Mạnh yếu của tăng Trung Quốc Type 96A: Lộ tẩy hàng Tàu
VietnamDefence - Hay chết máy, đứt xích, tụt dốc, nhưng Type 96A được cho là có độ chính xác bắn cao hơn T-72.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga huấn thị lính tăng Nga cần học bắn chính xác như đồng nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc đã cử tham gia Cuộc thi xe tăng quốc tế ở Nga loại tăng Type 96А, chứ không phải loại mới nhất là Type 99, để kiểm tra khả năng của loại tăng chủ lực đông đúc nhất của họ.
Các trang mạng Trung Quốc khoe, sức mạnh hỏa lực và độ chính xác xạ kích của Type 96А tốt hơn các xe tăng Т-72 tham dự cuộc thi. Thậm chí, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga cũng khen ngợi: “Các kíp xe Trung Quốc đã bắn tuyệt vời, lính tăng Nga cần học tập họ”.
Theo đánh giá, cả độ chính xác bắn trong hành tiến (tốc độ 30 km/h) của Type 96А cao hơn đáng kể so với Т-72. Tuy vậy, kết quả các lần thử phòng thí nghiệm cho thấy, độ chính xác bắn của Type 96А và Т-72 vẫn thua М1 Abrams và thậm chí cả М60А3 của Mỹ.
Type 96А dự thi được sơn màu xanh, sườn xe sơn cờ đỏ. Kíp xe Trung Quốc dự thi bắn là kíp xe duy nhất trong các đội dự thi tiêu diệt được tất cả các mục tiêu. Đội thi Trung Quốc gồm 12 người, tuổi trung bình là 26. Trung Quốc cử tham dự 4 chiếc Type 96А. Các kíp xe tăng Trung Quốc đã tập luyện như điên ở Alabino trước khi vào thi.
Type 99 Type 96А được các chuyên gia mô tả là “khung gầm thế hệ 2, tháp xe thế hệ 3”. Xe tăng không có đủ tốc độ, tăng tốc chậm và không thật tốt khi vượt dốc. Nhưng khả năng cơ động cảu xe tăng có thể cải thiện dễ dàng bằng cách lắp động cơ mạnh hơn lấy từ tăng Type 99 (1.500 mã lực), nhưng theo các chuyên gia, làm thế không hợp lý vì giá thành động cơ cao. Một xe tăng Type 99 có giá bằng 3 xe tăng Type 96А.
Type 96А chủ yếu được bố trí tại các khu vực đông nam Trung Quốc, nơi có nhiều đồi và khu vực ngập nước. Các cuộc tập trận đã cho thấy, xe tăng đã phải tiêu hao nhiều nhiên liệu khi vượt qua các con dốc liên tiếp nên phải nạp dầu chỉ sau 200 km hành trình. Tuy nhiên, Type 96A cơ bản đáp ứng các yêu cầu do bộ chỉ huy lục quân Trung Quốc đưa ra.
Báo chí Trung Quốc đưa nhiều tin bài về các điều kiện không công bằng ở Cuộc thi xe tăng quốc tế biathlon 2014 (4-16.8.2014), tại trường bắn Alabino, tỉnh Moskva, Nga, với sự tham gia của 12 nước: Nga, Angola, Armenia, Bealrus, Venezuela, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Kuwait, Mông Cổ và Serbia. Kết quả Nga giải nhất (tăng Т-72B3), Armenia giải nhì (Т-72B1), Trung Quốc giải ba (Type 96А).
Thua mất mặt tại cuộc thi, cư dân mạng Trung Quốc liên tục bày tỏ sự tức tối trên diễn đàn mil.news.sina.com.cn đối với sự “ăn gian” của Nga khi tiến hành cuộc thi này.
Các trang mạng Trung Quốc tố cáo rằng, kênh truyền hình Nga Russia Today đưa tin tất cả các đội, trừ đội Trung Quốc, đều dự thi trên xe tăng Т-72B, nhưng điều đó không đúng. Đội Nga thi đấu trên các xe tăng T-72B3M được “độ” riêng, lắp động cơ mạnh hơn (1.130 mã lực), bộ truyền động thủy lực và hộp số tự động. Công suất đơn vị của mẫu tăng này (trọng lượng xe nhỏ hơn Т-90А gần 5 tấn) cao hơn các xe tăng khác dự thi.
