[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
ô thôi chết các bạn giấu bác à ???
đây video luôn
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Pc4PkbxSNME[/YOUTUBE]
sự vụ có ở đây
http://en.wikipedia.org/wiki/INS_Hanit

cấu hình cái tầu ấy đây
Class & type: Sa'ar 5-class corvette
Displacement:
1,275 tonnes (full load)
1,065 tonnes (standard)
Length: 85.64 m (280.97 ft)
Beam: 11.88 m (38.98 ft)
Draft: 3.45 m (11.32 ft)
Propulsion:
Combined Diesel or Gas
2 MTU V12 1163 TB82 diesel engines
General Electric LM2500 gas turbine
Speed:
20 knots (37 km/h) (diesel engines)
33 knots (61 km/h) (gas turbine)
Range: 3,500 nautical miles (6,500 km)
Complement:
64 officers and crewmen
10 aircrew
Sensors and
processing systems:
Elta EL/M-2218S air search radar
Elta EL/M-2221 fire-control radar
EDO Type 796 hull-mounted sonar
Rafael towed sonar array
Electronic warfare
& decoys:
Argon ST AN/SLQ-25 Nixie decoy
Elbit chaff rocket launchers
Rafael RF corner reflector
Elisra NS-9003A/9005 RWR
Armament:
8 RGM-84 Harpoon anti-ship missiles
64 Barak 1 surface-to-air missiles
Phalanx CIWS

2 Mark 32 SVTTs (6 tubes)
Aircraft carried: Eurocopter Panther
Aviation facilities: Helipad and helicopter hangar

làm tý ảnh đỡ vật


 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc phát triển siêu tên lửa cho tiêm kích giá bèo



(Kiến Thức) - Trung Quốc đang lặng lẽ phát triển siêu tên lửa chống hạm có tốc độ Mach 4,5 cho tiêm kích rẻ nhất thế giới JF-17.
Tạp chí quân sự Jane’s cho hay, Trung Quốc vừa để lộ những hình ảnh đầu tiên của mẫu siêu tên lửa không đối đất CM-400AKG do tổng công ty công nghiệp và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) phát triển. Dựa trên những hình ảnh được chụp thì mẫu tên lửa trên được trang bị cho mẫu tiêm kích đa năng giá rẻ FC-1/JF-17 do tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (CAC) chế tạo.
Tính xác thực của bức ảnh trên vẫn được chứng minh nhưng nó đã bắt đầu lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng quân sự của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Có nhiều thông tin cho rằng mẫu tên lửa CM-400AKG mà chiếc JF-17 mang số hiệu 10-115 trên chỉ là mô hình, và chỉ phục vụ cho quá trình thử nghiệm bay tại trung tâm thử nghiệm hàng không của CAC.
Hình ảnh chụp chiếc JF-17 mang số hiệu 10-115 mang theo hai tên lửa CM-400AKG bên dưới cánh, tại trung tâm thử nghiệm hàng không của CAC.
CM-400AKG được phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo chiến thuật SY-400, và nó còn được Trung Quốc quảng bá là một siêu tên lửa chống hạm. CM-400AKG được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm hàng không Chu Hải vào năm 2012. Tuy nhiên cho đến năm 2013, thì một nguồn tin quân sự giấu tên của Pakistan tiết lộ với Jane’s tại triển lãm hàng không Dubai cho biết, biến thể chống hạm của CM-400AKG chỉ mới trong giai đoạn phát triển.
Khả năng CM-400AKG được trang bị trên mẫu tiêm kích đa năng JF-17 sẽ rất thấp khi Quân đội Trung Quốc không được trang bị mẫu máy bay trên. Ngược lại, những ứng viên sáng giá của CM-400AKG có thể kể tới mẫu máy bay cường kích JH-7A đang được Hải quân Trung Quốc sử dụng và mẫu máy bay tiêm kích J-11 hoặc các loại máy bay chiến đấu do CAC chế tạo.
Theo các thông số của CM-400AKG được công bố tại triển lãm hàng không Dubai 2013 cho thấy, mẫu tên này có chiều dài hơn 5m với đường kính 400mm, nó có trọng lượng lớn hơn 900kg và có tầm bắn hiệu quả từ 100-240km. Bên cạnh đó CM-400AKG còn được trang bị các công nghệ dẫn đường tiên tiến nhất của Trung Quốc, giúp cho nó có thể tấn công chính xác mục tiêu chỉ với sai lệch từ 5-10m và nó còn được cho là có tốc độ di chuyển tối đa gấp 4,5 lần tốc độ âm thanh.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tình báo Mỹ: TQ sắp triển khai tàu ngầm chở tên lửa hạt nhân

Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ dự báo Trung Quốc sẵn sàng triển khai đội tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân trong năm 2014, đe dọa lục địa Mỹ hoặc các bang hải ngoại như Alaska, Hawaii.

TQ xuất khẩu số lượng lớn xe tăng cho khách hàng giấu tên
Nga: TQ dùng Sukhoi "nhái" cũng có thể bắn Rafale rụng như muỗi
Nga có thể phải nhờ TQ giúp phát triển hệ thống cảnh báo tên lửa

Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ (ONI) cho biết quân đội Trung Quốc có thể sở hữu 4 tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân. Ba chiếc đã xuất hiện gần đây tại tỉnh Hải Nam, trang IBTimes đưa tin ngày 25/10.

Dựa trên những dữ liệu thu thập, ONI kết luận đội tàu ngầm của Trung Quốc có thể thực hiện hành trình vượt ra ngoài vùng ven biển để tiến vào Thái Bình Dương, tạo cơ hội cho một cuộc tấn công nhắm vào Mỹ.
Bắn tên lửa JL-2, tàu ngầm TQ “lạy ông tôi ở bụi này” Bắn tên lửa JL-2, tàu ngầm TQ “lạy ông tôi ở bụi này”

Theo Conroy, tàu ngầm Type 094 tạo ra tiếng ồn rất lớn khi bắn tên lửa JL-2 từ dưới nước, điều này có thể giúp Hải quân Mỹ xác định vị trí con tàu và đánh chặn tên lửa.

Những tên lửa trên tàu ngầm có thể tấn công bang Hawaii hoặc Alaska của Mỹ từ Đông Á, hoặc tấn công lục địa Mỹ từ các địa điểm ở giữa Thái Bình Dương.

Theo ONI, Trung Quốc hiện là một trong những nước có đội tàu ngầm tấn công đông nhất thế giới, với 5 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ít nhất 50 tàu sử dụng diesel, và 4 chiếc mang tên lửa hạt nhân.

"Trung Quốc đã theo dõi lực lượng tàu ngầm Mỹ, khả năng hoạt động trên toàn cầu và sự ảnh hưởng khi án ngữ tại nhiều nơi trên thế giới. Họ quyết tâm theo đuổi mô hình này", Phó đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương, trả lời trên Wall Street Journal.

