[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
5 phương tiện chiến tranh trên bộ chết người của Trung Quốc

Cập nhật lúc: 21:00 06/08/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Xe tăng Type 99, thiết giáp ZBD-2000, tên lửa HQ-9...là những loại vũ khí trên bộ của Trung Quốc được cho là nguy hiểm nhất.






Tờ National Interest đã liệt kê những hệ thống vũ khí bộ binh lợi hại nhất của Quân đội Trung Quốc:

Xe tăng Type 99

Type 99 là xe tăng chiến đấu thế hệ thứ 3 của Trung Quốc và hiện là xe tăng hiện đại nhất trong quân đội nước này. Được thiết kế và sản xuất từ đầu những năm 1990, Type 99 có thiết kế giống các xe tăng trước đó của phương Tây và Nga. Trung Quốc đã sản xuất từ 200 đến 300 xe tăng loại này.
Tháp pháo của Type 99 dường như được sao chép thiết kế trên xe tăng huyền thoại T-72 của Liên Xô. Pháo 125mm trên Type 99 được sao chép từ pháo tăng 2A46 của Liên Xô và được trang bị máy nạp đạn tự động, có thể nạp 8 quả đạn/phút (cơ số đạn 41 viên).

Xe tăng Type 99 cũng được cho là sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển "nhái" mẫu AT-11 Sniper của Liên Xô. Tên lửa này được phóng bằng pháo chính 125mm trên xe tăng. Ngoài ra, Type 99 cũng được trang bị đại liên 12,7mm và 7,62mm để diệt mục tiêu trên bộ, trên không cự ly gần.
"Vua tăng" Trung Quốc Type 99.

Thiết kế phần thân, vị trí đặt ống xả động cơ và hình dạng bánh xích của Type 99 được cho là ít nhiều sao chép trực tiếp từ tăng T-72 của Liên Xô.
Trong khi đó, động cơ diesel công suất 1.500 mã lực là một phiên bản sao chép từ động cơ xe tăng Đức, giúp Type 99 có công suất tính trên trọng lượng cao hơn mẫu M1 Abrams của Mỹ.

Lớp giáp của của xe tăng Type 99 là một bí ẩn. Hình dạng tổng thể của xe tăng này cho thấy nó chẳng qua là mẫu T-72 được khoác thêm 1 lớp áo giáp, đặc biệt là trên tháp và phần thân phía trước. Phần lớn các chuyên gia quân sự cho rằng lớp giáp cơ bản vẫn giống T-72 kết hợp với một lớp vật liệu tổng hợp của Trung Quốc. Phiên bản mới nhất của Type 99 có thể được tích hợp hệ thống bảo vệ chủ động, nhưng rất ít thông tin chi tiết được tiết lộ.

Tên lửa đất đối không HQ-9

Hoạt động từ năm 1997, hệ thống tên lửa phòng không tầm cao HQ-9 được sử dụng để thay thế cho HQ-2 (sao chép S-75 Dvina của Liên Xô). Hệ thống tên lửa HQ-9 được thiết kế để bắn hạ tên lửa hành trình, máy bay và tên lửa đạn đạo ở cự ly xa đến 200km.

Cũng như các hệ thống vũ khí khác của Trung Quốc, HQ-9 thực tế là sự sao chép kết hợp công nghệ Nga - Mỹ. Theo đó, radar và tên lửa HQ-9 tương tự như biến thể ban đầu của hệ thống Patriot do Mỹ phát triển.
Hệ thống HQ-9 tập trận phóng tên lửa.

Hệ thống radar mảng pha HT-233 của HQ-9 tương tự như radar của Patriot và có khả năng phát hiện, theo dõi nhiều mục tiêu. Các khẩu đội tên lửa HQ-9 có thể kết hợp với các radar được thiết kế phát hiện các mục tiêu tàng hình tầm thấp.
Trong khi thiết kế xe phóng, đạn tên lửa HQ-9 lại có dáng dấp giống với hệ thống S-300 nổi tiếng của Nga.
Dẫu luôn được coi là đồ sao chép "năm cha bảy mẹ", nhưng gần đây HQ-9 đã tạo nên cú sốc lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, trong gói thầu mua hệ thống phòng không tầm xa, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định chọn FD-2000 - phiên bản xuất khẩu của HQ-9, bỏ qua các loại tên lửa S-300 Nga, Patriot Mỹ hay SAM P/T của châu Âu.

Tuy nhiên, trước sức ép quyết liệt từ Mỹ, phương Tây, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã phải từ bỏ việc mua FD-2000.

Tên lửa chống tăng HJ-8

HJ-8 là tên lửa chống tăng thế hệ thứ 2 được phát triển để phá hủy phương tiện bọc thép của đối phương. Được chế tạo từ giữa những năm 1980, HJ-8 hiện là tên lửa chống tăng chủ lục của quân đội Trung Quốc. Mặc dù công nghệ của tên lửa này tương đối lạc hậu, nhưng nó vẫn đang được sử dụng hiệu quả bởi lực lượng phiến quân ở Syria.

Tên lửa chống tăng tầm trung HJ-8 có cùng lớp với tên lửa TOW-II của Mỹ hay Milan của châu Âu và không loại trừ khả năng nó có thể được thiết kế dựa trên hai tên lửa này. Nó có tầm bắn tương tự như TOW-II, nhưng di chuyển giống Milan.
Một hệ thống tên lửa HJ-8 bao gồm 4 thành phần: máy đo góc bằng tia hồng ngoại, giá đỡ 3 chân, đơn vị theo dõi đường bay và 1 tên lửa. Tổng trọng lượng của hệ thống này chỉ hơn 70 kg. Tên lửa HJ-8 có tầm bắn hiệu quả từ 100m đến 6.000m.
Hệ thống tên lửa chống tăng HJ-8 có kích thước "khủng".

Giống như nhiều tên lửa chống tăng thế hệ cũ, nhược điểm của tên lửa HJ-8 là người điều khiển vẫn chịu khói bụi khi phóng tên lửa. Trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel, các binh sĩ Israel phát hiện các vụ phóng tên lửa chống tăng tạo ra một đám mây bụi khổng lồ và khí nóng hướng về người điều khiển. Một người điều khiển HJ-8 sẽ phải hứng chịu bụi và hơi nóng trong vòng 9 giây trước khi tên lửa bay tới mục tiêu cách xa 2.000 m.

Không giống các vũ khí khác trong danh sách này, tên lửa HJ-8 đã từng được sử dụng trong chiến tranh. Tên lửa này đã được lực lượng phiến quân ở Syria sử dụng để phá hủy các phương tiện bọc thép và doanh trại của quân đội chính phủ. Phiến quân Syria đã đăng tải trên trang YouTube nhiều video về hoạt động của các tên lửa HJ-8. Các vũ khí này được cho có nguồn gốc từ các kho vũ khí ở Sudan và được Qatar đưa vào Syria.

