[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

PhamHongHa90

Xe hơi
Biển số
OF-327207
Ngày cấp bằng
15/7/14
Số km
111
Động cơ
286,210 Mã lực
So sánh sức mạnh Không - hải quân Trung Quốc và ASEAN

Là lực lượng chủ lực thực hiện âm mưu bá quyền trên biển, Không-Hải quân TQ được coi là mạnh nhất châu Á, vậy TQ có đủ mạnh đương đầu với ASEAN?

>> Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc chỉ chờ Việt Nam thiếu kiềm chế
>> Chuyên gia quốc tế tư vấn xử lý xung đột trên Biển Đông

Không - Hải quân Trung Quốc được trang bị đủ loại máy bay gồm: tiêm kích, cường kích, tiếp dầu, trinh sát, tác chiến điện tử, tuần tra biển, vận tải, huấn luyện, trực thăng. Với quy mô 25.000 quân và hàng trăm máy bay, đây là lực lượng không quân hải quân lớn nhất khu vực châu Á.

Về lực lượng máy bay ném bom, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện có trong trang bị 14 máy bay ném bom chiến lược lớn nhất nước này Tây An H-6. Máy bay có khả năng mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm.

Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc


Lực lượng máy bay cảnh báo sớm có 8 chiếc KJ-200 thiết kế trên khung gầm cơ sở máy bay vận tải Y-8. Máy bay trinh sát có 5 chiếc Y-8 ELINT được trang bị các khí tài trinh sát điện tử.

Máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa có 3 chiếc Y-8MPA trang bị các hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm tìm kiếm tàu ngầm. Y-8MPA có khả năng đạt tầm bay xa đến 5.600km, thời gian hoạt động liên tục trên không 10,5 giờ.

Lực lượng vận tải có 12 chiếc máy bay vận tải hạng trung Y-8 có thể chở 96 lính thường hoặc 82 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa. Lực lượng không quân tiêm kích thuộc Hải quân Trung Quốc hiện có khá nhiều loại máy bay, đầu tiên là 20 chiếc tiêm kích đa năng J-10.

23 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 hiện đại do Nga sản xuất. Đây cũng là loại tiêm kích mạnh nhất, hiện đại nhất Không quân Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra còn có những chiếc tiêm kích hạm J-15 đang hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16). Không rõ liệu Hải quân Trung Quốc nhận bao nhiêu chiếc J-15.

Không quân tiêm kích còn có 24 chiếc J-11BH, đây là biến thể của tiêm kích J-11B mà Trung Quốc sao chép công nghệ Su-27SK của Nga. 35 chiếc tiêm kích – bom JH-7A được thiết kế làm nhiệm vụ thực hiện các cuộc tấn công tàu mặt nước với tên lửa chống tàu siêu thanh tầm xa YJ-91.

Tiêm kích Su-30MK2 của Trung Quốc


Ngoài những dòng máy bay hiện đại thế hệ 4, Không quân Hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn duy trì một số tiêm kích phòng không thế hệ 3 lỗi thời gồm 48 chiếc J-8II do Trung Quốc phát triển dựa trên loại J-7. Và 35 chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7D/E mà Trung Quốc phát triển dựa trên loại MiG-21 của Nga.

Cùng với J-8II và J-7D/E, Không quân Hải quân Trung Quốc còn có 30 chiếc cường kích Q-5 ra đời từ những năm 1970. Loại máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ yểm trợ tầm gần, tải trọng vũ khí chỉ có 2 tấn.

Lực lượng trực thăng của Không quân Hải quân Trung Quốc hiện biên chế 9 chiếc Ka-31 (Nga chế tạo) làm nhiệm vụ cảnh báo sớm đường không. 26 chiếc trực thăng vận tải kiêm nhiệm vụ tuần tra biển Z-8 do Trung Quốc chế tạo dựa trên loại SA 321 Super Frelon của Pháp...

Tuy nhiên với trang bị thuộc loại khủng của Trung Quốc, lực lượng này có đủ sức đương đầu với sức mạnh Hải quân của ASEAN? Theo Tạp chí Quân sự Châu Á cuối năm 2012 đã đưa ra thống kê số lượng tàu trong Hải quân các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó các nước ASEAN.

Khinh hạm lớp Formidable


Singapore: Đơn vị tàu chiến chủ lực gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp. Lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ có: 6 tàu lớp Victory và 11 tàu lớp Fearless (Singapore đang có kế hoạch thay thế lớp tàu này).

Về tàu ngầm, Singapore mua lại các tàu đã qua sử dụng của Hà Lan gồm: 4 tàu lớp Conqueror và 2 tàu lớp Archer. Tàu quét mìn có 4 chiếc lớp Bedok và 12 chiếc FB31-42. Tàu đổ bộ có 4 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance (lượng giãn nước 6.000 tấn) và 1 tàu đổ bộ tank lớp Perseverance.

Indonesia: Hải quân Indonesia trang bị 9 khinh hạm chủ lực gồm: 5 tàu lớp Ahmad Yani, 4 tàu lớp Fatahillah. Các tàu này đều thiết kế với tổ hợp tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet.

Hộ vệ hạm gồm: 4 chiến hạm lớp Sigma do Hà Lan đóng (Indonesia gọi là Diponegoro) lắp tổ hợp tên lửa Exocet và 16 hộ vệ chống ngầm lớp Parchim được mua lại từ Đức.

Khinh hạm Ahmad Yani


Về lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ thì Indonesia có: 4 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Mandau, 4 tàu tuần tra lớp Kakap, 4 tàu cao tốc tuần tra lớp Singa, 4 tàu lớp Todak, 8 tàu lớp Siada, và 7 chiếc Type 35/36.

Đơn vị tàu đổ bộ của Indonesia có: 6 tàu đổ bộ tank lớp Teluk Gelimanuk, 2 tàu lớp Teluk Sirebong. Chính phủ Indonesia ký hợp đồng mua tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Makassar. Đơn vị tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Pulau Rengat, 2 tàu T43 và 9 chiếc lớp pulau Rote. Đơn vị tàu hỗ trợ có: 1 tàu chở dầu Arun và 1 tàu bệnh viện lớp Tanjung Dalpele.

Về tàu ngầm, hiện tại Hải quân Indonesia biên chế 2 chiếc lớp Cakra đã được Hàn Quốc nâng cấp. Dù vậy, giới lãnh đạo đất nước vạn đảo vẫn bày tỏ tham vọng sở hữu 39 tàu ngầm trong tương lai.

Khinh hạm lớp Kasturi


Malaysia: Số lượng khinh hạm chủ lực của Malaysia có: 2 tàu lớp Lekiu và 2 tàu lớp Kasturi. Ngoài ra, Malaysia còn có 4 tàu hộ vệ lớp Laksamana.

Tàu chiến cỡ nhỏ và tàu tuần tra gồm: 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah, 6 tàu SGPV (dài 99 m, lượng giãn nước 2.200 tấn được trạng bị vũ khí tốt hơn Kedah), 4 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Handalan, 4 tàu cao tốc tên lửa lớp Perdana, 6 tàu pháo lớp Jerong, 2 tàu cao tốc lớp Sri Tiga, 15 tàu tuần tra lớp Kris và 12 tàu CB90.

Tàu quét mìn có 4 tàu lớp Mahamiru. Và 3 tàu làm nhiệm vụ hỗ trợ: 1 tàu lớp Gunga Mas Lima (mang được 10 trực thăng) và 2 tàu hỗ trợ chiến đấu lớp Sri Indera Sakti. Năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.

Myanmar: Đội tàu chiến đấu chủ lực tốt nhất của Hải quân Myanmar gồm: 8 tàu hộ vệ lớp Anawratha (lắp tên lửa diệt hạm C-803) và 8 tàu lớp Aung Zeya (sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm C-802).

Đơn vị tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 14 tàu pháo “5 Series”, 1 tàu pháo lớp Indaw, 10 tàu pháo lớp Hainan, 12 tàu tuần tiễu PGM và 3 tàu PB90.

Tàu lớp Hamilton Hải quân Philippines


Philippines: Khinh hạm chủ lực lớn nhất của Philipine là chiếc BRP Rajah Humabon, một chiếc tàu già cỗi trang bị vũ khí kiểu cũ, thích hợp cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ ven biển.

Hộ vệ hạm gồm: 2 tàu lớp Rizal và 6 tàu lớp Miguel Malval. Tàu chiến cỡ nhỏ có: 1 tàu lớp Mariano Alvarez, 3 tàu lớp emilio Jacinto, 2 tàu lớp Emilio Aguinaldo, 22 tàu lớp Jose Andrada, 2 tàu lớp PC 394, 3 tàu lớp Conrado Yap, 8 tàu lớp Tomas batillo và 2 tàu lớp Kagitingan.

Ngoài ra Philipine còn mua tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton từ lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ (tàu này có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn). Philipine cũng tự thiết kế và “nhờ” Đài Loan chế tạo tàu cao tốc đa năng.

Tàu sân bay Chakri Naruebet của Hải quân Thái Lan


Thái Lan: Hải quân Thái Lan là nước đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện tại sở hữu tàu sân bay (tàu Chakri Naruebet). Khinh hạm chủ lực có: 2 tàu lớp Phutthayofta (mua lại từ Mỹ), 2 tàu lớp Naresuan, 4 tàu lớp Chao Praya. Tàu hộ vệ có: 2 tàu lớp Pattanakosin, 2 tàu lớp Tapi và 3 tàu lớp Khamronsin.

Tàu chiến đấu hạng nhẹ có: 2 tàu tuần tra ven biển lớp Pattani, 3 tàu lớp Hua Hin, 3 tàu pháo lớp Chonburi, 2 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Rajcharit, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Prabbrorapak, 6 tàu tuần tra lớp Sattahip, 6 tàu T-991.

Tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Lat Ya, 2 tàu lớp Bangrachan, 2 tàu lớp Bangkaew, 1 tàu lớp Thalang. Tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ xe tăng lớp Sichang, 3 tàu đổ bộ đệm khí lớp Griffon 100TD. Thái Lan đang đặt mua 1 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance.

Ngoài ra, Thái Lan có kế hoạch mua ít nhất 6 tàu ngầm Type 206A đã qua sử dụng của Đức với giá 257 triệu USD.

Brunei: Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.

Mặc dù, Brunei ký hợp đồng với BAE System đóng mới 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Nakhodam Ragam nhưng do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra nên toàn bộ số tàu này Brunei đã từ chối nhận.

Campuchia: Hải quân Hoàng gia Campuchia trang bị khá mỏng gồm: 4 tàu tuần tiễu lớp Stenka và 5 tàu lớp Schmel.

Bộ đôi chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam


Việt Nam: Hải quân Nhân dân Việt Nam được coi là lực lượng có trang bị khá mạnh với 45.000 sĩ quan và binh lính; 9 tàu chiến, 15 tàu hộ tống, 56 tàu tuần tra, 12 tàu quét mìn, 20 tàu đổ bộ, 15 tàu hậu cần, 6 tàu ngầm (đã đưa vào biên chế 2) và 58 máy bay các loại.

