[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

Biển số
OF-328977
Ngày cấp bằng
28/7/14
Số km
68
Động cơ
284,480 Mã lực
thằng trung quả có định oắn mình nữa không ta????? bác nào có miếng đất ở Lào bán cho e với :-$
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Quân đội Trung Quốc thề trung thành với Tập Cận Bình
Quote:
Quân đội Trung Quốc vừa tái khẳng định sự trung thành với chủ tịch nước này, sau thông báo về việc điều tra cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang.


Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hôm 30/7 thị sát quân đội ở tỉnh Phúc Kiến. Ảnh: Xinhua​

Quân đội phải "kiên quyết tuân theo quyết tâm vững chắc đằng sau việc triệt phá nạn tham nhũng... và chiến đấu vì chiến dịch chống tham nhũng cho đến phút chót", báo PLA Daily viết hôm nay, vào ngày kỷ niệm thành lập quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Tờ báo của quân đội cho biết thêm quân đội cam kết "chống lại cám dỗ của quyền lực, tiền bạc và dục vọng".

Truyền thông quốc gia Trung Quốc hôm qua cũng đưa tin ông Tập, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, thị sát quân đội ở tỉnh Phúc Kiến vào ngày 30/7. Tại đây, ông Tập nhấn mạnh việc quân đội cần trung thành, kiên định với sự lãnh đạo tuyệt đối của **** Cộng sản. Ông cũng cho rằng tham nhũng trong quân đội cần được bài trừ.

Chuyến thị sát diễn ra một ngày sau khi **** Cộng sản Trung Quốc thông báo về việc điều tra cựu bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang. Tại Bắc Kinh, ông Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua cho biết quân đội "thể hiện sự ủng hộ vững chắc" đối với quyết định điều tra ông Chu, một cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc phát thông cáo trên mạng, cho rằng việc điều tra ông Chu thể hiện quyết tâm của ông Tập trong việc gìn giữ pháp quyền. Ông Chu là người từng có nhiều năm lãnh đạo trong ngành dầu mỏ.

South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia phân tích cho hay động thái với ông Chu, và trước đó là quyết định điều tra ông Từ Tài Hậu, cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, là dấu hiệu cho thấy ông Tập đã củng cố sự ủng hộ trong **** và quân đội.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
thằng trung quả có định oắn mình nữa không ta????? bác nào có miếng đất ở Lào bán cho e với :-$
em có người quen bán đất ở gần sân vận động Tổ Cò đấy
bác sang hẳn đấy cho an toàn, và nước Việt Nam sẽ KHÔNG BAO GIỜ MONG và KHÔNG BAO GIỜ CẦN bác trở về đâu
 
Biển số
OF-328977
Ngày cấp bằng
28/7/14
Số km
68
Động cơ
284,480 Mã lực
:-ss :-ss :-ss :-ss :-ss :-ss :-ss :-ss :-ss :-ss :-ssX_X
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Biển số
OF-328977
Ngày cấp bằng
28/7/14
Số km
68
Động cơ
284,480 Mã lực
Để e tiên phong wa âm me ri cờ vận động thằng ô bà má nó tiếp tế vũ khí vô điều kiện cho mình nha. Bạn cũ của e ý mà :)
 

okiter

Xe máy
Biển số
OF-311446
Ngày cấp bằng
12/3/14
Số km
78
Động cơ
298,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
noithatnhabep.vn
Nhìn ảnh bố trí trận địa pháo của TQ và của mình em có cảm giác là bên TQ thiên về tấn công còn ta là nghiêng về phòng thủ
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
So sánh tiềm lực quân sự Nhật - Trung

Nhật Bản đang nghiêm túc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với các nước láng giềng – là tiêu đề chính của bài bình luận trên VOR. Và đối thủ chính của Nhật sẽ là Trung Quốc. Vậy so sánh tiềm lực quân sự giữa hai quốc gia đến đâu?

Ngày 30/5, Hội đồng quốc phòng của **** Dân chủ Tự do đã phê duyệt dự án cải cách quy mô lớn các lực lượng vũ trang. Dự án cung cấp khả năng tấn công vào các căn cứ quân sự của đối phương, thiết lập lực lượng thủy quân lục chiến cũng như nâng cao hiệu quả phòng thủ tên lửa.
**** Dân Chủ Tự do cầm quyền Nhật Bản đề xuất trang bị cho quân đội Nhật Bản các loại tên lửa hành trình để tấn công những căn cứ quân sự của đối phương. Theo dự thảo văn bản này, ở đây trước hết nói về những bãi thử nghiệm tên lửa và hạt nhân ở Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông Valery Kistanov cho rằng loại vũ khí tấn công này, nhân thể nói thêm là bị Hiến pháp Nhật Bản cấm đoán, có thể được triển khai theo bất cứ hướng nào:
“Vâng, tất nhiên, trước hết ở đây đang nói về Bắc Triều Tiên, và kế đó, dĩ nhiên là về Trung Quốc. Hệ thống phòng thủ tên lửa cũng được tăng cường xây dựng, trước hết là do việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh tên lửa hạt nhân. Như thường nói, tuy bảo là Bắc Triều Tiên, nhưng thực ra là hàm nghĩa Trung Quốc”.
Gói cải cách các lực lượng vũ trang của Nhật Bản có điều mục đề cập trực tiếp đến quan hệ của Nhật với Trung Quốc. **** LDP Nhật Bản khuyến nghị thành lập các đơn vị thủy quân lục chiến. Những đơn vị này được dự kiến sử dụng trong trường hợp diễn ra một kịch bản quân sự cho giải pháp cuộc xung đột với Trung Quốc do những tranh chấp xung quanh các đảo trong khu vực Biển Hoa Đông. Để bảo vệ những vùng lãnh thổ mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền, các đơn vị thủy quân lục chiến sẽ được chuyển giao các thiết bị vận tải đổ bộ và máy bay vận tải Mỹ "Osprey".
Để đánh giá kết cục của một cuộc xung đột có thể xảy ra, cần so sánh tiềm lực quân đội Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, cần loại bỏ ngay không xem xét lục quân, bởi lẽ lục quân chẳng có chỗ để giao chiến ở quần đảo tranh chấp, còn việc đổ bộ các đơn vị lục quân của Nhật lên đất Trung Quốc hay của Trung Quốc lên đất Nhật hoàn toàn bị loại trừ bởi vì khả năng đổ bộ không thể bảo đảm được. Vì thế mà chỉ nên so sánh sức mạnh không quân và hải quân của hai bên đối địch.
Hải quân Nhật Bản và hải quân Trung Quốc xét về sức mạnh tổng hợp hiện đứng thứ hai và thứ ba thế giới, chỉ thua Hải quân Mỹ (về số lượng tàu ngầm hạt nhân thì thua cả Hải quân Nga, nhưng xét chung, hạm đội hai nước này mạnh hơn Hải quân Nga).

Không quân Nhật hiện có 202 máy bay tiêm kích F-15J và DJ (157 và 45), 67 F-4EJ, 93 F-2А và В (62 và 31), 13 máy bay trinh sát RF-4EJ, tức là 375 máy bay chiến đấu.

F15-J
Các máy bay Phantom lạc hậu (F-4EJ và RF-4EJ) đang bị loại bỏ dần, ngoài ra, Không quân Nhật chắc cũng sẽ loại bỏ 12 máy bay F-2В do những hư hỏng trong vụ sóng thần năm ngoái. Bởi vậy, tổng số tiêm kích Nhật sẽ giảm đi.