Tên lửa vác vai QW-1

QW-1 là một hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở tầm thấp và khoảng cách gần. Nó được chế tạo bởi Công ty xuất và nhập khẩu cơ khí chính Trung Quốc, có đặc điểm tương đồng với tên lửa Stinger của Mỹ.
Bắn thử QW-1.

QW-1 có thể hạ gục các mục tiêu bay trong phạm vi từ 500 đến 5000m và độ cao từ 30 đến 4.000m. Ban đầu, QW-1 sử dụng thiết bị tìm kiếm hồng ngoại để truy đuổi các mục tiêu, trong khi các phiên bản sau đó kết hợp thêm công nghệ tìm kiếm bằng tia tử ngoại, được sử dụng đầu tiên trên tên lửa Stinger. Tính năng phân biệt mục tiêu của đồng minh hay kẻ thù và các biện pháp đối phó điện tử cũng được thêm vào các phiên bản mới hơn của QW-1. Nhà sản xuất cho biết tên lửa này có tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu là 70%.

QW-1 được thiết kế với một thiết bị phóng dài 1,45m và nặng chỉ 17kg. Biến thể lắp đặt trên xe, FB-6A, bao gồm 8 ống phóng được đặng trên một xe tương tự xe Humvee của Mỹ.
Phiên bản xuất khẩu của QW-1, mang tên FeiNu-6, được sử dụng phổ biến tại Syria để tiêu diệt các máy bay tầm thấp của quân đội chính phủ. Một số video cho thấy tên lửa FeiNu-6 bắn hạ trực thăng và máy bay chiến đấu của Syria.

Phương tiện lưỡng cư Z Series

Vào năm 2006, Lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc đã tiết lộ các phương tiện bánh xích lưỡng cư thế hệ mới, bao gồm ZBD-2000. Đây là mẫu xe chiến đấu bộ binh có khả năng di chuyển trên biển. Nó có một tổ lái gồm 3 thành viên và có thể chở theo 8 lính thủy đánh bộ.

Khi ở dưới nước, ZBD-2000 có thể di chuyển với tốc độ 45 km/giờ nhờ hệ thống động cơ đẩy nước được lắp trên thân xe, trong khi nó có thể chạy với tốc độ tối đa 65 km/giờ trên đường bộ.
Xe chiến đấu lội nước ZBD-2000.

ZBD-2000 có một tháp nhỏ được trang bị pháo 30mm (có thể khai hỏa khi xe dưới nước) và súng máy đồng trục 7,62mm. Nó cũng có thể mang thêm hai tên lửa chống tăng HJ-73 ở hai bên tháp pháo.

Trong khi đó, phiên bản tăng hạng nhẹ ZTD-05 có một tổ lái 4 thành viên và được trang bị pháo rãnh xoắn 105mm. Pháo có thể khai hỏa khi ZTD-05 ở dưới nước và nó cũng có thể phóng tên lửa chống tăng điều khiển bằng laser.

Các phương tiện Z series đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc bởi vì chúng không chỉ được sử dụng trong kịch bản xâm chiến Đài Loan, và còn tại Biển Đông và Hoa Đông. Tàu đổ bộ Type 071 của Trung Quốc có thể chở theo một lực lượng xe ZBD-2000 để thực hiện các cuộc tấn công trên biển và trên một tại một hòn đảo tranh chấp.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Pháo phản lực Trung Quốc bán cho Thái Lan mạnh cỡ nào?



(Soha.vn) - Trung Quốc cũng chạy đua sản xuất một số loại pháo phản lực cỡ nòng “khủng” với tầm bắn xa, trong đó có một số phiên bản dành cho xuất khẩu nhưng khá “ế” khách.

1. Pháo phản lực WS-1B
Pháo phản lực WS-1B là phiên bản cải tiến từ loại WS-1 vốn phục vụ trong Quân đội Trung Quốc. Hệ thống phóng rocket được đặt trên khung gầm xe tải việt dã 6x6. Mục tiêu của nó là các công trình quân sự, kho tàng bến bãi, cụm tập trung binh lực... nằm sâu trong vùng kiểm soát của đối phương.

Pháo phản lực WS-1B​

Ở phiên bản WS-1 đạn rocket cỡ 302 mm có tốc độ Mach 4,2 tầm bắn tối đa đạt 100 km với đầu đạn nặng 150 kg, sai số khoảng 1%; còn ở phiên bản WS-1B mới hơn thì đạn rocket có tầm bắn lên tới 180 km, tốc độ đạn Mach 5,2. Hiệu suất nâng cao nhờ đạn rocket WS-1B sử dụng động cơ nhiên liệu rắn thế hệ mới và chiều dài đạn cũng được tăng cường trong khi kích cỡ đầu đạn giữ nguyên, sai số của WS-1B khoảng 1,25%.
WS-1B sử dụng 2 loại đầu đạn, đó là ZDB-2 chuyên sát thương bộ binh bằng mảnh và bi thép, trong khi đó đầu đạn SZB-1 chuyên dùng chống xe thiết giáp, xe tăng.

Thái Lan cũng trang bị WS-1 cho lực lượng pháo binh của mình​

Khẩu đội WS-1B bao gồm 1 xe chỉ huy DZ-88B, 6 đến 9 xe phóng HF-4 mang 4 đạn rocket và một số lượng tương tự xe nạp đạn QY-88B. Trên xe chỉ huy DZ-88B trang bị hệ thống thông tin liên lạc truyền dữ liệu, máy tính điều khiển hỏa lực và hệ thống mô phỏng đường đạn, một thiết bị sử dụng hệ thống định vị toàn cầu, thiết bị quan sát khí tượng và nhiều thành phần phức tạp khác đảm bảo cho khai hỏa chính xác. Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng WS-1B với tên gọi TR-300 và Thái Lan cũng trang bị WS-1 cho lực lượng pháo binh của mình.
WS-1 mặc dù được quảng cáo với những tính năng khá tốt nhưng lại không được sử dụng trong Quân đội Trung Quốc, đây thực sự là một dấu hỏi lớn cho tính năng của loại pháo phản lực này, hoặc cũng có thể Trung Quốc còn có nhiều loại pháo phản lực khác tuy sao chép nhưng hiệu quả lại cao hơn ?!

WS-1 của Thổ Nhĩ Kỳ​

2. Pháo phản lực tầm xa có dẫn đường WS-2
WS-2 của Trung Quốc là loại pháo phản lực tầm xa bắn đạn có dẫn đường được giới thiệu vào năm 2004. Một xe phóng mang 6 ống phóng rocket cỡ 400 mm, đạn rocket được đặt trong các container có tác dụng bảo quản kiêm ống phóng; đạn rocket có chiều dài 7,3 m; trọng lượng 1.285 kg, đầu đạn nặng 200 kg.
Đối tượng tác chiến của pháo phản lực WS-2 là các mục tiêu mặt đất có quy mô lớn nằm sâu sau chiến tuyến. Đó có thể là sân bay, cảng biển, khu công nghiệp quân sự, căn cứ chỉ huy, trạm radar hoặc các mục tiêu quân sự quan trọng khác.

