HAY HO GÌ MÀ CA NGỢI!
Mấy hôm nay, có tin Hiệp hội bảo vệ động vật châu Á kêu gọi Việt Nam bỏ lễ hội Chém Lợn vì không văn minh và quá độc ác, dã man. Công văn của Hiệp hội cũng lưu ý việc có nhiều trẻ em chứng kiến cảnh 01 con vật bị chém làm đôi, lúc còn sống, bị trói, trong tiếng reo hò của dân chúng xem hội.
Chuyện này chẳng có gì mới, trước đây, cũng đã có ý kiến kêu gọi bãi bỏ lễ hội đâm trâu của một vài dân tộc thiểu số ở Việt Nam với lý do tương tự. Tuy nhiên, có 01 nhà văn tên tuổi am hiểu văn hoá Tây Nguyên lại nói cần phải giữ lễ hội này bởi con trâu chỉ thân thuộc và tình cảm với con người xét theo góc độ văn hoá-văn minh lúa nước đồng bằng, còn với người vùng cao, con trâu chẳng là cái quái gì. Hơn nữa, đây là truyền thống, là tinh thần thượng võ.
Nghe cái lập luận này mà tức không chịu được.
Truyền thống ư? Xin lỗi, tục hiến tế thiếu nữ còn trinh tiết cho thần linh, tục chôn sống vợ và tì thiếp khi vua chúa băng hà cũng là truyền thống đấy, sao không lưu giữ truyền thống ấy đi!
Còn "thượng võ" ư? Thượng võ cái đếch gì mà nhảy múa, chém giết một con vật nuôi đã bị trói chặt.( Đã vậy lại còn đâm, chém chậm rãi từng nhát một, để con vật phải chịu cực hình đau đớn một cách dai dẳng). Thối đến mức đếch thằng Tây nào nó ngửi được.
Nếu nói đến tinh thần thượng võ? Hãy nhìn lễ hội đấu bò tót ở Tây Ban Nha kìa, con vật hung dữ được thả tự do, bị chọc tức bởi tấm vải đỏ, và anh chàng dũng sĩ-matador lãng mạn có thể bị húc lòi ruột bất cứ lúc nào. Ấy thế mà người ta vẫn còn kêu gọi dẹp nữa kia.
Được biết, ở các nước tiên tiến, trước khi bị xẻ thịt, các loại gia súc, gia cầm sẽ được "hoá kiếp" một cách không đau đớn theo 01 dây chuyền xử lý hàng loạt.
Rõ ràng không nên cực đoan về vấn đề này. Tuy nhiên, cái kiểu lễ hội đâm chém súc vật của mình cho tới nay nó chẳng có tác dụng gì trong việc gìn giữ, phát triển văn hoá truyền thống và xây dựng nhân cách của con người cả...nếu không muốn nói là ngược lại: Một sự cổ vũ cho tính độc ác, dã man mà lại hèn nhát, ỷ đông hiếp người thế cô.
Xem xứ người thì thấy: 01 hiệp sĩ không chém kẻ đã ngã ngựa, rớt khiên, rơi kiếm; 01 chiến binh chân chính không bắn từ phía sau lưng kẻ thù.
Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:
"Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"!
Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"!
Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi.
Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"!
Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:
- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa!
Thế là nhà hàng cất nối cái biển.
Tốt nhất là dẹp hết hội hè đi, không lo làm ăn, suốt ngày lo tụ tập đàn đúm ăn ăn uống uống.
Mấy cái hội đâm trâu chém lợn, người dân địa phương họ tiến hành bao năm qua vui vui vẻ vẻ vốn chả làm sao.
Mới đầu vài người ghé thăm, xem được cái lễ hội thì lấy làm thích thú và đặc sắc lắm.
Sau rồi nhiều người đến chỉ để xem hôi, xem rồi thì 9 người 10 ý, vừa được ăn vừa được nói vừa muốn có gói mang về. Xem cho thỏa cái tính tò mò rồi quăng lại vài câu khinh khỉnh tỏ vẻ ta đây là người cao thượng, có học, có tấm lòng tì bi bác ái đầy nhân văn.
Với những con người cao thượng, tràn ắp từ bi thì đó là những con vật có sinh mạng cần trân trọng lắm, phải giết sao cho đẹp, sao cho đỡ đau đớn v.v...
Có biết đâu ở những lễ hội đó, những người dân cực nhọc lao động quanh năm với bao nỗi niềm, bao kìm nén, họ đem trút cả vào 1 con súc sinh (với họ chỉ là 1 con vật nuôi, giết kiểu gì thì nó cũng là chết, hóa kiếp sớm cho nó vậy cũng là để nó cũng có thể sớm đầu thai kiếp mới biết đâu lại có thể làm người). Sau những lễ hội đó, vẫn những con người đó, họ rũ bỏ được những kìm nén, ấm ức để có những tinh thần mới phấn chấn hơn, khí thế mới cởi mở hơn, tươi mới hơn, chuẩn bị cho một chu kỳ lao động mới với nhiều hi vọng vào cuộc sống.
Nhân văn, nhân cách của những con người và cộng đồng chẳng thể nhận xét thông qua cách giết 1 con vật trong lễ hội, mà hãy nhìn nhận qua cách truyền tải và diễn đạt những hình ảnh, sự việc đó như thế nào.
Mỗi lần lễ hội, cúng bái là bao nhiêu tiền của, công sức và thời gian
nói chúng là dẹp, dẹp hết lễ hội lễ hè luôn đi, đỡ tốn kém