[Funland] Quan điểm của các cụ (mợ) về đầu tư cho học hành của F1??

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Cả nhà cả cửa em có mỗi 1 nhóc.
Quan điểm đầu tư theo chiều học hành của em cho nó là dư sau:
1- Có đủ tố chất để sau này là Uỷ viên BCT thì hãy học tiếp
2- Chả cho gì sất. Hãy đi cày và làm Công dân Ngoan Hiền giống bố.
Em là em Xanh-Chín :P :P :P
Em hết ợ :D
 

ribina

Xe tải
Biển số
OF-41365
Ngày cấp bằng
23/7/09
Số km
401
Động cơ
470,311 Mã lực
Nhà cháu rất thích phương pháp dạy con mà cụ đã viết.
Trong khuôn khổ topic này cháu cũng mạnh dạn hỏi thêm một chút nữa:
Theo như một bạn lập luận rằng, từ cấp 2 trở đi cho hết PTTH là giai đoạn quan trọng để tạo nền tảng cho sự phát triển tư duy, kiến thức cơ bản vì thế cần phải tổ chức cho F1 lĩnh hội đủ các kiến thức như SGK, đồng thời học thêm để tích tụ thêm kiến thức. Khi nền tảng này có thì mới có thể phát triển tư duy kiến thức chuyên môn sau này học ĐH. Nếu nền tảng này không vững thì sau này sẽ khó khăn cho việc phát triển chuyên môn. Vì thế phải ép F1 học và bố mẹ có nghĩa vụ trách nhiệm đầu tư. Trường hợp mình đầu tư nhưng nếu sau này cháu vẫn không khá đc ... thì bố mẹ không phải ân hận vì đã làm hết sức mình.
Nhưng cũng có bạn thì bảo chương trình học của ta nhiều cái vô bổ, học cũng chả để làm gì... vì thế chỉ cần hoàn thành theo yêu cầu mặt bằng chung, không đặt mặt thành tích. Đồng thời sẽ hướng F1 vào những vấn đề cụ thể, thiết thực (theo kinh nghiệm của bố mẹ) và đồng thời hướng nghiệp luôn. Việc không tích lũy đủ khối lượng kiến thức khi học cơ sở không ảnh hưởng gì đến việc phát triển chuyên môn sau này, vì bố mẹ tự đánh giá rằng những kiến thức đó là thừa.
Vậy trong hai cách suy nghĩ này thì cái nào sai nhiều hơn? Có gì bất ổn trong những suy nghĩ này?
Cám ơn cụ đã cùng chia sẻ.
Để trả lời câu hỏi này cháu xin nói theo suy nghĩ sẵn có của mình (không có trích dẫn) nên có gì chưa chuẩn mong các cụ thông cảm.
Theo cháu việc học ở tiểu học là tạo thói quen học tập cho trẻ. Còn từ sau đó bao gồm cấp 2 và cấp 3 cần chú trọng hơn đến tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Thực ra trong mục tiêu và định hướng giáo dục của chúng ta cũng đúng hướng nhưng thông thường ở Việt Nam nói một đằng làm một nẻo. Thành ra kết quả là học sinh phải trải qua cả đống kì thì toàn đề cao kiến thức và kĩ năng giải bài. Hậu quả là thi thế nào thì phải học thế đó nên gây ra bức xúc trong toàn xã hội.
Thực tế để rèn tư duy logic và dạy cho học sinh phương pháp giải quyết vấn đề thì nó không phụ thuộc vào một kiến thức cụ thể nào cả. Nhưng trong quá trình rèn tư duy và học phương pháp thì học sinh cần một đối tượng để tương tác đó là kiến thức. Do vậy học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập một cách tự nhiên. Điều này cho thấy tư duy, phương pháp và kiến thức không tách rời nhau nhưng đặt nặng cái nào thì học sinh sẽ thiên về cái đó. Trong 3 thứ trên để kiểm tra, đánh giá, thi cử xếp hạng thì sử dụng kiến thức để làm đề thi là dễ nhất....thế là kết quả thì các cụ thấy rồi đấy.

