[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Độ bền và tính năng của các sản phẩm sao chép từ nước ngoài không thể tốt như phiên bản thật.Công nghệ dịch ngược của Trung Quốc , trình độ công nghệ ở một vài lĩnh vực chưa chín muồi. Vậy nói đâu sai ?.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Vì sao tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc không gặp sự cố?

Cập nhật lúc: 19:00 24/07/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Trong gần nửa thế kỷ hoạt động, các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chưa gặp sự cố nào. Liệu có phải công nghệ nước này vượt trội Nga, Mỹ?



Đến cuối năm 2013, Trung Quốc mới lần đầu tiên công bố với báo chí trong nước về tình trạng của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo này. Chủ ý báo cáo là ca ngợi tàu ngầm hạt nhân của nước này trong 42 năm hoạt động không có một tàu ngầm nào xảy ra sự cố rò rỉ lò phản ứng hạt nhân.
Theo tờ Strategy Page, hiện nay Trung Quốc có khoảng 12 tàu ngầm hạt nhân còn phục vụ trong đó có 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo. Quả thực thì trong 42 năm qua, chưa bao giờ ghi nhận các sự cố nghiêm trọng nào xảy ra với tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chưa bao giờ gặp sự cố vì lý do đơn giản "không mấy khi đi biển".

Nhưng lý do không phải là công nghệ Trung Quốc vượt trội Nga, Mỹ về độ an toàn mà là vì “tính năng không được tốt mà tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc ít khi ra biển hoạt động, chủ yếu nằm tại cảng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến hạm đội tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc không bao giờ xảy ra sự cố”, Strategy Page nhận định.
Về cơ bản, tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc là phiên bản kéo dài của tàu ngầm hạt nhân tấn công, chưa từng tham gia vào nhiệm vụ tuần tra tác chiến mà chỉ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện ngắn.
Hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hiện nay gồm: lớp tàu hạt nhân tấn công Type 091 và Type 093; tàu mang tên lửa đạn đạo Type 092, Type 094. Ngoài ra, Trung Quốc được cho là đang phát triển lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 và Type 096 mang tên lửa đạn đạo.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc phóng thử thành công tên lửa đánh chặn mặt đất

Thứ sáu 25/07/2014 06:06
ANTĐ -
Ngày 24-7, Tân Hoa Xã đưa tin, quân đội Trung Quốc đã phóng thử thành công một quả tên lửa đánh chặn mặt đất giai đoạn giữa, thuộc một phần trong nỗ lực xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.​

Theo một tuyên bố được đăng tải trên trang website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, vụ thử được tiến hành trên lãnh thổ nước này vào tối hôm 23-7 và “đã đạt được mục đích đã đặt ra trước đó”.
Tuy nhiên, giới chức quân sự nước này không cho biết thông tin chi tiết về vụ phóng thử “công nghệ chống tên lửa triển khai trên mặt đất” này.
Đây là lần phóng thử thành công thứ 3 loại tên lửa đánh chặn triển khai trên đất liền mà Trung Quốc công bố, sau 2 vụ phóng thử vào năm 2010 và 2013. Các báo cáo trước đó cho biết các cuộc thử nghiệm liên quan đến công nghệ cao nhằm "phát hiện, theo dõi và phá hủy tên lửa đạn đạo từ bên ngoài."
Cộng đồng tình báo Mỹ từng đánh giá rằng việc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa đạn đạo đầu tiên trong năm 2010, đã sử dụng tên lửa SC-19 phóng từ khu liên hợp thử nghiệm tên lửa Korla ở miền tây Trung Quốc. Tên lửa này đã đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11 của Trung tâm Shuangchengzi ở cách khoảng 1.100 km.

Trung Quốc thử thành công tên lửa đánh chặn mặt đất


Bằng việc phát triển khả năng đánh chặn các đầu đạn đang bay tới như tên lửa đạn đạo, nước này hy vọng những vụ phóng thử này có thể giúp tăng cường hệ thống phòng không của Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, công nghệ đánh chặn như thế này đòi hỏi phải có kỹ thuật phức tạp về xử lý thông tin, trinh sát, cảnh báo sớm, vận chuyển vũ khí và điều khiển.
Vụ phóng thử lần này diễn ra khi quân đội Trung Quốc đang tiến hành các cuộc diễn tập phòng thủ quy mô lớn, có ảnh hưởng đến các chuyến bay tại 12 sân bay ở miền Đông nước này, bao gồm ở Thượng Hải, Nam Kinh và Vũ Hán, từ ngày 20-7 đến 15-8.
Theo đó, trong vòng 2 ngày qua, hơn 290 chuyến bay tại 2 sân bay ở Thượng Hải đã phải tạm hoãn hoặc hủy bỏ.

Trung Quốc bắt đầu sản xuất J-20 vào năm 2017?

