[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Lôi ra ánh sáng kho tên lửa không đối không của TQ


(Kiến Thức) - Không Quân Trung Quốc giờ đây không những sở hữu lực lượng chiến đấu cơ hùng hậu mà kho tên lửa của họ cũng rất đa dạng và mạnh mẽ.


1. Tên lửa tầm trung SD-10/PL-12 Trong khi vẫn còn một số chưa thống nhất về định danh, thì đa phần các nguồn thạo tin đều cho rằng tên lửa SD-10 hay PL-12 là một, vốn là phiên bản sao chép tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ.
Kích cỡ và hình dạng của PL-12 rất giống phiên bản AIM-120A, duy có cái cánh đuôi thì khác biệt. Được trang bị đầu dò radar chủ động, và hệ thống kết nối nhận dữ liệu dẫn đường pha giữa, PL-12 hay SD-10 của Trung Quốc được giới thiệu có khả năng tương đưởng với AIM-120 Mỹ hay R-77 của Nga.
SD-10A/PL-12 triển lãm tại Pakistan.

Đầu dò của tên lửa PL-12 là loại đầu dò chủ động AMR-1 do Trung Quốc sản xuất, dựa trên thiết kế đầu dò Agat 9B-1348E của tên lửa R-77 Nga, đảm bảo khả năng tác chiến tốt cho PL-12 cộng với tầm bắn theo như quảng cáo là vượt trội tên lửa AIM-120C. Cùng với đó là một loại đầu dò hồng ngoại có lẽ cũng được phát triển, như hầu hết các tên lửa tầm trung của Nga khác.
PL-12 chuẩn bị được lắp lên máy bay J-8F Finback D.

Hiện nay tình trạng sản xuất của tên lửa PL-12 không được rõ ràng cho lắm, nhưng nó được dự kiến sẽ là tên lửa tầm trung chủ lực cho tiêm kích J-10 và Su-27/30 thay cho loại R-77 trong tương lai. PL-12 đã được nhìn thấy trên cánh của J-10A, J-10S và J-11B (Su-27 sao chép của Trung Quốc).
Với sự kết hợp các tính năng sao chép lẫn mua bản quyền từ nước ngoài thì tên lửa dành cho không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) PL-12/SD-10 này được đánh giá khá cao so với các tên lửa cùng loại đến từ phương Tây.
2. Tên lửa tầm trung PL-11/Aspide
Tên lửa PL-11 là phiên bản nhượng quyền sản xuất của tên lửa Selenia Aspide đến từ Italy, vốn là phiên bản nâng cấp dựa trên AIM-7E Sparrow của Mỹ.
Với dòng tên lửa AIM-7 thì Trung Quốc đã có ít nhiều kinh nghiệm khi dự định sao chép AIM-7B để sản xuất ra PL-4 cả hai phiên bản đầu dò nhiệt và đầu dò radar. Tuy vậy thì dự án đã bị hủy bỏ khi sau đó người Trung Quốc quyết định mua công nghệ sản xuất tên lửa Aspide Mk1, vốn có ưu điểm vượt trội hơn ở đầu dò bán chủ động xung kép Selenia.
Tên lửa không đối không PL-11.
Vào năm 1989, Trung Quốc đã sản xuất lô tên lửa Aspide Mk1 đầu tiên, nhưng sự kiện Thiên An Môn xảy ra khiến châu Âu cấm vận vũ khí Trung Quốc. Vì vậy, nước này không thể mua các linh kiện cho Aspide, mà phải tự nghiên cứu phát triển sản xuất với tên gọi PL-11.
Tên lửa PL-11/Aspide.
Có ba phiên bản của PL-11 là mẫu PL-11 sử dụng đầu dò bán chủ động giống Aspide Mk1, PL-11A với tầm bắn xa hơn và PL-11B hay PL-11AMR sử dụng đầu dò radar chủ động giống với loại sử dụng trên Aspide Mk2 hoặc Skyflash của Anh. Phiên bản xuất khẩu của PL-11 được đặt tên là FD-60.
3. Tên lửa tầm ngắn PL-8/Rafael Python 3
Tên lửa đối không tầm ngắn PL-8 là phiên bản Trung Quốc mua giấy phép sản xuất loại tên lửa Rafael Python 3 của Israel, vốn là phiên bản tiền nhiệm của loại tên lửa nổi tiếng nhanh nhẹn hiệu quả và được xuất khẩu rộng rãi Python 4.
PL-8.

Dây chuyền sản xuất PL-8 bắt đầu đi vào hoạt động cuối những năm 1980, 5 năm sau những cuộc thương thuyết đầu tiên.
PL-8 trên máy bay J-8II.

Tên lửa tầm ngắn PL-8 thường được sử dụng trên các loại máy bay J-7E Fishbed (sao chép MiG-21), J-8B/D Finback (tiêm kích-bom hải quân), J-10 và J-11B (sao chép Su-27 Nga), khả năng cơ động của PL-8 được giới thiệu vào khoảng 35G và chúng được tích hợp với hệ thống ngắm bắn trên mũ bay của phi công.
Loại tên lửa Python 3 được xác nhận bắn hạ 35 đến 50 máy bay trọng cuộc xâm lược của Israel vào Lebanon năm 1982, một thành tích khá tốt.
4. Tên lửa tầm ngắn PL-7/Matra R550 Magic
Tên lửa PL-7 là phiên bản sao chép tên lửa tầm ngắn R550 Magic của Pháp, vốn được sản xuất những năm 1980. Tên lửa R550 sử dụng 4 cánh lái ở mũi để tăng khả năng ngoặt gấp bám theo máy bay mục tiêu. Tầm bắn khoảng 7km.
Tên lửa R-550 trên tiêm kích hạm Rafale của Pháp.
Mặc dù PL-7 được giới thiệu tại các cuộc triển lãm nhưng chưa có thông tin rõ ràng về việc sản xuất hay xuất khẩu loại tên lửa này.

5. Tên lửa tầm ngắn PL-2/PL-5/R-3/-R-13
Tên lửa R-3 và R-13 của Liên Xô được phương Tây cho là bản sao của tên lửa AIM-9B Sidewinder. Loại R-3S/K-13A/K-13T là những mẫu được sản xuất đầu những năm 1960 và được xuất khẩu rộng rãi tới các đồng minh của Liên Xô.
Về sau một phiên bản sử dụng đầu dò bán chủ động giống với loại AIM-9C là K-13R/R-3R bắt đầu được sản xuất vào năm 1966, cũng như các phiên bản nâng cấp R-13M/R-3M/K-13M và R-13M1 sau này ra đời trong những năm 1970 vốn có khả năng tương đương với AIM-9G của Mỹ.
Tên lửa PL-5E-II.
Tại Trung Quốc người ta sản xuất tên lửa R-13 với tên gọi PL-2, về sau này phát triển lên các loại tên lửa PL-3 và PL-5. Có không ít hơn bốn biến thể của PL-5 được nhận diện, trong đó PL-5A tương đương với K-13R nhưng chương trình này đã bị hủy bỏ những năm 1980, dù cho việc phát triển đã bắt đầu từ hai thập kỉ trước đó.
PL-5C là thì ngược lại, nó là phiên bản nâng cấp của PL-5B và được sử dụng rộng rãi torng không quân và hải quân Trung Quốc. Phiên bản mới nhất là PL-5E với những tính năng được thiết kế để tốt hơn loại AIM-9L/M nhưng sử dụng cánh mũi đôi kiểu AIM-9L và có khả năng cơ động chịu tải lên tới 40G.
Tên lửa đối không tầm ngắn PL-5 được sử dụng trên các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc như J-7, J-8 Finback, FH-7 và Q-5 Fantan. Máy bay J-7 và Q-5 vốn là loại được xuất khẩu khá tốt tới các quốc gia châu Á.
Trong ảnh, tên lửa PL-5 nằm ở trên cùng, tiếp đó là PL-9 và sau cùng là TY-90.

PL-5 được giới thiệu có tầm bắn tối đa khoảng 14km và tối thiểu là 500m.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc phát triển pháo phản lực chống tàu ngầm

(Kiến Thức) - Pháo phản lực của Poly Technologies có khả năng bắn đạn đi xa 100km, xuyên xuống mặt nước và đánh chìm tàu ngầm.