Trong hai quan điểm cụ muốn hỏi bên trên, để trả lời cái nào sai hơn thì cháu nghĩ còn phụ thuộc vào mục tiêu cuối cùng là cụ/mợ mong con mình thành người như thế nào. Cái mục tiêu cuối cùng này sẽ quyết định cái phần kiến thức mà cụ cho là vô bổ.
1. Học nhiều nhồi nhét đương nhiên chả hay ho gì. Có mỗi cái lợi là thi điểm cao. Nhồi lắm kiến thức mà không thích thì chỉ tổ mệt thân, tư duy có thể sẽ lên nhưng không phải tỉ lệ thuận đâu nhé. Điều này có nghĩa là học nhiều không đảm bảo cho việc thuận lợi hơn về sau trong công việc. Kể cả các công việc mang nặng tính cạo giấy như kĩ sư, giáo viên hay nghiên cứu. Nhưng không học gì chắc toi (cháu nói trên phương diện cả thi cử lẫn công việc về sau). Thỉnh thoảng có môt vài cháu thông minh đột xuất học ít nhưng hiểu nhiều (tư duy phát triển tốt), nếu con các cụ mợ thuộc dạng như thế thì không phải lo nhồi nhét làm gì.
2. Vô bổ? Các cụ cần xác định xem cụ thể cái gì vô bổ, chứ sổ toẹt luôn cả chương trình thì chắc chắn không ổn rồi. Cháu ngày xưa học chuyên Lí thấy mỗi Vật lí là hay còn lại toàn thứ vô bổ hết. Nhưng càng về sau này, đi học, đi dạy rồi lại đi học càng thấy nhiều thứ cần thiết mà chương trình phổ thông đã cho cháu nền móng cơ bản. Cháu có thể kể nhanh ra đây:
a. Toán học: cái này là nữ hoàng của mọi khoa học. F1 các cụ càng giỏi toán càng tốt.
b. Văn học: nền tảng cuả nhiều thứ lắm. Muốn viết lách cho đàng hoàng, câu cú đầy đủ: rất cần. Cao hơn là cảm thụ nghệ thuật, biết yêu cái đẹp, yêu quê hương đất nước căm thù bọn Tầu cộng đều do văn học mà ra :D
c. Lịch sử: phong trào chém gió chém bão của các cụ về "chính chị chính em" trên OF này thực ra từ lịch sử mà ra. Các cụ nào càng cao niên chắc càng có nhiều bài học từ lịch sử, (lịch sử của đời mình, lịch sử của đất nước) những biến động của đất nước mà các cụ trải qua đều để lại dấu ấn nào đó và trở thành câu chuyện mà các cụ vẫn kể lại cho con cháu bây giờ. Thế nên nếu lịch sử mà dạy cho ta bài học nào đó để áp dụng vào đối nhân xử thế, giải thích cho F1 hiểu là vào thời điểm đó tại sao những nhân vật lịch sử lại có những quyết định như vậy, quyết định ấy đúng sai ở chỗ nào, và đời sau nhận xét ra sao. Mới chỉ nghĩ sơ qua như vậy cháu đã thấy môn này nó hay thế nào, giáo viên và học sinh có tỉ thứ để làm để tìm hiểu mà có khi cả đời chẳng làm hết.
d. Địa lí: ngày xưa với cháu địa lí là bản đồ, là khí hậu. Nhưng bây giờ cháu quan tâm tới con người sống trên vùng đất đó. Mỗi nơi, mỗi vùng đất có gì đặc biệt về cả tự nhiên và xã hội (tôn giáo, tập tục, chính trị ... ). Trên thế giới này có nhiều điểm đến vô cùng thú vị...rất nên biết càng nhiều càng tốt. Ở chỗ này cháu xin có luôn môt vài ví dụ:
Nơi nào, đất nước nào các cụ muốn đến muốn biết người dân họ sống ra sao nhất???
Trả lời: Bắc Triều Tiên (danh sách sau đó dài phết: Tây Tạng, Palestin, Cuba, Syria,...)
Nói đến đây cháu nhớ có một seri film của Việt Nam làm thôi nhưng các cụ nên cho F1 xem: https://www.youtube.com/playlist?list=PLE8LsRBt82UMj4TcZrh85GkIqz6EHFMy5

Vậy nếu các cụ mong F1 sau này trên thông thiên văn dưới tường địa lí thì đều cần hết. Còn nếu chỉ cần đi buôn thu lãi thì chỉ cần cộng trừ nhận chia là đủ rồi. Đọc đến đây chắc các cụ đã thấy nên thế nào rồi. Cái sai của GD bây giờ là dạy sai mục đích của môn học thôi :D. Nếu chờ anh Dục cải cách thì định hướng có thể đúng nhưng thi hành sẽ sai be bét hơn nữa....thôi thì các cụ biết rồi thì đành tự vận động tự hướng F1 đến cái hay cái tốt của từng môn vậy.
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Một thực tế là: người ta quay cuồng cho con đi học thêm dù mới là cấp 1.
Cấp 1 thì có mịa gì mà thêm mới nếm, chỉ cần buổi sáng đã đủ rồi, giờ thường bán trú luôn cả chiều, vậy mà vẫn đi học thêm.
Nguyên nhân là do các thầy cô khát tiền bất chấp tất cả hoặc khát tiền cộng nhận thức kém, kết hợp với sự thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh
Hậu quả: tuổi thơ bị đánh cắp vào việc vô bổ và tai hại, sức khoẻ trẻ ảnh hưởng, nguồn lực và thời gian XH làm việc vô ích.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,598
Động cơ
904,511 Mã lực
Đúng đấy cụ, từ 17, 18 là hợp lý nhất, không thì 20 cũng ổn, còn từ 23 em thấy hơi muộn, 25, 26 thì khá muộn - phần lớn NCS ngày trước đều yếu tiếng hơn anh em sinh viên :)
Ngay việc tiếp nhận văn hoá và những khác biệt cũng thế....
Lúc ấy học khó hơn không chỉ do tuổi tác, tụi em (NCS) thấy mấy ông chưa vợ học (ngoại ngữ) vẫn rất tốt!
còn học như tụi em, thì cái thứ tiếng được học lúc 17 tuổi (với vốn ngoại ngữ lúc bắt đầu đúng =0) nó in hẳn vào trí nhớ. Do sống và hoà nhập được với người bản xứ nên không chỉ phân biệt được ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết mà cả ngôn ngữ chính thống (trong khoa học) và ngôn ngữ hàng ngày, ngoài đường. Nói chuyện với họ, họ nhận ngay ra ngày xưa mình học ở vùng nào. Có những từ khi sử dụng, hội phụ nữ còn hỏi: "tại sao mày biết những từ này, hội đàn ông nước tao nhiều đứa chẳng biết đâu?".
 
