang chuyên dụng đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu và phát triển, còn WZ-19 là phiên bản cải tiến của máy bay trực thăng WZ-9. Đây là 2 loại trực thăng hiện đại nhất của Trung Quốc, được họ đánh giá là ngang ngửa các loại trực thăng tiên tiến nhất của phương Tây.
Hai loại trực thăng vũ trang này được đặt biệt danh theo tên các nhân vật trong tiểu thuyết nổi tiếng Thủy Hử. WZ-10 lấy biệt danh của mãnh tướng Tần Minh là “Tịch Lịch Hỏa” (tức “Lửa sấm sét” - tiếng Anh là Fierce Thunderbolt). Còn WZ-19 lấy biệt danh của Lý Quỳ là “Hắc Toàn Phong” (tức “Lốc xoáy đen” - tiếng Anh là Black Whirlwind).
Quân khu Thẩm Dương cũng điều động 8 chiếc cường kích JH-7 đảm nhận nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất. Đây là số lượng máy bay chiến đấu kỷ lục được Trung Quốc huy động trong một cuộc tập trận thực binh (từ trước đến nay, Bắc Kinh chưa bao giờ điều động quá 6 chiếc trong 1 cuộc tập trận).
Phiên bản nâng cấp mạnh nhất là xe tăng Type-99G cũng đươc Trung Quốc phô diễn tại cuộc tập trận này. Theo các chuyên gia quân sự, xe tăng thế hệ mới xuất hiện lần này được coi là hiện đại nhất Trung Quốc hiện nay, được trang bị cho tập đoàn quân 38 thuộc Quân khu Bắc Kinh.

Máy bay cường kích Su-25 của Nga​

So với xe tăng Type-96A vừa tham dự và đạt giải 3 tại cuộc thi xe tăng quốc tế “Tank Biathlon 2014” tại Nga cách đây không lâu và các phiên bản cùng dòng Type-99, xe tăng này đã được cải tiến, nâng cấp rất nhiều về động cơ, hỏa lực và khả năng thông tin hóa.
Những thông tin được công bố cho thấy, trang bị của lực lượng tham gia diễn tập từ các nước khác chủ yếu là xe chiến đấu bộ binh BMP-2; xe bọc thép cấp cứu; xe cứu hộ thiết giáp, được chế tạo trên khung gầm xe thiết giáp lưỡng thê MT-LB và nhiều loại xe chỉ huy, trinh sát trên khung gầm xe BTR-60.
Chuyên gia bình luận quân sự Tống Trung Bình cho rằng, việc điều động máy bay chiến đấu J-10 và J-11 tham gia diễn tập cho thấy “Peace Mission 2014” một mặt nhằm vào lực lượng khủng bố, mặt khác cũng là để bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực.
Về phía Moscow, đại diện của quân đội Nga bao gồm các nhóm chiến đấu thuộc Tiểu đoàn chiến thuật của Lữ đoàn bộ binh cơ giới 36 - Quân khu miền Đông và phi đội máy bay thuộc Bộ chỉ huy số 3 - Quân chủng Phòng không - Không quân.

Xe tăng T-72 B3M (BZ) của Nga​

Thành phần lực lượng Nga có hơn 1.000 quân nhân; 60 xe bọc thép trong đó có 40 xe chiến đấu bộ binh BMP-2; 13 tăng T-72; hơn 20 đơn vị vũ khí tên lửa, pháo binh; các hệ thống pháo phản lực bắn loạt BM-21; hơn 60 đơn vị xe; 8 máy bay trực thăng Mi-8AMTSh; 4 chiến đấu cơ Su-25 và 2 máy bay vận tải quân sự Il-76.
Tuy những cuộc tập trận này đều nằm trong khuôn khổ hợp tác lâu dài và được tổ chức thường niên nhưng trong bối cảnh Mỹ và EU đang hợp sức cùng với đồng minh bao vây, cấm vận Nga về vấn đề nội chiến ở Ukraine và vụ MH17 bị rơi, đây sẽ là những cơ hội để Moscow thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh và các đồng minh Trung Á.
Trước đó, từ ngày 20-26/5, hải quân Nga và Trung Quốc đã tổ chức cuộc diễn tập quân sự liên hợp không quân - hải quân mang tên “Tương tác biển 2014” (Naval Interaction 2014) tại khu vực phía đông cửa sông Trường Giang, tức là khu vực phía bắc Đông Hải (khu vực biển phía tây bắc đảo Senkaku/Điếu Ngư).
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Những vũ khí Trung Quốc tự tin "ngang cơ" với Mỹ

Từ nền tảng kỹ thuật yếu kém, không có cơ hội giao lưu với thị trường công nghệ nước ngoài, TQ đã từng bước cải tiến công nghệ để cạnh tranh với vũ khí của Nga, châu Âu và Mỹ.

