[Funland] Quan điểm của các cụ (mợ) về đầu tư cho học hành của F1??

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,598
Động cơ
904,511 Mã lực
Giáo dục đại học đúng dạy cho sinh viên tư duy phê phán, diễn đạt ý nghĩ của họ một cách độc lập, và kiểm điểm mọi tuỳ chọn để quyết định dựa trên sự kiện và dữ liệu. Giáo dục đại học đúng cung cấp cho sinh viên mọi thông tin để họ có thể khám phá mọi sự dựa trên mối quan tâm của họ. Giáo dục đại học đúng cung cấp cho sinh viên các khái niệm và vấn đề được kết nối với cộng đồng, xã hội và toàn thế giới để cho sinh viên có thể mở rộng tri thức của họ. Giáo dục đại học đúng dạy cho sinh viên cách mọi thứ làm việc để cho họ có thể phát triển hiểu biết và có khả năng áp dụng chúng thay vì chỉ ghi nhớ sự kiện để qua được kì thi. Ngày nay tư duy phê phán và tri thức về địa lí, lịch sử và kinh tế và việc dùng công nghệ là điều thiết yếu cho sinh viên hiểu điều gì đang xảy ra trên thế giới để họ có thể tiến lên bất kể họ đang ở trong lĩnh vực học tập nào.
Đoạn dài, nhưng em kết nhất phần trích ở trên!
Ngày đầu tiên vào đại học, ông thầy đầu tiên lên lớp (em học ở nước ngoài) đã nói cái câu mà em nhớ tới tận bây giờ: "trường đại học khong dậy các ông giải quyết bất kỳ 1 vấn đề nào cụ thể cả, mà chỉ hướng dẫn các ông khi gặp vấn đề thì nên đi tìm cách giải quyết ở đâu và tìm như thế nào thôi!". Cái câu này cũng gần giống phần đầu đoạn trích, nhưng đoạn trích còn có thêm phần sau là tất cả các kiến thức phổ thông về xã hội, lịch sử, địa lý đều tác động vào nghề nghiệp của 1 con người!
Thực tế em cũng đang hướng tụi trẻ nhà em như vậy (tất nhiên mình muống hướng chúng như thế còn có hướng đúng, được và chúng có theo hay không còn phụ thuộc vào khả năng của mình và ý muốn của tụi trẻ)!
 

nhatminhfashion

Xe tải
Biển số
OF-377453
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
362
Động cơ
248,340 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội
đầu tư cho F1 học đúng là đau đầu thật. Giờ thời đại công nghệ, muốn F1 học ít để chơi nhiều thì toàn chơi game, xem TV (hoạt hình) suốt. Nên 3 phương án cụ chủ bàn có p.a 1 là nhiều người ưu tiên. Để cầu toàn em chắc cũng chọn p.a 1, mặc dù không muốn mất quá nhiều thời gian cho con học ở p.a này.
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,949
Động cơ
534,093 Mã lực
Tụi F1 nhà em đều được hướng để sống và làm việc ở VN!
Cũng vì luôn coi tụi chúng không hơn gì những đứa trẻ khác nên em vẫn hướng cho chúng học đại học ở VN rồi mới làm cao học ở nước ngoài (dù rất biết hệ thống giáo dục -kể cả đại học ở VN đang gặp vấn đề nặng). Vì đi học sớm ở nước ngoài thì các câu hỏi trên chẳng cần trả lời, phần lớn học sinh du học (em không nói về NCS đi làm PhD, Master,...) sẽ sợ về VN sau 1 thời gian ở nước ngoài!
Trước đây, việc lựa chọn còn dễ hơn, hệ thống giáo dục chưa bị cải cách có vẻ còn tốt hơn thì với bản thân em đã nghĩ chỉ sau khi đã làm việc rồi người học cao học mới biết phải lựa chọn tập trung vào học cái gì ở nước ngoài (và không chỉ mỗi trong trường Đại học).
Topic này không có mục đích tranh lụân về sống ở đâu, nhưng hiện tại ai có 1 ít vốn, thì để phát triển vốn ở VN vẫn là 1 nơi trong các nơi thuận lợi nhất (nếu có chí)!
Về cơ bản, em cũng định hướng F1 sẽ sống và làm việc ở VN (nói "cơ bản" vì đó là ý chủ quan của mình, còn F1 sẽ cân nhắc, và tự quyết, ta phải tôn trọng thôi). Em cũng từng học ở nước ngoài, nên thấm cái kiểu "công dân hạng 2" và sự khác biệt văn hóa, cội rễ,...
Tuy nhiên để F1 có thể nắm ngôn ngữ tốt hơn (để sử dụng tốt), hiểu thêm về văn hóa các dân tộc khác,... thì theo em học cao học là hơi muộn, nếu lo ngại học từ đầu đại học là sớm, thì cụ có thể cân nhắc cho cháu học từ năm thứ 3 hoặc 4 ở nước ngoài, khi đó vừa học được chuyên môn, vừa học thêm được ngoại ngữ, văn hóa. Lứa tuổi 20 tiếp thu khác hẳn lứa 23 cụ nhé.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,598
Động cơ
904,511 Mã lực
... Lứa tuổi 20 tiếp thu khác hẳn lứa 23 cụ nhé.
Đứa dầu nhà em cao học mới ra nước ngoài, nhưng em thấy nó sử dụng tiếng Anh khá tốt, chỉ khi nào vào đến ngôn ngữ chuyên môn của tụi em nó mới
vướng (vì nó học tài chính)!
Còn tất nhiên học từ lúc 17 như tụi em ngày xưa chắc sẽ chẳng gặp vấn đề gì cả!
 