Để cảnh giác với đội tàu ngầm của Trung Quốc, Mỹ có thể triển khai các máy bay chống tàu ngầm P-8 từ căn cứ Okinawa của Nhật Bản, hoặc sử dụng các thiết bị do thám dưới nước để giám sát hoạt động của tàu Trung Quốc.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc kiểm soát chi tiêu quốc phòng

Trung Quốc sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu quốc phòng bằng cách tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng khoản tiền này.

Thực hư sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc
Lộ ảnh Trung Quốc đóng tàu tuần duyên lớn nhất thế giới
Nga có thể bán Su-35 cho Trung Quốc ngay tháng sau

Thông tư được Quân ủy Trung ương Trung Quốc công bố hôm 26-10 cho biết “một hệ thống quản lý dựa trên kết quả” dự kiến được triển khai toàn diện vào năm 2020, theo đó các cá nhân và đơn vị quân đội sẽ phải chịu trách nhiệm nếu sử dụng tiền không hiệu quả. Hệ thống này sẽ bảo đảm ngân sách quốc phòng được sử dụng hiệu quả để cải thiện năng lực chiến đấu của quân đội.
Soldiers of Peoples Liberation Army (PLA) stand inside tanks at a drill during an organised media tour at a PLA engineering academy in Beijing July 22, 2014. REUTERS/Petar Kujundzic

Trung Quốc khẳng định không đe dọa nước nào song không ngừng hiện đại hóa quân đội khiến nhiều nước lo ngại. Ảnh: REUTERS

Hệ thống này sẽ được triển khai thí điểm trong năm nay tại các trụ sở của quân đội và bộ chỉ huy khu vực của quân đội Trung Quốc trong 5 năm. Hồi tháng 3, Trung Quốc thông báo sẽ chi 808,23 tỉ nhân dân tệ (tức khoảng 132 tỉ USD) cho quân đội trong năm 2014, tăng 12,2% so với năm 2013. Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần Triệu Khắc Thạch cho biết việc đánh giá sẽ được công bố trong suốt quá trình phân bổ, thực thi và giám sát.
2014: Gần 30% ngân sách quốc phòng TQ dùng để trang bị vũ khí 2014: Gần 30% ngân sách quốc phòng TQ dùng để trang bị vũ khí

(Soha.vn) - Trung Quốc dự kiến chi 37,5 tỷ USD cho việc mua sắm và phát triển các loại vũ khí mới trong năm nay.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần kêu gọi các lực lượng vũ trang nâng cao năng lực “chiến thắng trong các trận chiến”. Dù khẳng định không đe dọa nước nào song Trung Quốc vẫn không ngừng hiện đại hóa quân đội khiến cộng đồng quốc tế lo ngại, nhất là những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Vì sao Trung Quốc “nằng nặc” đòi mua hệ thống phòng không S-400 của Nga?

ANTĐ - Thời gian gần đây Trung Quốc không ngừng dạm mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 “Triumph” của Nga, nhằm nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia. Vậy S-400 có gì đặc biệt và vì sao Trung Quốc lại “nằng nặc” đòi mua?

Bài viết liên quan

Nga chuẩn bị trang bị tên lửa S-400 mới cho 12 trung đoàn phòng thủ vũ trụ
Ấn Độ quan tâm đặc biệt đến các hệ thống tên lửa phòng không của Nga
Tổ hợp tên lửa S-400 của Nga được cấp phép xuất khẩu
Trung Quốc sẽ là khách hàng đầu tiên mua S-400 của Nga

Điều gì khiến Trung Quốc mong sớm được sở hữu S-400?


Điều đáng nói đầu tiên chính là sức mạnh phòng thủ quốc gia của S-400, hệ thống này có tính tương thích cao, có thể phóng được các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung, tầm cao và các loại tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa. Sự bổ trợ lẫn nhau của các loại tên lửa đó, khiến S-400 trở thành một lá chắn phòng không đa tầng hiếm có.


Hệ thống tên lửa phòng không S-400 “Triumph” của Nga

Nhưng có lẽ điều đáng giá nhất của hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph, chính là khả năng tấn công được các mục tiêu trên không ở tầm xa và tầm cao, nó tạo thành mối đe dọa khủng khiếp đối với các lọai máy bay cảnh báo sớm của quân đối phương, khiến chúng phải nhanh chóng rời xa khỏi khu vực phòng thủ.

Bên cạnh đó, có một điều không kém phần quan trọng, chính là khi nhập khẩu được S-400, các nhà khoa học công nghệ quân sự quốc phòng Trung Quốc sẽ có được cơ hội học tập tiếp thu nền tảng kỹ thuật tiên tiến của S-400, thậm chí là bắt chước “nhái” lại hệ thống tên lửa phòng không này.

S-400 Triumph lắp đặt trên xe


Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Bắc Kinh trong hoạt động phát triển tên lửa phòng không. Giới chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, đây chính là lý do lớn nhất khiến chính quyền Bắc Kinh mong mỏi sớm nhập khẩu được hệ thống phòng không này.

Nếu như có được S-400, chắc chắn Trung Quốc sẽ nâng cao được năng lực phòng không quốc gia và sử dụng công nghệ này để nghiên cứu chế tạo các hệ thống tên lửa phòng không cho quân đội Trung Quốc.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph mạnh cỡ nào?

S-400 Triumph là hệ thống phòng không có tầm bắn tới 400 km, được coi là tên lửa đất đối không có tầm bắn xa nhất hiện nay. Cự ly đánh chặn tên lửa đạn đạo hiệu quả nhất của S-400 Triumph là từ 50-60 km với hiệu suất rất cao, có thể bắn hạ các mục tiêu tầm xa tới 250 km, ở độ cao không đồng nhất, từ vài chục mét đến tầng ôn đới.

Hệ thống S-400 Triumph cùng xe chở Radar



Hệ thống S-400 Triumph được thiết kế rất đặc biệt, khả năng chống nhiễu cao. Đơn vị tác chiến hỏa lực của S-400 bao gồm một xe chở radar có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu địch cùng vài xe chở hệ thống phóng tên lửa. Tuy nhiên số lượng và chủng loại tên lửa mang theo trên mỗi một xe phóng là không giống nhau.

S-400 được bố trí cực kỳ linh hoạt, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc như, tìm kiếm bám bắt mục tiêu, điều khiển tên lửa, chống nhiễu điện từ, có thể điều khiển nhiều tên lửa và tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, đặc biệt thích hợp với kiểu tác chiến trong môi trường nhiễu điện từ cực mạnh.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph

Một trong số các ưu điểm lớn nhất của S-400 chính là có thể phóng được các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung, tầm cao và các loại tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa. Với khả năng phóng những tên lửa mang đặc tính khác nhau, S-400 tạo thành một hệ thống phòng không đa tầng hiện đại.

