- Biển số
- OF-418083
- Ngày cấp bằng
- 22/4/16
- Số km
- 8,532
- Động cơ
- 2,179,831 Mã lực
Tình hình là nhà cháu cũng lăn tăn như cụ! Còn 1 năm nữa F1 đi học rồi!
thank cụ đã góp ý . F1 nhà em cũng khá nghịch (trong top 5 của lớp), em cho tự học ở nhà và em theo dõi khả năng tiếp thu nên em biết sức học của con không có vấn đề gì cả, còn thi lại mấy môn là do em bảo F1 học theo kiểu ý rồi phát triển ra để viết nên phải thi lại. Còn mấy chuyện nghịch ngợm thì ko thể qua mặt em được vì ngày xưa em còn quậy gấp 10 lần ấy chứ với lại em cũng rảnh rỗi nên kiểm tra thường xuyênEm k quan tâm đến cô, thậm chí là mắng do lung tung về giờ giấc, cô thù lắm nhưng f1 vẫn học sinh giỏi (lớp làm gì có học sinh khá ) con cụ mới cấp 1 đã thi lại đến 4 môn thì liệt vào loại cực cá biệt rồi, k được dc đâu, thế này lên c2 nó chả thèm đi học hoặc có đi thì cũng bỏ ra cổng trường chơi game hoặc nhiều trò khác
Trả lời câu hỏi của cụ không dễ chút nào.Cụ có cái nhìn rất tổng thể.
Nhà cháu đồng ý với cụ là không có một công thức thành công nào có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Đến một nhóm nhỏ bọn cháu chơi với nhau mà cũng đã phân chia cách suy nghĩ. Nên khi đưa ra vấn đề ở đây là cùng mọi người bình luận những điểm ổn và chưa ổn trong việc dạy và xác định phướng hướng cho f1... để mỗi người có một sự lựa chọn cho phù hợp.
Em đồng ý với cụ là giáo dục trong nhà trường và gia đình xã hội là rất quan trọng, nó là nền tảng để cho sự phát triển tư duy, nhân cách, tài năng ... nhưng rõ ràng trong giai đoạn hiện nay thì ta nên chọn theo hướng xã hội đang làm hay tự ta khắc phục sửa lỗi ?
Theo nhưng số đông hiện nay thì trẻ ở TP đều chỉ biết học và học, gần như khoảng thời gian để vui chơi hay thâm chí là rèn luyện thể chất, kỹ năng sống cơ bản đang bị thiếu hụt. Trẻ đang học chủ yếu vì bố mẹ chúng đang lo là không bằng bạn bằng bè. Trẻ được luyện những bài toán mà đến bố mẹ tốt ngghiệp đại học cũng không giải nổi.
Vậy ta có thể dám thay đổi lại cách giáo dục mà xã hội đang áp dụng không? Nếu có thì được và mất cái gì?
Rất mong được trao đổi tiếp với cụ.
Em ở Nhóm 3, căn cứ trên một số thực tế em tự so sánh như sau:
- Các môn cơ bản như toán, lý, hóa thì các cấp phổ cập giáo dục (cấp 1,2,3) ở VN học khá nặng nếu so với Mỹ và không nhất thiết phải yêu cầu con mình học thêm để giỏi môn này. Các môn này nếu con đam mê thì vẫn cho con đi học
- Em tự đánh giá việc cố nhồi nhét mấy môn toán lý hóa là không hiệu quả nếu tính trên phổ rộng chung
- Ngoại ngữ là chìa khóa quan trọng nhất giúp cho mở mang kiến thức và giao lưu ra ngoài và nó cũng giúp cho người giỏi ngoại ngữ tiếp nhận được nhiều cơ hội trong cuộc sống. Singapore được như ngày hôm nay cũng chính một phần lớn là coi Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của họ.
- Lấy thời gian của việc nhồi nhét mấy môn kia để dành cho phát triển các kỹ năng, năng khiếu và sở thích của bé.
Em hoàn toàn có cùng quan điểm với các cụ.! Ngoại ngữ là cánh cửa mở ra thế giới, và nếu điều kiện cho phép thì sẽ phấn đấu cho bọn trẻ qua bển để sống, cuộc đời ông cha chúng đã được ở xứ thiên đường rồi, chúng nên về sống ở thực tại..Em thì chẳng nhóm nào theo tiêu chí của các cụ này. Ngay từ đầu mới đẻ em cho con tham gia các chương trình học vui, chơi. Như Gym, bơi, tư duy, cảm thụ âm nhạc. Con hứng khởi thế nào thì theo cái đó và giải tán dần các cai khác. Đến thời điểm mẫu giáo F1 lớn của em cực thích tiếng anh và hoạt động thê thao, môi trường quốc tế có thể sử dụng tiếng anh 100% với giáo viên mẫu giáo là người bản ngữ, lớp nhạc và bơi cũng là người Canada cả. Mỗi người nuôi con theo cách của mình và ai cũng cho là mình đúng. Tự thấy kinh tế, trình độ mình đến đâu thì theo thôi. Nếu vài năm nữa em đói ăn ko làm dc gì thì cu cậu tự ôn ở nhà, khỏi thêm nếm nhưng nếu làm ăn tốt hơn thì next đi nc ngoài sớm.
Cảm ơn cụ, cháu đồng tình với tất cả các luận điểm của cụ trên kia.Trả lời câu hỏi của cụ không dễ chút nào.