WS-2 tại triển lãm​

Về chiến thuật sử dụng, pháo phản lực tầm xa dẫn đường WS-2 có chức năng chuyển tiếp giữa các hệ thống pháo tự hành, pháo kéo thông thường và các hệ thống tên lửa chiến thuật. Tất cả được đặt trên khung xe việt dã loại 8x8 TAS-5450 có khả năng vượt địa hình tốt. Để tăng độ ổn định khi khai hỏa, 4 càng thủy lực sẽ được hạ xuống nhằm cố định xe trước khi bắn.
BÀI LIÊN QUAN


Cũng như nhiều hệ thống pháo phản lực khác, điều khiển bắn có thể được tiến hành trong cabin xe hay điều khiển từ xa bên ngoài. Sai số của WS-2 là 600 m ở tầm bắn 200 km, với tốc độ đạn rocket đạt Mach 5,6. Đạn của hệ thống WS-2 có nhiều loại đạn tùy vào mục đích sử dụng thực tế chiến trường gồm:
- Đạn chùm chống xe thiết giáp mang 540 đạn nhỏ chứa đầu đạn chất nổ mạnh chống tăng (HEAT) đồng thời cũng rất hiệu quả để sát thương bộ binh địch. Loại đầu đạn HEAT này có thể xuyên 85 mm giáp thép tiêu chuẩn và bán kính sát thương khoảng 7 m.

- Đạn chùm chống tăng chứa trong đó 61 đạn con, mỗi đạn con khi nổ sẽ tạo ra xấp xỉ 200 mảnh văng và một đầu nổ lõm, đầu nổ này có thể xuyên tới 180 mm giáp thép tiêu chuẩn. Thêm nữa là đầu đạn này còn đốt cháy một diện tích khoảng 50 m2
- Đạn nhiệt áp FAE với 120 kg FAE tạo ra vùng nổ khí áp cao chuyên dùng sát thương bộ binh.
- Đạn nổ mảnh gây cháy với khoảng 40.000 viên bi thép, bán kính sát thương khoảng 85 m.

Đạn pháo phản lực WS-2​

Chế độ bắn trên pháo phản lực WS-2 có thể là bắn từng viên hay bắn theo loạt với giãn cách giữa các loạt phóng là 6 giây. Đạn rocket ngoài chế độ bắn như pháo phản lực thông thường kiểu quán tính thì còn có thể dùng hệ thống định vị toàn cầu để điều hướng pha giữa, ngoài ra còn có thể dùng đầu đạn thông minh để tăng độ chính xác lên cao hơn nữa. Tầm bắn như đã nói ở trên là 200 km, nhưng ở phiên bản WS-2D mới nhất tầm bắn tối đa đạt tới 400 km, tầm bắn tối thiểu 70 km.

Xe phóng WS-2 nhìn từ đằng sau​

Khi đang ở chế độ hành quân chuyển sang chế độ chiến đấu, WS-2 chỉ mất 12 phút để khai hỏa. Một khẩu đội WS-2 tiêu chuẩn bao gồm 6 xe phóng, 6 đến 9 xe nạp đạn rocket và một xe chỉ huy. Năm 2009 Sudan đã mua một số lượng không xác định WS-2 từ Trung Quốc, đó là thông tin duy nhất về khách hàng của hệ thống WS-2 từ trước đến nay.
 

tuannbb

Xe điện
Biển số
OF-157076
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,959
Động cơ
-7,891 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn
Đồ của bác này phải là hàng xuất Châu âu thì mới chất cơ các cụ nhỉ :D
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hải quân Trung Quốc thêm công cụ săn ngầm nguy hiểm

Nhằm hiện thực hóa ý đồ trên biển, Hải quân Trung Quốc sẽ đưa các trực thăng săn ngầm mới Z-18F phục vụ trên Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của quốc gia này.

Hôm 12/8, tờ Qianjiang Evening News đặt trụ sở tại Hàng Châu đưa tin trực thăng Z-18F có thể sẽ được đưa vào biên chế trên tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu vận tải đổ bộ Type 071.
Dẫn thông tin từ một website quân sự Trung Quốc, tờ báo trên cho hay Z-18F là phiên bản nâng cấp của dòng trực thăng Z-8F, vốn được thiết kế trên nguyên mẫu trực thăng SA-321 Super Frelon của Pháp.

Trực thăng chống ngầm Z-18F của Trung Quốc.​

Thông qua bức ảnh đăng tải trên mạng Internet, chuyên gia quân sự Trung Quốc Li Xiaojian nhận định chiếc trực thăng chống ngầm này được trang bị 4 máy phóng phao thủy âm 8 ống, cho phép Z-18F mang theo 32 chiếc phao thủy âm cùng một lúc. Trong khi đó, trực thăng săn ngầm của Mỹ SH-60 Seahawk lại chỉ mang được 25 phao thủy âm.
Chuyên gia Li cho biết Z-18F cũng có thể mang theo 4 ngư lôi 324 mm với 2 hệ thống hỗ trợ dự trữ bên ngoài. Điểm đáng nói là phần lớn trực thăng chống ngầm được các quốc gia phương Tây thiết kế như SH-60, NH-90 và Super Lynx đều chỉ có khả năng mang theo 2 ngư lôi.
Tuy nhiên, ông Li thừa nhận khả năng săn ngầm của dòng trực thăng EH-101 của hãng Westland được thiết kế tối ưu hơn và hiện đại hơn so với Z-18F của Trung Quốc.
BÀI LIÊN QUAN


Với trọng tải lên tới 13 tấn, chuyên gia Li khẳng định hiện nay, không một tàu khu trục hay tàu chiến nào của Hải quân Trung Quốc đủ khả năng chở theo trực thăng chống ngầm Z-18F ngoại trừ tàu sân bay Liêu Ninh và tàu vận tải đổ bộ lớp Yuzhao Type 071.
Ngoài ra, một phiên bản khác của trực thăng Z-18 mang tên Z-18J cũng đang được thiết kế trở thành máy bay cảnh báo sớm.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Qianjiang Evening News, tờ báo tiếng Trung đặt trụ sở tại Hàng Châu, và là một trong những tờ báo được phát hành rộng rãi nhất ở Trung Quốc.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Toàn hàng Tầu!:71::71::71:
 

tuannbb

Xe điện
Biển số
OF-157076
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,959
Động cơ
-7,891 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn
Lỡ nhận máy bay Trung Quốc tặng, hàng không Tonga méo mặt


(Dân trí) - Quốc đảo Tonga tại Thái Bình Dương đang rơi vào cảnh khốn khó khi khách du lịch dần quay lưng sau khi họ lỡ nhận một chiếc máy bay được Trung Quốc biếu không, vốn nổi tiếng hay xảy ra trục trặc và ít người dám đi.
>> Hai máy bay Trung Quốc sản xuất gặp nạn trong một ngày
>> Máy bay Trung Quốc hạ cánh khẩn vì bay mất nắp động cơ