Thứ tư 23/07/2014 22:08
ANTĐ - WantchinaTime dẫn lời tờ Hồ Bắc Daily cho biết, J-20, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Trung Quốc được thiết kế bởi công ty hàng không vũ trụ Thành Đô, có thể đi vào sản xuất trên quy mô nhỏ vào năm 2017, sau khi hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm trong năm nay.
Dựa trên kết quả của các chuyến bay thử nghiệm máy bay J-20 nguyên mẫu thứ tư hồi đầu tháng 7, Hồ Bắc Daily nói rằng máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc đã có một bước phát triển vượt bậc. Trước đó, nguyên mẫu thứ hai của J-20 phải mất đến một năm để hoàn thành các khâu kiểm tra, trong khi nguyên mẫu thứ tư mang số hiệu 2012 chỉ cần 4 tháng để vượt qua các thủ tục này.
Tờ báo này cũng đưa ra dự đoán, nếu các máy bay nguyên mẫu thế hệ thứ ba và thứ tư có thể tiến hành bay thử nghiệm cùng nhau trong năm nay thì máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc có thể bắt đầu sản xuất ở quy mô nhỏ vào năm 2017.

Hai chiếc J-20 của Trung Quốc bay thử nghiệm cùng nhau
Trong khi đó, Nhật Bản gần đây đã phát hành một đoạn video có hình ảnh của máy bay tàng hình Mitsubishi ATD-X Shinshin, thế hệ thứ năm của nước này. Nhiều người gọi đây là đối thủ nặng ký để đối phó với J-20, khi căng thẳng giữa hai nước trên biển Hoa Đông ngày càng leo thang.
Tuy nhiên, tờ Global Times lại cho rằng, máy bay Shinshin chỉ được thiết kế để tạo sự tự tin cho Nhật Bản khi đối mặt với một Trung Quốc đang trưởng thành về quân sự. “Nếu Nhật Bản không thể chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của riêng mình mà không cần sự ủng hộ của Mỹ, thì Shinshin cũng không có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong chiến đấu chống lại máy bay quân sự của Trung Quốc”, trích dẫn tờ báo cho hay.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Ấy vậy bộ đội ta vẫn sử dụng s75 viện trợ LX, cốp Tàu mang phiên bản nhái để thử lửa nhưng không thế bắn nổi máy bay Mỹ. U2 từng làm mưa gió trên đầu bầu trời Trung Quốc, người Nga với hệ thống phòng không tầm xa đã giúp Trung Quốc bảo vệ bầu trời.
Cưng quên mất 1 điều khá toa là tầu đang sở hữu tên lửa diệt vệ tinh .
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cưng quên mất 1 điều khá toa là tầu đang sở hữu tên lửa diệt vệ tinh .
Tên lửa diệt vệ tinh trên thế giới chỉ có 3 thằng làm chủ được công nghệ này, Khựa là thằng số 3 trong số đó.
Anh Ấn thì đang loay hoay thử nghiệm nếu thành công thì Ấn là nước thứ 4.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuannbb

Xe điện
Biển số
OF-157076
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
4,109
Động cơ
-7,847 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn
Anh hàng xóm ngày càng mạnh!
 

0009

Xe đạp
Biển số
OF-158308
Ngày cấp bằng
26/9/12
Số km
39
Động cơ
351,190 Mã lực
Sao bằng VN mình được các cụ nhỉ
 

super_driver

Xe tăng
Biển số
OF-164199
Ngày cấp bằng
29/10/12
Số km
1,629
Động cơ
359,470 Mã lực
bọn Tàu này nhiều mb nhìn lạ ghê nhỉ :-s
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông nhận thêm tàu 3.000 tấn

Cập nhật lúc: 11:00 25/07/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Tổng đội Hải cảnh Nam Hải, Trung Quốc đã được biên chế thêm tàu tuần tra cỡ 3.000 tấn.



Báo Hải dương Trung Quốc đưa tin hôm 25/7, tàu Hải Cảnh 3306 đã chính thức biên chế cho Tổng đội Hải cảnh Nam Hải phụ trách khu vực Biển Đông tại cảng công ty đóng tàu Hoàng Phố.
Theo tờ báo này, Hải cảnh 3306 là tàu thi hành luật biển đa năng có lượng giãn nước 3.000 tấn. Tính năng của tàu rất ưu việt và được trang bị hiện đại như hệ thống thu hình ảnh vô tuyến, hệ thống định vị Bắc Đẩu…
Sau khi tàu được biên chế sẽ do chi đội 7 thuộc Tổng đội Nam Hải quản lý và sẽ trở thành lực lượng mạnh để bảo vệ cái gọi là “quyền lợi biển Trung Quốc”.
Tàu Hải cảnh 3306 chính thức biên chế cho Tổng đội Nam Hải.

Tàu Hải Cảnh 3306 được hạ thủy ngày 23/1/2014 tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc. Tàu được thiết kế và đóng mới theo nguyên mẫu của tàu Hải Giám 50 cỡ 4.000 tấn.
Tàu này được đóng mới và đưa vào sử dụng hồi tháng 6/2011, đến tháng 6/2013 được đổi tên thành tàu Hải Cảnh 2350, biên chế cho Tổng đội Hải cảnh Đông Hải.
Theo thiết kế, nguyên mẫu tàu này có chiều dài 98m, rộng 15,2m, cao 7,8m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.000 tấn (toàn tải 4.000 tấn), tốc độ tối đa 18 hải lý/h, hành trình liên tục 10.000 hải lý, với khả năng tự cung cấp 60 ngày đêm, được trang bị nhiều trang thiết bị tiến tiến.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,199
Động cơ
497,962 Mã lực

Định Simba

Xe tăng
Biển số
OF-323809
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,157
Động cơ
295,818 Mã lực
Nơi ở
Gara
Dù TQ có mạnh cỡ nào nhưng cháu tin VN mình bao giờ cũng vậy. Thời thế sinh anh hùng :)
 

zorro071183

Xe máy
Biển số
OF-197970
Ngày cấp bằng
10/6/13
Số km
79
Động cơ
325,950 Mã lực

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc phát triển siêu tăng không người lái
Quân đội Trung Quốc đang mở ra một kế hoạch đầy tham vọng, phát triển một loại xe tăng chiến đấu chủ lực không người lái.


Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99A2 của Trung Quốc.


Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển các phương tiện chiến đấu không người lái, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực để triển khai trên chiến trường tương lai, như một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội đầy tham vọng của nước này.

"Các phượng tiện không người lái mặt đất sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến trường tương lai. Nhận thức được điều này, chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu làm cách nào để hoán cải lại các phương tiện bọc thép của chúng tôi thành những cỗ máy chiến đấu không người lái", Thiếu tướng Xu Hang, Chủ tịch Học viện Kỹ thuật Tăng thiết giáp của Quân đội Trung Quốc cho biết trước các phương tiện truyền thông hôm 22/7.

"Mặc dù chúng tôi chưa phát triển xe tăng không người lái, nhưng tôi nghĩ rằng nó là một xu hướng không thể đi ngược, đó sẽ là các máy tính thay thế hoạt động của con người để điều khiển các cỗ máy này chiến đấu", ông Xu nói thêm.

Trong tháng 6 vừa qua, Tập đoàn Công nghiệp Hoa Bắc (China North Industries Group Corp) - một trong những nhà phát triển công nghệ và trang bị quốc phòng lớn nhất của Trung Quốc đã thành lập một trung tâm nghiên cứu đầu tiên để phát triển các phương tiện không người lái mặt đất (đặt ở thủ đô Bắc Kinh).

Bà Meng Hong, Phó Giám đốc trung tâm này nói rằng, Quân đội Mỹ đã phát triển ra hàng loạt các phương tiện không người lái mặt đất và đưa chúng ra chiến trường ở Iraq và Afghanistan để thực hiện một số nhiệm vụ nguy hiểm hay cho phép giám sát, do thám đối phương ở khoảng cách an toàn và giảm đáng kể thương vong cho binh sỹ. Bà Meng cho biết rằng, các kỹ sư Trung Quốc cũng đã phát triển được một số phương tiện quân sự không người lái, nhưng chúng chưa được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc đã có một chuỗi đầy đủ về các xe tăng và phương tiện chiến đấu bọc thép do các kỹ sư nước này tự phát triển dựa trên nển tảng công nghệ quân sự của Nga và phương Tây. Trong đó, điển hình là thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới Type 99A2 được nước này tự phong là "Vua tăng châu Á".
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc mở trung tâm phát triển robot mặt đất
Quote:
Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Hoa Bắc (NORINCO) đã mở trung tâm nghiên cứu phát triển robot mặt đất để trang bị cho Quân đội Trung Quốc.



Trung tâm phát triển robot mặt đất được khai trương vào cuối tháng 6/2014, sản phẩm của trung tâm này cũng sẽ được phép xuất khẩu.

Trung tâm trên dự định ký các hợp đồng hợp tác phát triển và chuyển giao công nghệ cho các viện thiết kế nước ngoài, cụ thể là từ các quốc gia Đức, Nga và Phần Lan.

Theo đánh giá của Meng Huan, phó giám đốc CNVRI, công ty con của NORINCO , Trung Quốc sẽ cần ít nhất 5 năm để sở hữu các công nghệ robot mặt đất tương đương với các sản phẩm của Mỹ.

Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc rất chú ý phát triển các hệ thống điều khiển từ xa, chủ yếu là máy bay không người lái (UAV). Trước đó, nước này cũng đã bắt đầu cho hoạt động mấy chục viện thiết kế chuyên phát triển các loại UAV. Những viện thiết kế đó do các tổng công ty AVIC và CASIC kiểm soát.

Theo Jane’s, phần lớn các dự án thiết kế máy điều khiển từ xa gần như không được điều phối vì thế một số hãng cùng tiến hành những nghiên cứu song song, không phụ thuộc lẫn nhau. Ngoài ra còn có sự tụt hậu lớn về công nghệ của Trung Quốc so với các nước khác đang tiến hành các nghiên cứu tương tự.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc muốn thành "ông Kẹ" dọa thế giới
(Lực lượng vũ trang) - Trung Quốc vừa thử nghiệm loại tên lửa có khả năng tiêu diệt các vệ tinh trong quỹ đạo Trái Đất, một tín hiệu mà Mỹ cho rằng đáng lo ngại