thanhbn1983

Xe điện
Biển số
OF-318380
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
2,646
Động cơ
293,992 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - HN
Em ước thực hiện được nhóm 3 cho con em nó đỡ khổ. Nhưng với anh Giáo Dục đang chuyển mình thay đổi thì em không biết trước được
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,598
Động cơ
904,511 Mã lực
Em Option 3, quan điểm học để thành người chứ ko phải thành thợ giải Toán, thợ giải Hóa
Đấy là mấy câu khẩu hiệu bác ạh!
Mọi thứ đều chẳng thừa nếu đứa trẻ thích và say sưa!
Em còn muốn mấy đứa F nhà em thích lập trình, dù chẳng bao giờ hướng cho chúng làm nghề này cả!
Học - rồi ham sẽ nắm được cái tư duy của người giải toán, cách đặt vấn đề, nhẩy lên cao quan sát của người dựng 1 DA phần mềm, rồi ngồi hẳn xuống thấp viết và cụ thể hơn nữa là ngồi gỡ rối, tối ưu hoá bước đi mà vừa tối hôm qua hay tuần trước vẫn còn rất tâm huyết!
Ngay cả khi nó lái ô tô em cũng bảo nó phải nhìn rất xa để biết - đoán trước được đoạn đường sẽ đi, nhưng vẫn phải nhìn được rất gần để tránh được mọi thứ ngay mũi xe, kể cả hòn đá, hay cái ổ gà!
 

Ngocminh007

Xe hơi
Biển số
OF-396165
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
132
Động cơ
234,830 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E vote nhóm 3 nhé :) để các cháu theo sở thích ms dễ thành công đc
 

be beo

Xe tăng
Biển số
OF-97174
Ngày cấp bằng
26/5/11
Số km
1,383
Động cơ
410,470 Mã lực
Con em năm nay bắt đầu vào lớp 6. Em theo nhóm 3, chỉ khuyến khích con học ngoại ngữ và chơi thể thao, đặc biệt là võ thuật. Em nghĩ nếu con mà đoạt giải cấp QG về võ thuật thì ngon, sau này nộp HS vào cấp 3 cho dễ! Còn lại em cứ thả cho nó chơi, ko nó thành gà công nghiệp thì bỏ mẹ!
Cho con em theo với, nó bảo thi cấp 3 mệt lắm.:x
 

Mphco

Xe buýt
Biển số
OF-376766
Ngày cấp bằng
7/8/15
Số km
511
Động cơ
88,028 Mã lực
Mời các cụ tham khảo