S-400 có thể phóng tới 8 loại tên lửa khác nhau, đồng thời tính tương thích giúp hệ thống phòng không này có thể thực hiện được đa dạng các nhiệm vụ, đây cũng chính là một ưu điểm cực kỳ lợi hại của S-400 Triumph.

Trung Quốc sắp có Trung tâm tình báo chống chủ nghĩa khủng bố

Trung Quốc dự định thành lập Trung tâm tình báo chống chủ nghĩa khủng bố quốc gia để đối phó với lực lượng khủng bố ngày càng gia tăng ở Trung Quốc.

Bài viết liên quan

Trung Quốc tính điều động 100.000 binh sĩ tới Tân Cương
Trung Quốc trang bị hiện đại cho cảnh sát chống khủng bổ
Trung Quốc đăng cai diễn tập chống khủng bố trong nỗi lo về khủng bố

Theo Tân Hoa xã ngày 27-10 đưa tin: Kỳ họp thứ 11, Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khóa 12 triệu tập ngày 27-10 sẽ đưa ra xem xét dự thảo “Luật chống khủng bố của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Dự thảo quy định thành lập Trung tâm tình báo chống chủ nghĩa khủng bố quốc gia và cơ chế hoạt động tình báo liên ngành.

Được biết, tình hình đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố của Trung Quốc hiện nay vô cùng phức tạp, tình trạng khủng bố bạo lực xuất hiện xu thế mới như: Ảnh hưởng lớn từ nhân tố quốc tế hay tần xuất các vụ khủng bố xảy ra ngày càng tăng, cũng như sự tương tác giữa các mạng lưới với nhau.

Công an biên phòng Tân Cương tổ chức diễn tập chống khủng bố ngày 22-10

Vì vây, trong công tác chống khủng bố cần có những mặt phát triển mới để phù hợp với tình hình hiện nay như tình báo, trinh sát, đề phòng, ứng cứu…

Về trách nhiệm trong công việc, dự thảo quy định chức trách nhiệm vụ của cơ quan lãnh đạo chống chủ nghĩa khủng bố, quân đội, công an, dân binh và các cơ quan liên quan, đồng thời quy định tính bảo đảm, giám sát và trách nhiệm pháp luật tương ứng.

Về các biện pháp an ninh phòng thủ, dự thảo quy định thực thi tuyên truyền giáo dục, quản lý mạng lưới an ninh, kiểm tra thông tin hàng hóa vận chuyển, quản lý vật phẩm nguy hiểm, bảo vệ mục tiêu trọng điểm, quản lý biên giới quốc gia và đề phòng mối nguy hiểm từ bên ngoài….

Về thông tin tình báo, dự thảo quy định thành lập trung tâm tình báo chống chủ nghĩa khủng bố quốc gia và cơ chế hoạt động thông tin tình báo liên ngành, cùng trù tính công việc liên quan đến thông tin tình báo.

Về xử lý đối phó, dự thảo quy định xây dựng dự án xử lý ứng phó sự cố khủng bố, xác định rõ cơ chế phụ trách của chỉ huy trưởng và quyền chỉ huy trước đó, quy định cụ thể các biện pháp xử lý đối phó có thể áp dụng.

Về hợp tác quốc tế, dự thảo quy định các nội dung về giao lưu thông tin tình báo quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố, hợp tác thực thi pháp luật, hợp tác quản lý tài chính quốc tế, hỗ trợ tư pháp hình sự…

Trung Quốc phóng tiếp vệ tinh “Thực tiễn 11-08” giám sát tên lửa

ANTĐ - Tân Hoa xã Trung Quốc đưa tin, vào lúc 15 giờ (14 giờ Việt Nam) ngày 27-10, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh Thực tiễn 11-08 bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2C, từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc nước này.

Bài viết liên quan

Vệ tinh của Trung Quốc có khả năng thực hiện nhiệm vụ quân sự?
Trung Quốc nhái tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RT-2PM Topol của Nga
Trung Quốc lần đầu thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới
Trung Quốc phóng chùm 24 vệ tinh giám sát tên lửa đạn đạo?

Đây là vệ tinh thứ 8 thuộc serie vệ tinh “Thực Tiễn-11” được Trung Quốc phóng lên quỹ đạo. Quả đầu tiên mang tên “Thực Tiễn 11-01” được phóng vào vũ trụ ngày 12-11-2009. Trước đó vào lúc 13 giờ 13 phút (giờ địa phương) ngày 28-9, Trung Quốc cũng đã phóng thành công vệ tinh “Thực Tiễn 11-07”, vệ tinh này đã đi vào quỹ đạo định sẵn một cách thuận lợi.

Vệ tinh Thực tiễn 11-08 do Công ty trách nhiệm hữu hạn Vệ tinh Đông Phương Hồng thuộc Tập đoàn khoa học kỹ thuật không gian Trung Quốc phụ trách nghiên cứu chế tạo, mục đích chính là triển khai các hoạt động thực nghiệm khoa học và kỹ thuật không gian.



ệ tinh “Thực tiễn 11-08” của Trung Quốc khi phóng

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia phân tích nước ngoài, hệ thống vệ tinh “thực tiễn 11” được Bắc Kinh phóng lên quỹ đạo nhằm giám sát các hoạt động phóng vệ tinh và tên lửa đạn đạo trên phạm vi toàn cầu, thông qua các thiết bị cảm biến hồng ngoại mà nó mang theo, tương tự như dòng vệ tinh giám sát hồng ngoại STSS của Mỹ.

Nếu đúng như vậy thì Trung Quốc sẽ còn tiếp tục phóng thêm 16 vệ tinh cùng loại, tạo thành một chòm 24 vệ tinh bao phủ toàn cầu.