Với trang bị của cả Trung Quốc và các nước ASEAN, nếu xảy ra đồi đầu giữa hai bên phần thắng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trên thực địa.

http://docbao.vn/tin-tuc/13-05-2014/So-sanh-suc-manh-Khong--hai-quan-Trung-Quoc-va-ASEAN/35/236074/
Chẳng hieu thế nào mà mấy ông lều báo cứ hay so sánh quân sự viet hay asean với trung nhỉ, sẽ là quá lệch lạc và phiến diện... vì không cần nói thì ai cũng biết, chẵng bao giờ việt hay cả cái khối asean bằng dc trung quốc nếu dựa vào những con số cả!. Quan trọng là sử dụng nó vào đâu, như thế nào chứ nhà cháu dại nghĩ vác t90 mà đi nghênh ngang trên caí nẻo đường tây bắc thì chẳng cần quân chủ lực, khoảng vài chục ông dân quân núp trong bụi chuối hay khóm tre vác matado hay b40 ra tỉa thì cũng đi cả đoàn đó chứ!!!
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mạnh yếu của tăng Trung Quốc Type 96A: Lộ tẩy hàng Tàu



VietnamDefence - Hay chết máy, đứt xích, tụt dốc, nhưng Type 96A được cho là có độ chính xác bắn cao hơn T-72.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga huấn thị lính tăng Nga cần học bắn chính xác như đồng nghiệp Trung Quốc.

Trung Quốc đã cử tham gia Cuộc thi xe tăng quốc tế ở Nga loại tăng Type 96А, chứ không phải loại mới nhất là Type 99, để kiểm tra khả năng của loại tăng chủ lực đông đúc nhất của họ.

Các trang mạng Trung Quốc khoe, sức mạnh hỏa lực và độ chính xác xạ kích của Type 96А tốt hơn các xe tăng Т-72 tham dự cuộc thi. Thậm chí, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga cũng khen ngợi: “Các kíp xe Trung Quốc đã bắn tuyệt vời, lính tăng Nga cần học tập họ”.

Theo đánh giá, cả độ chính xác bắn trong hành tiến (tốc độ 30 km/h) của Type 96А cao hơn đáng kể so với Т-72. Tuy vậy, kết quả các lần thử phòng thí nghiệm cho thấy, độ chính xác bắn của Type 96А và Т-72 vẫn thua М1 Abrams và thậm chí cả М60А3 của Mỹ.

Type 96А dự thi được sơn màu xanh, sườn xe sơn cờ đỏ. Kíp xe Trung Quốc dự thi bắn là kíp xe duy nhất trong các đội dự thi tiêu diệt được tất cả các mục tiêu. Đội thi Trung Quốc gồm 12 người, tuổi trung bình là 26. Trung Quốc cử tham dự 4 chiếc Type 96А. Các kíp xe tăng Trung Quốc đã tập luyện như điên ở Alabino trước khi vào thi.


Type 99 Type 96А được các chuyên gia mô tả là “khung gầm thế hệ 2, tháp xe thế hệ 3”. Xe tăng không có đủ tốc độ, tăng tốc chậm và không thật tốt khi vượt dốc. Nhưng khả năng cơ động cảu xe tăng có thể cải thiện dễ dàng bằng cách lắp động cơ mạnh hơn lấy từ tăng Type 99 (1.500 mã lực), nhưng theo các chuyên gia, làm thế không hợp lý vì giá thành động cơ cao. Một xe tăng Type 99 có giá bằng 3 xe tăng Type 96А.

Type 96А chủ yếu được bố trí tại các khu vực đông nam Trung Quốc, nơi có nhiều đồi và khu vực ngập nước. Các cuộc tập trận đã cho thấy, xe tăng đã phải tiêu hao nhiều nhiên liệu khi vượt qua các con dốc liên tiếp nên phải nạp dầu chỉ sau 200 km hành trình. Tuy nhiên, Type 96A cơ bản đáp ứng các yêu cầu do bộ chỉ huy lục quân Trung Quốc đưa ra.

Báo chí Trung Quốc đưa nhiều tin bài về các điều kiện không công bằng ở Cuộc thi xe tăng quốc tế biathlon 2014 (4-16.8.2014), tại trường bắn Alabino, tỉnh Moskva, Nga, với sự tham gia của 12 nước: Nga, Angola, Armenia, Bealrus, Venezuela, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Kuwait, Mông Cổ và Serbia. Kết quả Nga giải nhất (tăng Т-72B3), Armenia giải nhì (Т-72B1), Trung Quốc giải ba (Type 96А).

Thua mất mặt tại cuộc thi, cư dân mạng Trung Quốc liên tục bày tỏ sự tức tối trên diễn đàn mil.news.sina.com.cn đối với sự “ăn gian” của Nga khi tiến hành cuộc thi này.

Các trang mạng Trung Quốc tố cáo rằng, kênh truyền hình Nga Russia Today đưa tin tất cả các đội, trừ đội Trung Quốc, đều dự thi trên xe tăng Т-72B, nhưng điều đó không đúng. Đội Nga thi đấu trên các xe tăng T-72B3M được “độ” riêng, lắp động cơ mạnh hơn (1.130 mã lực), bộ truyền động thủy lực và hộp số tự động. Công suất đơn vị của mẫu tăng này (trọng lượng xe nhỏ hơn Т-90А gần 5 tấn) cao hơn các xe tăng khác dự thi.

Họ cho rằng, đội Nga được trang bị các xe tăng Т-72B3М (còn gọi là Т-72Б4) với khác biệt chính là động cơ V-93 công suất 1.130 mã lực. Với trọng lượng xe tăng 44,5 tấn, công suất đơn vị sẽ là 25,39 mã lực/tấn. Động cơ này cũng được lắp cho các xe tăng xuất khẩu Т-90SM nặng 46,5 tấn. Ngoài ra, các xe tăng dự thi của Nga còn được trang bị pháo cải tiến 2А46М5 có tính năng tốt hơn pháo lắp trên các tăng Т-72B đời cũ. Т-72B3М của Nga lại còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại giúp nâng cao 20% độ chính xác bắn pháo so với Т-72B.

Các đội của các nước khác thi đấu bằng tăng Т-72BV có trọng lượng 44,5 tấn, lắp động cơ V-84 công suất chỉ 840 mã lực. Công suất đơn vị chỉ là 18,88 mã lực/tấn. Vì thế, các kíp xe Angola và Mông Cổ đã không lần nào vượt được ngay dốc đứng, trong khi Т-72B3М “bay qua ngon ơ”.

Т-72BV được chế tạo vào cuối thập kỷ 1980 như một gói nâng cấp cho xe tăng dòng Т-72 trong trang bị quân đội nước ngoài. Mẫu Т-72 cơ sở dùng động cơ V-46 780 mã lực.

Lộ tẩy hàng Tàu

Tăng Type 96А của Trung Quốc có trọng lượng 43,7 tấn, dùng động cơ 12V150ZAL công suất 800 mã lực, công suất đơn vị chỉ 18,30 mã lực/tấn, tức là nhỏ hơn cả Т-72BV.

Như vậy, Т-72B3М có công suất đơn vị cao hơn 40% so với các xe tăng đối thủ, các cư dân mạng Trung Quốc phẫn nộ bình luận. Họ cho rằng, Type 96А được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến hơn Т-72B3М và có độ chính xác bắn trong hành tiến tốt hơn, nhưng trong cuộc thi xe tăng, điều này không có ý nghĩa vì các xe tăng bắn từ các trận địa bắn chuẩn bị sẵn.

Người Trung Quốc khoe Type 96А có những tính năng xuất chúng về sức mạnh hỏa lực và vỏ giáp, nhưng cơ động không phải mặt mạnh vì động cơ chỉ có công suất 1.000 mã lực. Type 96А còn có hệ thống chỉ huy chiến đấu lấy mạng làm trung tâm hiện đại, cho phép phát hiện và tiêu diệt mục tiêu nhanh hơn. Nhưng đặc điểm này đã không được dùng đến trong cuộc thi nên đội Trung Quốc không quan tâm lắm đến vị trí họ sẽ giành được.

Theo các nguồn khác, Type 96A nặng 50 tấn, công suất động cơ 1.000 mã lực, công suất đơn vị 20 mã lực/tấn, công suất đơn vị nhỏ hơn Т-72B3М. Tuy nhiên, tốc độ của Type 96A không khá hơn xe tăng Nga. Trong cuộc đua, bộ phận vận hành của tăng Trung Quốc bị hỏng, có lẽ do trọng lượng lớn của xe khi chạy ở tốc độ tối đa trên đường chia cắt rất phức tạp. Đội Trung Quốc đã phải thay xe tăng thi đấu bằng xe dự bị.

Có ý kiến cho rằng, bộ phận vận hành của Type 96A (các bánh lăn) bị hỏng là do “vài viên đá rơi vào”. Những người tức giận thì nói đến “sự sỉ nhục của ngành chế tạo xe tăng Trung Quốc”, số căm tức hơn thì từng dự báo Tập Cận Bình sẽ nhanh chóng có biện pháp trừng phạt lãnh đạo công ty sản xuất xe tăng là NORINCO.


Type 96A trong cuộc thi

Mạng Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng, Type 96А chỉ là đời cuối cùng của dòng tăng cổ lỗ Type 59 (Т-54 của Liên Xô) mà Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của Liên Xô từ năm 1959-87.

Xe tăng Type 85 (nền tảng tương lai của Type 96) với bộ phận vận hành mới (6 bánh lăn thay vì 5 ở mỗi bên xích) được chế tạo vào năm 1986 và trang bị pháo nòng rãnh 105 mm L7 của Anh và động cơ 730 mã lực.

Năm 1995, ở giai đoạn 2 hiện đại hóa, Trung Quốc đã chế tạo biến thể Type 85-III (88С, Type 96) với tháp có hình dáng mới và pháo nòng trơn 125 mm 2А46М và máy tự động nạp đạn như của T-72. Các loại đạn của Type 96A cũng là sao chép các mẫu đạn nguyên bản của Nga. Số lượng đạn cũng là 42 viên, trong đó 22 viên trong giá đạn tự động hóa ở dưới sàn xe như ở Т-72. Từ đó, có thể dễ dàng đoán ra xe tăng này được chế tạo bằng các công nghệ sao chép từ tăng T-72 của Nga.

Xe được trang bị động cơ 12150ZL công suất 800 mã lực, hệ treo xoắn cơ khí và trợ lực lái thủy lực. Hệ thống điều khiển hỏa lự có các máy ngắm ổn định cho pháo thủ và trưởng xe, và một máy đo xa laser.

Đầu thập kỷ 1990, Trung Quốc đã không chọn giải pháp sản xuất theo giấy phép Т-72 mà chỉ sử dụng các công nghệ của nó trên Type 96 để giảm chi phí sản xuất. Máy tự động nạp đạn và giá đạn của xe giống như ở Т-72.