V-22 Osprey
Trong tương lai, Nhật dự định mua 42 tiêm kích thế hệ 5 F-35 của Mỹ, nhưng hiện chưa rõ bao giờ việc này diễn ra.
Trong biên chế Hải quân Nhật Bản hiện có 17 tàu ngầm (4 chiếc lớp Sōryū, 11 chiếc lớp Oyashio, 2 chiếc lớp Harushio), 4 tàu khu trục chở trực thăng (2 chiếc lớp Hyūga và 2 chiếc lớp Shirane), 38 tàu khu trục (4 chiếc lớp Kongō, 2 chiếc lớp Atago, 5 chiếc lớp Takanami, 9 chiếc lớp Musarame, 6 chiếc lớp Asagiri, 10 chiếc lớp Hatsuyuki, 2 chiếc lớp Hatakaze), 6 frigate (lớp Abukuma), 6 tàu tên lửa nhỏ (lớp Hayabusa), 3 tàu đổ bộ xe tăng (lớp Ōsumi), đến 30 tàu quét lôi (các lớp khác nhau). Ngoài ra, Hải quân Nhật đang sử dụng vào mục đích huấn luyện 3 tàu ngầm lớp Harushio, 2 tàu khu trục lớp Asagiri và 2 tàu khu trục lớp Hatsuyuki.

Tàu khu trục Chokai lop Kongo
Hiện đại nhất trong số tàu trên là các tàu ngầm Sōryū (tổng cộng sẽ có 7 chiếc) và Oyashio, các tàu khu trục (thực ra là tàu sân bay hạng nhẹ) Hyūga, Kongō và Atago (thực chất là tàu tuần dương tên lửa trang bị hệ thống Aegis), Takanami và Murasame.

Tàu đổ bộ sân bay lớn Hyyga
Quân đội Trung Quốc có máy bay chiến đấu trong cả không quân Trung Quốc và không quân hải quân (số lượngchỉ thua kém không quân hải quân Mỹ).

JF17
Đó là khoảng 140 máy bay ném bom tầm trung Н-6 và Н-6М, 150-200 máy bay ném bom chiến thuật JH-7, 150-550 cường kích Q-5, không dưới 100 tiêm kích Su-30 và J-16, 200-350 Su-27 và J-11 các đời khác nhau, 200-250 J-10, gần 200 J-8 và 700-800 J-7.

Máy bay ném bom H-6
Sự khác biệt đáng kể trong những con số không chỉ bởi sự đóng kín thông tin của Trung Quốc mà còn bởi họ đang dần loại bỏ các máy bay Q-5, J-7 và J-8 thuộc những biến thể đầu, đồng thời sản xuất JH-7, J-16 (sao chép trái phép Su-30), J-11B (sao chép trái phép Su-27), J-10 và Q-5 các biến thể sau.
Không có gì ngạc nhiên về chuyện số lượng máy bay cực kỳ không ổn định, nhưng rõ ràng là việc sản xuất các máy bay mới hoàn toàn bù đắp được việc loại bỏ các máy bay cũ.

J10
Nhìn chung, quân đội Trung Quốc có ưu thế ít nhất gấp 5 lần về số lượng máy bay chiến đấu so với Không quân Nhật Bản, xét về tất cả các thành phần riêng lẻ (máy bay tiến công, tiêm kích hạng nặng, tiêm kích hạng nhẹ), ưu thế cũng ở phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, xét về mặt chất lượng, tiêm các kích hạng nặng hiện đại họ Su-27/Su-30/J-11/J-16 cũng không hề thua kém F-15, tiêm kích hạng nhẹ J-10 của Trung Quốc không thua kém F-2 của Nhật.
Trung Quốc còn có thêm ưu thế là hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn tên lửa đường đạn tầm trung và chiến dịch-chiến thuật các loại, mà nay còn thêm cả các tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, máy bay và mặt đất. Bằng các tên lửa này, Trung Quốc có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu tĩnh trên lãnh thổ Nhật, mà trước hết là các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Nhật Bản thì không hề có tên lửa đường đạn lẫn tên lửa hành trình.
Các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Trung Quốc đương nhiên sẽ không được huy động tham chiến chống Nhật Bản, nhưng ngay cả không tính các tàu ngầm này, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc vẫn là đông đảo nhất thế giới.
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc gồm có 8 tàu ngầm hạt nhân tiến công (4 tàu lớp 091 và 4 tàu lớp 093) và không dưới 60 tàu ngầm thông thường (đến 10 chiếc lớp 041А, 8 chiếc lớp Projekt 636EM, 2 chiếc lớp Projekt 636 và 2 lớp Projekt 877, 13 chiếc lớp 039G, 5 chiếc lớp 035G, 13 chiếc lớp 035, đến 8 chiếc lớp 033). Tất cả các tàu ngầm hạt nhân tiến công và tàu ngầm thông thường thuộc các lớp 041А, Projekt 636EM và 039G đều mang tên lửa chống hạm. Các tàu ngầm cũ thuộc các lớp 033 và 035 đang bị loại bỏ, để thay cho chúng, Trung Quốc đang đóng là các tàu ngầm lớp 041А, bắt đầu đóng tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp 095 và tàu ngầm lớp 043.

Tàu đổ bộ tỉnh Cương Sơn, Trung Quốc
Chiếc tàu sân bay Varyag của Liên Xô trước đây, sau đó có tên không chính thức của Trung Quốc là Thi Lang và nay được đặt tên chính thức là Liêu Ninh thu hút nhiều sự chú ý của các chuyên gia nước ngoài. Nhưng do đặc thù thiết kế và không có máy bay trên hạm, tàu sân bay này sẽ mãi mãi chỉ là tàu huấn luyện-thực nghiệm, chứ không phải là một tàu chiến đấu thực sự. Các tàu sân bay nội địa thực sự của Trung Quốc sẽ ra đời ít ra là sau 10 năm nữa.
Hải quân Trung Quốc hiện có 27 tàu khu trục: 2 chiếc lớp Projekt 956, 2 chiếc lớp Projekt 956EM, 5 chiếc lớp 052С, 2 chiếc lớp 052В, 2 chiếc lớp 052, 2 chiếc lớp 051С, 1 chiếc lớp 051В, 2 chiếc lớp 051 Lữ Đại III, 1 chiếc lớp 051 Lữ Đại II và 8 chiếc lớp 051 Lữ Đại I. Tất cả các tàu Lữ Đại đang dần bị loại bỏ, đang được đóng để thay thế cho chúng là các tàu khu trục lớp 052С. Các tàu kể từ chiếc thứ ba của lớp 052C có thể được coi là thiết kế mới (một số nguồn gọi là lớp 052D). Hải quân Trung Quốc sẽ có ít nhất 10 chiếc 052D.

Type 022
Hạm đội Trung Quốc hiện có 48 frigate: 11 chiếc lớp 054А, 2 chiếc lớp 054 và 35 chiếc lớp 053 thuộc 6 biến thể khác nhau (10 chiếc 053Н3, 4 chiếc 053Н2G, 6 chiếc 053Н1G, 3 chiếc 053Н2, 6 chiếc 053Н1, 6 chiếc 053Н). Ngoài ra, còn có 2 frigate cũ 053Н, nhưng đã được chuyển cho lực lượng bảo vệ bờ biển, 1 frigate tương tự được cải hoán thành tàu hỗ trợ đổ bộ (trang bị hệ thống rocket phóng loạt), còn 1 frigate khác (053НТ-Н) được sử dụng làm tàu huấn luyện.
Các frigate lớp 053 thuộc các biến thể đầu đang dần dần bị rút khỏi biên chế hải quân Trung Quốc, thay vào đó họ đóng các tàu lớp 054А (hiện có không dưới 5 tàu đang nằm ở các xưởng đóng tàu, chắc chắn sau khi hạ thủy các tàu này thì các tàu mới sẽ được khởi đóng).

