[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc sao chép radar của S-300
9:07 PM, 17/10/2014, Views: 0 | By VNH
Print Print Share on Zing Me Go.vn Print Print Print Chia sẻ bài này lên Yahoo Messenger
E-mail Print

VietnamDefence - Trung Quốc làm nhái radar 64N6Е của Nga.
Radar làm nhái
Radar chủ yếu của hệ thống tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa họ S-300P mà Trung Quốc mua của Nga là radar anten mạng pha bắt mục tiêu 64N6Е (NATO gọi là Big Bird). Radar này có thể phát hiện và bám tên lửa đường đạn.

Dựa trên radar này, các chuyên gia Trung Quốc đã chế tạo một mẫu cải tiến (xem trên ảnh với anten ở trạng thái xếp lại), có thể tích hợp cho các tiểu đoản S-300PMU và S-300PMU-2.

Nga đã chuyển giao cho Trung Quốc 15 tiểu đoàn S-300PMU-2 trị giá 2,25 tỷ USD. Năm 2010, Trung Quốc đã tổ chức bắn trình diễn thành công hệ thống này cho các phái đoàn nước ngoài.

Ngày 27/1/2013, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm “hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất”, điều này khiến một số chuyên gia mạnh miệng tuyên bố, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới (sau Mỹ, Nga và Israel) đã có khả năng đánh chặn tên lửa đường đạn tầm trung.

Radar 64N6E
Các mục tiêu mô phỏng tên lửa đường đạn tầm trung DF-16 hoặc DF-25 được thực hiện từ căn cứ Shuangchengzi, còn các tên lửa đánh chặn được phóng từ một trường thử ở khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ, radar phòng thủ tên lửa được bố trí ở Korla (việc bám và chỉ thị mục tiêu cũng được thực hiện tại khu vực này), ngoài ra, Trung Quốc cũng đã phóng một vệ tinh cảnh báo tên lửa tấn công. Như vậy, Trung Quốc đã làm chủ được cả 4 công nghệ then chốt để đánh chặn tên lửa đường đạn tầm trung.

Sáng sớm ngày 2/2/2013, mặc dù trời rất băng giá, chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm trường thử này. Chuyến thăm này cho thấy ý nghĩa to lớn của vụ thử này. Báo chí nước ngoài đã kết luận rằng, một tên lửa chống tên lửa của Trung Quốc đã tiêu diệt được một tên lửa đường đạn bằng va chạm trực tiếp bằng đầu đạn động năng dẫn bằng hồng ngoại ở trình độ công nghệ cao của các tên lửa chống tên lửa tối tân nhất của Mỹ.


Nguồn: cnwnews.com, 13.10, MP, 14.10.2014.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc đã sẵn sàng triển khai tên lửa đạn đạo DF-21

Đặng Vũ, Theo Wantchinatimes
Thứ Năm, ngày 16/10/2014 - 10:45

Tweet
Zing Me

Abc Abc
Email Print

ANTĐ - Theo học giả Bill Gertz, biêp tập viên lâu năm của trang Washington Free Beacon, bản báo cáo sắp tới của Uỷ ban Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung sẽ phân tích sức mạnh và khả năng mở rộng của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong tương lai.

Bài viết liên quan

Các nước vùng Vịnh lập lực lượng hải quân chung đối phó với Iran
Bất ngờ trước kế hoạch phòng thủ và mở rộng căn cứ không quân của Nga
Ấn Độ chuẩn bị phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-V
Trung Quốc sẽ bổ sung thêm nhiều chiến hạm Type 052D

Bản báo cáo này sẽ được đưa ra vào tháng 11 tới nhằm thảo luận về khả năng mở rộng quy mô của quân đội Trung Quốc. Nội dung của bản báo cáo này sẽ nhắc tới việc Trung Quốc phát triển 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình, lần đầu tiên triển khai lực lượng hải quân viễn chinh đến Ấn Độ Dương và diễn tập máy bay ném bom ở Kazakhstan.

Từ những sự việc này, bản báo cáo sẽ vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về lực lượng và khả năng mở rộng của quân đội Trung Quốc nhằm đối phó với Mỹ và các đồng mình khu vực của nước này.
Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc trong một lần diễu binh

Mặc dù Washington và Bắc Kinh có quan hệ giao thương kinh tế khăng khít, tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn nhìn nhận Mỹ như là một đối thủ hàng đầu. Việc Trung Quốc tập trung xây dựng quân đội nhằm cân bằng sức mạnh với bờ Tây Thái Bình Dương chính là nguyên nhân dẫn tới sự bất ổn về an ninh trong khu vực đặc biệt là ở các điểm nóng như Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông và biển Đông.

Bản báo cáo của Uỷ ban Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung có nhắc tới việc Trung Quốc có thể triển khai phương tiện tấn công chiến lược tốc độ cao, Wu-14 vào năm 2020. Phương tiện này có thể hướng tới mục tiêu với tốc độ lên đến 13.000 km/h và có thể khiến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trở nên kém hiệu quả, thậm chí trở thành lỗi thời. Ngoài ra, bản báo cáo cũng cho rằng việc Trung Quốc đầu tư vào các loại tên lửa thông thường và hạt nhân là một mối đe doạ thực sự.

Trung Quốc hiện đã triển khai thành công tên lửa DF-21C có tầm bắn khoảng 2.000 km, đủ khả năng vươn tới các mục tiêu ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ triển khai một hệ thống tên lửa tiên tiến khác có tên DF-16 trong vòng 5 năm tới. Đây là loại tên lửa tầm trung có thể bắn trung mục tiêu của Mỹ ở Guam, lãnh thổ phía bắc của Úc, Trung Đông và Ấn Độ Dương. 2 lữ đoàn tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D cũng có thể sẽ được triển khai ở đông nam và đông bắc Trung Quốc.

Lầu Năm Góc chưa từng đưa ra đánh giá về sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc kể từ năm 2006. Vào thời gian đó, Trung Quốc được ước lượng có khoảng 100 đầu đạn hạt nhân, nhưng trong thời điểm hiện tại, các tổ chức phân tích phi chính phủ dự đoán kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đang có khoảng từ 250 đến 3.000 đầu đạn hạt nhân.

Ngoài ra, bản báo cáo này cũng tiết lộ rằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc với khả năng mang theo 10 đầu đạn khác nhau, có thể đi vào phục vụ trong đầu năm tới.
 

vip tien sinh

Xe ngựa
Biển số
OF-300247
Ngày cấp bằng
30/11/13
Số km
28,572
Động cơ
591,145 Mã lực
Tiềm lực Quốc Phòng của Trung Quốc mạnh và rất có nội lực. Đó cũng là một tiềm ẩn với Chúng Ta.
Trung Quốc đã sẵn sàng triển khai tên lửa đạn đạo DF-21

Đặng Vũ, Theo Wantchinatimes
Thứ Năm, ngày 16/10/2014 - 10:45

Tweet
Zing Me

Abc Abc
Email Print

ANTĐ - Theo học giả Bill Gertz, biêp tập viên lâu năm của trang Washington Free Beacon, bản báo cáo sắp tới của Uỷ ban Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung sẽ phân tích sức mạnh và khả năng mở rộng của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong tương lai.

Bài viết liên quan

Các nước vùng Vịnh lập lực lượng hải quân chung đối phó với Iran
Bất ngờ trước kế hoạch phòng thủ và mở rộng căn cứ không quân của Nga
Ấn Độ chuẩn bị phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-V
Trung Quốc sẽ bổ sung thêm nhiều chiến hạm Type 052D

Bản báo cáo này sẽ được đưa ra vào tháng 11 tới nhằm thảo luận về khả năng mở rộng quy mô của quân đội Trung Quốc. Nội dung của bản báo cáo này sẽ nhắc tới việc Trung Quốc phát triển 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình, lần đầu tiên triển khai lực lượng hải quân viễn chinh đến Ấn Độ Dương và diễn tập máy bay ném bom ở Kazakhstan.

Từ những sự việc này, bản báo cáo sẽ vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về lực lượng và khả năng mở rộng của quân đội Trung Quốc nhằm đối phó với Mỹ và các đồng mình khu vực của nước này.
Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc trong một lần diễu binh

Mặc dù Washington và Bắc Kinh có quan hệ giao thương kinh tế khăng khít, tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn nhìn nhận Mỹ như là một đối thủ hàng đầu. Việc Trung Quốc tập trung xây dựng quân đội nhằm cân bằng sức mạnh với bờ Tây Thái Bình Dương chính là nguyên nhân dẫn tới sự bất ổn về an ninh trong khu vực đặc biệt là ở các điểm nóng như Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông và biển Đông.

Bản báo cáo của Uỷ ban Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung có nhắc tới việc Trung Quốc có thể triển khai phương tiện tấn công chiến lược tốc độ cao, Wu-14 vào năm 2020. Phương tiện này có thể hướng tới mục tiêu với tốc độ lên đến 13.000 km/h và có thể khiến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trở nên kém hiệu quả, thậm chí trở thành lỗi thời. Ngoài ra, bản báo cáo cũng cho rằng việc Trung Quốc đầu tư vào các loại tên lửa thông thường và hạt nhân là một mối đe doạ thực sự.

Trung Quốc hiện đã triển khai thành công tên lửa DF-21C có tầm bắn khoảng 2.000 km, đủ khả năng vươn tới các mục tiêu ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ triển khai một hệ thống tên lửa tiên tiến khác có tên DF-16 trong vòng 5 năm tới. Đây là loại tên lửa tầm trung có thể bắn trung mục tiêu của Mỹ ở Guam, lãnh thổ phía bắc của Úc, Trung Đông và Ấn Độ Dương. 2 lữ đoàn tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D cũng có thể sẽ được triển khai ở đông nam và đông bắc Trung Quốc.

Lầu Năm Góc chưa từng đưa ra đánh giá về sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc kể từ năm 2006. Vào thời gian đó, Trung Quốc được ước lượng có khoảng 100 đầu đạn hạt nhân, nhưng trong thời điểm hiện tại, các tổ chức phân tích phi chính phủ dự đoán kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đang có khoảng từ 250 đến 3.000 đầu đạn hạt nhân.

Ngoài ra, bản báo cáo này cũng tiết lộ rằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc với khả năng mang theo 10 đầu đạn khác nhau, có thể đi vào phục vụ trong đầu năm tới.
 