Chỉnh sửa cuối:

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
3,197
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Em thấy cả 3 nhóm đều có điểm ko ổn. Nhóm 1 thì hỏng hẳn luôn, cho ra một thằng đầu to mắt cận chả biết làm gì, không khéo còn bị tự kỷ tâm thần vì học nhiều quá. Nhóm 2 phần toán văn ngoại ngữ thì ổn, nhưng khả năng vào được cấp 3 rất rủi ro trong bối cảnh giáo dục nước nhà như hiện nay, chưa nói đến chuyện bay cao bay xa nhé. Nhóm 3 thì xác định luôn là bố cháu túi phải nặng, đầu tư mỗi tháng 1k$ đều như vắt chanh từ khi vào cấp 2 cho đến khi xong đại học. Em thừa nhận là cấp 2 rất quan trọng với lý do rất thực tế là học xong cấp 2 phải thi được vào cấp 3. Trừ khi các cụ cho con học trường quốc tế, hoàn toàn tách khỏi hệ thống giáo dục phổ thông, còn thì kiểu gì f1 nhà các cụ cũng phải thi vào 10.

Mà thi vào 10 là thi cái gì? xin thưa các cụ là nó chỉ thi 2 môn toán và văn (các cụ chỉ đầu tư TA là đứt ngay và luôn). Muốn được vào các trường công lập loại tốt thì phải được tối thiểu 52 điểm, dân lập như Vinschool cũng lấy 50 điểm, còn các trường dưới 50 thì em không bàn ở đây. Để được 52 điểm thì tính như thế nào, cộng những điểm gì, làm thế nào để đạt được những điểm đấy... các cụ đã tính chưa? Em giải đáp đơn giản luôn là để được 52 điểm, f1 nhà các cụ nếu là người bình thường (không phải thiên tài thông minh xuất chúng) thì phải là học sinh giỏi suốt 4 năm để được cộng 20 điểm, thi nghề năm lớp 9 phải giỏi để được cộng 1,5 điểm, còn lại 30 điểm là điểm thi toán + văn nhân với hệ số 2, tức là toán văn phải được 15,5 điểm, tức là toán phải được 8, văn phải được 7,5. Để toán được 8 thì f1 nhà các cụ phải làm được tối thiểu 3 câu đại số hoàn chỉnh và 2 câu của bài hình học, bỏ qua những câu khó và rất khó. Để văn được 7,5 thì f1 phải thuộc dàn bài của toàn bộ 30 bài văn mẫu trong sách ôn tập cộng thêm khả năng phân tích ở mức cơ sở để có thể ứng phó với những câu hỏi kỳ quái. Để đạt được tất cả những thứ đó thì phải học những gì, học thêm ở đâu, bao giờ bắt đầu phải tập trung ôn tập... Đấy mới chỉ là một lựa chọn thi vào 10 bình thường. Các cụ còn phải tính xem để gia tăng cơ hội vào 10 và lựa chọn được những trường tốt thì phải thi thêm môn chuyên là môn nào, tỷ lệ oánh nhau ra sao, có những trường nào có lớp chuyên, học thêm môn chuyên ở đâu, chiến lược tính điểm như thế nào để khắc phục những điểm yếu và phát huy điểm mạnh tốt nhất... Sau khi có đầy đủ thông tin, định hướng rõ ràng, lên lịch chiến đấu trong 4 năm cấp 2 xong, các cụ mới tính tiếp xem f1 tải được đến đâu, còn thời gian ko để còn học võ học vẽ...

Thế nên em thấy nếu chỉ đơn giản đưa ra 3 nhóm lựa chọn như trên thì quá ư lý thuyết, thiếu quá nhiều thông tin để quyết định. Theo em các cụ nên xác định thật rõ mục tiêu vào cấp 3 như thế nào, yêu cầu thi cử ra sao, đầu tư học hành lên lịch tìm thầy cụ thể, nhìn vào túi tiền xem đủ chưa để còn lên gân kéo cày. Qua được kỳ thi vào 10, vào được một trường tốt, lúc đó các cụ hãy tính tiếp xem tương lai f1 đi về đâu, học trong nước hay nước ngoài. Còn nếu như ko qua được kỳ thi vào 10 (ý em là chỉ vào được những trường tốp dưới) thì xác định luôn là phải rất rất cố gắng trong 3 năm cấp 3, và đừng nghĩ đến chuyện vào được một trường đại học tốt ở nước ngoài kể cả khi các cụ có tiền (tuy nhiên vẫn có thể bỏ tiền cho f1 đi du học ở UK, vẫn có đầy trường ĐH chả thèm nhìn cái học bạ cấp 3 của f1 nhà các cụ, chỉ cần thu tiền là vào học thôi).