TSB Liêu Ninh
Hạm đội “tàu muỗi” (tàu nhỏ, xuồng chiến đấu): Trung Quốc có 119 tàu tên lửa nhỏ (83 tốc hạm hai thân lớp 022, 6 tàu tên lửa nhỏ lớp 037-II và 30 tàu tên lửa nhỏ lớp 037-IG) và đến 250 tàu tuần tra nhỏ. Trung Quốc đã bắt đầu đóng các tàu corvette tên lửa lớp 056 với số lượng sẽ không dưới 16 chiếc.
Các lực lượng đổ bộ của hải quân Trung Quốc: Khá lớn, gồm 3 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071, 30 tàu đổ bộ cỡ lớn và đến 60 tàu đổ bộ cỡ vừa. Tuy nhiên, để tổ chức được cuộc đổ bộ quân thực sự lên lãnh thổ Nhật Bản thì đó hoàn toàn chưa đủ, còn ở quần đảo tranh chấp thì thực chất không thể đổ bộ lên đâu được, bởi vậy lực lượng đổ bộ chẳng để làm gì cả.
Cũng cần nhắc đến không dưới 100 tàu quét lôi.
Thay đổi trong tương lai
Như vậy, hải quân Trung Quốc có ưu thế số lượng đáng kể đối với Hải quân Nhật, nhất là về lực lượng tàu ngầm và lực lượng nhẹ. Tuy nhiên, ưu thế chất lượng lại ở bên phía người Nhật. Điểm yếu nhất của các tàu chiến Trung Quốc là phòng không, ngoại lệ chỉ có các tàu khu trục thuộc các lớp 051С và 052С/D, nhưng ngay cả các tàu này cũng thua kém các tàu khu trục Nhật trang bị hệ thống Aegis. Hơn nữa, Nhật Bản có truyền thống hải quân đáng nể hơn nhiều, điều có ý nghĩa không kém phần quan trọng trong chiến tranh.
Cũng cần lưu ý rằng, Trung Quốc cũng sẽ khó mà hiện thực hóa đầy đủ ưu thế trên không, bởi lẽ chiến trường biển tiềm năng nằm khá xa bờ biển của cả hai nước. Điều đó hạn chế vai trò của không quân và đặt hải quân vào vị trí hàng đầu, mà ở đây thì ưu thế của hải quân Trung Quốc hoàn toàn không rõ ràng.
Trong trường hợp nổ ra cuộc chiến tranh không-biển quy mô lớn, cả hai phía sẽ gánh chịu tổn thất lớn về tàu và máy bay, có nghĩa là về những loại vũ khí trang bị tinh vi và đắt tiền nhất. Điều đó tự thân nó làm cho việc đối kháng vũ trang trở nên bất lợi đối với cả Bắc Kinh và Tokyo, tổn thất kinh tế từ những tổn thất quân sự thuần túy (bao gồm cả tiêu hao nhiên liệu và đạn dược) có thể cao hơn cả lợi ích từ việc chiếm giữ quần đảo Senkaku. Tổn thất do hoạt động thương mại bị phá vỡ sẽ cực lớn.
Đối với Trung Quốc, tổn thất một bộ phận lớn và ưu tú nhất của không quân và hải quân mà họ đã bỏ hàng trăm tỷ đô la để phát triển trong thập kỷ rưỡi qua sẽ là một đòn cực kỳ đau đớn. Hơn nữa, vì thế mà Trung Quốc sẽ mất hoàn toàn khả năng gây áp lực bằng sức mạnh đối với Đài Loan và hòn đảo này sẽ có thể tuyên bố độc lập mà hầu như không bị trừng phạt.
Một cách riêng rẽ, cần nói về lập trường của Washington, bởi vì từ lâu đã tồn tại hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Chỉ cần có 1-2 cụm tàu sân bay của Hải quân Mỹ sẽ là đủ để quyết định dứt khoát kết cục cuộc chiến có lợi cho Nhật Bản, thậm chí nếu như Mỹ không chịu tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc mà chỉ hạn chế ở các hành động chống không quân và hải quân Trung Quốc ở vùng biển quốc tế và trên không.
Như vậy, cả đối với Nhật Bản, và ở mức độ lớn hơn là cả với Trung Quốc, cuộc chiến tranh giành quần đảo Senkaku lúc này hoàn toàn bất lợi. Về thực chất, nó sẽ là thất bại nặng nề đối với cả hai bên, bất kể tương quan tổn thất cục thể ra sao.
Vì thế, cả Tokyo và Bắc Kinh sẽ làm mọi cách để tránh đụng độ vũ trang mà chỉ hạn chế ở việc gây áp lực về tâm lý (kiểu như biểu tình, cướp phá cửa hàng hay phái hàng ngàn tàu cá đến quần đảo tranh chấp) và có thể cả áp lực về kinh tế đối với nhau. Chiến tranh sẽ chỉ bùng nổ do tình hình leo thang không thể kiểm soát vì một sự cố bất ngờ nào đó, điều rất khó có khả năng xảy ra.
Tuy nhiên, trong tương lai, tình hình có thể thay đổi bởi vì cán cân sức mạnh trên không, cũng như trên biển đang thay đổi nhanh chóng theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Nhịp độ sản xuất máy bay và tàu chiến mới ở Trung Quốc cao hơn không chỉ mấy lần mà là hàng chục lần so với Nhật Bản, hơn nữa là mỗi năm một tăng lên. Thậm chí, ngay cả Mỹ cũng không có khả năng cùng lúc đóng hơn 10 tàu chiến nổi cỡ lớn như đang diễn ra ở Trung Quốc hiện nay.
Chính vì thế mà vào cuối thập niên này, tình thế có thể là Trung Quốc sẽ có khả năng thực sự đánh thắng cuộc chiến tranh không-biển với Nhật Bản, đồng thời vô hiệu hóa Hạm đội 7 của Mỹ.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Tương quan lực lượng Trung-Nhật thì Trung trội về số còn Nhật hơn về chất. Nếu oánh nhau thì VN có đủ khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu, trang phục, thuốc mem..... cho cả 2 bên được!:D
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Quân chủ lực Trung Quốc thua quân xanh 6/7 cuộc tập trận đối kháng

GDVN) - Quân đội Trung Quốc vừa rút ra một số bài học cay đắng trong các cuộc tập trận gần đây, nơi các đơn vị chủ lực tham gia tập trận đã thua 6/7 trận. Báo **** Trung Quốc đăng 10 lời khuyên cho Bắc Kinh ở Biển Đông Tập Cận Bình sẽ đưa người tố cáo Từ Tài Hậu vào Quân ủy trung ương Tập Cận Bình triệt bỏ ảnh hưởng của Giang Trạch Dân?
Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận đối kháng thực binh thực đạn, hình minh họa. Tờ Press Trust of India ngày 3/8 đưa tin, quân đội Trung Quốc vừa rút ra một số bài học cay đắng trong các cuộc tập trận gần đây, nơi các đơn vị chủ lực tham gia tập trận đã thua 6/7 trận trước đội quân xanh đóng giả đối thủ.
Theo Tân Hoa Xã, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã thành lập ra được một đội quân xanh hết sức thiện chiến. Lực lượng chủ lực của cả 7 đại quân khu khi giao chiến với quân xanh chỉ có duy nhất cánh quân của đại quân khu Thẩm Dương thắng được.

Báo **** Trung Quốc đăng 10 lời khuyên cho Bắc Kinh ở Biển Đông

03/08/14 08:27 (GDVN) - 10 kiến nghị của giáo sư Carl Thayer về chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhấn mạnh, muốn giành được sự ủng hộ, Trung Quốc cần tôn trọng luật pháp quốc tế.

Lực lượng quân xanh được thành lập vĩnh viễn từ một lữ đoàn bộ binh trực thuộc đại quân khu Bắc Kinh trở thành đối thủ khuất phục 6 đại quân khu trong các cuộc tập trận đã kết thúc hôm Thứ Hai tuần trước.
Trước khi bắt đầu cuộc tập trận hiệp đồng quân binh chủng xuyên quân khu, không ai chắc chắn được kết quả bên nào sẽ thắng, theo tờ Nhân Dân nhật báo. Những cuộc tập trận đối kháng thực binh thực đạn này là cách giới chỉ huy quân sự Bắc Kinh buộc các binh sĩ phải thực hành chiến đấu như thật.
Đây được xem như một phương pháp đào tạo mới có giá trị, không giống như những lần tập trận trước với kịch bản được biết trước. Một Lữ đoàn trưởng từ đại quân khu Lan Châu cho biết, cuộc tập trận vừa qua rất sát thực tế chiến tranh và sẽ là bước đầu tiên để xây dựng năng lực sẵn sàng chiến đấu cho quân đội Trung Quốc.
Lực lượng hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung quốc tế RIMPAC vừa qua. Phát triển hải quân, bành trướng trên biển mới là nguy cơ hiện hữu và thật sự hiện nay từ Trung Quốc. "Quân xanh càng mạnh và nguy hiểm như kẻ thù, chúng tôi càng có thể rèn luyện khả năng tác chiến, trình độ sẵn sàng chiến đấu dẻo dai cho đơn vị mình", viên Lữ đoàn trưởng này cho biết.
Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này đã thành lập đội quân xanh chuyên nghiệp đầu tiên của mình và đây là bước tiến quan trọng cho quá trình huấn luyện chiến đấu thực sự".