Chapi_Do

Xe hơi
Biển số
OF-201599
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
136
Động cơ
323,360 Mã lực
Hùng hậu, việt nam sao ăn được hic
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tôi chú ý có vài điều sau: trên internet tại VN, dân VN bị ngộ độc cực kì nặng, là VN phát triển đồng đều, bền vững hơn TQ, kinh tế VN tăng trưởng đều đều, xã hội VN ổn định hơn TQ, người dân VN hòa hiếu yêu chuộng hòa bình, nhưng có lòng yêu nước vô địch hơn TQ nhất TG, VN là bạn bè của tất cả các quốc gia trên thế giới....tiếng nói của VN có giá trị hơn TQ, có trọng lượng hơn TQ, Nga, Mỹ, khu vực, LHQ, QT đều nghe theo, quân sự VN mạnh hơn TQ nhờ...con người, nhờ niềm tin, vũ khí của TQ chỉ là hổ giấy, vũ khí VN mua của Nga mạnh hơn vũ khí TQ mua của Nga và vũ khí do TQ tự sản xuất... Trong khi thực tế TQ là nền KT số 1 TG, 1 trong 5 nước lớn có tiếng nói trên TG, 1 trong 4 quốc gia tự lực đưa người lên vũ trụ, sắp xây dựng trạm vũ trụ riêng, về KT-KH thì TQ cũng ko thua kém các nước lớn #. Thậm chí còn là chủ nợ của Mỹ, cho EU vay tiền, Nhật dựa vào tài nguyên TQ để sx hàng hóa, Nga dựa vào TQ để tăng trưởng kinh tế, về tiềm lực, kĩ thuật QS của TQ mạnh hơn Ấn độ, mặc cho Ấn độ nhập khẩu vũ khí số 1 TG.....

Trong khi sự thật: VN phát triển còn thua cả Lào, Cam về dịch vụ du lịch và ngành công nghiệp, thậm chí tiền Lào, Cam có giá hơn VN, thậm chí Cam còn sản xuất xe thông minh vượt trội so với CNVN, khoa học kĩ thuật, nông nghiệp thì không thể bằng Thái, gạo Thái vẫn thơm ngon hơn gạo VN, VN đau đớn nhìn nước mắn phú quốc dán nhãn Thái tại các siêu thị khắp TG, kinh tế thì sách dép cho Ma Rốc 1 quốc gia đang phát triển ở Phi Châu (chắc hẳn các cháu trẻ tuổi, trên mạng, 4rum, fb không thể ngờ điều cay đắng này), cùng đào tài nguyên lên bán, nhưng Quatar, Arab, TQ...thì giàu sang phú quý còn VN lỗ nợ......về xã hội thì loạn lạc, bạo động, cướp giết hiếp liên tục....cả Mỹ còn đưa VN vào danh sách các quốc gia dễ bị sụp đổ nhất cùng sánh vai với Áp ga, Mexico....bè bạn của QT của VN thì toàn sen đầm, cựu thù trùm sò đế quốc và chó săn của nó, tân phát xít, hủ bại hiếp dâm (Pháp, Mỹ, Hàn, Nhật, Ấn độ), nên cũng nhiễm cái tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan của bọn Nhật, hủ tục hiếp dâm của bọn Ấn, còn tiếng nói của VN thì chả ai thèm nghe, ASEAN, LHQ thậm chí Mỹ, Nga cũng chỉ quan ngại và không đứng về phía nào, mặc dù VN kêu gào đó là lãnh thổ của VN ?! về KTQS thì VN thua xa Bắc Triều Tiên, Iran những quốc gia không cần nhận 1 đồng cắt viện trợ ODA nào, không cần 1 mớ bưa thừa sữa cặn nào của tư bản quân phiệt, BTT bị cấm vận hàng thập kỉ còn sản xuất được tên lửa hành trình, tên lửa vượt đại châu, tàu ngầm, còn VN cái ốc vít còn làm không xong. Còn so với Trung Hoa phía trên đầu thì VN chẳng là cái đinh gì cả, VN có diêm thống nhất xe phượng hoàng còn TQ có Thiên Cung, Bắc Đẩu
 
Chỉnh sửa cuối:

Chapi_Do

Xe hơi
Biển số
OF-201599
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
136
Động cơ
323,360 Mã lực
Tôi chú ý có vài điều sau: trên internet tại VN, dân VN bị ngộ độc cực kì nặng, là VN phát triển đồng đều, bền vững hơn TQ, kinh tế VN tăng trưởng đều đều, xã hội VN ổn định hơn TQ, người dân VN hòa hiếu yêu chuộng hòa bình, nhưng có lòng yêu nước vô địch hơn TQ nhất TG, VN là bạn bè của tất cả các quốc gia trên thế giới....tiếng nói của VN có giá trị hơn TQ, có trọng lượng hơn TQ, Nga, Mỹ, khu vực, LHQ, QT đều nghe theo, quân sự VN mạnh hơn TQ nhờ...con người, nhờ niềm tin, vũ khí của TQ chỉ là hổ giấy, vũ khí VN mua của Nga mạnh hơn vũ khí TQ mua của Nga và vũ khí do TQ tự sản xuất... Trong khi thực tế TQ là nền KT số 1 TG, 1 trong 5 nước lớn có tiếng nói trên TG, 1 trong 4 quốc gia tự lực đưa người lên vũ trụ, sắp xây dựng trạm vũ trụ riêng, về KT-KH thì TQ cũng ko thua kém các nước lớn #. Thậm chí còn là chủ nợ của Mỹ, cho EU vay tiền, Nhật dựa vào tài nguyên TQ để sx hàng hóa, Nga dựa vào TQ để tăng trưởng kinh tế, về tiềm lực, kĩ thuật QS của TQ mạnh hơn Ấn độ, mặc cho Ấn độ nhập khẩu vũ khí số 1 TG.....

Trong khi sự thật: VN phát triển còn thua cả Lào, Cam về dịch vụ du lịch và ngành công nghiệp, thậm chí tiền Lào, Cam có giá hơn VN, thậm chí Cam còn sản xuất xe thông minh vượt trội so với CNVN, khoa học kĩ thuật, nông nghiệp thì không thể bằng Thái, gạo Thái vẫn thơm ngon hơn gạo VN, VN đau đớn nhìn nước mắn phú quốc dán nhãn Thái tại các siêu thị khắp TG, kinh tế thì sách dép cho Ma Rốc 1 quốc gia đang phát triển ở Phi Châu (chắc hẳn các cháu trẻ tuổi, trên mạng, 4rum, fb không thể ngờ điều cay đắng này), cùng đào tài nguyên lên bán, nhưng Quatar, Arab, TQ...thì giàu sang phú quý còn VN lỗ nợ......về xã hội thì loạn lạc, bạo động, cướp giết hiếp liên tục....cả Mỹ còn đưa VN vào danh sách các quốc gia dễ bị sụp đổ nhất cùng sánh vai với Áp ga, Mexico....bè bạn của QT của VN thì toàn sen đầm, cựu thù trùm sò đế quốc và chó săn của nó, tân phát xít, hủ bại hiếp dâm (Pháp, Mỹ, Hàn, Nhật, Ấn độ), nên cũng nhiễm cái tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan của bọn Nhật, hủ tục hiếp dâm của bọn Ấn, còn tiếng nói của VN thì chả ai thèm nghe, ASEAN, LHQ thậm chí Mỹ, Nga cũng chỉ quan ngại và không đứng về phía nào, mặc dù VN kêu gào đó là lãnh thổ của VN ?! về KTQS thì VN thua xa Bắc Triều Tiên, Iran những quốc gia không cần nhận 1 đồng cắt viện trợ ODA nào, không cần 1 mớ bưa thừa sữa cặn nào của tư bản quân phiệt, BTT bị cấm vận hàng thập kỉ còn sản xuất được tên lửa hành trình, tên lửa vượt đại châu, tàu ngầm, còn VN cái ốc vít còn làm không xong. Còn so với Trung Hoa phía trên đầu thì VN chẳng là cái đinh gì cả, VN có diêm thống nhất xe phượng hoàng còn TQ có Thiên Cung, Bắc Đẩu
Em chưa đọc hết nhưng cứ cảm ơn cụ cái đã
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Luyện binh kém, TQ nơm nớp lo thất trận vì 40 điểm yếu

Quân đội Trung Quốc thừa nhận hàng chục điểm yếu kém trong công tác huấn luyện binh sĩ, đồng thời bày tỏ lo ngại nước này khó giành chiến thắng nếu chiến tranh nổ ra.

Trang nhất của tờ Nhật báo Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA Daily) đăng bài viết nhận định: Những điểm yếu trong công tác huấn luyện đặt ra mối đe dọa đối với khả năng chiến đấu và giành chiến thắng trong chiến tranh của quân đội Trung Quốc.
Thực lực của quân đội Trung Quốc: Ngạc nhiên chưa!? Thực lực của quân đội Trung Quốc: Ngạc nhiên chưa!?

(Soha.vn) - Quân đội Trung Quốc vẫn dùng xe lửa để chở vũ khí trong các cuộc thao diễn dài ngày như thời Thế chiến I. Lực lượng tên lửa chiến lược vẫn phải dùng ngựa tuần tra...

PLA Daily cho biết, giới chức quân đội Trung Quốc đã gửi một tài liệu tới các đơn vị quân đội, chỉ ra 40 điểm yếu trong phương pháp huấn luyện hiện nay. Những điểm yếu này nếu không được khắc phục nhanh chóng sẽ gây ảnh hưởng và cản trở khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc và những thủ đoạn đáng sợ của kẻ yếu Quân đội Trung Quốc và những thủ đoạn đáng sợ của kẻ yếu

(Soha.vn) - Trung Quốc có thể phát động chiến tranh một ngày nào đó và hiện không có bất kì cơ chế giảm thiểu leo thang nào để có thể tháo ngòi nổ cuộc chiến.

Theo PLA Daily, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lâu nay đẩy mạnh việc tăng cường khả năng chiến đấu cho lực lượng vũ trang với 2,3 triệu quân của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy hiện đại hóa lực lượng đóng tại các vùng biển tranh chấp ở Hoa Đông và biển Đông.

BÀI LIÊN QUAN

Tướng TQ hung hăng: Tên lửa DF-21 có thể "đuổi" Mỹ về Guam
Kanwa: TQ trang bị tên lửa "Club-N" cho Type 052D
Đua tiêm kích thế hệ 5 trên tàu sân bay, TQ có thể thắng Mỹ?

Hồi đầu năm nay, lực lượng vũ trang Trung Quốc đã bị các cựu quan chức, quan chức đương nhiệm, cùng phương tiện truyền thông nhà nước chỉ trích, đặt ra nghi ngờ rằng quân đội Trung Quốc liệu có bị tham nhũng tới mức không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hay không.

PLA Daily cho biết giới chức quân sự Trung Quốc đã xác định những điểm yếu đối với Lục quân, Hải quân và Không quân, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn và phương pháp huấn luyện của từng chỉ huy và đơn vị quân đội.