Một người cha viết cho tôi: “Con trai tôi hỏi lời khuyên của thầy qua Facebook. Tại sao thầy khuyến khích nó vào đại học khi có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp ở nước tôi? Thầy có cho rằng trường hướng nghề là chọn lựa tốt hơn không? Ít nhất nó được đào tạo về việc làm thay vì có bằng cấp mà không việc làm? ”

Đáp: Đây là một quyết định mà ông và con trai nên thảo luận để xác định chọn lựa nào tốt hơn. Ông nên hỏi cháu thích vào đại học hay vào trường hướng nghề? Đó là tương lai của cháu và ông nên thảo luận với cháu để xem điều đó có thể đạt được bằng giáo dục đại học hay hướng nghề? Ông cần để cho cháu giải thích ao ước của cháu rồi thảo luận với cháu về những điều cháu thích để giúp cháu chọn điều tốt nhất cho tương lai của cháu.

Chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi nơi phần lớn việc làm tốt yêu cầu giáo dục đại học, và người tốt nghiệp đại học sẽ kiếm được nhiều hơn người tốt nghiệp trường hướng nghề. Lí do cho người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp vì họ không “chọn đúng” lĩnh vực học tập, hay dự trường không cung cấp giáo dục đúng, và thường theo đuổi bằng cấp thay vì phát triển kĩ năng mà thị trường đòi hỏi. Nhiều sinh viên không đủ thông tin để lập kế hoạch nghề nghiệp nhưng vẫn vào đại học. Nhiều phụ huynh quá bận rộn, không có thời gian nghiên cứu lĩnh vực học tập mà con họ chọn lựa. Họ có thể không chú ý tới cung và cầu của thị trường việc làm mà để con cái họ vào bất kì đại học nào mà không nghiên cứu thêm, không có đủ thông tin, và không giám sát việc học của con cái họ.

Tôi tin giáo dục đại học sẽ cung cấp cho con trai ông cơ hội tốt nhưng ông phải giúp cháu chuẩn bị. Ông phải làm việc với cháu để lập kế hoạch cho nghề nghiệp của cháu bằng việc nghiên cứu nhiều tuỳ chọn để chọn lĩnh vực học tập đúng. Trên khắp thế giới hệ thống giáo dục đang thay đổi từ lí thuyết hàn lâm sang thực hành xây dựng trên căn bản của các môn học dựa trên Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) nơi việc áp dụng công nghệ là quan trọng. Có hàng trăm lĩnh vực học tập mà con trai ông có thể lựa chọn nhưng cháu phải đặt các mục đích giáo dục một cách rõ ràng về điều cháu muốn làm với nghề nghiệp của cháu.

Có hiểu lầm về “nghề nghiệp” và “việc làm” vì nhiều người không phân biệt chúng. Việc làm là làm để kiếm tiền. Nó có thể là làm bất kì gì để được tiền. Nghề nghiệp là việc theo đuổi mục đích rõ rệt dựa trên kết quả giáo dục, mà người ta có thể làm trong thời gian lâu dài. Thanh niên thường có nhiều ước mơ không hiện thực vì họ không đủ trưởng thành để hiểu về sự khác biệt và những khó khăn của đời sống. Chẳng hạn, nhiều thanh niên, thiếu nữ ao ước được trở thành ca sĩ, diễn viên, nhà văn, hay ngôi sao thể thao. Thực tại là rất ít ai thành công trong những nghề đó. Ông cần giải thích khác biệt giữa nghề nghiệp và sở thích. Sở thích là hoạt động được thực hiện trong thời gian giải trí. Chẳng hạn, ai cũng có thể hát nếu họ thích âm nhạc nhưng làm ca sĩ chuyên nghiệp và có thể kiếm sống là việc hoàn toàn khác.