Tạp chí hải quân Navyrecognition.com cho biết, tại triển lãm quốc phòng và công nghệ hàng không vũ trụ Châu Phi AAD 2014 – Công ty quốc phòng Poly Technologies (Trung Quốc) lần đầu tiên giới thiệu mẫu pháo phản lực chống ngầm do công ty này phát triển.
Một đại diện của Poly Technologies tại AAD 2014 cho biết rằng, hiện tại mẫu pháo phản lực đa năng trên vẫn đang trong giai đoạn phát triển nghiên cứu và chưa có mẫu thử nghiệm chính thức.
Đạn pháo phản lực chống ngầm.

Vị này còn cho biết thêm rằng, việc phát triển một mẫu đạn phản lực có khả năng hoạt động dưới nước như một ngư lôi là điều hoàn toàn không hề dễ dàng.
Cũng them vị này, phạm vi tác chiến hiệu quả của mẫu đạn phản lực này có thể đạt tới 100km.
Hệ thống phát hiện và cảnh báo sớm tàu ngầm của mẫu pháo phản lực trên có thể được dựa vào hệ thống định vị thủy âm được đặt ở vùng ven biển, hoặc từ các máy bay săm ngầm chuyên dụng.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống pháo phản lực chống ngầm tương lai của Trung Quốc.

Dựa trên hình ảnh từ phía công ty Poly Technogolies cung cấp có thể thấy, hệ thống pháo phản lực này được phát triển dựa trên mẫu pháo phản lực đa nòng WS-3 được trang bị hệ thống dẫn đường GPS/GLONASS do Trung Quốc phát triển.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Có biến

Quân đội Trung Quốc kháng thượng lệnh?
Quote:
Những động thái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau chuyến thăm Ấn Độ đã làm dấy lên những nghi ngờ có một âm mưu ngấm ngầm nhằm phá hoại chuyến đi này.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự khi thăm Ấn Độ ngày 18.9 - Ảnh: AFP​

Từ ngày 17 - 19.9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Ấn Độ. Tuy nhiên, chuyến thăm đã không đem lại kết quả như kỳ vọng của hai bên về việc “phá băng” trong quan hệ giữa hai nước láng giềng nhiều duyên nợ, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp biên giới.

Vụ phá bĩnh của PLA

Lý do của tình trạng “trật rơ” này chính là việc vào ngày 18.9, 1.000 binh sĩ Trung Quốc đã xâm nhập phía nam Ladakh, 1 trong 2 khu vực tranh chấp dọc đường kiểm soát thực tế (LAC), ranh giới tạm thời giữa 2 nước. Theo Forbes, các binh sĩ thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã mang thiết bị hạng nặng và tuyên bố xây dựng một “con đường tạm”. Vụ việc này chỉ được biết đến vào cuối buổi trưa, chỉ một giờ trước khi diễn ra bữa tiệc mà ông Modi đã ra lệnh chuẩn bị để tiếp đãi vị khách Trung Quốc. Vì thế, trong lúc 1.500 binh sĩ Ấn Độ được điều đến khu vực để ứng phó, ông Modi đã yêu cầu ông Tập ra lệnh rút quân và Chủ tịch Trung Quốc đã đồng ý.

Theo tờ Deccan Chronicle, ông Tập đã thú nhận với Thủ tướng Modi rằng ông không biết gì về vụ việc này. Các binh sĩ Trung Quốc chỉ bắt đầu rút đi khi ông Tập rời New Delhi ngày 19.9, theo AFP. Sự việc trên đã làm dấy lên những nghi ngờ rằng có một âm mưu ngấm ngầm chống ông Tập từ một bộ phận chỉ huy cấp cao của PLA. Cũng có thể đó là những cá nhân trong hàng lãnh đạo chính trị đang rắp tâm làm suy yếu vị thế ông Tập, theo tờ Forbes.


Quote:
Biên giới Trung - Ấn vẫn căng thẳng

Tình hình tại khu vực Ladakh vẫn đang tiếp tục căng thẳng khi hàng trăm binh sĩ của hai nước tiếp tục đối đầu nhau ở khoảng cách khá gần. Tờ Hindustan Times ngày 24.9 đưa tin Ấn Độ đang xem xét khả năng tổ chức cuộc họp khẩn trong tuần này theo đề nghị của Trung Quốc dù một nguồn tin quân sự Ấn Độ nhận định đây không phải là sự xuống nước của Bắc Kinh.
Cải tổ hệ thống chỉ huy

Những chỉ thị của ông Tập ngay sau khi trở về từ New Delhi càng làm gia tăng nghi ngờ của giới truyền thông Ấn Độ và quốc tế. Cụ thể, ngày 21.9, ông Tập đã có bài phát biểu tại cuộc họp của Bộ Tổng tham mưu PLA ở Bắc Kinh. Chuyên trang The Diplomat nhận định bài phát biểu của ông Tập đáng lưu ý ở chỗ nó được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông về nước. Theo Tân Hoa xã, trong bài phát biểu, ông Tập đã nhấn mạnh “sự trung thành tuyệt đối và niềm tin chắc chắn vào **** Cộng sản Trung Quốc”. Ông Tập cũng đã đề cập sự cần thiết của một “hệ thống chỉ huy thông suốt” và kêu gọi các chỉ huy chiến trường “đảm bảo mọi quyết định từ ban lãnh đạo trung ương phải được thực hiện đầy đủ”.

Trong bài phát biểu, Tân Hoa xã cho biết ông Tập đã khẳng định rằng “các chỉ huy quân đội phải có sự hiểu biết tốt hơn về tình hình quốc tế và trong nước cũng như diễn biến mới nhất trong quân đội”. Một thông báo được đưa ra sau cuộc họp có sự tham dự của Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy và các chỉ huy cấp cao khác còn nhấn mạnh “mọi lực lượng của PLA phải tuân theo những chỉ thị của Chủ tịch Tập Cận Bình, người đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương”, theo Tân Hoa xã.

Một thông tin đáng chú ý khác chính là việc cất nhắc 2 viên tướng trung thành với ông Tập. Tờ South China Morning Post ngày 22.9 dẫn các nguồn thạo tin nói rằng các tướng Lưu Nguyên và Trương Hựu Hiệp sẽ lần lượt được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Quân ủy tại hội nghị trung ương của **** Cộng sản Trung Quốc vào tháng tới. Ủy ban Kiểm tra Quân ủy là cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trong PLA cũng như những hành động xao lãng nhiệm vụ - điều có thể đã xảy ra trong thời gian ông Tập thăm Ấn Độ. Tờ The Times of India nhận định các diễn biến nói trên cho thấy ông Tập đang cố gắng tăng cường thêm sự kiểm soát đối với PLA.

Sự việc ngày 18.9 không phải là vụ “phá bĩnh” đầu tiên của PLA. Hồi năm 2011, PLA đã tiến hành thử nghiệm một chiến đấu cơ tàng hình chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhằm cải thiện quan hệ hai nước. Tờ The Wall Street Journal khi đó dẫn lời giới chức Mỹ nói rằng ông Hồ Cẩm Đào có vẻ không hay biết gì về cuộc thử nghiệm khi được ông Gates hỏi về vụ việc trong cuộc gặp, ngay cả khi hình ảnh và thông tin về vụ thử đã bắt đầu xuất hiện trên mạng. Trong cuốn hồi ký xuất bản đầu năm nay, ông Gates cho biết một cuộc tranh cãi đầy giận dữ đã nổ ra giữa các quan chức dân sự và quân sự Trung Quốc, kể cả Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, ngay trong cuộc họp.

Trùng Quang
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc mở rộng quy mô của lực lượng đặc biệt

Thứ sáu 26/09/2014 09:55
ANTĐ - Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ mở rộng quy mô của lực lượng đặc biệt nhằm thích nghi với những cuộc chiến tranh có thể xảy ra trong tương lai và kết hợp với cải tổ, hiện đại hoá quân đội, PLA Daily, tờ báo chính thức của lực lượng vũ trang Trung Quốc đưa tin.
“Hình thức của chiếc tranh đã thay đổi, dẫn đến cách thức tổ chức quân đội cũng phải thay đổi theo”, Chủ tịch nước Trung Quốc kiêm lãnh đạo Uỷ ban Quân sự Trung ương, ông Tập Cận Bình nói trong một bài phát biểu gần đây.

Tư duy và nguyên tắc hoạt động của quân đội phải được thay đổi theo thời gian nhằm tăng cường sức mạnh trong tìm kiếm thông tin, hợp tác giữa các đơn vị và cải thiện toàn bộ hệ thống, ông Tập nhấn mạnh.

Lực lượng đặc biệt của Trung Quốc sẽ được tăng cường về số lượng

Lực lượng đặc biệt của Trung Quốc hiện đang thực hiện các nhiệm vụ ở một quy mô giới hạn. Định hướng nhiệm vụ, cùng khả năng cơ động và hiệu quả cao của lực lượng này rất thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp khu vực.