Những vấn đề này được xác định thông qua hoạt động giám sát các cuộc diễn tập, kể cả các cuộc diễn tập hiệp đồng với lực lượng vũ trang nước ngoài.

http://soha.vn/quan-su/luyen-binh-kem-tq-nom-nop-lo-that-tran-vi-40-diem-yeu-20141016234158968.htm
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Lôi ra ánh sáng siêu tàu hậu cần mới của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Khả năng cao Trung Quốc đang gấp rút đóng tàu hậu cần cỡ 30.000 tấn để phục vụ chiến đấu cho biên đội tàu sân bay Liêu Ninh.
Tạp chí Jane’s đưa tin, nhà máy đóng tàu quốc tế Quảng Châu (GSI) đang dần hoàn thiện tàu hậu cần cỡ lớn cho Hải quân Trung Quốc. Dựa trên những bức ảnh chụp khu vực cầu cảng của GSI cho thấy tàu hậu cần trên đã được hạ thủy.
Được biết tàu hậu cần lớn nhất của Trung Quốc hiện nay là các tàu thuộc lớp Type 903/Fuchi (4 chiếc đang phục vụ). Hai tàu đầu tiên được Trung Quốc đưa vào trang bị vào năm 2004, và hai tàu còn lại được đưa vào biên chế vào năm 2013. Tuy nhiên hai tàu tiếp theo lại là biến thể nâng cấp Type 903A với lượng giãn nước lên tới 23.000 tấn.
Hình ảnh chụp chiếc tàu hận cần đang được hoàn thiện tại nhà máy đóng tàu quốc tế Quảng Châu.
Trong thời gian gần đây, Hải quân Trung Quốc đang tăng dần qui mô của các đội tàu hậu cần của mình, với việc đưa vào trang bị hàng loạt tàu mới có trọng tải lớn và có thể hoạt động dài ngày trên biển. Điều này càng chứng tỏ tham vọng vươn ra biển lớn của Hải quân Trung Quốc, nhất là khi khả năng năng hậu cần trên biển của Trung Quốc luôn bị đánh giá thua xa các nước cường quốc hải quân.
Nhiều khả năng chiếc tàu hậu cần đang được GSI hoàn thiện là biến thể của tàu hậu cần lớp Type 904A/Danyao có lượng giãn nước 15.000 tấn. Chiếc Type 904 đầu tiên của Hải quân Trung Quốc có tên là Fuxianhu (888) và được bàn giao vào năm 2007. Trước đó vào năm 2012, Hải quân Trung Quốc từng thông báo rằng, tàu Fuxianhu được thiết kế để có thể thực hiện nhiệm vụ vận chuyển binh lính và cung cấp hậu cầu cho khu vực các quần đảo mà nước này đang chiếm giữ tại khu vực Biển Đông.
Cả hai tàu hậu cần Type 904A/Danyao đều được trang bị hệ thống cần trục lớn để có thể triển khai các tàu đổ bộ cỡ nhỏ và vận chuyển hàng hóa vào đất liền. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự các tàu thuộc lớp Type 904 không giống như các tàu hận cần thông thường, chúng được thiết kế để hoạt động tại các khu vực có vùng nước nông xung quanh các khu vực đảo san hô trên Biển Đông. Các tàu trên sẽ là cơ sở giúp cho Trung Quốc xây dựng và mở rộng các căn cứ của mình tại các vùng biển tranh chấp.
Tàu hậu cần thuộc lớp Type 904/Danyao mang số hiệu Fuxianhu (888) của Hải quân Trung Quốc.
Tàu hậu cần Fuxianhu còn được trang bị một hải pháo 37mm nòng kép được bố trí phía trước và phía sau thân tàu. Dựa trên hình ảnh có được còn tàu mới mà GSI đang đóng còn được trang bị thêm nhà chứa và sàn đáp cho máy bay trực thăng, trong khi đó tàu Fuxianhu (888) chỉ được thiết kế chỉ với 1 sàn đáp dành cho trực thăng.
Đánh giá của Jane’s
Mặc dù tàu hậu cần Fuxianhu được đưa vào trang bị cho Hải quân Trung Quốc, nhưng nó chuyển giao cho lực lượng kiểm ngư Trung Quốc trong một khoảng thời gian ngắn. Lý do của việc chuyển giao trên hiện vẫn chưa được tiết lộ, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy Trung Quốc đang sử dụng các tàu quân sự dưới cái mác tàu dân sự để thực hiện các âm mưu của nước này trong các vùng biển tranh chấp với các quốc gia láng giềng.
Tuy nhiên chiếc tàu hậu cần tiếp theo thuộc lớp Type 904A chắc chắn sẽ được trang bị cho Hải quân Trung Quốc, một phần là vì thiết kế của nó. Với việc triển khai các tàu hải quân cỡ lớn có khả năng mang theo nhiều các máy bay trực thăng, sẽ giúp tăng khả năng hoạt động của Trung Quốc trên các vùng biển.
Khả năng tiếp tế hậu cần trên biển của Trung Quốc vẫn còn kém xa so với Mỹ.
Những hình ảnh đầu tiên xuất hiện của phiên bản nâng cấp Type 904 có nhiều khả năng lượng giãn nước của tàu này sẽ rất lớn lên tới 30.000 và có thể sẽ được trang bị cho biên đội tàu sân bay. Khi mà tàu sân bay duy nhất là Liêu Ninh lại hoạt động bằng động cơ đẩy thông thường và cần được bổ sung hậu cần liên tục khi hoạt động trên biển.
Bên cạnh đó tàu hậu cần phục vụ cho biên đội tàu sân bay cũng đòi hỏi phải có đủ khả năng cung ứng đầy đủ cho tàu sân bay và đội tàu hộ tống của nó. Nhưng hiện tại các tàu hậu cần của Trung Quốc vẫn chưa đủ khả năng thực hiện việc này và nếu có được thì chỉ có thể giới hạn tại các vùng biển nằm trong phạm vi nhất định.

Tàu sân bay Trung Quốc nổ nồi hơi trên biển?

Có thông tin cho rằng, nồi hơi (thuộc hệ thống động cơ) trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã bị nổ khi đang thử nghiệm trên biển.
Business Insider dẫn nội dung bài viết của Robert Beckhusen, đăng trên trang Warisboring.com, cho biết, hệ thống điện trên tàu Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc, bất ngờ gặp sự cố trong lần thử nghiệm trên biển hồi tuần trước. Một vụ nổ nồi hơi khiến hệ thống điện của con tàu bị vô hiệu hóa.
Tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16).
Theo Beckhusen, đây không phải là sự cố chưa từng xảy ra với các tàu sân bay do Liên Xô chế tạo. Trước khi được hoàn thiện và đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc, Liêu Ninh từng mang tên là Varyag, thuộc sở hữu của quân đội Ukraine. Nó được đóng mới cuối những năm 1980 nhưng chưa bao giờ hoàn thiện vì Kiev thiếu kinh phí.
Ông Beckhusen cũng liệt kê những sự cố với các tàu sân bay của Nga. Theo đó, Vikramaditya, tàu sân bay 40.000 tấn của Ấn Độ, hàng không mẫu hạm đầu tiên thuộc lớp Kiev của Liên Xô, từng gặp sự cố nồi hơi hai năm trước. Một trong những nồi hơi của Vikramaditya quá nóng khiến con tàu ngừng hoạt động ngay trên biển.
Bên cạnh hàng không mẫu hạm Nga bán cho Ấn Độ trong năm 2004, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang phục vụ trong biên chế Hải quân Nga cũng từng phải di chuyển nhờ hệ thống tàu kéo. Người ta suy đoán động cơ của nó bị hỏng khiến con tàu không thể di chuyển.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Thực hư sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc
(Vũ khí) - Theo Cổng thông tin Bộ Quốc phòng Nga ngày 20/10, số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đã vượn lên thứ 4 thế giới. Vậy đây có phải là sự thật?

Theo nguồn tin trên, số lượng đầu đạn hạt nhân mang tính huỷ diệt của Trung Quốc đã vượt Anh, Ấn Độ và Pakistan, nhảy lên vị trí thứ 4 của thế giới, chỉ đứng sau Nga, Mỹ và Pháp.

Theo nội dung bài viết, hiện nay Trung Quốc đang sở hữu khoảng 250 đầu đạn hạt nhân, chỉ đứng sau Nga (8000 đầu đạn), Mỹ (7300 đầu đạn), Pháp (300 đầu đạn). Nước này đã vượt qua Anh (225 đầu đạn), Pakistan (120 đầu đạn), Ấn Độ (110 đầu đạn), vươn lên xếp thứ 4 thế giới về sở hữu đầu đạn hạt nhân.

Để đạt được thành tích đáng nể này, Trung Quốc đã nhận được sự giúp đỡ cực kỳ quan trọng từ các nhà khoa học quân sự dưới thời Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương **** cổng sản Liên Xô trước đây - Stalin, sau đó là Khrushchev.



Đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc

Sau khi Liên Xô giải thể, về lĩnh vực bom nguyên tử, Trung Quốc hầu như cũng đã được trang bị đầy đủ về mặt công nghệ chế tạo loại bom này. Thời kỳ đầu thành lập nước Trung Quốc mới, lãnh đạo nước này quyết tâm bằng mọi giá phải sở hữu bằng được loại bom này.

Nhưng “tình hữu nghị thế kỷ” giữa Trung Quốc và Liên Xô chỉ kéo dài đến năm 1960, sau đó quan hệ của hai nước bị rạn nứt hoàn toàn. Liên Xô lúc đó đã dừng mọi viện trợ, bao gồm cả viện trợ về ngành công nghiệp quốc phòng. Nhưng với sự giúp đỡ của Liên Xô trước đó, Bắc Kinh đã gây dựng được nền tảng vững chắc cho sự phát triển vũ khí hạt nhân của mình trong tương lai.

Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ - Chu Ân Lai tuyên bố, chỉ cần 8 năm nữa, Bắc Kinh sẽ tự nghiên cứu được bom nguyên tử cho mình. Kết quả chưa đến 8 năm, vào ngày 16/10/1964, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công một qua bom nguyên tử tại căn cứ thử nghiệm Lop No. Đánh dấu mang tính lịch sử đưa Trung Quốc gia nhập vào câu lạc bộ hạt nhân thế giới.

Tuy nhiên việc Bắc Kinh thực hiện một bước “đại nhảy vọt” (theo cách nói của Nga) về nghiên cứu và chế tạo vũ khí hạt nhân lại được Tờ "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 16/10 nhận địnnh: Quy mô, sức mạnh kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc có hạn.

Theo nội dung bài viết, hiện Trung Quốc chỉ có khoảng 250 đầu đạn hạt nhân. Trong tổng số 250 đầu đạn hạt nhân này, chỉ có số ít có thể tấn công lãnh thổ Mỹ, số còn lại chỉ có thể dùng để đe dọa khu vực.