Trung Quốc đưa Type 96A vào trang bị từ năm 2005 và đến nay đã sản xuất hơn 1.500 xe, thay cho các xe tăng sản xuất trong thập niên 1960-1970. Cho đến nay, Type 96A chưa tham gia các cuộc xung đột quân sự lớn, nhwg có tin trong các trận đánh ở Sudan, các xe tăng này đã diệt được Т-72 của quân đội Nam Sudan.

Kết thúc cuộc thi với vị trí thứ ba, đứng trên Kazakhstan ở vị trí thứ tư và sau Nga, Armenia, người Trung Quốc vẫn rất hả hê khi trên cơ Ấn Độ. Đội Ấn Độ thậm chí không lọt được vào chung kết và khiếu nại rằng, xe tăng Type 96А của Trung Quốc có động cơ mạnh hơn Т-72B1 của họ, 1200 mã lực so với 800. Tuy nhiên, các đội khác cũng thi đấu trên loại tăng này lại không kêu ca gì với ban tổ chức cuộc thi.

Cựu phó tư lệnh đại quân khu Nam Kinh Wang Hongguang viết rằng, cuộc thi đã thể hiện tài nghệ lái xe tăng và xạ kích, nhưng không thử nghiệm đầy đủ các khả năng của các loại xe tăng về vỏ giáp, công nghệ thông tin, khả năng sửa chữa dã chiến, uy lực của đạn. Cuộc thi không phản wnhs được hết những khả năng sẽ dùng đến trong thực chiến.

117S đích nhắm của Trung Quốc trong thương vụ Su-35S


VietnamDefence - Trung Quốc mua Su-35S là để lấy trộm công nghệ động cơ 117S.
Tại triển lãm Rosoboronoexpo-2014, phía Nga đã cho biết, việc đàm phán bán cho Trung Quốc tiêm kích Su-35S sắp kết thúc, nhưng bản thân việc đàm phán rất khó khăn.

Một chuyên gia Trung Quốc có bài viết, trong đó không hề giấu giếm rằng, Bắc Kinh quan tâm trước hết đến việc mua được cùng với máy bay các động cơ 117S (AL-41F-1S) có tính năng tốt hơn nhiều họ động cơ turbine phản lực lưỡng mạnh có chế độ tăng lực họ AL-31F và động cơ FWS-15 mà Trung Quốc sao chép dựa trê AL-31F.

So với AL-31F, có khoảng 80% linh kiện và bộ phận của AL-41F-1S là chế tạo mới, động cơ có các máy nén thấp áp và cao áp, buồng đốt mới, đường kính tăng từ 0,905 m lên đến 0,932 m, động cơ có hệ thống điều khiển số. Lực đẩy không tăng lực là 86 kN, có tăng lực là 142 kN (AL-31F có lực đẩy tương ứng là 75 kN và 122,5 kN), thời gian hoạt động tính toán là 4.000 giờ (AL-31F là 900 giờ), sửa chữa kỹ thuật lần đầu sau 1.000 giờ làm việc (AL-31F là sau 300 giờ).

Có tin 117S sẽ là “động cơ dự bị” cho tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc J-20 vì lực đẩy tăng lực của FWS-15 sao chép AL-31FN-1М (trang bị cho tiêm kích J-10, lực đẩy tăng lực 122,5 kN) chỉ đạt 135 kN, không đủ cho J-20. Do đó, việc J-20 chuyển sang 117S sẽ là giải pháp quá độ tốt nhất.

Được biết Trung Quốc muốn mua 24 chiếc Su-35S kèm theo 5 động cơ cho mỗi máy bay (tức là 2 bộ động cơ và 1 động cơ dự phòng), tức là 120 động cơ 117S (AL-41F-1S).


Nguồn: MP, 16.8.2014.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Trung Quốc xác nhận 2 phi công thiệt mạng trong thử nghiệm tàu sân bay


“Hai phi công thử nghiệm đã hy sinh trong quá trình diễn tập”, thông tấn Tân Hoa Xã cho biết.
Tờ Channel News Asia ngày 6/9 đưa tin, Trung Quốc đã xác nhận hai phi công điều khiến chiến đấu cơ của Trung Quốc đã thiệt mạng trong khi tiến hành diễn tập cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.

J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh.​
“Hai phi công thử nghiệm đã hy sinh trong quá trình diễn tập”, Tân Hoa Xã cho biết nhưng không tiết lộ thêm bất kỳ chi tiết nào khác về vụ việc.
Trước đó hôm 28/7 Tân Hoa Xã đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký quyết định khen thưởng cho các phi công của phi đội đầu tiên lái J-15 thực hiện thành công cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay.
Báo cáo cũng cho biết Dai Mingmeng, được xác định là phi công đầu tiên đã lái J-15 hạ cánh và cất cánh thành công từ Liêu Ninh và đã nhận được khen thưởng cho thành tích cá nhân này từ Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo Giáo Dục​
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nhận diện vũ khí trên không đáng sợ nhất của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tên lửa siêu thanh, máy bay ném bom H-6, tên lửa DH-10, máy bay cảnh báo KJ-2000 là những thứ vũ khí trên không khiến Mỹ e dè.


Tạp chí National Interest của Mỹ cho hay, Không quân Trung Quốc đang sở hữu các loại vũ khí tác chiến trên không rất mạnh có thể thách thức các cường quốc như Mỹ và Nhật Bản. Trong đó vũ khí siêu thanh WU-14 đứng vị trí đầu tiên. Loại vũ khí này trong tương lai có thể sẽ được dùng để vận chuyển vũ khí hạt nhân tới mọi "ngóc ngách" trên thế giới.

Tên lửa siêu thanh WU-14
Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu hệ thống vũ khí siêu thanh (tốc độ 5 – 10 Mach), ngày 7/8/2014 nước này đã thực hiện cuộc thử nghiệm thứ 2 đối với thiết bị bay lướt siêu thanh WU-14 tại trung tâm phát triển vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, nhưng lần thử nghiệm này đã bị thất bại.
Tên lửa siêu thanh WU-14.

Lần thử nghiệm gần đây của Trung Quốc liên quan đến việc sử dụng cái gọi là phương thức “đẩy” để thiết bị bay đạt tốc độ siêu thanh. Vũ khí do tên lửa đẩy hoặc tên lửa đạn đạo đặc biệt vận chuyển vào tầng khí quyển, sau đó với tốc độ siêu thanh quay lại trái đất.
Lợi thế về tốc độ đồng nghĩa với việc vũ khí siêu âm có thể bay với vận tốc rất nhanh, đồng thời vũ khí siêu thanh này rất khó bị hệ thống phòng không của đối phương đánh chặn.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000
KJ-2000 là máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không do Trung Quốc phát triển, dùng khung thân cơ sở máy bay vận tải Il-76 của Nga.
Giống với thiết kế E-3 Sentry của Mỹ, KJ-2000 là một loại máy bay thân rộng, phía trên được lắp radar hình đĩa có thể xoay, có thể phát hiện máy bay ngoài phạm vi hơn 300 dặm.
Đối với các hoạt động của không quân hiện đại trong vùng chiến sự, không quân cần phải bảo vệ không phận có diện tích lớn, hoặc không quân phải thực hiện nhiệm vụ viễn chinh thì máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát là rất quan trọng. Đối với Trung Quốc, máy bay cảnh báo KJ-2000 chủ yếu được sử dụng để mở rộng phạm vi bao phủ của mạng lưới giám sát của Trung Quốc, đưa Biển Đông và biển Hoa Đông vào trong phạm vi bao phủ của nó.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000.

KJ-2000 chủ yếu được dùng để tìm kiếm máy bay đối phương, chỉ huy và kiểm soát máy bay chiến đấu Trung Quốc đánh chặn, tấn công. Một máy bay KJ-2000 có thể sử dụng radar quét máy bay đối phương từ các phía, để máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể tắt radar của máy bay, tăng độ khó cho đối phương trong việc tìm máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Với khoảng cách của hoạt động trên không và bờ biển của Trung Quốc không ngừng mở rộng, khoảng cách đến radar mặt đất ngày càng xa, dường như máy bay cảnh báo sớm như KJ-2000 là tài sản không thể thiếu chỉ dẫn cho máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Loại máy bay này cũng đã được Trung Quốc triển khai đến cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông".

Việc thiếu máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc cũng hạn chế khả năng duy trì hoạt động trên không của nước này tại Hoa Đông và Biển Đông. Nếu Không quân Trung Quốc muốn duy trì hoạt động trên không quy mô lớn và tần suất cao trong một thời gian tương đối dài, thì phài có nhiều máy bay cảnh báo trên không.
Máy bay ném bom H-6
H-6 là một loại máy bay ném bom hạng nặng đầu tiên của Trung Quốc, cũng là duy nhất hiện nay của nước nay. Sau khi có được giấy phép sản xuất của Liên Xô và bắt đầu chế tạo loại máy bay ném bom H-6, thì Trung Quốc cũng không ngừng tiến hành nâng cấp đối với loại máy bay này.
Có thông tin cho rằng, Không quân Trung Quốc hiện có khoảng 80 máy bay ném bom H-6 có khả năng mang vũ khí hạt nhân và tên lửa hành trình. Ngoài ra, còn có chừng 10 máy bay tiếp dầu trên không được phát triển dựa trên H-6 (nhưng tính năng hạn chế, chỉ tiếp dầu được cho máy bay J-8II, J-10).

Không quân Hải quân Trung Quốc cũng có khoảng 30 máy bay H-6 dùng để thực hiện nhiệm vụ trinh sát và chống hạm, những máy bay này trang bị tên lửa chống hạm YJ-83.
Máy bay ném bom H-6.

Tầm bay xa và tải trọng lớn là 2 đặc điểm mạnh nhất của máy bay ném bom H-6. Biến thể H-6K có thể mang được 6 quả tên lửa hành trình tầm xa CJ-10. Việc máy bay H-6 phối hợp với tên lửa CJ-10 có thể cung cấp khả năng tấn công chính xác từ xa đối với mục tiêu mặt đất cho quân đội Trung Quốc.
Hiện nay Trung Quốc đang nghiên cứu máy bay ném bom kiểu mới có thể thay thế H-6, lý do có thể là tiềm lực của máy bay H-6 tương đối có hạn. Máy bay thay thế của H-6 được các nhà quan sát quân sự Trung Quốc gọi là “H-X”, loại máy bay ném bom mới này chắc chắn sẽ có tính năng tàng hình và khả năng tiếp dầu trên không.
Tên lửa hành trình DH-10
Khả năng của tên lửa hành trình Trung Quốc được bảo phủ một lớp cát bí mật, thế giới bên ngoài biết rất ít về loại tên lửa hành trình của nước này.
Tên lửa hành trình DH-10 của Trung Quốc đã phát triển mười mấy năm, việc nghiên cứu phát triển loại tên lửa này có thể đã được nước này sử dụng công nghệ tên lửa Tomahawk của Mỹ. Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng DH-10 sao chép công nghệ các mẫu tên lửa của Liên Xô.