Trung Quốc không thôi ý định chiến tranh không gian
Đài Tiếng nói nước Nga đưa thông tin, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ bà Marie Harf nói rõ rằng việc phóng tên lửa đã được thực hiện vào ngày thứ Tư 23/7/2014. Trong khuôn khổ cuộc thử nghiệm này, phía Mỹ đã chỉ rõ Trung Quốc đã bắn tên lửa có mục tiêu cụ thể nhưng không xảy ra việc đánh chặn vệ tinh trực tiếp.
Ngay sau đó Mỹ kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hành động gây bất ổn định. Theo hãng thông tấn ITAR-TASS, bà Marie Harf bày tỏ quan điểm rằng trong triển vọng dài hạn, việc Trung Quốc chế tạo và thử nghiệm tiếp theo các vũ khí chống vệ tinh đang đe dọa việc đảm bảo an ninh trong không gian vũ trụ.
Được biết trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tiến hành một loạt thử nghiệm liên quan đến việc chế tạo vũ khí chống vệ tinh. Thử nghiệm nghiêm trọng nhất trong số này từng được tiến hành vào tháng 1/2007.
Khi đó Trung Quốc đã sử dụng tên lửa đạn đạo hủy diệt một vệ tinh khí tượng cũ ở độ cao 865 km trên bề mặt trái đất. Một loạt các quốc gia, trong đó có Mỹ, liên minh châu Âu (EU) khi đó đã bày tỏ sự quan ngại trước hành động của Trung Quốc.
Tên lửa được cho là vũ khí diệt vệ tinh của Trung Quốc phóng hôm 23/7/2014 Hậu quả của việc Trung Quốc tiến hành thử nghiệm này là hình thành đám mây mảnh vỡ với số lượng khoảng 3 ngàn đơn vị. Đám mây này đã ảnh hưởng đến rất nhiều vệ tinh của các quốc gia xung quanh, chính vệ tinh của chính Trung Quốc cũng gặp vấn đề.
Thậm chí, trong lần thử nghiệm đó, Trung Quốc dù bắn thử tên lửa vào ngày 11/1/2007 nhưng đến tận ngày 23/1/2014, khi có quá nhiều cáo buộc của các tổ chức thế giới, Trung Quốc mới đứng ra nhận trách nhiệm về cuộc thử vũ khí của mình.
Còn trong lần thử nghiệm vừa qua, hôm 23/7/2014, phía Mỹ đã phản ứng khá gay gắt, kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hành động gây bất ổn định, trong đó có việc tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm các hệ thống chống vệ tinh.”
Theo lời bà Harf, những hành động này “trong tương lai có thể đe dọa an toàn trong khoảng không vũ trụ. Mỹ đã nhiều lần gửi đến các quan chức Trung Quốc những thông báo bày tỏ quan ngại về sự phát triển các hệ thống chống vệ tinh mà Bắc Kinh đang tiến hành.”
Còn về phía EU, cơ quan phát ngôn của liên minh này đã tuyên bố: "Một cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh là trái với nỗ lực của quốc tế ngăn chặn một cuộc chạy đua ngoài không gian vũ trụ, châm ngòi cho nền an ninh vũ trụ. Và Trung Quốc sẽ phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về vấn đề trách nhiệm của mình trong hành động vừa qua.”
Trung Quốc muốn chiến tranh không gian với ai?
Tên lửa chống vệ tinh là loại vũ khí không gian được thiết kế để tiêu diệt các vệ tinh cho các mục đích quân sự chiến lược.
Hiện tại chỉ có Hoa Kỳ, Liên Xô trước đây và Trung Quốc được coi là đã phát triển loại vũ khí này. Còn không rõ nước Nga hiện tại có tiếp tục duy trì các chương trình của Liên Xô hay không. Ấn Độ tuyên bố hoàn toàn có khả năng kỹ thuật để phát triển loại vũ khí như vậy nhưng họ từ chối tham gia vào việc sản xuất. Những cuộc thử nghiệm đầu tiên loại vũ khí này được người Mỹ bắt đầu từ những năm 1980.
Trung Quốc đang nỗ lực phát triển sức mạnh không gian của mình để cạnh tranh vị thế cường quốc vũ trụ Phải thấy rằng, trong một cuộc chiến tranh quy mô lớn, thậm chí là giữa các lục địa với nhau, vũ khí lợi hại nhất là các tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân. Khi phải sử dụng đến loại vũ khí ấy, đồng nghĩa với việc hai quốc gia tham chiến đã lựa chọn cho trường hợp một mất một còn. Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ trở thành đống sắt vụn khi thiếu đi sự định vị, dẫn đường của các thiết bị vệ tinh.
Vì thế, việc phát triển vũ khí tiêu diệt vệ tinh là một bước đi tắt đón đầu, thay vì phát triển lá chắn phòng thủ tên lửa ở mặt đất mà hiệu quả và tỉ lệ đánh chặn không cao.
Thực tế, cho đến thời điểm này, chỉ có Trung Quốc và Mỹ công khai còn nghiên cứu sản xuất loại vũ khí này. Và nhìn vào mối quan hệ trên thế giới, có thể thấy Mỹ đang được Trung Quốc coi như kẻ đáng đề phòng và đối phó nhất. Việc phát triển vũ khí chống vệ tinh chỉ là một trong những chiến lược dễ hiểu mà quân đội Trung Quốc thực thi để ngăn chặn những mối lo từ tên lửa liên lục địa của Mỹ.
Song song với việc đầu tư khả năng tác chiến biển xa của hải quân, uy lực, số lượng và sự linh hoạt của không quân, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa lục quân, thì vũ khí không gian sẽ khiến Trung Quốc đẩy sự chuẩn bị cho cuộc chiến của họ với Mỹ tới ngưỡng toàn diện.
Vẫn là một Trung Quốc bất chấp
Trong những gì mà đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf tuyên bố về việc Trung Quốc thử nghiệm vũ khí hạt nhân có đề cập đến việc Bắc Kinh đang vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước không gian của Liên Hợp Quốc, và yêu cầu họ phải có trách nhiệm.
Nhưng thực tế, việc chỉ trích những sai trái của Trung Quốc dựa trên diễn giải pháp luật quốc tế và các công ước được Trung Quốc công nhận là một điều thừa thãi. Bởi họ từ trước đến nay luôn bất chấp tất cả và không coi luật pháp ra gì.
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf Còn nhớ, cách mà Bắc Kinh thử nghiệm vũ khí tiêu diệt vệ tinh hồi năm 2007. Vũ khí ấy đã đủ sức tiêu hủy vệ tinh mục tiêu và làm nhiều vệ tinh khác xung quanh bị tê liệt.
Có thể hiểu điều này theo hai hướng, hoặc Bắc Kinh chưa đủ sức chế tạo vũ khí tiêu diệt vệ tinh triệt để, hoặc Bắc Kinh đang dồn sức vào chế tạo một loại vũ khí phá hủy với diện càng rộng càng tốt.
Nếu hiểu theo cách này, có thể thấy Bắc Kinh đang liều lĩnh chơi trò hi sinh, tất cả các vệ tinh cùng chết, diện mạo cuộc chiến, công nghệ chiến tranh sẽ bị đẩy lùi lại hàng chục năm, thậm chí tương đương với thời chiến tranh thế giới thứ hai, khi các bên tham gia chỉ có súng đạn, xe tăng...
Và một khi cục diện chuyển thành tình huống đọ sức mạnh bằng số lượng người lính, có lẽ Bắc Kinh sẽ rất tự tin.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Vén màn bí mật trạm nghe lén của TQ ở Hồng Kông