Được biết, vụ phóng vệ tinh “Thực tiễn 11-08” là lần phóng thứ 197 của tên lửa đẩy Trường Chinh 2C. Tên lửa đẩy này do Viện nghiên cứu kỹ thuật tên lửa đẩy thuộc Tập đoàn khoa học kỹ thuật không gian Trung Quốc thiết kế chế tạo.
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Em hỏi ngu chút.Cái này giả thiết thôi nhé sức mạnh quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam có đủ chống lại Trung Quốc không các bác ?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em hỏi ngu chút.Cái này giả thiết thôi nhé sức mạnh quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam có đủ chống lại Trung Quốc không các bác ?
Thẳng thắn mà nói mình đưa ra 1 tàu thì nó đưa được 10 tàu.
Vấn đề của thằng lớn đánh thằng bé là dù sao nó cũng suy yếu so với nhũng thằng tương đương hoặc mạnh hơn. Đó là điều phải cân nhắc khi định đánh nhau.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Thẳng thắn mà nói mình đưa ra 1 tàu thì nó đưa được 10 tàu.
Vấn đề của thằng lớn đánh thằng bé là dù sao nó cũng suy yếu so với nhũng thằng tương đương hoặc mạnh hơn. Đó là điều phải cân nhắc khi định đánh nhau.
thẳng thắn mà nói nếu dàn quân ra phang nhau thì trong vòng vài giờ nó có thể xóa sổ QDNDVN
nếu thích đánh kiểu lâu dài thì ok, tao chiều mày, cái này liên quan đến chủ quyền quốc gia, em không dám nói chơi, bọn em dám liều ăn thua đủ với chúng nó
còn tầng lớp thanh niên thích hưởng thụ như trên kia thì ... :D
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
thẳng thắn mà nói nếu dàn quân ra phang nhau thì trong vòng vài giờ nó có thể xóa sổ QDNDVN
nếu thích đánh kiểu lâu dài thì ok, tao chiều mày, cái này liên quan đến chủ quyền quốc gia, em không dám nói chơi, bọn em dám liều ăn thua đủ với chúng nó
còn tầng lớp thanh niên thích hưởng thụ như trên kia thì ... :D
Kẻ thắng cuộc chiến tranh phải có năng lực sản xuất vượt trội so với đối thủ để bù đắp số vũ khí bị hao tổn trong chiến tranh.
Kẻ nào có thể đập gãy năng lực sx của công xưởng thế giới? Câu trả lời là chỉ có 2 nước là chính TQ và Mỹ.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Kẻ thắng cuộc chiến tranh phải có năng lực sản xuất vượt trội so với đối thủ để bù đắp số vũ khí bị hao tổn trong chiến tranh.
Kẻ nào có thể đập gãy năng lực sx của công xưởng thế giới? Câu trả lời là chỉ có 2 nước là chính TQ và Mỹ.
thằng này hắn còn đang ngại Mỹ manh động
bằng không thì nó liều chơi hột nhưn, thời chết hết :((
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Nước nào mà chả cần phải giữ chủ quyền nhưng đừng kích động quá..Manh động quá là cái mất nhiều hơn cái được đấy.Thấy nick bác là bộ đội mà bác không giữ bình tĩnh nhỉ ;))
thanh niên ngồi chơi nên lên biên giới chơi vài lần đi, nếu có thể xin 1 suất đi theo mấy cha BP xem thử
nếu anh em không bền chí, giữ được bình tĩnh thì giờ này thanh niên không còn MER để đi đâu
đừng tưởng sóng chỉ gào thét ngoài biển Đông, nói thế hi vọng thanh niên hiểu, còn mình thì không bao giờ được phép manh động đâu :P
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Kẻ thắng cuộc chiến tranh phải có năng lực sản xuất vượt trội so với đối thủ để bù đắp số vũ khí bị hao tổn trong chiến tranh.
Kẻ nào có thể đập gãy năng lực sx của công xưởng thế giới? Câu trả lời là chỉ có 2 nước là chính TQ và Mỹ.
Nếu vậy bác đánh giá hơi thấp năng lực quốc phòng của Nga không?Trong WW2 bọn Nga sản xuất vũ khí thời chiến cũng khủng khiếp lắm mà :D
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nếu vậy bác đánh giá hơi thấp năng lực quốc phòng của Nga không?Trong WW2 bọn Nga sản xuất vũ khí thời chiến cũng khủng khiếp lắm mà :D
Ko đánh giá thấp năng lực của Nga mà là trong tranh chấp Biển Đông, Nga ko phải là bên liên quan. Thêm nữa, trong tình hình hiện nay Nga ko có động lực và năng lực kiềm chế TQ.
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Vũ khí nội kém, Trung Quốc phải mua tên lửa Nga
Cập nhật lúc: 10:00 30/10/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Nhận diện vũ khí trên không đáng sợ nhất của Trung Quốc
Nhận diện vũ khí trên không đáng sợ nhất của Trung Quốc
Không quân Trung Quốc "kinh hãi" động cơ nội địa WS-10A
(Kiến Thức) - Các loại tên lửa không đối không của Trung Quốc sản xuất đều có tính năng kém hơn Mỹ, buộc nước này mua gần 5.000 quả tên lửa Nga.
Tờ Want Daily của Đài Loan dẫn nguồn tin từ cựu chỉ huy Tập đoàn phát triển thử nghiệm hàng không thuộc Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản ông Toshiyuki Roku cho hay, do các loại tên lửa không đối không PL-12, SD-10A và PL-9C nội địa của Trung Quốc đều được thiết kế dựa trên công nghệ từ Ukraine, không đủ để đối phó với tên lửa không đối không của Mỹ.
Chính vì lẽ đó, quân đội Trung Quốc (PLA) nhận ra sự cần thiết phải có thêm những tên lửa tối tân của Nga để đối đầu với Mỹ và Nhật Bản nếu có xung đột. Ông Roku cho hay, Trung Quốc có thể đã mua 1.500 tên lửa R-77 và 3.300 tên lửa R-73 của Nga.
Tên lửa không đối không SD-10A nội địa của Trung Quốc.
Đồng thời ông Toshiyuki Roku cũng cho biết thêm, tên lửa tầm ngắn R-73 được phát triển vào năm 1985 được xem là tên lửa không đối không mạnh nhất thời Chiến tranh Lạnh, ưu thế hơn hẳn so với tên lửa AIM-9M mà các lực lượng NATO sử dụng kể từ năm 1982. Trong khi đó tên lửa không đối không tầm trung R-77 được thiết kế vào năm 1992, có nhiều tính năng tương tự như tên lửa không đối không tầm trung tân tiến AIM-120 của Mỹ.
Ông Toshiyuki Roku kiến nghị, trước khi nhận được các chiến đấu cơ tân tiến F-35 từ Mỹ, JASDF cần phải phát triển hoặc sắm thêm các tên lửa mới để duy trì ưu thế trên không tại khu vực biển Hoa Đông. Các tên lửa không đối không chính của Nhật Bản hiện là tên lửa tầm trung AAM-4 và tên lửa tầm trung AAM-5, theo ông này thì Nhật Bản cũng đã nâng cấp 2 loại tên lửa này.
Ngoài ra ông Toshiyuki Roku cũng lưu ý đến tình trạng phát triển tên lửa không đối không tầm trung sử dụng động cơ động lực lực dòng thẳng của Trung Quốc.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc khoe tiêm kích tàng hình ở triển lãm Chu Hải