Lầu Năm góc dự đoán tầm bắn của tên lửa hành trình DH-10 khoảng 3.000-4.00km, tương đương với phiên bản mới nhất của tên lửa Tomahawk Block IV-E.
Tên lửa hành trình DH-10A.

Tên lửa DH-10 được trang bị nhiều công nghệ dẫn đường gồm: dẫn đường quán tính; dẫn đường vệ tinh; hệ thống so sánh biên dạng địa hình... cho độ chính xác cực cao, CEP 10m.

Các chuyên gia nhận định, DH-10 có thể thay thế máy bay tiêm kích có người lái tấn công mục tiêu từ xa. Điểm khác với tên lửa đạn đạo là tên lửa hành trình có thể tránh được radar đối phương và có thể tấn công chính xác mục tiêu. Tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo hiệp đồng tác chiến, áp chế hệ thống phòng vệ đối phương là một phương thức triển khai lý tưởng.
Máy bay chiến đấu J-20
Trung Quốc đã gia nhập vào cuộc đua máy bay chiến đấu thế hệ 5 với chương trình J-20 do Tập đoàn Thành Đô chủ trì. Đây là dự án máy bay chiến đấu tham vọng nhất của Trung Quốc, tuy nhiên thiết kế này vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng đối với ngành công nghiệp hàng không tương đối trẻ của Trung Quốc mà nói, thì việc có được những thành tựu này vẫn điều ấn tượng.
Có thông tin cho rằng, mẫu thử J-20 trang bị động cơ phản lực WS-10 của nước này hoặc động cơ AL-31F của Nga, nhưng gần như có thể khẳng định rằng 2 loại động cơ này đều là lựa chọn tạm thời của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-20.

Vấn đề lớn nhất liên quan đến máy bay chiến đấu J-20 là mục đích thiết kế của nó. Hai khoang vũ khí của máy bay có thể mang được tên lửa không đối không, không đối đất hoặc đối hạm. Loại máy bay chiến đấu 2 động cơ này giống với máy bay chiến đấu F-111 của Mỹ hoặc Su-30 của Nga, tầm bay và khoang vũ khí có thể giúp nó trở thành máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hoặc cũng có thể trở thành máy bay ném bom. Nó thậm chí có thể trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ giống như F-15E Strike Eagle của Mỹ.
Dự kiến, máy bay chiến đấu J-20 sẽ được trang bị vào năm 2020. Tuy nhiên có suy đoán cho rằng, với kinh nghiệm thiết kế máy bay chiến đấu của Trung Quốc còn yếu so với Nga-Mỹ thì việc phát triển tiêm kích hệ 5 là rất khó khăn. Cho nên, việc J-20 có thể gia nhập không quân trong 6 năm tới là không khả thi.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/
6 loại vũ khí-trang bị hàng đầu thế giới của TQ
(Vũ khí) - Hiện TQ có 6 loại VKTB được xếp vào loại hàng đầu thế giới, chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ quân sự của nước này.

Năm 2014, Trung Quốc tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng 12,2% lên mức 808,23 tỷ nhân dân tệ (tương đương 131,57 tỷ USD), trở thành nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang đẩy nhanh hiện đại hóa từ chính nguồn ngân sách khổng lồ này, bằng dự án chế tạo các dòng vũ khí công nghệ cao, được cho là tối tân nhất trên thế giới hiện nay, nhằm trang bị nâng cao sức mạnh tổng hợp cho quân đội.
Đầu tiên phải kể đến đó là hệ thống dẫn đường định vị vệ tinh Bắc Đẩu. Hệ thống vệ tinh này có tính năng tương tự như hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ, hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS của Nga và hệ thống Galileo của Liên minh châu Âu (EU).
Hiện Trung Quốc đang chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ quân sự​
Hiện nay phạm vi phủ sóng của hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu là toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và cả khu vực đông nam Á, mục tiêu của nước này đến năm 2020 phủ sóng trên phạm vi toàn cầu để có thể phát động các cuộc tấn công trên khắp thế giới, phục vụ cho những cuộc chiến hiện đại với kỹ thuật công nghệ cao.
Khi Bắc Kinh tiến hành tấn công bằng các loại tên lửa, hệ thống này có chức năng như một hoa tiêu dẫn đường, giúp tên lửa tìm và diệt mục tiêu. Hiện nay, với sự trợ giúp của hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, PLA có khả năng phát động tấn công chính xác cao chống lại bất kỳ mục tiêu nào trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Loại trang bị đáng chú ý thứ 2 là hầm gió JF12, được Trung Quốc chế tạo hồi tháng 5-2012, có tốc độ siêu thanh lớn nhất thế giới hiện nay, chuyên dùng để thử nghiệm các thiết bị có tốc độ bay siêu thanh.
Trung Quốc đang nỗ lực phủ sóng vệ tinh Bắc Đẩu trên toàn cầu (Ảnh minh họa)​
Tốc độ gió lớn nhất trong đường hầm JF12 đạt Mach 9 (gấp 9 lần tốc độ âm thanh), có thể đạt mức nhiệt độ khoảng 3000 độ C, với chiều dài 265 mét giúp kéo dài thêm thời gian thử nghiệm các loại vũ khí.
Vũ khí siêu thanh WU-14 là loại trang bị thứ 3 đang được Trung Quốc nghiên cứu phát triển. Hiện WU-14 mà Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm được đánh giá có tốc độ nhanh nhất thế giới khi nó đạt vận tốc Mach 10 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh) và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Loại vũ khí này được Trung Quốc thử nghiệm thành công lần đầu tiên ngày 9-1-2014, tuy nhiên trong lần thử nghiệm tiếp theo ngày 7-8 vừa qua Bắc Kinh đã thất bại ngay khi phóng.
Hầm gió tốc độ siêu thanh lớn nhất thế giới JF12​
Tại buổi điều trần trước Hạ viện Mỹ ngày 31-1/2014, chuyên gia tình báo công nghệ Mỹ Lee Fuell cho biết, vũ khí siêu thanh WU-14 của Trung Quốc thực sự được phát triển trên hệ thống phóng tên lửa đạn đạo.
Ông Lee Fuell cho hay, WU-14 có thể bay với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh (tương đương với 12.359 km/h) và có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên toàn thế giới chỉ trong vòng một giờ đồng hồ.
Vụ thử nghiệm thứ nhất của WU-14 được coi là thành công vào ngày 9-1-2014, tuy nhiên vụ thử thứ 2 tiến hành hôm 7-8 tại một trung tâm phóng tên lửa và vệ tinh ở tỉnh Sơn Tây, cách thủ phủ Thái Nguyên khoảng 300 km đã thất bại thảm hại.
Vũ khí hàng đầu thế giới thứ 4 mà Trung Quốc có thể sở hữu trong tương lai là tên lửa chống vệ tinh quỹ đạo siêu cao “Động Năng 2” (DN-2) được Trung Quốc tiến hành thử nghiệm hồi tháng 5-2013, được cho là có khả năng phá tan mục tiêu là các vệ tinh ở quỹ đạo rất cao trên 22.236 miles (tương đương 35.785km).
Hình ảnh vụ thử nghiệm đầu tiên của thiết bị bay siêu thanh WU-14​
Tầm phóng của DN-2 đã chạm tới quỹ đạo địa tĩnh cao 36.000km. Hiện nay, vệ tinh GPS của Mỹ, vệ tinh Glonass của Nga và vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc đều hoạt động ở độ cao trên 22.000km. Một số vệ tinh quân sự khác của Mỹ hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh cao 36.000km là vệ tinh MILSTAR, vệ tinh UFO, vệ tinh WGS-2…
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga cho rằng, DN-2 được phát triển trên cơ sở mô hình tên lửa đạn đạo liên lục địa dạng tổ hợp phóng cơ động DF-31A (tầm phóng trên 10.000km) nên tối đa nước này cũng chỉ có khả năng phá hủy vệ tinh ở độ cao vài ngàn km.
Tên lửa DN-2 tiêu diệt các vệ tinh bằng cú va chạm ở tốc độ cao mà không cần đến thuốc nổ, được Trung Quốc đánh giá là vũ khí không gian rất quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, tiêu diệt tàu vũ trụ và vệ tinh của đối phương không phải là sự lựa chọn hiệu quả nhất mà phương pháp gây nhiễu điện tử để vô hiệu hóa hoạt động của nó mới là thượng sách.
Tên lửa chống vệ tinh DN-2 được chế tạo trên cơ sở tên lửa đẩy KT-2 và KT-2A​
Loại vũ khí quan trọng thứ 5 của Trung Quốc là tên lửa đánh chặn giai đoạn giữa. Ngày 27-1-2013, Trung Quốc tuyên bố thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ phóng trên mặt đất, đánh chặn vệ tinh và tên lửa đạn đạo, đoạn giữa đường bay.
Đây được coi là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, có nhiệm vụ phòng ngự lãnh thổ, bảo vệ đất nước tránh khỏi sự tấn công từ tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa của địch.
Về nguyên lý hoạt động, thông qua vệ tinh do thám và thiết bị radar, trung tâm chỉ huy nhanh chóng nhận biết thời gian phóng và quỹ đạo bay của tên lửa đối phương, kịp thời tiến hành phóng tên lửa đánh chặn đoạn giữa đường bay này.
Mô hình hệ thống đánh chặn tên lửa phóng từ mặt đất, đoạn giữa đường bay​
Trước đây, Trung Quốc đã từng 2 lần thử nghiệm tên lửa đánh chặn vệ tinh và tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển.
Ngày 11-01-2007, Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh lần đầu tiên, họ đã sử dụng tên lửa SC-19 (Song Thành 19) để bắn hạ thành công vệ tinh khí tượng FY-1C của mình đã hết hạn sử dụng.
Cũng vào ngày 11-01 của 3 năm sau (2010), Trung Quốc đã thử tiếp lần 2 với tên lửa chống vệ tinh SC-19 nhưng mục tiêu bắn hạ lần này là 1 tên lửa đạn đạo.
Trong cuộc thử nghiệm, SC-19 được phóng lên từ căn cứ thử nghiệm tên lửa Khố Nhĩ Cần - Tân Cương đã đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11 được phóng lên từ Trung tâm hàng không vũ trụ và tên lửa Song Thành Tử (tức Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền - Cam Túc), ở độ cao 250km.
Tên lửa liên lục địa Đông Phong 41 (DF-41) được Trung Quốc phóng thử thành công ngày 13-12-2013 tại bãi thử tên lửa ở Vũ Hán thuộc tỉnh Sơn Tây nước này là loại vũ khí thứ 6 đáng chú ý của Trung Quốc. Trước đó, vụ thử đầu tiên được tiến hành hồi tháng 7-2012.
DF-41 có khả năng bay lên độ cao trên 1.000 km trong vũ trụ, có phạm vi tấn công thuộc loại hàng đầu thế giới với tầm tấn công từ 12.000-15.000 km, được cho là có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân phân hướng và có thể vươn xa tới lục địa Mỹ.
Tên lửa DF-41 có́ chiều dài 16,5 m, đường kính thân 2,78m, trọng lượng 63,5 tấn, với vận tốc Mach25, thời gian chuẩn bị phóng từ 3-5 phút. Nó có thể mang được 10 đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương với 250 kiloton, được coi là có tính năng tương tự tên lửa LGM-30 Minuteman của Mỹ hay RS-24M Yars của Nga.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Xe tăng VT-4 TQ có đánh bại T-90 Nga trên thị trường?

