[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc sẽ đóng 20 siêu tàu đổ bộ đệm khí Zubr?

Cập nhật lúc: 16:00 07/08/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Đó là nhận định của Tạp chí Khán Hòa sau sự kiện Trung Quốc chế tạo thành công chiếc tàu đệm khí Zubr đầu tiên trong nước.




Tạp chí Khán Hoà cho hay, tính đến tháng 4/2014 Trung Quốc đã hoàn thành việc lắp ráp tàu đệm khí hạng nặng Zubr đầu tiên tại Quảng Châu, sau khi được Ukraine cung cấp các cơ sở vật chất quan trọng như bản vẽ, cánh quạt, đệm khí cho Trung Quốc. Trước đó, nước này đã nhận 2 chiếc Zubr được chế tạo tại Ukraine.

Căn cứ theo hợp đồng đã ký, Ukraine sẽ chế tạo và cung cấp 2 tàu Zubr cho Trung Quốc, còn Trung Quốc tự lắp ráp 2 tàu, giữ lại quyền lắp ráp bổ sung 1 tàu. Vì vậy, hiện nay lính thủy đánh bộ Trung Quốc đã có 3 tàu đệm khí Zubr.
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr.

Theo Khán Hoà, toàn bộ kế hoạch sản xuất rõ ràng hơn 4 tàu, mặc dù Crimea đã sáp nhập vào Nga, thì điều này cũng không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất tàu đệm khí Zubr của Trung Quốc. Với khả năng làm giả và sao chép tuyệt vời thì việc nước này độc lập sản xuất tàu đệm khí Zubr trong mấy năm tới không phải là vấn đề lớn.
Khán Hoà cho rằng, căn cứ vào tình hình chính trị và quân sự eo biển Đài Loan, có thể đoán định số lượng tàu đệm khí Zubr mà Trung Quốc định đóng sẽ đạt hơn 20 tàu, cộng với nhiều tàu đệm khí cỡ nhỏ Type 726, tổng số biên đội tàu đệm khí của Trung Quốc thậm chí sẽ đạt 50 tàu. Không loại trừ khả năng Trung Quốc xuất khẩu loại tàu đệm khí Zubr.
Được biết, tàu đổ bộ đệm khí Zubr là chiến hạm nhanh nhất thế giới. Khi 3 động cơ cánh quạt đẩy hoạt động đồng thời với hoạt động của bánh lái gió, Zubr có khả năng cơ động với tốc độ cao. Trong các cuộc thử nghiệm, Zubr đạt đến tốc độ gần 120 km/h và đây cũng chưa phải là giới hạn cuối cùng.
Zubr thật sự là một mẫu tàu đổ bộ quan trọng trong các hoạt động tác chiến ven bờ và hải đảo. Với tốc độ siêu cao, Zubr có thể nhanh chóng tiếp cận khu vực cần đánh chiếm. Với hỏa lực mạnh, Zubr có thể yểm trợ cho lực lượng lính thủy đánh bộ phản kích đánh chiếm lại các hải đảo bị đánh chiếm.
Cho nên, việc Hải quân Trung Quốc được trang bị tàu đệm khí Zubr kết hợp với tàu đệm khí Type 726 chắc chắn sẽ tạo ra mối đe dọa lớn trên biển. Đặc biệt là việc Trung Quốc hành động hung hăng, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế ở Biển Đông và Hoa Đông.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Lập phòng tuyến chống Trung Quốc (1)

9:04 PM, 09/06/2014, Views: 17723 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Mỹ đang nỗ lực xây phòng tuyến chống Trung Quốc bằng các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.


>> Lập phòng tuyến chống Trung Quốc (2)

Sự gia tăng nhanh chóng ức mạnh hải quân của Trung Quốc, các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với nhiều quần đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông, các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xây dựng các căn cứ ở Ấn Độ Dương buộc Mỹ và các nước ở khu vực Viễn Đông, Đông Nam Á và Nam Á áp dụng các biện pháp tăng cường an ninh của mình.

Theo ý đồ của Washington, một phòng tuyến chống Trung Quốc sẽ được xây dựng nên ở tây Thái Bình Dương, trải dài sang cả những vùng biển rộng lớn của Ấn Độ Dương. Hiện có mọi tiền đề để thực hiện việc này. Chỉ cần nhìn lên bản đồ là có thể thấy rằng, Trung Quốc từ phía các vùng biển tiếp giáp bị bao vây bởi các đảo quốc và quốc gia bán đảo tạo ra một vành đai tự nhiên ngăn chặn các tham vọng của Trung Quốc.


Hải quân Mỹ: Sức mạnh suy giảm

Tại sao lại nói đến một phòng tuyến quốc tế chống Trung Quốc? Tại sao bản thân nước Mỹ không có khả năng thiết lập hàng rào kiềm chế hoạt động của hải quân Trung Quốc? Câu trả lời rất rõ ràng. Washington hiện nay không có đủ cả lực lượng lẫn khả năng để làm việc đó.

Trung Quốc và các quốc gia giáp giới

Trong hai thập niên qua, biên chế số lượng của hạm đội Mỹ vì hạn chế ngân sách ngày càng nhỏ lại. Điều đó đặc biệt liên quan đến tàu chiến. Điều đó thể hiện rõ khi giở các sách niên giảm The Naval Institute Guide to the Ships and Aircraft of the U.S. Fleet năm 1993-2013 của Norman Polmar. Người ta nói rằng, các tàu cũ sẽ được thay thế bằng các tàu công nghệ cao mới, có tiềm lực tấn công và phòng thủ mạnh hơn. Nhưng ngay cả một hạm tàu công nghệ cao hiện đại nhất cũng không thể cùng lúc có mặt ở hai điểm khác nhau trên chiến trường biển.

Nếu bỏ không tính đến 14 tàu ngầm nguyên tử chiến lược vốn là vũ khí tối hậu, thì trong biên chế của Hải quân Mỹ có 55 tàu ngầm nguyên tử đa năng và tàu ngầm nguyên tử tên lửa, 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz, 22 tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga, 62 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, 13 frigate lớp Oliver Hazard Perry, 4 tàu chiến ven bờ (LCS) và 13 tàu quét lôi lớp Avenger, tổng cộng 179 đơn vị tàu chiến. Thoạt nhìn thì thấy là nhiều, nhưng phân tích kỹ thì thấy sự thiếu hụt rõ ràng về số lượng tàu.

Trong 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga trong năm 2014, có 11 chiếc sẽ bị chuyển sang lực lượng dự bị để tiết kiệm ngân sách. Ngoài ra, không thể không nói đến thâm niên phục vụ của đa số các tàu lớp này đã quá 25 năm và không lâu nữa chúng sẽ bị loại bỏ. Sau năm 2030, dự kiến “các tàu chiến mặt nước tương lai FSC” (Future Surface Combatant) sẽ được nhận vào biên chế. Dự kiến, chúng sẽ được trang bị pháo ray điện tử, các hệ thống vũ khí năng lượng định hướng, trước hết là vũ khí laser, và các radar công suất mạnh. Đó sẽ là những tàu chiến đắt tiền và chắc chắn sẽ không thể đóng nhiều, nếu như không nói đến là chuyến chưa chắc đã đóng. Nghĩa là các tàu FSC sẽ không thể thay thế các tàu tuần dương lớp Ticonderoga.

Hải quân Trung Quốc đặt hạm đội Mỹ trong tầm ngắm
Tất cả các frigate lớp Oliver Hazard Perry còn trong biên chế đều đã bị gỡ vũ khí tên lửa và chúng thực chất đang làm nhiệm vụ tàu tuần tra ngoài khơi (OPV), tức là không phải là tàu chiến đấu. Trong năm 2014 và 2015, chúng sẽ được bán hay chuyển giao cho hải quân các nước khác. Các tàu quét lôi lớp Avenger cũng có tuổi tác khá cao, nhưng thay thế chúng hiện tại thậm chí còn chưa được dự tính.

Các tàu chiến chủ lực của Hải quân Mỹ hiện là 62 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke. Đây là những tàu chiến rất thành công, có khả năng thực hiện rất nhiều nhiệm vụ. Mỹ dự định tăng số lượng các tàu này lên đến 75 chiếc. Nhưng đến khi điều đó xảy ra, tất cả các tàu tuần dương lớp Ticonderoga sẽ bị loại bỏ. Nói cách khác, tổng số các tàu chiến đa nhiệm trong biên chế Hải quân Mỹ sẽ giảm đi 9 chiếc.

Tác dụng của các tàu chiến nước nông LCS của Mỹ mà người ta đã tạo cho nó hình ảnh phóng đại quá lố còn là điều tranh cãi. Tàu USS Freedom (LCS 1) đã được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ vào năm 2008, nhưng đến nay nó vẫn chưa thực sự có khả năng chiến đấu. Chuyến đi quảng cáo năm ngoái đến Singapore đã biến thành sự xấu hổ đối với tàu này. Tháng 7/2013, ở gần bờ biển Singapore, USS Freedom đã bị chết máy và phải sửa chữa. Tháng 10, nước tràn qua kẽ nứt trong đường ống nước đã làm ngập gần 1 m phần đáy tàu, còn vài ngày sau thì nước lọt vào hệ thống thủy lực. Tàu lại phải sửa chữa.

Các tàu LCS của Mỹ (ảnh trên) sẽ không thể chống nổi các tàu tên lửa lớp Type 22 của Trung Quốc trang bị mỗi tàu 8 tên lửa chống hạm YJ-83
Điều đó cũng có thể nói về tàu ba thân USS Independence (LCS 2) mà Mỹ vẫn không tài nào làm cho nó nên hồn do những vấn đề với ăn mòn và thiết bị điện.

Nhưng vấn đề thậm chí không phải là ở chỗ xảy ra vô số hư hỏng. Trên các tàu đầu tiên xảy ra đủ trục trặc khác nhau. Thậm chí chưa nói đến cái giá cả kinh khủng của LCS (chi phí đóng tàu Freedom là 637 triệu USD, đóng Independence là 704 triệu USD), bản thân khái niệm tàu nước nông cao tốc với cấu trúc vũ khí module cũng chưa vượt qua được kiểm nghiệm thực tế. Người ta dự định nhận vào trang bị module chống thủy lôi trong năm 2014. Nhưng đối với các tàu chống thủy lôi thì tốc độ cao là tối kỵ. Module chống ngầm thì không biết bao giờ sẽ ổn, còn hiệu quả của nó khiến người ta rất nghi ngờ. Module vũ khí chống hạm té ra hoàn toàn bịa đặt.

Để tác chiến chống tàu mặt nước, đúng hơn là tàu nhỏ (xuồng), LCS dự định được trang bị tên lửa Griffin. Chúng có cái tiện là bắn được từ các bệ phóng hệ thống tên lửa phòng không tầm gần RAM mà các tàu LCS được trang bị. Nhưng Griffin chỉ có tầm tiêu diệt mục tiêu có vài kilômet, còn phần chiến đấu có trọng lượng chỉ có 5,9 kg. Tức là nó chỉ có thể tiêu diệt những chiếc xuồng nhỏ ở tầm “một cánh tay”.

LCS té ra lại là những con tàu trần như nhộng, trang bị những thanh kiếm bằng giấy. Khi tàu LCS đụng đầu mặt đối mặt chẳng hạn với tàu tên lửa Type 22 của Trung Quốc với 8 tên lửa chống hạm YJ-83 có tầm bắn đến 95 km và phần chiến đấu 165 kg, có thể mạnh dạn đặt cược 99,9 ăn 0,1 vào chiến thắng của tàu Trung Quốc.

Các máy bay tuần biển P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ tại căn cứ không quân Kadena, Nhật Bản
Mới đây, chính quyền Mỹ đã quyết định hạn chế số lượng tàu LCS trong biên chế Hải quân Mỹ ở mức 32 chiếc thay vì 52 chiếc dự kiến trước đó. Lý do nêu ra là do cắt giảm ngân sách. Trên thực tế, việc cắt giảm chương trình đóng tàu LCS là do người ta đã nhận ra một cách muộn màng sự vô dụng của chúng. Và, xét theo tư duy logic, chương trình đóng tàu LCS sẽ phải cắt giảm hơn nữa.

