Cụ chia sẻ rất thật, rất cụ thể và thực tế. Cái này đúng tới 90% suy nghĩ của các bậc phụ huynh ở thành phố. Tuy nhiên ở góc nhìn của em thì em thấy nó thực tế quá, phũ quá em rất không muốn cổ xúy cho cái xu hướng này vì học hành như thế chẳng còn gì là thú vị. Với riêng gia đình em, cả bố cả mẹ đều có thể dạy được con em hi vọng với phương pháp của mình và thời gian hai vợ chồng dành cho con cái gần như là tuyệt đối thì ít nhất con em có được niềm vui khi học cái mới. Hi vọng tới cấp ba cháu nó có đủ năng lực để vào lớp chuyên mà khỏi cần phải băn khoăn tới đủ các loại cộng điểm như trên.Em thấy cả 3 nhóm đều có điểm ko ổn. Nhóm 1 thì hỏng hẳn luôn, cho ra một thằng đầu to mắt cận chả biết làm gì, không khéo còn bị tự kỷ tâm thần vì học nhiều quá. Nhóm 2 phần toán văn ngoại ngữ thì ổn, nhưng khả năng vào được cấp 3 rất rủi ro trong bối cảnh giáo dục nước nhà như hiện nay, chưa nói đến chuyện bay cao bay xa nhé. Nhóm 3 thì xác định luôn là bố cháu túi phải nặng, đầu tư mỗi tháng 1k$ đều như vắt chanh từ khi vào cấp 2 cho đến khi xong đại học. Em thừa nhận là cấp 2 rất quan trọng với lý do rất thực tế là học xong cấp 2 phải thi được vào cấp 3. Trừ khi các cụ cho con học trường quốc tế, hoàn toàn tách khỏi hệ thống giáo dục phổ thông, còn thì kiểu gì f1 nhà các cụ cũng phải thi vào 10.
Mà thi vào 10 là thi cái gì? xin thưa các cụ là nó chỉ thi 2 môn toán và văn (các cụ chỉ đầu tư TA là đứt ngay và luôn). Muốn được vào các trường công lập loại tốt thì phải được tối thiểu 52 điểm, dân lập như Vinschool cũng lấy 50 điểm, còn các trường dưới 50 thì em không bàn ở đây. Để được 52 điểm thì tính như thế nào, cộng những điểm gì, làm thế nào để đạt được những điểm đấy... các cụ đã tính chưa? Em giải đáp đơn giản luôn là để được 52 điểm, f1 nhà các cụ nếu là người bình thường (không phải thiên tài thông minh xuất chúng) thì phải là học sinh giỏi suốt 4 năm để được cộng 20 điểm, thi nghề năm lớp 9 phải giỏi để được cộng 1,5 điểm, còn lại 30 điểm là điểm thi toán + văn nhân với hệ số 2, tức là toán văn phải được 15,5 điểm, tức là toán phải được 8, văn phải được 7,5. Để toán được 8 thì f1 nhà các cụ phải làm được tối thiểu 3 câu đại số hoàn chỉnh và 2 câu của bài hình học, bỏ qua những câu khó và rất khó. Để văn được 7,5 thì f1 phải thuộc dàn bài của toàn bộ 30 bài văn mẫu trong sách ôn tập cộng thêm khả năng phân tích ở mức cơ sở để có thể ứng phó với những câu hỏi kỳ quái. Để đạt được tất cả những thứ đó thì phải học những gì, học thêm ở đâu, bao giờ bắt đầu phải tập trung ôn tập... Đấy mới chỉ là một lựa chọn thi vào 10 bình thường. Các cụ còn phải tính xem để gia tăng cơ hội vào 10 và lựa chọn được những trường tốt thì phải thi thêm môn chuyên là môn nào, tỷ lệ oánh nhau ra sao, có những trường nào có lớp chuyên, học thêm môn chuyên ở đâu, chiến lược tính điểm như thế nào để khắc phục những điểm yếu và phát huy điểm mạnh tốt nhất... Sau khi có đầy đủ thông tin, định hướng rõ ràng, lên lịch chiến đấu trong 4 năm cấp 2 xong, các cụ mới tính tiếp xem f1 tải được đến đâu, còn thời gian ko để còn học võ học vẽ...