Nhiều nhiệm vụ khác mà lực lượng đặc biệt có thể giải quyết được như chống các hoạt động khủng bố hoặc xung đột, bạo lực của người thiểu số đã diễn ra hàng thập kỉ qua. Trên thế giới, Nga, các nước phương Tây và Israel luôn tích cực đầu tư vào các lực lượng đặc biệt.

Theo thông tin từ PLA, quy mô của lực lượng đặc biệt Trung Quốc sẽ tăng lên, đặc biệt là ở số lính bộ binh, nhằm tăng khả năng thực hiện được các nhiệm vụ đa dạng, khó khăn hơn.

PLA Daily cũng dự đoán rằng những cuộc chiến tranh trong tương lai đòi hỏi nhiều lực lượng hùng hậu để thực hiện các hoạt động quy mô lớn. Hình thức chiến tranh mới được dẫn dắt bởi thông tin, nhằm tấn công chính xác vào căn cứ đầu não của kẻ địch. Đây sẽ là những gì mà quân đội các nước luôn hướng đến trong các trận chiến, PLA Daily khẳng định.

Trung Quốc xác nhận lần đầu tiên điều tàu ngầm tới Ấn Độ Dương

Thứ bảy 27/09/2014 08:03
ANTĐ - Ngày 25-9, người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh xác nhận, nước này đã lần đầu tiên điều một tàu ngầm tới thăm Sri Lanka. Điều đó cho thấy Trung Quốc đang hướng sức mạnh của mình tới Ấn Độ Dương.
“Một tàu ngầm Hải quân Trung Quốc mới đây đã tới vịnh Aden và vùng biển Somalia thực hiện nhiệm vụ hộ hàng. Việc tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Colombo tại Sri Lanka là để nghỉ ngơi và tiếp tế”- ông Cảnh Nhạn Sinh cho biết tại cuộc họp báo ngày 25-9.
Ông này khẳng định: “Việc tàu ngầm hải quân Trung Quốc tới vịnh Aden và vùng biển Somalia làm nhiệm vụ hộ hàng, nằm trong kế hoạch thường niên của Hải quân nước này”.

Tàu ngầm Type 039 lớp “Tống” của hải quân Trung Quốc



Truyền thông Sri Lanka ngày 19-9 cũng đưa tin cho hay, một tàu ngầm thông thường Type 039 (NATO gọi là lớp “Tống”) mang số hiệu “Trường Thành 329” của hải quân Trung Quốc, đã tới thăm cảng Colombo tại Sri Lanka hôm 15-9, một ngày trước chuyến thăm chính thức nước này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo nguồn tin, cùng đi với tàu ngầm "Trường Thành 329" còn có cả tàu tiếp viện “Trường Hưng Đảo”, cả hai tàu này đã cùng neo đậu tại cầu cảng container quốc tế Colombo. Đây chính là cảng do Trung Quốc đầu tư xây dựng với số vốn lên tới 500 triệu USD.
Tàu ngầm Type 039 của Trung Quốc có trọng tải 1.700 tấn (khi nổi) và khi lặn là 2.250 tấn. Tàu có chiều dài 74,9 m, chiều rộng 8,4 m, mớn nước 5,3 m, tốc độ 15 hải lý/giờ (khi nổi) và 22 hải lý/giờ (khi lặn), thủy thủ đoàn 60 người. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm và tên lửa JY8-2.
Được biết, đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai đưa tàu ngầm tới thăm một quốc gia nước ngoài, cũng là lần đầu tiên nước này xác nhận tàu ngầm của mình hiện diện ở Ấn Độ Dương.
Giới phân tích quân sự cho rằng, cùng với cuộc tập trận hải quân chung với Iran mới đây, chuyến thăm tới Sri Lanka của tàu ngầm Trung Quốc đã chứng tỏ tham vọng của Bắc Kinh trong việc khẳng định sức mạnh quân sự của mình ở Ấn Độ Dương.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Lôi ra ánh sáng kho tên lửa không đối không của TQ (2)

(Kiến Thức) - Tên lửa mua từ Nga như R-73, R-77 thực sự là những vũ khí đối không cực kỳ nguy hiểm của Không quân Trung Quốc.


6. Tên lửa đối không tầm trung R-77 Adder
Tên lửa không đối không tầm trung R-77 được Liên Xô phát triển như là một đối thủ cùng phân khúc với loại AIM-120 AMRAAM (Mỹ). Loại tên lửa này sử dụng cánh vây rất đặc biệt khiến chúng ta dễ nhận ra R-77 giữa các loại tên lửa khác. R-77 được phát triển trong những năm 1980 và đi vào hoạt động một thập kỷ sau đó trên máy bay MiG-29 và Su-27.
Tên lửa không đối không tầm trung R-77 Adder.
Nguyên tắc “dò đường” đến mục tiêu của R-77 cơ bản cũng giống như AIM-120, với thiết bị quán tính, thiết bị phát/nhận dữ liệu và đầu dò pha cuối. Khi công kích các mục tiêu không có khả năng cơ động tốt bay ở độ cao lớn trong trạng thái đối đầu, R-77 (RVV-AE) có thể bắn từ cự ly 100 km, đầu dò radar chủ động của tên lửa có tầm hoạt động 20 km. Ở tầm ngắn, R-77 tiêu diệt được mục tiêu có khả năng cơ động lên tới 12G.
R-77 còn có một phiên bản R-77T sử dụng MKM-80, loại đầu dò hồng ngoại pha cuối. Thật ra việc sử dụng đầu dò hồng ngoại ở pha cuối, khi khoảng cách tiếp cận mục tiêu đã gần cũng khá hợp lý vì ở tầm xa thì việc thông suốt liên lạc giữa tên lửa và máy bay phóng có thể không đảm bảo, hoặc radar chủ động có thể không phát hiện được mục tiêu do đang bị gây nhiễu.
Một phiên bản sử dụng động cơ ramjet nhiên liệu rắn của R-77 cũng được phát triển để đối trọng với tên lửa đối không tầm trung của châu Âu là Meteor. Được ký hiệu là RVV-AE-PD hay ngắn gọn hơn là R-77M, nó có thể được phóng ở độ cao lớn hơn với tầm bắn lên tới 160 km (chữ PD viết tắt từ cụm từ tiếng Nga “Povyshenoy Dalnosti” nghĩa là tăng tầm). Với phiên bản này, R-77 có thể xếp vào phân lớp tầm xa và sánh ngang với AIM-54 Phoenix của Mỹ.
R-77 và R-73 dưới cánh Su-27/30 Trung Quốc.
Trung Quốc với tư cách là một trong những quốc gia nhập khẩu Su-27/30 nhiều nhất cũng với các phiên bản sao chép thì dĩ nhiên họ không thể không quan tâm đến R-77, minh chứng là họ đã mua hàng trăm tên lửa R-77 cho không quân nước này cũng như mua công nghệ sản xuất R-77. Các đầu dò và thiết bị dẫn đường trên R-77 cũng được Trung Quốc sử dụng để sản xuất tên lửa PL-12/SD-10. Với uy lực đến từ nước Nga, tên lửa tầm trung R-77 trong tay Trung Quốc thực sự là một loại vũ khí rất lợi hại, càng lợi hại hơn nữa khi gắn trên các máy bay Su-27/30 huyền thoại.
7. Tên lửa đối không tầm ngắn R-73
Trong những năm 1980, tên lửa đối không tầm ngắn R-60 bắt đầu được thay thế bởi loại R-73 mới hơn và sử dụng những công nghệ tân tiến khiến R-73 cực kì linh hoạt trong khả năng đeo bám đối phương, đầu dò nhiệt MK-80 hiệu suất vượt trội thế hệ đầu dò cũ cũng như khả năng kết nối với mũ bay của phi công tạo lợi thế trong không chiến quần vòng sử dụng tên lửa tầm ngắn.
Tên lửa R-73.
Các tên lửa của phương Tây như AIM-9X, ASRAAM và Python 4 vốn được phát triển để làm đối thủ với R-73 đời đầu. R-73 được sử dụng chủ yếu trên máy bay MiG-29 và Su-27/30.
Thành phần chiến đấu của tên lửa bao gồm ngòi nổ chủ động kích hoạt bằng radar hoặc laser và ngòi nổ chạm đích, tiếp theo là đầu nổ nặng 8 kg. Tầm bắn tối đa của R-73 vào khoảng 30-40 km với phiên bản mới nhất, trong khi đó tầm bắn tối thiểu là 300m giúp loại tên lửa này cực kỳ hữu dụng trong các trận không chiến quần vòng (dogfight).
Su-27/J-11B của Trung Quốc với R-73.
Hiện tại, R-73 vẫn là loại tên lửa đối không tầm ngắn hiện đại nhất của Nga. Ngoài khả năng linh hoạt tuyệt vời, R-73 còn có thể kết nối trực tiếp với mũ bay của phi công, cho phép công kích các mục tiêu ở cạnh sườn máy bay, điều vốn không thể thực hiện được với các loại tên lửa có phương cách nhắm bắn và điều hướng thông thường.
Thời điểm ra đời, tiêm kích MiG-29 với tên lửa R-73 được điều khiển qua mũ phi công đã thể hiện khả năng không chiến tầm gần vượt trội so với máy bay phương Tây. Phiên bản đời cũ R-73A có tầm bắn 30 km trong khi phiên bản R-73M mới nhất có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tới 40km.
R-73, dĩ nhiên là vũ khí tầm ngắn cực kì yêu thích của máy bay Su-27/30 lẫn J-11B trong không quân Trung Quốc.
8. Tên lửa đối không tầm trung R-27
R-27 (AA-10 Alamo) là loại tên lửa không-đối-không tầm trung được sản xuất bởi công ty Nga Vympel và Ukraine Artem. R-27 chính thức vào biên chế năm 1990 để trang bị cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 mới nhất của không quân Liên Xô và cả các máy bay hiện đại của không quân Nga.
Việc thiết kế R-27 bắt đầu từ năm 1962 nhưng để đi đến hoàn thiện và sản xuất hàng loạt thì phải kéo dài tới năm 1983. Hiện nay có hơn 25 quốc gia trên thế giới đang biên chế tên lửa R-27 cho Không quân của mình.
R-27 dưới cánh Su-27/J-11B.
R-27 được sử dụng để công kích các mục tiêu như máy bay cánh bằng, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV) trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.
Thiết kế của R-27 về cơ bản không có gì quá khác biệt với dạng trụ tròn, thiết kế module cho phép tích hợp các hệ thống dẫn đường hay động cơ đẩy khác nhau. Tất cả các phiên bản tên lửa R-27 đều có đầu nổ nặng 39 kg được kích hoạt bằng radar hoặc tiếp xúc.
Tiếp nữa, loại tên lửa đối không tầm trung R-27 này được trang bị các cánh lái khí động học để đảm bảo khả năng bay ổn định, thiết kế của R-27 giúp cho tên lửa có thể cơ động với sức tải tối đa lên tới 8G.
Tên lửa R-27 của Trung Quốc.