Đặt khả năng tự chọn hướng khác với xã hội- phải là bố mẹ có khả năng sư phạm, có thời gian và đièu kiện tài chính tốt, cộng thêm đó là sự dũng cảm. Việc không chỉ liên quan đến bản thân mà là cuộc sống của F1 trong tương lai, vì thế quyết định đòi hỏi sự dũng cảm gấp 2 hay nhiều lần. Đến nay em chưa biết trường hợp nào cụ thể như thế, mà nhiều bố mẹ chọn phương án an toàn hơn là gửi F1 vào trường quốc tế hoặc du học. Với các cháu này sẽ được tiếp cận môi trường giáo dục tiên tiến hơn, toàn diện hơn,... nhưng thật tốt hơn hay phù hợp hơn thì còn tuỳ. Nếu các cháu sau này quay lại Việt Nam làm việc thì còn đối mặt với việc tái hoà nhập do gốc văn hoá đã pha trộn nhiều. Với các cháu du học, vIệc sống xa gia đình từ bé là sự hy sinh lớn, cá nhân em cho rằng không thực sự tốt và ở một khía cạnh nào đó là phi tự nhiên.
Đã có nhiều ý kiến về sự phát triển của xã hội trong tương lai, chuyện công dân toàn cầu,... Nhưng em cho rằng đó chỉ là xét từ một khía cạnh công việc thôi, còn bản chất cuộc sống vẫn đặt rất nặng bản sắc văn hoá, gốc rễ dân tộc,... Vì thế nếu không được thấm những điều này, e rằng cuộc sống sau này trở thành khiếm khuyết nặng mà không dễ gì sửa được. Có thể hình dung của em chưa đúng cho xã hội của 20 năm sau, và vì thế mình là người bảo thủ, lỗi thời, dẫn đến tại thời điểm này có những định hướng không đúng cho F1 chăng.
Trở lại câu hỏi trước, vậy ta có khắc phục sửa lỗi không - tất nhiên là có chứ. Vấn đề là ở mức độ nào thôi. Em cho rằng áp dụng thay đổi một cách triệt để trong khi bản thân mình chưa tách ra khỏi những ràng buộc, cách vận hành của xã hội hiện tại, là điều không tưởng. Hơn nữa bản thân mình chưa chuẩn bị được giải pháp triệt để mà đã mang F1 ra thử nghiệm là cách làm thiếu trách nhiệm - nếu với bản thân mình, xin mời bạn cứ quyết định theo ý mình, nhưng với F1, khi ta được trao quyền tạm quyết thì phải xem xét cẩn thận.
Với việc giáo dục F1, bên cạnh sự lựa chọn cẩn trọng trường, lớp, giáo viên cho con, em thấy nên cố gắng song hành cùng con để liên tục có điều chỉnh phù hợp. Em thấy nhiều cụ, mợ vẫn đang áp dụng cách này, khuyến khích con học những kiến thức ngoài sách vở, chơi thể thao theo ý muốn, điểm số không phải là mục tiêu chính,....
Tất nhiên cách này đòi hỏi công phu hơn, và chỉ tác động thêm phần nào chứ không giúp sửa chữa cái chưa được của nền giáo dục hiện nay
Chưa cần đọc đến câu cuối cũng biết mợ có 2 giai.E thích 3 nhưng chưa chắc đã làm đc. E chỉ mong có cách giáo dục nào để con e ngoan, k rượu chè, co bac, nghiện hút, gái gú thì có chừng mực và biết bảo vệ bản thân truoc nguy cơ lây bệnh xã hội. Nhà e 2 giai cả nên cung lo
Tụi F1 nhà em đều được hướng để sống và làm việc ở VN!Trong việc nuôi dạy để sau này F1 đi du học cháu cũng rất băn khoăn về vấn đề bản sắc văn hóa và thực sự lo lắng không biết F1 về sau nó có yêu quí quê hương đất nước như mình mong muốn không?CAP_bl nói:Trả lời câu hỏi của cụ không dễ chút nào.
Đặt khả năng tự chọn hướng khác với xã hội- phải là bố mẹ có khả năng sư phạm, có thời gian và đièu kiện tài chính tốt, cộng thêm đó là sự dũng cảm. Việc không chỉ liên quan đến bản thân mà là cuộc sống của F1 trong tương lai, vì thế quyết định đòi hỏi sự dũng cảm gấp 2 hay nhiều lần.
... Nếu các cháu sau này quay lại Việt Nam làm việc thì còn đối mặt với việc tái hoà nhập do gốc văn hoá đã pha trộn nhiều. Với các cháu du học, vIệc sống xa gia đình từ bé là sự hy sinh lớn, cá nhân em cho rằng không thực sự tốt và ở một khía cạnh nào đó là phi tự nhiên.
Và ngoài ra còn nhiều câu hỏi khó hơn về tương lai của F1 mà ngay tại thời điểm này không ai trả lời rõ ràng được.
Nhưng khổ nổi tất cả các cụ ở đây đều sắp hoặc đã bị đẩy đến bước đường phải lựa chọn khi mà F1 buộc phải tham gia vào hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong trường hợp ở trường, các cô (vì lý do này hoặc khác) bắt các con đi học thêm môn của cô. Thời gian đó chiếm phần lớn thời gian các con có thể vui chơi. Không học thì các cô đối xử ko tốt trên lớp thì cụ có phương án xử lý không? Em cũng thiên về phương án 2 hoặc 3 nhưng chỉ lăn tăn vấn đề này thôi.Em nhóm 3
Báu bở éo gì 3 cái danh hão hs giỏi nọ kia khi mà trẻ nó éo biết tự mặc lấy quần