Họ cho rằng, đội Nga được trang bị các xe tăng Т-72B3М (còn gọi là Т-72Б4) với khác biệt chính là động cơ V-93 công suất 1.130 mã lực. Với trọng lượng xe tăng 44,5 tấn, công suất đơn vị sẽ là 25,39 mã lực/tấn. Động cơ này cũng được lắp cho các xe tăng xuất khẩu Т-90SM nặng 46,5 tấn. Ngoài ra, các xe tăng dự thi của Nga còn được trang bị pháo cải tiến 2А46М5 có tính năng tốt hơn pháo lắp trên các tăng Т-72B đời cũ.
Т-72B3М của Nga lại còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại giúp nâng cao 20% độ chính xác bắn pháo so với Т-72B.
Các đội của các nước khác thi đấu bằng tăng Т-72BV có trọng lượng 44,5 tấn, lắp động cơ V-84 công suất chỉ 840 mã lực. Công suất đơn vị chỉ là 18,88 mã lực/tấn. Vì thế, các kíp xe Angola và Mông Cổ đã không lần nào vượt được ngay dốc đứng, trong khi Т-72B3М “bay qua ngon ơ”.
Т-72BV được chế tạo vào cuối thập kỷ 1980 như một gói nâng cấp cho xe tăng dòng Т-72 trong trang bị quân đội nước ngoài. Mẫu Т-72 cơ sở dùng động cơ V-46 780 mã lực.
Lộ tẩy hàng Tàu
Tăng Type 96А của Trung Quốc có trọng lượng 43,7 tấn, dùng động cơ 12V150ZAL công suất 800 mã lực, công suất đơn vị chỉ 18,30 mã lực/tấn, tức là nhỏ hơn cả Т-72BV.
Như vậy, Т-72B3М có công suất đơn vị cao hơn 40% so với các xe tăng đối thủ, các cư dân mạng Trung Quốc phẫn nộ bình luận. Họ cho rằng, Type 96А được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến hơn Т-72B3М và có độ chính xác bắn trong hành tiến tốt hơn, nhưng trong cuộc thi xe tăng, điều này không có ý nghĩa vì các xe tăng bắn từ các trận địa bắn chuẩn bị sẵn.
Người Trung Quốc khoe Type 96А có những tính năng xuất chúng về sức mạnh hỏa lực và vỏ giáp, nhưng cơ động không phải mặt mạnh vì động cơ chỉ có công suất 1.000 mã lực. Type 96А còn có hệ thống chỉ huy chiến đấu lấy mạng làm trung tâm hiện đại, cho phép phát hiện và tiêu diệt mục tiêu nhanh hơn. Nhưng đặc điểm này đã không được dùng đến trong cuộc thi nên đội Trung Quốc không quan tâm lắm đến vị trí họ sẽ giành được.
Theo các nguồn khác, Type 96A nặng 50 tấn, công suất động cơ 1.000 mã lực, công suất đơn vị 20 mã lực/tấn, công suất đơn vị nhỏ hơn Т-72B3М. Tuy nhiên, tốc độ của Type 96A không khá hơn xe tăng Nga. Trong cuộc đua, bộ phận vận hành của tăng Trung Quốc bị hỏng, có lẽ do trọng lượng lớn của xe khi chạy ở tốc độ tối đa trên đường chia cắt rất phức tạp. Đội Trung Quốc đã phải thay xe tăng thi đấu bằng xe dự bị.
Có ý kiến cho rằng, bộ phận vận hành của Type 96A (các bánh lăn) bị hỏng là do “vài viên đá rơi vào”. Những người tức giận thì nói đến “sự sỉ nhục của ngành chế tạo xe tăng Trung Quốc”, số căm tức hơn thì từng dự báo Tập Cận Bình sẽ nhanh chóng có biện pháp trừng phạt lãnh đạo công ty sản xuất xe tăng là NORINCO.
Type 96A trong cuộc thi
Mạng Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng, Type 96А chỉ là đời cuối cùng của dòng tăng cổ lỗ Type 59 (Т-54 của Liên Xô) mà Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của Liên Xô từ năm 1959-87.
Xe tăng Type 85 (nền tảng tương lai của Type 96) với bộ phận vận hành mới (6 bánh lăn thay vì 5 ở mỗi bên xích) được chế tạo vào năm 1986 và trang bị pháo nòng rãnh 105 mm L7 của Anh và động cơ 730 mã lực.
Năm 1995, ở giai đoạn 2 hiện đại hóa, Trung Quốc đã chế tạo biến thể Type 85-III (88С, Type 96) với tháp có hình dáng mới và pháo nòng trơn 125 mm 2А46М và máy tự động nạp đạn như của T-72. Các loại đạn của Type 96A cũng là sao chép các mẫu đạn nguyên bản của Nga. Số lượng đạn cũng là 42 viên, trong đó 22 viên trong giá đạn tự động hóa ở dưới sàn xe như ở Т-72. Từ đó, có thể dễ dàng đoán ra xe tăng này được chế tạo bằng các công nghệ sao chép từ tăng T-72 của Nga.