Công ty Bath Iron Works (BIW) đang đóng hoàn thiện tàu khu trục thế hệ mới Zumwalt (DDG 1000). Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, người từng đến thăm BIW vào ngày 21/11/2013, tàu này sẽ đóng vai trò quan trọng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là sự phóng đại quá mức. Zumwalt và 2 tàu khác lớp này dùng chủ yếu để tấn công các mục tiêu bờ và chúng vẫn còn phải chứng minh hiệu quả của mình. Kiểu gì thì chúng cũng sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến cán cân sức mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đang hoàn thiện tên lửa đường đạn chống hạm DF-21D có tầm bắn 810 hải lý (1500 km) để tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn, còn nay đã bắt tay vào chế tạo tên lửa DF-26 có tầm tiêu diệt mục tiêu trên biển lên đến 3000 km với phần chiến đấu siêu vượt âm. Ngoài ra, theo tạp chí Naval Forces, tàu khu trục Zumwalt có giá 5 tỷ USD có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của một quả thủy lôi trị giá 2,5 ngàn USD.

Trong Hải quân Mỹ đang diễn ra việc thay thế các tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles (hiện có 40 chiếc) bằng các tàu ngầm hạt nhân đa năng lớp Virginia. Khi hoàn thành việc thay thế, nếu tính cả 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf, trong biên chế Hải quân Mỹ sẽ còn 36 tàu ngầm hạt nhân đa năng. Tức là số lượng tàu giảm đi 15 chiếc. Hiện chưa thấy nói về việc thay thế 4 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình vốn được cải hoán từ các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Ohio. Tuy nhiên, đây chẳng phải là các tàu ngầm mới.

Không nên quên rằng, hơn một nửa các tàu hiện có trong biên chế đang thực hiện các cuộc hành trình dài từ nơi trực làm nhiệm vụ và trở về, cần phải sửa chữa, còn các thủy thủ đoàn của chúng cần phải nghỉ ngơi. Và mặc dù Washington đã tuyên bố dịch chuyển trọng tâm hoạt động quân sự của mình từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, sự hiện diện thực tế của tàu chiến Mỹ ở tây Thái Bình Dương sẽ tăng lên không đáng kể.

Sự thiếu hụt tàu chiến Mỹ muốn bù đắp bằng việc tăng cường các cụm tàu sân bay. Tháng 12/2013, tại căn cứ Kadena trên đảo Okinawa, Nhật Bản đã bắt đầu triển khai các máy bay tuần biển tối tân nhất của Hải quân Mỹ là P-8A Poseidon. Chúng được dùng không chỉ để phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm, mà cả tấn công tàu nổi bằng tên lửa chống hạm Harpoon. Hiện nay, Không quân Mỹ đang thử nghiệm các máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B Lancer với tư cách phương tiện mang tên lửa chống hạm tầm xa LRASM có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 900 km. Tuy nhiên, phía đối địch cũng có những phương tiện hàng không và phòng không có khả năng đối phó với P-8A và B-1B.

Nói một cách khác, các quốc gia ở Viễn Đông, Đông Nam Á và Nam Á sẽ phải chủ yếu dựa vào sức mình để bảo đảm an ninh trong khu vực. Không phải vô lý mà tại khu vực này, trong thập niên gần đây, ta thấy một sự bùng nổ vũ khí chưa từng có. Thậm chí có thể nói đến một cuộc chạy đua vũ trang. Và việc phát triển hải quân được người ta rất chú trọng.

Ta hãy xem việc xây dựng hải quân ở các nước sẽ hợp thành nên phòng tuyến chống Trung Quốc đang được tiến hành ra sao. Ta hãy bắt đầu đi từ bắc xuống nam.


Tàu khu trục chở trực thăng Hyuga của Hải quân Nhật Bản trong cuộc tập trận Mỹ-Nhật



Sườn phía bắc vững chắc đến mức nào?


Hải quân Phòng vệ Nhật Bản

Hải quân Phòng vệ Nhật Bản đương nhiên là một trong những lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới. Thậm chí, có thể khẳng định, nếu không tính đến lực lượng hạt nhân chiến lược, Hải quân Nhật về năng lực hiện đứng thứ hai thế giới sau Hải quân Mỹ. Hải quân Nhật hiện không có các tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay. Mà Nhật hiện cũng chưa cần đến chúng. Hải quân Phòng vệ Nhật thua kém về số lượng so với hải quân Trung Quốc, nhưng các tàu của họ đáp ứng những yêu cầu hiện đại nhất, có chất lượng tuyệt vời và trên các tàu là các thủy thủ được huấn luyện thành thục.

Tàu khu trục Akizuki của Hải quân Phòng vệ Nhật Bản

“Từ góc độ những con số thuần túy, Nhật Bản thua kém Trung Quốc 10 lần về quân số quân đội, 4 lần về máy bay chiến đấu và 2 lần về tổng trọng tải tàu chiến. Nhưng khi nói đến chất lượng huấn luyện và trình độ công nghệ vốn là các yếu tố then chốt trong chiến tranh hiện đại, thì Nhật dễ dàng vượt xa Trung Quốc”, Trưởng văn phòng đại diện tại Bắc Kinh của tờ báo Mỹ Christian Science Monitor, ông Peter Ford đánh giá. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận là khoảng cách chất lượng giữa Hải quân Nhật và hải quân Trung Quốc đang thu hẹp nhanh chóng.

Nòng cốt của hạm đội Nhật là các tàu khu trục (trong biên chế có 41 chiếc, ngoài ra còn 3 tàu huấn luyện mặc dù chúng vẫn duy trì đầy đủ tiềm lực chiến đấu). Đó là các tàu chiến đa năng, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tiến công, chống ngầm và bảo đảm phòng không. Nhưng vai trò nhiệm vụ chống ngầm được chú trọng trước hết. Các tàu khu trục chở trực thăng tối tân lớp Hyuga (2 chiếc) có lượng giãn nước 19.000 tấn và 2 tàu khu trục chở trực thăng đang đóng lớp Izumo có lượng giãn nước 27.000 tấn hoàn toàn dùng cho nhiệm vụ chống ngầm. Những đồn đoán rằng, chúng là các tàu sân bay “trá hình” hoàn toàn không đúng với thực tế. Mặc dù, dĩ nhiên là nếu tiếp tục phát triển hướng này, Nhật Bản trong tương lai gần sẽ có thể đóng các tàu sân bay thực thụ. Hiện nay, trở ngại cho việc đó là hiến pháp Nhật và lập trường của Mỹ, nơi người ta vẫn nhớ rõ những ký ức về trận oanh kích Trân Châu Cảng. Hiện thời, các chiến dịch tiến công trên biển Nhật Bản giao phó cho Không quân và không quân hải quân triển khai trên mặt đất.

Máy bay tuần biển Kawasaki P-1
4 tàu khu trục tên lửa lớp Kongo có lượng giãn nước 9.500 tấn, được trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu Aegis của Mỹ và các tên lửa phòng không có điều khiển SM-3IA, là các tàu phòng thủ tên lửa và có thể chặn thu các tên lửa tầm trung. Còn 2 tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis lớp Atago có lượng giãn nước 10.000 tấn, được trang bị các tên lửa phòng không có điều khiển SM-2 và hiện chỉ được dùng làm tàu phòng không. Tuy nhiên, sắp tới, chúng sẽ được hiện đại hóa, gồm ứng dụng phần mềm mới nhất Aegis 5.1, trang bị mới bằng tên lửa phòng không có điều khiển SM-3IIA có khả năng tiêu diệt tên lửa đường đạn ở các giai đoạn bay khởi tốc, giữa và cuối. Cần lưu ý rằng, các tên lửa SM-3IIA là sản phẩm hợp tác Mỹ-Nhật. Trong dự án này, Nhật Bản đóng vai trò không hề nhỏ.

Mới đây, Tokyo đã quyết định tăng cường lực lượng phòng thủ tên lửa trên biển. Vào năm 2020, dự kiến đưa vào biên chế Hải quân Nhật thêm 2 tàu khu trục trang bị Aegis và tên lửa chống tên lửa. Cũng không được quên là căn cứ hải quân Yokosuka được biên chế 2 tàu tuần dương và 7 tàu khu trục Mỹ. Một số trong các chiến hạm này làm chức năng phòng thủ tên lửa.

Nhật cũng đang đóng các tàu khu trục vạn năng. Tối tân nhất trong số đó là các tàu lớp Akizuki (19DD) có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn và tốc độ 30 hải lý/h. Chúng được trang bị 8 tên lửa chống hạm nội địa SSM-1B, các tên lửa phòng không có điều khiển tầm trung ESSM để trong các bệ phóng thẳng đứng Mk 41. Trong các bệ phóng này còn bố trí các tên lửa chống ngầm ASROC. Vũ khí chống ngầm còn được tăng cường bằng 2 cụm x 3 ống phóng ngư lôi 324 mm và 2 trực thăng. Vũ khí pháo trên tàu gồm 1 ụ pháo 127 mm Mk 45 Mod. 4 và 2 khẩu pháo tự động 6 nòng 20 mm Phalanx dùng để phòng thủ tầm ngần. Hệ thống chỉ huy chiến đấu ATECS của các tàu khu trục này được mệnh danh là Aegis của Nhật Bản.

Các anten mạng pha khá nhỏ gọn của radar OPS-20C và FCS-3A dùng để phát hiện các mục tiêu mặt nước và mục tiêu bay, cũng như dẫn vũ khí tới các mục tiêu này, được lắp cố định trên phần trên của cấu trúc thượng tầng. Ngày 13/3/2014, Hải quân Nhật nhận vào biên chế tàu khu trục Fuyuzuki, tàu thứ tư và cuối cùng của loạt tàu này. Còn nay, họ đang đóng các tàu khu trục lớp 25DD có lượng giãn nước 5.000 tấn. Tàu đầu tiên trong số đó sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2017. Các tàu này sẽ có nhiệm vụ chuyên biệt chống ngầm.

Nhật cũng đang chuẩn bị đóng “các tàu khu trục có tính cách mạng” DDR Destroyer Revolution. Chưa rõ, “tính cách mạng” của các tàu chiến có lượng giãn nước 5.400 tấn này là gì. Chúng sẽ xuất hiện các triền đà sau năm 2021, còn chức năng chính của chúng là hộ tống các tàu khác. Dường như các tập đoàn đóng tàu sẽ bắt đầu sớm hơn đáng kể việc lắp ráp các tàu khu trục hộ tống (frigate) 3.000 tấn để thay thế 6 tàu cùng loại lớp Abukuma. Chức năng của chúng là tác chiến chống ngầm và chống tàu mặt nước đối phương.

Tàu ngầm thông thường Hakuryu lớp Sōryū của Hải quân Nhật Bản đang tiến vào bến cảng Trân Châu Cảng

Hải quân Nhật hiện có 16 tàu ngầm, 5 trong số đó thuộc lớp Sōryū trang bị động cơ không cần không phí (AIP) và vũ khí tên lửa-ngư lôi. Hiện tại, đây có lẽ là những tàu ngầm thông thường tuyệt đỉnh nhất thế giới. Nhật Bản đang tiếp tục đóng các tàu lớp này. Trong biên chế Hải quân Nhật còn có 2 tàu ngầm huấn luyện. Cũng giống như các tàu khu trục huấn luyện, chúng hoàn toàn có khả năng chiến đấu. Bộ chỉ huy Hải quân Nhật, trước mối đe dọa Trung Quốc, đã quyết định tăng số lượng tàu ngầm trong biên chế lên đến 18 chiếc.

Tập đoàn Kawasaki đang phát triển các máy bay tuần biển Р-1 trang bị động cơ turbine phản lực. Các máy bay này có trọng lượng cất cánh 79.700 kg, tốc độ tối đa 996 km/h, tầm bay 8.000 km và trần bay 13.520 m, mang được 9 tấn bom. Vũ khí trang bị cho các máy bay với các cấu hình khác nhau có thể gồm các tên lửa Harpoon và Maverick, ngư lôi chống ngầm, thủy lôi và bom chìm. Р-1 sẽ thay thế P-3 Orion trong các đơn vị không quân của Hải quân Nhật Bản.

Tàu khu trục tên lửa Sejong Đại Đế của Hải quân Hàn Quốc

Hải quân Hàn Quốc

Hải quân Hàn Quốc, quốc gia láng giềng phía đông của Nhật Bản, cũng có tốc độ phát triển rất nhanh. Quá trình này dựa vào ngành đóng tàu nội địa hùng mạnh, đứng thứ hai thế giới (Trung Quốc đứng thứ nhất và Nhật Bản thứ ba). Tại các xưởng đóng tàu hàn Quốc có thể đóng hầu như tất cả các lớp tàu.

Nếu như trong các thập kỷ đầu sau Thế chiến II, Hải quân Hàn Quốc cơ bản hài lòng với các tàu đồ cũ của Mỹ, thì sau khi nước này có sự đột phá kinh tế (GDP đầu người tăng từ 100 USD vào năm 1963 đến hơn 20.000 USD vào năm 2005), Hải quân nước này được trang bị toàn bộ là tàu đóng nội địa. Tuy nhiên, vũ khí thì vẫn hoặc là mua ở nước ngoài hoặc là sản xuất theo giấy phép, còn trong nhiều trường hợp là họ chế tạo các sản phẩm nội địa làm nhái.