(Kiến Thức) - Với tính năng tối tân, xe tăng VT-4 của Trung Quốc có thể là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm với T-90 Nga, M1 Mỹ trên thị trường vũ khí.


Trong khi các nước lớn trên thế giới không sản xuất thêm mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực nào mới thì Trung Quốc vẫn liên tục cho ra đời những mẫu xe tăng như vậy. Gần đây, trang mạng Defence.pk đã cho đăng tải một số hình ảnh về một mẫu xe tăng mới được cho là VT-4.
VT-4 được phát triển dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-3000. Theo quan sát từ các bức ảnh, VT-4 có thiết kế tương tự MBT-3000 với tháp pháo nhái kiểu phương Tây. Điểm khác biệt lớn nhất có thể nhận thấy là một trạm vũ khí điều khiển từ xa được trang bị thay cho đại liên phòng không 12,7mm lúc trước.
Hình ảnh về xe tăng chiến đấu chủ lực mới được cho là VT-4 của Trung Quốc được phát triển dựa trên xe tăng MBT-3000.
Trạm vũ khí mới có hệ thống quan sát và chỉ thị mục tiêu độc lập cho phép tác chiến mà không phụ thuộc vào hệ thống nhắm mục tiêu của pháo chính. Trạm vũ khí mới này là một bổ sung khá quan trọng cho tính năng chiến đấu của xe tăng. Các xe tăng của Trung Quốc trước đây ngay cả Type 99 loại hiện đại nhất của họ cũng không được trang bị tính năng này.
Mục đích thiết kế của VT-4 là hướng tới thị trường xuất khẩu nơi mà các mẫu xe tăng trước đó như VT-1, VT-2 đã thất bại khi chinh phục thị trường các nước Nam Mỹ. Thông số kỹ thuật của VT-4 chưa được công bố nhưng nhiều khả năng nó vẫn dựa trên cơ sở của MBT-3000.
Điểm khác biệt lớn nhất so với MBT-3000 là trạm vũ khí điều khiển từ xa được lắp bên phải tháp pháo.
Theo đó, VT-4 vẫn sử dụng pháo chính ổn định 2 trục loại 125mm sao chép từ pháo 2A46 của Nga. Pháo chính có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo loại AT-11 Sniper sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép (mang 4 quả). AT-11 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 5.000 mét.
VT-4 sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu xe tăng chiến đấu chủ lực.
VT-4 đã được thử nghiệm trên một khu vực có nhiều đồi núi, có thể là một căn cứ quân sự nào đó ở Trung Quốc. Thời gian, địa điểm diễn ra thử nghiệm không được công bố. Tuy chưa được công bố một cách chính thức nhưng được đánh giá là một chiếc tăng chiến đấu chủ lực khá hiện đại. Sự xuất hiện của VT-4 dự định sẽ tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc bắn thử tên lửa phòng không FD-2000

(Kiến Thức) - Trung Quốc vừa thử thành công tên lửa phòng không tầm xa FD-2000 trong một cuộc tập trận ở khu tự trị Nội Mông.


Tạp chí quân sự Armyrecognition dẫn lời của kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho hay, Quân đội Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa FD-2000 tiên tiến nhất của quốc gia hiện nay.
Được biết, FD-2000 đã được triển khai trong một cuộc diễn tập phòng không qui mô lớn do Quân đội Trung Quốc tổ chức. Đạn tên lửa FD-2000 đã bắn hạ thành công các mục tiêu bay trên không với khoảng cách khá xa.
Shen Zhongfang - Chuyên gia tên lửa thuộc Tập đoàn khoa học công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) cho biết, hệ thống radar tiên tiến của FD-2000 có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu, và đây là một trong nhưng yếu tố quan trọng nhất của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa này. Các radar mảng pha của FD-2000 có thể phát hiện và theo dõi đồng thời 100 mục tiêu, cũng như dẫn đường tên lửa tấn công cùng lúc 8 mục tiêu trong số đó.
Đạn tên lửa FD-2000 được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải 2012.

Tổ hợp tên lửa phòng không FD-2000 là biến thể xuất khẩu tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 được thiết kế và sản xuất bởi Tập đoàn xuất - nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc (CPMIEC). FD-2000 được công bố lần đầu tiên trước công chúng tại triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 8 vào năm 2012. Bên cạnh đó nó còn có một biến thể xuất khẩu khác, được trang bị khả năng chống lại máy bay chiến đấu hay ném bom tàng hình.
Tên lửa phòng không HQ-9 có hai biến thể đạn tên lửa khác nhau: thế hệ đầu có đường kính thân 700mm; thế hệ 2 có đường kính 560mm. Tổng trọng lượng của đạn HQ-9 là gần 2 tấn và dài 6,8m, nó được trang bị đầu đạn nặng 180kg với tốc độ bay tối đa gấp 4,2 lần tốc độ âm thanh.
HQ-9 có tầm bắn hiệu quả lên tới 200km với độ cao tối đa là 27km, bán kính tiêu diệt mục tiêu của HQ-9 là 35m với ngòi nổ vô tuyến cận đích được kích hoạt khi tên lửa cách mục tiêu 5 km.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Không quân Trung Quốc "kinh hãi" động cơ nội địa WS-10A

(Kiến Thức) - Số lượng động cơ WS-10A trang bị cho tiêm kích J-15, J-16, J-11B đưa về nhà máy bảo trì vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.


Tuần báo Russian Military Messenger của Nga dẫn nguồn tin từ đại diện quan chức Trung Quốc gần đây cho biết, việc sản xuất máy bay chiến đấu J-15 và J-16 của Trung Quốc gặp một số khó khăn, chủ yếu liên quan đến vấn đề chất lượng động cơ hàng không WS-10A sản xuất trong nước của nước này.
Theo một số nguồn tin, Hải quân Trung Quốc đã huỷ bỏ việc triển khai máy bay chiến đấu J-15 lắp ráp động cơ này, cho đến khi tính năng chất lượng của động cơ hàng không sản xuất trong nước này được đảm bảo. Hải quân Trung Quốc cũng yêu cầu lắp ráp động cơ AL-31F của Nga để thay thế động cơ WS-10A trong nước.
Động cơ phản lực WS-10 do Công ty động cơ máy bay Thẩm Dương phát triển.

Còn Không quân Trung Quốc, vào thời điểm này việc lựa chọn động cơ cho máy bay tiêm kích J-16 cũng là vấn đề rất cấp bách.
Đại diện Không quân nước này cho biết, giải pháp tốt nhất là trang bị động cơ AL-31F cho J-16. Nhưng theo một vài chuyên gia, sau khi máy bay chiến đấu J-15 và J-16 bắt đầu sản xuất hàng loạt sẽ đối mặt với vấn đề thiếu hụt số lượng động cơ do Nga chế tạo.
Theo phản hồi của nguồn tin Trung Quốc thì động cơ WS-10A của nước này thường xuất hiện vấn đề và quân đội Trung Quốc không muốn tiếp tục kéo dài tình trạng này. Số lượng động cơ WS-10A đưa về nhà máy để bảo trì thậm chí vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.
Nghiêm trọng hơn, đơn vị sản xuất WS-10A không làm rõ toàn bộ nguyên nhân nhiều lần thất bại của động cơ, mà hiện nay ít nhất 5 trung đoàn không quân của Không quân Trung Quốc đang sử dụng máy bay tiêm kích J-11B trang bị động cơ WS-10A.
Các chuyên gia cho biết, động cơ lắp ráp cho những máy bay này đã được đưa đưa về nhà máy để bảo trì, trong khi số máy bay chiến đấu J-11B lắp động cơ AL-31F của Nga thì không có vấn đề gì.
Các vấn đề với động cơ WS-10A khiến chương trình sản xuất loạt J-15, J-16, J-11B bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Được biết, khi động cơ WS-10A được giao cho lực lượng tác chiến sử dụng, thì đơn vị sản xuất đã chỉ ra rõ ràng, những động cơ này là đang dùng thử, vì vậy trong quá trình sử dụng phát hiện những thiếu sót đều không quan trọng.
Lý giải cho điều này, một số chuyên gia Trung Quốc bình luận, lý do mà lĩnh vực chế tạo động cơ hàng không của Trung Quốc tiêu cực như vậy, chủ yếu là do thiếu sự cạnh tranh rõ rệt giữa các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Ngay cả khi phát hiện vấn đề chất lượng liên quan đến động cơ thì Uỷ ban Công nghiệp quốc phòng Trung ương Trung Quốc vẫn kiến nghị không quân sử dụng động cơ hàng không trong nước, để kích thích sản xuất kinh tế.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Sân bay Gạc Ma-Trường Sa dưới góc nhìn của lính
(Bình luận quân sự) - Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” nhưng…đáng tiếc, sân bay xây dựng trên đó lại rất dễ đánh sập, đánh hỏng.