(Kiến Thức) - Triển lãm hàng không Chu Hải sắp tới được cho là dịp để Trung Quốc ra mắt chiếc máy bay tàng hình mới, J-31.
Trung Quốc dự kiến sẽ cho ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của mình vào tháng tới tại Triển lãm quốc tế Hàng không vũ trụ Trung Quốc lần thứ 10 - tổ chức tại Chu Hải.
Theo một số nguồn tin, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 sẽ thực hiện chuyến bay trình diễn đầu tiên trước công chúng. Trung Quốc đang có ý định đưa J-31 tham gia thị trường xuất khẩu, ban đầu là một máy bay chiến đấu tàng hình cất cánh từ sân bay trên bộ, sau đó sẽ phát triển lên phiên bản hải quân để cạnh tranh trực tiếp với F-35 của Mỹ.
Dù vẫn còn đang trong giai đoạn nguyên mẫu thử nghiệm, chiếc Thẩm Dương J-31 dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong vòng 5 năm tới. Là loại máy bay nhẹ hơn so với Thành Đô J-20, J-31 được kì vọng sẽ trở thành máy bay chiến đấu tàng hình cho các tàu sân bay của Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-31
J-31 đã bay thử lần đầu vào năm 2012 và đang được tiếp tục thử nghiệm, cải tiến thêm. Nhận thấy tiềm năng của J-31 trong xuất khẩu, Trung Quốc rất kì vọng chiếc máy bay này sẽ xuất hiện ấn tượng trong triển lãm hàng không được tổ chức hai năm một lần.
Trong khi J-31 được thiết kế như một máy bay tàng hình, với hệ thống thiết bị điện tử tương đương với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hoặc 4,5, máy bay này lại có giá rẻ hơn khá nhiều so với Joint Strike Fighter của Mỹ.
Việc thử nghiệm nguyên mẫu đang sử dụng hai động cơ phản lực RD-93 Nga, nhưng phiên bản sản xuất dự kiến sẽ sử dụng động cơ WS-13A do Trung Quốc phát triển, được cho là mạnh hơn 20%.
Các máy bay vận tải quân sự hạng nặng Côn Bằng Y-20 do Trung Quốc phát triển cũng sẽ xuất hiện ở Chu Hải. Với trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn và trọng tải hơn 66 tấn, Y-20 là máy bay lớn nhất được phát triển bởi Trung Quốc. Y-20 đã bay thử lần đầu năm 2012 và dự kiến sẽ được biên chế cho không quân Trung Quốc từ 2016.

Máy bay vận tải hạng nặng Y-20
Những triển lãm hàng không như Chu Hải là rất cần thiết để công chúng có cái nhìn cận cảnh hơn với các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Thành Đô J-10B là một phiên bản nâng cấp của J-10 đã đi vào hoạt động trong Không quân Trung Quốc, song chưa bao giờ xuất hiện chính thức trước công chúng. Chiếc máy bay tích hợp hệ thống điện tử tiên tiến bao gồm radar AESA, màn hình hiển thị trên mũ bay của phi công, hệ thống trinh sát hồng ngoại (IRST) …

Máy bay chiến đấu J-10B
Thẩm Dương J-15 “Phi Sa” là một loại máy bay chiến đấu trên hạm được Trung Quốc thiết kế dựa trên Su-33 của Nga, song được tích hợp nhiều công nghệ của chiếc J-11B. Hiện nay J-15 được sử dụng như là tiêm kích trên tàu sân bay của Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu J-16
Thẩm Dương J-16 là một phiên bản mới của máy bay chiến đấu đa chức năng J-11, được thiết kế dựa trên chiếc Su-30 của Nga. Những cải tiến chính của J-16 là công nghệ radar AESA và nâng cao khả năng không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) bằng các tên lửa không đối không hiện đại, cho phép theo dõi và tiêu diệt nhiều mục tiêu. Chiếc J-16 đầu tiên đã được bàn giao cho không quân Trung Quốc vào tháng 5/2014.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Cường kích bí ẩn JH-7B của Trung Quốc lần đầu lộ diện?

Hình ảnh được cho là nguyên mẫu của JH-7B-máy bay chiến đấu hiện đại do Trung Quốc sản xuất, đã lần đầu xuất hiện bên ngoài một căn cứ không quân của nước này.
Trang bị vũ khí của JH-7.

Trang tin quân sự Vpk dẫn nguồn tin truyền thông khu vực cho biết, so với nguyên mẫu của máy bay chiến đấu JH-7A, thì JH-7B có hình dáng bên ngoài tương đối giống. Tuy nhiên, JH-7B vượt trội JH-7A về các thông số trọng lượng gia tăng của tải trọng, kỹ thuật tiếp nhiên liệu trên không và hệ thống điện tử trang bị trên máy bay…
TQ xuất khẩu số lượng lớn xe tăng cho khách hàng giấu tên TQ xuất khẩu số lượng lớn xe tăng cho khách hàng giấu tên

Một lô khoảng 30 xe tăng Type 59G do TQ chế tạo đã được nhìn thấy tại một cảng biển trước khi chúng được chuyển lên tàu vận tải giao cho khách hàng nước ngoài.

Nguồn tin cũng cho biết, Tổng công ty sản xuất máy bay Tây An (AVIC) của Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất lô đầu tiên của cường kích JH-7B.

Từ 2013, nhiều nguồn tin khẳng định, Trung Quốc đang phát triển một biến thể có khả năng tàng hình của cường kích JH-7, được chỉ định là JH-7B, nhằm tăng cường khả năng tấn công mặt đất. Tuy nhiên, các thông tin về loại cường kích này đều được giữ bí mật tuyệt đối.

Hình ảnh được cho là nguyên mẫu của cường kích-ném bom JH-7B của Trung Quốc

Theo phân tích, JH-7B có nhiều cải tiến so với nguyên bản JH-7. Cụ thể, phần thay đổi lớn nhất là cửa lấy gió của động cơ JH-7B, được bố trí ở 2 bên tương tự như kiểu bố trí cửa hút không khí của tiêm kích F-35 của Mỹ.

BÀI LIÊN QUAN

TQ sắp sản xuất hàng loạt tiêm kích "đá F-35 khỏi thị trường VK"
TQ điều 1.200 quân và chiến đấu cơ truy tìm "máy bay lạ"
Đối phó 3 đồng minh của Mỹ, TQ cần bao nhiêu máy bay J-10B?

Phần buồng lái được thiết kế cao hơn một chút và không có sống lưng như nguyên mẫu. Kiểu thiết kế mới này được cho là có khả năng tàng hình thấp.

JH-7B tương tự như biến thể tàng hình J-31 cũng do nước này sản xuất, chỉ khác về phần cánh đuôi đứng. Kính chắn gió của buồng lái được thiết kế một mảnh chứ không tách rời như trên JH-7. Máy bay được trang bị loại động cơ phản lực mới nhưng không được tiết lộ chủng loại.