"Nguy cơ sóng thần lớn ở Biển Đông bị bỏ qua vì tranh chấp chủ quyền"

03/08/14 13:00 (GDVN) - Ông đã sử dụng mô hình toán học mới để phân tích dữ liệu địa chấn lịch sử được thu thập bởi tàu nghiên cứu Trung Quốc ở rãnh Manila. Kết quả làm ông phát hoảng

Ông Sinh nói rằng chính lực lượng quân xanh này mới là đơn vị quyết định mục đích và nội dung từng cuộc tập trận khiến các đơn vị khác hoàn toàn không biết trước kế hoạch.
Quân đội Trung Quốc đang hiện đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa chính nó, tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng hàng hải đang gia tăng với các nước láng giềng, trong đó chủ yếu là Nhật Bản ở Hoa Đông và Philippines cùng Việt Nam ở Biển Đông.
Một trong những mục đích nữa của Trung Quốc khi triển khai hoạt động này còn nhằm nâng cao khả năng tác chiến đẩy quân đội Mỹ ra xa khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

QKTD quanh năm lạnh giá, lại mang trọng trách lớn bảo vệ vùng chiến lược Mãn Châu của TQ vốn giàu có tài nguyên, nơi đây cũng kèm theo tranh chấp xung đột bất kì lúc nào với các nước như Nga, BTT, liên minh Mỹ-Hàn. Do vậy QKTD đã được tôi luyện qua 2 cuộc xung đột như CTTT, xung đột Trung-Xô
Sức mạnh quân khu Thẩm Dương, 1 trong 3 đại quân khu mạnh nhất và thiện chiến nhất TQ còn nằm ở những khí tài tối tân nhất TQ, như ZTZ-99, PLZ-05, HQ-16, WZ-9, Su-27SK, J-11B và KJ-2000 ngoài ra vẫn còn sử dụng 1 số khí tài chủ lực như JH-7A, J-7, Mi-171, Type 59D, HQ-7
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Báo Mỹ: Trung Quốc thành lập lực lượng tên lửa DF-41?

Cập nhật lúc: 08:18 04/08/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Nếu những bức ảnh tên lửa DF-41 đang được sản xuất là đúng, Trung Quốc có khả năng đang thiết lập lực lượng tên lửa DF-41 đầu tiên của mình?



Tờ Freebeacon dẫn nguồn tin từ trang mạng quan chức chính quyền cấp tỉnh Trung Quốc đã khẳng định về sự tồn tại của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới và lớn nhất DF-41 của Trung Quốc, loại tên lửa này có khả năng tấn công Mỹ. theo chuyên gia quân sự Mỹ Richard Fisher cho biết, những bức ảnh mới xuất hiện gần đây cho thấy tên lửa DF-41 có thể đang được sản xuất, nếu đúng như vậy, Trung Quốc cũng có khả năng đang thiết lập lực lượng tên lửa DF-41 đầu tiên của mình.
Ông này còn chỉ ra, không rõ mỗi lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong lực lượng pháo binh số 2 của Trung Quốc có 6 thiết bị phóng tên lửa hay là có 12 thiết bị phóng tên lửa, có thể mỗi thiết bị phóng của các lực lượng tên lửa này đều có 1 quả tên lửa “tải lại”. Vì vậy, mỗi lực lượng tên lửa DF-41 đều có thể trang bị 12 – 24 quả tên lửa này. Nếu tên lửa DF-41 có thể mang được 10 quả đầu đạn hạt nhân, như vậy mỗi lực lượng tên lửa DF-41 có thể sẽ triển khai 120 – 240 quả đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa DF-41

Theo ông Richard Fisher, ý nghĩa quan trọng của việc khẳng định sự tồn tại tên lửa mới là do nó trở thành một bộ phận trong kho vũ khí hạt nhân rất bí mật của Trung Quốc, cũng như trong xây dựng lực lượng chiến lược quy mô lớn của nước này. Theo ước tính của cơ quan tình báo Mỹ, Trung Quốc có 240 - 300 quả đầu đạn hạt nhân chiến lược. Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia quân sự Mỹ và một số nước khác cho rằng, nhìn từ góc độ lực lượng tên lửa, cơ sở hạ tầng và chất liệu sản xuất quy mô lớn khác dưới đất, Trung Quốc thực sự có số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược có thể gấp 2 hoặc 3 lần ước tính của cơ quan tình báo Mỹ.
Ông Richard Fisher chỉ ra, 3 lực lượng tên lửa DF-41 có thể được triển khai 360 đến 720 quả đầu đạn hạt nhân mới, ông này cũng bổ sung cho rằng, Trung Quốc đang nhanh chóng gia tăng khả năng cân bằng quyền hạt nhân với Mỹ. Để đối phó với mối đe dọa chiến lược của Mỹ, Trung Quốc có thể đưa số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của mình giấu trong các hầm ở sâu dưới lòng đất, mà nước này còn đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, để bảo vệ tên lửa cơ động trên đường chủ yếu của Trung Quốc.
Ngoài ra, ông Richard Fisher còn cho rằng, hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Nga bao gồm cả chiến tranh hạt nhân chiến lược, điều này cũng thu hút ngày càng nhiều giới quan tâm. Ít nhất cán cân hạt nhân chiến lược có thể tồn tại tính mất ổn định lớn và hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, mà Mỹ và Nga ký yêu cầu Mỹ cắt giảm số đầu đạn hạt nhân đã triển khai xuống 1550 quả, đây có thể sẽ là một sai lầm chiến lược lớn của chính phủ Mỹ và điều này có thể sẽ làm tăng nguy cơ hạt nhân mà Mỹ đối mặt.
Nhiều năm trước, Lầu Năm góc thường xuyên đệ trình báo cáo về thực lực quân sự Trung Quốc lên Quốc hội Mỹ và chỉ ra, Trung Quốc đã dừng nghiên cứu tên lửa DF-41. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm tên lửa DF-41 trong 2 năm gần đây, thì Lầu Năm góc đã thay đổi đánh giá của mình. Báo cáo thực lực quân sự phiên bản mới nhất của Lầu Năm góc chỉ ra Trung Quốc vẫn đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động trên đường kiểu mới DF-41, loại tên lửa này có thể mang được nhiều đầu đạn phân hướng.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga "lại quả" hàng tỷ USD cho linh kiện quân sự TQ
(Vũ khí) - Ngành công nghiệp quân sự và không gian Nga sẽ mua linh kiện của Trung Quốc bất chấp những tai tiếng của nước này.