Bắc Kinh thường bị coi là đang áp dụng một loại "chiến lược đe dọa tối thiểu", tức là dựa vào khả năng tấn công hạt nhân lần thứ hai để đáp trả. Do năng lực kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có hạn, phản kích hạt nhân sẽ chủ yếu nhằm vào các đô thị của đối phương.

Dù đưa ra nhận định trên nhưng tờ Học giả ngoại giao cũng phải thừa nhận chính sách hạt nhân của Trung Quốc vẫn luôn tăng cường quy mô và thực lực kho vũ khí hạt nhân một cách chậm chạp nhưng vững chắc. Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân tập trung vào bảo đảm sự sống sót, tin cậy và khả năng sát thương của tấn công hạt nhân lần hai.

Chẳng hạn tăng số lượng, phát triển tên lửa nhiên liệu rắn, tên lửa bắn từ tàu ngầm. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang đạt tiến triển ở lĩnh vực liên quan, bao gồm nâng cao độ chính xác của tên lửa. Vì vậy, đến nay, Trung Quốc đã triển khai lực lượng hạt nhân ngày càng hiện đại.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Vũ khí Trung Quốc lăm le khuấy đảo thị trường thế giới
(Vũ khí) - Sau khi vượt Anh, Trung Quốc đang ôm mộng cải thiện vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng Top 10 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Trung Quốc đang thay đổi cán cân xuất/nhập khẩu vũ khí

Theo mạng tin tức quân sự Nga ngày 30/9 cho biết trang bị vũ khí và quân sự không phải là hàng tiêu dùng hàng ngày, nên việc sản xuất không chỉ cần có cơ sở hạ tầng thiết yếu mà còn phải có cơ sở khoa học, kỹ thuật và giáo dục, cần phải có công tác chính trị, ý chí, và chiến lược nghiêm túc.

Hiện nay, Trung Quốc đã “đặt mình” vào bảng xếp hạng thứ 5 các nước lớn xuất khẩu vũ khí trên thế giới. Có rất nhiều nhân tố để chứng minh cho điều này, Trung Quốc từ lâu đã được xếp vào danh sách các nước lớn xuất khẩu vũ khí trên thế giới.

Chuyên gia quân sự Nga Vasily Sychyov đã viết bài “Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 thế giới” trong đó có phân tích rõ nguyên nhân Trung Quốc nhanh chóng bước vào thị trường vũ khí mới này. Trên thị trường vũ khí thế giới, trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã có những thay đổi khác biệt từ vị trí nước nhập khẩu vũ khí sang nước xuất khẩu vũ khí.

Khi công bố bảng xếp hạng năm 2012, Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đang nhanh chóng “đánh mất” vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng các nước lớn nhập khẩu trang bị vũ khí và quân sự mà chuyển sang là nhà cung cấp các sản phẩm quốc phòng cho các nước.



Hiện Trung Quốc đang nỗ lực tìm khách hàng xuất khẩu máy bay chiến đấu J-10

Theo số liệu thống kê giai đoạn 2003-2007, Trung quốc đã mua các sản phẩm quân sự trị giá 14,09 tỷ USD, trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Nhưng đến giai đoạn 2008-2012, Trung Quốc đã “rớt hạng” xuống thứ 2, kim ngạch nhập khẩu vũ khí giảm gần một nửa, chỉ còn 7,5 tỷ USD (căn cứ theo giá thầu và giá thị trường năm 2012 thì con số trên lần lượt là 24,75 tỷ USD và 13,2 tỷ USD).

SIPRI nhấn mạnh, xuất khẩu vũ khí thông thường chủ yếu của Trung Quốc đã tăng 162% trong giai đoạn 2003-2007 và 2008-2012, đồng thời thị phần xuất khẩu vũ khí quốc tế tăng từ 2 lên 5%.

Việc giảm đáng kể quy mô nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc có thể do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng của nước này có những bước nhảy vọt về chất lượng so với những năm trước.

Tuy nhiên, việc chế tạo sản xuất trang bị quân sự của Trung Quốc cơ bản là sao chép các sản phẩm của các nước, chủ yếu là vũ khí của Nga.

Trong những năm qua, thực hiện thành công “chiến lược sao chép” đã giúp cho các xí nghiệp của Trung Quốc tích lũy được vốn kinh nghiệm nhất định, từ đó có thể sản xuất những trang bị vũ khí quân sự có chất lượng cao, giá thành tương đối rẻ, phù hợp với các nước đang phát triển có nguồn ngân sách quốc phòng không ổn định.



Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder của không quân Pakistan (trên) là phiên bản xuất khẩu của FC-1 “Kiêu Long” Trung Quốc, máy bay chiến đấu F-7BGI của Bangladesh - phiên bản xuất khẩu của J-7 Trung Quốc

Mặc dù việc tự lực nghiên cứu, phát triển đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng Trung Quốc vẫn chưa làm chủ được công nghệ trọng yếu, ví dụ như công nghệ sản xuất động cơ hàng không, động cơ tàu chiến, tàu ngầm, công nghệ tên lửa thể tích nhỏ (tên lửa chiến thuật).

Trong giai đoạn 2003-2007, các nước dẫn đầu xuất khẩu quốc phòng là Mỹ, Nga và Đức, kim ngạch xuất khẩu nước ngoài của từng nước lần lượt là 34,9 tỷ, 27,6 tỷ vào 10,8 tỷ USD.

Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí 2,5 tỷ USD (căn cứ thời giá năm 2012 là 4,4 tỷ USD) đứng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng, sau Italia và Hà Lan.

Trung Quốc sẽ còn tiến xa hơn vị trí thứ 5 trong Top 10 xuất khẩu vũ khí?

Tuy nhiên trong 5 năm tiếp theo, vị trí các quốc gia châu Á đã được nâng lên rõ rệt, theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm ngày 18-3-2013, trong giai đoạn 2008-2012, tổng kim ngạch xuất khẩu quân sự của Trung Quốc đã đạt đến 6,5 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5.

Trên thực tế, Anh xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới trong suốt hơn 60 năm.

Tuy nhiên, trong 5 năm qua tổng kim ngạch xuất khẩu của Anh chỉ đạt 4,9 tỷ USD, kém Trung Quốc hơn 1,5 tỷ USD nên đã mất vị trí vào tay Trung Quốc.



Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 96A của lục quân Trung Quốc

Trong giai đoạn 2008-2012, Trung Quốc đã cung cấp vũ khí và trang bị quân sự cho 37 nước bao gồm Algeria, Argentina, Bolivia, Campuchia, Chad, Ghana, Iran, Rwanda và Zambia.

Máy bay, xe bọc thép và tàu thuyền mà Trung Quốc sản xuất khá được ưa chuộng ở nước ngoài bởi giá thành rẻ, với tổng kim ngạch xuất khẩu 5,2 tỷ USD (theo giá năm 2012 là 9,2 tỷ USD).

Các nước chủ yếu đặt mua F-7MG (phiên bản xuất khẩu của J-7 nâng cấp, sao chép từ MiG-21 của Liên Xô cũ), máy bay bay tiêm kích JF-17 “Thunder”, máy bay huấn luyện chiến đấu K-8 “Karakoram”, trực thăng Z-9 (phiên bản cấp phép sản xuất của châu Âu AS365 Dauphin/AS565 Panther), máy bay vận tải Y-12.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có một số loại vũ khí lục quân được ưa chuộng như xe tăng Type 96/99 và T-59 (bản sao của T-54A của Liên Xô), xe bọc thép WZ-501, ZFB-05, WZ-551.

Về chiến hạm hải quân, Trung Quốc cũng đã bán một số tàu hộ vệ cũ Type 053H cho Thái Lan, Bangladesh, Pakistan…

Sản phẩm quốc phòng của Trung Quốc tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài với quy mô lớn, không chỉ quyết định bởi giá cả thấp mà bởi vì chính phủ Trung Quốc đã thành công ký kết một số chính sách khai thác thị trường bên ngoài, bao gồm cả các khâu dịch vụ.



Tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan thuộc Type 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc bán cho Thái Lan

Cho nên trong nhiều năm qua, Trung Quốc tích cực phát triển trung tâm dịch vụ hậu mãi vũ khí trang bị và mạng lưới nâng cấp - hiện đại hóa ở châu Phi và châu Mỹ La tinh.

Trong 5 năm gần đây, Nga cũng đang đi theo con đường này của Trung Quốc, xây dựng các trung tâm dịch vụ tương tự, cố gắng thu hút các khách hàng mới trong khu vực, “giữ chân” các khách hàng cũ.

Nguyên nhân chủ yếu khiến Trung Quốc chưa thể tiến nhanh trên thị trường vũ khí thế giới chính là chính phủ nước này hiện đang dốc toàn lực thực hiện kế hoạch cải cách, đổi mới trang bị vũ khí cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc nên chưa thể tập trung lớn cho mảng xuất khẩu quốc phòng.

Theo kế hoạch, chính phủ Trung Quốc mỗi năm rót vào một lượng tiền khổng lồ để phát triển quân đội (năm 2013 ngân sách quốc phòng theo công bố đạt 114 tỷ USD), nghiên cứu chế tạo và mua trang bị quân sự mới, bao gồm máy bay tiêm kích, máy bay vận tải, trực thăng, tàu chiến, xe tăng, hệ thống tên lửa phòng không. Chính vì thế, phần lớn năng lực sản xuất của xí nghiệp quốc phòng Trung Quốc chỉ tạm đáp ứng nhu cầu của quân đội.

Nhưng có thể kết luận, sau khi đã đáp ứng đủ yêu cầu của PLA thì trang bị vũ khí của Trung Quốc sẽ ngày càng cung cấp ra thị trường nước ngoài với số lượng lớn hơn, có nghĩa là Bắc Kinh có thể tiến xa hơn vị trí thứ 5 trong Danh sách các nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc hiện thực hóa giấc mơ tàu sân bay nội địa
(Vũ khí) - Vừa qua Tạp chí quốc Kanwa (tại Canada) cho biết Trung Quốc chuẩn bị khởi đóng chiếc tàu sân bay nội địa thứ hai tại xưởng đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải.

Nguồn tin trên cho biết, hai chiếc tàu sân bay mới do Trung Quốc thiết kế này là những chiếc tàu có đầy đủ chức năng, sẵn sàng chiến đấu, chứ không như chiếc Liêu Ninh được cải tạo từ tàu Varyag mua của Ukraine, chỉ được xếp hạng là tàu huấn luyện của PLA từ khi được đưa vào phục vụ vào tháng 9/2012.

Trong khi đó Tạp chí quốc phòng Kanwa ấn bản tiếng Trung Quốc lại dẫn các nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc xác nhận việc thiết kế chiếc tàu đóng ở Thượng Hải vẫn chưa hoàn tất.