Đã hơn nửa năm nay, Trung Quốc đang bí mật xây dựng phi pháp, biến đảo đá san hô Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thành một sân bay quân sự có chiều dài chừng 2000m. Qua ảnh vệ tinh cung cấp thì tình hình có vẻ như đúng, trên đó đang hình thành một sân bay cùng với hệ thống cầu cảng…Vậy, ý đồ quân sự của Trung Quốc khi xây dựng sân bay này là gì? Sự lợi hại của sân bay này ra sao, ở mức độ nào?
Một sân bay hình thành tại Gạc Ma là chỉ vấn đề thời gian. Phải công nhận rằng, biến một đảo đá san hô giữa biển khơi thành một sân bay quân sự là một công việc không phải bất cứ quốc gia nào cũng có khả năng làm được. Trung Quốc giàu có về tiền bạc lại “giàu có” về ý tưởng bành trướng mộng mị nên…Vạn Lý Trường Thành, họ còn làm được thì xây dựng một sân bay ở Gạc Ma là chuyện nhỏ.
Với đường băng dài 2.000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca. Đây sẽ là một mối đe dọa cho Việt Nam cùng những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực (theo Kanwa Defense Review).
Nếu là vậy thì, sân bay Gạc Ma có vị trí chiến lược trọng đại, là yếu tố quyết định thành bại “giấc mơ Trung Hoa” trên Biển Đông. Do đó, có bán Hạm đội Đông Hải đi để đầu tư vào xây dựng sân bay trên Gạc Ma cũng quá rẻ. Tuy nhiên…
Phát triển tàu sân bay Trung Quốc đã bế tắc?
Rõ ràng, để bảo đàm kỹ thuật cho một máy bay hoặc một phi đội hoạt động thường trực trên Gạc Ma trong điều kiện thời tiết, khí hậu rất phức tạp như độ ẩm mặn cao…là không dễ dàng, trong khi xây dựng sân bay trên đó lại vô cùng tốn kém. Thế nhưng, một khi TSB Liêu Ninh trực chiến ở Biển Đông thì sân bay Gạc Ma lại không còn giá trị. Vậy tại sao Trung Quốc lại đang tập trung vật lực và ý chí, quyết tâm để xây dựng sân bay Gạc Ma?
Cách duy nhất để giải thích cho vấn đề này là, thứ nhất, Trung Quốc không thể đoán định được thời gian bao lâu thì tàu sân bay Liêu Ninh đủ khả năng trực chiến tại Biển Đông.
Chỉ riêng trong năm 1954 - đúng 8 năm sau khi chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay USS Franklin D. Roosevelt, và, bất chấp việc phát triển các khái niệm âm thanh cho máy bay bay từ boong tàu sân bay, Hải quân và đơn vị Lính thủy đánh bộ Mỹ đã mất 776 máy bay và 535 phi công.
Đây là con số tổn thất không thể tưởng tượng nổi. Một cái giá sơ sơ phải trả cho việc bá chủ biển cả chứ không phải có hàng ngàn tàu đánh cá là coi “biển chỉ sâu đến đầu gối”, coi Biển Đông như “ao nhà mình” dễ dàng như vậy.
Trung Quốc, ngày nay, dù khoa học công nghệ phát triển hơn, nhưng trình độ công nghệ TSB hiện tại vẫn không thể bằng Mỹ lúc đó. Vả lại, không ai có thể san sẻ kinh nghiệm này cho Trung Quốc, vì đây là bí mật quốc gia của họ. Bởi vậy, Trung Quốc dù có tài “copy and paste” cũng không có nghĩa "miễn nhiễm" với mối nguy hiểm này.
Hai phi công huấn luyện tại tàu sân bay Liêu Ninh bị thiệt mạng mới đây là chỉ mới bắt đầu giai đoạn khó khăn, tổn thất lớn, nếu như muốn có một tàu sân bay hoạt động như của Mỹ dù trình độ cách đây 60 năm.
Thứ hai là, sân bay Gạc Ma thay thế tạm thời cho nhiệm vụ của tàu sân bay Liêu Ninh…đồng thời có nhiệm vụ chính trị là khẳng định chủ quyền (phi pháp) trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Như vậy, vấn đề còn lại là sân bay Gạc Ma trong ý đồ tác chiến của Trung Quốc như thế nào?
Đòn đánh phủ đầu chớp nhoáng
Có thể khẳng định rằng, trong chiến tranh hiện đại, làm chủ vùng trời tác chiến là giành chiến thắng, do đó, tác chiến của không quân là yếu tố quyết định thành bại của chiến dịch, chiến tranh.
Hiện tại bất kỳ một máy bay nào của Trung Quốc dù hiện đại như SU-30 thì không thể tác chiến được ở khu vực Trường Sa nếu như xuất phát tại Hải Nam. Đây là tử huyệt khó che đậy, là bất lợi lớn của Trung Quốc trong chiến lược bá chủ Biển Đông.
Trong khi đó, hầu như các máy bay của không quân Việt Nam lại chiếm ưu thế lớn khi thừa thời gian để tác chiến trên Biển Đông. Vì thế, Trung Quốc xây dựng sân bay trên các hòn đảo chiếm được trên Biển Đông hay đang gấp rút chế tạo, huấn luyện tàu sân bay, thực chất là hạn chế sự bất lợi thế của mình trong vấn đề sử dụng không quân tác chiến trên Biển Đông và khu vực Trường Sa. Còn từ đó, để chiếm ưu thế khi tác chiến hay không lại là không đoán định được, là chuyện khác.
Tuy nhiên, nhiệm vụ, yêu cầu tác chiến của sân bay Gạc Ma không được lợi hại như tàu sân bay (tất nhiên).
Trước hết, như các chuyên gia nước ngoài đánh giá rằng, “với đường băng dài 2000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca…”
Bỏ qua yếu tố kỹ thuật, thì đây là một đánh giá đúng của các học giả và nhà chính trị (không phải của nhà quân sự), nhưng chỉ trong trường hợp không xảy ra tác chiến. Khi đó, Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” là chính xác, là có thể phát huy vai trò nhiệm vụ như trên. Song, đáng tiếc, khi tác chiến xảy ra, Gạc Ma lại là một “tàu sân bay” rất dễ bị đánh hỏng, đánh sập.
Trong một vị trí cài răng lược trên quần đảo Trường Sa; trong khả năng tự vệ cao của lực lượng phòng thủ Việt Nam; trong sự xuất hiện vũ khí tầm xa, tầm trung hiện đại, uy lực mạnh…thì việc buộc sân bay Gạc Ma ngừng hoạt động không phải là quá khó và tất nhiên, không nằm ngoài sự tính toán, dự liệu, của các nhà quân sự Trung Quốc.
Vậy tại sao, Trung Quốc vẫn không tiếc tiền của đổ vào đó để gấp rút hoàn thành sân bay Gạc Ma? Bởi vì, giới quân sự Trung Quốc đang hy vọng một kết quả khả quan trước một ý đồ tác chiến mà họ nung nấu, họ có quyền nắm lợi thế: Đòn tấn công phủ đầu.
Thế cài răng lược khiến sân bay Gạc Ma rất dễ đánh sập nhưng rất nguy hiểm cho đòn đánh phủ đầu. Có thể nói, điều nguy hiểm gây ra từ sân bay Gạc Ma cho Việt Nam là ở ý đồ tác chiến đánh đòn phủ đầu hay tấn công trước vào các đảo và đất liền Việt Nam trong phương châm đánh nhanh thắng nhanh của Trung Quốc.
Chỉ có thắng lớn trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma mới không bị đối phương buộc phải ngừng hoạt động và lúc đó Gạc Ma trở thành một nút chặn khá lợi hại, cắt đứt sự hỗ trợ của đất liền cho các đảo của Việt Nam. Nếu thất bại trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma, sứ mệnh, vai trò nhiệm vụ cũng giống như giàn khoan Hải Dương 981 mà thôi.
Vậy là trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã, đang “mài giáo”.
Sự lợi hại của đòn đánh phủ đầu là như thế nào? Tại sao Trung Quốc lại đặt cược lớn, một canh bạc liều lĩnh, vào đòn đánh phủ đầu như vậy? Còn "tấm khiên" của Việt Nam?
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
trung quốc công bố vũ khí tối mật
Trung Quốc khoe tên lửa hiện đại trên truyền hình
Trung Quốc vừa hé lộ hình ảnh về một hệ thống phòng không hiện đại, được ca ngợi là có "tỷ lệ thành công cao" trong việc phá hủy các tên lửa và máy bay của đối phương.

Mô hình tên lửa FL-3000N, phiên bản xuất khẩu của tên lửa HongQi-10 Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Theo AFP, tên lửa đất đối không HongQi-10 (Hồng Kỳ 10) xuất hiện trong một bản tin trên truyền hình vào "giờ vàng" tối qua. Nó được phóng từ các tàu và bệ phóng tự động trên mặt đất, sau đó phát nổ trên bầu trời khi tấn công các mục tiêu.

Thời báo Hoàn cầu cho hay HongQi-10 sẽ bảo vệ các tàu chiến trước các tên lửa trong một khu vực nhất định. Nó sẽ được sử dụng cùng một hệ thống phòng thủ có khả bao quát một khu vực rộng lớn hơn nhưng lại phản ứng chậm hơn.

"Là một hệ thống tên lửa phòng thủ hải quân mũi nhọn, HongQi-10 tự hào có khả năng phản ứng đặc biệt nhanh với các tên lửa tầm thấp mà các hệ thống phòng thủ khu vực không đánh chặn được", báo này dẫn lời Lan Yun, phó tổng biên tập tờ nguyệt san Modern Ships, nhận định.

Ông này nói thêm rằng tỷ lệnh đánh trúng các mục tiêu của tên lửa này là rất cao. Các tên lửa ở cách mực nước biển 1,5 - 10 m có thể bị tiêu diệt bằng hệ thống mới này với chỉ 10 giây để phóng.

Các tên lửa cũng có thể được dùng để bảo vệ các lực lượng mặt đất khỏi các vụ không kích "bằng chiến đấu cơ, các phương tiện không người lái và tên lửa hành trình", một chuyên gia cho hay.

Những năm gần đây, Bắc Kinh đang không ngừng củng cố sức mạnh quân sự, trong đó có hải quân. Chủ tịch Tập Cận Bình thường xuyên thúc giục quân đội nước này nâng cao năng lực để "đánh thắng mọi cuộc chiến".
 

super_driver

Xe tăng
Biển số
OF-164199
Ngày cấp bằng
29/10/12
Số km
1,200
Động cơ
359,470 Mã lực
quân đội đã đông còn hiện đại
 

nghiemhuyen

Xe hơi
Biển số
OF-332751
Ngày cấp bằng
26/8/14
Số km
174
Động cơ
282,750 Mã lực
Nơi ở
Bắc Kạn
Thế nên các anh Khựa thích làm j thì làm. ai xui các anh mẽo oánh chít nó đi
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Ngạc nhiên mẫu UAV bơm hơi “cực độc” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trung Quốc đã trình làng mẫu UAV cực độc tại triển triển lãm công nghệ thiết bị bay không người lái và máy bay mô hình tại Thiên Tân.

Tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly cho hay, công nghệ phát triển và chế tạo các mẫu máy bay không người lái của Trung Quốc đã tiến bộ một cách đáng kể. Theo đó, các công ty nước này vừa lần đầu giới thiệu một mẫu UAV thế hệ mới, với bộ khung được bơm hơi tại triển lãm công nghệ thiết bị bay không người lái và máy bay mô hình ở Thiên Tân, diễn ra từ ngày 29-31/8.
Mẫu UAV cực độc của Trung Quốc trong triển lãm hàng không Thiên Tân.

Giám đốc Zhang Yan Bing người đã thiết kế ra thiết bị bay "Software Aircraft" cho biết, ông đã nộp bằng sáng chế mẫu máy bay không người lái này vào năm 2011 và hiện tại vẫn tìm kiếm thêm sự đầu tư từ bên ngoài để có thể tiếp tục phát triển mẫu UAV độc đáo này.
Các mẫu UAV bơm hơi tại Thiên Tân có tên gọi là SF-1, SF-2 và SF-3 với sải cánh 2,5m, 3m và 4,3 m tương ứng. Zhang cho biết, mẫu UAV này có tải trọng tối đa là 25kg, với tốc độ khoảng 20 km/h, tầm bay khoảng 100km và đạt độ cao tối đa 4.000 m. Các UAV trên được bơm đầy không khí hoặc khí heli và hydro để có thể bay.