Đã gần 10 giờ sáng nhưng tiệm cà phê tại sảnh sân bay nội địa của quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé này vẫn chưa bán nổi một tách cà phê. Molly Fatai, một nhân viên phục vụ cho biết lương của mình tại đây đã bị giảm 1/3 từ năm ngoái. Số lượng chuyến bay tới những hòn đảo ngoài khơi của nước này đã bị giảm một nửa, xuống còn từ 2-3 chuyến/ngày, ngoại trừ những ngày Chủ nhật, khi… không hề có chuyến bay nào.
Chiếc Xian MA-60 của hàng không Tonga

Những khách uống cà phê quen thuộc xưa kia nay vắng bóng, chủ yếu là người New Zealand, du khách thường gặp nhất tại những hòn đảo hẻo lánh, nghèo nhưng rất tươi đẹp này. Hãng hàng không New Zealand Airlines, vốn từng đưa nhiều du khách tới đây đã đóng cửa và ra đi, còn chính phủ New Zealand thì cảnh báo công dân nước mình không nên đi sử dụng hàng không nội địa của Tonga. “Nền kinh tế Tonga do đó đã chịu hậu quả ghê gớm”, Stuart Perry, tổng giám đốc của cơ quan du lịch Tonga xác nhận.
Điều gì đã khiến những người láng giềng lâu năm và giàu có của Tonga rời bỏ họ? Tất cả đều chỉ bởi một người bạn mới hơn, ở xa hơn nhưng lại giàu có hơn của Tonga là Trung Quốc, và chiếc máy bay mà nước này đem tặng.
Người dân của quốc gia siêu nhỏ với chỉ hơn 100.000 dân này đã phải chịu những hậu quả không mong muốn trong cuộc ganh đua giành ảnh hưởng toàn cầu.
Tại sân bay chính của Tonga, vốn do các nhà thầu Mỹ xây dựng từ Thế chiến II, các nhân viên bảo dưỡng đang làm việc cùng món quà tặng đầy rắc rối: một chiếc máy bay Xian MA-60 hai động cơ cánh quạt.
Bên ngoài hàng rào sân bay, Sau Tongi, một cư dân địa phương bế cậu con nhỏ lên và nói: “Tôi không biết họ đang sửa cái gì. Đó là một chiếc máy bay mới. Tôi không nghĩ mình sẽ lên máy bay đó. Tốt hơn là phải giữ an toàn cho bản thân”.
Khi Tonga nhận bàn giao chiếc máy bay, ước tính có giá khoảng 20 triệu USD kèm phụ tùng và chi phí đào tạo, công ty hàng không Air Chathams của New Zealand đã quyết định rời hòn đảo này sau 5 năm hiện diện, thay vì đối mặt với một cuộc cạnh tranh bị cho là được bảo hộ. Do đó, hiện Real Tonga, công ty vận hành chiếc MA-60, trở thành hãng bay nội địa duy nhất.
Chính phủ New Zealand tiếp đó đã đăng cảnh báo đi lại lên trên website, thông báo tới người dân việc mẫu máy bay MA-60 đã liên quan tới nhiều vụ tai nạn gần đây ở các nước khác, và không được cấp giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan có uy tín. Nước này cũng dừng khoản hỗ trợ du lịch 5 triệu USD.
“Chúng ta không thể ngồi đó và nói rằng ‘nó vẫn ổn’”, thủ tướng New Zealand John Key nói về việc cấp giấy chứng nhận chất lượng cho máy bay.
Xian MA-60 "nổi tiếng" vì liên quan đến nhiều vụ tai nạn
Bộ ngoại giao Trung Quốc trong thư phản hồi câu hỏi của hãng tin AP, khẳng định họ cung cấp máy bay theo yêu cầu của chính phủ Tonga, “nằm trong khuôn khổ hợp tác kinh tế và kỹ thuật song phương”, và rằng sự hỗ trợ này nhằm “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội”, nâng cao đời sống người dân tại Thái Bình Dương, chứ không nhằm tạo ra các liên minh chính trị hay quân sự.
Từ lâu New Zealand vẫn viện trợ cho chính phủ Tonga, khoảng 26 triệu USD/năm. Úc và Mỹ cũng đóng góp. Đổi lại, Tonga duy trì quan hệ chặt chẽ với các đồng minh phương Tây, cử binh sỹ tới cả Iraq và Afghanistan.
Nhưng trong khi Mỹ đã công khai về việc tái chú trọng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với chiến lược “xoay trục” sang khu vực này, Bắc Kinh dường như cũng có chính sách “xoay trục’ của riêng mình.
Những năm gần đây, họ tài trợ vốn, xây dựng bệnh viện, trường học, văn phòng và đường sá khắp các quốc đảo Fiji, Samoa, Vanuatu và các đảo Thái Bình Dương Khác. Thậm chí họ còn mở lớp dạy tiếng Trung và cấp học bổng cho hàng nghìn sinh viên, tiếp đón và đào tạo cho hàng trăm quan chức chính phủ các quốc gia này tại Bắc Kinh.
Mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc của Tonga bắt đầu năm 2006, khi Bắc Kinh đề xuất cho nước này vay với lãi suất thấp khó cưỡng: 2%/năm và được trả chậm.
Số liệu cho thấy Tonga đã vay 118 triệu USD từ Trung Quốc, tương đương 1/4 quy mô nền kinh tế từ ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc. Số tiền này được họ dùng để xây các tòa nhà văn phòng tại trung tâm, làm đường và thậm chí mở rộng cung điện của nhà vua. Thủ tướng Tonga khẳng định khoản vay quá hấp dẫn để có thể từ chối.
Nhưng không phải ai cũng hài lòng với điều khoản đi kèm: Các đội thợ Trung Quốc thực hiện phần lớn công việc, trong khi những người địa phương thất vọng.
Và giờ, khi thời hạn trả nợ đang tới Tonga đã cố gắng nhưng không thể xin xóa nợ. Thay vào đó, họ chỉ được phép lùi thời hạn trả tiền gốc tới năm 2018, khi lịch trả nợ còn kinh khủng hơn.
Ngân hàng thế giới khẳng định, việc hoàn trả số tiền này sẽ khiến “cân đối tiền mặt của chính phủ Tonga cạn kiệt”, khiến họ rơi vào cảnh có nguy cơ “tương đối” sẽ khó khăn trong việc trả nợ.
Thanh Tùng
Theo AP

Đồ Tàu đây các cụ này, em xin phép trích dẫn bài viết trên Dân trí nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc có thể trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn cho Ukraine

(Soha.vn) - Kiev có thể đặt mua các hệ thống vũ khí giá rẻ của Trung Quốc để đáp ứng yêu cầu tái trang bị nhanh chóng cho quân đội của mình.