Thông số kỹ thuật của JH-7B không tiết lộ nhưng theo một số nguồn tin lan truyền trên mạng, mẫu máy bay mới này đang trong quá trình phát triển nên các đặc tính kỹ thuật vẫn chưa được định hình rõ ràng.

JH-7B được đánh giá là dự án phát triển trọng điểm của AVIC trong thời gian tới nhằm cạnh tranh với các công ty Trung Quốc khác trong lĩnh vực công nghiệp hàng không.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Học giả Mỹ 'lạnh gáy' trước số lượng tàu ngầm Trung Quốc
(Bình luận quân sự) - Các học giả Mỹ đang bất đồng quan điểm về chất lượng hạm đội tàu ngầm TQ nhưng thống nhất ở vấn đề, số lượng của chúng đang tăng rất nhanh.

Tàu ngầm Kilo 636MV và Kilo 636MK khác nhau thế nào?
Tàu ngầm nào khắc chế được USS North Dakota của Mỹ?

Số lượng tàu ngầm Trung Quốc gia tăng nhanh

Tạp chí “The Diplomat” của Nhật Bản số ra gần đây đã đăng bài viết của giáo sư James Holmes của khoa nghiên cứu chiến lược và chính sách thuộc Học viện chiến tranh hải quân Mỹ với nội dung: Từ nay đến năm 2020, trong biên chế của Trung Quốc sẽ có 70 tàu ngầm, trong đó 63 tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu ngầm diezen tấn công, chủ yếu bố trí ở vùng biển Trung Quốc.

Tuy hải quân Mỹ hiện có 73 tàu ngầm, nhưng trong đó có 18 tàu lớp Ohio không phù hợp làm một phương tiện chỉ huy chiến đấu trên biển hiện nay. Trong 55 tàu ngầm tấn công hạt nhân còn lại, tuy có 33 tàu bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhưng bố trí rải rác không tập trung.

Nếu như Mỹ triển khai toàn bộ tàu ngầm tập trung ở Đông Á, ngoài tây Thái Bình Dương ra, chúng còn có khả năng bao quát cả vùng biển Ấn Độ Dương và đông Thái Bình Dương. Tuy nhiên, số lượng tàu ngầm Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong tương lai không xa để lấy số lượng bù chất lượng.

Khoảng cách số lượng tàu ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tiếp tục cách xa, trong bối cảnh ngân sách của Mỹ không tăng, nhưng chi phí đóng tàu lại ngày càng tăng cao. Do ảnh hưởng của việc này, đến thập kỷ 20 của thế kỷ này, hạm đội tàu ngầm hải quân Hoa Kỳ sẽ giảm xuống còn 42 tàu.

Giáo sư Robert Ross trường đại học Boston cho rằng, hải quân Trung Quốc chưa đủ khả năng để khiêu chiến hạm đội Mỹ ở vùng biển Đông Á, nhưng sự thực vài năm gần đây, lực lượng vũ trang Trung Quốc nói chung, lực lượng hải quân PLA nói riêng đang nổi lên là một thế lực thách thức hải quân Hoa Kỳ.

[​IMG]
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ hộ tống biên đội tàu sân bay

Hiện nay, lực lượng trên biển của Trung Quốc chưa có biện pháp “hạ gục” lực lượng hải quân Mỹ bố trí ở châu Á. Lực lượng tác chiến biển của Trung Quốc không chỉ bao gồm hải quân mà còn những bộ phận chiến đấu trên bờ, ví dụ như tên lửa chống hạm phóng từ đất liền và máy bay chiến thuật cất cánh từ sân bay trên bờ, nhưng bộ phận này không phải là lực lượng chủ chốt.

Bốn mươi năm trước, chiến lược gia Edward Luttwak từng chỉ ra, trong thời bình quyền lực trên biển không chỉ là phân định thắng bại với hạm đội địch, mà là thông qua phương thức triển khai tàu thuyền, máy bay chiến đấu và vũ khí khác để thuyết phục các nhà quan sát rằng mình có thể giành chiến thắng trong tác chiến biển, tại bất cứ phương diện nào.

Bài báo giải thích, sức thuyết phục vũ trang phải trải qua cảm nhận thực tế, các biện pháp vật chất chính là sự quán triệt của ngôn ngữ chính trị. Nói cách khác, phần lớn các nhà quan sát cho rằng, một bên có thể giành thắng lợi trong trận chiến thực tế, cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc đọ sức khi thời bình, cho dù hai bên không hề giao chiến thực.

Như vậy, nhận biết là vấn đề vô cùng quan trọng. Về biểu hiện bên ngoài, các nhà quan sát sẽ có ấn tượng sâu sắc về số lượng tàu thuyền, máy bay và hệ thống vũ khí hùng hậu của Trung Quốc. Nếu so sánh trong thời bình, cán cân có thể nghiêng về bên yếu hơn - tức là Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, hải quân Trung Quốc phải “khoe” tư thế chiến đấu với hải quân Mỹ, thậm chí đe dọa để giành chiến thắng, mặc dù có phải đối mặt với cục diện thất bại. Ngày nay, Washington phát hiện mình khó có thể duy trì quy mô hải quân Mỹ, cho dù chiến hạm không thể bị phá hủy hay đánh chìm trong thời bình.

[​IMG]
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ

Vì vậy, nếu hạm đội hải quân Mỹ bị tổn thất nghiêm trọng trong chiến đấu, buộc phải bổ sung tàu chiến, máy bay và đạn dược thì phải làm thế nào? Hải quân Mỹ có thể chịu tổn thất bao nhiêu? Liệu có khả năng duy trì địa vị siêu cường? Tốc độ chỉnh đốn lực lượng của hải quân Mỹ nhanh thế nào? Ngân sách phát sinh thì lấy ở đâu?

Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ tự đặt ra những câu hỏi này, họ sẽ do dự không dám quyết ở vào thời điểm then chốt, hoặc buông xuôi hoàn toàn. Đây chính là sự uy hiếp mà một kẻ địch yếu có thể trở thành kẻ thách thức hùng mạnh. Hải quân Trung Quốc hoàn toàn không sánh được với Mỹ nên đây chính là một sự răn đe kiểu “lấy nhu khắc cương”.

Do vậy, bài báo khuyến cáo hải quân Mỹ, không nên kiêu ngạo khi đối mặt với hải quân Trung Quốc. Cách đây hai thế kỷ, nhà chiến lược Clausewits đã chỉ ra, ít nhất về cơ cấu chiến thuật và binh lực, sự thành công về chiến thuật sẽ sản sinh ra thành công toàn diện về chiến lược. Trái lại, nếu cứng nhắc và sai lầm về chiến thuật, sẽ phải trả giá về chiến lược và địa chính trị.