Về hệ thống dẫn đường tới mục tiêu, R-27 hoặc được dẫn bằng radar bán chủ động hoặc bám bắt mục tiêu bằng đầu dò hồng ngoại tích hợp trong hệ thống dẫn đường của tên lửa. Động cơ của tên lửa R-27 là loại hỗn hợp rắn giúp AA-10 Alamo (R-27) bay với vận tốc tối đa 3.500 km/h.
Tên lửa R-27 được Trung Quốc sử dụng trên máy bay Su-27/30 và J-8II Finback.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Kho súng nhái của NORINCO​

 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
1 vài so sánh PLA vs VPA


PLA Manpad 1980





PLA Manpad 2013





VN Manpad 1980





VN Manpad 2014





PLA 1970





PLA 2012





VPA 1970





VPA 2012





Tank PLA 1980





Tank PLA 2012






Tank VPA 1980





Tank VPA 2012


 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
PLA helicopter Armed


1990




PLA Helicopter Armed


2012





VPA 1990






VPA 2012





Fighter/Fix Wing


PLAAF 1970-80








PLAAF 1990-2014











VPAF 1970-1980







VPAF 1990-2014






 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Special Force PLA

1980







 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
2010








 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực





 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Bắn tên lửa JL-2, tàu ngầm TQ “lạy ông tôi ở bụi này”

Theo Conroy, tàu ngầm Type 094 tạo ra tiếng ồn rất lớn khi bắn tên lửa JL-2 từ dưới nước, điều này có thể giúp Hải quân Mỹ xác định vị trí con tàu và đánh chặn tên lửa.


Tờ Want China Times (Đài Loan) dẫn một bài viết trên Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho hay: Mỹ đã nghiên cứu rất nhiều cách khác nhau để đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ tàu ngầm Type 094 (lớp Jin) của Trung Quốc.
Báo cáo về động thái này của Mỹ được đưa ra sau khi một bức ảnh chụp vệ tinh cho thấy 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được triển khai tới vịnh Á Long, tỉnh Hải Nam.

Ảnh chụp 3 chiếc tàu ngầm Type 094 neo đậu tại căn cứ quân sự ở vịnh Á Long
Tàu ngầm Type 094 có lượng giãn nước 8.000 tấn khi nổi và 11.000 tấn khi lặn. Type 094 có tốc độ tối đa 20 hải lý/giờ, chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể hoạt động dưới nước liên tục 90 ngày. Một chiếc Type 094 có thể mang từ 12-16 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm thế hệ hai JL-2.
Theo Hoàn Cầu, mặc dù so với các tàu ngầm Mỹ, Type 094 ồn ào hơn nhưng các thông số kỹ thuật khác của nó vẫn ngang ngửa với các tàu ngầm tên lửa đạn đạo tiên tiến khác trên thế giới.

Tàu ngầm Type 094 tại căn cứ ở vịnh Á Long​
Tạp chí Ships of the World (trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản) cho rằng với tầm bắn 8.000 km, tên lửa JL-2 có khả năng tấn công lục địa Mỹ, thậm chí khi được bắn từ các khu vực hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Cơ quan tình báo hải quân Mỹ (ONI) dự đoán Trung Quốc có thể vận hành khoảng 75 tàu ngầm tên lửa đạn đạo vào năm 2020.
Đề cập tới khía cạnh các tàu ngầm Type 094 cho phép Trung Quốc có “khả năng tấn công thứ hai” đáng tin cậy để ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân từ Mỹ, Hoàn Cầu cho hay Christian Conroy, một chuyên gia về các loại vũ khí hạt nhân đến từ Washington nhận định rằng Type 094 tạo ra tiếng ồn rất lớn khi bắn tên lửa JL-2 từ dưới nước, điều này có thể giúp Hải quân Mỹ xác định vị trí con tàu và đánh chặn tên lửa.

Tên lửa đạn đạo JL-2 trong một cuộc thử nghiệm
Trong một bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), Conroy cho biết khi tàu ngầm Type 094 phóng tên lửa JL-2, các radar của hệ thống Aegis triển khai gần bờ biển Trung Quốc sẽ ngay lập tức phát hiện ra, và chỉ 5 giây sau đó, tên lửa đánh chặn SM-3 sẽ được phóng đi.
Bên cạnh đó, các hệ thống phòng không của Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia cũng có thể được huy động. Các hệ thống phòng không ở Hawaii hoặc trên lục địa Mỹ sẽ hỗ trợ thêm.
Tuy nhiên, chuyên gia Andrew Erickson tại Đại học US Naval War College cho rằng Type 094 sẽ cho phép Hải quân Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động tới các vùng biển xa, dù nó không tiên tiến như tàu ngầm Mỹ. Theo Erickson, sự thành công của Type 094 sẽ khiến Hải quân Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đối phó, nhất là khi Trung Quốc đang thể hiện quyết tâm nâng cấp hạm đội tàu ngầm của nước này.
 

mrquy137

Xe hơi
Biển số
OF-302130
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
177
Động cơ
307,520 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nói chuẩn ạ. Nhưng ngoài của tàu thì vật tư rồi khí tài của anh Ngố nữa chứ cụ ?
Húc đổ cái Dinh độc lập hồi 75 cũng là hàng TQ đới cụ ạ .. từ khẩu sung tới đôi dép, lương khô trong chiến tranh chống Mỹ của mình .. cũng chủ yếu là hàng này ..
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Tàu khu trục TQ dùng động cơ chất lượng kém của Ukraine
(Vũ khí) - Toàn bộ 6 khu trục hạm Type 052C được cho là hiện đại nhất của Trung Quốc đang dùng động cơ chất lượng rất kém của Ukraine.