Phần lớn cha mẹ tin rằng giáo dục là “trách nhiệm” của nhà trường nên họ hiếm khi tham gia vào. Tuy nhiên, cách nhìn này đang thay đổi vì ngày nay giáo dục được coi là “đầu tư” mà cha mẹ phải tham gia tích cực để hỗ trợ cho con cái. Điều đó nghĩa là cha mẹ phải lựa chọn chỗ đầu tư (Giúp con cái chọn trường đúng) và cách đầu tư (Giúp con cái lựa chọn lĩnh vực học tập đúng) để chắc rằng con cái họ đạt được kết quả mong muốn.

Ông nên nói chuyện thường xuyên với con về tầm quan trọng của giáo dục để khuyến khích cháu phát triển tri thức và kĩ năng thay vì săn đuổi “bằng cấp giấy”. Nếu cần, Ông nên gặp gỡ các cố vấn nhà trường để có được thông tin cần thiết để chắc rằng con ong sẽ vào trường đúng và nhận được giáo dục đúng.

Giáo dục đại học đúng dạy cho sinh viên tư duy phê phán, diễn đạt ý nghĩ của họ một cách độc lập, và kiểm điểm mọi tuỳ chọn để quyết định dựa trên sự kiện và dữ liệu. Giáo dục đại học đúng cung cấp cho sinh viên mọi thông tin để họ có thể khám phá mọi sự dựa trên mối quan tâm của họ. Giáo dục đại học đúng cung cấp cho sinh viên các khái niệm và vấn đề được kết nối với cộng đồng, xã hội và toàn thế giới để cho sinh viên có thể mở rộng tri thức của họ. Giáo dục đại học đúng dạy cho sinh viên cách mọi thứ làm việc để cho họ có thể phát triển hiểu biết và có khả năng áp dụng chúng thay vì chỉ ghi nhớ sự kiện để qua được kì thi. Ngày nay tư duy phê phán và tri thức về địa lí, lịch sử và kinh tế và việc dùng công nghệ là điều thiết yếu cho sinh viên hiểu điều gì đang xảy ra trên thế giới để họ có thể tiến lên bất kể họ đang ở trong lĩnh vực học tập nào.

Ngày nay chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu nơi tin tức trao đổi xảy ra từng giây từng phút qua các phát kiến công nghệ. Bên cạnh kĩ năng như đọc và viết, học sinh cần có các kĩ năng phụ thêm trong ngoại ngữ để thành công. Họ phải theo dõi tin tức về cơ hội nghề nghiệp trong thị trường thế giới chứ không chỉ trong thị trường địa phương. Theo một khảo cứu mới, đến năm 2025 hơn 45% công nhân sẽ làm việc cho các công ti toàn cầu mà có văn phòng trên khắp thế giới. Với người tốt nghiệp đại học, việc biết ngoại ngữ không còn là thứ xa xỉ mà là sự cần thiết để thành công. Ông nên nên khuyến khích cháu chọn ít nhất một ngoại ngữ và phát triển các kĩ năng đọc, viết và nói nhiều nhất có thể được.

Tôi chắc con ông có lẽ sẽ đổi ý kiến về theo đuổi nghề gì khi cháu trưởng thành. Điều đó là thông thường nhưng điều quan trọng cho ông như người cha là chia sẻ với con trai điều ông thích và không thích về nghề nghiệp của ông và tại sao ông đã chọn nó. Trong quá khứ, ông có thể không có nhiều chọn lựa nhưng con trai ông nên có vài tuỳ chọn, và đó là đặc quyền mà cháu phải hiểu rõ. Ông cần nghiên cứu nhiều hơn về các cơ hội việc làm để có thể giải thích cho con trai về nghề nghiệp mà cháu có thể đã không xem xét.

Vào đại học là một đầu tư cho tương lai, phải mất thời gian để nghiên cứu và lựa chọn trường đúng, lĩnh vực học tập đúng và điều đó yêu cầu thảo luận nghiêm chỉnh giữa cha mẹ và con cái.