Cập nhật lúc: 10:00 28/07/2014 (GMT+7)



(Kiến Thức) - Trung Quốc đã bí mật thiết lập trạm tình báo điện tử ở đỉnh Đài Mã Sơn, Hồng Kông từ cách đây 3 năm.




Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, lực lượng đồn trú của Quân đội Trung Quốc (PLA) tại Hồng Kông đã thiết lập một trạm thông tin phục vụ cho các hoạt động tình báo tại đỉnh núi cao nhất của Hồng Kông - Đài Ma Sơn.
Bắt đầu được xây dựng từ năm 2010 và lần đầu tiên xuất hiện là vào năm 2011, cho đến nay trạm do thám và nghe lén trên đã được Trung Quốc đưa vào hoạt động hơn 3 năm.
Hình ảnh về trạm thông tin vô tuyến tình báo của PLA tại đỉnh Đài Ma Sơn ở Hồng Kông.

Nhằm tránh gây sự chú ý với dân địa phương, PLA đã bố trí trạm nghe lén xen kẽ với hệ thống radar phục vụ cho hàng không dân dụng và đài dự báo thời tiết của Hồng Kông. Chính quyền Hồng Kông cũng thừa nhận là đã cho PLA thuê một khu đất rộng 9.300 m² trên đỉnh núi Đài Ma Sơn để xây dựng trạm cùng cơ sở hạ tầng đi kèm.
Ngoài ra, an ninh của khu vực trên cũng được lực lượng an ninh Trung Quốc bảo vệ nghiêm ngặt với hệ thống camera giám sát cùng với một số đài quan sát được bố trí trong khắp khu vực của trạm nghe lén trên của PLA.
Theo nguồn tin của Jane’s có được thì hiện tại, Trung Quốc vẫn đang tiến hành công việc mở rộng trạm nghe lén và lực lượng đồn trú ở đây là thuộc Hải quân Trung Quốc.
Cho đến hiện tại PLA vẫn từ chối giải thích mục đích thiết lập trạm này ở Hồng Kông và chỉ nói rằng đây là bí mật quân sự không thích hợp cho việc truyền thông ra bên ngoài. Mặc dù không tiết lộ gì nhiều nhưng theo đánh giá của các chuyên gia quân sự đây có thể làm một trạm thu thập thông tin tình báo điện tử và tín hiệu của Trung Quốc, và nó hoàn toàn tương tự với trạm thu thập thông tin của Quân đội Hoàng gia Anh đã xây dựng ở đây trước đó.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang tăng cường hiện diện quân sự tại Đặc khu hành chính Hồng Kông trong suốt thời gian qua.