Trong hàng thập niên qua, Bắc Kinh đã nỗ lực trở thành một trong những cường quốc quân sự hiện đại nhất thế giới. Để bù đắp những thiết hụt công nghệ, Trung Quốc còn nhập khẩu thêm các công nghệ và vũ khí của nước ngoài cũng như định hướng chiến lược quân sự.
Ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc cũng đang rút dần khoảng cách với các đối thủ. Thậm chí, hiện nay, một số công nghệ của Trung Quốc đã vượt cả Nga.

Tác giả Robert Farley​
Chia sẻ trên tạp chí National Interest, tác giả Robert Farley, phó giáo sư tại Trường Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson đã liệt kê 5 loại công nghệ quân sự tương lai của Trung Quốc có thể "thay đổi cuộc chơi" với Mỹ.
Tàu sân bay
Lâu nay, việc Trung Quôc có ý định xây dựng một hạm đội tàu sân bay hay không vẫn luôn là điều bí ẩn với giới chuyên gia. Tuy nhiên, khi Liêu Ninh xuất hiện, Bắc Kinh đã tỏ rõ ý định phát triển một lực lượng tàu sân bay cho riêng mình song quy mô và năng lực thực sự vẫn chưa được hé lộ.

Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Sự vắng bóng của các nguồn tin về kế hoạch đóng các tàu sân bay mới của Trung Quốc cũng đã khiến giới chuyên gia chưa thể hình dung về hình dáng của những con này. Song, điều chắc chắn là chúng có thể mang theo số lượng lớn các chiến đấu cơ tàng hình và cả máy bay cảnh báo sớm.
BÀI LIÊN QUAN


Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài phát triển để có thể sáng ngang với năng lực của Hải quân Mỹ. Ngay cả tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc vẫn đang phải nghiên cứu để khắc phục mọi hoạt động trên boong tàu.
Về cơ bản, một hạm đội tàu sân bay sẽ làm thay đổi cách tiếp cận các vấn đề hàng hải của Trung Quốc. Mặc dù, đội tàu sân bay Trung Quốc không thể sánh ngang với Mỹ, nhưng Bắc Kinh vẫn sẽ từng bước tăng cường sức mạnh hải quân trong tương lai ngay khi 2 tàu sân bay mới được hạ thủy.
Tàu khu trục Type 055

Trung Quốc dường như đang có ý định xây dựng cho mình một lực lượng tàu khu trục cỡ lớn lần đầu tiên. Mặc dù, những con tàu này không thể sánh với quy mô của tàu khu trục Zumwalt của Mỹ hay Kirovs của Nga nhưng chúng sẽ vẫn đại diện cho một bước tiến nhảy vọt trong quá trình phát triển năng lực hải quân của Trung Quốc.