Thế nên em thấy nếu chỉ đơn giản đưa ra 3 nhóm lựa chọn như trên thì quá ư lý thuyết, thiếu quá nhiều thông tin để quyết định. Theo em các cụ nên xác định thật rõ mục tiêu vào cấp 3 như thế nào, yêu cầu thi cử ra sao, đầu tư học hành lên lịch tìm thầy cụ thể, nhìn vào túi tiền xem đủ chưa để còn lên gân kéo cày. Qua được kỳ thi vào 10, vào được một trường tốt, lúc đó các cụ hãy tính tiếp xem tương lai f1 đi về đâu, học trong nước hay nước ngoài. Còn nếu như ko qua được kỳ thi vào 10 (ý em là chỉ vào được những trường tốp dưới) thì xác định luôn là phải rất rất cố gắng trong 3 năm cấp 3, và đừng nghĩ đến chuyện vào được một trường đại học tốt ở nước ngoài kể cả khi các cụ có tiền (tuy nhiên vẫn có thể bỏ tiền cho f1 đi du học ở UK, vẫn có đầy trường ĐH chả thèm nhìn cái học bạ cấp 3 của f1 nhà các cụ, chỉ cần thu tiền là vào học thôi).
Em chia sẻ rất thật vì f1 nhà em vừa trải qua kỳ thi vào 10 căng thẳng, và em hoàn toàn thông cảm với các cụ đang có con học cấp 2. Việc phân nhóm như trên em nghĩ sau khi vào cấp 3 thì phù hợp hơn, còn ở cấp 2 thì xác định luôn là vẫn phải cày cuốc nhé, ko chơi được đâu.
Tất nhiên đây là hi vọng, còn nếu F1 không có khả năng vượt hẳn lên chắc cháu vẫn phải dùng lại chiến thuật của cụ...haiz
Cụ mắng cháu xin nhận luôn. Cháu là thầy của các thầy cô đang dạy F1 nhà các cụ. Tuy nhiên cụ mắng là dạy không ra gì mới phải đi học thêm là mắng chưa trúng vấn đề.xin phép cụ nào là thầy cô ở đây nhé
cái lịch trên lớp dạy của các thầy cô cho trò chả ra cái méo gì nên mấy cần phải đi học thêm, lớp 1-12, đâm đầu vào học thêm, và hiện nay đã cấm dạy thêm làm rất căng bắt là giáo viên bị kỷ luật
cháu thấy kiến thức nhà trường dạy ok nhưng dậy cho học trò nó vào hay không thì quả thật không ai đánh giá hết được, trò mà ko học thêm thi là điểm kém ngay???
các cụ tự trả lời nhé
Có 3 ý ảnh hưởng tới việc này:
a. Cách thi cử hiện nay nặng về kiến thức và kĩ năng mà những thứ này cần thời gian. Trên lớp chắc chắn không đủ.
b. Việc học sinh tổng kết môn nào đó khoảng 7,0 ngày xưa đã okie lắm rồi nhưng bây giờ phụ huynh không chấp nhận như thế. Đặc biệt cấp 1 thì bố mẹ cứ phải thấy con 9-10 mới chịu.
c. Thấy các bạn học F1 cũng đòi đi học, không có khả năng tự học ở nhà thêm nữa bố mẹ lười không giúp con trong việc học. Cháu lấy luôn ví dụ: để bọn trẻ con học thì ở nhà các cụ lúc đó cũng phải không xem ti vi, không chơi game trên điện thoại, không lướt net trên Ipad. Tối nào cũng vậy, đều đặn cho tới khi con hết phổ thông. Mời các cụ ở đây trả lời thật lòng xem có làm được không và làm được thì làm tới mức nào?
Thời đại này ai cũng vì mình là trên hết nên rất tiếc rằng F1 nhà cụ chưa gặp được giáo viên yêu nghề yêu trẻ. Cái loại giáo viên dở hâm dở hơi không lo kiếm tiền chỉ lo chăm nom học sinh giờ có thể sắp tuyệt chủng nhưng ít nhất cháu cũng có khả năng chỉ cho cụ hơn một chục người kể cả bạn bè cũng như sinh viên của cháu. Mời các cụ mợ cứ gửi con đến đó mà cảm nhận.