Hiện nay PLA có tổng cộng 18 căn cứ quân sự tại Đặc khu hành chính Hồng Kông với diện tích 2.700 hecta, đa phần trong đó là được chuyển gia từ Quân đội Hoàng gia Anh. Tuy nhiên trạm thông tin vô tuyến trên của PLA lại không nằm trong danh sách 18 căn cứ quân sự được công bố.
Trước đó, Trung Quốc cũng mở thêm một cầu cảng quân sự để neo đậu các tàu chiến của hải quân, nằm sâu bên trong nội địa của Hồng Kông. Hành động trên đã gây ra tranh cãi về phạm vi hoạt động của PLA tại Đặc khu hành chính này.
Phát ngôn viên chính quyền Hồng Kông cho biết, luật pháp của Hồng Kông cho phép thực hiện các hoạt động quân sự nhằm bảo vệ lợi ích của Đặc khu hành chính này và cũng qui định rõ về việc bảo mật thông tin về các hoạt động quân sự trên. Ông này cũng không trả lời câu hỏi về hợp đồng thuê đất của Trung Quốc trên đỉnh Đài Ma Sơn.
Sự việc trên đã tạo ra một làn sóng tranh cãi ở Hồng Kông, khi chính quyền cố tình lơ đi sự tồn tại của trạm do thám, cũng như sự mập mờ trong hợp đồng cho thuê đất giữa Hồng Kông và PLA. Điều quan trọng nữa là thông tin trên chỉ bị phát hiện trạm thông tin vô tuyến kia đã hoạt động hơn 3 năm.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc cần 400 máy bay vận tải Y-20 mới bắt kịp Nga, Mỹ


(Soha.vn) - Bản báo cáo của Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ ra nhiều điểm yếu trong khả năng vận chuyển của quân đội nước này.


Tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) dẫn một bản báo cáo của Đại học Quốc phòng Trung Quốc nhận định, Quân đội Trung Quốc cần ít nhất 400 máy bay vận tải Y-20 do Tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An sản xuất nhằm bắt kịp khả năng triển khai lực lượng của Mỹ, Nga và Ấn Độ.
Báo cáo chỉ ra rằng hiện nay mạng lưới vận chuyển của Trung Quốc bao gồm 3 thành phần là: đường không, đường bộ và đường thủy, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng triển khai lực lượng của quân đội Trung quốc. Trong một cuộc diễn tập năm 2009, các máy bay chở khách và vận tải dân sự của Trung Quốc đã thực hành vận chuyển 50.000 binh lính nước này từ 4 quân khu khác nhau đến tham gia diễn tập, cùng với các máy bay vận tải quân sự và phương tiện vận chuyển đường bộ.
Chiếc phà mang tên Bohai Sea Green Pearl được hạ thủy vào tháng 08/2012 với lượng giãn nước 36.000 tấn cũng có thể hoán cải thành tàu vận chuyển quân cho Hải quân Trung Quốc khi cần thiết.
Tuy nhiên, nhiều điểm yếu trong khả năng vận chuyển của quân đội Trung Quốc đã được chỉ ra trong báo cáo này. Thứ nhất, Trung Quốc không có đủ các phà cỡ lớn như chiếc Bohai Sea Green Pearl để thực hiện một cuộc tấn đổ bộ quy mô lớn. Thứ hai, Trung Quốc không có đủ mấy bay vận tải cỡ lớn như loại Y-20.
Hiện tại, Không quân Mỹ có 700 máy bay vận tải chiến lược, Không quân Nga có 800 máy bay vận tải hạng trung và Không quân Ấn Độ có 200 máy bay. Báo cáo đã chỉ ra rằng, Không quân Trung Quốc cần ít nhất 400 máy bay vận tải Y-20 để có thể vận chuyển cùng lúc 10 trung đoàn thực hiện nhiệm vụ ở các chiến trường khác nhau ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, một số căn cứ không quân ở Trung Quốc vẫn không đủ khả năng tiếp nhận loại máy bay vận tải cỡ lớn như IL-76.
Y-20 là loại máy bay vận tải cỡ lớn do Tập đoàn chế tạo máy bay Tân An của Trung Quốc phát triển và sản xuất. Y-20 được chính thức công bố vào năm 2006 và thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 26/01/2013. Đây là loại máy bay vận tải cỡ lớn đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo. Y-20 được trang bị 4 động cơ WS-20 và khả năng chuyên chở được 66 tấn hàng hóa.
Mặc dù giới quân sự Trung Quốc tỏ ra rất tự hào về khả năng của loại máy bay này nhưng với giới chuyên gia quốc tế, Y-20 vẫn là một bản sao nhạt nhòa của máy bay thời Liên Xô với các chi tiết cóp nhặt từ các mẫu của Nga, Ukraine và Mỹ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc mang “đồ cổ” Type-96A sang Nga thi đấu
(Vũ khí) - Trung Quốc đã quyết định mang xe tăng thế hệ cũ thuộc Type 96A sang Nga thi đấu giải vô địch việt dã-chiến đấu xe tăng quốc tế “Tank biathlon 2014”.