Trong biên chế Hải quân Hàn Quốc có 12 tàu khu trục tên lửa (3 chiếc lớp KDX-I có lượng giãn nước 3.900 tấn, 6 chiếc lớp KDX-II có lượng giãn nước 5.520 tấn và 3 chiếc lớp KDX-III). Tiên tiến nhất là các tàu khu trục lớp KDX-III. Tàu đầu tiên lớp này là Sejong Đại Đế gia nhập biên chế vào năm 2008, có lượng giãn nước toàn tải 11.000 tấn, tốc độ tối đa hơn 30 hải lý/h. Sejong Đại Đế và 2 tàu cùng lớp là các tàu khu trục lớn nhất trang bị hệ thống Aegis. Trong 2 ô phóng của bệ phóng thẳng đứng Mk 41 cố trí 80 tên lửa phòng không có điều khiển SM-2 Block IIIB/IV có khả năng bắn hạ máy bay và tên lửa chiến dịch-chiến thuật. Trong khối K-VLS gồm 48 ngăn phóng là các tên lửa hành trình Hyunmoo III lớp hạm đối đất và các tên lửa chống ngầm K-ASROC Red Shark. Các phương tiện chống ngầm còn có 2 cụm x 3 ống phóng lôi dùng để bắn ngư lôi K745 LW Blue Shark và 2 trực thăng để trong 1 hăng-ga. Để tấn công mục tiêu trên biển, tàu được trang bị 4 bệ phóng x 4 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Seong. Pháo tàu gồm 1 ụ pháo tự động 127 mm Mk 45 Mod. 4 và 1 pháo tự động nhiều nòng 30 mm Goalkeeper. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống tên lửa phòng không RAM dùng để bảo vệ tàu ở tầm gần chống tên lửa chống hạm.

Xét đến mối đe dọa tên lửa gia tăng từ phía CHDCND Triều Tiên, giới lãnh đạo chính trị-quân sự Hàn Quốc đã quyết định tăng cường bộ phận triển khai trên biển của hệ thống phòng thủ tên lửa nước này. Tuy vậy, giá cả đắt của các tàu khu trục lớp KDX-III (923 triệu USD/chiếc chưa tính vũ khí) đã buộc họ phải tìm các phương án thay thế khác. Thế là xuất hiện thiết kế KDX-IIА dựa trên các tàu KDX-II, nhưng với hệ thống Aegis, mặc dù là ở dạng đơn giản hóa đi một chút. Cuối cùng, họ đã quay về với thiết kế KDX-III. Hàn Quốc sẽ chi 3,8 tỷ USD cho việc đóng 3 tàu khu trục lớp này. Nhưng xem ra họ cũng không quên các tàu lớp KDX-IIА. Việc tăng cường thêm các tàu này cho hạm đội Hàn Quốc cũng không thể loại trừ.

Frigate Incheon của Hải quân Hàn Quốc
Các frigate lớp Incheon (chương trình FFX) có lượng giãn nước đầy đủ 3.250 tấn và tốc độ tối đa 32 hải lý/h đang thay thế các frigate lạc hậu lớp Ulsan và các tàu corvette lớp Pohang (tổng cộng 20 chiếc). Đến năm 2020, dự kiến đưa vào biên chế gần 20 tàu lớp này. Chúng dùng để thực hiện các nhiệm vụ tiến công và chống ngầm. Vũ khí của các frigate này gồm 2 bệ phóng x 4 tên lửa chống hạm Hae Seong, 1 hệ thống tên lửa phòng không tầm gần RAM, 1 ụ pháo 127 mm Mk 45 Mod. 4, 1 pháo tự động 6 nòng 20 mm Phalanx, 2 cụm x 3 ống phòng lôi 324 mm và 2 trực thăng. Cuối năm 2013, công ty Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) đã nhận được đơn hàng đóng thân tàu FFX thứ 6, mở ra loạt thứ hai gồm 8 chiếc. Các tàu này có chiều dài lớn hơn một chút, nên cho phép lắp đặt các bệ phóng thẳng đứng của hệ thống tên lửa phòng không Sea Sparrow. Tức là khả năng phòng không của các frigate này sẽ gia tăng.

Hàn Quốc đang đóng ồ ạt các xuồng tên lửa cỡ lớn lớp Gumdoksuri (PKG) có lượng giãn nước 450 tấn và tốc độ 40 hải lý/h. Hơn một tá các xuồng tên lửa này đã được nhận vào biên chế. Tổng cộng đã đặt hàng 40 chiếc. Các tàu này được trang bị 4 tên lửa chống hạm Hae Seong, ụ pháo 76 mm và 1 ụ pháo 2 nòng 40 mm. Sau khi đưa các tàu này vào biên chế, tiềm lực tiến công của Hải quân hàn Quốc ở vùng duyên hải sẽ tăng mạnh.

Phát triển đặc biệt bùng nổ là lực lượng tàu ngầm Hàn Quốc. Lực lượng này bắt đầu được xây dựng vào năm 1989, khi tại xưởng đóng tàu HDW ở Köln (Đức) đã khởi đóng tàu ngầm Chang Bogo lớp Type 209/1200. Thân tàu thứ hai được đóng ở Hàn Quốc, tại xưởng đóng tàu của hãng DSME. Hạm đội Hàn Quốc đã nhận được tổng cộng 9 tàu lớp này. Hiện nay, tại hãng này và tại Hyundai Heavy Industries đang lắp ráp 9 tàu ngầm thông thường lớp Type 214/1700 (KSS-2) theo giấy phép của Đức, 3 trong số này đã có mặt trong biên chế.

Hàn Quốc ngày nay không chỉ đóng tàu ngầm cho hạm đội của mình mà còn đã bắt đầu xuất khẩu tàu ngầm. Họ sẽ sản xuất các bộ phận kết cấu tàu ngầm lớp Type 209 để sau đó lắp ráp ở Indonesia.

Sau khi làm chủ công nghệ sản xuất tàu ngầm theo các thiết kế của Đức, Hàn Quốc đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo các tàu ngầm của mình. Các hãng DSME và Hyundai Heavy Industries đang phát triển thiết kế tàu ngầm KSS-3. Tàu này được trang bị hệ thống động cơ không cần không khí, có lượng giãn nước gần 3.000 tấn. Ngoài ngư lôi, tên lửa chống hạm và thủy lôi, tàu còn được trang bị các tên lửa hành trình Cheonryong để tấn công mục tiêu mặt đất ở tầm đến 500 km.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang tiến hành gần như liên tục các cuộc tập trận song phương và ba bên ở các vùng biển Viễn Đông. Cuộc tập trận này chưa kịp kết thúc, cuộc tập trận khác đã bắt đầu. Họ làm thế để rèn dũa khả năng phối hợp, hiệp đồng chiến đấu. Từ ngày 24/2 đến 6/3/2014, đã diễn ra cuộc tập trận Key Resolve 2014 của Hạm đội 7 Mỹ và Hải quân Hàn Quốc với sự tham gia của 6.300 thủy binh hai nước. Sau đó từ ngày 21-26/3, tại khu vực đảo Guam đã diễn ra cuộc tập trận Mỹ-Nhật Multi-Sail 14 có bắn pháo, tên lửa từ các tàu tham gia tập trận. Còn ngày 27/3, ở phía nam Seoul đã bắt đầu cuộc tập trận mới mật danh Ssang Yong diễn ra đến ngày 7/4. Trong cuộc tập trận này có khoa mục đổ bộ 7.500 lính thủy đánh bộ Mỹ và 3.500 lính Hàn Quốc từ 12 tàu đổ bộ.

Những điều nói trên không có nghĩa là cánh bắc của chiến lũy chống Trung Quốc là tuyệt đối vững chắc. Vấn đề là ở chỗ quan hệ giữa người Hàn và người Nhật về mặt lịch sử nói nhẹ ra cũng là thù địch. Giữa hai nước còn có tranh chấp lãnh thổ nữa. Không phải tình cờ mà tàu sân bay trực thăng Dokdo, con tàu lớn nhất trong Hải quân Hàn Quốc mang cái tên của hòn đảo nhỏ Dokdo mà Nhật Bản cũng đòi chủ quyền. Bởi vậy, sẽ là thiếu thận trọng nếu nói về sự thống nhất hoàn toàn “giữa các đồng minh”.


Hải quân Đài Loan

Trong nhiều năm, điểm tựa chính của Mỹ ở Viễn Đông là Đài Loan. Hòn đảo nổi loạn này là bộ máy phát động các vụ khiêu khích chống Trung Quốc. Dĩ nhiên là Bắc Kinh đã tuyên bố sẵn sàng kết liễu hang ổ chủ nghĩa đế quốc Mỹ trên đất đai của mình. Nhưng thời gian đã trôi đi. Washington đã buộc phải thừa nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, nhưng vẫn bảo lưu quyền hậu thuẫn chính trị và quân sự cho Đài Bắc.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, về phần mình, thì đã thề thu hồi Đài Loan vào tay. Đôi khi, ngay cả nay cũng có thể nghe thấy những lời hô hào như thế. Tuy vậy, quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đang dần trở nên nếu không phải là hữu nghị thì cũng không còn là thù địch. Đài Loan đối với Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng, một nguồn cung cấp công nghệ tiên tiến và… thông tin tình báo.

Hòn đảo tự trị này liên tục rung chuyển bởi các vụ bê bối gián điệp. Vào đầu tháng 1/2014, một cựu sĩ quan không quân, trung tá Yuan Hsiao-feng đã bị kết án tù chung thân vì làm gián điệp cho Trung Quốc. Một kẻ đồng lõa của y nhận án 20 năm tù. Ngày 21/2, cựu sĩ quan hải quân Chien Ching-kuo và Lu Chun-chun, người từng phục vụ tại một trung tâm chỉ huy tên lửa của Đài Loan đã bị kết án 10 tháng tù vì tiếp tay cho Trung Quốc thiết lập một lưới gián điệp tại hòn đảo này. Còn vào tháng 9/2013, một cựu phó đô đốc mà vì lý do tế nhị đã không được nêu tên đã bị tạm giam 14 tháng.

Tên lửa chống hạm Hùng Phong III (Hsiung Feng III) trong một cuộc duyệt binh ở Đài Bắc
Năm 2012, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã khởi tố vụ án lấy cắp từ một trong các xuồng tên lửa tối tân lớp Kuang Hua 6 một máy tính xách tay có chứa các thông tin tuyệt mật về hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc. Bản thân xuồng tên lửa này lúc đó đang được bảo vệ cẩn mật tại căn cứ chính Tả Doanh (Zuoying) của hải quân Đài Loan. “Nếu máy tính xách tay này mà lọt vào tay Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ có được mật mã liên lạc của toàn bộ hải quân Đài Loan, cũng như dữ liệu về vũ khí trang bị tên lửa của hải quân Đài Loan”, báo chí Đài Loan đưa tin. Tuy nhiên, cả máy tính lẫn kẻ cắp đều không tìm thấy. Ngay sau đó lại xảy ra vụ mất cắp khác. Trong quá trình kiểm kê tài sản của một số xuồng tên lửa lớp Hải Âu (Hai Ou) bị giải nhiệm mà thay cho chúng chính là các xuồng tên lửa lớp Kuang Hua VI, đã phát hiện mất các bản đồ mật. Tờ báo United Daily News (Đài Loan) dẫn một nguồn giấu tên trong bộ quốc phòng Đài Loan đã cho hay, các bản đồ mất tích có chứa các thông tin về việc triển khai các hạm tàu của hải quân Đài Loan trong trường hợp nổ ra chiến tranh. “Nếu như chúng lọt vào tay kẻ thù, thì hạm đội của chúng ta đơn giản sẽ lâm vào cảnh trần trụi và tay không trước cuộc tấn công của đối phương”.

Rõ ràng là căn cứ vào bối cảnh đó, Mỹ không sẵn long chuyển giao hay bán cho Đài Loan vũ khí trang bị hiện đại mà chỉ dừng ở việc cung cấp các vũ khí đồ cũ hay các mẫu đã rất quen thuộc trên thị trường. Ví dụ, trong năm nay, Mỹ đã định bán cho Đài Loan 4 frigate lớp Oliver Hazard Perry. Tuy nhiên, Đài Bắc đã quyết định mua với giá 187 triệu USD chỉ 2 tàu này vì các tàu này đã khá cũ nát.