Trang mạng military-informant đăng bài viết cho hay, trong điều kiện khó khăn về mặt tài chính cũng như yêu cầu về các loại khí tài mới và phụ tùng thay thế cho các loại thiết bị quân sự hiện tại, Kiev đang tìm kiếm một đối tác mới để mua các loại vũ khí hiện đại. Các sự kiện ở khu vực miền Đông cho thấy sự cấp thiết trong việc tái trang bị các lực lượng vũ trang Ukraine. Hiện tại, Ukraine không đủ sức tự chế tạo tất cả các loại vũ khí hiện đại đáp ứng yêu cầu tác chiến trong thế kỷ 21.
Điều này đặt ra yêu cầu mua sắm nhanh các loại vũ khí rẻ tiền nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu hiện đại. Đối tác chính có thể đáp ứng các yêu cầu đặt ra này có thể là Trung Quốc, do cả 2 bên vốn đã có hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Xe tăng MBT-2000 Trung Quốc sử dụng động cơ diesel của Ukraine​
Trung Quốc đã hợp tác với Ukraine trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng một thời gian dài. Bắc Kinh từng mua động cơ của Ukraine cho máy bay huấn luyện/chiến đấu và tàu chiến, động cơ và các hệ thống phòng thủ trên xe tăng, đồng thời các chuyên gia của Ukraine cũng được mời tham gia chế tạo máy bay vận tải quân sự mới của Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc cũng sử dụng động cơ của Ukraine​
Giờ đây, Trung Quốc có thể bắt đầu cung cấp các hệ thống vũ khí cho phía Ukraine. Hiện tại, Ukraine đang cần nâng cấp các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không. Kiev được cho là đang cân nhắc mua các máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc với động cơ của Tập đoàn Motor Sich (Ukraine). Quân đội Ukraine cũng đang tìm hiểu các hệ thống phòng không do Trung Quốc chế tạo nhằm thay thế cho các hệ thống S-300 và Buk vốn sẽ không thể hoạt động trong tương lai do thiếu các linh kiện thay thế từ Nga.

Động cơ của Ukraine còn được trang bị trên máy bay huấn luyện L-15 Trung Quốc​
Hướng hợp tác chính với Trung Quốc ở mảng hàng không, hệ thống phòng không, động cơ cho xe tải và xe hạng nặng, các thiết bị trinh sát, tình báo trên chiến trường và máy bay không người lái. Ở các mảng này, Trung Quốc có những sản phẩm có tính cạnh tranh khá cao. Một điều đáng chú ý là trái ngược với các quốc gia châu Âu, Trung Quốc sẵn sàng cung cấp các gói tín dụng lâu dài cho các hợp đồng mua vũ khí của họ. Các chương trình mua sắm theo kiểu hàng đổi hàng trước đây giữa Nga và Ukraine rất thích hợp với Trung Quốc, khi nước này vốn đang quan tâm đến việc cung cấp lương thực và ngũ cốc cũng như các nguồn lực khác từ Ukraine. Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã "lợi dụng" Ukraine để tránh các quyền sở hữu trí tuệ của Nga trong công nghệ hàng không và tên lửa.
Việc cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ là cơ hội tốt để Trung Quốc thâm nhập vào thị trường châu Âu và tiếp cận được với công nghệ quân sự phát triển của Ukraine. Nhiều chuyên gia cho rằng Kiev và Bắc Kinh có thể thiết lập ảnh hưởng ở khu vực Đông Âu nhưng những điều này còn phụ thuộc vào phản ứng của Nga.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Vậy là sắp tới chúng ta có thể thấy J-10/11/16 vs Su-27/30, MiG-29, Type 96G vs T-72B, Type 99 vs T-90A, Type 99A2 vs T-80U. Type 052C vs Sovernemy, Type 052D vs Slava, Type 039A vs Kilo...... HQ-9 khắc chế T-50 =))
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Điểm mặt 9 loại máy bay quân sự TQ đang thử nghiệm

Nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng không quân, Trung Quốc đồng loạt thử nghiệm 9 loại máy bay quân sự.
Theo Kanwa Defence Review có trụ sở ở Canada, một trong những loại máy bay trên là J-20, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Trung Quốc.

J-20, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Trung Quốc. Những hình ảnh được đăng tải trên một trang mạng quân sự của Trung Quốc cho thấy J-20 là mẫu tiêm kích đa năng được thiết kế cho cả nhiệm vụ chiến đấu trên không và tấn công mặt đất bởi nó dài hơn và lớn hơn các tiêm kích của Nga như Su-33 và Su-37. Trung Quốc hiện đang thử nghiệm hệ thống điện tử của J-20.
Bốn loại khác trong số 9 loại máy bay trên bao gồm J-10B, J-11B, J-16 và J-15. Đây là những tiêm kích thế hệ 4 được trang bị cho không quân và hải quân Trung Quốc.

J-10 là máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô hợp tác với Công nghiệp Hàng không Israel thiết kế chế tạo. J-10 là một máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ được hợp tác thiết kế cùng Công nghiệp Hàng không Israel và do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (Chengdu Aircraft Industry Corporation) sản xuất cung cấp cho Không quân Trung Quốc. Được thiết kế vừa là máy bay tiêm kích vừa là máy bay ném bom hạng nhẹ, J-10 sử dụng được cho các phi vụ ở mọi thời tiết, đêm và ngày. Trung Quốc dự tính có thể xuất khẩu loại máy bay này như một mẫu thay thế cho các nước sử dụng F-16, nhưng với giá chỉ bằng một nửa.

J-11B là một loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 của Không quân Trung Quốc. J-11 là một loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 của Không quân Trung Quốc dựa trên kiểu máy bay Sukhoi Su-27SK. Ban đầu là một dự án hợp tác giữa Sukhoi và Công ty Máy bay Shenyang (Thẩm Dương). Hiện nay J-11 được Trung Quốc tiếp tục cải tiến và đã được trang bị cho nhiều đơn vị không quân trực chiến.

J-16 là một loại máy bay cường kích mới do Shenyang Aircraft Corporation thiết kế chế tạo. J-16 là một loại máy bay cường kích mới do Shenyang Aircraft Corporation thiết kế chế tạo. Đây là loại máy bay tiêm/cường kích dựa trên cơ sở của J-11BS, nhưng với tầm bay xa hơn và có thiết bị điện tử hiện đại hơn. Hình ảnh máy bay J-16 được tung lên Internet hồi tháng 6/2012.
J-16 đã trải qua các chuyến bay thử nghiệm trong vòng 3 năm qua. Nhằm rút ngắn quy trình này, Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc đã quyết định cải biến các hệ thống vũ khí của máy bay J-16. Sau khi J-20 và J-31 bắt đầu đi vào hoạt động, nhiệm vụ cơ bản của J-16 sẽ là chi viện hỏa lực tầm gần từ trên không cho các lực lượng bộ binh.

J-15 dựa trên mẫu Su-33 của Liên Xô cũ và được trang bị radar, động cơ và vũ khí nội địa. J-15 là loại máy bay chiến đấu dùng trên các tàu sân bay và do Shenyang Aircraft Corporation phối hợp với Viện 601 thiết kế chế tạo cho Hải quân Trung Quốc.
J-15 dựa trên mẫu Su-33 của Liên Xô cũ và được trang bị radar, động cơ và vũ khí nội địa. Trung Quốc đã mua của Ukraina mẫu Su-33 chưa hoàn thiện (T-10K-3) năm 2001 và sau đó dựa trên mẫu này để phát triển J-15. J-15 sử dụng công nghệ và điện tử của chương trình J-11B.
Những máy bay ném bom chiến thuật như JH-7A và JH-7B hiện cũng đang được thử nghiệm.