Xưởng đóng tàu ở Thượng Hải được cho là nơi đóng tàu sân bay nội địa thứ 2 của Trung Quốc.

Thực tê tông tin về việc Trung Quốc khởi đóng chiếc tàu sân bay thứ 2 đã được biết đến từ năm 2013. Dự án này là bước tiến quan trọng của Hải quân Trung Quốc giữa lúc Bắc Kinh củng cố sự hiện diện tại các vùng biển ở châu Á và vươn ra khỏi khu vực.

Theo tờ The Times hôm 2/8/2013, các bộ phận của một chiếc tàu tại cơ sở đóng tàu ở đảo Trường Hưng thuộc tập đoàn đóng tàu Giang Nam có thể là những phần của tàu sân bay nội địa này.

Những hình ảnh chụp cơ sở ở đảo Trường Hưng từ tháng 3/2013 của hãng cung cấp ảnh vệ tinh DigitalGlobe cho thấy các bộ phận của một tàu sân bay nội địa tương lai. Hình ảnh của các bộ phận này dường như cũng xuất hiện trên các diễn đàn và website quân sự của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Để thực hiện tham vọng của mình tại những vùng biển xa, theo thông tin mới nhất của tạp chí Kanwa, Trung Quốc đang lên kế hoạch đóng tới 10 tàu sân bay nội địa.



Tàu sân bay Liêu Ninh

Theo Kanwa, sau khi Chỉ huy các hoạt động hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert thăm tàu sân bay đầu tiên - Liêu Ninh của Trung Quốc, Bắc Kinh đã thúc đầy phát triển và gần hoàn thiện việc hình thành một nhóm tàu sân bay nội địa đầu tiên.

Trong khi đó, Richard Fisher - một chuyên gia quân sự, cố vấn ở Trung tâm Đánh giá Chiến lược Quốc tế (Mỹ) nói rằng, Trung Quốc có thể sẽ hoạt động từ 4 đến 5 tàu sân bay trước năm 2030. Nhưng con số thực tế này có thể tăng lên đến 10 tàu sân bay trong vài thập kỷ tiếp theo.

Tuy vậy, Đô đốc Greenert vẫn khá lạc quan, bởi ngay cả trong một viễn cảnh tồi tệ nhất, thì khoảng cách giữa các tàu sân bay Mỹ và tàu sân bay Trung Quốc vẫn còn quá lớn. Một tàu sân bay Mỹ có thể cho cất cánh và thu hồi 100 máy bay gần như đồng thời, trong khi con số đó ở tàu sân bay Trung Quốc chỉ là 10 máy bay.

Ông Greenert cho rằng, trước khi Hải quân Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay của họ vào hoạt động, họ vẫn còn rất nhiều công việc quan trọng phải hoàn thành, mặc dù họ đã đạt được rất nhiều thành công trong một khoảng thời gian ngắn.

Chúc Sơn
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Bán S-400 'Triumph', Nga giúp cọp Trung Quốc mọc cánh?
(Bình luận quân sự) - S-400 sẽ giúp Trung Quốc nâng cao cực đại năng lực phòng không quốc gia và “học hỏi” được công nghệ chế tạo hệ thống phòng không hàng đầu thế giới.

Thời gian gần đây, giới truyền thông liên tiếp đưa tin về sự kiện Trung Quốc đang đàm phán mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 “Triumph” của Nga. Thậm chí báo chí Nga còn cho rằng, chính quyền của Tổng thống Putin đã quyết định bán S-400 cho Bắc Kinh.

Vậy, rốt cuộc hệ thống phòng không S-400 “Triumph” có gì đặc biệt? Việc nhập khẩu hệ thống phòng không này mang lại lợi ích gì cho Bắc Kinh?

S-400 “Triumph” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Trung Quốc

S-400 “Triumph” là hệ thống phòng không có tầm bắn “xa nhất thế giới”, khi S-400 sử dụng tên lửa tầm xa 40N6 kiểu mới, tầm bắn có thể đạt 400 km, được coi là tên lửa đất đối không có tầm bắn xa nhất hiện nay.

Cự ly đánh chặn tên lửa đạn đạo hiệu quả nhất của S-400 “Triumph” là từ 50-60 km với hiệu suất rất cao, có thể bắn hạ các mục tiêu tầm xa tới 250 km, ở độ cao không đồng nhất, từ vài chục mét đến tầng ôn đới, dư sức bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tương tự như dòng Scud.

Hệ thống S-400 “Triumph” được thiết kế rất đặc biệt, khả năng chống nhiễu cao. Đơn vị tác chiến hỏa lực của S-400 bao gồm một xe chở radar có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu địch cùng vài xe chở hệ thống phóng tên lửa. Tuy nhiên số lượng và chủng loại tên lửa mang theo trên mỗi một xe phóng là không giống nhau.



Xét về ngoại hình, xe chở hệ thống phóng S-400 có nét giống với của S-300 MPU, nhưng điểm đáng chú ý là nó được bố trí cực kỳ linh hoạt, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc như, tìm kiếm bám bắt mục tiêu, điều khiển tên lửa, chống nhiễu điện từ…

S-400 có khả năng điều khiển nhiều tên lửa và tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, đặc biệt thích hợp với kiểu tác chiến trong môi trường nhiễu điện từ cực mạnh.

Một trong số các ưu điểm lớn nhất của S-400 chính là có thể phóng được các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung, tầm cao và các loại tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa. Với khả năng phóng những tên lửa mang đặc tính khác nhau, S-400 tạo thành một hệ thống phòng không đa tầng hiện đại.

Truyền thông nước ngoài đưa tin, hiện nay một số hệ thống tên lửa phòng không kiểu cơ động trên mặt đất của Trung Quốc như “Hồng Kỳ-9” (HQ-9) hay hệ thống phòng không S-300 mua từ Nga chỉ có thể vươn tới được khu vực nhỏ ở phía tây bắc của đảo Đài Loan. Xét về ưu thế trên không, Đại Lục cũng không hoàn toàn áp đảo được lực lượng không quân của Đài Bắc.

Kế hoạch mua sắm hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga sẽ giúp Trung Quốc lần đầu tiên có khả năng tác chiến phòng ngự tên lửa bao phủ toàn bộ đảo Đài Loan. Khi đó, chính quyền Đài Bắc chỉ có cách là phải “tăng cường số lượng tên lửa hành trình, đồng thời bố trí tên lửa đạn đạo, hoặc phải nâng cao năng lực tác chiến điện tử để ứng phó”.

Tuy nhiên, ưu điểm chủ yếu của hệ thống tên lửa phòng không S-400 chính là khả năng tấn công được các mục tiêu trên không ở tầm xa và tầm cao, chỉ từng đó đã tạo thành mối đe dọa khủng khiếp đối với các lọai máy bay cảnh báo sớm của quân địch, khiến chúng phải nhanh chóng rời xa khỏi khu vực phòng thủ quốc gia của Trung Quốc. Đây mới chính là điểm đáng giá nhất của hệ thống phóng không của S-400.

Bên cạnh đó, còn một điều không dễ ai cũng nhận ra, chính là khi nhập khẩu được S-400, các nhà nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự quốc phòng Trung Quốc sẽ có được cơ hội học tập tiếp thu nền tảng kỹ thuật tiên tiến của S-400, thậm chí là bắt chước nghiên cứu chế tạo “nhái” lại hệ thống tên lửa phòng không này.

Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Bắc Kinh trong hoạt động phát triển hệ thống tên lửa phòng không. Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, đây có lẽ là cái lợi lớn nhất đối với người Trung Quốc.

S-400 và xu hướng phát triển các hệ thống phòng không tương lai

Tuy S-400 có thể tiến hành tác chiến trên tất cả các không phận, nhưng để thỏa mãn yêu cầu tác chiến tại những khu vực khác nhau, một số yêu cầu tính năng của nó đã phải nới lỏng, vì thế nó đã tạo thành một số hạn chế trong tác chiến.

Nguyên nhân chính khiến S-400 phải hạn chế thể tích và trọng lượng tên lửa chính là vì nó sử dụng công nghệ tên lửa đẩy, giúp S-400 nâng cao được khả năng khống chế chính xác độ phóng tên lửa, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc phải giảm bớt trọng lượng của bộ chiến đấu, chính điều đó đã hạ thấp sức công phá thực tế của tên lửa.

Mặt khác, S-400 là hệ thống tên lửa phòng không vốn có năng lực tác chiến rất mạnh, làm thế nào để S-400 kết nối hoàn hảo với các đường truyền số liệu hiện nay đang sử dụng trong quân đội Trung Quốc cũng là một vấn đề khó khăn.

Một điểm nữa là hiện nay, tên lửa của S-400 được phóng đi cơ bản chỉ được dẫn đường bởi chính radar của hệ thống phòng không này, không thể sử dụng hiệu quả sự dẫn đường của máy bay cảnh báo sớm và các hệ thống phòng không khác của Trung Quốc, điều đó khiến nó không phát huy được hiệu quả trong thực hiện tấn công mục tiêu ở tầm thấp và tầm xa.

Nhìn lại lịch sử phát triển của các hệ thống tên lửa phòng không trên thế giới, thấy rằng xu thế phát triển của hệ thống phòng không chính là tính cơ động cao, tầm phóng xa và độ chính xác cao. Ngoài những điều đó ra, tính tương thích cũng là một điều kiện vô cùng quan trọng.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của S-400 chính là tính tương thích cao, khiến nó có thể phóng được các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung, tầm cao và các loại tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa. Sự bổ trợ lẫn nhau của các loại tên lửa đó, khiến S-400 trở thành một lá chắn phòng không đa tầng hiếm có.

S-400 có thể phóng tới 8 loại tên lửa khác nhau, đồng thời tính tương thích giúp hệ thống phòng không này có thể thực hiện được đa dạng các nhiệm vụ, đây cũng chính là một ưu thế cho sự phát triển hệ thống phòng không trong tương lai.

Đương nhiên, việc tiến hành trao đổi số liệu kịp thời giữa hệ thống phòng không và các hệ thống khác,ví dụ như máy bay cảnh báo sớm, sẽ giúp hệ thống S-400 đạt được độ chính xác cao nhất trong phòng không tầm thấp, tầm trung và tấn công tầm cao, đó cũng là một ưu thế quan trọng để phát triển hệ thống tên lửa phòng không trong tương lai.

Những tính năng trên cho thấy, quả thực là hệ thống tên lửa phòng không S-400 có tính năng hết sức ưu việt. Nếu như có được S-400, chắc chắn sẽ nâng cao được năng lực phòng không quốc gia và công nghệ sử dụng để nghiên cứu chế tạo các hệ thống tên lửa phòng không cho quân đội Trung Quốc.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
TQ sắp sản xuất hàng loạt tiêm kích "đá F-35 khỏi thị trường VK"

Đại tá Xu Yonglin cho rằng Trung Quốc có thể sẽ sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu J-31 trong vòng 5 năm tới.