Nhưng không thể nói rằng, Mỹ đã phó mặc đồng minh của mình cho số phận. Tổng giá trị các hợp đồng vũ khí Mỹ cam kết với Đài Loan là khá lớn - 7,6 tỷ USD. Trong đó có 12 máy bay tuần tra cải tiến P-3C Orion và các tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm Harpoon Block II có tầm bắn đến 125 km.

Frigate Cheng De lớp Kuang Hua II của hải quân Đài Loan
Và dẫu sao thì Đài Loan cũng đang chuyển sang thế tự cung tự cấp. Đài Loan hiện có công nghiệp quốc phòng khá phát triển, trong đó có công nghiệp đóng tàu. Trong biên chế hải quân có 8 frigate lớp Chi Yang (Kuang Hua 1) đóng năm 1990-2004 tại các xưởng đóng tàu của công ty nội địa China Shipbuilding Corporation. Chúng được đóng trên cơ sở frigate Mỹ Oliver Hazard Perry, nhưng có vũ khí tiến công mạnh hơn. Ban đầu, chúng mang 8 tên lửa chống hạm dưới âm Hsiung Feng II (Hùng Phong II) với tầm bắn đến 160 km. Nay chúng đang được trang bị lại bằng tên lửa chống hạm siêu âm (tốc độ 2М) Hsiung Feng III với tầm bắn 130 km (theo các nguồn khác là 300 km).

Hạm đội Đài Loan còn có 6 frigate khá hiện đại lớp Kuang Hua 2 đóng tại Pháp vào nửa cuối những năm 1990 có sử dụng các công nghệ của frigate tàng hình lớp La Fayette. Nay chúng cũng đang được trang bị lại bằng tên lửa chống hạm Hsiung Feng III. Điểm yếu của các tàu này là thiếu phương tiện phòng không mà nòng cốt là một bệ phóng tên lửa phòng không Sea Chaparral với cơ số 16 tên lửa phòng không có điều khiển tầm ngắn. Các tên lửa này đã bị Mỹ loại khỏi trang bị từ lâu.

Họ còn có số lượng lớn các tàu cũ do Mỹ đóng, trong đó có 4 tàu khu trục tên lửa lớp Kidd. Chúng được Mỹ đóng vào cuối những năm 1970-đầu những năm 1980 cho Hải quân Iran thời quốc vương Pahlevi. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, các tàu này được giao cho Hải quân Mỹ, còn vào năm 2005-2006, được bán với giá 800 triệu USD cho Đài Loan khiến Bắc Kinh cực kỳ tức tối. Thời đó, đây là các tàu khá hiện đại, nhưng 10 năm sau, chúng đã lạc hậu mặc dù vẫn mang kho vũ khí khá mạnh (2 bệ phóng kép kiểu thanh đỡ cho tên lửa phòng không có điều khiển SM-2MR, 2 bệ phóng x 4 tên lửa chống hạm Harpoon, 2 ụ pháo 127 mm, 2 pháo tự động 6 nòng phòng thủ tầm gần Phalanx, 2 x 3 ống phóng lôi chống ngầm và 1 trực thăng).

Ngoài các tàu khu trục lớp Kidd, hải quân Đài Loan còn có các frigate Mỹ cổ lỗ hơn lớp Knox. Vũ khí của chúng được tăng cường bằng cách lắp thêm 10 tên lửa phòng không có điều khiển SM-1 và 4 tên lửa chống hạm Harpoon, nhưng chúng cần phải thay thế vì đã sử dụng hơn 40 năm. Để làm việc này, tại các xưởng đóng tàu nội địa, Đài Loan dự định đóng 6 frigate lớp Kuang Hua 8 trang bị tên lửa chống hạm Hsiung Feng III.

Quá trình trang bị lại các lực lượng ven bờ của hải quân Đài Loan đang diễn ra rất nhanh. Thay thế cho 50 xuồng tên lửa lỗi thời lớp Hải Âu (biến thể của xuồng tên lửa Dvora của Israel) có lượng giãn nước 50 tấn, Đài Loan đã đóng xong 34 xuồng tên lửa lớp Kuang Hua VI cỡ 150 tấn, trang bị 4 tên lửa chống hạm Hsiung Feng II. Còn trong tháng 3/2014, đã diễn ra lễ tiếp nhận vào biên chế tốc hạm tấn công ba thân 500 tấn Tuao River – tàu đầu tiên của lớp Hsun Hai. Dự định đóng tổng cộng 12 tàu này. Chúng sẽ được trang bị 8 tên lửa chống hạm Hsiung Feng II và 8 quả Hsiung Feng III, cũng như 1 pháo tự động 76 mm và 1 pháo tự động phòng thủ tầm gần 20 mm Phalanx. Các tàu ba thân này được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” và “sự đáp trả của Đài Loan” đối với việc Trung Quốc đóng tàu sân bay. Vũ khí tên lửa uy lực mạnh của các tàu này quả thực có khả năng đánh đắm tàu sân bay.

Xuồng tên lửa lớp Kuang Hua VI của Đài Loan
Nhưng trang bị thêm cho hạm đội các tàu ngầm mới thì Đài Loan không tài nào làm được. Hiện họ có trong biên chế 2 tàu ngầm lớp Hải Long (biến thể của tàu ngầm lớp Zwaardvis của Hà Lan) mà Hà lan đóng vào năm 1987-1988, và 2 tàu ngầm Mỹ lớp Tench thời Thế chiến II hiện dùng làm tàu huấn luyện và để tập luyện lực lượng chống ngầm. Đầu những năm 2000, Tổng thống George Bush con đã cam kết bán cho Đài Bắc 8 tàu ngầm thông thường mới. Nhưng Mỹ từ lâu đã không còn công nghệ đóng tàu ngầm thông thường (tàu điện-diesel cuối cùng Mỹ đóng xong vào năm 1959). Khi họ tính chi phí để khôi phục các công nghệ này thì hóa ra mỗi tàu ngầm sẽ trị giá khoảng 1 tỷ USD, tức là gần tương đương một tàu ngầm nguyên tử. Đài Loan không chấp nhận điều đó.

Hiện nay, theo các nguồn tin nước ngoài, Đài Loan đang thiết kế tàu ngầm thông thường. Rõ ràng là các chuyên gia Tây Âu đang giúp Đài Bắc trong công việc này. Đài Loan dự kiến đóng 8 tàu ngầm nội địa, nhưng bao giờ điều này xảy ra thì không rõ.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng, Đài Loan có lực lượng hải quân tương đối lớn. Nhưng chúng đương nhiên thua kém hải quân Trung Quốc. Và nếu như Bắc Kinh muốn thì họ sẽ có thể quét sạch hòn đảo phản loạn. Nhưng hiện nay, ít có khả năng Bắc Kinh có ý định đó.

>> Lập phòng tuyến chống Trung Quốc (2)

Lập phòng tuyến chống Trung Quốc (2)

9:21 PM, 09/08/2014, Views: 0 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Đánh giá sức mạnh hải quân Đông Nam Á, Australia, New Zealand - những đối tương Mỹ đang lôi kéo để lập phòng tuyến trên biển chống Trung Quốc.
>> Lập phòng tuyến chống Trung Quốc (1)


Sườn phía nam: Mạnh yếu khác nhau



Hải quân Việt Nam
Dường như mới đây Việt Nam còn là địch thủ số 1 của Mỹ ở Đông Nam Á. Hiện nay, Washington đang làm tất cả để lôi kéo Hà Nội trở thành đồng mình, chủ yếu là trong lĩnh vực quân sự. Mới đây, Mỹ đã đề nghị tăng cường không quân hải quân của Việt Nam bằng các máy bay tuần biển P-3 Orion. Nhưng chẳng cần sự mách nước của Mỹ, Việt Nam vẫn đang củng cố hải quân của mình.

Hai chiến hạm uy lực nhất HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam hiện nay
Việt Nam đang có những biện pháp tích cực nhằm hiện đại hóa hải quân. Trong mấy năm gần đây, Hải quân Việt Nam đã được tăng cường 2 frigate lớp Gepard-3.9 và một số tàu tên lửa lớp Projekt 12418 Molnya. Các tàu này có sức tấn công khá mạnh, được trang bị các hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E (Gepard-3.9 mang mỗi tàu 8 quả Kh-35E, mỗi tàu Molnya mang được 16 quả). Các tên lửa này tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 130 km. Kh-35E có thể được thay bằng biến thể tối tân nhất là Kh-35UE Super Uran với tầm bắn lên đến 260 km và hệ dẫn kết hợp, gồm hệ dẫn quán tính, khối dẫn đường vệ tinh và đầu tự dẫn radar chủ động/thụ động, bảo đảm độ chính xác cao và khả năng chống nhiễu trog điều kiện có đối kháng điện tử.

Tư lệnh quân lực Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear đang trao đổi ở Hà Nội với Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương **** Cộng sản Việt Nam Hoàng Bình Quân

Cả các frigate lẫn tàu tên lửa đều làm hài lòng các thủy thủ Việt Nam. Hiện nay, tại Nhà máy mang tên A.M. Gorky ở Zelenodolsk, Nga đang đóng cặp thứ hai frigate lớp Gepard-3.9, còn tại Việt Nam đang triển khai lắp ráp hàng loạt theo giấy phép các tàu tên lửa lớp Projekt 12418.

Sắp tới, các xưởng đóng tàu của hãng Damen Shipyards Group ở Vlissingen (Hà Lan) sẽ khởi đóng cho Hải quân Việt Nam corvette lớp SIGMA 9814. Tàu hộ vệ này có chiều dài 98 m, chiều rộng 14 m, được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3, hệ thống lửa phòng không tầm ngắn MICA VL, 1 ụ pháo vạn năng 76 mm Oto Melara Super Rapid, 2 ụ pháo 30 mm Oto Melara MARLIN-WS và 1 trực thăng chống ngầm Kа-28. Tàu thứ hai lớp này sẽ được đóng tại Việt Nam.

Các frigate lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam

Trong biên chế Hải quân Việt Nam hiện có 4 tàu tuần tra lớp Projekt 10412 Svetlyak. Tàu được trang bị các ụ pháo tự động 76 và 30 mm dùng để tiêu diệt mục tiêu trên biển, trêm không và trên bờ. Nghĩa là đây là các tàu pháo không lớn, nhưng hiệu quả, có khả năng vừa tuần tra vùng ước ven bờ, vừa phản kích các cuộc tấn công của đối phương. Việt Nam hiện đang đóng hàng loạt các tàu tuần tra lớp TT 400 TP có hình dáng và kết cấu tương tự tàu Svetlyak của Nga. TT 400 TP cũng có thành phần vũ khí tương tự như ở các tàu Projekt 10412.

Tại hãng đóng tàu Admiralteiskye verfi (Nga) đang đóng các tàu ngầm lớp Projekt 06361 cho Hải quân Việt Nam

Tháng 1/2014, tại căn cứ hải quân Cam Ranh đã thượng cờ trên tàu ngầm điện-diesel Hà Nội, tàu đầu tiên thuộc lớp Projekt 06361, còn trong tháng 3/2014, tàu thứ hai mang tên Thành phố Hồ Chí Minh được đưa đến Cam Ranh. Sáu tàu ngầm điện-diesel lớp này do hãng đóng tàu Admiralteiskye verfi (Nga) đóng sẽ mang lại một chất lượng hoàn toàn mới cho hải quân ВМС Việt Nam. Các tàu ngầm độ ồn nhỏ này mang theo những vũ khí đáng sợ: các ngư lôi, thủy lôi và các tên lửa hành trình của hệ thống Club-S dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất ở tầm đến 300 km.

Hai tàu ngầm Kilo đầu tiên HQ-183 và HQ-182 trên bến cảng


Hải quân Việt Nam cũng chăm lo cho lĩnh vực phòng thủ bờ biển. Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion với các tên lửa K-310 Yakhonr dùng để tiêu diệt tàu mặt nước thuộc tất cả các lớp và chủng loại, cũng như các mục tiêu mặt đất có tương phản radar trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và điện tử mạnh. Tên lửa có tầm bắn đến 300 km. Tức là các tên lửa Yakhont có thể tiêu diệt các mục tiêu và công trình của căn cứ hải quân Tam Á thuộc hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam, ở Biển Đông.

Hạm đội Việt Nam không lớn, nhưng hiển nhiên là rất cân đối. Trong tương lai gần, nó sẽ có khả năng răn đe mọi mưu toan gây tổn hại các lợi ích của Việt nam ở Biển Đông.

Hệ thống tên lửa bờ biển K-300P Bastion của Hải quân Việt Nam

Hải quân Philippines

Một pháo đài cũ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương là Philippines. Quốc gia cực bắc Đông Nam Á này sau chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha năm 1898 đã trở thành thuộc địa của Mỹ và đến năm 1946 mới giành được độc lập, nhưng trên thực tế trong một thời gian dài vẫn nằm dưới sự bảo trợ của Washing ton.