Em chia sẻ rất thật vì f1 nhà em vừa trải qua kỳ thi vào 10 căng thẳng, và em hoàn toàn thông cảm với các cụ đang có con học cấp 2. Việc phân nhóm như trên em nghĩ sau khi vào cấp 3 thì phù hợp hơn, còn ở cấp 2 thì xác định luôn là vẫn phải cày cuốc nhé, ko chơi được đâu.
Đọc xong cái chia sẻ của cụ thì em cũng hiểu thêm khá nhiều. Trước đây thì cũng chỉ nghe nói là việc khó khăn nhưng chưa lúc nào mường tượng khó khăn cụ thể.
Như cái cụ trải qua thì gần như mình không còn lựa nào khác, và chúng ta vẫn phải tuân thủ theo đúng cái hướng mà xã hội đã và đang có. Bố mẹ không thể tự thay đổi hoặc khắc phục ( trừ có nhiều tiền hoặc sinh sống ở nước khác). Còn lại thay đổi hiện tại thì gần như sẽ tự sát?
Thực tế con nhà cháu mới đang học c2, thấy áp lực về học thêm quá lớn. Nếu không học thêm học nếm thì gần như khả năng tụt lại là rất cao, từ đó sinh ra sự sợ hãi cho F1. Đúng là đau đầu thật, có lẽ đây cũng là điều mà khá đông nhà vấp phải....
Vậy liệu có còn giải pháp nào tốt hơn không hay chúng ta không thể làm khác được?
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,949
Động cơ
534,093 Mã lực
Lúc ấy học khó hơn không chỉ do tuổi tác, tụi em (NCS) thấy mấy ông chưa vợ học (ngoại ngữ) vẫn rất tốt!
còn học như tụi em, thì cái thứ tiếng được học lúc 17 tuổi (với vốn ngoại ngữ lúc bắt đầu đúng =0) nó in hẳn vào trí nhớ. Do sống và hoà nhập được với người bản xứ nên không chỉ phân biệt được ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết mà cả ngôn ngữ chính thống (trong khoa học) và ngôn ngữ hàng ngày, ngoài đường. Nói chuyện với họ, họ nhận ngay ra ngày xưa mình học ở vùng nào. Có những từ khi sử dụng, hội phụ nữ còn hỏi: "tại sao mày biết những từ này, hội đàn ông nước tao nhiều đứa chẳng biết đâu?".
Vâng cụ, việc học ngoại ngữ trong đúng môi trường cho kết quả hơn nhiều lần và tuổi trẻ thì tiếp thu nhanh lắm, vì thế sinh viên thường học tốt hơn NCS, đơn cử phần nói, em thấy sinh viên có thể nói gần như bản xứ chứ NCS thì không.. Trở lại với các F1: các cháu đạt chứng chỉ 6.5; 7.0,...chỉ là để có khởi đầu, còn sang đúng môi trường thì sau 6 tháng, 1 năm trình độ sử dụng ngoại ngữ sẽ tốt hơn hẳn. Từ kinh nghiệm của du học thời trước, mô hình học ngữ pháp thật chắc ở VN không phải không có lý riêng - rõ ràng là sinh viên, NCS ta có trình độ ngữ pháp, viết lách tốt hơn hẳn các bạn "Tây" :).
 

BMW_X6M

Xe tăng
Biển số
OF-53768
Ngày cấp bằng
28/12/09
Số km
1,371
Động cơ
461,286 Mã lực
Đọc xong cái chia sẻ của cụ thì em cũng hiểu thêm khá nhiều. Trước đây thì cũng chỉ nghe nói là việc khó khăn nhưng chưa lúc nào mường tượng khó khăn cụ thể.
Như cái cụ trải qua thì gần như mình không còn lựa nào khác, và chúng ta vẫn phải tuân thủ theo đúng cái hướng mà xã hội đã và đang có. Bố mẹ không thể tự thay đổi hoặc khắc phục ( trừ có nhiều tiền hoặc sinh sống ở nước khác). Còn lại thay đổi hiện tại thì gần như sẽ tự sát?
Thực tế con nhà cháu mới đang học c2, thấy áp lực về học thêm quá lớn. Nếu không học thêm học nếm thì gần như khả năng tụt lại là rất cao, từ đó sinh ra sự sợ hãi cho F1. Đúng là đau đầu thật, có lẽ đây cũng là điều mà khá đông nhà vấp phải....
Vậy liệu có còn giải pháp nào tốt hơn không hay chúng ta không thể làm khác được?
xin phép cụ nào là thầy cô ở đây nhé

cái lịch trên lớp dạy của các thầy cô cho trò chả ra cái méo gì nên mấy cần phải đi học thêm, lớp 1-12, đâm đầu vào học thêm, và hiện nay đã cấm dạy thêm làm rất căng bắt là giáo viên bị kỷ luật
cháu thấy kiến thức nhà trường dạy ok nhưng dậy cho học trò nó vào hay không thì quả thật không ai đánh giá hết được, trò mà ko học thêm thi là điểm kém ngay???
các cụ tự trả lời nhé
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,267 Mã lực
Nói chung cả 3 nhóm đều có điểm chung là không áp lực thành tích. Cái này là khó nhất đấy ợ, nói thì dễ, làm không dễ. Nhìn thấy con mình có khả năng mà không được giải gì thì CCCM lại sôi hết cả máu lên. Em chỉ thích có cái nhà bên bờ biển như cụ Herminway, học gì thì học 3 tháng hè về đấy sống hòa mình vào thiên nhiên cho đến năm 17 tuổi. Tống cổ vào một đại học nào đó, hết trách nhiệm. O bế làm gì nhiều!
 

NAM CHÍCH

Xe tăng
Biển số
OF-99949
Ngày cấp bằng
13/6/11
Số km
1,290
Động cơ
408,842 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chủ đề cụ chủ đưa ra rất hay và thiết thực.
Thực ra em cũng phân vân và chưa định hình được nên ở nhóm mấy vì thời gian dành cho F1 chưa được nhiều, đây là một vấn đề cần nhìn nhận hết sức nghiêm túc vì chắc em cũng sêm sêm tuổi cụ chủ.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
3,197
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Để trả lời câu hỏi này cháu xin nói theo suy nghĩ sẵn có của mình (không có trích dẫn) nên có gì chưa chuẩn mong các cụ thông cảm.
Theo cháu việc học ở tiểu học là tạo thói quen học tập cho trẻ. Còn từ sau đó bao gồm cấp 2 và cấp 3 cần chú trọng hơn đến tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Thực ra trong mục tiêu và định hướng giáo dục của chúng ta cũng đúng hướng nhưng thông thường ở Việt Nam nói một đằng làm một nẻo. Thành ra kết quả là học sinh phải trải qua cả đống kì thì toàn đề cao kiến thức và kĩ năng giải bài. Hậu quả là thi thế nào thì phải học thế đó nên gây ra bức xúc trong toàn xã hội.
Thực tế để rèn tư duy logic và dạy cho học sinh phương pháp giải quyết vấn đề thì nó không phụ thuộc vào một kiến thức cụ thể nào cả. Nhưng trong quá trình rèn tư duy và học phương pháp thì học sinh cần một đối tượng để tương tác đó là kiến thức. Do vậy học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập một cách tự nhiên. Điều này cho thấy tư duy, phương pháp và kiến thức không tách rời nhau nhưng đặt nặng cái nào thì học sinh sẽ thiên về cái đó. Trong 3 thứ trên để kiểm tra, đánh giá, thi cử xếp hạng thì sử dụng kiến thức để làm đề thi là dễ nhất....thế là kết quả thì các cụ thấy rồi đấy.