Xe được trang bị động cơ 12150ZL công suất 800 mã lực, hệ treo xoắn cơ khí và trợ lực lái thủy lực. Hệ thống điều khiển hỏa lự có các máy ngắm ổn định cho pháo thủ và trưởng xe, và một máy đo xa laser.
Đầu thập kỷ 1990, Trung Quốc đã không chọn giải pháp sản xuất theo giấy phép Т-72 mà chỉ sử dụng các công nghệ của nó trên Type 96 để giảm chi phí sản xuất. Máy tự động nạp đạn và giá đạn của xe giống như ở Т-72.
Trung Quốc đưa Type 96A vào trang bị từ năm 2005 và đến nay đã sản xuất hơn 1.500 xe, thay cho các xe tăng sản xuất trong thập niên 1960-1970. Cho đến nay, Type 96A chưa tham gia các cuộc xung đột quân sự lớn, nhwg có tin trong các trận đánh ở Sudan, các xe tăng này đã diệt được Т-72 của quân đội Nam Sudan.
Kết thúc cuộc thi với vị trí thứ ba, đứng trên Kazakhstan ở vị trí thứ tư và sau Nga, Armenia, người Trung Quốc vẫn rất hả hê khi trên cơ Ấn Độ. Đội Ấn Độ thậm chí không lọt được vào chung kết và khiếu nại rằng, xe tăng Type 96А của Trung Quốc có động cơ mạnh hơn Т-72B1 của họ, 1200 mã lực so với 800. Tuy nhiên, các đội khác cũng thi đấu trên loại tăng này lại không kêu ca gì với ban tổ chức cuộc thi.
Cựu phó tư lệnh đại quân khu Nam Kinh Wang Hongguang viết rằng, cuộc thi đã thể hiện tài nghệ lái xe tăng và xạ kích, nhưng không thử nghiệm đầy đủ các khả năng của các loại xe tăng về vỏ giáp, công nghệ thông tin, khả năng sửa chữa dã chiến, uy lực của đạn. Cuộc thi không phản wnhs được hết những khả năng sẽ dùng đến trong thực chiến.
117S đích nhắm của Trung Quốc trong thương vụ Su-35S
VietnamDefence - Trung Quốc mua Su-35S là để lấy trộm công nghệ động cơ 117S.
Tại triển lãm Rosoboronoexpo-2014, phía Nga đã cho biết, việc đàm phán bán cho Trung Quốc tiêm kích Su-35S sắp kết thúc, nhưng bản thân việc đàm phán rất khó khăn.
Một chuyên gia Trung Quốc có bài viết, trong đó không hề giấu giếm rằng, Bắc Kinh quan tâm trước hết đến việc mua được cùng với máy bay các động cơ 117S (AL-41F-1S) có tính năng tốt hơn nhiều họ động cơ turbine phản lực lưỡng mạnh có chế độ tăng lực họ AL-31F và động cơ FWS-15 mà Trung Quốc sao chép dựa trê AL-31F.
So với AL-31F, có khoảng 80% linh kiện và bộ phận của AL-41F-1S là chế tạo mới, động cơ có các máy nén thấp áp và cao áp, buồng đốt mới, đường kính tăng từ 0,905 m lên đến 0,932 m, động cơ có hệ thống điều khiển số. Lực đẩy không tăng lực là 86 kN, có tăng lực là 142 kN (AL-31F có lực đẩy tương ứng là 75 kN và 122,5 kN), thời gian hoạt động tính toán là 4.000 giờ (AL-31F là 900 giờ), sửa chữa kỹ thuật lần đầu sau 1.000 giờ làm việc (AL-31F là sau 300 giờ).
Có tin 117S sẽ là “động cơ dự bị” cho tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc J-20 vì lực đẩy tăng lực của FWS-15 sao chép AL-31FN-1М (trang bị cho tiêm kích J-10, lực đẩy tăng lực 122,5 kN) chỉ đạt 135 kN, không đủ cho J-20. Do đó, việc J-20 chuyển sang 117S sẽ là giải pháp quá độ tốt nhất.
Được biết Trung Quốc muốn mua 24 chiếc Su-35S kèm theo 5 động cơ cho mỗi máy bay (tức là 2 bộ động cơ và 1 động cơ dự phòng), tức là 120 động cơ 117S (AL-41F-1S).
Nguồn: MP, 16.8.2014.