Tờ Nanfang Daily (Trung Quốc) đưa tin, máy bay chiến đấu J-31 sẽ tham gia các chuyến bay trình diễn tại triển lãm hàng không Chu Hải diễn ra vào tháng 11 tới.
Trung Quốc muốn sao chép S-400, Su-35: 20 năm nữa nhé!!! Trung Quốc muốn sao chép S-400, Su-35: 20 năm nữa nhé!!!

Theo trang mạng Topwar, Nga không cần quá lo ngại về khả năng Trung Quốc sao chép hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35S.

Nhận định về chương trình máy bay chiến đấu J-31, Đại tá Xu Yonglin, cựu phi công thử nghiệm chương trình tiêm kích J -10 cho hay J -31 là loại máy bay chiến đấu thế hệ năm hạng nhẹ, được hình thành trong quá trình làm việc trên các nguyên mẫu cuối cùng của máy bay chiến đấu Trung Quốc thế hệ thứ tư, công nghệ mới sử dụng trên loại chiến cơ này thực tế rất ít.
J-31 sẽ bay trình diễn tại triển lãm Chu Hải tới đây.

J-31 sẽ bay trình diễn tại triển lãm Chu Hải tới đây.

“Điều này cho phép chúng ta hy vọng rằng trong vòng 5 năm tới, loại máy bay sẽ sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt” - Xu Yonglin nói.

Ông Xu lưu ý rằng chế tạo động cơ vẫn là hạn chế của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc, nhưng trong trường hợp của J -31, lĩnh vực này đã có nhiều tiến bộ. "Hiện tại, những thiếu sót (về động cơ) sẽ được khắc phục và chúng ta có thể sớm nhận được tin tốt" - Ông Xu nói. Ông này bày tỏ tin tưởng rằng trong tương lai J -31, cũng như loại máy bay chiến đấu cơ bản khác của Trung Quốc sẽ được trang bị động cơ trong nước và chấm dứt sự phụ thuộc vào xuất khẩu.
Luyện binh kém, TQ nơm nớp lo thất trận vì 40 điểm yếu Luyện binh kém, TQ nơm nớp lo thất trận vì 40 điểm yếu

Quân đội Trung Quốc thừa nhận hàng chục điểm yếu kém trong công tác huấn luyện binh sĩ, đồng thời bày tỏ lo ngại nước này khó giành chiến thắng nếu chiến tranh nổ ra.

Ông Xu cũng cho biết máy bay sử dụng công nghệ tàng hình sẽ là tiêm kích trên hạm tương lai của tất cả các quốc gia. Nhưng khả năng máy bay chiến đấu thế hệ năm thay thế hoàn toàn máy bay thế hệ thứ tư khá nhỏ. Trong tương lai, tiêm kích trên hạm sẽ là sự kết hợp của các máy bay thế hệ thứ tư và thứ năm.

"Khả năng J -31 được phục vụ trên tàu sân bay là rất cao, nhưng tại thời điểm này, tôi chưa thấy bất kỳ thông tin nào về việc J-31 tích hợp công nghệ cần thiết để để trở thành một tiêm kích trên hạm, do đó, người ta cho rằng J -31 sẽ xuất hiện trên tàu sân bay sau khi (biến thể cơ bản) gia nhập quân đội." - Xu cho biết.
Tiêm kích thế hệ năm J-31 của Trung Quốc.

TQ tin rằng J-31 sẽ là đối thủ đầy thách thức của F-35 trên thị trường vũ khí thế giới

Mô hình J-31 được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm hàng không Chu Hải ở tỉnh Quảng Đông cuối tháng 11 năm ngoái. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc từng tự tin khẳng định J-31 sẽ là đối thủ đầy thách thức của F-35 trên thị trường vũ khí thế giới.

BÀI LIÊN QUAN

Hoàn Cầu: J-31 có thể khiến F-35 Mỹ không còn đất diễn
Trung Quốc "chế" J-31 thành máy bay ném bom
J-31 bị Hải quân Trung Quốc ghẻ lạnh

Hồi tháng 3 năm nay, thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đăng bài viết nhận định mặc dù cả J-20 và J-31 đều chưa đi vào hoạt động nhưng Trung Quốc sẽ sớm chứng tỏ rằng họ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể thách thức sự vượt trội trên không của Mỹ trong khu vực.

Theo Hoàn Cầu, sau khi J-31 chứng tỏ độ tiên tiến không kém gì chiếc F-35 nhưng lại có giá thành thấp hơn thì hầu hết các quốc gia đang phát triển sẽ lựa chọn tiêm kích trên của Trung Quốc thay vì F-35 của Mỹ. Hoàn Cầu cho rằng điều này sẽ làm thay đổi cơ bản thị trường tiêm kích toàn cầu.

Tuy nhiên, trong khi sao chép F-22 và F-35 về hình dáng thì Trung Quốc vẫn chưa thể sản xuất động cơ cho J-31 mà vẫn phải sử dụng động cơ RD-93 do Nga chế tạo. Việc không thể có được loại động cơ véctơ trọng lực có điều khiển khiến máy bay Trung Quốc không có ưu thế về khả năng cơ động linh hoạt. Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển mẫu động cơ WS-13 với lực đẩy 100 kN, dự định sẽ được trang bị cho chiếc J-31.

Theo một số nguồn tin, tiêm kích thế hệ năm J-31 của Trung Quốc có khả năng đạt vận tốc cực đại Mach 1,8 và bán kính chiến đấu 1.250 km.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Không quân Trung Quốc: Thua xa Mỹ, vẫn còn phụ thuộc Nga

Tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng không quân chiến thuật Trung Quốc vẫn còn một khoảng cách rất xa mới đuổi kịp hai ông lớn Nga, Mỹ.

Trung Quốc nỗ lực xây dựng lực lượng không quân hùng mạnh

Vào năm 2011, Trung Quốc đã khoe khoang một video công nghệ máy bay chiến đấu phản lực mới, rất giống một đoạn trong bộ phim “Top Gun” của Mỹ. Bộ phim bom tấn của năm 1986 này hiện đã được người Trung Quốc thêm vào một tình tiết tương tự là các phi công nước này đã vượt qua đối thủ, nhái “y chang” diễn xuất của Tom Cruise.

Ngay từ khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương vào tháng 11/2011, ông Tập Cận Bình đã tập trung nâng cao sức mạnh cho lực lượng không quân. Trong chuyến đi thăm đơn vị không quân ở Bắc Kinh tháng 4/2014, ông Tập đã kêu gọi chỉ huy và chiến sỹ “nhanh chóng xây dựng một lực lượng không quân nhân dân mạnh mẽ, làm chủ bầu trời, công thủ toàn diện”.

Giới truyền thông Trung Quốc cho biết, bốn năm vừa qua là “thời kỳ hoàng kim” của không quân nước này, đạt được những đỉnh cao về nhiều mặt, bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo là J-20 vào năm 2011 và Y-20 - chiếc máy bay vận tải tầm xa đầu tiên vào năm 2013.
Trung Quốc khoe bay thử thành công nguyên mẫu mới của J-20 Trung Quốc khoe bay thử thành công nguyên mẫu mới của J-20

(Soha.vn) - Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, nguyên mẫu mới của tiêm kích tàng hình thế hệ năm J-20 số hiệu 2012 đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên sáng ngày 26/7.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang phát triển năng lực tấn công tầm xa bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động của các máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích bằng cách phát triển lực lượng máy bay cảnh báo sớm, máy bay tiếp dầu trên không và phát triển các loại vũ khí tấn công tầm xa trên máy bay.
Báo giới Trung Quốc đánh giá, 4 năm qua là “thời kỳ hoàng kim” của không quân nước này

Báo giới Trung Quốc đánh giá, 4 năm qua là “thời kỳ hoàng kim” của không quân nước này

Trung Quốc đã phát triển phương thức tiếp dầu đồng đội (máy bay chiến đấu tiếp dầu cho nhau) và cải tạo máy bay tiếp dầu HY-6 (biến thể tiếp dầu trên không của máy bay ném bom H-6), nhờ Nga hoán chuyển máy bay vận tải hạng nặng Il-76 thành máy bay tiếp dầu Il-78, trang bị thêm chức năng tiếp dầu cho Y-20.

BÀI LIÊN QUAN

TQ sắp sản xuất hàng loạt tiêm kích "đá F-35 khỏi thị trường VK"
Không quân Trung Quốc: Nhiều về lượng, ít về chất
Không quân Nhật sẽ dập tắt tham vọng Trung Quốc

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng dạm mua máy bay vận tải và máy bay tiếp dầu thế hệ mới Il-476/Il-478 của Nga, đồng thời nỗ lực phát triển các máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AEW&C) họ KJ (KJ-500/2000) nhằm nâng cấp thần tốc khả năng phục vụ, bảo đảm tác chiến tầm xa cho lực lượng không quân.

Song song với nỗ lực tự nghiên cứu, chế tạo mới các chiến đấu cơ hiện đại, Trung Quốc còn lấp chỗ trống trong giai đoạn chờ đợi bằng cách hỏi mua thêm hàng chục máy bay chiến đấu thế hệ 4++ của Nga là Su-35 Flanker E, có tính năng tiệm cận chiến đấu cơ thế hệ 5 để thị uy với các nước trong khu vực.

Theo đánh giá của Lầu Năm Góc hồi tháng 6 vừa qua, “Không quân Trung Quốc đang nỗ lực hiện đại hóa với quy mô chưa từng có trong lịch sử. Năng lực trên hàng loạt các phương diện như máy bay, chỉ huy và kiểm soát, phương tiện gây nhiễu, tác chiến điện tử và thông tin số liệu đều đã được mở rộng và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với không quân phương Tây”.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của không quân Trung Quốc

Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của không quân Trung Quốc

Tuy nhiên, đánh giá về lực lượng tác chiến trên không Trung Quốc hiện nay, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, về số lượng tuy đã có thể vượt qua Nga, nhưng về chất lượng và phân bổ hợp lý cơ cấu lực lượng thì Bắc Kinh vẫn còn kém Moscow rất xa chứ đừng nói là Washington, không quân nước này cũng không hề có một chút nào kinh nghiệm thực chiến.

Không quân Trung Quốc không so được với Nga, Mỹ

Các số liệu trong báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ cho thấy, Hoa Kỳ vẫn là nước đứng đầu thế giới về tiềm lực không quân, với tổng số 2.740 chiếc máy bay chiến đấu, Trung Quốc đứng thứ 2, với 1.453 chiếc, Nga xếp thứ 3 với 1.438 chiếc.