Philippines là mắt xích yếu nhất trong phòng tuyến chống Trung Quốc mà Mỹ đang dàn dựng. Trong biên chế của Hải quân Philippines đại bộ phận là đồ rác thải của Mỹ đã hết hạn sử dụng từ lâu. Ví dụ, frigate Datu Sikatuna lớp Cannon và 6 corvette lớp PCE 827 được đóng từ thời Thế chiến II. Các tàu mới nhất là 2 frigate lớp Hamilton vốn là tàu tuần duyên Mỹ, được đưa vào sử dụng vào nửa cuối thập niên 1960.

Rõ ràng là Philippines không đủ nguồn lực để củng cố hạm đội. Nhưng tháng 9/2013, họ đã mở thầu mua các frigate hiện đại mới. Đã có 11 công ty đóng tàu nước ngoài tuyên bố sẵn sàng tham dự cuộc đấu thầu này. Tuy nhiên, cơn bão Hải Yến (Haiyan), mà Philippines gọi là bão Yolanda đổ vào nước này vào tháng 11/2013 đã gây tổn thất kinh tế nặng nề cho Philippines, nên họ đã buộc phải đình hoãn cuộc đấu thầu. Mỹ lại ra tay giúp đỡ khi hứa cấp tín dụng 40 triệu USD để dùng để trả một phần cho 2 tàu lớp Hamilton nữa nếu Manila quyết định mua chúng. Nhưng rõ ràng là các tàu này sẽ chẳng ảnh hưởng gì lớn đến khả năng chiến đấu của Hải quân Philippines.


Hải quân Malaysia

Hải quân Hoàng gia Malaysia cũng cân đối không kém, có nhiệm vụ bảo vệ các đường tiếp cận các eo biển có tầm quan trọng chiến lược nối Biển Đông với Ấn Độ Dương. Hai frigate lớp Lekiu và 6 corvette lớp Kasturi và Laksamana là các tàu chiến có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tiến công và phòng thủ. Sáu tàu tuần tra lớp Kedah mỗi tàu trang bị 1 pháo tự động 76 và 1 pháo tự động 30 mm, 2 súng máy và 1 trực thăng. Nhưng chúng có thể lắp thêm nhanh chóng các tên lửa chống hạm Exocet và hệ thống tên lửa phòng không tầm gần RAM. Bằng cách đó, chúng biến thành các corvette thực sự. Nhân đây, cũng phải nói rằng, đây có lẽ là ví dụ duy nhất trong thực tiễn thế giới khi mà ngay trong thiết kế của tàu tuần tra ngoài khơi OPV đã trù tính sẵn phương án cải hoán thành tàu chiến.

Tàu tuần tra KD Terengganu lớp Kedah của Hải quân Hoàng gia Malaysia
Hiện nay, tại xưởng đóng tàu Bousted Holdings Berhad ở Malaysia đang tiến hành đóng 6 corvette lớp Gowind. Tàu có chiều dài 111 m, lượng giãn nước gần 3.000 tấn, tức là thực tế gần như là tàu frigate (khinh hạm), tốc độ tối đa 28 hải lý/h, cự ly hành trình ở tốc độ 15 hải lý/h là 5.000 hải lý. Các tàu lớp Gowind sẽ bắt đầu đưa vào biên chế Hải quân Malaysia vào năm 2018 và sẽ được trang bị 2 bệ phóng x 4 tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block III (các tên lửa này còn có khả năng tiến công các mục tiêu bờ), các tên lửa phòng không VL-MICA trong 16 bệ phóng thẳng đứng, 1 ụ pháo tự động 57 mm và 2 ụ pháo tự động 30 mm, 2 cụm x 3 ống phóng lôi chống ngầm 324 mm và 1 trực thăng Super Lynx 300.

Tàu ngầm KD Tun Abdul Razak - một trong 2 tàu ngầm lớp Scorpène của Malaysia

Hải quân Malaysia còn có các tàu tên lửa nhỏ: 4 tàu lớp Perdana và 4 tàu lớp Handalan. Chúng được đóng trong những năm 1970 ở Pháp và Thụy Điển. Hiện nay, các tàu lạc hậu này không đáp ứng các yêu cầu hiện nay.

Nhưng hai tàu ngầm điện-diesel lớp Scorpène của họ là rất hiện đại. Chúng được trang bị ngư lôi và tên lửa chống hạm. Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Malaysia có điểm yếu cơ bản là số lượng tàu ngầm ít. Hai tàu ngầm dù là hiện đại cũng không đủ làm thay đổi thời tiết. Có lẽ, chúng chủ yếu được dùng để huấn luyện các thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm tương lai.

Hải quân Singapore

Hải quân Indonesia

Hải quân Australia

Hải quân New Zealand

Hải quân Ấn Độ
(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

bibeo123

Xe đạp
Biển số
OF-88511
Ngày cấp bằng
15/3/11
Số km
44
Động cơ
407,440 Mã lực
Nơi ở
HCM City
mặc dù bài viết khá dài nhưng vẫn ủng hộ quốc phòng VN
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
HQ9 tính năng trên giấy, vưỡn cứ S300 và các tổ hợp phòng không của Nga bảo vệ phòng không khỏi đám chim kền kền bậy nhà Mèo. Điều đáng gườm nhất của Trung Quốc là trình độ gián điệp nằm vùng ở mọi khía cạnh ( kinh tế, chính trị, quốc phòng .. ) và quả đấm hạt nhân với 300 đầu đạn chiến lược.
 

dapper2310

Xe máy
Biển số
OF-327470
Ngày cấp bằng
17/7/14
Số km
61
Động cơ
285,510 Mã lực
Ko coi thường được đâu ạ ! Vì em đã từng mắt thấy 1tiểu đoàn tq trang bị rất hiện đại ạ ! Tại ngay nam ninh thôi !
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Đã đến lúc chúng ta cần phải có 1 cái nhìn nghiêm túc về vũ khí của Khựa rồi đấy các cụ ạ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Mỹ: Trung Quốc liên tiếp phóng tên lửa xuyên lục địa

Cập nhật lúc: 16:00 10/08/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Theo giới tình báo Mỹ, tuần trước Trung Quốc đã thực hiện ít nhất 2 cuộc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A và DF-5.




Tờ The Washington Times của Mỹ dẫn báo cáo của quan chức Mỹ cho biết, tuần trước Trung Quốc đã liên tiếp bắn 2 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trong đó 1 quả thuộc loại DF-31A.

Báo cáo do chuyên gia nghiên cứu tên lửa chiến lược Trung Quốc nổi tiếng của Mỹ Bill Gertz cho biết, căn cứ vào xác nhận của vệ tinh gián điệp Mỹ và trạm tình báo đặt tại châu Á thì 2 tên lửa phóng lần này gồm: tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A (bệ phóng cơ động) và tên lửa xuyên lục địa DF-5 (đặt trong hầm phóng mặt đất).

Bệ phóng và ống phóng chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A trong cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.

Việc bắn thử nghiệm 2 tên lửa xuyên lục địa lần này giống như các lần trước đó là được tiến hành bí mật. Mà trước đó thì chính phủ Trung Quốc cũng mới tuyên bố tiến hành thử nghiệm đánh chặn tên lửa hôm 23/7.
Trong một báo cáo được trung tâm tình báo hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ công bố gần đây cho rằng, Trung Quốc là quốc gia hoạt động mạnh và sâu nhất trong nghiên cứu tên lửa đạn đạo hiện nay trên thế giới.
Hiện nay, lực lượng tên lửa Trung Quốc đồng thời được mở rộng về số lượng và kiểu loại. “Trung Quốc đang nghiên cứu và thử nghiệm tên lửa mang tính tấn công, tổ chức xây dựng lực lượng tên lửa mới, nâng cấp hệ thống cũ và nghiên cứu biện pháp đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa”, báo cáo cho biết.

Tài liệu của trung tâm tình báo hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ cho thấy, tầm phóng của tên lửa DF-31A hơn 11.000 km, còn tầm bắn của tên lửa DF-5 hơn 12.000km. Cả 2 tên lửa này đều có thể mang được đầu đạn hạt nhân.

Bằng Hữu
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
HQ9 tính năng trên giấy, vưỡn cứ S300 và các tổ hợp phòng không của Nga bảo vệ phòng không khỏi đám chim kền kền bậy nhà Mèo. Điều đáng gườm nhất của Trung Quốc là trình độ gián điệp nằm vùng ở mọi khía cạnh ( kinh tế, chính trị, quốc phòng .. ) và quả đấm hạt nhân với 300 đầu đạn chiến lược.
Cậu nói sao ấy chứ HQ-9 bán được cho Thổ, HQ-9 bắn được mục tiêu bay thì ko thể nói trên giấy được
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hồ sơ:
Hệ thống tên lửa bờ biển YJ-82 C-802

10:36 PM, 28/11/2009, Views: 5208 | By

VietnamDefence - Tên lửa chống hạm chiến thuật tầm trung YJ-82 (Yingji-82, Ưng kích 82, ký hiệu xuất khẩu C-802; Phương Tây gọi là CSS-С-8 Saccade) là biến thể cải tiến của tên lửa chống hạm YJ-81 (C-801A) và dùng để trang bị cho tàu nổi, tàu ngầm, các đơn vị tên lửa bờ biển và máy bay. Được giới thiệu lần đầu năm 1989.

C-802 được trang bị cho máy bay ném bom siêu âm FB-7, máy bay tiêm kích-bom Q-5 và máy bay tiêm kích đa năng tiên tiến thế hệ 4 J-10 do các hãng sản xuất máy bay Thành Đô và Thẩm Dương (Trung Quốc) phát triển.

С-802 khác với mẫu cơ sở là С-801А ở chỗ sử dụng động cơ turbine phản lực thay vì động cơ nhiên liệu rắn, nhờ vậy tầm bắn hiệu quả tối đa tăng lên 50%, đạt 120 km.




С-802 có thiết kế khí động thông thường với cánh tam giác kiểu chữ thập ngắn, cửa hút khí của động cơ bố trí ở mặt dưới thân tên lửa. Các tên lửa trang bị cho tàu chiến và phóng từ mặt đất có thêm động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn. Tên lửa được lắp đầu tự dẫn radar chủ động đơn xung hoạt động ở dải tần 10-20 GHz.

Xác suất tiêu diệt mục tiêu, kể cả khi có đối kháng mạnh của đối phương, đạt 75%. Do C-802 có bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ, độ cao bay thấp và hệ thống chế áp nhiễu nên rất khó đánh chặn tên lửa. Độ cao bay giai đoạn hành trình là 20-30 m, ở giai đoạn bay cuối tên lửa hạ xuống độ cao 5-7 m.


Hệ thống tên lửa bờ biển YJ-82 sử dụng khung gầm xe tải, một bệ phóng mang 3 contenơ có mặt cắt hình chữ nhật đặt trên một bệ nâng. Mỗi đại đội được biên chế 4 bệ phóng, 1 đài radar và 1 xe bảo đảm.

Trong hải quân TQ, С-801 và С-802 được trang bị cho khu trục hạm thuộc các lớp Luhai (Lữ Hải) 167, Luhu (Lữ Hồ) 112, Luda (Lữ Đại) 166, Luda (Lữ Đại) 109, frigate các lớp: Jianghu-III (Type 053HT, Giang Hồ III), Jiangwei (Giang Vệ), các tàu tên lửa lớp Houjian. Các tàu ngầm điện-diesel Type 039 (lớp Tống) có khả năng phóng ngầm tên lửa C-802.

Iran đã dự định mua của TQ một lô lớn tên lửa С-802 và С-801. Các hợp đồng này đã thực hiện được một phần, sau đó dưới áp lực của Mỹ, TQ đã buộc phải ngừng cung cấp cho Iran để đổi lại việc mở rộng quan hệ quân sự và kinh tế với Mỹ dưới dạng viện trợ tài chính và xuất khẩu công nghệ trị giá không dưới 7 tỷ USD. Tháng 10/2000, Iran tuyên bố tiến hành cuộc diễn tập hải quân 8 ngày ở eo biển Hormuz và vịnh Oman, trong cuộc diễn tập họ đã bắn thử 1 biến thể mới của tên lửa С-802. Tên lửa này là kết quả của chương trình hợp tác với CHDCND Triều Tiên hiện đại hóa С-802.



Pakistan đang xây dựng chương trình trang bị C-802 cho các tàu chiến tương lai của mình.