Tờ Izvestia (Nga) vừa dẫn lời một nguồn tin từ Roscosmos, Cơ quan Không gian Liên bang Nga cho biết, các công ty quốc phòng và không gian Nga sẽ mua linh kiện trị giá vài tỉ USD do Trung Quốc sản xuất.
“Chúng tôi đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Không gian Trung Quốc (CASIC)… CASIC đề xuất bán cho chúng tôi những linh kiện mà chúng tôi không thể mua được nữa do lệnh trừng phạt từ Mỹ”, nguồn tin từ Roscosmos ngày 6/8 tiết lộ với Izvestia.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon do Mỹ chế tạo. Và cũng có linh kiện Trung Quốc
Tờ Izvestia cũng lưu ý rằng hiện tại ngành công nghiệp quân sự và không gian của Nga hiện tại không sử dụng các linh kiện do Trung Quốc sản xuất.
“Trong vòng hai năm tới, cho đến khi các công ty Nga cần sản xuất thêm thiết bị điện tử quân sự và không gian, thì sẽ có kế hoạch kêu gọi mua linh kiện do Trung Quốc sản xuất với tổng trị giá lên đến vài tỉ USD”, nguồn tin cho hay.
Trong tháng 8/2014, 18 đại diện cho 12 công ty con của CASIC sẽ có chuyến thăm và làm việc tại thủ đô Moscow để thảo luận về việc xuất khẩu linh kiện Trung Quốc cho Nga.
Quyết định mua linh kiện quân sự của Trung Quốc được Nga đưa ra sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng dường như trong lúc bĩ cực vì bị trừng phạt, Nga đã quên mất những bài học nhãn tiền về chất lượng các linh kiện quân sự của Trung Quốc khi chúng được làm giả rất nhiều. Ngay cả cường quốc quân sự như Mỹ cũng từng dính bẫy linh kiện giả của Trung Quốc.
Còn nhớ hồi tháng 5/2012, một báo cáo trình Thượng viện Mỹ cho biết, hơn một triệu linh kiện điện tử giả sản xuất ở Trung Quốc đang được sử dụng cho các máy bay quân sự của Mỹ, khiến an ninh quốc gia và sự an toàn của các binh sĩ Mỹ lâm nguy.
Báo cáo nhấn mạnh đến những linh kiện giả phát hiện trong các trực thăng SH-60B của hải quân, các máy bay chở hàng 130J và C-27J cùng máy bay chống tàu ngầm P-8A Poseidon.
Bản báo cáo này cũng khiến Ấn Độ quan ngại ăn phải trái đắng hàng giả Trung Quốc bởi quân đội nước này trang bị nhiều vũ khí của Mỹ. Việc xuất hiện linh kiện giả chất lượng kém Trung Quốc làm cho sức mạnh quân sự của Ấn Độ có thể xuống cấp bất cứ lúc nào.
Không những thế, theo công bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, trong vòng 3 năm (2010-2012) đã có 33 vụ rơi chiến đấu cơ và trực thăng vì trục trặc kỹ thuật khiến 31 phi công thiệt mạng. Trong đó, hầu hết là máy bay do Nga sản xuất.
Tờ The Times of India dẫn lời một số chuyên gia và giới chức cho hay phần lớn số máy bay gặp nạn không còn được Nga sản xuất và chỉ có Trung Quốc tiếp tục cung cấp phụ tùng. Vì thế nảy sinh nghi vấn New Delhi có thể đã mua thiết bị thay thế dỏm từ Bắc Kinh hoặc thông qua bên thứ ba.


Nga - Ukraine ngừng hợp tác, Trung Quốc khó mua Su-35

Cập nhật lúc: 19:29 06/08/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Do những xung đột về chính trị giữa Nga và Ukraine, việc bán các máy bay tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc đã bị gián đoạn.



"Sau khi Ukraine đình chỉ hợp tác quân sự với Nga, việc Nga bán các máy bay chiến đấu hiện đại Su-35 cho Trung Quốc đã bị đình trệ", kênh truyền hình Phượng Hoàng ở Hồng Kông đưa tin. Điều này xảy ra do trong máy bay có nhiều bộ phận và công nghệ Ukraine.
Tiêm kích đa năng Su-35.

Tháng 11/2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận sẽ bán 24 máy bay chiến đấu Su-35S cho Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 nước chưa đạt được sự đồng thuận trong việc ký kết hợp đồng.
Theo lời mời của quân đội Nga, một phái đoàn Trung Quốc được dẫn đầu bởi ông Zhang Youxia, Tổng cục trưởng Tổng cục Quân khí của PLA, đã đến thăm Nga vào ngày 16, tờ Military Parade ở Moscow đưa tin.
Một nhân vật quan trọng khác trong phái đoàn Trung Quốc là Ding Yi, người chỉ huy của Hải quân Trung Quốc, Zhang Honghe, chỉ huy không quân của PLA và Zheng Qinsui, tư lệnh phó Quân khu Quảng Châu.
"Sergei Bogdan, một phi công thử nghiệm đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga của hãng Sukhoi, đã bay hai chuyến bay trình diễn bằng một chiếc Su-35 để chào đón phái đoàn Trung Quốc vào ngày 17", theo một nguồn tin của Nga.
Các nguồn tin nói rằng đoàn đại biểu Trung Quốc rất quan tâm đến việc mua máy bay chiến đấu Su-35. Tuy nhiên, phái đoàn nói rằng không quân của PLA muốn một phiên bản của Su-35 được thiết kế đặc biệt cho Trung Quốc, không giống máy bay Su-35 được sử dụng bởi Không quân Nga.
Trung Quốc hiện là khách hàng lớn nhất của dòng máy bay Flanker của Sukhoi. Các nguồn tin cho biết, Nga đã bán được Trung Quốc tổng số 281 chiếc máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30.
Tổng thống Putin đã yêu cầu ngành công nghiệp quốc phòng Nga để giảm sự phụ thuộc vào Ukraine. Hiện nay, 60% các bơm nhiên liệu sử dụng cho các máy bay chiến đấu của Nga như Su-27, Su-30, Su-34 và Su-35 là từ Ukraine.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc 'tố' Nga gian lận, chữa ngượng xe tăng hỏng
(Vũ khí) - Mạng quân sự Sina của Trung Quốc cho rằng, Nga đang gian lận khi cử ra đại diện là loại xe tăng nâng cấp T-72B3M mới nhất.

Xe tăng Type-96A của Trung Quốc chưa chứng minh được nhiều điều tại Giải đua xe tăng quốc tế 2014. 12 quốc gia khác nhau đang tham gia vào giải đua Vô địch xe tăng thế giới (Tank Biathlon 2014) diễn ra ở trường bắn Alabino (Moscow, Nga) với những màn trình diễn đầy hấp dẫn và thú vị.
Tại Giải đua này, Trung Quốc mang tới 4 kíp lái cùng 4 xe tăng chiến đấu chủ lực Type-96A của riêng mình, các đội thi còn lại đều sử dụng loại xe tăng T-72B do Liên Xô/Nga sản xuất. Tuy nhiên, giới truyền thông Trung Quốc cho rằng, điều đó là không đúng sự thật, bởi riêng đội Nga đã sử dụng loại xe tăng T-72B3M - một biến thể cải tiến và hiện đại hóa mới nhất của dòng xe tăng T-72 với động cơ mạnh hơn (1.130 mã lực so với động cơ cũ chỉ có 840 mã lực), hệ thống thủy lực và hộp số tự động mới. Thậm chí, T-72B3M còn tỏ ra cực kỳ mạnh mẽ khi trọng lượng của nó còn ít hơn 5 tấn so với xe tăng T-90A, và do vậy vượt quá các chỉ số tương tự ở các xe tăng khác tham gia vào cuộc thi.
T-72B3M - biến thể hiện đại hóa mới nhất của dòng xe tăng T-72, được Nga cử ra làm đại diện thi đấu ở Tank Biathlon 2014. Với những đặc điểm nâng cấp mới, T-72B3M đang tỏ ra quá mạnh với tất cả các đối thủ còn lại. Sức mạnh của T-72B3M đã được thể hiện rõ nét hơn khi thực hiện vượt dốc lớn một cánh nhẹ nhàng và nhanh chóng, trong khi như xe tăng T-72BV của Angola và Mông Cổ không thể ngay lập tức khắc phục được những con dốc lớn.
Xe tăng T-72B của Mông Cổ phải chạy hết tốc độ mới có thể vượt qua được con dốc trong hình. Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự nước ngoài lại cho rằng, sự cố diễn ra ở Tank Biathlon 2014 cho thấy chất lượng thực sự của xe tăng Type-96 mà Trung Quốc vẫn tự khoe khoang là hiện đại ở châu Á.
Ngoài sự cố trên, theo thông tin trên các trang mạng quân sự Nga, xe tăng của Trung Quốc còn không thực hiện tốt bài thi bắn, khi mà các phát bắn của nó không đạt được độ chính xác cần thiết, mặc dù đội tăng của Trung Quốc vẫn xếp vị trí thứ ba (sau Nga và Armenia) trong ngày thi đấu đầu tiên và lại bị tụt xuống vị trí thứ 7 trong ngày thi đấu thứ hai.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Bí ẩn vụ tăng Type-96 Trung Quốc làm thịt T-72

theo Người đưa tin | 28/07/2013 17:20


Type-96, mẫu xe tăng mới vừa được Trung Quốc trang bị cho cả 7 đại quân khu được cộng đồng mạng nước này tung hô, khoe đã bắn cháy ít nhất 4 xe tăng chủ lực T-72 tại cuộc chiến Sudan. Thực sự, Type-96 Trung Quốc mạnh hơn T-72 đến đâu?

Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2011, miền nam Sudan trở thành quốc gia độc lập với tên gọi Nam Sudan và thủ đô là Juba để phân biệt với Sudan có thủ đô Khartum.
Sự thực Sudan đã liên tục nội chiến kể từ năm 1954 khi Anh – Ai cập công nhận quốc gia này độc lập sau hơn một thế kỷ là thuộc địa của họ. Kể từ đó, giữa hai miền Nam – Bắc liên tục nội chiến. Cuộc nội chiến đầu tiên kéo dài từ 1955 – 1972. Kết quả của cuộc nội chiến này là Nam Sudan được trao quy chế tự trị.
Nhưng nền hòa bình mong manh tồn tại trên giấy tờ không duy trì được bao lâu. Và cuộc chiến thứ hai đã nổ ra suốt từ năm 1983 cho tới 2005. Cuộc nội chiến đã khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng, hàng triệu người phải bỏ nước đi tị nạn.
Ngay sau này độc lập, giữa hai miền Nam – Bắc, giờ trở thành hai quốc gia độc lập, lại xảy ra xung đột vào tháng 4/2012. Trong cuộc chiến này, hai bên đã tranh chấp quyết liệt thành phố Heglig, một rốn dầu mỏ. Quân đội Nam Sudan (SPLA) đã chiếm mỏ dầu Heglig, làm cho quốc hội Sudan tuyên bố Nam Sudan là kẻ thù và đòi hỏi chính phủ phải lập tức chiếm lấy lại mỏ dầu.

Xe tăng T 72
Cả 2 nước đều lệ thuộc vào lợi tức dầu hỏa, tranh chấp sẽ tạo nên khủng hoảng kinh tế cho cả hai và có thể gây ảnh hưởng cho các nước trong vùng. Nam Sudan đã bố trí trọng pháo ở Heglig, nhưng nhiều sĩ quan quân đội nói họ không muốn chiến tranh, chỉ muốn bảo vệ vùng đất bị Sudan tước đoạt.
Nam Sudan nằm trong lục điạ cũng đang tranh chấp với Sudan về số tiền phải trả để dùng ống dẫn dầu của Sudan để chuyển dầu xuất cảng. Một viên chức dầu lửa cho biết SPLA chiếm vùng Heglig đã làm Sudan mất 40,000 thùng dầu thô/ngày.
Sau cuộc chiến đẫm máu giữa tháng 5/2012, SPLA đã rút khỏi vùng tranh chấp Heglig nhiều dầu hỏa mà họ chiếm được trong suốt 12 ngày, khi miền bắc dùng máy bay vận tải Antonov oanh tạc và đặc biệt đã sử dụng tăng Type-96 của của Trung Quốc để bắn cháy lực lượng tăng miền Nam.

Quân đội Nam Sudan trên xe tăng T - 72
Type-96 gốc Trung Quốc này, sau đó được cho rằng đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn những so với T-72: Trong các trận đánh giành thành phố tranh chấp Heglig, các xe tăng Туре-96 của quân đội Sudan đã bắn cháy không dưới 4 xe tăng Т-72 của Nam Sudan (mua từ Ukraine) mà không chịu tổn thất gì.
Type-96 của Trung Quốc được phát triển từ nguyên mẫu Type-85 mà thực chất cũng là sao chép từ các mẫu xe tăng Liên Xô. Type-96 chính thức được đưa vào trang bị cho quân đội Trung Quốc từ năm 1997. Loại xe tăng này của Trung Quốc nặng 42,8 tấn, dài 10,28 m, rộng 3,45 m và cao 2,30 m. Trong khi đó, T-72 của Nga được sản xuất từ thời Liên Xô (sau năm 1970). T-72 nặng 41,5 tấn, dài 9,53 m, rộng 3,59m và cao 2,23 m.
Cả Type-96 và T-72 đều được trang bị pháo 125 mm, súng máy 7,62 mm và súng phòng không 12,7 mm. Tuy nhiên, Type-96 có tốc độ lớn hơn T-72 (65 km/h so với 60 km/h). Ngoài ra, do được sản xuất sau nên Type-96 được Trung Quốc cải tiến và trang bị nhiều vũ khí cùng thiết bị hiện đại hơn T-72.

Quân đội Sudan vui mừng vì bắn cháy xe tăng của Nam Sudan
Một số nguồn tin quân sự cho biết Trung Quốc đã bán cho Sudan khoảng 200 chiếc tăng Type 96As. Trung Quốc cũng bán cho Sudan các loại vũ khí khác như súng bộ binh và mìn chống tăng. Trong khi đó, Nam Sudan mua các xe tăng T-72M1 của Ukraine từ năm 2009.
Được biết, trong nước, Lục quân Trung Quốc đã nhận được không dưới 4.000 xe tăng hiện đại Туре-96 và Туре-99, hơn nữa việc thay thế xe tăng cũ bằng xe tăng mới đang thực hiện theo nguyên tắc một đổi một. Tức là sự đổi mới triệt để về chất không dẫn đến sự cắt giảm về số lượng. Các xe tăng Туре 96/96А đã được biên chế cho tất cả 7 đại quân khu của quân đội Trung Quốc, Туре-99 hiện mới trang bị cho 3 đại quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Lan Châu (chính là những đại quân khu tiếp giáp biên giới với Nga).

Tăng Type 96 của Sudan
Qua cuộc chiến này, giới phân tích cho rằng, các xe tăng có số lượng lớn nhất của Trung Quốc đã không thua kém gì loại xe tăng đông đảo nhất của Nga về chất lượng. Chuyên gia Khramchikhin cho rằng cần phải thay đổi cách đánh giá về năng lực công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc. Người ta vẫn thường cho rằng Trung Quốc sản xuất không nhiều vũ khí và phần lớn là sao chép các sản phẩm quân sự của Nga. Chuyên gia Nga này khuyên người Nga nên từ bỏ ảo tưởng là sản phẩm quân sự Nga chất lượng hơn của Trung Quốc.
Theo đó, chất lượng tuyệt đại đa số các loại vũ khí của Trung Quốc đã đuổi kịp Nga, trong một số chi tiết nào đó còn vượt cả Nga. Các xe tăng mới của Trung Quốc hoàn toàn không thua kém các xe tăng của Nga. Ít nhất về mặt số lượng thì Trung Quốc bây giờ đã vượt hẳn Nga, kể cả về xe tăng, pháo và không quân.
Tuy nhiên, cũng nhiều người tỏ ra hoài nghi: Thật khó lý giải kết cục các trận đánh ở Heglig là do trình độ huấn luyện tồi của lính xe tăng Nam Sudan, vì không có cơ sở nào để nói rằng, lính xe tăng Sudan thì được huấn luyện tốt hơn. Dĩ nhiên là có thể giả định các kíp xe Туре-96 là lính Trung Quốc, nhưng cả các kíp xe Т-72 cũng hoàn toàn có thể là người Đông Slave…
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Năm vũ khí mặt đất đáng gờm của Trung Quốc

9:48 PM, 06/08/2014, Views: 0 | By Nam Xương

VietnamDefence - Bắc Kinh không chỉ tập trung nguồn lực quốc phòng của họ riêng cho vũ khí trang bị hải quân...

Quân đội Trung Quốc đang ở trong một thời kỳ thay đổi rộng lớn. Tiếp sau Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, quân đội Trung Quốc đã đưa ra quyết định có ý thức chuyển đổi từ một đội quân đông người sang một đội quân công nghệ cao. Từ năm 1980, lục quân Trung Quốc đã giảm 60% quân số.