Hiện nay, với việc những tàu khu trục Type 052D chưa sẵn sàng cho các nhiệm vụ tác chiến thì type 052C được đánh giá là hiện đại nhất trong biên chế hải quân Trung Quốc.
Thậm chí, những tàu khu trục lớp 052C còn được truyền thông nước này xưng tụng là Aegis của châu Á do cách bố trí các radar mạng pha gắn vào kết cấu thượng tầng tương tự như các tàu khu trục Arleigh Burke của hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, cả 6 tàu 052C của Trung Quốc hiện nay đang vướng phải một yếu điểm chết người mà tờ tạp chí quốc phòng Kanwa - tờ báo có uy tín về quân sự của Canada đã phanh phui. Theo đó, toàn bộ động cơ chính của con tàu đều sử dụng hàng kém chất lượng có xuất sứ từ công nghệ Ukraine.
Tàu khu trục Type 052C của Trung Quốc Mỗi khu trục hạm Type 052C đều được sử dụng hai tuốc bin khí là DN/DA-80, do Ukraine sản xuất. Tuy nhiên một nguồn tin từ Hải quân Trung Quốc giấu tên đã tiết lộ với Kanwa rằng những tuốc bin này cực kỳ khó sửa chữa, bảo trì.
Theo phân tích của Kanwa thì DN/DA-80 có trọng lượng quá nặng để trang bị cho tàu chiến, chưa nói đến những khu trục mang yếu tố khinh hạm như type 052C. Đồng thời, những gì mà khu trục lớp 052C này thể hiện trong các cuộc tập trận chung giữa nhiều quốc gia cũng cho thấy khả năng xoay trở thua kém với nước khác.
Thực tế thì phương Tây luôn đặt nghi vấn về chất lượng của các loại động cơ do Ukraine sản xuất. Bản thân DN/DA-80 cũng đã bị Nga, Ấn Độ, Iran từ chối để trang bị cho các chiến hạm mà họ vừa tự đóng.
Hiện nay, Type 052C đang được Trung Quốc lên kế hoạch gia tăng số lượng để nhanh chóng biên chế cho các hạm đội Nam Hải và Đông Hải của họ. Nhưng Aegis của Trung Quốc này chỉ có điểm tương đồng duy nhất với các chiến hạm của Mỹ là vẻ bề ngoài, còn mọi thiết bị bên trong đều thua kém rất nhiều.
Type 052C phóng tên lửa đối không tầm xa HHQ-9. Hiện tại trong khu vực, Trung Quốc đang có rất nhiều đối thủ. Ở Đông Nam Á, việc tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong ASEAN đều có thể dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Tuy nhiên, hải quân của ASEAN thiên về các khinh hạm có tốc độ, khả năng xoay chuyển và mang những loại vũ khí diệt hạm chính xác. Trong khi 052C không đạt được những yếu tố về tốc độ hay điều dẫn.
Còn với biển Hoa Đông, Nhật Bản là quốc gia có lực lượng hải quân hiện đại nhất châu Á và không thua kém Mỹ là bao. Đặc biệt, Nhật Bản đang sở hữu khu trục hạm Akizuki với một loạt các cải tiến về cả động cơ và tác chiến điện tử thông minh.
Nếu tiếp tục chạy đua vũ trang theo hướng thi đua ngoại hình, Bắc Kinh sẽ sớm nhận những hậu quả rất đáng buồn.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Báo dìm hàng quá, Mol cũng dùng động cơ Ukr chứ đâu, dù gì thì radar và tên lửa của nó cũng xa hơn hàng VN, chưa chắc VN và ĐNA đã hơn nó mà có khi thua cũng nên. So với tàu Nhật cũng vậy, có thể thua cũng có thể hơn, chưa đối đầu nhau mà đã khinh địch là ko ổn, năm kia tàu nó còn lock radar tàu Nhật trước
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Nhật - Trung đồng thời so sánh uy lực tàu khu trục
(Vũ khí) - Báo Kanwa khen đánh giá Aegis của Nhật Bản nhiều hơn, trong khi báo Trung Quốc tự khen mình.
Tờ “Thanh niên trực tuyến” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, tàu Aegis của hai nước Trung Quốc có mạnh, yếu khác nhau, nhưng vai trò thực tế của chúng vẫn phải quan sát khi đặt trong hệ thống tác chiến của hai nước.
Những năm gần đây, tình hình Trung Quốc chế tạo tàu khu trục mà họ khoa trương là “Aegis Trung Hoa” được dư luận các nước quan tâm. Hơn nữa, nước láng giềng Nhật Bản từ lâu đã trang bị tàu chiến có tính năng tương tự, có người cho rằng, cuộc chạy đua hải quân ở Đông Á đang nhanh chóng bước vào “thời đại Aegis”.
Xét thấy Trung Quốc và Nhật Bản hiện sở hữu “tàu Aegis” với số lượng nhiều nhất (ngoài Mỹ), gần đây, tờ “Kanwa Defense Review” đã tiến hành so sánh, phân tích về kỹ chiến thuật giữa hai loại tàu chiến này của Trung Quốc và Nhật Bản.
Tàu khu trục Aegis lớp Atago của Nhật Bản.“Aegis Trung Hoa”Tờ “Kanwa” cho rằng, hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã trang bị 4 tàu “Aegis Trung Hoa” 052C, ngoài ra 2 chiếc khác đang lắp ráp thiết bị, 2 năm nữa sẽ đưa vào hoạt động. Đồng thời, Trung Quốc đẩy nhanh các bước nâng cấp “tàu Aegis”, trên nền tảng tàu 052C, phát triển tàu Type 052D.
Kích thước ngoại hình của tàu mới tăng lên, lượng giãn nước có thể đạt 8.000-9.000 tấn.
Tàu khu trục "Aegis Trung Hoa" Type 052C Hải Khẩu số hiệu 171 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.“Kanwa” cho rằng, tàu Type 052C/D trang bị tên lửa chống hạm tầm xa dòng YJ-62, được biết tầm phóng của nó đạt 280 km, độ cao hành trình khoảng 30 m, trước khi bắn trúng mục tiêu sẽ hạ thấp xuống 7-10 m, đầu đạn nặng 300 kg, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng là một đối tượng.
Báo “Kanwa” nhấn mạnh thực lực tổng thể của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có ưu thế hơn Hải quân Trung Quốc, nhưng họ cũng thừa nhận, Hải quân Trung Quốc ít nhiều đã có tiến bộ công nghệ trong các trang bị tác chiến mặt nước quan trọng, đã cải thiện rất lớn năng lực tấn công chiến dịch.
Công nghệ lõi của tàu chiến Nhật Bản hoàn thiện hơnMặc dù dành nhiều lời khen cho “tàu Aegis” Trung Quốc, nhưng “Kanwa” vẫn cho rằng, tàu khu trục Aegis các lớp Kongo, Atago hiện có của Nhật Bản có khả năng phòng không mạnh hơn tàu khu trục 052C/D của Trung Quốc.
Tàu khu trục Aegis lớp Kongo của Nhật BảnBài báo giải thích cụ thể là, tàu Type 052C Trung Quốc chỉ trang bị 48 quả tên lửa hạm đối không, trong khi đó 2 loại “tàu Aegis” với số lượng 6 chiếc của Nhật Bản, mỗi chiếc có 90 máy phóng thẳng, số lượng có khoảng cách rõ rệt.
Về tính năng vũ khí, tàu Type 052C Trung Quốc trang bị tên lửa HHQ-9 có tầm phóng tối đa 125 km, còn tàu Nhật sử dụng tên lửa SM-2 do Mỹ chế tạo, có tầm phóng 167 km, tên lửa hạm đối không SM-3 lượng nhỏ mà Nhật nhập khẩu còn có khả năng phòng thủ tên lửa, “có khoảng cách cũng rõ rệt”.
Ngoài ra, nói đến radar mảng pha của tàu Type 052C/D, “Kanwa” cho rằng, loại radar này chỉ tiên tiến về nguyên lý kỹ thuật, vẫn không thể so sánh với radar mảng pha quét điện tử chủ động FCS-3 do Nhật Bản vừa đưa ra;đồng thời, kích hước và trọng lượng của radar Trung Quốc cũng lớn hơn sản phẩm của Nhật Bản, cộng với độ cao kiến trúc tầng trên của tàu Type 052C/D (lắp radar) hạn chế, vị trí lắp đặt radar hơi thấp, sẽ hạn chế khoảng cách và hiệu quả dò tìm đối với các mục tiêu siêu thấp trên không, gây ảnh hưởng bất lợi cho khả năng phòng thủ tên lửa chống hạm lướt biển tấn công.
Trái lại, radar mảng pha SPY-1D của “tàu Aegis” Nhật Bản được Hải quân Mỹ sử dụng rộng rãi, công nghệ hoàn thiện, khoảng cách dò tìm 500 km và khả năng theo dõi 200 mục tiêu “hoàn toàn đủ dùng đối với tác chiến trên biển-trên không hiện nay”.
Nói một cách tổng hợp, kết luận của tờ “Kanwa” là: tàu Type 052C/D Trung Quốc ngoài có ưu thế về tầm phóng tên lửa chống hạm, các phương diện khác như năng lực phòng không, hệ thống tự động hóa, phối hợp hạm đội và tốc độ đều có khoảng cách với “tàu Aegis” Nhật Bản.
Trung Quốc đang phát triển tàu khu trục Aegis 052DBáo Trung Quốc cho rằng, tuy báo Canada đã tiến hành phân tích và so sánh cụ thể đối với “tàu Aegis” của Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng kết hợp các thông tin công khai khác cho thấy, chỉ đơn thuần so sánh về việc “tàu Aegis” của hai bên đều trang bị radar mảng pha thì chưa chắc đã khoa học.
Theo bài báo, các tàu chủ lực của Trung Quốc và Nhật Bản có những điểm mạnh khác nhau thực ra còn có liên quan tới tư tưởng chỉ đạo và sự “định vị” của lực lượng trên biển hai bên.
Bài báo tự khen mà rằng, về công nghệ cốt lõi của tàu chiến cùng loại - radar mảng pha, trình độ radar mảng pha quét điện tử chủ động của tàu Type 052C/D Trung Quốc “chắc chắn dẫn trước một bậc” so với “tàu Aegis” Nhật Bản!
Mặc dù ưu thế tính năng radar của tàu Type 052C/D hiện còn chưa rõ ràng, nhưng xét thấy radar dòng SPY-1 của tàu chiến Nhật đã phát triển đến giai đoạn tương đối hoàn thiện, không gian nâng cấp tiếp theo không lớn, trong khi đó radar tàu chiến Type 052C/D còn đang ở giai đoạn đầu phát triển, trong tương lai có triển vọng liên tục đưa ra các phiên bản cải tiến, tính năng sẽ tiếp tục tăng cường.
Về tên lửa hạm đối không, tuy thông số tên lửa SM-3 (do Mỹ chế tạo trang bị cho tàu Nhật) khả quan, nhưng nó chủ yếu dùng để đối phó tên lửa đạn đạo, cơ bản không sử dụng được khi phòng thủ các cuộc tấn công của tên lửa chống hạm thông thường trong chiến tranh trên biển.
Tàu chiến Aegis Nhật BảnTrên phương diện kiểm soát biển, ít có nhà quan sát nghi ngờ ưu thế của “tàu Aegis” Trung Quốc, điều này cho thấy hai loại tàu chiến này có sự “định vị” khác nhau khi sử dụng: Nhiệm vụ của “tàu Aegis” Nhật Bản rõ ràng và đơn nhất, chủ yếu làm hạt nhân cho phòng không biên đội, còn “tàu Aegis” Trung Quốc được vận dụng linh hoạt hơn.
Nhật Bản được lợi từ sự giúp đỡ của Mỹ, trình độ tự động hóa của “tàu Aegis” Nhật vẫn tốt hơn tàu chiến Trung Quốc. Nhưng, tờ “Kanwa” không đề cập tới một điểm là, công nghệ then chốt của tàu chiến Nhật Bản do Mỹ kiểm soát, tức là bất kỳ hoạt động nâng cấp, cải tiến nào của họ đều phải được phía Mỹ đồng ý.
Ngoài ra, Nhật Bản không có đầy đủ các “mắt xích” chi viện khi “tàu Aegis” tác chiến, như khả năng cảnh báo sớm và khả năng tấn công tầm xa. Trong kế hoạch tác chiến của Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là một lực lượng mang tính hỗ trợ, nếu họ tách khỏi sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến Mỹ, “tàu Aegis” Nhật Bản với số lượng có hạn hoàn toàn không có vai trò làm thay đổi tình hình chiến sự.
Sự “định vị” của Hải quân Trung Quốc khác với Hải quân Nhật Bản, vì vậy không tồn tại vấn đề về cơ bản trên. Tính độc lập về công nghệ cốt lõi cũng không phải lệ thuộc vào Mỹ như Nhật Bản. Vì vậy, khi tiến hành nâng cấp công nghệ và trang bị, Hải quân Trung Quốc cơ bản có thể hoàn thành dựa vào sức mạnh tự thân.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Chạy đua khu trục hạm Trung-Nhật: số lượng hay chất lượng hơn?