Số lượng máy bay mà Không quân Trung Quốc đang sở hữu thoạt nhìn thì có vẻ nhiều nhưng với một đất nước có diện tích lớn thứ 3 thế giới (hơn 9,5 triệu km2) thì lại là không nhiều. Ngoài ra, so sánh không quân của các nước không chỉ dựa vào số lượng máy bay mà còn dựa vào chất lượng máy bay, diện tích đất nước, phạm vi bảo vệ của mỗi máy bay.

Thực tế, số lượng máy bay Trung Quốc không là gì so với Mỹ. Chỉ tính riêng số máy bay trang bị trên 10 tàu sân bay khủng (mỗi tàu mang 90 chiếc) và hàng chục tàu đổ bộ tấn công (mỗi tàu từ 8-10 chiếc) thì số máy bay của không quân hải quân Mỹ đã 2/3 số lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc, mà chất lượng thì hơn hẳn.
Không quân Trung Quốc vẫn còn trên dưới 800 “ông lão” giống như J-7
Không quân Trung Quốc vẫn còn trên dưới 800 “ông lão” giống như J-7

Trung Quốc có thể dễ dàng vươn lên vị trí thứ hai thế giới nếu xét về số lượng, nhưng thực tế, chất lượng của không quân Trung Quốc còn phải chạy dài mới tương xứng với vị trí thứ này.

Theo số liệu của Jane’s Defence Weekly, tính đến hết năm 2013, Trung Quốc còn đang sử dụng khoảng gần trên dưới 800 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 2 chất lượng quá kém như J-7, J-8, Q-5E..., là hàng nhái của MiG-19 và MiG-21, được Nga chế tạo từ những thập niên 60 thế kỷ trước.

Số máy bay này trên thực tế chỉ có tác dụng làm tăng số lượng kho vũ khí không quân Trung Quốc chứ không có khả năng đối phó với các máy bay chiến đấu hiện đại đang sử dụng trong không quân Mỹ như F-22 Raptor, F-18 E/F Super Hornet, F-16 C/D và của Nga là Su-30SM, Su-34, Su-35...

Hiện Trung Quốc chỉ có vài trăm chiếc J-10, J-11, JH-7 là sánh ngang các chiến đấu cơ thế hệ 4 đời đầu của các cường quốc khác. Ngoài ra, họ cũng chỉ có số lượng nhỏ các máy bay tiêm kích Su-27 và Su-30MKK mua sắm của Nga là có tính năng tác chiến tương đối tốt.
Máy bay chiến đấu J-11 của không quân Trung Quốc

Máy bay chiến đấu J-11 của không quân Trung Quốc

Dự kiến trong thời gian khoảng 10 năm tới Trung Quốc mới thay thế hết các chiến cơ thế hệ cũ bằng các loại máy bay mới hiện đại hơn như J-10B, J-16, J-11BH, J-15. Chắc chắn là khi đó các tiêm kích siêu hiện đại như Su-35, T-50 của Nga đã được trang bị hàng loạt, còn không quân Mỹ cũng đã tràn ngập các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 là F-35.
Đối phó 3 đồng minh của Mỹ, TQ cần bao nhiêu máy bay J-10B? Đối phó 3 đồng minh của Mỹ, TQ cần bao nhiêu máy bay J-10B?

Hiện tại, quân đội Trung Quốc chủ yếu phải dựa vào tiêm kích J-10 và J-10B để đối phó với không quân của Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản trong trường hợp xung đột nổ ra.

Ông Scobell nói, lực lượng không quân kiểu cổ điển của Trung Quốc đang cố gắng chuyển mình, thoát khỏi quan niệm một “lực lượng hỗ trợ tác chiến mặt đất và phòng ngự trên không”, trở thành lực lượng không quân tầm xa, có khả năng tác chiến bất cứ địa điểm nào trên toàn cầu. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn còn một chặng đường rất dài để đạt được mục đích đó.

Tuy đã đẩy mạnh phát triển nhưng không quân Trung Quốc vẫn còn những nhược điểm lớn trên con đường hiện đại hóa, một trong số đó là không thể tự sản xuất động cơ máy bay chiến đấu phản lực và thiếu rất nhiều trang bị bảo đảm cho tác chiến không quân.

Trong một bài báo của tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly tháng 12 năm 2013 cho thấy, tỷ lệ số lượng máy bay trực thăng vận tải của không quân Trung Quốc (PLAAF) và không quân Hoa Kỳ (USAF) là 1 chọi 7, USAF có khoảng 570 chiếc máy bay tiếp dầu trên không, còn PLAAF thì chỉ có vẻn vẹn 10 chiếc, năng lực bảo đảm tác chiến tầm xa quá hạn chế.
Trung Quốc đang mơ tới máy bay tiếp dầu thế hệ mới Il-478, chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải Il-476 của Nga vì H-6Y có khả năng tiếp liệu quá kém

Trung Quốc đang mơ tới máy bay tiếp dầu thế hệ mới Il-478, chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải Il-476 của Nga vì H-6Y có khả năng tiếp liệu quá kém

Không quân Trung Quốc vẫn chưa thoát phụ thuộc vào Nga

Trung Quốc hiện vẫn đang sử dụng hàng chục chiếc H-6Y (biến thể tiếp dầu của dòng máy bay ném bom H-6, chế tạo trên cơ sở máy bay ném bom Tu-16 của Nga trong thập niên 60), có năng lực tiếp liệu rất thấp. Ngoài ra, chương trình tiếp dầu đồng đội (máy bay chiến đấu tiếp dầu cho nhau) cũng chỉ là giải pháp mang tính chiến thuật.

Tuy Bắc Kinh đang nhờ Nga hoán chuyển máy bay vận tải IL-76 thành máy bay tiếp dầu IL-48 nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời vì các máy bay này đã quá cũ, mà hy vọng mua được máy bay tiếp dầu thế hệ mới IL-478 vẫn còn rất xa vời vì Nga vẫn chưa phát triển xong, không quân nước này còn lâu mới trang bị đủ số lượng.

Ngoài ra, hàng không mẫu hạm của Trung Quốc vẫn chưa có năng lực tác chiến, tàu sân bay thế hệ mới vừa được khởi đóng, lực lượng máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm cất cánh từ đất liền, máy bay trinh sát và tác chiến điện tử, tiêm kích hạm, máy bay cảnh báo sớm trên hạm, năng lực chống ngầm từ trên không của Trung Quốc gần như là con số 0.

Sớm nhất là đến năm 2025, khi các tàu sân bay quốc nội thế hệ mới ra đời, máy bay trinh sát chống ngầm cánh cố định GX-6 hoàn thiện, máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-2000 và tiêm kích hạm J-15 có biến thể nâng cấp, Bắc Kinh mới thực sự có năng lực tác chiến tầm xa trên không, trong khi đó Washington và Moscow có lẽ đã tiến xa hơn rất nhiều.
Nga đang giúp Trung Quốc hoán chuyển máy bay vận tải Il-76 thành máy bay tiếp dầu Il-78

Nga đang giúp Trung Quốc hoán chuyển máy bay vận tải Il-76 thành máy bay tiếp dầu Il-78

Học giả chính trị cao cấp Andrew Scobell thuộc công ty RAND (Research and Development), có trụ sở ở Arlington, Virginia cho biết, không quân Trung Quốc vẫn còn một số yếu kém còn tồn tại trên con đường hiện đại hóa, một trong số đó là không thể tự sản xuất động cơ máy bay chiến đấu phản lực.
So GX-6 với P-3C: Trung Quốc đang tự hạ thấp mình So GX-6 với P-3C: Trung Quốc đang tự hạ thấp mình

Theo tờ “Tin tổng hợp buổi sáng” của Đài Loan số ra ngày 22/03, nếu máy bay trinh sát chống ngầm Cao Tân-6 (GX-6) phát triển thuận lợi sẽ đưa Trung Quốc vào nhóm 6 cường quốc chế tạo thành công máy bay trinh sát chống ngầm cánh cố định.

Hiện không quân nước này vẫn đang nhập hàng nghìn động cơ máy bay chiến đấu/vận tải của Nga và Ukraine, dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, một khi gặp bất trắc về yếu tố chính trị chắc chắn sẽ có những tác động xấu đến ngành công nghiệp chế tạo máy bay.

Ngoài ra, tuy cũng có nhiều tiến bộ trong chế tạo tên lửa nhưng Bắc Kinh vẫn còn rất kém trong công nghệ sản xuất động cơ tên lửa thể tích nhỏ. Vì vậy, không quân nước này vẫn phải mua hàng nghìn tên lửa chiến thuật phóng từ trên không cho máy bay chiến đấu, bao gồm cả tên lửa không đối không lẫn tên lửa không đối đất và chống bức xạ, ví dụ như Kh-31, Kh-58 và Kh-59…

Scott Bell cho biết, những yếu điểm của ngành công nghiệp chế tạo động cơ máy bay và tên lửa không thể khắc phục trong một sớm, một chiều. Vì vậy, trong vài thập kỷ tới Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu máy bay chiến đấu và động cơ phản lực vector và phần nào là tên lửa chiến thuật của Nga.

Với những yếu điểm đó, ông Sanders, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quân sự Trung Quốc của Đại học Quốc Phòng ở Washington - đồng chủ biên cuốn “Không quân Trung Quốc: Lý luận phát triển, vai trò và năng lực”, xuất bản vào năm 2012, đã đưa ra nhận định: “So với trước đây, Không quân Trung Quốc đã có những tiến bộ lớn, nhưng vẫn chưa đạt tới trình độ tiên tiến nhất, họ vẫn còn một khoảng cách rất xa mới đuổi kịp Nga, đừng nghĩ đến việc so với Mỹ”.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
TQ huênh hoang: CJ-10 ăn đứt tên lửa "Tomahawk" Ấn Độ

Ly Vy | 25/10/2014 14:18







thích



Bức ảnh được cho là tên lửa CJ-10 phóng thử nghiệm



Chia sẻ:



Trang mạng quân sự Sina Military Network (Trung Quốc) cho rằng tên lửa hành trình CJ-10 không chỉ có tầm bắn xa hơn mà còn có tốc độ bay nhanh hơn tên lửa Nirbhay của Ấn độ.











Sau khi Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình Nirbhay có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (loại tên lửa này được các chuyên gia quân sự cho là phiên bản Ấn Độ của tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ) vào hôm 17-10 vừa qua, trang mạng quân sự Sina Military Network (trụ sở tại Bắc Kinh) đã lớn tiếng tuyên bố rằng tên lửa hành trình CJ-10 của nước này mạnh hơn nhiều so với đối thủ Ấn Độ.