Trong hai quan điểm cụ muốn hỏi bên trên, để trả lời cái nào sai hơn thì cháu nghĩ còn phụ thuộc vào mục tiêu cuối cùng là cụ/mợ mong con mình thành người như thế nào. Cái mục tiêu cuối cùng này sẽ quyết định cái phần kiến thức mà cụ cho là vô bổ.
1. Học nhiều nhồi nhét đương nhiên chả hay ho gì. Có mỗi cái lợi là thi điểm cao. Nhồi lắm kiến thức mà không thích thì chỉ tổ mệt thân, tư duy có thể sẽ lên nhưng không phải tỉ lệ thuận đâu nhé. Điều này có nghĩa là học nhiều không đảm bảo cho việc thuận lợi hơn về sau trong công việc. Kể cả các công việc mang nặng tính cạo giấy như kĩ sư, giáo viên hay nghiên cứu. Nhưng không học gì chắc toi (cháu nói trên phương diện cả thi cử lẫn công việc về sau). Thỉnh thoảng có môt vài cháu thông minh đột xuất học ít nhưng hiểu nhiều (tư duy phát triển tốt), nếu con các cụ mợ thuộc dạng như thế thì không phải lo nhồi nhét làm gì.
2. Vô bổ? Các cụ cần xác định xem cụ thể cái gì vô bổ, chứ sổ toẹt luôn cả chương trình thì chắc chắn không ổn rồi. Cháu ngày xưa học chuyên Lí thấy mỗi Vật lí là hay còn lại toàn thứ vô bổ hết. Nhưng càng về sau này, đi học, đi dạy rồi lại đi học càng thấy nhiều thứ cần thiết mà chương trình phổ thông đã cho cháu nền móng cơ bản. Cháu có thể kể nhanh ra đây:
a. Toán học: cái này là nữ hoàng của mọi khoa học. F1 các cụ càng giỏi toán càng tốt.
b. Văn học: nền tảng cuả nhiều thứ lắm. Muốn viết lách cho đàng hoàng, câu cú đầy đủ: rất cần. Cao hơn là cảm thụ nghệ thuật, biết yêu cái đẹp, yêu quê hương đất nước căm thù bọn Tầu cộng đều do văn học mà ra :D
c. Lịch sử: phong trào chém gió chém bão của các cụ về "chính chị chính em" trên OF này thực ra từ lịch sử mà ra. Các cụ nào càng cao niên chắc càng có nhiều bài học từ lịch sử, (lịch sử của đời mình, lịch sử của đất nước) những biến động của đất nước mà các cụ trải qua đều để lại dấu ấn nào đó và trở thành câu chuyện mà các cụ vẫn kể lại cho con cháu bây giờ. Thế nên nếu lịch sử mà dạy cho ta bài học nào đó để áp dụng vào đối nhân xử thế, giải thích cho F1 hiểu là vào thời điểm đó tại sao những nhân vật lịch sử lại có những quyết định như vậy, quyết định ấy đúng sai ở chỗ nào, và đời sau nhận xét ra sao. Mới chỉ nghĩ sơ qua như vậy cháu đã thấy môn này nó hay thế nào, giáo viên và học sinh có tỉ thứ để làm để tìm hiểu mà có khi cả đời chẳng làm hết.
d. Địa lí: ngày xưa với cháu địa lí là bản đồ, là khí hậu. Nhưng bây giờ cháu quan tâm tới con người sống trên vùng đất đó. Mỗi nơi, mỗi vùng đất có gì đặc biệt về cả tự nhiên và xã hội (tôn giáo, tập tục, chính trị ... ). Trên thế giới này có nhiều điểm đến vô cùng thú vị...rất nên biết càng nhiều càng tốt. Ở chỗ này cháu xin có luôn môt vài ví dụ:
Nơi nào, đất nước nào các cụ muốn đến muốn biết người dân họ sống ra sao nhất???
Trả lời: Bắc Triều Tiên (danh sách sau đó dài phết: Tây Tạng, Palestin, Cuba, Syria,...)
Nói đến đây cháu nhớ có một seri film của Việt Nam làm thôi nhưng các cụ nên cho F1 xem: https://www.youtube.com/playlist?list=PLE8LsRBt82UMj4TcZrh85GkIqz6EHFMy5