(Kiến Thức) - Trung Quốc và Nhật Bản đã thực sự bước vào thời kỳ chạy đua vũ trang trên biển, tốc độ đóng tàu chiến mặt nước có thể nói là nhanh nhất thế giới.

Đây là nhận định trong bài viết về chạy đua đóng tàu chiến đấu mặt nước của Tạp chí quốc phòng uy tín Khán Hòa.
Theo tờ báo này, cuộc chạy đua của Trung – Nhật tập trung chủ yếu trong đóng tàu khu trục kiểu Aegis. Dù vậy, thực tế thì đúng ra chỉ có Nhật Bản sở hữu hệ thống chiến đấu Aegis thật sự, trong khi đó, Trung Quốc chỉ là sao chép kiểu dáng, cách bố trí radar, vũ khí giống với tàu Aegis Mỹ, Nhật.
Tàu khu trục Type 052D.

Theo đó, trong những năm qua, Trung Quốc đã đóng 6 tàu khu trục “Aegis Made in China” lớp Type 052C trang bị radar mạng pha chủ động Type 346, trang bị 48 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không HHQ-9 và tên lửa đối hải YJ-62. Gần đây, nước này chính thức biên chế tàu khu trục nâng cấp Type 052D đầu tiên, cải tiến về radar và trang bị tới 64 ống phóng thẳng đứng. Dự kiến tới năm 2016, số lượng đóng và triển khai Type 052D có thể đạt tới 10-12 tàu.
Về phía Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, cho tới nay vẫn duy trì 4 tàu khu trục Aegis Kongo và 2 tàu lớp Atago được thiết kế dựa trên lớp Arleigh Burke của Mỹ. 6 tàu này được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hiện đại với radar mạng pha AN/SPY-1 cùng 96 ống phóng thẳng đứng (có thể phóng tên lửa đối không tầm xa SM-2, tên lửa đánh chặn SM-3, tên lửa hành trình Tomahawk…).
Tàu khu trục lớp Atago.

Có thể nói, xét về chất lượng, thì tàu Aegis Nhật có khả năng phòng không/đánh chặn tên lửa gấp 2 lần tàu Trung Quốc. Trong tác chiến chống ngầm, phòng không, tác chiến điện tử, chỉ huy tổng hợp, tác chiến mạng thì tàu Nhật vượt trội tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu so số lượng thì trong tương lai gần Trung Quốc chiếm ưu thế lớn khi đạt được 16-18 tàu “Aegis” Type 052C/D, đó là chưa kể lớp Type 055 đang nghiên cứu.
Tàu Atago và Kongo có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo hoàn hảo hơn chiến hạm Trung Quốc.

Dù vậy, theo Khán Hòa, ngoài tàu khu trục Aegis Kongo, Atago, Nhật Bản cũng sở hữu tàu khu trục lớp Akizuki (4 chiếc) trang bị công nghệ “nội địa” ấn tượng gồm hệ thống chiến đấu FCS-3 và tên lửa phòng không tầm trung ESSM.
Nhờ vậy, xét tổng thể thì tới năm 2015, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản sẽ có 10 tàu chiến hiện đại trang bị radar mạng pha chủ động – bị động. Số lượng này về cơ bản ngang với tàu khu trục Type 052C/D của Trung Quốc trong khoảng thời gian ngắn.
Ngoài các chiến hạm Aegis hoặc trang bị radar mạng pha hiện đại, Nhật Bản còn có 9 tàu khu trục Murasame có lượng giãn nước 6.100 tấn và 5 tàu Takanam có lượng giãn nước 6.300 tấn.
Các tàu này trang bị công nghệ hiện đại với rada quét cơ khí, hệ thống phóng tên lửa hạm đối không thẳng đứng, trung tâm xử lý thông tin chiến thuật hiện đại…
Nhưng Trung Quốc cũng không vừa khi có trong biên chế tới 18 tàu hộ vệ tên lửa Type 054A có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn. Dù rằng, xét công nghệ kỹ thuật thì tàu Nhật vượt trội nhưng số lượng thì không thể bì nổi với tốc độ đóng tàu nhanh khủng khiếp của Trung Quốc.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Chiến hạm cũ TQ bao vây hạm đội siêu mạnh Ấn Độ

Ngày 02 tháng 06 năm 2014
Ở khu vực Ấn Độ Dương, tàu mặt nước của hải quân Ấn Độ là bá chủ, vây quanh là các chiến hạm cũ kiểu TQ của các nước láng giềng.