5 hệ thống vũ khí Trung Quốc đặc biệt nguy hiểm với Ấn Độ
5 hệ thống vũ khí Trung Quốc đặc biệt nguy hiểm với Ấn Độ

(Soha.vn)-Trong bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), tác giả Kyle Mizokami đã liệt kê 5 loại vũ khí của TQ có thể khiến Ấn Độ phải lo ngại khi chiến tranh Trung-Ấn nổ ra.


Tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc.


Tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc.

Theo tạp chí Kanwa Defense Review (trụ sở tại Canada), tầm bắn của tên lửa hành trình Nirbhay khoảng từ 700-1.000 km.

Trong khi đó, theo Sina, tên lửa hành trinh CJ-10 của Trung Quốc có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 2.500km. Bên cạnh đó, tên lửa CJ-10 được thiết kế là 1 tên lửa hành trình siêu âm nên tốc độ bay của CJ-10 nhanh hơn tên lửa Nirbhay.

Một lợi thế khác là CJ-10 có giá rẻ hơn rất nhiều so với đối thủ đến từ nước ngoài. Theo một chuyên gia quốc phòng Mỹ, giá của 1 quả tên lửa ước tính khoảng 175.000 USD.


Tên lửa hành trình Nirbhay của Ấn Độ.


Tên lửa hành trình Nirbhay của Ấn Độ.

Trang mạng Sina cho hay tên lửa CJ-10 có thể được xuất khẩu cho các quốc gia đồng minh với Trung Quốc hoặc các đối tác về an ninh với số lượng lớn.



BÀI LIÊN QUAN
Ấn Độ "cắn răng" mua đạn xe tăng T-90 của Nga với giá chát
Ấn Độ đình bay toàn bộ phi đội Su-30MKI
Pháp có thể bị Ấn Độ tẩy chay nếu không giao tàu Mistral cho Nga

CJ-10 là loại tên lửa hành trình siêu âm được trang bị cho Quân đoàn pháo binh số 2 của Trung Quốc. CJ-10 được cho là phát triển dựa trên loại tên lửa Kh-55 của Liên Xô và sử dụng công nghệ của những quả tên lửa Tomahawk bị rơi ở Pakistan hoặc Afghanistan. Hiện nay, CJ-10 có các phiên bản phóng từ mặt đất, từ máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm,...

Chuyên gia quân sự Yanyan Wang (Trung Quốc) từng ca ngợi loại tên lửa này còn hơn cả Tomahawk của Mỹ. Tuy nhiên, chỉ xét tới việc Tomahawk đã có bề dày kinh nghiệm thực chiến trong khi CJ-10 chỉ mới được phóng thử nghiệm, sự ca tụng CJ-10 vượt trội Tomahawk cần phải xem lại.

Các chuyên gia cho rằng cũng như nhiều loại vũ khí “made in China” khác, CJ-10 cũng có những hạn chế nhất định. Khả năng thật sự của loại tên lửa này vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Về phần Ấn Độ, dưới sự giúp đỡ từ Nga, New Delhi đã chế tạo thành công tên lửa hành trình siêu âm Brahmos. Tuy nhiên, tầm bắn tối đa của tên lửa này chỉ là 300km, kém hơn tên lửa hành trinh Babur của Pakistan chế tạo (tầm bắn 7.000 - 1.000km). Ông Avinash Chander, người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO), trực thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ, cho biết nước này đang cố gắng tự phát triển những mẫu tên lửa của riêng mình và dự định sẽ ngừng việc nhập khẩu tên lửa từ các nước khác vào năm 2022.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Báo Mỹ: Trung Quốc hiện sở hữu 80.000 quả thủy lôi

rang mạng National interest của Mỹ vừa qua cho hay Trung Quốc hiện sở hữu nhiều tàu ngầm động cơ diesel-điện, hơn 80.000 quả thủy lôi và các loại vũ khí chống vệ tinh, vũ khí tác chiến mạng, tên lửa hành trình…

TQ huênh hoang: CJ-10 ăn đứt tên lửa "Tomahawk" Ấn Độ
Sắm động cơ Ukraine cho tàu chiến, TQ chỉ còn nước “khóc ròng”
Bắn tên lửa JL-2, tàu ngầm TQ “lạy ông tôi ở bụi này”

Trang mạng National interest của Mỹ gần đây đăng tải bài viết với nhan đề “Lý luận tác chiến hải không quân của Mỹ: Làm suy yếu chiến lược chống tiếp cận và chống xâm lược của Trung Quốc”.
Tướng TQ hung hăng: Tên lửa DF-21 có thể 'đuổi' Mỹ về Guam Tướng TQ hung hăng: Tên lửa DF-21 có thể "đuổi" Mỹ về Guam

Vị tướng TQ ngạo mạn tuyên bố rằng sẽ là khôn ngoan nếu Mỹ rút quân từ chuỗi đảo thứ nhất về đảo Guam ở Thái Bình Dương để tránh những thiệt hại từ tên lửa đạn đạo của TQ.

Theo bài báo, trong vài năm qua, các nhà nghiên cứu quân sự của quân đội Hoa Kỳ được giao một nhiệm vụ khó khăn: Đó chính là căn cứ vào các thách thức trong tương lai gần, để điều chỉnh lực lượng của quân đội Mỹ. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các cuộc không kích vào Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS của Mỹ và các đồng minh của mình đang trong giai đoạn giao tranh quyết liệt, chiến lược này tạm thời bị ngưng trệ. Với sự phổ cập của công nghệ quân sự và vũ khí dẫn đường chính xác cao, quân đội Mỹ muốn tiếp tục duy trì sự thống trị quân sự hiện có thì Mỹ phải thực hiện cải cách cơ bản trong quy hoạch và chiến lược tổng thể.

Nguồn tin cũng cho biết, dưới thời lãnh đạo của Tổng thống George W. Bush thì Mỹ đã bắt đầu thực hiện một chiến lược hàng hải Hải quân hoàn toàn mới, chính sách này nhằm chống lại các thách thức đe dọa trực tiếp tới lợi ích của quân đội Mỹ.

Nguồn tin cũng cho biết, theo các tài liệu nghiên cứu của các nhà quân sự Mỹ nhận định, Trung Quốc hiện là đối trọng cơ bản của Mỹ tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Do vậy Mỹ luôn theo sát mọi bước tiến của Trung Quốc. Theo các số liệu cho thấy, Trung Quốc sở hữu nhiều tàu ngầm động cơ diesel-điện, hơn 80.000 quả thủy lôi và các loại vũ khí chống vệ tinh, vũ khí tác chiến mạng, tên lửa hành trình…

Ngay từ những năm 1992, các nhà quân sự Mỹ đã nhận định, việc đối phó, loại bỏ chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc đã là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Kể từ đó, đặc biệt từ năm 2007 trở lại đây, các nhà tư tưởng chiến lược của Mỹ đã tìm hiểu nhiều biện pháp để chống lại chiến lược trên của Trung Quốc.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,302 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
hạn chế hay không thì cái tên lửa C-802 của tầu phù cũng phang toác *** tầu chiến tàng hình có cả phalanx lẫn barak của do thái 4 lính chết
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tương lai J-31 có sáng hơn khi lần đầu công khai?
(Vũ khí) - Sau nhiều đồn đoán về tiêm kích tàng hình J-31, Trung Quốc sẽ lần đầu tiên công khai máy bay này tại Triển lãm hàng không Chu Hải vào ngày 11/11.

Không quân TQ trang sẽ bị đồng thời J-20, J-31
Lộ phối cảnh J-31 xuất hiện cùng sân bay Liêu Ninh

Trước khi chính thức ra mắt tại Triển lãm Chu Hải 2014, tiêm kích J-31 đã trải qua hàng loạt cuộc thử nghiệm bay thử nghiệm. Các nhà phân tích cho hay việc máy bay được chuẩn bị kỹ càng là rất quan trọng vì các chi tiết kỹ thuật của nó chắc chắn sẽ bị các chuyên gia chú ý nếu có các vấn đề kỹ thuật chưa được giải quyết.

Việc Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương lần đầu công khai J-31 được coi là sự kiện đặc biệt quan trọng với ngành hàng không Trung Quốc. Dự kiến tại triển lãm lần này, J-31 sẽ "khoe" công nghệ tàng hình đỉnh cao của mình.
Tiêm kích J-31 trong một lần thử nghiệm
Tiêm kích J-31 trong một lần thử nghiệm

Ngoài ra, J-31 có thể trở thành máy bay chiến đấu đầu tiên được nhà sản xuất Thẩm Dương phát triển tham gia thị trường vũ khí toàn cầu, vốn có thể mang lại các nguồn vốn cần thiết để phục vụ các khoản đầu tư trong tương lai và tiếp tục phát triển ngành công nghiệp máy bay trong nước.

Không những chỉ dừng lại ở đó, nhà sản xuất còn nuôi tham vọng đưa sự thành công của J-31 làm lu mờ sự tồn tại của tiêm kích F-35 trong Quân đội Mỹ và những quốc gia đồng minh sở hữu chúng.

Dù chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của quân đội trong nước, nhưng nhà sản xuất Thẩm Dương đã lên kế hoạch xuất khẩu tiêm kích này cho các khách hàng nước ngoài.

Theo đó, J-31 sẽ xuất khẩu cho các quốc gia không mua được F-35 của Mỹ bởi một số chuyên gia quân sự Trung Quốc từng tự tin tuyên bố J-31 là đối thủ của tiêm kích này.

Tuy vậy, khả năng thành công trong xuất khẩu của tiêm kích J-31 cũng không hề sáng sủa chút nào. Nghị sĩ Mỹ Adam Kinzinger, đồng thời là một cựu phi công của Không quân Mỹ nói: “Dù Trung Quốc quảng cáo về những khả năng tuyệt vời của J-31 song tôi tỏ ra hoài nghi về điều này khi chưa được nhìn thấy các thông số”.

Thực tế cho thấy, không một vũ khí nào có thể thành công trong xuất khẩu nếu không nhận được sự quan tâm của quân đội sở tại. Ngay cả những vũ khí đã được đưa vào trang bị trong quân đội Trung Quốc thì cơ hội thành công trên xuất khẩu cũng không lấy gì làm sáng sủa.

Một số chuyên gia nhận định rằng, nếu có khách hàng mua J-31 thì đó chỉ có thể là Pakistan, tương tự như chương trình tiêm kích hạng nhẹ JF-17 mà nước này đang mua từ Trung Quốc. Quân đội trong nước thờ ơ, thị trường xuất khẩu ghẻ lạnh, số phận J-31 không biết sẽ đi đâu về đâu.
 

bocume

Xe tăng
Biển số
OF-31146
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
1,337
Động cơ
767,485 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
yogabau.vn
hạn chế hay không thì cái tên lửa C-802 của tầu phù cũng phang toác *** tầu chiến tàng hình có cả phalanx lẫn barak của do thái 4 lính chết
Bác cho em link xem vụ này thế nào đi :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top