Vậy nếu các cụ mong F1 sau này trên thông thiên văn dưới tường địa lí thì đều cần hết. Còn nếu chỉ cần đi buôn thu lãi thì chỉ cần cộng trừ nhận chia là đủ rồi. Đọc đến đây chắc các cụ đã thấy nên thế nào rồi. Cái sai của GD bây giờ là dạy sai mục đích của môn học thôi :D. Nếu chờ anh Dục cải cách thì định hướng có thể đúng nhưng thi hành sẽ sai be bét hơn nữa....thôi thì các cụ biết rồi thì đành tự vận động tự hướng F1 đến cái hay cái tốt của từng môn vậy.
Đọc đi đọc lại chia sẻ của cụ, thì cá nhân cháu nhận thấy một điều quan trọng mà nhòm bạn bè cháu tranh luận đang thiếu hoặc không đủ tự tin để nói ra đó là mục tiêu muốn F1 sau này là người thế nào. Từ đó sẽ có phướng hướng điều chỉnh cho phù hợp của từng cháu, chứ không có phương pháp chung.
Như ý cụ nói ở trên thì rèn luyện tư duy và tích tụ kiến thức có rất nhiều cách, không phụ thuộc vào 1 môn hoặc một số môn học. Nhưng để có thể thi được vào một trường nào đó ( cấp 3 chả hạn) thì lại đòi hỏi phải học nhiều. Như có cụ nói ở trên, thì ngoài việc môn thi như Toán và văn thì yếu tố đạt học sinh giỏi, chứng chỉ nghề gì đó... lại quyết định lớn. Mà để đạt học sinh 4 năm thì rõ ràng là phải học đều tất cả các môn, đồng thời để đạt dược điều đó thì việc học thêm là cần thiết ( chưa kể là học thêm để gần như có thể biết được ngày mai thi cái gì).
Trường hợp không học thêm đủ các môn hoặc học lệch thì việc đạt học sinh giỏi sẽ khó, đồng nghĩa là việc đỗ vào trường cấp 3 (gọi là tốt) sẽ bị hẹp đi rất nhiều => Sẽ không có môi trường tốt để tích tụ và rèn luyện. Nếu bố mẹ bỏ tiền ra chạy vào trường đc thì lại mắc phải vì F1 không thể học bằng bạn cùng lớp... từ đó lại nảy sinh sự sợ hãi, tự ti cho F1. Vậy cuối cùng thì bố mẹ cũng chả làm đc gì, mà vẫn phải chấp nhận con đường chung mà xã hội đang có. Chúng ta bất lực dù biết rằng điểm yếu của GD hiện tại ( trừ F1 là hạt giống đỏ hoặc dọng họ đã có tích lũy đầy đủ tư bản)?
Trở lại về cái nhà cháu nói rằng có cái vô bổ, cháu cũng mạnh dạn trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. Nếu có sự sai lệch rất mong cụ chỉ giáo:
Cháu cũng hiểu rằng tất cả các môn học đưa vào chương trình giảng dậy thì để có mục đích và sự cần thiết... chứ không phải đưa vào giảng dậy chỉ cho vui và không mục đích. Tuy nhiên cháu cho rằng có một số kiến thức là không cần thiết đối với từng người cụ thể. Ví dụ nhà kinh doanh nhà buôn thì cũng chả cần biết những kiến thức cao siêu như nguyên tử, lượng tử, hạt nhân, đạo hàm tích phân hay đơn giản là tiêu diệt mấy nghìn người, thu mấy xe tăng, súng cối... nhưng nhà khoa học khác thì lại cần thiết, chưa kể là các kiến thức hoặc thông tin thiếu chính xác nhưng vẫn lồng ghép để đạt mục đích nào đó phục vụ một giai cấp nào đó. Đến đây thì lại quay lại chính vấn đề cụ đã chia sẻ ở trên đó là mục tiêu của F1.
Nhưng số đông trong xã hội, có bố mẹ nào dám đặt hoàn toàn niềm tin vào phương hướng đã chọn cho f1 ( trừ hạt giống hoặc người xuất chúng), mà hầu hết đều toan tính không mạo hiểm kiểu chả thanh ngô thì thành khoai cũng đc. Vậy để an toàn thì vai trò định hướng, can thiệt của bố mẹ cũng chỉ là hình thức nói cho sang mồm, tất cả phụ thuộc vào mỗi bảng thành tích mà thầy cô ghi nhận. Đến đây thì lại quay lại sự luẩn quẩn GD nước nhà, việc chia sẻ giữa những người phụ huynh trong thớt này cũng chỉ để vui... vì đâu có mấy người dám đặt cược tương lai của con cái vào cách nhìn nhận đánh giá của mình về thời cuộc.
Về cái mà nhà cháu cho là vô bổ, cháu cũng mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình và cũng rất mong muốn cụ cho cháu xin một lời giải hoặc chí ý là ý kiến cá nhân của cụ:
Cháu nghĩ học phổ thông thì chỉ cần biết những khái niệm cơ bản, đôi khi cũng chả cần thiết phải chứng minh khái niệm đó làm gì. Ví dụ:
Toán học: Chỉ cần nắm được phương pháp tính thể tích, diện tích, giải các phương trình đơn giản ... chứ chả cần hiểu tích phân vi phân, đạo hàm, giải cách bài toán có nhiều ẩn số hay đi tìm cách chứng minh 4x8=32 mà không phải = 23 hay 30.
Về địa lý: Thì cũng chỉ cần hiểu khái niệm cơ bản về kinh tuyến vĩ tuyến, về múi giờ, về khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, cầm bản đồ thì biết xem, phân biệt các hướng... chứ cũng chả cần biết khí hậu biến đổi vì sao..
Về văn học: Thì cần học cách đọc và viết sao cho dễ hiểu, rõ ràng. Cao hơn cảm nhận được ý tứ lời hay ý đẹp trong mỗi câu thơ văn, thấy yêu bản thân mình và cũng chia sẻ cùng người trong gia đình... chả cần phải đi học tập theo hình tượng bạn A bạn B gì cả, cũng chả cần biết tính anh dũng hy sinh của ai đó vì cái gì đó làm gì. Có thể là hơi ích kỷ chỗ này nhưng bản thân chả thấy nhiều hạt sạn trong văn thơ đang giảng dậy, một cảm giác bị lừa dối nên mới có suy nghĩ cùn như vậy.
Về sinh học hóa học và môn khác: Cũng chỉ hiểu đơn giản được cây muốn sống thì cần có đất và nước, hay xxx nhau thì sẽ có thể có con nếu đúng kỳ trứng rơi chứ không cần hiểu cây hút nước ra sao, hay tại sao uống rượu lại say hay tim gan hoạt động như nào....
Nôm na lại là cần nắm được những khái niệm cơ bản và những thứ gàn gũi có thể cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Khi nhà cháu có suy nghĩ này thì cũng đồng nghĩa với việc F1 có thể không có điểm cao hay đạt học sinh giỏi ... cháu hiểu điều này trong giai đoạn hiện nay.
Nhưng vẫn muốn hỏi cụ thêm rằng: Nếu áp dụng phương pháp này thì nếu khi vào học ngành chuyên môn có bị ảnh hưởng gì không ( cháu loại trừ luôn trường hợp F1 trở thành nhà khoa học gì đó). Mức độ ảnh hưởng cao nhất có thể phải đối mặt là gì?
Rất mong đc cụ chia sẻ kinh nghiệm.
 