JH-7A là một biến thể cải tiến của máy bay cường kích JH-7. JH-7A là một biến thể cải tiến của máy bay cường kích JH-7. JH-7A có khung sườn cứng vững hơn JH-7, cho phép loại máy bay này mang theo 9 tấn vũ khí. Nó có thể mang theo 4 tên lửa chống hạm YJ-82, trong khi JH-7 chỉ mang được có 2.

JH-7B được trang bị các thiết bị hoa tiêu hoàn toàn mới và có hình dạng của máy bay chiến đấu tàng hình. JH-7B là một biến thể được nâng cấp hơn nữa. Nó được trang bị các thiết bị hoa tiêu hoàn toàn mới và có hình dạng của một máy bay chiến đấu tàng hình. Loại máy bay này được lắp động cơ WS-9A mạnh hơn và được trang bị hệ thống vũ khí mới, trong đó có tên lửa YJ-12. JH-7B có khả năng tiếp dầu trên không và dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong năm 2015.
Máy bay vận tải tầm trung Y-20 và máy bay cảnh báo sớm KJ-500 là 2 máy bay quân sự cuối cùng đang được thử nghiệm ở Trung Quốc.

Y-20 là loại máy bay vận tải quân sự lớn do Xi'an Aircraft Industrial Corporation thiết kế chế tạo. The Y-20 là loại máy bay vân tải quân sự lớn do Xi'an Aircraft Industrial Corporation thiết kế chế tạo từ năm 2006. Mẫu máy bay thử nghiệm Y-20 đầu tiên được trang bị 4 động cơ D-30 và mẫu máy bay sản xuất sẽ được lắp động cơ WS-20, một phiên bản của động cơ WS-10 đang được lắp cho máy bay tiêm kích J-11B.

KJ-500 hiện đang được tập đoàn chế tạo máy bay Xi'an thử nghiệm tại sân bay Yanliang. KJ-500 hiện đang được tập đoàn chế tạo máy bay Xi'an thử nghiệm tại sân bay Yanliang. Không giống như "người tiền nhiệm" KJ-200, máy bay KJ-500 hiện được thiết kế dựa trên máy bay vận tải hàng hóa Y-9. Tên chính thức của loại máy bay cảnh báo sớm mới này chưa được Trung Quốc xác định.
 

PhamHongHa90

Xe hơi
Biển số
OF-327207
Ngày cấp bằng
15/7/14
Số km
111
Động cơ
286,210 Mã lực
thế là xong... tq viện trợ vũ khí cho ucrai, ucrai sẽ cho nó biết về công nghệ tên lửa, động cơ...vv... và những gì nó biết sẽ được dùng để chống lại chúng ta... trong khi chúng ta chẳng có ai làm bạn đủ tin cậy để có những điều tương tự!. nga bây giờ là lái súng thực dụng, mỹ còn tồn tại nghi ngờ và bất đồng thể chế, nhật, ấn không đủ sức để can dự nhiều... công nghệ trong nước yếu kém, tài chính nghèo nàn...!. hix...
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Lỡ nhận máy bay Trung Quốc tặng, hàng không Tonga méo mặt


(Dân trí) - Quốc đảo Tonga tại Thái Bình Dương đang rơi vào cảnh khốn khó khi khách du lịch dần quay lưng sau khi họ lỡ nhận một chiếc máy bay được Trung Quốc biếu không, vốn nổi tiếng hay xảy ra trục trặc và ít người dám đi.
>> Hai máy bay Trung Quốc sản xuất gặp nạn trong một ngày
>> Máy bay Trung Quốc hạ cánh khẩn vì bay mất nắp động cơ


Đã gần 10 giờ sáng nhưng tiệm cà phê tại sảnh sân bay nội địa của quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé này vẫn chưa bán nổi một tách cà phê. Molly Fatai, một nhân viên phục vụ cho biết lương của mình tại đây đã bị giảm 1/3 từ năm ngoái. Số lượng chuyến bay tới những hòn đảo ngoài khơi của nước này đã bị giảm một nửa, xuống còn từ 2-3 chuyến/ngày, ngoại trừ những ngày Chủ nhật, khi… không hề có chuyến bay nào.
Chiếc Xian MA-60 của hàng không Tonga