Đồng thời, quân đội đã trở nên mạnh hơn. Vũ khí trang bị mới đã được đưa vào trang bị phù hợp với môi trường an ninh của Trung Quốc. Các xe tăng, tên lửa và xe lội nước mới đã được đưa vào trang bị, giúp quân đội Trung Quốc trở thành một trong những quân đội được trang bị tốt nhất thế giới.

Đến mức không ai còn nhận ra nó. Thật kỳ lạ, nhiều trong số các hệ thống vũ khí mới hầu như là không thể nhìn thấy đối với thế giới bên ngoài. Quân đội Trung Quốc bảo vệ chặt chẽ đường biên giới của nước này, và không quân và hquân được xem nằm trong đội tiên phong trong tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc, đặc biệt là với Nhật Bản và Mỹ.

Tuy nhiên, có những tình huống mà lực lượng trên bộ của Trung Quốc có thể là yếu tố quyết định trong đó. Xâm lược Đài Loan là một trong những kịch bản có thể. Hành động ở quần đảo Điếu Ngư, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể cần đến các lực lượng mặt đất. Với ý nghĩ đó, sau đây liệt kê 5 loại vũ khí mặt đất lợi hại nhất của Trung Quốc


Xe tăng chủ lực ZTZ-99

ZTZ-99 là xe tăng thế hệ 3 của Trung Quốc và hiện là xe tăng hiện đại nhất được trang bị cho quân đội Trung Quốc. Được thiết kế và tạo mẫu vào đầu những năm 1990, ZTZ-99 chịu ảnh hưởng rõ ràng của các thiết kế phương Tây và Nga. Loại xe tăng này được sản xuất với số lượng nhỏ, với khoảng 200-300 đã được chế tạo.

Tháp pháo dường như là một phiên bản góc cạnh của loại tháp pháo hình chảo của tăng Liên Xô T-72. Pháo chính 125 mm chính là bản sao chép của pháo tăng Liên Xô 2A46 và được tiếp đạn bằng máy nạp đạn tự động có tốc độ nạp đạn lên đến 8 viên/phút. Cơ số đạn pháo trên xe là 41 viên, gồm các loại đạn xuyên giáp, chống tăng nổ mạnh và nổ mạnh. Có tin xe tăng còn được trang bị một biến thể của tên lửa chống tăng tầm xa phóng từ nòng pháo tăng AT-11 Sniper của Liên Xô. ZTZ-99 còn được lắp 1 súng máy cao xạ 12,7 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62mm.

Tấm giáp đầu xe của ZTZ-99, vị trí của ống xả động cơ và số lượng, hình dáng của bánh lăn cho thấy sự sao chép trực tiếp ít nhiều từ T-72. Động cơ diesel 1.500 mã lực sao chép động cơ của Đức giúp xe có công suất riêng (công suất/trọng lượng) lớn hơn so với tăng M1 Abrams của Mỹ.

Vỏ giáp của ZTZ-99 vẫn là một bí ẩn. Hình dáng tổng thể của ZTZ-99 cho thấy nhiều khả năng nó là một thứ T-72 chôn sâu dưới lớp vỏ giáp tăng cường, đặc biệt là trên tháp pháo và các tấm giáp sườn xe phía trước. Giả định rõ ràng nhất là ZTZ-99 có vỏ giáp cơ bản của T-72 cộng với một lớp giáp phức hợp của Trung Quốc. Biến thể mới nhất của ZTZ-99 được cho là có hệ thống bảo vệ tích cực, nhưng hiện mới có rất ít chi tiết về nó.


Tên lửa phòng không Hồng Kỳ 9 (Hongqi-9, HQ-9)

Hồng Kỳ 9 (HQ-9) là tên lửa đất đối không, được đưa vào trang bị từ năm 1997 thay thế cho các tên lửa cổ lỗ HQ-2, vốn là biến thể do Trung Quốc sản xuất của tên lửa Liên Xô SA-2 Gudeline.

Là hệ thống tên lửa một tầm xa, tầng cao, HQ-9 được thiết kế để bắn hạ tên lửa hành trình, máy bay và tên lửa đường đạn chiến trường. HQ-9 có tầm bắn 100 km và được bố trí thành cụm 4 tên lửa trên xe bệ phóng. Hệ thống tên lửa và radar HQ-9 tương tự như Patriot của Mỹ với khả năng “bám-qua-tên lửa” (track-via-missile): tên lửa phát ra bức xạ điện tử của riêng nó, làm cho máy bay khó phát hiện ra nó.

Hệ thống radar mạng pha HT-233 của HQ-9 tương tự như hệ thống radar của Patriot và được cho là có khả năng bám và đánh chặn cùng lúc nhiều mục tiêu. Đại đội HQ-9 cũng có thể được kết nối với các radar thiết kế để sục sạo, tìm kiếm các mục tiêu bay thấp và tàng hình.

Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã tạo ra một sự chấn động khi chọn hệ thống FD-2000, biến thể xuất khẩu của HQ-9, cho hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa quốc gia của họ. FD-2000 đã đánh bại các đối thủ cạnh tranh như Patriot (Mỹ), SAMP/T Aster (châu Âu) và S-300 (Nga). Các lợi thế chính của hồ sơ chào hàng HQ-9 là giá rẻ hơn 1 tỷ USD so với các đối thủ phương Tây và cam kết chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, thương vụ này chưa được ký và việc cuộc đàm phán đã gặp khó khăn về vấn đề chuyển giao công nghệ.


Tên lửa chống tăng Hồng Tiễn 8 (HJ-8)

HJ-8 là tên lửa chống tăng thế hệ 2, được phát triển để tiêu diệt xe tăng-thiết giáp của đối phương. Lần đầu tiên triển khai vào giữa những năm 1980, HJ-8 hiện là tên lửa chống tăng chủ lực của quân đội Trung Quốc. Mặc dù công nghệ của tên lửa này đã khá lỗi thời, nhưng nó là một thiết kế hiệu quả và đang được quân nổi loạn sử dụng ở Syria.

HJ-8 là tên lửa chống tăng hạng trung, cùng lớp với TOW-II của Mỹ hoặc Milan của châu Âu, và có lẽ đã lấy cảm hứng từ cả hai. Nó có tầm bắn của TOW-II và khả năng mang vác cơ động của Milan. Hệ thống phóng mặt đất gồm 4 bộ phận: thiết bị đo góc hồng ngoại, giá ba chân, thiết bị bám và và 1 quả tên lửa, với tổng trọng lượng chỉ hơn 70 kg.

HJ-8 có tầm bắn hiệu quả từ 100-6.000 m và sử dụng hệ dẫn lệnh bán tự động theo đường ngắm. Sau khi tên lửa được bắn đi, tên lửa thả ra một dây dẫn nối về bệ phóng. Để dẫn tên lửa, xạ thủ giữ vạch ngắm chữ thập trong kính ngắm ở giữa mục tiêu cho đến khi tên lửa chạm mục tiêu.

Nhược điểm của HJ-8 và nhiều tên lửa chống tăng cũ hơn là xạ thủ bị bộc lộ trong khi tên lửa đang bay. Trong các cuộc chiến tranh Arab-Israel, quân Israel phát hiện ra rằng, tên lửa chống tăng khi phóng đi tạo ra một đám mây bụi lớn, và một loạt đạn súng máy bắn về hướng đám mây bụi có thể làm xạ thủ tên lửa chống tăng mất khả năng ngắm dẫn tên lửa. Xạ thủ HJ-8 sẽ phải đứng im trong đám mây bụi do tên lửa tạo ra trong 9 giây trước khi tên lửa chạm mục tiêu ở xa 2.000 m.

Không giống như các loại vũ khí khác trong danh sách này, tên lửa HJ-8 đã từng được sử dụng trong chiến đấu. HJ-8 đã lộ diện ở Syria, nơi quân nổi dậy đã dùng nó để tiêu diệt xe tăng-thiết giáp và các lô cốt của quân chính phủ. Phiến quân Syria đã đăng một số đoạn video quay cảnh HJ-8 hoạt động trên YouTube. Dự đoán, HJ-8 được lấy từ kho vũ khí của Sudan và được Qatar tuồn vào Syria.