Bung To

Xe container
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
5,609
Động cơ
520,604 Mã lực
Em đang thực hiện theo nhóm 2.
2 đứa nhà em đều cho học cấp 2 ở Marie Curie vì ở đó cho học đều 3 môn T, V và NN.
Em không muốn con em học lệch.
Em ngày xưa học chuyên Toán, chả để ý đến Văn và Ngoại ngữ nên khi đi làm thấy sai lầm quá ! Giờ viết cái văn bản mất cả buổi :((
 

Laziness

Xe buýt
Biển số
OF-403539
Ngày cấp bằng
1/2/16
Số km
749
Động cơ
-526,882 Mã lực
Tuổi
43
Các cụ đưa nhóm nặng tính lý thuyết quá, em thấy cccm bây h toàn là lai cả 3 nhóm, thế nên trút lên đầu các con mới khổ: vừa học trg lớp, vừa thêm nếm, vừa ngoại ngữ, vừa kỹ năng sống. Kết luận: làm con ở vn bây h quá khó, mà e cũng đang loay hoay cho F1 nhà e.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
3,197
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Chủ đề cụ chủ đưa ra rất hay và thiết thực.
Thực ra em cũng phân vân và chưa định hình được nên ở nhóm mấy vì thời gian dành cho F1 chưa được nhiều, đây là một vấn đề cần nhìn nhận hết sức nghiêm túc vì chắc em cũng sêm sêm tuổi cụ chủ.
Mời cụ cùng tham gia thảo luận chia sẻ.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
3,197
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Em đang thực hiện theo nhóm 2.
2 đứa nhà em đều cho học cấp 2 ở Marie Curie vì ở đó cho học đều 3 môn T, V và NN.
Em không muốn con em học lệch.
Em ngày xưa học chuyên Toán, chả để ý đến Văn và Ngoại ngữ nên khi đi làm thấy sai lầm quá ! Giờ viết cái văn bản mất cả buổi :((
Hiện tại thì em đang nghiêng về phương án 2... vì nói thật chưa đủ bản lĩnh đặt cược tương lai của f1 trong cái tầm nhìn của mình.
Còn chuyện ngày xưa học thì em cũng bị như cụ, toàn vật nhau với mấy cái cao siêu... để rồi đến khi học xong đại học thì mới thấy ngu quá. Văn học là môn bổ dưỡng về chỉ số cảm xúc rất tốt mà lại bỏ qua. Mình không hiểu nổi mình thì sao biết người khác muốn gì...
Thế rồi em bắt đầu học trở lại, cũng tập tọe viết các mẩu truyện ngắn, chưa được đăng báo bao giờ nhưng post fb thì các bạn cùng lớp ngày xưa khá ngỡ ngàng vì trước em chỉ đúng thứ 2 từ dưới lên môn văn.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
3,197
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Nói chung cả 3 nhóm đều có điểm chung là không áp lực thành tích. Cái này là khó nhất đấy ợ, nói thì dễ, làm không dễ. Nhìn thấy con mình có khả năng mà không được giải gì thì CCCM lại sôi hết cả máu lên. Em chỉ thích có cái nhà bên bờ biển như cụ Herminway, học gì thì học 3 tháng hè về đấy sống hòa mình vào thiên nhiên cho đến năm 17 tuổi. Tống cổ vào một đại học nào đó, hết trách nhiệm. O bế làm gì nhiều!
Đc thế thì còn gì bằng, lỗi mùa sinh nên mới vậy.... :)):)):))
 

vuonganh

Xe buýt
Biển số
OF-25585
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
777
Động cơ
502,720 Mã lực
Các cụ có vẻ đặt nặng tiếng Anh quá nhỉ? Em không phủ nhận sự quan trọng của tiếng Anh nhưng ngoài tiếng Anh thì yếu tố chuyên môn vẫn phải đặt lên hàng đầu. Mà chuyên môn thì phải đến từ các môn cơ bản chứ?

Các cụ nhìn lại bản thân mình xem, các cụ đâu có giỏi tiếng Anh bằng các bạn phiên dịch mà các cụ vẫn cứ thành công đấy thôi?
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Em thấy cả 3 nhóm đều có điểm ko ổn. Nhóm 1 thì hỏng hẳn luôn, cho ra một thằng đầu to mắt cận chả biết làm gì, không khéo còn bị tự kỷ tâm thần vì học nhiều quá. Nhóm 2 phần toán văn ngoại ngữ thì ổn, nhưng khả năng vào được cấp 3 rất rủi ro trong bối cảnh giáo dục nước nhà như hiện nay, chưa nói đến chuyện bay cao bay xa nhé. Nhóm 3 thì xác định luôn là bố cháu túi phải nặng, đầu tư mỗi tháng 1k$ đều như vắt chanh từ khi vào cấp 2 cho đến khi xong đại học. Em thừa nhận là cấp 2 rất quan trọng với lý do rất thực tế là học xong cấp 2 phải thi được vào cấp 3. Trừ khi các cụ cho con học trường quốc tế, hoàn toàn tách khỏi hệ thống giáo dục phổ thông, còn thì kiểu gì f1 nhà các cụ cũng phải thi vào 10.