Những khách uống cà phê quen thuộc xưa kia nay vắng bóng, chủ yếu là người New Zealand, du khách thường gặp nhất tại những hòn đảo hẻo lánh, nghèo nhưng rất tươi đẹp này. Hãng hàng không New Zealand Airlines, vốn từng đưa nhiều du khách tới đây đã đóng cửa và ra đi, còn chính phủ New Zealand thì cảnh báo công dân nước mình không nên đi sử dụng hàng không nội địa của Tonga. “Nền kinh tế Tonga do đó đã chịu hậu quả ghê gớm”, Stuart Perry, tổng giám đốc của cơ quan du lịch Tonga xác nhận.
Điều gì đã khiến những người láng giềng lâu năm và giàu có của Tonga rời bỏ họ? Tất cả đều chỉ bởi một người bạn mới hơn, ở xa hơn nhưng lại giàu có hơn của Tonga là Trung Quốc, và chiếc máy bay mà nước này đem tặng.
Người dân của quốc gia siêu nhỏ với chỉ hơn 100.000 dân này đã phải chịu những hậu quả không mong muốn trong cuộc ganh đua giành ảnh hưởng toàn cầu.
Tại sân bay chính của Tonga, vốn do các nhà thầu Mỹ xây dựng từ Thế chiến II, các nhân viên bảo dưỡng đang làm việc cùng món quà tặng đầy rắc rối: một chiếc máy bay Xian MA-60 hai động cơ cánh quạt.
Bên ngoài hàng rào sân bay, Sau Tongi, một cư dân địa phương bế cậu con nhỏ lên và nói: “Tôi không biết họ đang sửa cái gì. Đó là một chiếc máy bay mới. Tôi không nghĩ mình sẽ lên máy bay đó. Tốt hơn là phải giữ an toàn cho bản thân”.
Khi Tonga nhận bàn giao chiếc máy bay, ước tính có giá khoảng 20 triệu USD kèm phụ tùng và chi phí đào tạo, công ty hàng không Air Chathams của New Zealand đã quyết định rời hòn đảo này sau 5 năm hiện diện, thay vì đối mặt với một cuộc cạnh tranh bị cho là được bảo hộ. Do đó, hiện Real Tonga, công ty vận hành chiếc MA-60, trở thành hãng bay nội địa duy nhất.
Chính phủ New Zealand tiếp đó đã đăng cảnh báo đi lại lên trên website, thông báo tới người dân việc mẫu máy bay MA-60 đã liên quan tới nhiều vụ tai nạn gần đây ở các nước khác, và không được cấp giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan có uy tín. Nước này cũng dừng khoản hỗ trợ du lịch 5 triệu USD.
“Chúng ta không thể ngồi đó và nói rằng ‘nó vẫn ổn’”, thủ tướng New Zealand John Key nói về việc cấp giấy chứng nhận chất lượng cho máy bay.
Xian MA-60 "nổi tiếng" vì liên quan đến nhiều vụ tai nạn
Bộ ngoại giao Trung Quốc trong thư phản hồi câu hỏi của hãng tin AP, khẳng định họ cung cấp máy bay theo yêu cầu của chính phủ Tonga, “nằm trong khuôn khổ hợp tác kinh tế và kỹ thuật song phương”, và rằng sự hỗ trợ này nhằm “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội”, nâng cao đời sống người dân tại Thái Bình Dương, chứ không nhằm tạo ra các liên minh chính trị hay quân sự.
Từ lâu New Zealand vẫn viện trợ cho chính phủ Tonga, khoảng 26 triệu USD/năm. Úc và Mỹ cũng đóng góp. Đổi lại, Tonga duy trì quan hệ chặt chẽ với các đồng minh phương Tây, cử binh sỹ tới cả Iraq và Afghanistan.
Nhưng trong khi Mỹ đã công khai về việc tái chú trọng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với chiến lược “xoay trục” sang khu vực này, Bắc Kinh dường như cũng có chính sách “xoay trục’ của riêng mình.
Những năm gần đây, họ tài trợ vốn, xây dựng bệnh viện, trường học, văn phòng và đường sá khắp các quốc đảo Fiji, Samoa, Vanuatu và các đảo Thái Bình Dương Khác. Thậm chí họ còn mở lớp dạy tiếng Trung và cấp học bổng cho hàng nghìn sinh viên, tiếp đón và đào tạo cho hàng trăm quan chức chính phủ các quốc gia này tại Bắc Kinh.
Mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc của Tonga bắt đầu năm 2006, khi Bắc Kinh đề xuất cho nước này vay với lãi suất thấp khó cưỡng: 2%/năm và được trả chậm.
Số liệu cho thấy Tonga đã vay 118 triệu USD từ Trung Quốc, tương đương 1/4 quy mô nền kinh tế từ ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc. Số tiền này được họ dùng để xây các tòa nhà văn phòng tại trung tâm, làm đường và thậm chí mở rộng cung điện của nhà vua. Thủ tướng Tonga khẳng định khoản vay quá hấp dẫn để có thể từ chối.
Nhưng không phải ai cũng hài lòng với điều khoản đi kèm: Các đội thợ Trung Quốc thực hiện phần lớn công việc, trong khi những người địa phương thất vọng.
Và giờ, khi thời hạn trả nợ đang tới Tonga đã cố gắng nhưng không thể xin xóa nợ. Thay vào đó, họ chỉ được phép lùi thời hạn trả tiền gốc tới năm 2018, khi lịch trả nợ còn kinh khủng hơn.
Ngân hàng thế giới khẳng định, việc hoàn trả số tiền này sẽ khiến “cân đối tiền mặt của chính phủ Tonga cạn kiệt”, khiến họ rơi vào cảnh có nguy cơ “tương đối” sẽ khó khăn trong việc trả nợ.
Thanh Tùng
Theo AP

Đồ Tàu đây các cụ này, em xin phép trích dẫn bài viết trên Dân trí nhé!
Thằng New Zealand chơi quá bẩn. MD-60 có Laos Aviation dùng gần chục năm nay chưa sao, mới đây rơi thì lại là ATR72 của Pháp.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tàu ngầm Amur 1650 của Trung Quốc mạnh hơn Kilo ở điểm nào?

Một quan chức quốc phòng Nga đã lần đầu tiên công khai thừa nhận, Nga và Trung Quốc đang đàm phán hợp đồng mua sắm 4 chiếc tàu ngầm AIP lớp Amur 1650.

Nga xác nhận thông tin bán Amur 1650 cho Trung Quốc
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc vừa cho biết, Giám đốc điều hành Công ty xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga (Rosoboronexport) Isaikin đã xác nhận thông tin, Nga và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán về việc cung cấp các tàu ngầm diesel-điện Amur 1650 cho Bắc Kinh.
Hiện hai bên đang thảo luận về tính năng kỹ thuật của loại tàu ngầm là phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm đề án 677 lớp Lada này.
“Do còn rất nhiều việc phải làm, nên thời gian ký kết hợp đồng bán loại tàu ngầm AIP siêu hiện đại cho Trung Quốc vẫn chưa được quyết định”, ông Isaikin cho hay.
Trước đây, Trung Quốc đã từng mua một lô tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga. Tuy nhiên loại tàu ngầm Amur 1650 thế hệ mới này có tính năng tàng hình tốt và chạy êm hơn.
Ngoài ra, hệ thống ngư lôi và tên lửa trang bị trên tàu ngầm Amur 1650 có thể tấn công các mục tiêu trên mặt nước, trên không và trên mặt đất.
Hai năm gần đây, báo chí Nga đã nhiều lần đưa tin về việc Trung Quốc nhiều lần dạm hỏi mua tàu ngầm “Amur 1650”.
Theo đó, Bắc Kinh có kế hoạch sắm tới 4 chiếc tàu ngầm loại này, đồng thời mong muốn 2 chiếc được chế tạo tại Nga, 2 chiếc còn lại sẽ được đóng mới tại Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Isaikin hoàn toàn không tiết lộ thêm các chi tiết khác của hợp đồng mua sắm này. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên một quan chức quốc phòng Nga xác nhận hai nước thực sự đang tiến hành thảo luận giao dịch về loại tàu ngầm này.
BÀI LIÊN QUAN


Một số nhà phân tích quân sự Nga cho rằng, việc liên tiếp phải chịu các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây khiến mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và EU ngày càng xấu đi, đây có thể chính là nguyên nhân thúc đẩy các giao dịch vũ khí giữa Nga và Trung Quốc trong tương lai trở nên sôi động hơn.
Trước đây, khi bán một số vũ khi trang bị hiện đại cho Bắc Kinh, Moscow luôn do dự và không vội đưa ra quyết định, tuy nhiên trong bối cảnh càng ngày càng bị Mỹ và EU cấm vận ngặt nghèo hơn, khiến Nga phải tìm đến các tác châu Á và châu Mỹ, làm cho hai bên dễ tìm được tiếng nói chung hơn.

Được biết, hiện nay Nga cũng rất tích cực trong việc chào hàng các loại trang bị vũ khí ra thị trường quốc tế, điển hình là cuộc thi xe tăng quốc tế 2014 (World Tank Biathlon 2014) diễn ra từ ngày 4-16/8 tại bãi tập Alabino ngoại ô Moscow, với sự góp mặt của Quân đội Trung Quốc (PLA).