Theo tin đưa ngày 26-7 thông tấn xã ITAR - TASS, một vị phó Tư lệnh lục quân Nga tuyên bố, cuộc thi tranh giải vô địch việt dã-chiến đấu xe tăng quốc tế “Tank biathlon 2014” tổ chức ở sân tập Alabino - Moscow từ ngày 4 - 16/8 tới, mỗi nước tham dự đều cử đại diện tham gia nhóm trọng tài, đảm bảo kết quả cuộc thi mang tính khách quan, công bằng, minh bạch.
Vị phó tổng tư lệnh phát biểu trên đài phát thanh “Tiếng vọng Moscow” (Echo of Moscow) cho biết, ngoài những người đã từng làm giám khảo cuộc thi tranh giải vô địch việt dã-chiến đấu xe tăng toàn nước Nga, còn có sự góp mặt của thành viên các nước tham gia, giữ cương vị trọng tài trong cuộc thi mang tầm vóc quốc tế lần này.
Làm như vậy trước hết để đảm bảo đánh giá khách quan công bằng với các tuyển thủ. Phó Tư lệnh lục quân Nga nhấn mạnh, toàn bộ đại diện nhóm trọng tài đều là người trong quân đội. Hiện nay, mọi công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất hạ tầng cho cuộc thi tranh giải vô địch quốc tế đã hoàn thành.
Lịch thi đấu và các nội dung tranh tài
Được biết, cuộc thi tranh giải vô địch việt dã-chiến đấu xe tăng quốc tế “Tank biathlon 2014” sẽ được tổ chức tại sân tập Alabino ở ngoại ô Moscow từ ngày 4-16/8 tới, có sự góp mặt của đại diện 12 quốc gia, lần lượt là : Nga, Angola, Armenia, Belarus, Venezuela, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Kuwait, Mông Cổ và Serbia.
Giải thi đấu “Tank biathlon 2014” thu hút 12 nước tham gia​
Lịch thi đấu như sau:
Ngày 4-8: Tiến hành nghi thức khai mạc, thi đấu cá nhân và kíp lái thứ nhất của cả 12 đội.
Ngày 5-8: Thi đấu kíp lái thứ 2
Ngày 6-8: Thi đấu kíp lái thứ 3
Ngày 8-8: Thi đấu việt dã - vượt chướng ngại vật kíp xe thứ nhất và thứ 2
Ngày 9-8: Thi đấu việt dã - vượt chướng ngại vật kíp xe thứ 3
Ngày 11-8: Thi đấu truy đuổi - bắn súng của kíp xe thứ nhất và thứ 2
Ngày 12-8: Thi đấu truy đuổi - bắn súng của kíp xe thứ 2
Ngày 14-8: Thi đấu tiếp sức xe tăng
Ngày 16: Lễ bế mạc, trao giải thưởng và Lễ hội âm nhạc
Trước đây, thể lệ cuộc thi bao gồm hai giai đoạn chính là chạy việt dã - vượt chướng ngại vật và truy đuổi - bắn súng. Nhưng theo thông báo mới nhất hiện nó được bổ sung phần thi đấu cá nhân, thi đấu kíp xe và thi đấu tiếp sức. Hiện mới có thông báo về phần thi đấu việt dã - vượt chướng ngại vật và truy đuổi - bắn súng.
Xe tăng T-72B3M/BZ được cải tạo và sơn phết chuyên dùng để tham gia thi đấu​
Quãng đường hành trình là một tuyến đường dài 20km và phải vượt qua nhiều chướng ngại vật: Vượt sông cạn, các rào chắn, đồi núi, cầu phao. Trên tuyến đường có những đoạn tốc độ cao và cầu vượt. Các xe phải cua gấp khúc với tốc độ cao trong các “bãi mìn” cắm cọc tiêu zích zắc rất hẹp, xe nào chạm rào chắn của đường đua hoặc đi chệch khỏi tuyến đường sẽ bị tính thời gian phạt bằng giây.
Trong giai đoạn thi truy đuổi - bắn súng, tổ lái cần phải tiêu diệt các mục tiêu bằng ba cách: Một là bắn đạn thường (ba viên đạn cộng với một viên dự trữ) vào 3 mục tiêu là các xe bọc thép giả định ở cự ly 1,6 km, 1,7 km và 1,8 km; hai là bắn đạn cối từ tháp pháo xe tăng (20 viên đạn, 5 viên dự trữ) vào mục tiêu mô phỏng một máy bay trực thăng ở khoảng cách 900 mét và cuối cùng là bắn một viên đạn pháo có điều khiển vào mục tiêu mô phỏng một xe thiết giáp ở khoảng cách 2 km. Trong trường hợp bắn trượt, tổ lái sẽ phải chạy vòng phạt dài 500 mét.
Nội dung thi đấu thứ nhất chứng minh sức mạnh, sự bền bỉ và linh hoạt của động cơ và khả năng việt dã trong mọi địa hình của xe tăng, nó được những những người yêu thích gọi vui là “xe tăng việt dã F-1”. Nội dung thi đấu thứ 2 có vai trò rất quan trọng thể hiện sức mạnh và sự chính xác của hỏa lực trong tác chiến cơ động. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin về các nội dung thi đấu khác.
Đạn pháo có điều khiển của xe tăng T-72B3M​
Phương tiện thi đấu
Mỗi nước sẽ mang đến Nga 3 kíp xe chủ lực và một kíp xe dự bị để tham gia cuộc thi. Ngoài Trung Quốc mang xe tăng chế tạo trong nước, các nước khác đều sử dụng xe tăng Type T-72B3M/BZ cải tiến của Nga. Moscow cũng đã chuẩn bị 60 chiếc xe tăng để các đội thi đấu sử dụng trong cuộc thi lần này, nhằm “show hàng” tính năng tiên tiến của loại tăng này đối với các nước đang sử dụng xe tăng mua của Nga.
Tăng T-72B3M được cải tạo chuyên dụng cho các cuộc thi đấu xe tăng, lắp đặt thêm các kính tiềm vọng toàn cảnh thế hệ mới, tăng công suất động cơ, thay hộp biến tốc tự động. Nó cũng được được trang bị các thiết bị thông tin và hệ thống kiểm soát hỏa lực mới, đồng thời cũng được lắp đặt thiết bị quan sát hình ảnh hồng ngoại đảm bảo khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Tăng T-72B3M sử dụng hệ thống chỉ huy, kiểm soát và hồng ngoại TKN-4SR-Tag-/Nachtsichtoptik cùng hệ thống ngắm chuẩn cho xạ thủ PNM Sosna-U, hệ thống điều khiển hỏa lực thế hệ mới Kalina và hệ thống định vị vệ tinh GLONASS. Nó cũng được lăp đặt động cơ W-84, công suất 618kW, tương đương 840 mã lực (Hp), pháo 125mm 2A46M-5 và hệ thống giáp phản ứng nổ Typ Kontakt-5.
Điểm quan trọng nhất là xe tăng thế hệ mới T-72B3M được trang bị hệ thống máy tính đạn đạn kỹ thuật số có tốc độ tính toán rất cao, nâng cao rất nhiều hiệu quả tác chiến. Việc điều chỉnh thiết kế đã nâng cao độ ổn định của xe tăng khiến T-72B3M vừa có thể hành tiến vừa có khả năng phóng đạn điều khiển chính xác.
Xe tăng Type 96A (ZTZ-96) của Trung Quốc​
Điểm quan trọng nhất là những xe tăng này đã nâng cấp các hệ thống vũ khí, điều khiển hỏa lực, thông tin theo chuẩn của T-90, ngang ngửa với các xe tăng hiện đại nhất của phương Tây, nhưng nó lại quen thuộc hơn nhiều với các nước sử dụng xe tăng kiểu cũ của Nga, giảm thiểu nguy cơ những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thi đấu.
Theo thông tin của Chinanews, Trung Quốc đã cử 4 kíp lái và 4 xe tăng Type 96A sang Nga tham gia thi đấu. Do Nga không mang ra thi đấu loại xe tăng T-90MS hiện đại nhất của họ mà chỉ sử dụng tăng “phổ thông” là T-72 nên Trung Quốc không mang tăng Type 99 đi thi mà chỉ cử Type 96 cho đồng hạng, hơn nữa còn tránh mất mặt nếu loại xe tăng hiện đại nhất của mình bị thua.
Type 96A có trọng lượng gần 50 tấn, nặng hơn so với T-72B3M khoảng 5,5 tấn, là loại xe tăng có trọng lượng lớn nhất trong toàn bộ cuộc thi. Tuy nhiên, hiện nó không được đánh giá cao bằng phiên bản nâng cấp mạnh nhất dòng T-72 là T-72B3M/BZ về cả tốc độ, sự linh hoạt, khả năng bảo vệ, hệ thống chỉ huy, kiểm soát và điều khiển hỏa lực.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Xong xác