Mà thi vào 10 là thi cái gì? xin thưa các cụ là nó chỉ thi 2 môn toán và văn (các cụ chỉ đầu tư TA là đứt ngay và luôn). Muốn được vào các trường công lập loại tốt thì phải được tối thiểu 52 điểm, dân lập như Vinschool cũng lấy 50 điểm, còn các trường dưới 50 thì em không bàn ở đây. Để được 52 điểm thì tính như thế nào, cộng những điểm gì, làm thế nào để đạt được những điểm đấy... các cụ đã tính chưa? Em giải đáp đơn giản luôn là để được 52 điểm, f1 nhà các cụ nếu là người bình thường (không phải thiên tài thông minh xuất chúng) thì phải là học sinh giỏi suốt 4 năm để được cộng 20 điểm, thi nghề năm lớp 9 phải giỏi để được cộng 1,5 điểm, còn lại 30 điểm là điểm thi toán + văn nhân với hệ số 2, tức là toán văn phải được 15,5 điểm, tức là toán phải được 8, văn phải được 7,5. Để toán được 8 thì f1 nhà các cụ phải làm được tối thiểu 3 câu đại số hoàn chỉnh và 2 câu của bài hình học, bỏ qua những câu khó và rất khó. Để văn được 7,5 thì f1 phải thuộc dàn bài của toàn bộ 30 bài văn mẫu trong sách ôn tập cộng thêm khả năng phân tích ở mức cơ sở để có thể ứng phó với những câu hỏi kỳ quái. Để đạt được tất cả những thứ đó thì phải học những gì, học thêm ở đâu, bao giờ bắt đầu phải tập trung ôn tập... Đấy mới chỉ là một lựa chọn thi vào 10 bình thường. Các cụ còn phải tính xem để gia tăng cơ hội vào 10 và lựa chọn được những trường tốt thì phải thi thêm môn chuyên là môn nào, tỷ lệ oánh nhau ra sao, có những trường nào có lớp chuyên, học thêm môn chuyên ở đâu, chiến lược tính điểm như thế nào để khắc phục những điểm yếu và phát huy điểm mạnh tốt nhất... Sau khi có đầy đủ thông tin, định hướng rõ ràng, lên lịch chiến đấu trong 4 năm cấp 2 xong, các cụ mới tính tiếp xem f1 tải được đến đâu, còn thời gian ko để còn học võ học vẽ...

Thế nên em thấy nếu chỉ đơn giản đưa ra 3 nhóm lựa chọn như trên thì quá ư lý thuyết, thiếu quá nhiều thông tin để quyết định. Theo em các cụ nên xác định thật rõ mục tiêu vào cấp 3 như thế nào, yêu cầu thi cử ra sao, đầu tư học hành lên lịch tìm thầy cụ thể, nhìn vào túi tiền xem đủ chưa để còn lên gân kéo cày. Qua được kỳ thi vào 10, vào được một trường tốt, lúc đó các cụ hãy tính tiếp xem tương lai f1 đi về đâu, học trong nước hay nước ngoài. Còn nếu như ko qua được kỳ thi vào 10 (ý em là chỉ vào được những trường tốp dưới) thì xác định luôn là phải rất rất cố gắng trong 3 năm cấp 3, và đừng nghĩ đến chuyện vào được một trường đại học tốt ở nước ngoài kể cả khi các cụ có tiền (tuy nhiên vẫn có thể bỏ tiền cho f1 đi du học ở UK, vẫn có đầy trường ĐH chả thèm nhìn cái học bạ cấp 3 của f1 nhà các cụ, chỉ cần thu tiền là vào học thôi).

Em chia sẻ rất thật vì f1 nhà em vừa trải qua kỳ thi vào 10 căng thẳng, và em hoàn toàn thông cảm với các cụ đang có con học cấp 2. Việc phân nhóm như trên em nghĩ sau khi vào cấp 3 thì phù hợp hơn, còn ở cấp 2 thì xác định luôn là vẫn phải cày cuốc nhé, ko chơi được đâu.
đầu thớt đến giờ thấy có cụ viết đủ và chuẩn
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
3,197
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Một thực tế là: người ta quay cuồng cho con đi học thêm dù mới là cấp 1.
Cấp 1 thì có mịa gì mà thêm mới nếm, chỉ cần buổi sáng đã đủ rồi, giờ thường bán trú luôn cả chiều, vậy mà vẫn đi học thêm.
Nguyên nhân là do các thầy cô khát tiền bất chấp tất cả hoặc khát tiền cộng nhận thức kém, kết hợp với sự thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh
Hậu quả: tuổi thơ bị đánh cắp vào việc vô bổ và tai hại, sức khoẻ trẻ ảnh hưởng, nguồn lực và thời gian XH làm việc vô ích.
Có một nguyên khác nữa mà em chưa thấy cụ đề cập là do xứ ta người ta yêu các con số và luôn đề cao và xây dựng hình tượng quá đáng ... nên dân chúng hầu hết bị ám ảnh và sự kỳ vọng lúc nào cũng lớn, nên mới rất tới cuộc đua để trở thành người số 1. Đã là cầm đầu thì nói cái gì cũng đúng cũng hay cả (kể cả nói láo, nói phản khoa học cũng vẫn phải vỗ tay)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top