Thiết kế của mẫu UAV này khá đơn giản gồm một tấm đệm không khí với hình dáng của một mẫu máy bay không người lái, có kích thước khá mỏng cùng với đó là một máy bơm không khí. Mẫu UAV này sử dụng một động cơ đẩy chạy bằng điện và có thiết kế thủ công, bên cạnh đó Zhang còn trang bị một phần mềm và một máy tính điểu khiển từ xa cho "Software Aircraft".
Triển lãm công nghệ UAV và thiết bị bay Thiên Tân được tài trợ bởi chính phủ Trung Quốc, doTrung tâm phát triển khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc (SASTIND) và Hiệp hội công nghiệp quốc phòng Thiên Tân tổ chức. Triển lãm thu hút hơn 60 công ty công nghệ Trung Quốc tham gia cùng với đó là có sự góp mặt của nhiều trường đại học và các công ty chuyên phát triển nền tảng thiết bị bay không người lái.
Thiết bị hỗ trợ chiến trường UGV 4 chân do Norinco phát triển.

Trong đầu tháng 9 Tổng công ty Công nghiệp Quốc phòng Phương Bắc (NORINCO) cũng cho ra mắt mẫu UGV vượt địa hình với 4 chân máy để di chuyển như robot động vật. Nó được thiết kế để có thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, chiến đấu hoặc sử dụng để tìm kiếm cứu hộ thiên tai trong khu vực miền núi.
Điều đáng lưu ý là mẫu UGV này chỉ nặng có 130kg và có thể mang theo tải trọng tối đa là 50kg, có tốc độ di chuyển tối đa là 6km/h. Nó có thể di chuyển vượt địa hình dốc một góc 30 độ, với thời gian hoạt động là 2 giờ đồng hồ.
Viện Tự động hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh, trong năm 2011 đã từng tiết lộ rằng đang phát triển một mẫu robot 4 chân và có trọng lượng khoảng 55kg. Hình ảnh về mẫu robot này khá tương đồng với mẫu UGV mà Norinco giới thiệu trên website của mình vào tháng 7/2013.
Norinco cho rằng, công ty này có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài khác trong công nghệ tự động hóa. Điển hình là đối trọng lại mẫu robot 4 chân tiên phong đầu tiên trên thế giới là Boston Dynamics của Mỹ.
Trong cuộc tập trận RIMPAC 2014, lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ đã thử nghiệm biến thể quân sự của mẫu robot này với tên gọi là LS3. Một phiên bản quân sự của Boston Dynamics Big Dog, nó có thể mang tải trọng tối đa là 180kg trong quảng đường dài 20 km.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tên lửa DF-26C của Trung Quốc đe dọa Đông Nam Á
(Vũ khí) - Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ là những mục tiêu ở xa, trong khi Đông Nam Á mới là khu vực bị tấn công ngay lập tức bằng DF-26C.



Từ đầu tháng Ba này, thông tin về việc Trung Quốc đang phát triển loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới mang tên DF-26C liên tục được đăng tải trên báo chí. Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, DF-26C có các đặc tính kỹ thuật tương đối tốt và do đó có thể ảnh hưởng rõ ràng tới cân bằng lực lượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi không ít ý kiến tập trung vào khả năng diệt hạm của DF-26 thì có ý kiến cho rằng Đông Nam Á là một trong những mục tiêu của loại tên lửa này. Trong một bài báo đăng trên tờ Topwar.ru của Nga, chuyên gia Ryabov Kirill nhận định loại tên lửa mới của Trung Quốc có thể đe dọa một số nước Đông Nam Á cũng như những quốc gia có lợi ích trong khu vực này.
Hình ảnh được cho là của DF-26C​
Trước đó, tờ The Washington Free Beacon của Mỹ dẫn nguồn tin tình báo cho biết Trung Quốc đã hoàn tất việc chế tạo một loại tên lửa đạn đạo mới thuộc dòng Dongfeng (Đông Phong). Loại tên lửa này có tên gọi DF-26C có tể tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau từ khoảng cách 3.500 đến 4.000 km. Sự xuất hiện của DF-26C ngay lập tức khiến nhiều quốc gia quan ngại bởi tầm bắn của nó có thể cho phép Trung Quốc tấn công cả các căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam.
Tuy nhiên, cho tới nay, thông tin về loại tên lửa mới của Trung Quốc vẫn hết sức nghèo nàn. Mới chỉ có một vài thông số chung chung và chi tiết kỹ thuật bên ngoài. Theo đó, loại tên lửa này được bố trí trên bệ phóng là khung gầm bánh hơi. Cũng có thông tin cho biết loại tên lửa này có thể bố trí ở các hầm ngầm kiên cố bí mật và chỉ được đưa lên ngay trước khi phóng.
DF-26C đe dọa Đông Nam Á​
Theo các thông tin hiện có của giới chuyên gia Nga thì DF-26C là loại tên lửa 2 tầng và được trang bị động cơ sử dụng nhiên liệu rắn. Với tầm bắn tối đa 4.000 km và bố trí trên khung gầm di động bánh hơi, nhiều khả năng loại tên lửa này sẽ được biên chế cho Quân đoàn Pháo binh số 2 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) – thực chất là lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc.
Cũng theo các chuyên gia Nga, DF-26C có tầm bắn vượt trội so với dòng DF-3 vốn vừa được loại khỏi trang bị. Trong khi đó, khả năng tự hành cho phép DF-26C cơ động tương tự như DF-21. Việc sử dụng đồng thời DF-21 và DF-26C sẽ giúp Trung Quốc có khả năng nâng cao năng lực tấn công. Trong khi DF-21 có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu từ khoảng cách 1.800 km, trong khi DF-26C có thể làm việc này từ khoảng cách tới 4.000 km.
Tầm bắn từ một số căn cứ tên lửa chiến lược của Trung Quốc​
Tùy vào vị trí bố trí mà DF-26C có thể tấn công các mục tiêu trên cách lãnh thổ rất xa. Về phía Đông có Nhật Bản, trong khi đó về phía Nam là hàng loạt quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam cũng nằm trong tầm với.
Trong khi đó, ở phía Tây, DF-26C có thể bắn tới lãnh thổ một số quốc gia Trung Đông. Ấn Độ cũng là một trong những mục tiêu “chịu trách nhiệm” của DF-26C.
Như vậy, có thể nói DF-26C có 3 khả năng nổi bật là: 1/ tầm bắn xa; 2/ khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân lẫn đầu đạn thường giúp tạo ra sự linh hoạt trong lựa chọn tác chiến và 3/ tính cơ động cao do được bố trí trên khung gầm bánh hơi.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Những sự cố sau ánh hào quang của “ông lão” J-15
(Bình luận quân sự) - Trước vụ tử nạn của 2 phi công tiêm kích hạm J-15, các phi công TQ đã gặp không ít sự cố trong khi huấn luyện trên mô hình mặt đất.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa ký quyết định trao tặng phần thưởng danh dự cho 2 phi công của phi đội tiêm kích hạm đầu tiên tham gia thử nghiệm cất và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Đây được coi là một động thái chấp nhận thất bại hiếm hoi của chính quyền Bắc Kinh.
Tân Hoa Xã chỉ đưa ra thông báo ngắn gọn là 2 phi công này đã thiệt mạng trong các bài diễn tập mà không nêu chi tiết vụ việc. 2 phi công trên thuộc lực lượng không quân của hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong khi 2 chiếc chiến đấu cơ gặp nạn là Shenyang J-15 (còn gọi là “Cá mập bay”).
Bài báo gốc của Tân Hoa xã được đăng ngày 28-8 nhưng ít được mọi người chú ý ở thời điểm đó. Nó chỉ thực sự trở thành tin “hot” khi các blog về quốc phòng của Mỹ “lượm” được tin này và “link” nó tới blog của Học viện Hải quân Mỹ hôm 5-9.
Đây là lần hiếm hoi chính phủ Trung Quốc công khai về tai nạn trong quá trình huấn luyện của biên đội tàu sân bay CV-16 Liêu Ninh. Tạp chí “Connection” của Mỹ cho biết, từ trước đến nay, những vụ việc như vậy thuộc lĩnh vực được bảo mật thông tin rất cao, không bao giờ được tiết lộ.
J-15 được chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu Su-33 của Liên Xô​
Tạp chí này nhận định, việc Trung Quốc thử nghiệm thành công khả năng cất hạ cánh tiêm kích hạm, chứng tỏ họ đã có bước tiến bộ nhất định, từng bước hình thành năng lực chiến đấu của một tàu sân bay thực thụ. Thế nhưng, ẩn giấu đằng sau ánh hào quang ấy là những sự cố mà không mấy ai biết đến.
Kể từ khi Trung Quốc thành lập lực lượng không quân hàng không mẫu hạm cho đến khi J-15 cất, hạ cánh thành công trên tàu sân bay, tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc đã ít nhất 3 lần gặp sự cố kỹ thuật khi bay tập trên mô hình tàu sân bay trong các trung tâm huấn luyện phi công của hải quân.
Phát triển tàu sân bay và tiêm kích hạm là một vấn đề rất khó, cần phải có thời gian thử nghiệm và huấn luyện lâu dài. Là một “Thiếu gia” mới nổi về hải quân, chưa có kinh nghiệm sử dụng và tác chiến biên đội tàu sân bay, thời gian để Trung Quốc đạt đến trình độ của Mỹ vẫn còn rất lâu.
Sự cố thứ nhất phát sinh trong khoảng thời gian từ tháng 6/2011 - 11/2012, một phi công thử nghiệm hạng mục C đang chuẩn bị điều khiển J-15 hạ cánh xuống một Trung tâm thử nghiệm máy bay thì đèn tín hiệu phát ra cảnh báo màu đỏ, thể hiện có sự rò rỉ trong hệ thống thủy lực.
Sau nhiều trục trặc J-15 đã hạ cánh thành công trên tàu sân bay​
Đây hoàn toàn không phải là một sự cố đơn lẻ mà là lỗi có tính chất hệ thống về kỹ thuật máy bay của Trung Quốc. Trước đây một quan chức quân sự Mỹ đã tiết lộ, hạng mục thử nghiệm của J-11B cũng gặp phải nhiều lỗi kỹ thuật, Trung Quốc đã rơi không ít máy bay vì những sự cố kiểu này.
Trước khi hệ thống thủy lực mất điều khiển hoàn toàn, phi công thử nghiệm đã khẩn cấp hạ cánh xuống sân bay và cố gắng giữ cho máy bay được cân bằng trong điều kiện không có phanh hãm. Rất may là nhân viên mặt đất đã kịp thiết lập những hàng rào và một móc hãm ở đầu cánh máy bay đã bật ra giữ cho chiếc J-15 dừng lại trên đường băng.
Sau đó, trong thử nghiệm bay hạng mục B trên mô hình tàu sân bay trên đất liền, khi một phi công J-15 thực hành hạ cánh trên “boong tàu”, thì 1 trong 2 động cơ chết đột ngột. Vấn đề này có thể dẫn đến cháy nổ máy bay nên phi công thử nghiệm B đã nhanh trí tắt ngay động cơ bị hỏng. Đây chỉ là thử nghiệm trên mô hình đất liền, nếu không hậu quả rất thảm khốc.
Sự cố thứ 3 của J-15 thì “ấn tượng” hơn nhiều. Lúc đó phi công thử nghiệm A đang cho J-15 thực hiện phanh và tiếp đất trên mô hình tàu sân bay dùng một móc ở đuôi để móc vào sợi cáp trên đường băng. Đây là khoa mục thực nghiệm mặt đất để phi công móc vào cáp hãm đà trên tàu sân bay Liêu Ninh, có thể làm cho tiêm kích hạm dừng hẳn trong khoảng cách 100 feet (30,48m).
Không ai biết được những gì sẽ xảy ra trong tương lai với J-15​
Trong thử nghiệm này, chiếc J-15 không bay lên mà chạy trên mặt đất với vận tốc 125 dặm Anh (Miles), tương đương 200km/h, mục đích là sử dụng móc ở đuôi máy bay móc trúng 1 trong 2 sợi cáp căng ngang trên đường băng.
Khi đó, phi công thử nghiệm A đã móc trúng 1 sợi cáp đầu tiên nhưng động tác quá mạnh làm máy bay bị giật ngược, va phần đuôi xuống dưới đất đánh “sầm” một tiếng, làm những người xung quanh toát mồi hôi. Rất may là chiếc cáp thứ 2 đã níu được chiếc J-15 lại trên đường băng.
Ngày 23-11-2012, thử nghiệm A của J-15 lần đầu tiên được tiến hành trên tàu sân bay “Liêu Ninh”. Lúc 09h08 phút phi công thử nghiệm A đã móc trúng sợi thứ 2, trong số 4 sợi cáp hãm đà và hạ cánh an toàn. Cuối cùng, người Trung Quốc cũng thành công với chiếc tiêm kích hạm của mình.
Tuy nhiên, những thử nghiệm thành công trong điều kiện bình thường, tần suất máy bay lên xuống thấp, không đầy tải bom đạn, không phải chịu áp lực lớn như trong chiến tranh không thể nói lên rằng những phi công Trung Quốc đã đạt đến trình độ của những phi công tiêm kích hạm Nga, Mỹ.
J-15 đang được đưa lên boong tàu sân bay Liêu Ninh trên sàn nâng-hạ tự động​
Nhà phân tích hải quân Eric Wertheim (Mỹ) nhận định tai nạn kể trên không có gì bất thường bởi các hoạt động liên quan đến lĩnh vực không quân hạm đều nguy hiểm, đặc biệt là trong giai đoạn thử nghiệm và tích lũy kinh nghiệm của phi công tiêm kích hạm.
Trong giai đoạn 1949-1988, Hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ thiệt hại gần 12.000 máy bay các loại, bao gồm trực thăng, máy bay huấn luyện, máy bay tuần tra và máy bay phản lực trong các cuộc diễn tập trên tàu sân bay. Ngoài ra, hơn 8.500 thành viên phi hành đoàn Mỹ đã tử nạn.
Hiện nay, nhận thức được những nhược điểm rất lớn của Su-33 (nguyên mẫu của J-15) là trọng lượng máy bay quá lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu, dẫn đến giảm phạm vi tác chiến; lượng nhiên liệu mang theo nhiều cũng làm giảm khối lượng vũ khí khiến khả năng tác chiến thấp, Nga đã thay thế Su-33 bằng MiG-29K.
Phiên bản tiêm kích hạm của Mikoyan có trọng lượng nhẹ hơn, mang được nhiều vũ khí hơn, đồng thời cũng được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, có tầm bắn xa hơn, hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn nhiều, ví dụ như tên lửa chống hạm thế hệ mới nhất Kh-35UE, tầm phóng 260km.
Nga đã thay Su-33 bằng MiG-29K, trong khi Trung Quốc mới chập chững “học việc” với J-15
Nga đã bỏ Su-33 trong khi Trung Quốc mới đang chập chững bắt đầu với J-15​
Với những sự cố kỹ thuật tiềm ẩn của chiếc tiêm kích hạm Liên Xô những năm 80 thế kỷ trước, ai biết được liệu trong tương lai lực lượng không quân hải quân Trung Quốc sẽ ra sao? Sự hy sinh của 2 phi công J-15 cho thấy rằng, con đường trở thành một cường quốc biển xa của Bắc Kinh còn rất nhiều gian khó.
Liêu Ninh nguyên là tàu sân bay Varyag thuộc project 1143.5, lớp Kuznetsov của Liên Xô cũ. Chiếc đầu tiên thuộc lớp này là Kuznetsov hiện đang được biên chế trong lực lượng hải quân Nga, chiếc thứ hai là tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành, được Trung Quốc mua lại từ tay Ukraine từ năm 1998 với giá vẻn vẹn 20 triệu USD. Khi đó, nó không có động cơ, bánh lái, hầu hết các hệ thống trên tàu đều không hoạt động nên được đưa ra bán đấu giá. Cùng với những tài liệu do Nga chuyển giao, dưới sự trợ giúp không chính thức của Ukraine, 14 năm sau Trung Quốc đã “mông má” con tàu này thành tàu sân bay Liêu Ninh và được biên chế cho hải quân nước này vào tháng 9-2012.
Còn tiêm kích hạm J-15 là sản phẩm của Tập đoàn chế tạo hàng không Thẩm Dương (Shenyang) - Trung Quốc. Nó được coi là phiên bản nhái của máy bay chiến đấu trên hàng không mẫu hạm Kuznetsov của Nga là Su-33. Trung Quốc đã nghiên cứu,chế tạo thành công J-15 sau khi mua được 1 nguyên mẫu T-10K (phiên bản Su-33 của Ukraine).
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nga sử dụng Mig29K vì những chiếc su33 đã cũ khung thân rạn nứt và tiết kiệm diện tích.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
10 loại vũ khí nguy hiểm nhất của Trung Quốc