Cảm ơn cụ đã tin tưởng.Đọc đi đọc lại chia sẻ của cụ, thì cá nhân cháu nhận thấy một điều quan trọng mà nhòm bạn bè cháu tranh luận đang thiếu hoặc không đủ tự tin để nói ra đó là mục tiêu muốn F1 sau này là người thế nào. Từ đó sẽ có phướng hướng điều chỉnh cho phù hợp của từng cháu, chứ không có phương pháp chung.
Như ý cụ nói ở trên thì rèn luyện tư duy và tích tụ kiến thức có rất nhiều cách, không phụ thuộc vào 1 môn hoặc một số môn học. Nhưng để có thể thi được vào một trường nào đó ( cấp 3 chả hạn) thì lại đòi hỏi phải học nhiều. Như có cụ nói ở trên, thì ngoài việc môn thi như Toán và văn thì yếu tố đạt học sinh giỏi, chứng chỉ nghề gì đó... lại quyết định lớn. Mà để đạt học sinh 4 năm thì rõ ràng là phải học đều tất cả các môn, đồng thời để đạt dược điều đó thì việc học thêm là cần thiết ( chưa kể là học thêm để gần như có thể biết được ngày mai thi cái gì).
Trường hợp không học thêm đủ các môn hoặc học lệch thì việc đạt học sinh giỏi sẽ khó, đồng nghĩa là việc đỗ vào trường cấp 3 (gọi là tốt) sẽ bị hẹp đi rất nhiều => Sẽ không có môi trường tốt để tích tụ và rèn luyện. Nếu bố mẹ bỏ tiền ra chạy vào trường đc thì lại mắc phải vì F1 không thể học bằng bạn cùng lớp... từ đó lại nảy sinh sự sợ hãi, tự ti cho F1. Vậy cuối cùng thì bố mẹ cũng chả làm đc gì, mà vẫn phải chấp nhận con đường chung mà xã hội đang có. Chúng ta bất lực dù biết rằng điểm yếu của GD hiện tại ( trừ F1 là hạt giống đỏ hoặc dọng họ đã có tích lũy đầy đủ ******)?
Trở lại về cái nhà cháu nói rằng có cái vô bổ, cháu cũng mạnh dạn trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. Nếu có sự sai lệch rất mong cụ chỉ giáo:
Cháu cũng hiểu rằng tất cả các môn học đưa vào chương trình giảng dậy thì để có mục đích và sự cần thiết... chứ không phải đưa vào giảng dậy chỉ cho vui và không mục đích. Tuy nhiên cháu cho rằng có một số kiến thức là không cần thiết đối với từng người cụ thể. Ví dụ nhà kinh doanh nhà buôn thì cũng chả cần biết những kiến thức cao siêu như nguyên tử, lượng tử, hạt nhân, đạo hàm tích phân hay đơn giản là tiêu diệt mấy nghìn người, thu mấy xe tăng, súng cối... nhưng nhà khoa học khác thì lại cần thiết, chưa kể là các kiến thức hoặc thông tin thiếu chính xác nhưng vẫn lồng ghép để đạt mục đích nào đó phục vụ một giai cấp nào đó. Đến đây thì lại quay lại chính vấn đề cụ đã chia sẻ ở trên đó là mục tiêu của F1.
Nhưng số đông trong xã hội, có bố mẹ nào dám đặt hoàn toàn niềm tin vào phương hướng đã chọn cho f1 ( trừ hạt giống hoặc người xuất chúng), mà hầu hết đều toan tính không mạo hiểm kiểu chả thanh ngô thì thành khoai cũng đc. Vậy để an toàn thì vai trò định hướng, can thiệt của bố mẹ cũng chỉ là hình thức nói cho sang mồm, tất cả phụ thuộc vào mỗi bảng thành tích mà thầy cô ghi nhận. Đến đây thì lại quay lại sự luẩn quẩn GD nước nhà, việc chia sẻ giữa những người phụ huynh trong thớt này cũng chỉ để vui... vì đâu có mấy người dám đặt cược tương lai của con cái vào cách nhìn nhận đánh giá của mình về thời cuộc.