Một trong những mục đích của cuộc thi xe tăng quốc tế lần này chính là Moscow muốn quảng bá tới thị trường quốc tế các loại xe tăng cũng như các trang bị vũ khí lục quân khác của Nga, đặc biệt là phiên bản mới nhất dòng tăng T-72 là T-72B3M có tính năng không kém gì dòng xe tăng T-90.
Ưu điểm của tàu ngầm Lada so với tàu ngầm Kilo
Tàu ngầm AIP lớp Amur là phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm đề án 677 lớp Lada. Đây là lớp tàu ngầm thông thường thế hệ mới nhất của Nga và cũng là phiên bản cải tiến mạnh hơn rất nhiều của tàu ngầm đề án 636 lớp Kilo mà Việt Nam hiện đang sở hữu. Tàu ngầm Lada có những ưu điểm chính sau;
Thứ nhất, tàu ngầm lớp Lada được thiết kế theo kiểu Modul hóa và Serie hóa, có thể căn cứ vào yêu cầu mà lắp ráp thành tàu ngầm với các tải trọng khác nhau như 550 tấn, 750 tấn, 950 tấn, 1.450 tấn, 1.650 tấn và 1.850 tấn.
Trong đó, loại từ 1.650 tấn trở lên có thể lắp thêm khoang chứa tên lửa phóng theo chiều thẳng đứng và hệ thống động lực không phụ thuộc vào không khí (AIP).
Nhưng nói chung tất cả các loại tàu ngầm lớp Lada có kết cấu về cơ bản là giống nhau, nguyên lý thao tác cũng tương tự, cho nên, rất thuận tiện trong hiệp đồng tác chiến.
Thứ hai, tàu ngầm lớp Lada áp dụng công nghệ vỏ một lớp, giúp giảm lượng giãn nước so với loại tàu ngầm cùng kích thước. Đây là nhân tố hết sức quan trọng, vì nó giúp tàu ngầm trở nên nhỏ hơn, linh hoạt hơn, đặc biệt là trong tác chiến ở vùng biển nông hoặc tác chiến gần bờ biển.

Thứ ba, việc trang bị hệ thống AIP giúp tàu ngầm lớp Lada giảm tiếng ồn, nâng cao khả năng hoạt động liên tục dưới mặt nước, từ đó tăng cường hiệu quả tác chiến.
Như vậy, nếu xét về khả năng tàng hình trước các thiết bị cảm âm, tàu ngầm lớp Lada thậm chí còn vượt trên cả tàu ngầm lớp Kilo vốn đã nổi tiếng với biệt danh “hố đen của đại dương”.
Thứ tư, tàu ngầm lớp Lada được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại, tự động hóa, thông tin dữ liệu được trao đổi và chia sẻ trong toàn bộ con tàu. Việc này không chỉ giúp rút ngắn thời gian ra mệnh lệnh, mà còn giảm thiểu nhân lực.
Ví dụ, tàu ngầm lớp Lada với lượng giãn nước 1.650 tấn chỉ cần 35 người, bằng một nửa so với các loại tàu ngầm thông thường có lượng giãn nước tương đương.
Thứ năm, tàu ngầm lớp Lada được trang bị hệ thống ống phóng theo chiều thẳng đứng khiến cho việc điều khiển vũ khí được đa dạng hóa và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, hệ thống này còn có thể được sử dụng để phóng người nhái hoặc trang bị để thực phục vụ hành động tác chiến đặc biệt.
Thứ sáu, tàu ngầm lớp Lada được trang bị cảm biến thủy âm loại mảng kéo ở phía đuôi (towed array sonar) rất hiện đại, giúp xóa bỏ vùng mù đối với thiết bị cảm biến thủy âm, tăng khả năng cũng như cự li phát hiện kẻ địch.
Thiết bị này rất đắt, không được lắp đặt ở tàu ngầm lớp Kilo, thường chỉ được lắp trên tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu chống ngầm cỡ lớn.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc chuẩn bị đưa tên lửa đạn đạo JL-2, tầm bắn 8.000km vào sử dụng

Chủ nhật 17/08/2014 15:35
ANTĐ - Trung Quốc sẽ đưa tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ thứ 2, có tên JL-2 vào sử dụng trong tương lai gần.
Trong thời gian gần đây, tàu ngầm hạt nhân Type 094 của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được nhìn thấy có mang theo loại tên lửa JL-2 có tầm bắn 8.000 km trong các cuộc tuần tra trên biển. Theo Want China Times, quân đội Trung Quốc đã chấm dứt việc nghiên cứu, phát triển và bắn thử loại tên lửa này từ cuối năm 2012 và đang chuẩn bị đưa nó vào sử dụng chính thức.

Hình ảnh của tên lửa JL-2 được phóng đi từ tàu ngầm trong một bài kiểm tra


Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV gần đây cũng đã trình chiếu một đoạn phim tài liệu về quá trình phát triển của JL-2 với nhiều video ghi lại các bài phóng thử tên lửa.

Quân đội Trung Quốc hiện đang có 3 chiếc tàu ngầm loại Type 094, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo JL-2. Hiện chiếc thứ 4 vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và đến năm 2020, PLA có thể sở hữu tổng cộng 5 tàu Type 094.

Sau khi đưa tên lửa JL-2 vào sử dụng, Trung Quốc cũng có thể sẽ bắt tay ngay vào phát triển một thế hệ tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm tiếp theo, có tầm bắn 12.000 km, để đủ khả năng vươn tới Bắc Mỹ khi được phóng từ biển Hoa Đông, tờ Want Daily cho biết.

Hiện tại, tên lửa đạn đạo Trident mà hải quân Mỹ phóng từ tàu ngầm vào tháng 6 đang có tầm bắn lớn nhất 11.000 km và có thể mang theo cùng lúc 11 đầu đạn.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tàu ngầm Amur 1650 của Trung Quốc mạnh hơn Kilo ở điểm nào?

Một quan chức quốc phòng Nga đã lần đầu tiên công khai thừa nhận, Nga và Trung Quốc đang đàm phán hợp đồng mua sắm 4 chiếc tàu ngầm AIP lớp Amur 1650.

Nga xác nhận thông tin bán Amur 1650 cho Trung Quốc
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc vừa cho biết, Giám đốc điều hành Công ty xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga
Cái này là tin vịt của tờ báo bồn cầu thôi, Nga ngú dừng dự án tàu lớp Lada roài mờ.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Cái này là tin vịt của tờ báo bồn cầu thôi, Nga ngú dừng dự án tàu lớp Lada roài mờ.
Những tin về mua sắm trang bị của Khựa, từ trước tới giờ cái bồn cầu chưa nói sai cái gì đâu. Nga là lái súng, ai hỏi nó bán miễn ko phải đồ gia bảo ;)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Lada # Amur. Lada là bản thử 1 chiếc, Amur đang đóng 11 chiếc
Tàu ngầm AIP lớp Amur là phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm đề án 677 lớp Lada cụ ợ, cơ mà cái phiên bản gốc dùng cho nội địa chưa hoàn thành thì sao nói đến xuất khẩu ? Mờ cụ có cái link nào nói đang đóng 11 chiếc không, em cũng chỉ nghe nói là dự kiến sẽ đóng 11 chiếc thoai.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top