(Soha.vn) - Diễn đàn quân sự club.mil.news.sina.com.cn mới đây đã công bố 10 hệ thống vũ khí hiện đại và hiệu quả nhất của Trung Quốc.

1. Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41

Bệ phóng di động tên lửa DF-41 - Ảnh: The Washington Free Beacon​
Dongfeng-41 (DF-41) là loại tên lửa liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn và di động, có khả năng mang nhiều đầu đạn nhắm vào các mục tiêu khác nhau. Tên lửa DF-41 có đường kính 2.25 m, dài 21 m, nặng khoảng 80 tấn và có khả năng mang được 10 đầu đạn hạt nhân với sức công phá 250 kiloton. Tên lửa có tầm bắn lên tới 15.000 km và với tốc độ Mach 25.
2. Bom Neutron (Bom N)
Bom Neutron hay bom N là loại vũ khí dùng tia neutron được thiết kế chuyên chỉ để giết người và giảm tối thiểu sức tàn phá cơ sở vật chất so với các đầu đạn hạt nhân thông thường. Năm 1999, Trung Quốc công bố rằng, họ đã nắm trong tay công nghệ để chế tạo một quả bom N. Hiện nay, trên thế giới, chỉ có ba nước sở hữu loại vũ khí hủy diệt đáng sợ này đó là Mỹ, Nga và Trung Quốc.
3. Hệ thống tên lửa chống tăng HJ-9

Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-9 (Red Arrow-9) được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép (kể cả xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ ERA) trong điều kiện ban ngày và ban đêm, mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống HJ-9 được trang bị 4 đạn tên lửa trên bệ sẵn sàng bắn với 8 đạn dự trữ. Tên lửa có tầm bắn lên tới 5.000m.
4. Hệ thống pháo phản lực phóng loạt WS-2D

WS-2D là một biến thể của hệ thống rocket phóng loạt WS-2. WS-2D được trang bị 4 tên lửa có đường kính 425mm, mang các đầu đạn khác nhau (tầm bắn 450km). Tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh Beidou. Hệ thống tên lửa này còn có khả năng phóng mini-UAV để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (UAV tự sát).
BÀI LIÊN QUAN


5. Hệ thống pháo phản lực phóng loạt WS-3
WS-3 là một biến thể hiện đại hóa sâu của hệ thống rocket phóng loạt WS-2. WS-3 được trang bị 2 ống phóng tên lửa mang tên lửa đường kính 400mm với các đầu đạn khác nhau. Tên lửa cũng được dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu. Xét về tầm bắn, hệ thống WS-2 và WS-3 đạt tầm xa giống nhau, vào khoảng 70–200 km, tuy nhiên, WS-3 được nâng cao rất nhiều về độ chính xác.
6. Hệ thống tên lửa chiến thuật SY-400


SY-400 là một hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn được biết tới năm 2008. Hệ thống tên lửa này được cho là có sử dụng công nghệ của Raytheon RGM-165 hoặc SM-4. SY-400 được trang bị 4 ống phóng tên lửa với các tên lửa nhiên liệu rắn. Các tên lửa được phóng thẳng đứng và được trang bị hệ thống dẫn hướng GPS/INS.Một số nguồn tin cho rằng SY-400 có tầm bắn 400km nhưng theo trang Missile threat (Viện nghiên cứu George C.Marshall và Claremont - Mỹ), SY-400 có tầm bắn 150-200km.
7. Xe bọc thép chở quân ZBL-09

ZBL-09 là một xe bọc thép chở quân bánh hơi 8x8 được Trung Quốc "trình làng" lần đầu tiên trong năm 2009. Xe có trọng lượng 16 tấn, kíp lái 3 người và có thể chở theo 7 lính. ZBL-09 trang bị động cơ công suất 330 mã lực cho phép nó có thể đạt tốc độ tối đa 100 km/h và tầm hoạt động 800km.
8. Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99A2

Type 99A2 được Trung Quốc phát triển dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99. Một số xe tăng Type 99A2 bắt đầu được dùng thử nghiệm trong Quân đội Trung Quốc từ năm 2009. Xe tăng có trọng lượng 30 tấn, trang bị pháo cỡ nòng 140mm bắn được nhiều loại đạn trong đó có đạn tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser. Vũ khí phụ trên Type 99A2 sẽ gồm đại liên phòng không QJG02 cỡ 14.5mm và súng máy 7.62mm. Type 99A2 có thể đạt tốc độ 80km/h trên đường quốc lộ và 60km/h trên đường có chướng ngại vật.
9. Trực thăng tấn công WZ-10

Trực thăng WZ-10 của Trung Quốc thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 4/2003 sau nhiều lần trì hoãn do khó khăn trong việc thiết kế động cơ. Trực thăng có khả năng mang tới 1.500 kg vũ khí, trong đó có 8 tên lửa không đối đất, tên lửa chống tăng và một súng máy 23mm được gắn ở mũi trực thăng. Trung Quốc tin rằng WZ-10 là một trong ba loại trực thăng tấn công tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
10. Tên lửa TY-90

TY-90 là một tên lửa không đối không được phát triển để trang bị cho các trực thăng tấn công. Tên lửa có chiều dài 1.9m, đường kính 90mm, trọng lượng 20 kg và tầm bắn hiệu quả 6km. Tên lửa TY-90 có khả năng tiêu diệt máy bay trực thăng như AH-64, Mi-28, Ka-50, Ka-52, Tiger, A129 và các loại trực thăng khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top