Sử dụng thực chiến:
Ngày 14/7/2006, trong cuộc chiến tranh xâm lược Libăng của Israel, lực lượng Hezbollah đã phóng 2 tên lửa (được cho là C-802) vào tàu hộ vệ tên lửa INS Hanit của Hải quân Israel đang hoạt động cách bờ biển Beirut khoảng 20 km, 1 quả bắn trúng làm tàu bị trọng thương, 4 thủy binh Israel chết.



Tính năng kỹ-chiến thuật:
Trọng lượng phóng, kg: 715
Trọng lượng phần chiến đấu, kg: 165
Chiều dài tên lửa (kể cả động cơ khởi tốc), mm: 6392
Đường kính thân, mm: 360
Sải cánh, mm: 1180
Tầm bắn, km 15 - 120
Tốc độ bay, M: 0,8-0,9
Độ cao bay, m: 50- 120

Nước sản xuất: Trung Quốc
Năm nhận vào trang bị: 1987
Các nước sử dụng: TQ, Algeria, Bangladesh, Indonesia, Iran, Pakistan, Myanmar, Thái Lan
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hải quân TQ tiếp nhận hộ tống hạm tàng hình Type 056 thứ 15

(Soha.vn) - Ngày 08 tháng 8 năm 2014, chiếc tàu hộ tống mang tên Tuyền Châu (số hiệu 588) thuộc Dự án 056 đã chính thức gia nhập Hạm đội Đông Hải của Hải quân Trung Quốc.

Đây là chiếc tàu hộ tống thuộc Dự án 056 (Type 056) thứ 15 được bàn giao cho hải quân sau một năm rưỡi.
Con tàu được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Hudong của Tập đoàn đóng tàu Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải và được hạ thủy vào ngày 26 tháng 6 năm 2013. Quyết định bàn giao chiếc tàu hộ tống Type 056 thứ 15 cho hải quân đã được ký vào ngày 18 tháng 7 năm 2014.

Tàu hộ tống Type 056 mang tên Tuyền Châu (số hiệu 588) gia nhập Hải quân Trung Quốc.​
Việc đóng các tàu hộ tống Type 056 (định danh NATO: Jiangdao) được thực hiện ở Trung Quốc tại 4 nhà máy đóng tàu cùng một lúc. Con tàu đầu tiên của Dự án 056 Bạng Phụ (số hiệu 582) bắt đầu được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Hudong trong năm 2010, hạ thủy vào ngày 22 tháng 5 năm 2012 và gia nhập Hải quân Trung Quốc ngày 25 tháng 02 năm 2013.
Cho đến nay (nghĩa là sau một năm rưỡi đưa vào biên chế con tàu 056 đầu tiên), tổng cộng, Hải quân Trung Quốc đã nhận được 15 tàu hộ tống loại này, trong đó có 4 chiếc được xây dựng bởi Nhà máy Hudong ở Thượng Hải, 4 chiếc bởi Công ty đóng tàu Huangpu ở Quảng Châu, 4 chiếc bởi Nhà máy đóng tàu Liaonan ở Đại Liên và 3 chiếc bởi Công ty công nghiệp đóng tàu Wuchang ở Vũ Hán.

Bạng Phụ (số hiệu 582) - Con tàu đầu tiên thuộc Dự án 056.​
Trong số này, 8 tàu đã được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2013 và 7 tàu trong 7 tháng đầu năm 2014. Hiện vẫn còn 2 tàu hộ tống Type 056 trong tháng 8 năm 2014 sẽ thông qua các cuộc thử nghiệm trên biển. Bên cạnh đó, có tới 13 chiếc đang trong các giai đoạn xây dựng khác nhau, trong đó có 5 chiếc trong giai đoạn đưa lên ụ.
BÀI LIÊN QUAN


Cần lưu ý rằng, hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm tàu hộ tống Type 056 Suqian (số hiệu 593), con tàu được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Hudong, hạ thủy ngày 20 tháng 11 năm 2013 và sẽ được sửa đổi thành dự án tàu dẫn đường 056A với việc trang bị sonar kéo.
Trong số 15 tàu hộ tống, có 7 chiếc phục vụ trong Hạm đội Nam Hải (bao gồm cả 2 chiếc đồn trú ở Hồng Kông), 4 chiếc thuộc Hạm đội Bắc Hải và 4 chiếc thuộc Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc.
Trong bối cảnh Biển Đông và Hoa Đông đang nóng lên do các chính sách gây hấn liên tiếp của Trung Quốc thời gian gần đây, việc nước này tăng cường số lượng các tàu Type 056 là một động thái nguy hiểm mà các nước trong khu vực cần cảnh giác.




Một số hình ảnh con tàu tàng hình Tuyền châu số hiệu 588 trong ngày gia nhập Hải quân Trung Quốc​
Tàu hộ tống tàng hình Type 056 có chiều dài 90m và lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.300 tấn. Tàu có khả năng đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động 5.000 hải lý, thủy thủ đoàn gồm 60 người.
Vũ khí của tàu gồm: pháo hạm 76mm, pháo phòng không 30mm, 4 tên lửa hành trình chống tàu YJ-83, hệ thống tên lửa phòng không FL-3000N và ngư lôi chống ngầm. Đuôi tàu có sân bay đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của một trực thăng săn ngầm loại Z-9 hoặc Kamov Ka-27.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc sở hữu UAV bay lâu nhất thế giới

Cập nhật lúc: 17:38 11/08/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Với máy bay không người lái có khả năng hoạt động liên tục 30 giờ trên không, công nghệ UAV của Trung Quốc đang dần vượt mặt Mỹ và Israel.



Tờ Wantchinatimes của Đài Loan đưa tin hôm 10/8, Trung Quốc đã thiết lập một kỷ lục cho thời gian hoạt động lâu nhất thế giới hiện nay đối với các máy bay không người lái (UAV) do nước này chế tạo. Được biết mẫu UAV sử dụng trong thử nghiệm trên đã hoạt động liên tục 30 giờ trên không mà không cần tiếp nhiên liệu.

Thông tin trên được trang tin quân sự Strategypager có trụ sở ở Washington, Mỹ tiết lộ cách đây không lâu. Điều này càng chứng tỏ người Mỹ luôn theo dõi sát sao Trung Quốc trong mọi chương trình phát triển vũ khí mới của nước này, gần đây nhất là việc Trung Quốc sở hữu tên lửa đạn đạo DF-41 có tầm bắn tới Mỹ.
Trong suốt thời gian vài năm trở lại đây, các công ty hàng không Trung Quốc liên tục tung ra hàng loạt mẫu UAV mới với nhiều tính năng và thiết kế đột phá hơn so với trước đây.

Mẫu UAV được sử dụng trong suốt quá trình diễn ra thử nghiệm được thiết kế hoàn toàn bởi một công ty hàng không của Trung Quốc, mục đích của thử nghiệm lần này là để phục vụ cho nhiệm vụ khảo sát và điều tra địa lý do Viện khảo sát và bản đồ Trung Quốc thực hiện.
Trước đó, một mẫu UAV khác của Trung Quốc cũng đã thực hiện một thử nghiệm kéo dài 16 giờ trên không, mẫu UAV trên có được thiết kế bằng vật liệu nhẹ và có trọng lượng dưới 50kg. Nó có thể mang theo một camera cỡ nhỏ độ phân giải cao, phục vụ chủ yếu cho phát triển kinh tế nông nghiệp và quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài mục đích dân sự, đa phần các mẫu UAV hiện nay của Trung Quốc đều được phát triển cho hoạt động quân sự hay trinh sát trên không. Chúng được sử dụng rộng rãi trong quân đội và cảnh sát của Trung Quốc.
UAV Dực Long là một trong những đứa con cưng của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Một trong số đó có thể kể tới mẫu UAV tấn công Dực Long, do tập đoàn công nghiệp Thành Đô phát triển và được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2008. Dực Long được trang bị các loại vũ khí tiến công đường không tiên tiến nhất hiện nay của Trung Quốc như: tên lửa không đối đất BA-7; bom dẫn đường bằng laser YZ-212; bom dẫn đường chính xác YZ-102A và bom có điều khiển LS-6 nặng 50kg.
Theo trang Strategypager, mẫu tên lửa không đối đất BA-7 hay được gọi Blue Arrow 7 của Trung Quốc, có thiết kế rất giống với tên lửa Hellfire do Mỹ sản xuất. BA-7 có trọng lượng khoảng 47 kg và đạt tầm bắn tối đa 7.000 mét. Chúng có thiết kế cơ bản như một mẫu tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser, giá thành của BA-7 rẻ hơn rất nhiều so với tên lửa Hellfire của Mỹ và thậm chí mức giá trên còn có thể được hạ xuống nữa nếu mua với số lượng lớn.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nếu chiến tranh, Đài Loan sợ vũ khí nào của Trung Quốc?

Cập nhật lúc: 13:30 11/08/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Nếu xảy ra xung đột, tên lửa, tàu ngầm, siêu hạm Type 052D, "rồng" S-400 là các thứ vũ khí Trung Quốc khiến Đài Loan e dè nhất.




Theo National Interest, mặc dù quan hệ hai bờ (Đài - Trung) dưới thời Tổng thống Mã Anh Cửu được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên các nhà quan sát an ninh cho rằng, eo biển Đài Loan hiện nay vẫn trong tình trạng quân sự hóa cao, mối quan hệ hữu nghị không thể ngăn cản được Bắc Kinh triển khai nhiều loại vũ khí nhằm vào Đài Loan. Và không loại trừ khả năng mà tương lai Bắc Kinh có thể triển khai cuộc tấn công vào Đài Loan.

Trong trường hợp xảy ra chiến sự, Đài Loan sẽ phải dè chừng 4 loại vũ khí chính của Trung Quốc gồm:

Lực lượng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.

Tên lửa
Số lượng tên lửa của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan nhiều đến nỗi ngấm cả vào trong ý thức của người dân Đài Loan. "Trên thực tế, đây là con số hoàn toàn có thể, nếu bạn có cơ hội đi dạo quanh phố đêm của Đài Loan, người dân nước này rất có thể cho bạn biết con số đại khái về các loại tên lửa được triển khai tại eo biển Đài Loan", Nastional Interest viết.
Những có số này có thể không giống với ước tính của chuyên gia, nhưng phần lớn người dân Đài Loan ước tính số lượng tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm ngắn nhằm vào Đài Loan là hơn 1.600 quả.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn triển khai nhiều loại tên lửa hành trình phóng từ các nền tảng (trên bộ, biển) có thể tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng và mục tiêu quân sự của Đài Loan từ các gốc độ khác nhau và cung cấp những lợi thế cho quân đội Trung Quốc.
Hệ thống phòng không hiện đại
Trung Quốc đã mua hệ thống tên lửa S-300 từ Nga, kết hợp với tên lửa HQ-9 tự nghiên cứu tạo thành hệ thống phòng không rất mạnh mẽ. Tất nhiên, nếu Đài Loan không tiến hành tấn công mang tính tự sát vào lãnh thổ Trung Quốc, thì tại sao phi công Đài Loan phải sợ hệ thống phòng không phức tạp này? Đó là vì vị trí địa lý của Đài Loan có thể xóa bỏ bất kỳ sự khác biệt giữa các hệ thống tấn công và phòng thủ.
Hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc.

Nhiều tin đồn cho rằng, Trung Quốc rất muốn mua tên lửa đất đối không S-400 là vì tầm bắn 400km của nó có thể bao phủ Đài Loan, khống chế toàn bộ không phận. Mất đi ưu thế của không quân thì lực lượng trên biển và trên bộ của Đài Loan sẽ khó chống đỡ trước các đợt tấn công của Trung Quốc.

Tàu ngầm
Sở dĩ tàu ngầm xuất hiện trong danh sách vũ khí này, một phần nguyên ngân là do Đài Loan chỉ có 2 tàu ngầm có thể tác chiến và không thể mua mới.
Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất Đài Loan cần phải chú ý đến tàu ngầm của Trung Quốc. Trong điều kiện chiến tranh toàn diện, tàu ngầm Trung Quốc có thể phát huy vai trò tiến hành phong tỏa trên biển và tấn công quét sạch tàu mặt nước của Đài Loan.
Trong khi Đài Loan chỉ có vẻn vẹn 2 tàu ngầm phi hạt nhân đã cũ thì Trung Quốc có vài chục chiếc với sức mạnh vượt trội.