(Dân trí) - Một nhóm tin tặc có liên quan tới quân đội Trung Quốc đã bị cáo buộc đánh cắp các dữ liệu từ hệ thống phòng thủ tên lửa mang tên "Vòm Sắt" của Israel.
>> Gián điệp Trung Quốc "tấn công tổ chức chính phủ Canada"


Hệ thống "Vòm Sắt" của Israel.
3 nhà thầu quốc phòng của Israel chịu trách nhiệm về lá chắn tên lửa "Vòm Sắm" và các hệ thống liên quan đã bị các hacker có liên quan tới chính phủ Trung Quốc đánh cắp hàng trăm dữ liệu kể từ năm 2011, theo một chuyên gia an ninh mạng tại Mỹ.
Nhóm tin tặc, được biết tới với tên gọi Comment Crew, đã đánh cắp thiết kế các hệ thống rocket của Israel trong một loạt các vụ tấn công vào năm 2011 và 2012, ông Joseph Drissel, giám đốc công ty điều hành Công ty dịch vụ kỹ thuật mạng CyberESI tại Mỹ, cho hay.
Mục tiêu của các cuộc tấn công trên mạng là các nhà thầu quốc phòng hàng đầu gồm Tập đoàn Elisra, tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel, và công ty Rafael. Các công ty này xây dựng hệ thống "Vòm Sắt", hiện đang được sử dụng để đánh chặn các rocket bắn đi từ Gaza vào lãnh thổ Israel.
Công ty của ông Drissel đã truy tìm ra các vụ xâm nhập nhằm vào các nhà thầu quốc phòng của Israel và nhận dạng hơn 700 e-mail bị đánh cắp, các tài liệu, sách hướng dẫn liên quan tới việc phát triển dự án "Vòm Sắt" và các dự án tên lửa khác.
"Comment Crew được giao một nhiệm vụ rất cụ thể - họ cài phần mềm độc hại vào các bình luận bị che giấu trên các trang web công cộng khác nhau mà họ kiểm soát và sử dụng các trang này làm các trung tâm kiểm soát và điều hành để tải những dữ liệu bị đánh cắp", ông Drissel nói.
Hồi tháng 5, Bộ tư pháp Mỹ đã truy tố 5 tin tặc thuộc quân đội Trung Quốc, được cho là thuộc nhóm Comment Crew, còn được biết đến với tên gọi Đơn vị 61398 và đóng tại Thượng Hải. Các tin tặc này bị cáo buộc tấn công vào các mạng lưới của 6 công ty của Mỹ để đánh cắp các bí mật thương mại.
An Bình
Tổng hợp
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top