- Biển số
- OF-137764
- Ngày cấp bằng
- 9/4/12
- Số km
- 1,167
- Động cơ
- 384,183 Mã lực
Cụ nói về vấn đề giao cắt và xuyên tâm Hà Nội thì chưa đúng lắm. Các tuyến BRT và Bus thường của TransJakarta cũng chọc giữa, chia đôi Đông Tây JKT, cũng giao cắt nhiều tuyến phố kể cả chạy trên đường nhỏ vẫn có làn ưu tiên cho GTCC vào bến đón trả khách.Nguyên nhân thất bại cốt lõi là méo hiểu gì về quy hoạch đô thị, hoặc là hiểu nhưng cố tình hiểu sai. Cái này nói thì dài lắm, mà sửa thì... Thôi em trình bày cái hệ quả của nguyên nhân cốt lõi đối với dự án này, đó là dùng BRT sai tính chất, mục đích. Hoặc cố tình dùng sai.
BRT, về cơ bản, là 1 công cụ giao thông mặt đất, khả năng vận chuyển lớn, chạy trên đường riêng, tuyến đường dài, hạn chế tối đa giao cắt. Có thể hiểu nó là 1 loại đường cao tốc mini. Vì vậy, nó cần những yếu tố sau: 1) Quỹ mặt đường dọc tuyến lớn, vì nó chiếm dụng mặt đường lớn; 2) Số giao cắt nhỏ ở mức tối đa, tốt nhất là = 0, nếu có giao cắt, buộc phải làm cầu hoặc hầm; 3) Quỹ đất ở các trạm đầu cuối lớn, để còn kết nối với các công cụ giao thông cá nhân hoặc công cộng khác. Vì những tính chất như thế, nên mục đích chính của BRT là để kết nối giữa các khu đô thị lớn với nhau, từ vành đai của đô thị này đến vành đai đô thị kia. Khoảng cách giữa các khu đô thị này là khoảng 10-20km, chủ yếu đi qua đồng không mông quạnh, với 1 số trạm ở giữa.
Vậy nhìn vào tính chất, mục đích của BRT như trên, thì có thể thấy BRT01 KM-YN sai rất rõ ràng. Cụ thể là thiết kế tuyến đường sai. BRT01 cắt chính giữa HN thành 2 nửa, với rất nhiều điểm giao cắt dù đã bịt 1 phần, chủ yếu là bịt các chỗ sang đường. Nếu áp dụng đúng tiêu chuẩn BRT, tức là có dải phân cách ngăn đường riêng cho BRT, hạn chế tối đa giao cắt, thì HN sẽ phải tốn hàng chục ngàn tỷ đồng nữa để đào hầm xây cầu thì may ra BRT mới hoạt động đúng được. Mà kể cả có đào hầm xây cầu như vậy, thì số lượng các điểm đào hầm xây cầu cũng giới hạn do chi phí xây dựng và giải phóng mặt bằng quá cao. Nhu cầu qua lại giữa 2 nửa HN này là rất lớn, do mật độ dân số dọc tuyến lớn, như vậy người dân sẽ dồn về các điểm giao cắt, lại càng gây ra ùn tắc. Một điểm nữa để thấy là thiết kế tuyến BRT sai, đó là tuyến đường này gần như không có khả năng mở rộng, trong khi mật độ dân số ngày càng tăng, do quy hoạch kín 2 bên. Nếu giải tỏa dọc tuyến thì ôi thôi, ta sẽ có 1 tuyến BRT dát kim cương nổi tiếng toàn thế giới.
Các lý do khác, ví dụ như thiếu ý thức, thiếu kết nối, chưa có thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng... chỉ là phụ thôi, hoàn toàn không có giá trị quyết định sự thất bại của dự án này. BRT chả có tội tình gì, quanh đi quẩn lại vẫn là dùng sai. Dùng đũa để múc canh, thì kết quả ra sao các cụ nhìn thấy rõ ràng rồi đấy.
Họ làm được vì xác định một mạng lưới vận tải HKCC tích hợp đa phương thức giữa BUS, BRT, LRT tại một bến / ga / nhà chờ tích hợp (bên cạnh các bến riêng của từng loại hình) chứ không chỉ làm kiểu bắt xe buýt thường thì sang đường để chuyển tuyến (không có cầu vượt đi bộ) như ở LVL. Thế nên bà con nào chuyển BRT với bus thường thì ghê bỏ xừ khi sang đường - nắng hầm hập.
Thứ 2, xe BRT khi qua ngã tư vẫn tuân thủ giao thông - không có chuyện ưu tiên nhưng nóđang lànđèn xanh mà đâm thằng nào đi láo thì thằng đó ngoài đi tù thì đền vỡ mặt, không có chuyện Công ty xe bus phải hỗ trợ như kiểu tàu hoả đâm bây giờ.