Về mặt công nghệ, giáo sư Robert Ross khẳng định, Trung Quốc hiện nay chưa có khả năng phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, hơn nữa chưa chắc đã làm được công nghệ này. Như vậy, PLA thực sự không có khả năng phát triển tên lửa chống hạm? Bài báo chỉ ra, có vấn đề trong luận thuyết này.

Trên thực tế, tên lửa đạn đạo chống hạm của PLA đã có năng lực tác chiến ban đầu, nhưng Trung Quốc liệu có sử dụng loại vũ khí này trong chiến đấu hay không vẫn còn là một nghi vấn. Ít nhất chỉ có thể nói rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm này chưa từng trải qua thử nghiệm tác chiến.

[​IMG]
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ

Cho nên, khuyết điểm của nó khiến người ta hoài nghi tính hiệu quả nhưng loại bỏ năng lực của loại tên lửa đạn đạo này thì vẫn còn quá sớm. Đây chính là nguyên nhân mà báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc phải quan tâm theo dõi, cũng là cơ sở phát sinh những lo lắng của binh lính hải quân Mỹ.

Trung Quốc đang chơi trò cân não với Mỹ?

Giáo sư Ross còn cho biết, quy mô lực lượng tàu ngầm của hải quân PLA “tương đối nhỏ” so với hải quân Mỹ. Sự thật có như vậy hay không? Giáo sư Ross dựa vào tiêu chuẩn nào để đưa ra kết luận như vậy? Cán cân lực lượng trên biển là kết quả của sự so sánh, đối phương chính làtiêu chí đánh giá lực lượng của ta.

Theo trang web “An ninh toàn cầu” của Mỹ (Global Security) từng dự đoán, đến năm 2020, số lượng tàu ngầm trong biên chế của hải quân Trung Quốc sẽ đạt đến con số 70, trong đó có 63 tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm diezen tấn công.

Bài báo chỉ ra rằng, nếu lịch sử gần đây là những lời cảnh báo thì con số ước đoán này vẫn có thể tăng lên. Cùng với việc đẩy mạnh tốc độ hiện đại hóa quân đội, hải quân PLA đang nhanh chóng đào thải số tàu ngầm gây nhiều tiếng ồn và đã cũ kỹ, lỗi thời ra khỏi biên chế.

Ngược lại, hải quân Hoa Kỳ hiện có 73 chiếc tàu ngầm. Con số này có phải để thể hiện khí thế mạnh mẽ của lực lượng tàu ngầm Mỹ hay không?

Trong số 73 tàu ngầm, 18 tàu thuộc lớp Ohio, trong đó 14 chiếc là tàu ngầm hạt nhân chiến lược cùng với tên lửa đạn đạo phóng trên lục địa và máy bay ném bom chiến lược tạo thành lực lượng hạt nhân “tam vị nhất thể”.

[​IMG]
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn-Type 094 Trung Quốc

4 tàu còn lại đã được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, chủ yếu thực thi nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Tàu ngầm lớp Ohio không thích hợp sử dụng làm tàu chỉ huy chiến đấu trên biển hiện nay.

Sau khi loại bỏ lớp Ohio ra khỏi biên chế, hải quân Mỹ chỉ còn 55 tàu ngầm hạt nhân tấn công. Khi tổng thống Obama chuyển chiến lược trọng tâm sang khu vực châu Á, sẽ bố trí 33 tàu ngầm hạt nhân (hoặc 60% số tàu ngầm trong biên chế) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngược lại, toàn bộ hạm đội tàu ngầm của hải quân Trung Quốc đều tập trung ở khu vực này (trừ một tàu ngầm diezen đang hoạt động ở Ấn Độ Dương). Các tàu ngầm này chủ yếu tập trung ở vùng biển Trung Quốc. Vì vậy, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quy mô hạm đội tàu ngầm của Quân giải phóng đã vượt qua hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Hơn nữa, khoảng cách về số lượng tàu ngầm giữa hai bên sẽ tiếp tục được giãn ra. Ngân sách phát triển tàu ngầm của Hoa Kỳ không tăng, chi phí đóng tàu lại tăng cao. Chịu ảnh hưởng của nó nên đến thập niên 20 của thế kỷ này, số lượng tàu ngầm của Mỹ sẽ giảm xuống 42 chiếc.

Sự việc ngày một trở nên tồi tệ hơn khi trong thập niên này, dự án nghiên cứu phát triển loại tàu ngầm thay thế cho lớp Ohio có khả năng bị hủy bỏ. Vấn đề đáng nói là không chỉ tàu ngầm hạt nhân tấn công mà một số các hạng mục đóng tàu khác của hải quân cũng bị đình trệ.

[​IMG]
Tàu ngầm Kilo-Project 877EKM của Trung Quốc

Bài viết này cho rằng, luận điểm về số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công có thể nhanh chóng khôi phục là rất đáng nghi ngờ. Giả sử chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á thành công, Washington sẽ phải bố trí 60% tàu chiến sang hạm đội Thái Bình Dương, như vậy khoảng năm 2025, hải quân Mỹ sẽ phải triển khai 25 đến 26 tàu ngầm để đối phó với 60 tàu ngầm tấn công hạt nhân hoặc tàu ngầm diezen của Trung Quốc.

Tuy nhiên, con số dự đoán này chỉ là đánh giá lạc quan về cán cân lực lượng dưới mặt nước, bởi kết luận này lấy giả thiết Washington có thể mang toàn bộ tàu ngầm ở châu Á triển khai tập trung ở Đông Á làm tiền đề, nhưng làm như vậy là bỏ qua các vùng biển lớn khác, như Ấn Độ Dương và Đông Thái Bình Dương. Do đó, khoảng cách con số này có khả năng tiếp tục nới rộng hơn.

Luận thuyết cho rằng tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ là “bất khả chiến bại” cũng có thể đúng, cũng có thể sai. Trừ phi, tàu ngầm Mỹ tiến được vào khu vực trong phạm vi tầm bắn vũ khí của Trung Quốc, mới được gọi là “vô địch”. Để tiến vào được khu vực trong phạm vi tấn công của hệ thống vũ khí Trung Quốc, tàu ngầm hạt nhân Mỹ phải dựa vào ngư lôi tấn công tàu chiến của đối phương.

Điều này có nghĩa khoảng cách giữa tàu ngầm Mỹ và “con mồi” là khoảng 10 hải lý. Lấy vị trí tàu ngầm làm trung tâm, vẽ một vòng tròn có đường kính 20 hải lý, sẽ thấy rằng, vùng biển mỗi tàu ngầm không phải là quá lớn. Tàu ngầm có thể phóng tên lửa hành trình, nhưng theo thiết kế tên lửa Tomahawk chỉ có thể tấn công mục tiêu ở trên đất liền mà không dùng cho tàu chiến mặt nước của đối phương.