Tàu khu trục tên lửa Type 052D
Hải quân Đài Loan trong trường hợp bình thường không thể xem là yếu, nhưng phải đối mặt với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc thì đúng là một bài toán khó.
Sức mạnh trên biển của Trung Quốc hàng năm liên tục được bổ sung các loại tàu chiến mới, đủ kích cỡ, trang bị vũ khí tiến công tầm xa, chính xác cao. Một trong những loại tàu chiến hiện đại nhất và cũng là nguy hiểm nhất mà Trung Quốc mới triển khai - siêu hạm "Aegis made in China" Type 052D.
National Interest nhận định, Type 052D có sức mạnh giống như tàu ngầm có thể phát huy vai trò phong tỏa trong bất kỳ trường hợp nào và cũng có thể phát động tấn công toàn diện. Nhiệm vụ của nó sẽ bao gồm phá hủy tàu chiến mặt nước của Đài Loan, đối phó các cuộc tấn công của không quân Đài Loan, tăng cường mối de dọa của hệ thống phòng không Trung Quốc.
Tàu khu trục tên lửa Type 052D.

Không cần phải nói, Trung Quốc còn có các loại vũ khí khác như vũ khí hạt nhân có thể thách thức phòng thủ quân sự của Đài Loan và tạo thành mối đe dọa trong thời chiến hết sức nghiêm trọng.
Thành tựu hiện đại hóa xây dựng của quân đội Trung Quốc rất ấn tượng, bất luận về số lượng hay chất lượng đều có được ưu thế tuyệt đối. Tuy nói như vậy, nhưng Đài Loan cũng không phải thất vọng vì ưu thế địa lý của nước nay, mà bất kỳ nỗ lực hành động quân sự nào của quân đội Trung Quốc để chiếm đảo đều sẽ phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ (đó là sự ủng hộ lớn từ đồng minh Đài Loan với sức tấn công mà Trung Quốc vẫn e dè - Mỹ).
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Đã đến lúc chúng ta cần phải có 1 cái nhìn nghiêm túc về vũ khí của Khựa rồi đấy các cụ ạ.
thực tế là chỉ có 1 bộ phận dân thường và anh hùng bàn phím là tỏ ra coi thường thôi bác ạ
còn bọn em lúc nào cũng phải cảnh giác cao độ với cái lũ này!
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc đóng tàu sân bay như gà đẻ trứng!
(Vũ khí) - Trung Quốc có thể sẽ đóng các tàu sân bay nội địa với tốc độ như "gà đẻ trứng" nhằm phục vụ dã tâm bành chướng trên biển của họ.

Trung Quốc đang dốc sức đóng tàu sân bay nội địa nhằm phục vụ dã tâm xâm lượp đại dương của họ trong tương lai. Để tạo ra hạm đội quân xanh trên biển đầu tiên của mình, Trung Quốc đang lên kế hoạch đóng tới 10 tàu sân bay nội địa, tạp chí quốc phòng châu Á Kanwa Defense Review có trụ sở tại Canada cho biết.
Theo Kanwa, sau khi Chỉ huy các hoạt động hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert thăm tàu sân bay đầu tiên - Liêu Ninh của Trung Quốc, Bắc Kinh đã thúc đầy phát triển và gần hoàn thiện việc hình thành một nhóm tàu sân bay nội địa đầu tiên. Ngoài ra, Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ chế tạo chiếc tàu sân bay thứ hai của họ và dự đoán sẽ được đưa vào phục vụ trong Hải quân Trung Quốc ở tương lai gần.
Trong khi đó, Richard Fisher - một chuyên gia quân sự, cố vấn ở Trung tâm Đánh giá Chiến lược Quốc tế (Mỹ) nói rằng, Trung Quốc có thể sẽ hoạt động từ 4 đến 5 tàu sân bay trước năm 2030. Nhưng con số thực tế này có thể tăng lên đến 10 tàu sân bay trong vài thập kỷ tiếp theo.
Tuy vậy, Đô đốc Greenert vẫn khá lạc quan, bởi ngay cả trong một viễn cảnh tồi tệ nhất, thì khoảng cách giữa các tàu sân bay Mỹ và tàu sân bay Trung Quốc vẫn còn quá lớn. Một tàu sân bay Mỹ có thể cho cất cánh và thu hồi 100 máy bay gần như đồng thời, trong khi con số đó ở tàu sân bay Trung Quốc chỉ là 10 máy bay.
Ông Greenert cho rằng, trước khi Hải quân Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay của họ vào hoạt động, họ vẫn còn rất nhiều công việc quan trọng phải hoàn thành, mặc dù họ đã đạt được rất nhiều thành công trong một khoảng thời gian ngắn.
Trước đó, tạp chí Kanwa đã từng báo cáo rằng, Trung Quốc đã bí mật mua lại một bản thiết kế một tàu sân bay hạt nhân của Liên Xô từ tay Ukraina nhằm phục vụ kế hoạch đóng tàu sân bay nội địa của họ.
Trích dẫn một bài báo từ tờ Straits Times của Singapore, tạp chí Kanwa nói rằng, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc có thể mang được 15 tiêm kích hạm J-15B và một số máy bay khác như K-8 hay máy bay trực thăng cảnh báo sớm Z-8. Trong tương lai gần. sẽ có khoảng 25 đến 27 chiến đấu cơ tàng hình như J-20 hoặc J-31 có thể tham gia hoạt động trên tàu sân bay Trung Quốc để thay thế cho loại tiêm kích thế hệ thứ tư J-15.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
thực tế là chỉ có 1 bộ phận dân thường và anh hùng bàn phím là tỏ ra coi thường thôi bác ạ
còn bọn em lúc nào cũng phải cảnh giác cao độ với cái lũ này!
AHBP trên FB là kinh nhất coi thường mọi thành tựu của Tàu
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hồ Sơ


Không quân Trung Quốc huấn luyện cho chiến lược tác chiến mới

11:46 AM, 16/03/2013, Views: 13768 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Trung Quốc cho rằng, trong các cuộc xung đột quân sự hiện tại và tương lai, vai trò quyết định thuộc về các hệ thống đường không “máy bay + vũ khí chính xác cao tầm xa”.
Không quân Trung Quốc ráo riết đổi mới huấn luyện cho nhiệm vụ giành ưu thế trên không Ban lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc, sau khi phân tích các chiến dịch trong cuộc chiến chống Iraq lần thứ nhất và lần thứ hai, cũng như hoạt động của Mỹ và đồng minh chống Nam Tư, trong đó đại sứ quán Trung Quốc đã bị một tên lửa hành trình phóng từ máy bay tấn công đã nhất trí rằng, trong các cuộc xung đột quân sự hiện tại và tương lai, nhất là trong các cuộc chiến tranh cục bộ (khu vực), vai trò quyết định thuộc về các hệ thống đường không “máy bay + vũ khí chính xác cao tầm xa” có khả năng thực hiện các cuộc tấn công chính xác mà không tiến vào khu vực hoạt động của hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của đối phương.

Căn cứ theo kết luận này, năm 2004, các nhà lý luận quân sự Trung Quốc đã soạn thảo văn kiện “Các chiến dịch liên kết đường không và vũ trụ” mà thực ra là chiến lược quân sự mới áp dụng cho lĩnh vực đường không-vũ trụ.

Phòng thủ và tấn công

Theo học thuyết “chiến tranh cục bộ” đề ra trước đó, nhiệm vụ bảo đảm sẵn sàng tiến hành các chiến dịch đường không, cũng như hiệp đồng với các đơn vị thuộc các quân/binh chủng khác đã được đặt ra cho không quân Trung Quốc. Trong văn kiện này nhấn mạnh rằng, không quân Trung Quốc phải là lực lượng có khả năng bảo đảm không chỉ bảo vệ tin cậy không phận quốc gia, mà còn tiến hành các chiến dịch hiệp đồng và đường không với các mục tiêu (nhiệm vụ) phòng thủ và tiến công tại các khu vực quanh đường biên giới Trung Quốc.

Có thể liệt vào các mục tiêu (nhiệm vụ) phòng thủ là: ngăn chặn kẻ địch giành ưu thế (quyền không chế) trên không, đẩy lùi (phá vỡ) các đòn tấn công ồ ạt bằng không quân-tên lửa, bảo vệ các mục tiêu lãnh đạo/chỉ huy nhà nước và quân sự chống các đòn tấn công đường không, các mục tiêu hạ tầng kinh tế và quân sự của nhà nước, dân chúng, các cụm quân (lực lượng).

Được liệt vào các nhiệm vụ tấn công là giành ưu thế (quyền khống chế) trên không, tiêu diệt các cụm phương tiện tấn công đường không-vũ trụ của đối phương, các lực lượng của đối phương, bao gồm lực lượng phòng không/phòng thủ tên lửa, các loại vũ khí trang bị, làm suy giảm tiềm lực quân sự và kinh tế, phá hoại hệ thống lãnh đạo nhà nước và quân sự (thông tin liên lạc) của đối phương, cô lập khu vực chiến sự, phá hủy hạ tầng giao thông vận tải (các tuyến đường giao thông) của đối phương.

Ban lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc hoàn toàn nhận thức được rằng, không quân Trung Quốc chỉ có thể thực hiện hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên trong điều kiện tác chiến lấy mạng làm trung tâm trong các cuộc chiến tranh cục bộ (khu vực) khi sử dụng các loại máy bay đa nhiệm thế hệ 4, 5. Bởi vậy, vị trí trung tâm trong chương trình hiện đại hóa không quân Trung Quốc được dành cho việc trang bị lại bằng các loại máy bay đa nhiệm hiệu quả cao mới mà số lượng của chúng dự kiến nâng lên đến 70% tổng số máy bay chiến đấu có trong trang bị vào năm 2018-2020.

Do số lượng máy bay giảm xuống vì các máy máy thế hệ 2 và một phần thế hệ 3 bị loại khỏi trang bị, quân số phi công và kỹ thuật viên cũng đang giảm đi. Đồng thời, đặt ra nhiệm vụ nâng cao cơ bản việc đào tạo lý thuyết, cũng như kỹ năng, chuyên môn của đội ngũ người lái và kỹ thuật viên trong điều kiện các loại máy bay thuộc các thế hệ mới đang được tích cực đưa vào trang bị.

Trong công tác huấn luyện chiến đấu đội ngũ phi công, người ta tập trung chủ yếu cho việc tạo lập ra trong quá trình huấn luyện trên các thiết bị tập lái và trong các chuyến bay tập các tình huống chiến đấu hiện thực có thể xảy ra trong tác chiến lấy mạng làm trung tâm vốn có đặc trưng là sử dụng rộng rãi các phương tiện chiến đấu hiện đại, trí năng cao. Các mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo và huấn luyện chiến đấu trong những điều kiện mới đã được cụ thể hóa trong “Các nguyên tắc cơ bản trong huấn luyện chiến đấu và đánh giá” được thông qua năm 2009. Trong tài liệu trên có nhấn mạnh rằng, công tác huấn luyện chiến đấu cho đội ngũ cán bộ quân sự cần đặt trọng tâm vào việc tiến hành các chiến dịch hiệp đồng với sự tham gia của các đơn vị thuộc tất cả các quân/binh chủng, đào tạo chung, huấn luyện chung nhằm giáo dục các binh sĩ (cấp chỉ huy) kiểu mới, có tư duy chiến lược và tài năng chiến dịch, cho phép tiến hành các chiến dịch hiệp đồng hiệu quả trong điều kiện chiến tranh lấy mạng làm trung tâm, bảo đảm giành thắng lợi trước mọi kẻ thù.

Tài liệu “Các nguyên tắc cơ bản” được chia thành 4 “nguyên tắc chỉ đạo”: “thích ứng với những thay đổi có tính cách mạng đang diễn ra trong quân sự”; “chuẩn bị ngăn chặn bằng vũ lực Đài Loan tuyên bố độc lập”; “tích cực tích hợp vũ khí trang bị tiên tiến nhất”; “trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức và tiến hành tập trận (diễn tập), không được làm giảm tính hiện thực của chúng để bảo đảm an toàn hơn”.

Để giải quyết hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ nêu ra trong tài liệu nêu trên, không quân Trung Quốc đã soạn thảo các chương trình huấn luyện mới cho các học viện không quân và trường bay, cũng như các khóa bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn có sự tham gia học tập của tới 60% quân nhân. Đồng thời, người ta cũng rất chú ý nâng cao không chỉ trình độ đào tạo lý thuyết và thực hành cho các chuyên gia không quân mà còn mở rộng nhãn quan chung của họ, xây dựng khả năng tư duy độc lập (khách quan). Nhằm có được các kỹ năng đó, chỉ huy không quân Trung Quốc ủng hộ việc đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ huy, chính trị và kỹ thuật tại các khóa hàm thụ của các trường đại học và chuyên ngành dân sự.