Tàu khu trục Type 055.
Giới phân tích ước tính tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc có trọng lượng khoảng 12.000 tấn và có thể chuyên chở theo 128 ống phóng tên lửa thẳng đứng. Với quy mô lớn như vậy, Type 055 có thể đáp trả mọi cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Trung Quốc với sự hỗ trợ của các tên lửa hành trình hoặc có thể đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát không phận để bảo vệ lực lượng đang thực thi nhiệm vụ.
Hiện nay, Hải quân Trung Quốc cũng đang cân nhắc trang bị loại tàu này cho các căn cứ quân sự mà Hải quân Mỹ đặc biệt quan tâm. Những loại tàu lớn hơn với tầm hoạt động xa hơn có thể được triển khai tại những khu vực cách xa các căn cứ cảng trong lãnh thổ Trung Quốc.
Điều quan trọng là việc xây dựng các tàu khu trục cỡ lớn còn đại diện cho cam kết chính trị quan trọng của chính phủ Trung Quốc trong việc nâng khả năng viễn chinh cho hải quân nước này trong tương lai cũng như "hạm đội biển xanh".
Chiến đấu cơ tàng hình J-20
Chiến đấu cơ J-20 lần đầu tiên bay thử nghiệm vào tháng 1/2011. Kể từ đó, Trung Quốc đã cho ra đời một vài nguyên mẫu bổ sung. Mỗi nguyên mẫu mới được Bắc Kinh thiết kế để khắc phục các lỗi kỹ thuật liên quan tới khả năng tàng hình. Hiện nay, J-20 vẫn là máy bay tàng hình tối tân nhất trong 2 dự án mà Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển. Trong đó, J-31, loại máy bay tàng hình có quy mô nhỏ hơn J-20, sẽ có thể được đưa vào biên chế trên các tàu khu trục của Hải quân nước này.

Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc là mối đe dọa tới các căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương.
Dù không biết rõ về năng lực thực sự của J-20, giới chuyên gia quân sự vẫn cho rằng chắc chắn nó sẽ là một máy bay cỡ lớn với tầm hoạt động xa và mang theo một lượng lớn vũ khí hiện đại. J-20 có thể trở thành mối đe dọa với các căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhất là khi chiến đấu cơ tàng hình này được trang bị các tên lửa hành trình phóng từ trên không. Ngoài ra, J-20 còn có thể đảm nhận sứ mệnh đánh chặn và trinh sát tầm xa.
J-20 sẽ là thành tố mới trong "hệ thống chống tiếp cận và xâm nhập" (A2/AD) của Trung Quốc. Hệ thống này được xem là mối đe dọa tới độ cân bằng của các cơ sở hạ tầng của Mỹ và đồng minh tại Thái Bình Dương. Mặc dù, quân đội Mỹ đã quá quen thuộc với việc sử dụng các máy bay tàng hình nhưng chắc chắn, họ sẽ còn phải đối mặt với năng lực tàng hình từ Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41
Tên lửa đạn đạo liên lục địa không còn là điều mới mẻ với nhiều quốc gia bao gồm Trung Quốc. Nhưng DF-41 sẽ giúp Trung Quốc chuyển từ khả năng phòng thủ tối thiểu sang phát động đòn phản công thứ hai. Nếu sản xuất số lượng lớn DF-41, Bắc Kinh có thể cân bằng mối quan hệ hạt nhân với Mỹ và Nga cũng như vô hiệu hóa mọi hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Washington.

Tên lửa DF-41 có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân.
Những tin đồn liên quan tới sự phát triển của DF-41 đã xuất hiện từ nhiều năm qua nhưng Trung Quốc mới chỉ lên tiếng xác nhận về sự tồn tại của hệ thống tên lửa này cách đây vài tháng. Khác với những loại tên lửa trước đây, DF-41 được trang bị năng lực MIRV hay nói cách khác là phương tiện chứa nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập. Theo đó, module MIRV có thể chứa nhiều đầu đạn hạt nhân khác nhau với số lượng lên tới 10 đầu đạn. Khi tấn công mục tiêu, các đầu đạn sẽ tách riêng đánh vào những mục tiêu khác nhau. Do đó, việc đánh chặn sẽ cực kỳ khó khăn.
Đặc biệt, nếu Trung Quốc quyết định tích hợp các đầu đạn truyền thống vào DF-41 cùng hệ thống dẫn hướng chính xác nhằm tấn công các mục tiêu di động, Bắc Kinh có thể xóa sổ "vùng miễn nhiễm" mà nhóm tàu sân bay của Mỹ đang hoạt động trên khắp thế giới. Tuy nhiên, việc Trung Quốc sử dụng DF-41 trong một cuộc chiến thông thường sẽ buộc Mỹ phản công và khả năng dẫn tới một cuộc đụng độ hạt nhân căng thẳng.
Đơn vị 61398
Theo Bộ Tư pháp Mỹ và nhiều tổ chức trên thế giới, quân đội Trung Quốc đang nắm trong tay một lực lượng tình báo mạng hùng hậu. Đơn vị 61398 bị nghi là thủ phạm tấn công hàng loạt các mục tiêu lớn với nhiều phương thức cải tiến nhằm đánh cắp thông tin và quấy rối.