Về cái mà nhà cháu cho là vô bổ, cháu cũng mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình và cũng rất mong muốn cụ cho cháu xin một lời giải hoặc chí ý là ý kiến cá nhân của cụ:
Cháu nghĩ học phổ thông thì chỉ cần biết những khái niệm cơ bản, đôi khi cũng chả cần thiết phải chứng minh khái niệm đó làm gì. Ví dụ:
Toán học: Chỉ cần nắm được phương pháp tính thể tích, diện tích, giải các phương trình đơn giản ... chứ chả cần hiểu tích phân vi phân, đạo hàm, giải cách bài toán có nhiều ẩn số hay đi tìm cách chứng minh 4x8=32 mà không phải = 23 hay 30.
Về địa lý: Thì cũng chỉ cần hiểu khái niệm cơ bản về kinh tuyến vĩ tuyến, về múi giờ, về khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, cầm bản đồ thì biết xem, phân biệt các hướng... chứ cũng chả cần biết khí hậu biến đổi vì sao..
Về văn học: Thì cần học cách đọc và viết sao cho dễ hiểu, rõ ràng. Cao hơn cảm nhận được ý tứ lời hay ý đẹp trong mỗi câu thơ văn, thấy yêu bản thân mình và cũng chia sẻ cùng người trong gia đình... chả cần phải đi học tập theo hình tượng bạn A bạn B gì cả, cũng chả cần biết tính anh dũng hy sinh của ai đó vì cái gì đó làm gì. Có thể là hơi ích kỷ chỗ này nhưng bản thân chả thấy nhiều hạt sạn trong văn thơ đang giảng dậy, một cảm giác bị lừa dối nên mới có suy nghĩ cùn như vậy.
Về sinh học hóa học và môn khác: Cũng chỉ hiểu đơn giản được cây muốn sống thì cần có đất và nước, hay xxx nhau thì sẽ có thể có con nếu đúng kỳ trứng rơi chứ không cần hiểu cây hút nước ra sao, hay tại sao uống rượu lại say hay tim gan hoạt động như nào....
Nôm na lại là cần nắm được những khái niệm cơ bản và những thứ gàn gũi có thể cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Khi nhà cháu có suy nghĩ này thì cũng đồng nghĩa với việc F1 có thể không có điểm cao hay đạt học sinh giỏi ... cháu hiểu điều này trong giai đoạn hiện nay.
Nhưng vẫn muốn hỏi cụ thêm rằng: Nếu áp dụng phương pháp này thì nếu khi vào học ngành chuyên môn có bị ảnh hưởng gì không ( cháu loại trừ luôn trường hợp F1 trở thành nhà khoa học gì đó). Mức độ ảnh hưởng cao nhất có thể phải đối mặt là gì?
Rất mong đc cụ chia sẻ kinh nghiệm.
Cái khó của chúng ta là có giàu mấy cũng chẳng ai có thể xoay chuyển cả xã hội nên mọi sự chúng ta bàn ở đây chỉ là cố sao co kéo để cho phù hợp và cố xây dựng cho F1 một tương lai ổn định mà thôi.
Nếu như cụ chỉ muốn F1 làm một nghề nào đó mà không quá chuyên sâu về kiến thức hàn lâm thì cháu nghĩ rằng việc học cơ bản không học thêm là đủ rồi. Chỉ cần con cụ thi qua được ngần kia kì thi là đủ khả năng học tốt một trường đại học, nếu chăm chỉ và làm việc thực sự trong 4 năm thì F1 sẽ ra trường với khả năng làm việc ở mức khá. Bởi vì những kiến thức nhồi nhét để đi thi kia không giúp được gì cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành của đại học đâu. Đã gọi là học ôn thi mà: ôn chỉ để thi thôi.
Em xin cụ, cuộc đời này có nhiều thứ quí hơn tiền chứ.Đó là cái em mong nhất đấy. Không biết quý trọng đồng tiền thì nhiều chữ cũng vứt cụ ạ.