Kiến tạo hòa bình và tìm hiểu đối phương

Bộ tư lệnh không quân Trung Quốc đang tận dụng việc tham gia của các đội quân Trung Quốc vào các chiến dịch kiến tạo hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác để tập dượt các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và đào tạo quân nhân. Cụ thể là nâng cao kỹ năng bay và hoa tiêu trong quá trình vận chuyển quân bằng đường không đến các điểm nóng ở các khu vực khác nhau trên thế giới, ở xa lãnh thổ Trung Quốc, cũng như trong các hoạt động nhân đạo cứu trợ nạn nhân thiên tai và thảm họa công nghiệp.

Kể từ năm 1990, các quân nhân quân đội Trung Quốc, bao gồm cả đội ngũ phi công và kỹ thuật viên không quân, đã tham gia 22 chiến dịch kiến tạo hòa bình ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Tổng cộng, đã có hơn 200.000 binh lính và sĩ quan quân đội Trung Quốc được huy động tham gia các hoạt động đó.

Nhằm phục vụ công tác đào tạo và huấn luyện chiến đấu, người ta sử dụng tích cực cả các cuộc tập trận chung của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), cũng như các cuộc diễn tập, tập trận song phương. Năm 2010, trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành cuộc tập trận không quâ chung Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên có tên Đại bàng Anatolia (Anatolian Eagle). Để tham gia cuộc tập trận này, một số máy bay tiêm kích đa nhiệm của không quân Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay liên tục không hạ cánh sang Thổ Nhĩ Kỳ, trong quá trình bay đã thực hiện các bài tập tiếp dầu trên không.

Trong cuộc tập trận Đại bàng Anatolia, đã thao dượt các khoa mục phối hợp của máy bay chiến đấu hai nước trong điều kiện gần với tình huống thực chiến, thiết lập và duy trì liên lạc và trao đổi thông tin giữa các máy bay này. Ngoài ra, còn đã tiến hành các trận không chiến tập của các máy bay Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc tham gia tập trận chung không quân với một quốc gia thành viên NATO đã cho phép các phi công Trung Quốc làm quen trên thực tế với tính năng chiến đầu của các máy chiến đấu Mỹ hiện có trong trang bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, tìm hiểu những mặt mạnh, mặt yếu của chúng, chiến thuật sử dụng và các thủ đoạn chiến đấu mà không quân Mỹ và các nước NATO khác sử dụng.

Cuộc tập trận không quân chung Trung Quốc-Pakistan kỷ niệm 60 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước diễn ra vào tháng 3/2011 cũng được tận dụng cho các mục đích này. Phía Pakistan đã điều động tham gia tập trận các tiêm kích nâng cấp F-16 do Mỹ sản xuất và các biến thể máy bay Mirage mới nhất của Pháp.

Như vậy, công tác đào tạo và huấn luyện chiến đấu cho đội ngũ quân nhân không quân Trung Quốc đang được thực hiện là để tiến hành các chiến dịch đường không và phối hợp hiệu quả với các mục tiêu (nhiệm vụ) phòng thủ và tấn công nhằm ngăn chặn sự can thiệp quân sự của Mỹ bên phía Đài Loan trong trường hợp Bác Kinh sử dụng biện pháp vũ lực quân sự để giải quyết vấn đề Đài Loan, cũng như trong các cuộc chiến tranh cục bộ (khu vực) có thể bùng nổ trong các khu vực xung quanh đường biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc chứ không chỉ và hơn là nhằm bảo vệ không phận quốc gia.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
thực tế là chỉ có 1 bộ phận dân thường và anh hùng bàn phím là tỏ ra coi thường thôi bác ạ
còn bọn em lúc nào cũng phải cảnh giác cao độ với cái lũ này!
Một phần lớn khí tài Trung Quốc có kết quả không như thực tế, sản phẩm của Trung Quốc nhiều và giá rẻ là lợi thế chiến tranh của họ.Tuy nhiên với chất lượng kém cộng thêm phụ thuộc nhiều vào linh kiện, khí tài Nga hay các sản phẩm linh kiện dân sự cũng nói lên cái thiếu sót của Trung Quốc.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Một phần lớn khí tài Trung Quốc có kết quả không như thực tế, sản phẩm của Trung Quốc nhiều và giá rẻ là lợi thế chiến tranh của họ.Tuy nhiên với chất lượng kém cộng thêm phụ thuộc nhiều vào linh kiện, khí tài Nga hay các sản phẩm linh kiện dân sự cũng nói lên cái thiếu sót của Trung Quốc.
thực tế trên bàn phím thì ai cũng chém được
cứ phải đi làm bộ đội, tuần tra biên giới, đối mặt với nguy hiểm ngay trước mặt, bất cứ cái gì cũng có thể xảy ra thì mới biết lo!
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Type-96A và vai trò xương sống trong Quân đội TQ

(Soha.vn) - Trong cuộc thi Tank Biathlon 2014, Trung Quốc đã cử Type-96A tham dự, đó là một trong hai xe tăng mạnh nhất của nước này, được biên chế cho các đơn vị cực kỳ tinh nhuệ.


Với những kinh nghiệm tích lũy từ quá trình sử dụng và sao chép các loại xe tăng Liên Xô, Trung Quốc có ý định sản xuất một chiếc xe tăng hoàn toàn mới của riêng mình, chữ “hoàn toàn mới” ở đây có nghĩa là không phải một chiếc xe tăng có đến 90% thiết kế từ nước ngoài.
Tổ hợp công nghiệp phương Bắc (NORINCO) đã chế tạo loại xe tăng Type-85 vào năm 1988. Trong quá trình phát triển chiếc tăng này các kỹ sư Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu đáng giá cho việc phát triển xe tăng sau này của họ. Mặc dù Type-85 về sau được nghiên cứu thành mẫu thử nghiệm Type-90 nhưng nó không được sản xuất hàng loạt cho Quân đội Trung Quốc mà chỉ nằm trong chương trình hợp tác với Pakistan và trở thành mẫu xe tăng MBT-2000 hay Al-Khalid của Quân đội Pakistan.

Xe tăng Type-96 đời đầu​

Không dừng lại, Trung Quốc quyết định tiếp tục nghiên cứu mẫu Type 85-III với nhiều nâng cấp đáng giá như tháp pháo kiểu mới, pháo 125 mm nạp đạn tự động, hệ thống điều khiển hỏa lực mới, máy đo xa laser, thiết bị ảnh nhiệt. Mẫu thiết kế này chính thức được nhận vào biên chế Quân đội Trung Quốc với tên gọi Type-96 vào năm 1997.
Sự có mặt của Type-96 có nghĩa là chấm dứt hy vọng được tiếp tục sản xuất hàng loạt của series tăng Type-88. Từ đây Type-96 trở thành mẫu xe tăng “mơ ước” của Trung Quốc, cho nên nó nhanh chóng xuất xưởng với số lượng lên đến khoảng 2.500 chiếc đủ các phiên bản tính đến thời điểm hiện tại. Type-96 là xe tăng chiến đấu chủ lực xương sống của các đơn vị cơ giới Trung Quốc, kể cả khi loại xe tăng mới hơn là Type-99 ra đời cũng làm nhiệm vụ hỗ trợ là chủ yếu khi số lượng còn ít.

Type-96A là xương sống xe tăng Trung Quốc​

Hỏa lực lẫn hình dáng của Type-96 có nhiều điểm tương đồng với dòng xe tăng T-72 Liên Xô, Type-96 sử dụng pháo 125 mm nòng trơn nạp đạn tự động đặt trên một tháp pháo thấp nhỏ, thật ra thì thiết kế của Type-96 phiên bản đầu tiên còn chịu ảnh hưởng nhiều từ tư duy xe tăng Nga nhưng đến năm 2006, khi mẫu Type-96A/G ra mắt, đã có một sự lột xác đáng kể của Trung Quốc.
Type-96A/G sử dụng tháp pháo hoàn toàn mới, khá giống với các mẫu xe tăng phương Tây như Leopard 2A5, hệ thống gây nhiễu bị động tương tự loại Shtora-2 của Nga, có thể gây nhiễu các loại tên lửa chống tăng dẫn đường kiểu SACLOS, máy đo xa laser hoặc thiết bị chỉ định mục tiêu, ngoài ra hệ thống quan sát ảnh nhiệt được cung cấp thêm cho pháo thủ, cũng như lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực mới, giáp trước và tháp pháo trang bị giáp phản ứng nổ (ERA), đó là một số điểm mới có thể thấy rõ từ bên ngoài.

Type-96A nhìn từ phía sau​

Như đã nói, Type-96A không có hệ thống phòng vệ chủ động nên giáp xe tăng được chú trọng đặc biệt, giáp trước (cả thân xe lẫn tháp pháo) thuộc dạng giáp hỗn hợp module có thể thay thế khi bị hư hại. Theo như Trung Quốc công bố, giáp tháp pháo của Type-96 ở khoảng cách 2.000 m có khả năng bảo vệ trước đạn xuyên động năng đạt tương đương 530 mm thép đồng nhất, và ở tháp pháo Type-96A giờ đây được gắn thêm loại giáp phản ứng nổ (ERA) mới với khả năng bảo vệ tương đương Kontakt-5 của Nga, có nghĩa đạt khoảng 300 mm thép đồng nhất, giáp module ở mặt trước tháp pháo Type-96A được sắp xếp hình mũi tên giống Leopard 2A5 của Đức, còn phần đuôi tháp pháo và mặt trước thân xe được gắn ERA. Ngoài ra, hai bên hông xe cũng được lắp giáp yếm bảo vệ và hai bên tháp pháo có 12 ống phóng đạn khói ngụy trang.
Về hỏa lực, Type-96A cũng sử dụng pháo 125 mm cùng hệ thống nạp đạn tự động giống như pháo 2A46M của Nga, tốc độ bắn khoảng 6 - 8 viên/phút với dự trữ 42 viên đạn pháo, tên lửa chống tăng, cùng với một khẩu súng máy 12,7 mm trên nóc tháp pháo, vị trí của trưởng xe và một khẩu súng máy đồng trục cỡ 7,62 mm.
Nói chung cấu hình vũ khí của Type-96A vẫn học theo lẫn sao chép từ dòng xe tăng T-72/80/90 của Nga, mặc dù thiết kế có xu hướng gần về với phương Tây. Tương tự, kíp lái của Type-96A gồm có 3 người là trưởng xe, lái xe và pháo thủ, có một điều khác so với xe tăng T-72 là ở Type-96A lái xe ngồi phía trước bên trái, giống dòng T-54 hơn là ngồi chính giữa như T-72.

Hai thiết bị gây nhiễu giống Shtora của Nga trên Type-96A​

Khả năng cơ động cũng là một điều quan trọng với xe tăng hiện đại, Type-96A được lắp một động cơ công suất 1.000 mã lực để không “thua chị kém em” với các loại tăng tân tiến khác, tỷ suất sức mạnh trên khối lượng cao giúp Type-96A có thể đạt tốc độ tối đa 65 km/h và tầm hoạt động khoảng 450 km.
Bên cạnh đó, dĩ nhiên kíp lái của Type-96A cũng được trang bị các hệ thống bảo vệ đầy đủ như hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt lớn NBC, hệ thống chữa cháy tự động, ống thở để di chuyển dưới mặt nước sâu 5 m.
Giai đoạn 2005 - 2006 dây chuyền sản xuất Type-96 từng bị dừng lại, nhưng nó tiếp tục được nối lại ngay sau đó cho đến lúc này. Hiện nay Type-96A là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc, chúng hiện đại hơn nhiều mặc dù có có lượng không bằng các loại xe tăng đời cũ như Type-88/ 88A/ 59 và có số lượng vượt trội dòng Type-99 tuy mới hơn một chút nhưng giá thành đắt đỏ, và thực ra Type-96A và Type-99 cũng chia sẻ nhiều công nghệ với nhau. Type-96 hiện được biên chế trong các đơn vị thiện chiến nhất của Trung Quốc.

Type-96A trong một cuộc duyệt binh với hoa văn ngụy trang kỹ thuật số​

Mặc dù vậy trong cuộc thi Tank Biathlon 2014 đang diễn ra tại Nga, khi so tài cùng với các xe tăng T-72 nâng cấp thì ngay khi bắt đầu cuộc thi một chiếc Type-96A đã bị hỏng máy và những ngày sau, khả năng chính xác trong khai hỏa hay nhiều tính năng khác của Type-96A cũng không có gì vượt trội thậm chí còn thua kém T-72 nâng cấp. Đây thực sự là một nỗi tủi hổ đối với loại xe tăng mạnh mẽ nhất nhì Trung Quốc hiện tại.

Chiếc Type-96A tại cuộc thi Tank Biathlon 2014 không có kết quả tốt​

Video ngày thi đấu mở màn Giải Đua xe tăng Quốc tế 2014 (Có thể thấy xe tăng Trung Quốc phải dừng lại ở phút 1:20)​
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top