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=279440959113697&id=100011433842858
Bác này viết nhiều bài rất hay
Em oánh cái dấu để đọc. Cám ơn cụ/mợ.
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,374
Động cơ
481,308 Mã lực
Đoạn dài, nhưng em kết nhất phần trích ở trên!
Ngày đầu tiên vào đại học, ông thầy đầu tiên lên lớp (em học ở nước ngoài) đã nói cái câu mà em nhớ tới tận bây giờ: "trường đại học khong dậy các ông giải quyết bất kỳ 1 vấn đề nào cụ thể cả, mà chỉ hướng dẫn các ông khi gặp vấn đề thì nên đi tìm cách giải quyết ở đâu và tìm như thế nào thôi!". Cái câu này cũng gần giống phần đầu đoạn trích, nhưng đoạn trích còn có thêm phần sau là tất cả các kiến thức phổ thông về xã hội, lịch sử, địa lý đều tác động vào nghề nghiệp của 1 con người!
Thực tế em cũng đang hướng tụi trẻ nhà em như vậy (tất nhiên mình muống hướng chúng như thế còn có hướng đúng, được và chúng có theo hay không còn phụ thuộc vào khả năng của mình và ý muốn của tụi trẻ)!
Em cũng từng hít bụi phấn một thời gian ở bậc ĐH. Nhiều khi mình muốn ko dạy theo sách, chỉ cần nêu vấn đề các cháu về đọc, viết, thảo luận ... nhưng đành bó tay vì trò chẳng làm gì cả, hoàn toàn thụ động học và để thi lấy điểm cho xong. Chưa kể mình dạy ko đúng chương trình giáo án đã duyệt có khi còn bị phê bình
 

sisi_zuzu

Xe buýt
Biển số
OF-296297
Ngày cấp bằng
23/10/13
Số km
554
Động cơ
315,320 Mã lực
e chỉ muốn con e học chơi thoải mái thôi
bắt học nhiều khổ thân con
e từng trải qua e biết mà
 

nhasachhailong

Xe điện
Biển số
OF-296250
Ngày cấp bằng
23/10/13
Số km
3,121
Động cơ
335,558 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
bán buôn lẻ thịt bò , bê , trâu ở hà nội
E thì sau này cho F1 học xong chương trình cơ bản và năm nào cũng đk nghỉ hè đúng 3 tháng chơi thể thao rèn luyện tự do ko bât đi học thêm . muốn học thì tự học ở nhà . e sẽ cho f1 đk nghỉ hè như ngày xưa
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,949
Động cơ
534,093 Mã lực
Đứa dầu nhà em cao học mới ra nước ngoài, nhưng em thấy nó sử dụng tiếng Anh khá tốt, chỉ khi nào vào đến ngôn ngữ chuyên môn của tụi em nó mới
vướng (vì nó học tài chính)!
Còn tất nhiên học từ lúc 17 như tụi em ngày xưa chắc sẽ chẳng gặp vấn đề gì cả!
Đúng đấy cụ, từ 17, 18 là hợp lý nhất, không thì 20 cũng ổn, còn từ 23 em thấy hơi muộn, 25, 26 thì khá muộn - phần lớn NCS ngày trước đều yếu tiếng hơn anh em sinh viên :)
Ngay việc tiếp nhận văn hoá và những khác biệt cũng thế....
 

blackcarens

Xe buýt
Biển số
OF-80933
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
909
Động cơ
422,201 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh Hà Lội
Em thấy cả 3 nhóm đều có điểm ko ổn. Nhóm 1 thì hỏng hẳn luôn, cho ra một thằng đầu to mắt cận chả biết làm gì, không khéo còn bị tự kỷ tâm thần vì học nhiều quá. Nhóm 2 phần toán văn ngoại ngữ thì ổn, nhưng khả năng vào được cấp 3 rất rủi ro trong bối cảnh giáo dục nước nhà như hiện nay, chưa nói đến chuyện bay cao bay xa nhé. Nhóm 3 thì xác định luôn là bố cháu túi phải nặng, đầu tư mỗi tháng 1k$ đều như vắt chanh từ khi vào cấp 2 cho đến khi xong đại học. Em thừa nhận là cấp 2 rất quan trọng với lý do rất thực tế là học xong cấp 2 phải thi được vào cấp 3. Trừ khi các cụ cho con học trường quốc tế, hoàn toàn tách khỏi hệ thống giáo dục phổ thông, còn thì kiểu gì f1 nhà các cụ cũng phải thi vào 10.