Các tàu hộ vệ và khu trục tên lửa là nòng cốt trong lực lượng hộ tống tàu sân bay Ấn Độ​
Tàu tác chiến mặt nước chủ yếu của Hải quân châu Á chủ yếu là các tàu khu trục và tàu hộ vệ, tuy nhiên hải quân một số nước lại ưa chuộng các tàu hộ vệ hạng nhẹ có lượng giãn nước từ 500-2000 tấn, nhưng khi tác chiến ngoài khu vực duyên hải, tàu chiến càng lớn thì càng có sức ảnh hưởng càng cao.
Đầu thế kỷ trước, khu trục hạm đã dần dần phát triển. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chiến hạm này là “người bảo vệ” cho đội thương thuyền và các chiến hạm Hải quân quan trọng khác, cũng là công cụ phóng ngư lôi tiến công chiến hạm đối phương.
Sự phát triển của tên lửa hạm đối hạm khiến cho ngư lôi trở thành một loại vũ khí “cổ lỗ sĩ” trong tác chiến chống tàu nổi. Ngày nay, tất cả các khu trục hạm đều được bố trí tên lửa hạm đối hạm để làm nhiệm vụ tác chiến mặt nước.
Song song với quá trình trên, tàu hộ vệ cũng dần chuyển biến từ tàu 1 cột buồm làm nhiệm vụ chống ngầm trong chiến tranh thế giới thứ nhất, thành tàu hộ vệ đa nhiệm. Tàu hộ vệ thông thường chỉ làm nhiệm vụ chống ngầm nhưng sau khi được trang bị tên lửa chống hạm nó có thể đảm đương nhiệm vụ tác chiến đối hạm, hơn nữa, sau khi trang bị tên lửa đất đối không nó còn có khả năng phòng không nhất định.
Mô hình thiết kế khu trục hạm lớp Kolkata​
Một số tàu châu Á vẫn còn sử dụng các định nghĩa cổ điển nên đôi khi những tàu được gọi là “khu trục hạm” thực sự là không phù hợp lắm. Ví dụ, JS Hyùga (DDG-181) của Nhật được xếp loại “tàu khu trục mang máy bay trực thăng”, nhưng trên thực tế nó lại là tàu sân bay mang trực thăng chống ngầm.
Để tiện cho việc so sánh, đánh giá, bài viết trên Tạp chí “Bình luận quân sự châu Á” (ASIAN MILITARY REVIEW) của Thái Lan chia hải quân châu Á thành 4 khu vực là: Ấn Độ Dương, châu Đại Dương, Biển Đông và khu vực Đông Á.

Trong khu vực Ấn Độ Dương, Hải quân Ấn Độ rõ ràng chiếm vị trí số 1, họ có lực lượng tàu khu trục cực kỳ mạnh mẽ. Hải quân Ấn Độ hiện được trang bị 3 khu trục hạm Delhi thuộc Project 15 và 8 tàu khu trục đa năng lớp Rajput (Kashin-2) do Nga sản xuất, sắp tới lực lượng này sẽ còn mạnh hơn với sự xuất hiện của các khu trục hạm lớp Kolkata và Bangalore.
Về cơ bản, các hệ thống phòng thủ khu vực của Hải quân Ấn Độ đã quá lỗi thời. Tuy nhiên hiện nay, một số tàu khu trục lớp Delhi đã được trang bị hệ thống tên lửa phòng không hạm Barak-I do công ty hệ thống phòng thủ tiên tiến Rafael của Israel sản xuất, đã nâng cao khả năng phòng không của tàu.

Tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh với khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện.Hệ thống phòng không dạng điểm Barak-1 và hệ thống phòng không khu vực Barak-8 sẽ là vũ khí phòng không chủ lực trên 3 khu trục lớp Kolkata thuộc Project 15A hiện đang đóng. Được biết, Ấn Độ sẽ đóng tới 7 tàu khu trục lớp Kolkata và 4 tàu lớp Bangalore cải tiến (Project 15B).

Về khả năng chống hạm, tàu được trang bị 4 hệ thống phóng thẳng đứng với 16 tên lửa hạm đối hạm BrahMos. Đây là loại tên lửa chống hạm có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay với tầm bắn lên đến 300km. BrahMos thực sự là cơn ác mộng cho bất kỳ tàu chiến nào.
Về khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, tàu khu trục lớp Kolkata sử dụng 3 loại tên lửa siêu âm khác nhau cho nhiệm vụ chống máy bay, đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống hạm với đủ tầm cao, tầm trung và tầm thấp.
Về đánh chặn tầm xa, tàu sử dụng 8 hệ thống phóng thắng đứng VLS cho tên lửa đánh chặn tầm xa AAD do Ấn Độ tự lực phát triển. Loại tên lửa này có tầm bắn lên đến 200km và có khả năng đánh chặn cả tên lửa đạn đạo.
Khinh hạm Tarkash thuộc lớp Talwar được bàn giao cho Ấn Độ tại cảng Mumbai vào ngày 30-12-2012​
Về đánh chặn tầm trung, tàu sử dụng 48 tên lửa đánh chặn Barak-8 với tầm bắn 70km, tên lửa có khả năng hoạt động độc lập rất cao và gần như không phải phụ thuộc vào hệ thống nhắm mục tiêu hay dẫn đường của bệ phóng. Ở tầm ngắn, tàu sở hữu 32 tên lửa đánh chặn Barak-1 với tầm bắn 12 km.
Bất kỳ tên lửa chống hạm, hay máy bay chiến đấu nào trước khi uy hiếp tàu khu trục lớp Kolkata phải vượt qua 3 hệ thống đánh chặn nói trên.
Pháo chính sử dụng trên tàu là loại A-190E 100mm, có tốc độ bắn tối đa 60 viên/phút với tầm bắn hiệu quả 15,2km. Về tác chiến chống ngầm, tàu được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi 533mm với 2 ống phóng/cụm, 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000.
Hiện nay Hải quân Ấn Độ có hơn chục chiếc tàu hộ vệ, đa số đều là tàu lớp Godavari (Type 16) và Brahmaputra (Type 16A) thiết kế sản xuất dựa trên tàu hộ vệ lớp Leander (Type 12I) của Anh, ngoài tàu hộ vệ lớp Nilgiri thì tất cả các tàu hộ vệ khác đều không có khả năng chống ngầm vì được sản xuất theo công nghệ ở thập niên 70.
Tuy các tàu chiến này vẫn phát huy tác dụng của nó, nhưng do được thiết kế theo công nghệ quá cũ nên nó đang dần được thay thế bằng các tàu hộ vệ lớp Shivalik (Project 17) do Ấn Độ tự đóng và tàu lớp Talwar (Project 1135.6) do Nga chế tạo.
Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu tàu hộ vệ cũ thế hệ 053 (Ảnh: Tàu hộ vệ Type 053H1 - lớp Giang Hồ II số hiệu 534 Kim Hoa)​
Hai loại tàu này đều là tàu hộ vệ đa năng, có khả năng tác chiến rất mạnh. Hải quân Ấn Độ đã đặt mua 7 chiếc lớp Shivalik và 9 chiếc lớp Talwar. Sau khi sử dụng, New Delhi rất hứng thú với hai lớp tàu này nên đã đặt thêm 8 chiếc lớp Talwar và 7 chiếc lớp Shivalik.
Khinh hạm lớp Talwar (11356) là phiên bản xuất khẩu của tàu hộ vệ lớp Krivak III (còn gọi là Nerey) thuộc dự án 11356M của Nga. Tàu có lượng giãn nước không tải 3850 tấn, đầy tải 4035 tấn, chiều dài 124,8m, rộng 14,2m, mớn nước 4,2m.
Mỗi chiếc khinh hạm này được trang bị 8 quả tên lửa hành trình đối hạm siêu âm BrahMos và hệ thống tên lửa phòng không Shtil. Ngoài ra, nó còn được trang bị một pháo hạm 100 mm A-190E, hai hệ thống pháo/tên lửa phòng không tầm gần (CIWS) Kashtan, 2 cụm, mỗi cụm 2 ống phóng ngư lôi 533mm.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Báo Nga: Moscow nên mua tàu hộ vệ tên lửa Type 054A của TQ





Chia sẻ:
Tạp chí quốc phòng quốc gia Nga xuất bản hồi tháng 8 cho rằng Moscow nên mua tàu chiến của TQ để bù đắp sự thiếu hụt hiện nay và tăng cường sức mạnh tại châu Á - Thái Bình Dương.