Tên lửa phòng không mang vác Tiền Vệ 1 (QW-1)

Tiền Vệ 1 (QW-1) là hệ thống tên lửa mang vác, phóng từ vai (MANPADS) có khả năng đánh chặn các mục tiêu bay ở độ cao nhỏ và tầm gần. Tên lửa do Công ty Xuất nhập khẩu máy chính xác Trung Quốc (China Precision Machinery Import and Export Company) sản xuất và tương tự như hệ thống Stinger của Mỹ.

QW-1 có thể chặn đánh mục tiêu ở tầm từ 500-5.000 m bay ở độ cao từ 30-4.000 m. Nó có tầm bắn tối đa khoảng 5.000 m. Biến thể QW-1 cơ sở sử dụng một đầu tìm hồng ngoại để khóa và bám đuổi mục tiêu, trong khi các biến thể sau này sử dụng công nghệ đầu tìm tia cực tím vốn được sử dụng đầu tiên cho Stinger. Khả năng nhận dạng địch-ta để phân biệt các mục tiêu của ta hay địch đã được trang bị thêm cho biến thể mới của tên lửa, cũng như các biện pháp đối phó điện tử để tránh bị gây nhiễu. Nhà sản xuất tuyên bố QW-1 có xác suất diệt mục tiêu là 70%.

QW-1 được thiết kế cho 1 xạ thủ mang vác và vận hành, với ống phóng dài 1,45 m và trọng lượng chỉ 17 kg. Biến thể gắn trên xe là FB-6A được lắp cụm 8 ống phóng lắp trên loại xe của Trung Quốc tương đương với Humvee của Mỹ.

Biến thể xuất khẩu của QW-1 là Phi Nỗ 6 (FeiNu-6, FN-6) đã được sử dụng rộng rãi ở Syria để đánh chặn máy bay bay thấp. Một số đoạn video quay cảnh các xạ thủ FN-6 tiêu diệt các trực thăng và máy bay cánh cố định của Syria.


Họ xe lội nước Z

Năm 2006, lực lượng lính thủy đánh bộ quân đội Trung Quốc hé lộ một họ xe lội nước bánh xích mới. Mẫu xe chính - ZBD-2000 là xe chiến đấu bộ binh (IFV) có khả năng bơi trên biển. Cao và có dáng hình hộp, ZBD-2000 có kíp xe 3 người và có thể chở 8 lính thủy đánh bộ Trung Quốc.

ZBD-2000 là xe có khả năng bơi hoàn toàn, được đẩy bằng các ống dẫn tiến phụt nước lắp trên thân xe với tốc độ lên đến 45 km/h giờ. Xe được trang bị các tấm điều khiển bằng thủy lực ở mũi và đuôi có thể mở ra cho phép xe bơi trên mặt nước. Xe cũng có khả năng chạy với tốc độ lên đến 65 km/h trên cạn.

ZBD-2000 được lắp tháp gắn 1 pháo 30 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm. Xe cũng được lắp 2 tên lửa chống tăng Hồng Tiễn 73 (HJ-73) trên ray phóng, mỗi bên tháp lắp 1 quả. Pháo 30 mm có thể tác xạ trong khi xe đang bơi.

Biến thể xe tăng hạng nhẹ là ZTD-05 có kíp xe 4 người và được lắp 1 pháo nòng rãnh 105 mm. Pháo có thể tác xạ khi xe đang bơi và có khả năng bắn tên lửa chống tăng dẫn bằng laser.

Họ xe lội nước Z có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì chúng có thể được sử dụng không chỉ cho kịch bản xâm lược Đài Loan, mà cả ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Một tàu đốc đổ bộ Type 071 có thể chở một lực lượng ZBD-2000, thả bơi trên biển và đổ bộ lên một hòn đảo tranh chấp. Một lực lượng như vậy được trang bị các khí tài thông tin liên lạc, ảnh nhiệt và tên lửa chống tăng có điều khiển sẽ là sự hiện diện đáng gờm, kể cả đối với các tàu bè của đối phương.


Nguồn: China's Five Deadliest Weapons of War: Land Edition / Kyle Mizokami // The National Interest, 5.8.2014.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Không quân Trung Quốc đánh tới Guam nhờ Il-78 Nga?

Cập nhật lúc: 21:00 07/08/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Việc sở hữu máy bay tiếp dầu IL-78 sẽ giúp cho phạm vi tác chiến của Không quân Trung Quốc mở rộng đến đảo Guam.



Tạp chí Khán Hòa của Canada cho hay, Trung Quốc đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Ukraine, trong việc trang bị máy bay tiếp dầu trên không Il-78. Điều này đã được chứng minh bằng hợp đồng trị giá 44,7 triệu USD liên quan đến việc nâng cấp máy bay tiếp dầu giữa Trung Quốc và Ukraine năm 2011.
Theo trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, Không quân Ukraine sẽ bàn giao chiếc đầu tiên trong số 3 máy bay tiếp dầu IL78 cho Không quân Trung Quốc sau khi hoàn thành việc sửa chữa và nâng cấp (dựa trên khung thân cơ sở máy bay Il-76MD).
Máy bay tiếp dầu trên không Il-78.

Theo Khán Hoà, sau khi trang bị máy bay tiếp đầu Il-78 của Ukraine, phi đội máy bay chiến đấu J-16, Su-30MKK, Su-30MK2, máy bay trinh sát chiến lược KJ2000 của Trung Quốc có thể thực hiện tiếp dầu trên không, qua đó tăng tầm bay tác chiến. Tất nhiên chỉ với 3 chiến Il-78 thì chưa đủ, mà Không quân Trung cần nhiều hơn nữa.
Với tầm bay của Il-78 đạt 7.300 km, tốc độ bay tối đa đạt 850km/giờ thì máy bay này cũng có thể tham gia vào công tác tìm kiếm MH370. Cho nên sau khi Không quân Trung Quốc có được máy bay Il-78, thì bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu J-16, Su-30MKK/MK2 của không quân nước này ít nhất cũng tăng gấp 2 lần trở lên.
Một lần tác chiến phòng không tầm xa, về lý thuyết thì máy bay Su-30MKK cần phải thực hiện tiếp dầu trên không 2 lần, tất nhiên điều này cần phải xem xét đến khả năng của phi công. Thực tế cho thấy trong quá trình bay thử nghiệm, sau khi máy bay Su-30MKK tiến hành tiếp dầu trên không, đã có thể bay liên tục hơn 12 giờ, toàn bộ Biển Đông đều nằm trong phạm vi tác chiến của Su-30MKK/MK2.
Su-30MKK, Su-30MK2, J-16 của Trung Quốc có thể vươn tới Guam nhờ máy bay tiếp dầu Il-78.

Mà giá trị chiến lược lớn nhất sau khi máy bay Il-78 được trang bị cho Không quân Trung Quốc nằm ở chỗ máy bay chiến đấu J-16/Su-30MKK và máy bay tiếp đầu Il-78 đều có thể cất cánh từ các sân bay ven biển, tấn công mục tiêu đảo Guam (thuộc Mỹ) ngoài 3.700km, tất nhiên đây chỉ là giá trị lý thuyết.
Ngoài ra, một khi máy bay Il-78 có chỗ đứng tại Đông Nam Á, giống như lần tìm kiếm MH370, máy bay chiến đấu Su-30MKK/J-16 có thể có thể dễ dàng đi sâu vào khu vực Ấn Độ Dương.
Được biết, một chiếc Il-78 có thể thực hiện tiếp dầu 1 lần với 8 máy bay chiến đấu, thông thường việc tiếp dầu cho 2 máy bay chiến đấu cùng lúc đạt 900 – 2.200 lít/phút. Tải trọng nhiên liệu của Il-78 là 50 tấn, tối đa có thể đạt 60 tấn (khoảng cách ngắn hơn).
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top