Mà thi vào 10 là thi cái gì? xin thưa các cụ là nó chỉ thi 2 môn toán và văn (các cụ chỉ đầu tư TA là đứt ngay và luôn). Muốn được vào các trường công lập loại tốt thì phải được tối thiểu 52 điểm, dân lập như Vinschool cũng lấy 50 điểm, còn các trường dưới 50 thì em không bàn ở đây. Để được 52 điểm thì tính như thế nào, cộng những điểm gì, làm thế nào để đạt được những điểm đấy... các cụ đã tính chưa? Em giải đáp đơn giản luôn là để được 52 điểm, f1 nhà các cụ nếu là người bình thường (không phải thiên tài thông minh xuất chúng) thì phải là học sinh giỏi suốt 4 năm để được cộng 20 điểm, thi nghề năm lớp 9 phải giỏi để được cộng 1,5 điểm, còn lại 30 điểm là điểm thi toán + văn nhân với hệ số 2, tức là toán văn phải được 15,5 điểm, tức là toán phải được 8, văn phải được 7,5. Để toán được 8 thì f1 nhà các cụ phải làm được tối thiểu 3 câu đại số hoàn chỉnh và 2 câu của bài hình học, bỏ qua những câu khó và rất khó. Để văn được 7,5 thì f1 phải thuộc dàn bài của toàn bộ 30 bài văn mẫu trong sách ôn tập cộng thêm khả năng phân tích ở mức cơ sở để có thể ứng phó với những câu hỏi kỳ quái. Để đạt được tất cả những thứ đó thì phải học những gì, học thêm ở đâu, bao giờ bắt đầu phải tập trung ôn tập... Đấy mới chỉ là một lựa chọn thi vào 10 bình thường. Các cụ còn phải tính xem để gia tăng cơ hội vào 10 và lựa chọn được những trường tốt thì phải thi thêm môn chuyên là môn nào, tỷ lệ oánh nhau ra sao, có những trường nào có lớp chuyên, học thêm môn chuyên ở đâu, chiến lược tính điểm như thế nào để khắc phục những điểm yếu và phát huy điểm mạnh tốt nhất... Sau khi có đầy đủ thông tin, định hướng rõ ràng, lên lịch chiến đấu trong 4 năm cấp 2 xong, các cụ mới tính tiếp xem f1 tải được đến đâu, còn thời gian ko để còn học võ học vẽ...

Thế nên em thấy nếu chỉ đơn giản đưa ra 3 nhóm lựa chọn như trên thì quá ư lý thuyết, thiếu quá nhiều thông tin để quyết định. Theo em các cụ nên xác định thật rõ mục tiêu vào cấp 3 như thế nào, yêu cầu thi cử ra sao, đầu tư học hành lên lịch tìm thầy cụ thể, nhìn vào túi tiền xem đủ chưa để còn lên gân kéo cày. Qua được kỳ thi vào 10, vào được một trường tốt, lúc đó các cụ hãy tính tiếp xem tương lai f1 đi về đâu, học trong nước hay nước ngoài. Còn nếu như ko qua được kỳ thi vào 10 (ý em là chỉ vào được những trường tốp dưới) thì xác định luôn là phải rất rất cố gắng trong 3 năm cấp 3, và đừng nghĩ đến chuyện vào được một trường đại học tốt ở nước ngoài kể cả khi các cụ có tiền (tuy nhiên vẫn có thể bỏ tiền cho f1 đi du học ở UK, vẫn có đầy trường ĐH chả thèm nhìn cái học bạ cấp 3 của f1 nhà các cụ, chỉ cần thu tiền là vào học thôi).

Em chia sẻ rất thật vì f1 nhà em vừa trải qua kỳ thi vào 10 căng thẳng, và em hoàn toàn thông cảm với các cụ đang có con học cấp 2. Việc phân nhóm như trên em nghĩ sau khi vào cấp 3 thì phù hợp hơn, còn ở cấp 2 thì xác định luôn là vẫn phải cày cuốc nhé, ko chơi được đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top