Theo tạp chí này, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A của Trung Quốc là một lựa chọn lý tưởng cho Nga.
Sau khi Pháp hủy hợp đồng chuyển giao 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho Nga trước cáo buộc Moscow hỗ trợ trực tiếp cho phe nổi dậy tại miền Đông Ukraine, nhu cầu cải thiện sức mạnh cho lực lượng tàu hộ tống của Nga lại càng trở nên cấp thiết.

Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A, Yueyang của Trung Quốc.​

Ngay cả trong trường hợp, Nga nhận 2 tàu tấn công đổ bộ Vladivostok và Sevastopol từ Pháp, sau đó biên chế chúng vào hạm đội Hải quân trong vòng 2 năm tới, hoạt động triển khai các tàu chiến này vẫn còn nhiều rắc rối, Tạp chí quốc phòng quốc gia Nga cho biết.
Ngoài ra, Nga hiện chỉ có vài chiến hạm đang hoạt động. Ngay cả, lực lượng tàu chiến chống ngầm quy mô lớn cũng chỉ có 1 tàu tuần dương tên lửa Varyag và 4 tàu khu trục dự án 1155. Tuy nhiên, những con tàu này đều được đóng dưới thời Liên Xô cũ, do đó, chúng đã quá lỗi thời nhưng vẫn tham gia nhiệm vụ tuần tra tại hải phận của các nước láng giềng hay trong chiến dịch chống hải tặc tại khu vực ngoài khơi châu Phi. Những tàu chiến còn lại bao gồm 3 tàu khu trục dự án 956 vẫn đang trong giai đoạn bảo trì lâu dài và khả năng hoạt động là rất hạn chế.
Trong khi đó, hoạt động của một tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cần từ 3 - 4 tàu hộ tống. Những tàu chiến khác như 2 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân lớp Borei thuộc Dự án 955 dự kiến đưa vào biên chế trong Hải quân Nga vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, cũng cần có đội tàu hộ tống đi cùng.
Sắm động cơ Ukraine cho tàu chiến, TQ chỉ còn nước “khóc ròng” Cuộc khủng hoảng tại Ukraine càng khiến Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề về động cơ mà Type 052C đang gặp phải.

Theo tạp chí Nga, Moscow không thể tự mình lấp khoảng trống trong lực lượng tàu chiến hộ tống mặc dù rất nhiều con tàu hiện đang trong quá trình sản xuất tại các xưởng đóng tàu của Nga.
Điều đáng nói, quá trình chuyển giao 2 tàu hộ tống loại nhỏ dự án 20380 từ Cục Thiết kế Almaz đã bị trì hoãn mà không có lý do cụ thể. Ngoài ra, dự án đóng tàu hộ tống dự án 22350 tại Cục Thiết kế phương Bắc cũng bị hoãn do những rắc rối liên quan tới khoản tiền đầu tư và công nghệ kỹ thuật.
Ukraine, một trong những quốc gia có khả năng sản xuất các động cơ turbine khí, vốn là nhà cung cấp công nghệ cho Nga trước khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu động cơ này sang Moscow. Ngoài Ukraine, chỉ có Anh, Mỹ và Trung Quốc là 3 nước có khả năng sản xuất loại động cơ trên.
Theo Tạp chí quốc phòng quốc gia Nga, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A của Trung Quốc mà NATO định danh là Jiangkai II, hoàn toàn phù hợp với lực lượng Hải quân Nga vì nhiều lý do.
Trước hết, chiến hạm này được thiết kế và sản xuất với sự trợ giúp của xưởng đóng tàu hàng đầu nước Nga, Cục Thiết kế phương Bắc tại St Petersburg.
Thứ hai, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A được trang bị các loại vũ khí và thiết bị điện tử hoạt động thay đổi cho nhau một cách dễ dàng.
Thứ ba, chiến hạm tối tân của Trung Quốc đáp ứng được yêu cầu của Nga về sức mạnh vũ khí, tính thích ứng và độ bền.
Cuối cùng, tàu Type 054A đã thể hiện khả năng hoạt động phối hợp ăn ý với đội tàu nhỏ của Nga trong cuộc tập trận chung hồi tháng Năm.
Thông số kỹ thuật của tàu hộ vệ tên lửa Type 054A như sau: lượng giãn nước toàn tải là 4.053 tấn, chiều dài 134,1 m và rộng 16 m. Tốc độ di chuyển tối đa của tàu trên 50 km/h.
Hệ thống vũ khí trên tàu gồm 8 tên lửa đối hạm C-803, 32 tên lửa phòng không HHQ-16, 1 hải pháo H/PJ26 cỡ 76,2 mm, 2 pháo bắn nhanh 7 nòng Type 730 30 mm, 2 cụm ống phóng ngư lôi săn ngầm 3 nòng YU-7 ASW 324 mm, 2 giàn phóng bom chìm 6 nòng Type 87 240 mm. Trên tàu còn có 2 nhà chứa máy bay, có thể chứa 1 máy bay trực thăng Kamov Ka-28 Helix hoặc Harbin Z-9C.
Want China Times nhận định đối với Trung Quốc, xuất khẩu tàu chiến sang Nga là một thương vụ đôi bên cùng có lợi. Bởi các chiến hạm của Moscow có thể sát cánh cùng quân đội Bắc Kinh nhằm cân bằng sức mạnh ảnh hưởng với các lực lượng Hải quân Mỹ - Nhật tại vùng biển châu Á - Thái Bình Dương.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times, trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan). Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
“Sát thủ diệt tăng” AFT-20 Trung Quốc mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Gần đây, trong cuộc tập trận chung với Nga, Trung Quốc đã giới thiệu và thử nghiệm hệ thống tên lửa chống tăng tự hành AFT-20 thế hệ mới.


Theo một số nguồn tin, AFT-20 lựa chọn sử dụng khung gầm của xe chiến đấu bộ binh ZBD04A mà Lục quân Trung Quốc đang sử dụng. Việc dùng ZBD-04A giúp tạo thuận lợi cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa khi cần, kể cả trong điều kiện chiến trường. Khung bệ được bọc giáp thép hạng nhẹ có thể chống đạn súng bộ binh và mảnh bom, pháo. Xe được trang bị động cơ diesel cho tốc độ tối đa 65km/h, tầm hoạt động 500km, có khả năng bơi lội tốt.
Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành AFT-20.

Hệ thống giá phóng và khí tài trinh sát tên lửa chống tăng được đặt ở phần giữa thân, có khả năng quay đa hướng. Trên bệ phóng được lắp 8 hộp chứa đạn tên lửa (chia làm 2 khối, 4 hộp/khối), bố trí giữa 2 khối là khối ngắm bắn, chị thị mục tiêu quang điện. Ở ngay dưới khối bệ phóng là 8 ống phóng lựu đạn khói.
Về tên lửa, AFT-20 được trang bị đạn tên lửa chống tăng tầm xa HJ-10 không rõ thông số kĩ thuật. Theo các chuyên gia nước ngoài, tên lửa HJ-10 tương đương (hoặc có thể là thiết kế sao chép) tên lửa Spike-NLOS của Israel.
Phạm vi tác chiến của HJ-10 vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi, có một số bình luận cho rằng, tầm bắn của AFT-20 có thể đạt tới 50-70km. Dẫu vậy, các nguồn tin được tiếp cận tài liệu dự án cho biết rằng, tầm bắn của HJ-10 chỉ rơi vào khoảng 2-10km.
Về hệ thống điều khiển, các nguồn tin cho biết là HJ-10 được bắn theo nguyên lý “bắn và quên” (nghĩa là xạ thủ sau khi ấn nút phóng, tên lửa tự động bay tới mục tiêu mà không cần xạ thủ điều khiển như trên một số hệ thống tên lửa chống tăng phổ biến hiện nay). Một số thông tin cho thấy, tên lửa trong quá trình bay có thể duy trì thông tin liên lạc hai chiều với trạm điều khiển, do đó cho phép xạ thủ tái nhắm mục tiêu sau khi tên lửa được bắn đi.
AFT-20 phóng tên lửa chống tăng HJ-10.

Báo chí Trung Quốc cho rằng, AFT-20 là một loại vũ khí rất thú vị, có triển vọng tốt. Nhưng cần phải nói rằng, trở thành vị trí chiến thuật đặc biệt của hệ thống chống tăng là quá hẹp, không đủ để thể hiện hết tiềm năng thực sự của tên lửa HJ-10.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top