Trung Quốc nắm trong tay lực lượng chiến binh mạng hùng hậu và kỹ năng cao.
Bộ Tư pháp Mỹ nhấn mạnh quân đội Trung Quốc đã đánh cắp bí mật của các công ty tư nhân nước này sau đó chuyển dữ liệu cho các công ty do chính phủ Trung Quốc điều hành. Về mặt dân sự, những thông tin này sẽ giúp Trung Quốc tăng sức cạnh tranh thương mại. Còn trong lĩnh vực quân sự, Bắc Kinh có thể thu thập nhiều thông tin bí mật về các hệ thống vũ khí của Mỹ.
Đặc biệt, việc ngăn chặn hoạt động của đơn vị 61398 dường như là không thể bởi họ đang nhận sự hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc. Do đó, năng lực của đơn vị 61398 chắc chắn sẽ ngày càng được cải thiện qua thời gian.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nếu như Trung Quốc không sao chép, ăn trộm công nghệ cũng khó xưng bá xưng hùng với các cường quốc có tiềm lực quân đội, công nghệ hiện đại.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc khoe nhiều trực thăng, xe tăng thế hệ mới nhất
(Dân trí) - Trung Quốc hôm nay (29/8) đã đem khoe nhiều trực thăng tấn công và xe tăng chiến trường thế hệ mới nhất, trong một cuộc tập trận bắn đạn thật quốc tế ở miền bắc nước này.



Trực thăng Z-10 của Trung Quốc được cho là do một công ty Nga thiết kế
Truyền thông nhà nước Trung Quốc khẳng định các khí tài mới đã hoạt động đúng như kỳ vọng tại cuộc tập trận “Sứ mệnh hòa bình 2014”, có sự tham gia của hơn 7000 binh sỹ từ Trung Quốc, Nga Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.

Cuộc tập trận tại Zhurihe, căn cứ huấn luyện lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc tại khu tự trị Nội Mông, kéo dài một tuần, trong khuôn khổ một tổ chức khu vực có tên Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SOC).

Trang web của tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc khẳng định, phiên bản mới nhất của mẫu xe tăng chiến trường chủ lực Type 99, và các mẫu trực thăng tấn công Z-10, Z-19 đã lần đầu tiên tham dự một cuộc tập trận quốc tế có bắn đạn thật.

Không quân nước này trước đó tuyên bố đã triển khai một loại máy bay không người lái mang vũ khí mới trong các cuộc tập trận, và rằng máy bay không người lái đã thực hiện một vụ tấn công tên lửa thành công nhằm vào một xe chỉ huy.

Máy bay không người lái này được khẳng định có khả năng theo dõi, nhận dạng và phá hủy các mục tiêu theo thời gian thực, khiến nó trở thành một công cụ quan trọng để chống khủng bố, người phát ngôn của không quân Trung Quốc Shen Jinke tuyên bố.

Từng lệ thuộc chặt chẽ vào Nga trong việc mua các vũ khí hiện đại, Trung Quốc thời gian qua đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển các hệ thống vũ khí của mình. Nhiều mẫu trong số đó được sao chép dựa trên phiên bản của nước ngoài.

Trực thăng Z-10 và Z-19 được phát triển dựa trên mẫu Eurocopter AS365 Dauphin của Pháp, trong khi phiên bản xe tăng Type 99 mới nhất là một biến thể khác của mẫu xe tăng thời Liên Xô T-72.

Cũng theo cách này, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc được đóng từ một bộ thân vỏ cũ kỹ mua từ Ukraine, và được kéo về Trung Quốc để tu sửa lại trong suốt một thập niên. Nhiều mẫu máy bay không người lái của Trung Quốc cũng có vẻ ngoài giống hệt các mẫu Predator, Global Hawk và Reaper mà không quân Mỹ và CIA sử dụng.

Một số hình ảnh về cuộc tập trận Sứ mệnh hòa bình 2014 tại Trung Quốc:


Máy bay không người lái Trung Quốc phá hủy mục tiêu trong diễn tập






Thanh Tùng
Theo AFP
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top