[​IMG]
Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên, Type 041 của Trung Quốc

Ngược lại, bài báo cũng đưa ra, tàu ngầm Trung Quốc không chỉ được trang bị ngư lôi, mà còn được trang bị tên lửa hành trình chống hạm, có thể tấn công tàu mặt nước cách tàu ngầm hàng trăm km. Tuy chất lượng tàu ngầm của Bắc Kinh không tốt, nhưng lại “thắng” về số lượng, hơn nữa, toàn bộ hạm đội tàu ngầm đều tập trung ở biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Trong khi đó, tàu ngầm của Hoa Kỳ lại phân bố rải rác ở bảy vùng biển, đó là: Bắc Thái Bình Dương, Nam Thái Bình Dương, Bắc Đại Tây Dương, Nam Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và biển Nam Cực. Cho nên, chúng chỉ phát huy toàn bộ ưu thế sức mạnh hiện có của mình khi so sánh với một phần thực lực của đối thủ cạnh tranh.

Giữa Bắc Kinh và Washington, ưu thế đang nghiêng về Trung Quốc. Trong trường hợp này, Mỹ không nên coi nhẹ nhân tố địa - chính trị trong trận chiến tàu ngầm hoặc bất kỳ lĩnh vực chiến đấu khác bởi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh lớn có thực lực mạnh.

Nhà lịch sử học quân sự nổi tiếng Clausewitz đã từng đưa ra 3 phương thức giành thắng lợi trong chiến tranh và hai phương pháp phù hợp với cạnh tranh chiến lược trong thời bình. Một trong 2 phương pháp đó là chơi “trò chơi cân não” với đối thủ cạnh tranh, đó chính là sở trường của Bắc Kinh. Và Mỹ nên cảnh giác, không được phép coi thường đối thủ
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Ko đánh giá thấp năng lực của Nga mà là trong tranh chấp Biển Đông, Nga ko phải là bên liên quan. Thêm nữa, trong tình hình hiện nay Nga ko có động lực và năng lực kiềm chế TQ.
Nga chỉ kém TQ về tổng GDP còn thu nhập dân Nga vẫn cao hơn, Nga về cơ bản ít người nghèo và hiện đại hơn TQ, Nga cũng ko ô nhiễm nặng như TQ. Đừng có thấy TQ nó in tiền đứng top 1st TG về kinh tế mà nghĩ TQ nó hơn Nga lẫn các nước EU, vấn đề xung đột nội tại của TQ nhiều hơn Nga, Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan các tỉnh # nữa.....Quân đội TQ hiện nay mạnh hơn các nước ĐNA + lại và nhỉnh hơn Ấn độ nhưng vẫn phụ thuộc vào Nga, Nga ko kiềm chế được TQ nhưng TQ trong 100 năm nữa cũng ko dám gây gổ với Nga như với Ấn hay Nhật
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
QSTQ đã và đang dựa vào những gì của Nga

http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Vu-khi-dieu-binh-cua-Trung-Quoc-Do-nhai-nhieu-hon-do-that/20103/49126.vnd
http://citinews.net/the-gioi/trung-quoc-lai-khoe-ten-lua-diet-ham--nhai--kh-31-cua-nga-IE3IMLI/
http://soha.vn/quan-su/vi-sao-khong-quan-trung-quoc-them-muon-tu22m3-backfire-c-20130612153913915.htm
http://citinews.net/the-gioi/trung-quoc--them-khat--tiem-kich-su-35-cua-nga-JF6VNCY/
http://www.anninhthudo.vn/quan-su/trung-quoc-nhai-ten-lua-dan-dao-xuyen-luc-dia-rt2pm-topol-cua-nga/574934.antd
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/trung-quoc-hoc-tu-nga-khi-thiet-ke-than-chau-1990514.html
http://laodong.com.vn/vu-khi/trung-quoc-dua-vao-vu-khi-nga-de-doi-trong-voi-nhat-ban-176681.bld
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Trung-Quoc-mua-them-gan-5000-ten-lua-khong-doi-khong-tu-Nga-post151657.gd
http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/khong-quan-trung-quoc-thua-xa-my-van-con-phu-thuoc-nga-3107174/
http://www.baomoi.com/Kamov-thua-nhan-ho-tro-Trung-Quoc-phat-trien-truc-thang-WZ10/119/10545411.epi
http://kienthuc.net.vn/vu-khi/trung-quoc-sao-chep-thanh-cong-radar-cua-he-thong-s-300-273932.html
http://www.baomoi.com/To-hop-HQ17-cua-Trung-Quoc-da-nhai-TorM1-the-nao/119/14638557.epi

Còn chất lượng vũ khí nhái của TQ

http://infonet.vn/su-co-j15-trung-quoc-con-gian-nan-chinh-phuc-dinh-cao-khong-quan-post145328.info
http://nguyenphutrong.net/trung-quoc-ngung-san-xuat-may-bay-chien-dau-j-15-j-16-do-van-de-dong-co.html
http://kienthuc.net.vn/vu-khi/tiem-kich-j-11-trung-quoc-co-dau-lai-su-30mki-an-do-241386.html
http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/kinhnghiem1/J11B-goi-Su27-bang-cu/20145/53639.vnd
http://www.anninhthudo.vn/quan-su/j11-trung-quoc-lai-bi-xep-vao-chieu-duoi-so-voi-f15j-cua-nhat-ban/495426.antd
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/TQ-dung-ten-lua-Nga-chu-khong-phai-HQ9-de-bao-ve-cac-do-thi-lon-post129953.gd
http://www.baomoi.com/Xe-tang-Trung-Quoc-dai-bai-o-Peru/119/8068188.epi
http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/ecuador-chet-khiep-radar-cua-trung-quoc-399113.html
http://citinews.net/the-gioi/chien-ham-trung-quoc-bi--loai--ngay-vong-dau-o-thai-lan-CCRLSVI/
http://www.anninhthudo.vn/quan-su/vi-sao-pakistan-tri-hoan-viec-mua-may-bay-tiem-kich-j10-cua-trung-quoc/576908.antd
http://www.anninhthudo.vn/quan-su/pakistan-gap-hoa-vi-may-bay-do-co-j7-qua-nat-cua-trung-quoc/507400.antd
http://www.anninhthudo.vn/quan-su/coi-chung-gap-hoa-vi-may-bay-xuat-khau-het-dat-cua-trung-quoc/501573.antd
http://www.anninhthudo.vn/quan-su/j7-roi-su-cao-chung-cua-3-loai-may-bay-chien-dau-the-he-thu-3-trung-quoc/477362.antd
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Quả đấm hạt nhân của Nga vưỡn giúp Nga duy trì vị thế để các nước lân bang. Khi nào có vũ khí khắc chế hạt nhân thì đó sẽ thay đổi cán cân.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top